1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những điều ước quốc tế song phương Việt Nam ký kết với các nước về ủy thác tư pháp

13 427 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 118 KB

Nội dung

Ủy thác tư pháp quốc tế UTTP được quy định tại điều 6 “UTTP và hình thức thực hiện tương trợ tư pháp” luật tương trợ tư pháp” 2007: “UTTP là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quy

Trang 1

Lời mở đầu:

Cùng với sự phát triển của xã hội và xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá ngày một lớn mạnh giữa các quốc gia, thì nhu cầu tất yếu là sự phát triển quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên mọi lĩnh vực và ở các cấp độ khác nhau Sự hợp tác này làm phát sinh ngày một nhiều các vấn đề cần giải quyết về tất cả các lĩnh vực hình sự, dân sự, thương mại,lao động, và một điều tất yếu là UTTP quốc tế Khi tòa án có thẩm quyền của một nước thụ lý, giải quyết một vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, trong nhiều trường hợp phải dựa trên các chứng cứ, lời khai nhân chứng, các sự kiện pháp lý ở nước ngoài, nhất là trường hợp một trong các bên đương sự tham gia

tố tụng lại cư trú ở nước ngoài Nhưng xuất phát từ chủ quyền quốc gia thì tòa án của một nước chỉ có thể thực hiện quyền tài phán trong phạm vi lãnh thổ của nước mình, nên việc thu thập chứng cứ, điều tra, tống đạt giấy tờ, trên lãnh thổ nước khác phải thực hiện trên cơ sở hợp tác, UTTP là một hoạt động tích cực trong quá trình hợp tác đó

Nội dung:

I- Khái quát chung

1 Ủy thác tư pháp quốc tế

UTTP được quy định tại điều 6 “UTTP và hình thức thực hiện tương trợ tư pháp” luật tương trợ tư pháp” 2007: “UTTP là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan

có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động TTTP theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”

Dưới một góc độ khác thì UTTP là việc tòa án của một nước nhờ tòa án của nước ngoài thực hiện giúp những hành vi tố tụng riêng lẻ cần thiết để đảm bảo giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài1 Trong UTTP bao gồm cả ủy thác về hình sự và dân sự, nhưng tư pháp quốc tế Việt Nam chỉ trong phạm vi các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng tức là những quan hệ về dân sự, hôn nhân gia đình, lao

Trang 2

động,thương mại… có một trong những dấu hiêu là: chủ thể tham gia có yếu tố nước ngoài, tài sản là đói tượng của quan hệ đang tồn tại ở nước ngoài, sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xẩy ra ở nước ngoài

UTTP quốc tế là con đường thực hiện tương trợ tư pháp bằng cách thức yêu cầu bằng văn bản hay “TTTP được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông qua UTTP” Đặt trong một mối quan hệ thì TTTP là nội dung còn UTTP là cách thức,

là con đường thực hiện TTTP

2 Những điều ước quốc tế song phương Việt Nam ký kết với các nước về

ủy thác tư pháp

trong quá trình phát triển và hợp tác thì, Việt Nam đã ký 15 Hiệp định TTTP (và pháp lý) với nước ngoài, cụ thể là: với ba lan ngày 22/3/1993; beelarut ngày 14/9/2000; Bungari ngày 3/10/1986; CHDC nhân dân Triều tiên ngày 4/5/2002; cu

ba ngày 30/11/1984; HUNGGARI ngày 18/1/1985; CHDC nhân dân lào ngày 6/7/1998; Liên xô(cũ) ngày 12/2/1981 và được thay thế bằng hiệp định ký với Nga ngày 25/8/1998; Mông cổ ngày 17/4/2000; Tiệp khắc 12/10/1982; Trung quốc ngày 19/10/1998; Ucraina ngày 6/4/2000; hàn quốc ngày 15/9/2003

