1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn rèn kĩ năng học toán cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 1

23 630 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 162,5 KB

Nội dung

Tuy nhiên ở địa phương chúng tôi, với hơn 40 % là học sinh dân tộc thiểu số, vẫn còn những phụ huynh đem con em mình đến trường để biết “Cái chữ”, biết tính toán, để đi chợ thôi.. Các em

Trang 2

PHÒNG GIÁO GD-ĐT KRÔNG ANA

TRƯỜNG TH ĐINH TIÊN HOÀNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Môn đào tạo: Giáo viên Tiểu học

Krông Ana, tháng 1 năm 2015

Trang 3

MỤC LỤC

I.Phần mở đầu

I.1.Lý do chọn đề tài………3

I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài………3

I.3.Đối tượng nghiên cứu ………3

I.4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu……….4

I.5.Phương pháp nghiên cứu………4

II Phần nội dung II.1 Cơ sở lí luận ………4

II.2 Thực trạng………4

a Thuận lợi - khó khăn……… 4

b Thành công- hạn chế……… 5

c Mặt mạnh- mặt yếu………5

d Các nguyên nhân, các yếu tố tác động……… 5

e Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra… 5

II.3.Giải pháp, biện pháp a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp……….6

b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp……… 6

c Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp………11

d Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp ……… 11

e Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu… 11

Trang 4

II.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên

cứu………12

III Phần kết luận, kiến nghị ……… 12

III.1 Kết luận 12

III.2 Kiến nghị 12

Trang 5

I Phần mở đầu

I.1 Lý do chọn đề tài

Thế kỷ 21- Thế kỷ của sự phát triển công nghệ thông tin như vũ bão, đi

đến hội nhập toàn cầu hóa, Việt Nam chúng ta tự hào có một nhà toán học Ngô Bảo Châu, hàng năm bao thế hệ trẻ những tài năng đưa về cho nước nhà các giải thưởng toán quốc tế trong các kỳ thi toán Ôlympic Tuy nhiên ở địa phương chúng tôi, với hơn 40 % là học sinh dân tộc thiểu số, vẫn còn những phụ huynh đem con em mình đến trường để biết “Cái chữ”, biết tính toán, để đi chợ thôi

Các em bước vào lớp 1, lớp đầu cấp của bậc Tiểu học với bao bỡ ngỡ, làm quen- học tiếng Việt là hàng rào khó khăn, trong đó toán học là môn học phải hiểu Tiếng Việt rồi mới tư duy làm bài được, nên học toán với các em học sinh dân tộc

là một chặng đường khó khăn, một nỗi trăn trở với những ai yêu nghề , mến trẻ

Qua 5 năm liên tục dạy lớp 1 với 2/3 là học sinh dân tộc thiểu số,100% phụ huynh làm nông với hộ nghèo chiếm 20%, do trình độ dân trí thấp và con đông, thêm phần cuộc sống khó khăn nên việc quan tâm đến học tập của con em còn hạn chế, dẫn đến học sinh bỏ học, lưu ban nhiều; ban đầu chất lượng môn toán của các

em học sinh dân tộc còn rất thấp, với nhiều em chỉ làm toán theo cảm tính mà chưa hiểu bản chất vấn đề Nhằm giúp học sinh nắm bắt toán học lớp 1 và nâng cao chất

lượng môn toán nên tôi chọn đề tài “Rèn kỹ năng học toán cho học sinh dân tộc

thiểu số ở lớp 1”

I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

Đề tài chỉ ra những biện pháp hướng dẫn học sinh làm quen, thực hành, củng

cố khắc sâu và phát huy những kiến thức về toán học đã học trong chương trình lớp

1 Giúp học sinh tiếp cận với những bài tập toán học cơ bản đạt chuẩn kiến thức kỹ

Trang 6

năng và rèn luyện tư duy nhanh nhạy trong toán học và kiểm tra lại kiến thức môn toán và bổ sung thêm nhiều kỹ năng mới

Đề tài giúp giáo viên lớp 1 có thêm những kinh nghiệm dạy học sinh dân tộc thiểu số học toán Vì rèn kỹ năng môn Toán cho học sinh nhằm giúp các em yêu thích và có hứng thú hơn trong học tập

