1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giúp HS lớp 5 học tập có hiệu quả tập làm văn miêu tả

27 818 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 259 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KRÔNG ANATRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TOẢN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TẬP CÓ HIỆU QUẢ TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ... Ngay từ lớp 2 -3

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KRÔNG ANA

TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TOẢN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TẬP CÓ

HIỆU QUẢ TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ

Trang 2

Họ và tên: Dương Thị Nhụy Đơn vị công tác: Trường TH Trần Quốc Toản Trình độ đào tạo: Cao Đẳng Tiểu học

Môn đào tạo: Giáo dục Tiểu học

Bình Hoà, tháng 2 năm 2015

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài:

Trong chương trình Tiểu học, môn tiếng Việt là một trong hai môn chính cóvai trò rất quan trọng Dạy tiếng Việt ở tiểu học tạo cho học sinh kỹ năng sử dụngtiếng Việt thành thạo để sử dụng trong học tập, giao tiếp; cung cấp cho HS nhữnghiểu biết phong phú về tiếng Việt, mở mang kiến thức về tự nhiên, xã hội, văn hóacủa dân tộc Việt Nam và nước ngoài Môn Tiếng Việt 5 gồm có năm phân môn, mỗiphân môn có một vai trò và nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ,tích hợp với nhau Phân môn Tập Làm Văn có nhiệm vụ rèn cho HS các kỹ năngquan sát, tìm ý, lập dàn ý Dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưuloát, mạch lạc Rèn kĩ năng viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc Bồi dưỡng tình cảmyêu mến, gắn bó, biết trân trọng những gì xung quanh các em Đây là phân mônmang tính chất tổng hợp, sáng tạo, thực hành, thể hiện đậm dấu ấn cá nhân TLV,viết văn, hành văn là cái đích cuối cùng cao nhất của việc học môn Tiếng Việt Đối

Trang 3

với HS Tiểu học, biết nói đúng, viết đúng, diễn đạt mạch lạc đã khó Để nói, viết

hay, có cảm xúc, giàu hình ảnh lại khó hơn nhiều Cái khó ấy chính là cái đích của

phân môn TLV đòi hỏi người học cần diễn đạt tới Từ đó, các em được mở rộng vốnsống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm mỹ, hình thành nhâncách Chương trình TLV ở tiểu học chủ yếu là dạy văn miêu tả Ngay từ lớp 2 -3,các em đã được làm quen với loại văn này khi được tập quan sát và trả lời câu hỏi.Lên lớp 4, 5 các em phải hiểu thế nào là văn miêu tả, biết quan sát, tìm ý, lập dàn ý,viết đoạn văn và liên kết đoạn văn thành một bài văn với các loại văn như: miêu tả

đồ vật, cây cối, con vật, tả người, tả cảnh - những đối tượng gần gũi và thân thiếtcủa các em Để hoàn thành bài văn miêu tả, đối với HS lớp 5 thường rất khó khăn

Do đặc điểm tâm lý chưa ổn định, hơn nữa các em còn ham chơi, khả năng tập trungchú ý quan sát chưa tinh tế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa phát triển tốt… Dẫnđến khi viết văn, HS còn thiếu hiểu biết về đối tượng miêu tả hoặc không biết cáchdiễn đạt điều muốn tả Đối với giáo viên đây cũng là loại bài khó dạy GV còn thiếulinh hoạt trong vận dụng phương pháp và chưa sáng tạo trong việc tổ chức các hoạtđộng học tập của HS Vì vậy, không phải dạy loại văn nào cũng đạt hiệu quả nhưmong muốn và không phải GV nào cũng dạy tốt văn miêu tả Việc tìm ra cácphương pháp để hướng dẫn HS quan sát, tìm ý, lập dàn ý, tưởng tượng…của GVcũng còn nhiều hạn chế Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đềtài “Một số biện pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu

học Trần Quốc Toản.Với những lý do trên, tôi chọn và viết đề tài: “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tập có hiệu quả Tập làm văn miêu tả”.

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

2.1 Mục tiêu:

Giúp học sinh lớp 5:

- Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý

Trang 4

- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát,mạch lạc.