Khi đã ký kết những hiệp định TTTP thì việc thực hiện UTTP quốc tế được thực hiện dưa trên các điều ước quốc tế và các hiệp định TTTP giữa các nước còn nếu trường hợp không có điều ước quốc tế liên quan thì UTTP quốc tế được thực hiện theo pháp luật của nước được ủy thác trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại trong lĩnh vực này

II- Vấn đề ủy thác tư pháp theo quy định của các điều ước quốc tế song phương Việt Nam ký kết với các nước

1 nguyên tắc thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế

UTTP chỉ thực hiện khi có yêu cầu thực hiện UTTP về dân sự do nước ngoài đưa ra với Việt Nam hoặc yêu cầu thực hiện ủy thác do tòa án Việt Nam đưa ra với

Trang 3

HĐTTTP với nga, điều 3 HĐTTTp với Pháp, điều 9 hđtttP với trung quốc, điều 16

HĐTTTP với Mông cổ,…thì TTTP được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc

lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật của mỗi quốc gia.

2 cách thức liên hệ

Nhìn chung thì cách thức liên hệ để thực hiện ủy thác tư pháp trong các HĐTTTP mà việt nam ký kết đều quy định:

-cách thức trực tiếp giữa các cơ quan có thẩm quyền.các yêu cầu về UTTP sẽ được gửi thẳng tới cơ quan trung ương của quốc gia được yêu cầu, cơ quan này sẽ nhận và chuyển tới cơ quan có thẩm quyền để giải quyết (điều 3 HĐTTTP với nga, điều 16 HĐTTTP với pháp, điều 4 HĐTTTP với lào, điều 3 HĐTTTP với mông cổ,

….) Cơ quan trung ương bên phía Việt nam gồm bộ tư pháp CHXHCNVN và viện kiểm sát tòa án nhân dân tối cao CHXHCNVN, còn với các nước như mông cổ là

Bộ tư pháp mông cổ và tổng viện kiểm sát mông cổ, với nga là Bộ tư pháp liên bang nga và tổng viện kiểm sát liên bang nga,…

- con đường thông qua các cơ quan nhà nước ở trung ương làm đầu mối như

bộ tư pháp , viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc tương đương.khi các cơ quan khác của các bên ký kết có thẩm quyền về các vấn đề dân sự liên hệ với nhau về TTTP

để thực UTTP phải thông qua cơ quan tư pháp , những UTTP này được chuyển thông qua cơ quan trung ương Cơ quan tư pháp gửi cho nhau các ủy thác tư pháp quốc tế thông qua đường ngoại giao hoặc thông qua các phương tiện bưu điện telex, fax,…các UTTP có thể được gửi trực tiếp giữa các cơ quan tư pháp(tòa án) hữu quan hoặc thông qua cơ quan nhà nước trung ương có thẩm quyền (bộ ngoại giao với nước chưa ký HĐTTTP, bộ tư pháp), hoặc bằng giao thông viên đặc nhiệm được cơ quan tư pháp nước yêu cầu ủy quyền thực hiện

3.phạm vi ủy thác tư pháp quốc tế

phạm vi ủy thác tư pháp quốc tế Như quy định tại điều 5 HĐTTTP với nga, điều 5 HĐTTTP với lào, điều 4 HĐTTTP với mông cổ,… thì các bên ký kết thực

Trang 4

hiện TTTP cho nhau bằng cách tiến hành các hành vi tố tụng riêng biệt được pháp luật của bên ký kết được yêu cầu.Đó là:

- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho người đang ở nước được yêu cầu.

Đối với vụ việc cụ thể trong hôn nhân và gia đình, khi một trong hai bên vợ hoặc chồng đang sinh sống, học tập, công tác hoặc có công việc kinh doanh ở nước ngoài, vụ việc này sẽ phát sinh yếu tố nước ngoài Do đó, người vợ hoặc chồng ở trong nước muốn ly hôn phải gửi yêu cầu tới toà án Việt Nam có thẩm quyển giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là toà

án nhân dân cấp tỉnh

- Triệu tập người làm chứng, người giám định đang ở nước được yêu cầu.