I.3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu học sinh lớp 1 do tôi chủ nhiệm:

Học sinh lớp 1B, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Năm học 2011 – 2012) Học sinh lớp 1A, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Năm học 2012 – 2013).Học sinh lớp 1A, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Năm học 2013 – 2014)

I.4 Phạm vi nghiên cứu

Hoàn cảnh điều kiện sống của các em học sinh dân tộc thiểu số lớp 1 trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

Các dạng toán cơ bản của chương trình toán lớp 1

I.5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp trực tiếp, song ngữ

Trang 7

II.1 Cơ sở lí luận

Trong cuộc sống hàng ngày toán học gắn liền với những sinh hoạt đơn giản nhất của mỗi con người, đặc biệt khi xã hội phát triển như hiện nay và để các em tiếp thu tốt tất cả các môn học khác với tư duy lôgic gắn liền với các kĩ năng sống thì hướng dẫn, trao đổi, kiểm tra, nhận xét học sinh để học sinh có phương pháp học tập phù hợp là mối quan tâm không nhỏ của mọi người

Để đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” trong nhà trường nhằm động viên khích lệ học sinh và giáo viên dạy tốt, góp phần thúc đẩy việc cải tiến,

nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời tạo ra niềm vui hứng thú học tập “mỗi

ngày đến trường là một niềm vui ”

em dân tộc thiểu số ngay từ ngày tựu trường

Giáo viên có năng lực, nhiệt tình, có trách nhiệm cao Trường có thư viện trang bị sách, tài liệu khá phong phú và phòng tin học có máy chiếu, nối mạng internet, tạo điều kiện cho giáo viên trong việc khai thác hình ảnh tài liệu trên mạng, soạn giáo án điện tử, thiết kế trò chơi hình ảnh minh hoạ sinh động lôi cuốn học sinh

- Khó khăn

Một số em đầu năm sau khi được phát sách vở thường xuyên cho chúng

“nằm im” trong tủ nhà mình, đồ dùng học tập thường xuyên bị thất lạc và thiếu

Trang 8

-Mặt yếu: Phương pháp dạy học mới đôi khi còn gặp nhiều khó khăn bởi,học trò học toán nhưng chưa hiểu được bản chất vấn đề, vẫn còn rập khuôn máy móc,

theo mẫu, tiếp thu bài theo kiểu “ mưa dầm thấm lâu”.

d Nguyên nhân

Học sinh dân tộc thiểu số học toán thông qua sự tiếp cận áp đặt bởi các em

vừa học tiếng Việt một ngôn ngữ mới vừa học toán

Trang 9

Trước khi vào lớp1 môi trường giao tiếp tiếng Việt, cũng như sự giao lưu với bên ngoài của các em còn hạn chế.

Sự tiếp cận với những đồ dùng học tập, những con số, que tính… còn bỡ ngỡ, thiếu sự quan tâm của gia đình

e Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.

*Sự chênh lệch trong quá trình tiếp thu bài giữa học sinh dân tộc Kinh và học sinh dân tộc thiểu số

Đa số các bạn người Kinh đã thông thạo bảng chữ cái cũng như các số từ 1 đến số 10 khi bước vào lớp 1 và thao tác của các em rất nhanh, mạnh dạn

Nhiều em học sinh dân tộc thiểu số ở lớp tôi còn bỡ ngỡ với que tính, thậm chí đưa các ngón tay ra đếm còn nhầm lẫn, kĩ năng tính toán chưa thông thạo và chính xác, khả năng diễn đạt chậm, chưa trôi chảy do “Rào cản ngôn ngữ”, trình bày bài giải chưa gọn gàng sạch sẽ viết chữ số còn viết ngược, thái độ học tập chưa chuyên cần, cận thận, tự tin…

Ví dụ: khi dạy các bài số 1, 2, 3, 4, 5

+ Giáo viên yêu cầu học sinh viết số 2 (nhiều em chỉ ngơ ngác)

Nhưng khi giáo viên giơ hai que tính hoặc hai ngón tay hỏi có số lượng là bao nhiêu thì trả lời được, nhưng ngược lại thì không thể tự mình tính ra kết quả bài toán