- Rèn kĩ năng viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc

- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những gì xung quanhcác em

- Có tiền đề tốt để học viết văn miêu tả lớp 5 và các lớp trên

Giúp giáo viên:

- Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 5 để vậndụng phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt

- Tự tìm tòi, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy TLV nóichung và trong dạy học sinh viết văn miêu tả nói riêng

2.2 Những nhiệm vụ cụ thể:

- Tìm hiểu mục tiêu, nội dung, chương trình và những phương pháp dạy học

để giảng dạy văn miêu tả

- Tìm hiểu những kĩ năng cơ bản cần trang bị để phục vụ giảng dạy văn miêu

tả cho học sinh lớp Năm

- Khảo sát và hướng dẫn cụ thể một số đoạn văn mẫu, một số bài văn hay ởlớp 5, phân loại học sinh để từ đó có kế hoạch kèm cặp

- Có phương pháp dạy học thích hợp tùy vaò từng đối tượng học sinh, kíchthích óc quan sát, sáng tạo, gây hứng thú học tập môn học cho các em

- Đề ra các biện pháp thiết thực giúp học sinh lớp 5 học văn miêu tả có hiệuquả, thi đua học tập, yêu môn học để trở thành những con người toàn diện

3 Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài được nghiên cứu trên đối tượng là học sinh lớp 5 Trường tiểu học TrầnQuốc Toản với thể loại văn miêu tả

4 Phạm vi nghiên cứu:

Trang 5

Nhằm đi sâu vào một vấn đề và chỉ dừng ở mức độ sáng kiến kinh nghiệmnên tôi chỉ giới hạn đề tài trong phạm vi nghiên cứu việc dạy học kiểu bài miêu tảcho học sinh lớp Năm.

5 Phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Đọc các tài liệu có liên quan đến tâm sinh lí học sinh, tài liệu, sách giáo khoaliên quan đến nội dung nghiên cứu

- Đọc và tìm hiểu một số phương pháp dạy tiếng Việt đặc biệt là bài văn miêutả

b Phương pháp điều tra, quan sát:

- Phỏng vấn học sinh các vấn đề có liên quan

- Đọc và phân tích các bài văn của học sinh

- Trao đổi về phương pháp dạy với các giáo viên trong khối

c Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

d Phương pháp thực nghiệm sư phạm

II NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài:

Dạy Tập làm văn lớp 5 phải đảm bảo mục tiêu yêu cầu cần đạt về kiến thức,

kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học theo Chuẩn kiến thức,

kĩ năng của từng môn học (ban hành kèm theo quyết định số 16 của Bộ GD-ĐT)

và phù hợp trình độ của từng học sinh trong lớp mà “Hướng dẫn 896” của BộGD-ĐT đã đề ra Dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về các phương pháp dạyhọc Tập làm văn ở Tiểu học Dựa vào các loại sách tham khảo, sách tiếng Việt 5,sách GV tiếng Việt 5 Bản thân tôi dựa sự đúc kết kinh nghiệm qua thời giangiảng dạy và tình hình thực tế của học sinh lớp 5C

2 Thực trạng:

a.Thuận lợi khó khăn:

Trang 6

a.1 Thuận lợi:

- Phong trào giáo dục nói chung của nền giáo dục được quan tâm rộng khắpcũng như xã Bình Hòa và cụ thể trường TH Trần Quốc Toản nói riêng được đầu tưnhiều về CSVC, thiết bị giảng dạy,…

- Bản thân tôi là GV đã trực tếp giảng dạy lớp 5 nhiều năm, có lòng yêu nghề,mến trẻ, nhiệt huyết cao

- Một số phụ huynh học sinh đã quan tâm đến việc học của con em mình

- Một số em ham học, yêu thích môn học, viết bài văn có bố cục, hình ảnh.a.2 Khó khăn:

Năm nay (2014 – 2015), tôi được phân công phụ trách lớp 5C với 12 họcsinh Hầu hết 12 học sinh của lớp 5C tôi chủ nhiệm còn rất hạn chế khi làm bài Tậplàm văn Sau khi nghiên cứu sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tôi nhận thấy học sinh lớp

4 đã được học văn miêu tả về đồ vật, cây cối, con vật Nhưng qua khảo sát chấtlượng đầu năm học này, đã có 5 học sinh bị điểm yếu về Tập làm văn

- Phần lớn học sinh không thích học phân môn Tập làm văn vì môn này khó

nó đòi hỏi sự sáng tạo và năng khiếu của các em

- Vốn từ ngữ của các em còn hạn chế nên khi viết văn thường bị lặp lại từ, câu văn lủng củng, thiếu hình ảnh, cảm xúc