Đối với một số vụ việc dân sự cần đến lời khai hoặc chứng cứ của người người làm chứng, bản kết luận chuyên môn của người giám định như một vụ việc về truy nhận cha cho con, tranh chấp tài sản trong hôn nhân, đòi quyền thừa kế… nhưng người làm chứng, người giám định đang ở nước ngoài, thì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải gửi đề nghị triệu tập người làm chứng, người giám định tới cơ quan

có thẩm quyền của nước nơi người làm chứng, người giám định đang có mặt để yêu cầu người làm chứng, người giám định có mặt tại Việt Nam trong một thời gian nhất định để họ tham gia vào việc giải quyết vụ việc dân sự có liên quan

- Thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước được yêu cầu để giải quyết vụ việc dân sự

tại Việt Nam.

Khi giải quyết một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh việc phải có thu thập chứng cứ ở nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam không có thẩm quyền thu thập trực tiếp chứng cứ ở nước ngoài mà phải gửi yêu cầu về thu thập và cung cấp chứng cứ tới cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài Dựa trên yêu cầu tương trợ này của phía Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài sẽ xem xét việc có hay không thực hiện yêu cầu tương trợ

Trang 5

Các trường hợp cần TTTP về dân sự của nước ngoài như đã nêu ở trên phải được thực hiện thông qua cơ quan đầu mối về tương trợ tư pháp về dân sự Điều 62 Luật TTTP quy định “Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động tương trợ tư pháp; tiếp nhận, chuyển giao, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các UTTP về dân sự” Do vậy, Bộ Tư pháp chính là cơ quan đầu mối của Việt Nam trong việc giải quyết các yêu cầu về tương trợ tư pháp về dân sự đối với nước ngoài Qua đó, khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài TTTP

về dân sự, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải gửi yêu cầu tương trợ tới Bộ

Tư pháp Thủ tục yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự được quy định cụ thể tại Điều 14 Luật TTTP

4 áp dụng pháp luật

Trong trường hợp mà các bên đã thỏa thuận và ghi nhận trong điều ước quốc

tế thì luật áp dụng là luật của nước yêu cầu

5 ngôn ngữ ủy thác tư pháp quốc tế

Do ủy thác tư pháp là yêu cầu của nước ký kết này với nước ký kết kia nên trong quá trình thực hiện UUTP các bên ký kết sử dụng ngôn ngữ của nước mình, kèm theo bản dịch của bên ký kết kia hoặc có thể được dịch ra bằng ngôn ngữ của một nước thức ba, vấn đề này được quy định rõ trong các HĐTTTP với các nước như tại điều 4 HĐTTTP với nga, điều 15HĐTTTP với lào, điều 14HĐTTTP với mông cổ,…

6 Hồ sơ ủy thác tư phápquốc tế

điều 6 HĐTTTP với nga, điều 15 HĐTTTP với pháp, điều 6 HĐTTTP với lào, điều 5 HĐTTTP với mông cổ,….) Căn cứ vào quy định về nội dung và hình thức của TTTPtrong các HĐTTTP mà việt nam Ký với các nước từ đó ta có thể xác định được nội dung và hình thức của UTTP quốc tế để thực hiện được UTTP không không chỉ chú ý đến cơ quan thực hiện đó có đúng thẩm quyền hay không

mà trong quá trình gửi yêu cầu ủy thác tư pháp thì:

 văn bản ủy thác đó phải đáp ứng đủ những nội dung sau:

Trang 6

- tên cơ quan yêu cầu;

- tên cơ quan được yêu cầu;

- tên vụ việc yêu cầu tương trợ tư pháp

- họ tên các bên đương sự, nơi thường trú hoặc tạp trú, quốc tịch, nhề nghiệp;

- họ tên và địa chỉ của người đại diện của những người nói trên ;