Ví dụ: Đặt tính rồi tính

13+2 12+ 4

Thường nhầm lẫn yêu cầu của đề bài và có các trường hợp sau:

Thứ nhất: Các em sẽ điền trực tiếp: 13+2=15

Thứ hai: khi đã đặt tính đúng thì tính hàng chục trước hàng sau

II.3.Giải pháp, biện pháp

Trang 10

a Mục tiêu của giải pháp,biện pháp

Đề tài này nhằm rèn kỹ năng học toán, nâng cao chất lượng môn toán của học sinh dân tộc thiểu số đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số lớp 1

Nâng cao chất lượng dạy: dạy thật-học thật

b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

* Chuẩn bị

Bước 1: Sắp xếp chỗ ngồi

Vào đầu năm học, có 2 tiết ổn định tổ chức, tôi tranh thủ làm quen nắm bắt tâm lý của các em và sắp xếp chỗ ngồi xen kẽ các em học sinh dân tộc thiểu số, học

sinh dân tộc Kinh với phương châm “ Học thầy không tày học bạn” tạo không khí

thân thiện gần gũi đoàn kết

Bước 2: Dùng phương pháp trực tiếp kết hợp với song ngữ

Đối với giáo viên dạy lớp 1, đặc biệt là dạy lớp có học sinh dân tộc thiểu số, bản thân mỗi người cần phải trau dồi một số vốn từ cơ bản tiếng mẹ đẻ của các em

để giao tiếp lúc ban đầu bởi vì nhiều em bấy giờ mới tiếp xúc với tiếng Việt nên rất lúng túng, trong tiếp thu và giao tiếp

Bước 3: Tạo mối quan hệ nhà trường –giáo viên và phụ huynh học sinh

Trong cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm, vận động các phụ huynh có mặt đầy đủ thông báo tình hình của lớp, những thuận lợi, khó khăn để phụ huynh lưu tâm đến việc học của con em mình tạo mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình, không nên “khoán trắng” con em cho giáo viên

Trang 11

Hằng ngày kiểm tra sách vở của con.

Kiểm tra lại bài học của các con, luyện đọc, viết số thêm cho con

Hướng dẫn con chuẩn bị sách, vở và đồ dùng học tập cho con theo thời khóa biểu

Động viên các em đi học chuyên cần

Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nhắc nhở, giúp

đỡ các em

Bước 4: Phân loại đối tượng học sinh

Khảo sát để biết em nào đọc thông viết thạo có thể hiểu yêu cầu của đề và làm toán nhanh, với môn toán tôi tiến hành kiểm tra miệng và viết bảng con, cho học sinh dân tộc thiểu số nhận biết chữ số từ 0 đến 10, rồi viết vào bảng con vì đầu năm rất nhiều em đọc theo cảm tính, viết ngược, để tìm một số bất kì trong dãy

số thì các em rất túng túng, ngoài ra giáo viên thử một vài phép tính đơn giản, cách

sử dụng que tính Sau đó phân loại học sinh để kèm cặp

Bước 5: Chuẩn bị tài liệu và kế hoạch dạy học

Dựa vào chương trình chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo khoa, công văn 896(những năm trước), công văn 5842,công văn dạy học theo về vùng miền, giáo viên lên kế hoạch giảng dạy, không yêu cầu cao quá đối với đối tượng học sinh này, về sau các em học sinh dân tộc ngày càng tiến bộ ta nâng kiến thức lên để các

em đạt chuẩn và trên chuẩn

*Phương pháp Dạy- Học

Bước 1: Làm công tác tư tưởng

Tôi tạo không khí gần gũi thân thiện nhẹ nhàng vui tươi nói chuyện từng em đặc biệt các em rụt rè để các em hiều rằng : Mỗi ngày đến trường là một ngày vui,

Trang 12

được học những cái mới từ nhà trường, thầy cô, bạn bè, cho các các em hiểu biết những điều mới lạ, làm bố mẹ vui lòng.