- Nhiều em không nắm được cấu trúc ngữ pháp nên sử dụng dấu câu tùy tiện

- Một số học sinh làm theo văn mẫu hoặc chỉ viết theo dàn bài mà giáo viên

đã hướng dẫn lập Chưa biết tích hợp các phân môn khác như : Tập đọc, Luyện từ

và câu, chính tả, …vào Tập làm văn Chưa sáng tạo trong khi dùng từ đặt câu

b Thành công và hạn chế:

b.1 Thành công

Quá trình nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm được tiến hành trong thời gian từđầu năm học 2014- 2015 tới thời điểm hiện tại với lớp dạy kết quả cho thấy kết quảlàm văn của học sinh có phần tiến bộ, đặc biệt là văn miêu tả Học sinh nắm được

Trang 7

yêu cầu đề bài, xác định rõ bố cục, làm bài có nội dung, súc tích, câu văn có hìnhảnh, Qua đó thể hiện việc áp dụng biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả

có hiệu quả đáng kể

b.2 Hạn chế:

Bài viết của học sinh chưa đầy đủ bố cục, còn mắc nhiều lỗi chính tả

Học sinh chưa xác định được trọng tâm đề bài cần miêu tả

Nhiều em thường liệt kê, kể lể dài dòng, diễn đạt vụng về, lủng củng Nhiều

em chưa biết dừng lại để nói kĩ một vài chi tiết cụ thể nổi bật

Vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn, khuôn sáo, quan sát sự vật còn hờihợt

Các em chưa biết cách dùng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả

Thực trạng học sinh còn nhiều hạn chế như vậy đã làm cho tiết Tập làm văntrở thành một gánh nặng, một thách thức đối với giáo viên Tiểu học Ý nghĩ chorằng Tập làm văn là một phân môn khó dạy, khó học và khó đạt hiệu quả cao đã lànhận thức chung của nhiều thầy cô giáo dạy lớp 4, lớp 5

c Mặt mạnh, mặt yếu

c.1 Mặt mạnh:

- Tạo sự say mê, hứng thú, yêu quê hương, yêu cuộc sống cho học sinh khihọc văn miêu tả, các em càng ngày càng yêu thích học môn văn hơn Đặc biệt làdạng văn miêu tả, biết xác định yêu cầu bài, nắm dạng bài, xác định đúng bố cục bàivăn, nội dung rõ ràng,…

- Góp phần nâng cao chất lượng của môn Tập làm văn nói chung và chấtlượng về văn miêu tả nói riêng

c.2 Mặt yếu:

- Một số em chưa hiểu yêu cầu đề văn, chưa nắm được dạng bài, lạc đề, đặtcâu cụt, câu què, nội dung sơ sài, lủng củng, rập khuôn, liệt kê,…dẫn đến tiết học

Trang 8

chưa đồng đều, lớp học chưa sôi nổi, thời gian học văn còn chiếm rất nhiều thờigian trong buổi học.

- Một số em còn dựa vào văn mẫu, chưa có sự sáng tạo, tự giác

d Các nguyên nhân, các yếu tố tác động

Về phía học sinh:

Theo tôi có sáu nguyên nhân như sau:

- Khi làm văn, học sinh chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của đề bài

- Học sinh không được quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả

- Khi quan sát thì các em không được hướng dẫn về kĩ năng quan sát: quan sátnhững gì, quan sát từ đâu ? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu của đối tượngcần miêu tả

- Không biết hình dung bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật miêu tảkhi quan sát

- Vốn từ đã nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để bài viết mạchlạc, chưa diễn đạt được bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình về một sự vật, cảnhvật, về một con người cụ thể nào đó

Về phía giáo viên: Giáo viên còn thiếu linh hoạt trong vận dụng phương pháp

và chưa sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh Phân mônTập làm văn là một môn học mang tính tổng hợp và sáng tạo, nhưng lâu nay ngườigiáo viên (nhất là giáo viên lớp 4, lớp 5) chưa có cách phát huy tối đa năng lực họctập và cảm thụ văn học của học sinh; chưa bồi dưỡng được cho các em lòng yêu quýTiếng Việt, ham thích học Tiếng Việt để từ đó các em nhận ra rằng đã là người ViệtNam thì phải đọc thông viết thạo Tiếng Việt và phát huy hết ưu điểm của tiếng mẹđẻ

g Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra

Trang 9

- Qua việc điều tra, phân tích, tìm hiểu, nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên

là do: Giáo viên chưa khơi gợi được sự ham học, yêu thích miêu tả đồ vật, con vật,cây cối, xung quanh, chưa tạo được động cơ học văn miêu tả ở các em