- nội dung ủy thác và các dữ liệu cần thiết cho việc ủy thác; trong đó có họ tên và địa chỉ của người làm chứng; ngày sinh và nơi sinh của họ nếu có;

 văn bản yêu cầu TTTP phải có chữ ký và đóng dấu chính thức của cơ quan yêu cầu;

 các bên ký kết có thể sử dụng các mẫu giấy tờ in sẵn bằng ngôn ngữ của các bên để thực hiện việc ủy thác tư pháp

Chú ý là các giấy tờ kèm theo đơn phải được dịch ra ngôn ngữ của nước ký kết được yêu cầu

7 cách thức thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế.

Tại điều 7 HĐTTTP với nga, điều 17 HĐTTTP với pháp, điều7 HĐTTTP với lào, điều 6 HĐTTTP với mông cổ,…có quy định rõ về cách thức thực hiện, nhìn chung thì có các cách thức sau

- khi nhận được UTTP và thực hiện thì cơ quan được yêu cầu áp dụng pháp luật của nước mình Theo đề nghị của cơ quan yêu cầu, cơ quan được yêu cầu có thể áp dụng các quy phạm pháp luật của nước ký kết yêu cầu, nếu những quy phạm pháp luật đó không trái với pháp luật của nước được yêu cầu;

- trong trường hợp nếu không tìm thấy người cần tìm trong địa chỉ đã nêu trong văn bản ủy thác thì cơ quan được yêu cầu áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để xác minh địa chỉ của người đó;

- theo đề nghị của cơ quan yêu cầu thì cơ quan được yêu cầu thông báo ngay cho cơ quan yêu cầu về thời gian và địa điểm thực hiện ủy thác;

Trang 7

- để thực hiện ủy thác, cơ quan được yêu cầu lập các giấy tờ tương ứng nói

rõ thời gian, địa điểm thực hiện và gửi các giấy tờ đó cho cơ quan yêu cầu nếu việc

ủy thác không thực hiện được thì gửi trả lại các giấy tờ, cơ quan được yêu cầu thông báo lý do không thực hiện được;

- nếu cơ quan được yêu cầu không có thẩm quyền thực hiện UTTP thì cơ quan này chuyển ủy thác cho cơ quan có thẩm quyền theo thể thức đã quy định đối với UTTP quốc tế

8 chi phí ủy thác tư pháp

ủy thác là việc thực hiện một công việc từ sự ủy thác trên đất nước của nước nhận được ủy thác và làm phát sinh những chi phí trong quá trình đó, nên vấn đề chi phí cũng được quy định rất rõ, thông thường thì chi phí UTTP đều do các bên chịu chi phí phát sinh trên lãnh thổ nước mình Còn nếu cơ quan trung ương của bên ký kết được yêu cầu cho rằng việc thực hiện yêu cầ đó đòi hỏi các chi phí có tính chất bất thường thì sẽ thông báo cho cơ quan trung ương của bên ký kết yêu cầu biết để các bên thỏa thuận với nhau về chi phí thực hiện ủy thác đó Cơ quan tư pháp của nước ký kết được yêu cầu thông báo cho cơ quan tư pháp của nước ký kết yêu cầu biết về tổng chi phí của mình Nếu cơ quan tư pháp của nước ký kết yêu cầu thu được những khoản chi phí này từ những người có nghĩa vụ phải trả thì số tiền thuộc về nước ký kết yêu cầu đã thu

III- thực tiễn thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế Việt Nam hiện nay.