Những em giỏi sẽ ngồi gần kèm cặp các bạn học yếu hơn, ngoài ra tôi tách những em học còn yếu riêng để phụ đạo vào một số buổi trong tuần

Bước 2: Rèn các kĩ năng cơ bản khi học toán

Trong tất cả các môn học, đặc biệt môn toán tôi thường xuyên tăng cường Tiếng Việt, phân loại được đối tượng học sinh để dạy và thể hiện rõ trong giáo án

Rèn kĩ năng nghe nhìn, nhận biết

Đối với lĩnh vực này tôi dùng phương pháp trực tiếp kết hợp song ngữ

Ví dụ : Dạy cho học trò tạo thói quen khi trả lời “ Thưa cô ạ ” Tăng cường Tiếng Việt

Nếu một số em chưa hiểu ngôn ngữ Tiếng Việt thì nên kết hợp song ngữ hỏi các em các vật dụng quen thuộc bằng tiếng mẹ đẻ

Cùng một đơn vị nội dung, nhưng đối với học sinh dân tộc thiểu số tôi chia nhỏ ra từng phần dẫn dắt các em một cách nhẹ nhàng

Để giúp học sinh nghe, hiểu tôi thường sử dụng câu đơn giản, để học sinh quan sát có kết quả, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách quan sát Những hình ảnh và cảnh nào học sinh chưa rõ tôi có thể giải thích kết hợp với mô tả

Ví dụ: Khi học phần hình học “ hình tròn , hình vuông, hình tam giác” hay

“nhiều hơn, ít hơn ” Tôi thường nhấn mạnh từ “nhiều hơn”, “ít hơn” đưa hình

ảnh, vật thật để học sinh có sự so sánh nhận biết

Rèn kĩ kăng nghe nói, đọc viết ngôn ngữ toán bằng tiếng Việt

*Nói: Cho HS nói thành tiếng những điều HS nghe thấy, nhìn thấy( có phát

âm chưa chuẩn giai đoạn đầu)

Ví dụ: Trong giờ toán, thường xuyên gợi ý cho các em hỏi, trả lời những vấn

đề cô và các bạn đặt ra, nhận xét bài làm của bạn hoặc nêu ý kiến của em

Trang 13

Giúp học sinh nói được tên các bài học, dùng tiếng Việt trao đổi với bạn và giáo viên

Dạng toán yêu cầu tính nhẩm giáo viên giúp học sinh hiểu tính nhẩm là tính bằng miệng, các em không đặt tính bằng bút hay bằng que tính, tính bằng tay

Ví dụ: bài tập 2 Tính nhẩm (trang 109) Đối với bài tập dưới tôi hướng dẫn

các em nhẩm bằng cách đếm thêm

15 + 1 = 16 ( đếm thêm một)

10 + 2 =12 ( đếm thêm hai)

Bước 3: Phương pháp giảng các dạng toán, kiến thức cơ bản nhất

Đối với lớp đa số là học sinh dân tộc thiểu số tôi xác định kiến thức trọng tâm để các em dễ nắm bắt Sau đây là một số dạng cơ bản

*Dạng toán số học: Đọc, viết, sắp xếp thứ tự các số tự nhiên trong phạm

vi 100.

Bước đầu cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản thiết thực về phép đếm, về các số trong phạm vi 100 đối với phần này tôi thường lưu ý vào cách viết, đọc các số, nhiều em vẫn viết ngược chữ số, tôi đọc số bất kì 0-> 10 cho các em viết vào bảng con nhiều lần và tăng dần

Trang 14

Cấu tạo số: hàng chục hàng đơn vị nhiều em vẫn chưa xác định, tôi xác định cho các em hàng chục bao giờ cũng đứng trước hàng đơn vị đứng sau đối với số có hai chữ số

Hoặc dạng bài sắp xếp thứ tự các chữ số thường gây lúng túng cho các em

Ví dụ: Cho các số 24;10;42;5;78;92

Viết theo thứ tự từ bé đến lớn:………

Viết theo thứ tự từ lớn đến bé :………

Tôi thường nhận kết quả bài làm của học sinh như sau:

Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn: 24;10;42;5;78;92( các em ghi nguyên đề bài vào) nhưng giáo viên hỏi trong dãy số trên số nào nhỏ nhất ? thì học sinh trả lời đúng là số 5 vì vậy tôi hướng dẫn các em dùng phương pháp loại trừ, sau khi tìm được số 5 nhỏ nhất rồi đến các số còn lại 24;10;42;;78;92 ; tương tự tìm được số

bé tiếp theo là số 10, tiếp nối như vậy ta sẽ tìm được kết quả đúng như sau

Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn :5;10;24;42;78;92

Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé:92;78;42;24;10;5 (Và đối với câu hỏi này thì chỉ cần viết thứ tự ngược lại khi đã tìm ra kết quả trên)