- Các em chưa hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả, chưa phân biệt được

sự khác biệt giữa văn bản miêu tả với các kiểu bài văn khác

- Khả năng quan sát và lựa chọn hình ảnh để quan sát và miêu tả chưa tinh tế

- Vốn từ miêu tả còn nghèo nàn Chưa có thói quen tích luỹ các từ ngữ gợi tả

- Kĩ năng lựa chọn từ ngữ, dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, kĩ năng diễn đạt,

…còn hạn chế Các em chưa biết cách sắp xếp ý khi viết bài, bố cục thiếu rõ ràng,chưa khoa học

- Không có thói quen sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi viết văn

- Khả năng giao cảm với đối tượng miêu tả còn hạn chế; cảm xúc, tình cảmkhông tự nhiên, có sự gượng ép

- Trong tiết trả bài, học sinh chưa được sửa lỗi và tự sửa lỗi kĩ càng, đầy đủ;các em cảm thấy nặng nề, thất vọng về bài viết của mình

- Các em chưa thực sự cảm thấy yêu môn học

3 Giải pháp, biện pháp

a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:

Để các em nâng dần chất lượng học tập và hứng thú khi học phân môn Tậplàm văn đặc biệt là văn miêu tả, thực hiện tốt chỉ tiêu được giao Để rèn kĩ năngquan sát, tìm ý, lập dàn ý, rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễnđạt lưu loát, mạch lạc, rèn kĩ năng viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc Bồi dưỡng tìnhcảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những gì xung quanh các em Có tiền đề tốt đểhọc viết văn miêu tả lớp 5 và các lớp trên

Trang 10

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

Xuất phát từ thực trạng và nguyên nhân trên, đồng thời thấy rõ vai trò, nhiệm

vụ của một giáo viên đang đứng trên bục giảng, tôi mạnh dạn đưa ra bảy giải phápsau đây, hy vọng sẽ nâng cao được chất lượng phân môn Tập làm văn cho lớp tôi

1 Giáo viên phải nắm vững nội dung, chương trình và phương pháp dạy Tập làm văn:

Dạy như thế nào để học sinh học giỏi Tập làm văn, viết được những bài vănmiêu tả sinh động? Điều cơ bản là người dạy phải nắm vững nội dung chương trình,đồng thời biết chọn và vận dụng phương pháp phù hợp để truyền thụ kiến thức chohọc sinh Biết được học sinh cần gì, chưa biết những gì để xác định đúng mục tiêubài dạy, xác lập được mối quan hệ giữa kiến thức bài dạy với kiến thức cũ và kiếnthức sẽ cung cấp tiếp theo Cụ thể, giáo viên cần nắm vững những vấn đề sau :

a Nội dung chương trình Tập làm văn lớp 5: Cả năm có 62 tiết trong đó Tậplàm văn miêu tả 33 tiết (chiếm hơn 50% số tiết) với mục tiêu là trang bị kiến thức

và rèn luyện kĩ năng làm văn, góp phần cùng với các môn học khác làm giàu vốnsống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cáchcho học sinh

b Biện pháp dạy học từng kiểu bài: Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu vàlàm bài tập thực hành theo các biện pháp sau:

 Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập

 Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập

c Trình tự dạy Tập làm văn:

Trong phần dạy bài mới, giáo viên phải nắm vững trình tự dạy đối với hai loại

bài Tập làm văn: loại bài dạy lý thuyết và loại bài dạy thực hành Khi dạy từng loại

bài, giáo viên cần chú ý đến các đối tượng học sinh của lớp: có nội dung cho họcsinh khá, giỏi; có nội dung cho học sinh trung bình, yếu,

Ví dụ:

Trang 11

Muốn dạy học sinh làm văn miêu tả đạt yêu cầu thì giáo viên cần biết thế nào

là văn miêu tả, đặc điểm thể loại văn miêu tả, biết yếu tố nào là quan trọng và cầnthiết để giúp học sinh làm được bài văn miêu tả sinh động thông qua quan sát đốitượng miêu tả (Nội dung này nằm trong bước chuẩn bị bài mới của giáo viên)

2 Rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh

Quan sát là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người để giúp

người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy, tức là lấy câu văn để biểu

hiện các đặc tính, chân tướng sự vật, giúp người đọc như được nhìn tận mắt, sờ tậntay vào sự vật miêu tả Vì vậy, khi dạy văn miêu tả, giáo viên cần chú ý hướng dẫnhọc sinh quan sát và miêu tả theo các trình tự hợp lý :

a Tả theo trình tự không gian:

Quan sát toàn bộ trước rồi đến quan sát từng bộ phận, tả từ xa đến gần, từngoài vào trong, từ trái qua phải, (hoặc ngược lại) Ở lớp 4, lớp 5 trình tự nàyđược vận dụng khi miêu tả loài vật, đồ vật, cảnh vật,

Ví dụ 1:

Tả từ ngoài vào trong: “ Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màusắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa Trong đền dòng chữ vàng Nam QuốcSơn Hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.”

b Tả theo trình tự thời gian:

Cái gì xảy ra trước (có trước) thì miêu tả trước Cái gì xảy ra sau (có sau) thìmiêu tả sau Trình tự này thường được vận dụng khi làm Tập làm văn miêu tả cảnhvật hay tả cảnh sinh hoạt của người

Ví dụ 2:

“Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục Chẳng có thứ quả nào hương thơmlại ngây ngất kì lạ đến như thế Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên

Trang 12

đất rừng qua một năm, đã lớn cao đến bụng người Một năm sau nữa, từ một thân lẻ,thảo quả đâm thêm hai nhánh mới Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy.”

c Tả theo trình tự tâm lí:

Khi quan sát cần thấy những đặc điểm riêng, nổi bật nhất, thu hút và gây cảmxúc mạnh nhất đến bản thân thì quan sát trước, tả trước, các bộ phận khác tả sau.Khi miêu tả đồ vật, loài vật, tả người nên vận dụng trình tự này nhưng chỉ nên tảnhững điểm đặc trưng nhất, không cần phải tả đầy đủ chi tiết như nhau của đốitượng

Ví dụ 1:

“ Bà tôi ngồi cạnh tôi chải đầu Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xoãxuống ngực, xuống đầu gối Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưamột cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày

Giọng bà trầm bỗng, ngân nga như tiếng chuông Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi

dễ dàng, và như những đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống Khi bà mỉmcười, hai con ngươi đen sẫm nở ra long lanh, dịu hiền khó tả, ” (Bà Tôi - TiếngViệt 5- Tập 1)

Tác giả đã quan sát và tập trung tả mái tóc, giọng nói rồi đến ánh mắt Mái tóc

“dày kì lạ”

Ví dụ 2:

“Sầu riêng là loại trái quý ở miền Nam Hương vị của nó hết sức đặc biệt, mùithơm đậm, bay rất xa Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm Hoa đậu từng chùm màutrắng ngà Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về dáng cây kì lạ này Thân nókhẳng khiu, cao vút, cành ngay thẳng đuột ”

Tác giả đã tả nét đặc sắc nhất của quả, hoa và dáng cây sầu riêng

Ngoài các trình tự miêu tả trên, giáo viên cần hướng dẫn và rèn luyện cho họcsinh kĩ năng sử dụng các giác quan (thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác, ) để quansát, cảm nhận sự vật, hiện tượng miêu tả

Trang 13

Ví dụ 3:

Phân tích bài “Mưa rào” (Tiếng Việt 5- Tập 1- Trang 33) ta thấy tác giả đãquan sát bằng các giác quan như sau:

Thị giác: Thấy những đám mây biến đổi trước cơn mưa, thấy mưa rơi

Xúc giác: Gió bỗng thấy mát lạnh, nhuốm hơi nước

Khứu giác: Biết được mùi nồng ngai ngái, xa lạ man mác của những trận mưađầu mùa

Thính giác: Nghe thấy tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng sấm, tiếng hót củachào mào

3 Xác định yêu cầu trọng tâm đề bài:

Bài văn của học sinh được viết theo một đề bài cụ thể, cho nên yêu cầu hàngđầu là các em phải viết đúng đề bài Một đề bài đưa ra cho học sinh viết thường ẩnchứa đến 3 yêu cầu: yêu cầu về thể loại (kiểu bài), yêu cầu về nội dung, yêu cầu vềtrọng tâm

Với đề bài trên, ẩn chứa 3 yêu cầu sau:

a Yêu cầu về thể loại của đề là: Miêu tả (thể hiện ở từ “Tả”)

b Yêu cầu về nội dung là: Buổi sáng (hoặc trưa, chiều) thể hiện ở cụm từ

“cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều)”

c Yêu cầu về trọng tâm là: Ở trong một vườn cây (hay trong công viên….).Trong thực tế, không phải đề bài nào cũng xác định đủ 3 yêu cầu Như đề bài

“Tả một cơn mưa” chỉ có yêu cầu về thể loại và nội dung Với đề bài này, giáo viên

Ngày đăng: 31/01/2016, 18:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w