1 khái quát về ủy thác tư pháp trong thời gian gần đây

từ trước tới nay vấn đề ủy thác tư pháp không chỉ thực hiện giữa việt nam với các nước ký HĐTTTP mà cả với những nước chưa ký Và số vụ ủy thác trong

những năm gần đây ngày càng nhiều Năm 2004, số vụ kiện mà Toà án nhân dân

thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu đối với phía Đài Loan là hơn 100 vụ nhưng chỉ có duy nhất 1 vụ việc được Toà án có thẩm quyền của Đài Loan tống đạt thành công tới đương sự Trong 6 tháng đầu năm 2005, số uỷ thác tư pháp do Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu là 73 vụ nhưng chưa có một vụ kiện ly hôn nào

Trang 8

giữa công dân Việt Nam và công dân Đài Loan được phía Toà án có thẩm quyền của Đài Loan tống đạt thành công tới đương sự [4] Báo cáo tổng kết hoạt động uỷ thác tư pháp về dân sư, hôn nhân và gia đình của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tại Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện hoạt động TTTP tháng 11 năm

2005 tại Hà Nội

Hơn nữa, từ đầu năm 2005, phía Hoa Kỳ đã bày tỏ ý định tạm dừng việc thực hiện các yêu cầu uỷ thác tư pháp của phía Việt Nam trong các vụ kiện ly hôn giữa công dân Việt Nam và công dân Hoa Kỳ, do đó số các hồ sơ tồn đọng mà Toà

án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh gửi tới Bộ Tư pháp là rất lớn, khoảng 200 hồ

sơ Các yêu cầu uỷ thác tư pháp về dân sự của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đối với Toà án nước ngoài cũng như Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài chủ yếu

là ly hôn giữa công dân Việt Nam và người Việt Nam đang sinh sống, học tập tại Cộng hoà liên bang Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Ucraina, Pháp… So với các yêu cầu UTTP của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, các yêu cầu UTTP của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội thường đạt được hiệu quả cao hơn, một mặt do phía Toà án có thẩm quyền của Đức và Pháp hoạt động nhanh nhạy, hiệu quả; mặt khác các Đại sứ quán Việt Nam tại các nước Cộng hoà Séc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ucraina, Nga… được sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc nên việc thực hiện các UTTP có kết quả khả quan hơn

Thực tiễn hiện nay khi nước ngoài yêu cầu thực hiện UTTP ở Việt Nam thì đều đạt được kết quả khả quan, còn Việt Nam khi yêu cầu UTTP với nước ngoài thì hầu như không có câu trả lời Vì thực hiện UTTP rất rộng chữ không chỉ trong phạm vi những nước đã ký HĐTTTP và muốn thực hiện UTTP với nững nước chưa ký HĐTTTP thì phải đi theo trình tự, thủ tục mà pháp luật nước ngoài quy định, do đó khi thực hiện không đúng như trình tự mà pháp luật nước được ủy thác thì UTTP sẽ không được thực hiện

Trang 9

- cùng với quá trình phát triển quan hệ quốc tế với các nước thì số lượng UTTP ngày càng nhiều và chất lượng cũng được nâng cao hơn so với những năm trước thập niên 90 Nếu như trong những năm 80, số lượng UTTP quốc tế về dân

sự theo yêu cầu chỉ khoảng trên 100 vụ/năm thì đến những năm đầu thập niên 90 số lượng uỷ thác tăng lên trung bình khoảng 300 vụ/năm, năm 1999 là 496 vụ; từ năm

2000 đến nay, số lượng các UTTP quốc tế đã lên tới 600-700 vụ/năm, năm 2004 là

896 vụ, riêng 6 tháng đầu năm 2005 số lượng uỷ thác tư pháp đã tiến tới con số gần

700 vụ[3].[3] Báo cáo tổng kết công tác tương trợ tư pháp từ năm 1995 của Bộ Tư pháp tại Hội nghị tổng kết 15 năm công tác tương trợ tư pháp, tháng 11 năm 2005 tại Hà Nội

Năm 2009, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý 3.622 vụ án có yếu

tố nước ngoài Hoạt động TTTP trong các vụ án này chủ yếu là UTTP giữa Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Tòa án có thẩm quyền của các nước để nhằm giúp nhau thực hiện một số công việc như ghi lời khai, tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ, xác minh địa chỉ, trưng cầu giám định…