*Dạng toán đơn: cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100

Trong chương trình lớp 1“ Phép cộng, trừ trong phạm vi 3 đến phép cộng, trừ

phạm vi 10” các em chỉ biết, không áp dụng vận dụng được, thậm chí nhiều em học

qua phạm vi 10 đưa cả hai bàn tay và 2 bàn chân để tính Vì vậy tôi luôn chú ý đến những trường hợp này không nóng vội mà hướng dẫn nhẹ nhàng trong giờ học, tôi đưa ra những trò chơi gây hứng thú nhớ lâu cho các em

Ví dụ : Bài phép cộng trong phạm vi 7

Tôi vẽ mô hình như trên đưa ra các đội chơi

Các em lần lượt lên gắn những số thích hợp

nếu đội nào sai có thể gắn lại lần hai, tôi trang

trí các con số bằng hình bông hoa, con vật ngộ nghĩnh

5

2

7

Trang 15

để tăng thêm phần hứng thú cho học sinh

Nếu các em ghi nhớ, thành thạo cộng trừ trong

phạm vi 20, việc tiếp thu nắm bắt thực hành cộng trừ trong

phạm vi 100 không còn gây túng túng cho các em

Muốn học sinh khắc sâu và thuộc các bảng cộng trừ, tôi phải kiểm tra thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau

cách làm này lại thực hiện viết từ trái sang phải thực hiện hàng chục trước hàng

đơn vị sau; nên tôi lưu ý những trường hợp này gọi các em đứng lên đọc kết quả và

nêu cách tính, chú ý cách các em đặt phấn viết vào bảng cũng như vào vở dùng biện pháp “hổng đâu bồi đó”

Ví dụ: Giáo viên hỏi 7 trừ 3 bằng mấy? HS không được dùng tay đếm nữa

mà bắt buộc đã thuộc trong bài phép trừ trong phạm vi 7

Đối với bài toán dưới đây yêu cầu ta thực hiện theo 2 cách giáo viên có thể gợi ý hướng dẫn các em làm theo 2 cách viết theo chiều thuận và chiều ngược lại (thứ tự ô vuông và không theo thứ tự)

10 9 8 7 6

11 12 13 14 15

20 19 18 17 16Cách 2

Trang 16

*Dạng câu trong toán có lời văn

Đối với bài toán có lời văn phải thường xuyên tăng cường Tiếng Việt cho các

em, khó khăn nhất với các em học sinh dân tộc thiểu số là phần giải toán có lời văn

là đọc đề và hiểu đề Chính vì vậy việc dạy kết hợp hỗ trợ bằng tranh minh họa là rất quan trọng vì tranh giúp các em dễ hiểu hơn, ngoài nhấn mạnh một số từ như

“thêm”, “cho”, “bớt”, “mất”, “bán”… Để đơn giản hóa tôi giúp học sinh tóm tắt

đề toán qua các câu hỏi tìm hiểu đề “ bài toán cho biết gì? ”, “ Bài toán hỏi gì? ”

Ví dụ: Trên cành cây có 9 con chim, 4 con chim bay đi Hỏi trên cành cây còn lại mấy con chim?

Tôi dùng tranh minh họa cho HS quan sát, hướng dẫn học sinh tóm tắtTrên cành cây có mấy con chim?( có 9 con chim)- Viết bảng: Có: 9 con chimMấy con chim bay đi? ( Bay 4 con chim)-Viết bảng: Bay di: 4 con chimBài toán hỏi gì? ( Hỏi trên cành còn lại mấy con chim) – Viết bảng: Còn lại:

…con chim?Như vậy, tôi vừa đặt câu vừa yêu cầu học sinh trả lời, vừa hoàn thành tóm tắt như sau:

Tóm tắt

Có : 9 con chimBay đi: 4 con chimCòn lại:…con chim?

Ngày đăng: 31/01/2016, 18:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w