- những vụ ủy thác mà việt nam thực hiện cũng ngày càng đa dạng hơn Ngoài ra, các uỷ thác tư pháp về việc lấy lời khai đương sự là công dân Việt Nam đang cư trú

ở nước ngoài trong các vụ kiện dân sự như thừa kế, chia tài sản, tranh chấp đất đai, đòi bồi thường thiệt hại, đơn phương chấm dứt hợp đồng, thay đổi họ tên, yêu cầu tiền cấp dưỡng nuôi con… cũng có xu hướng tăng lên Qua đó cho thấy được sự phát trong hoạt động thực hiện ủy thác cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Việt Nam

3.hạn chế còn tồn tại

- tiến độ thực hiện các uỷ thác tư pháp quốc tế còn chậm so với yêu cầu Đối

với các yêu cầu do phía nước ngoài đưa ra, ta thấy rằng ngoài các toà án ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng… có cán bộ chuyên trách và có chuyên môn ngiệp vụ làm công tác UTTP thì phần lớn các toà án địa phương chưa có các cán bộ chuyên trách, nhất là với những Toà án ở Sơn La, Lai

Trang 10

Châu, Điện Biên, Kon Tum… là những tòa án do có nhiều khó khăn hơn về cơ sở vật chất, địa hình vùng núi đi lại phức tạp,đã gây trở ngại cho việc thực hiện UTTP Mặt khác trong văn bản UTTP nhiều lúc chưa ghi rõ và đầy đủ địa chỉ của người cần tống đạt giấy tờ, hoặc sai sót trong việc xác minh các thông tin cá nhân, nhất là việc cư trú hiện nay rất khó quản lý làm cho cơ quan nhận được UTTP rất khó thực hiện khi không tìm được đối tượng

- về chất lượng, công việc UTTP đòi hỏi những người có chuyên môn nghiệp

vụ cao để thực hiện, nhưng hiện nay vấn đề đó con chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn Các tòa án lớn hay ở địa phương có những trường hợp thực hiện ủy thác không thực hiện đúng và nghiêm túc theo yêu cầu của pháp luật Trong hồ sơ thực hiện các UTTP, địa chỉ của đương sự ghi không rõ ràng, thiếu các giấy tờ theo hướng dẫn, Biên bản tống đạt giấy tờ được lập không theo quy định như không có chữ ký của Thẩm phán chủ toạ phiên toà, chữ ký của thư ký toà án, thậm chí có những Biên bản tống đạt không có dấu của toà án các toà án của ta chưa quan tâm cũng như chưa tuân thủ về thủ tục liên hệ với Toà án nước ngoài và gửi hồ sơ cho Toà án nước ngoài2 Những nước mà việt nam đã ký HĐTTTP thì đa số đều yêu cầu có bản dịch sang tiếng nước được yêu cầu, như trong HĐTTTP ký với Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, điều 5 quy định: “Văn bản yêu cầu TTTP và các tài liệu kèm theo được lập trên cơ sở Hiệp định này, phải gửi kèm theo bản dịch có chứng thực một cách hợp thức ra ngôn ngữ chính thức của Bên ký kết được yêu cầu hoặc

ra tiếng Anh”, hay tại điều 10 HĐTTTP với Mông cổ cũng quy định: “trong qua trình thi hành hiệp định này khi TTTP, các bên sử dụng ngôn ngữ của nước mình, kèm theo bản dịch ra tiếng của bên ký kết kia hoặc ra tiếng nga”

Bên cạnh đó, trong rất nhiều các hồ sơ UTTP mà Bộ Tư pháp thực hiện trong

6 tháng đầu năm 2005, có những kết quả thực hiện các UTTP do toà án Việt Nam thực hiện theo yêu cầu của Toà án nước ngoài, khi gửi hồ sơ đến Bộ Tư pháp, trong

hồ sơ chỉ có duy nhất một Biên bản tống đạt cho đương sự, ngoài ra không có bất

Ngày đăng: 30/01/2016, 16:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w