1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương hướng hoàn thiện những quy định về quyền nhân thân trong Bộ luật dân sự

23 564 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 144,5 KB

Nội dung

trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”* Theo nghĩa khách quan: Quyền nhân thân được

Trang 1

MỤC LỤC

I Đặt vấn đề:

II Giải quyết vấn đề:

1 Cơ sở lý luận

- Khái niệm quyền nhân thân

- Đặc điểm quyền nhân thân

2 Các giai đoạn phát triển của Luật dân sự cùng với sự điều chỉnh về quyền nhân thân

Bộ luật dân sự 1995 và những quy định về quyền nhân thân

Bộ luật dân sự năm 2005 và những điểm hoàn thiện hơn trong quy định về quyền nhân thân

3 Các phương thức và biện pháp bảo vệ quyền nhân thân

4 Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quy định quyền nhân thân trong Bộ luật dân sự năm 2005

Những bất cập trong việc quy định quyền nhân thân theo quy định tại Điều

24 BLDS năm 2005

Qui định về quyền hiến bộ phận cơ thể hoặc hiến xác sau khi chết tại Điều

34 Bộ luật dân sự năm 2005 còn nhiều điểm chưa chặt chẽ.

Quy định về bí mật đời tư Điều 38 BLDS còn mập mờ, chưa rõ rang

Điều 36 Bộ luật dân sự về quyền xác định lại giới tính có gì sơ hở

5 Phương hướng hoàn thiện những quy định về quyền nhân thân trong Bộ luật dân sự

Trang 2

III KẾT LUẬN

I Đặt vấn đề

Với tư cách là thành viên của xã hội, từ lúc sinh ra con người đã được hưởng những quyền nhất định thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống bao gồm quyền tự do dân chủ về chính trị, quyền về dân sự, quyền về kinh tế – xã hội v.v… Trải qua quá trình đấu tranh phát triển của xã hội, các quyền của cá nhân ngày càng được phát triển, mở rộng Trong các quyền dân sự của cá nhân thì quyền nhân thân là một phần rất quan trọng Quyền nhân thân là một trong những nội dung cơ bản của quyền con người nên đã được pháp luật ghi nhận và bảo vệ Bộ luật dân sự nước ta đã có những quy định rất cụ thể về quyền nhân thân của các chủ thể, nhưng trong thực tế cũng đã phát sinh không ít những bất cập cần điều chỉnh về vấn đề này Vậy Bộ luật dân sự quy định về quyền nhân thân như thế nào? Lý luận và thực tiễn của quyền nhân thân ra sao? Đó là những câu hỏi mà chúng ta cần đi tìm giải đáp

II Giải quyết vấn đề

1 Cơ sở lý luận

Khái niệm quyền nhân thân:

Quyền nhân thân là một bộ phận của quyền dân sự Các cá nhân đều có quyềnnhân thân Điều 24 BLDS năm 2005 quy định: “Quyền nhân thân được quy định

Trang 3

trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

* Theo nghĩa khách quan: Quyền nhân thân được hiểu là tổng hợp các quy

phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, trong đó có nội dung quy định rõ cho các cá nhân có các quyền nhân thân gắn liền với bản thân mình và đây là cơ

sở để cá nhân thực hiện quyền của mình

* Theo nghĩa chủ quan: Quyền nhân thân là quyền dân sự chủ quan gắn liền

với cá nhân do Nhà nước quy định cho mỗi cá nhân và cá nhân không thể chuyển giao quyền này cho người khác

Đặc điểm của quyền nhân thân:

Thứ nhất: Quyền nhân thân là một quyền dân sự và là quyền dân sự đặc biệt

Con người là nhân vật trung tâm của xã hội và là đối tượng hướng tới của các cuộc cách mạng tiến bộ trong lịch sử xã hội loài người Dưới góc độ pháp luật dân sự thì cá nhân là chủ thể chủ yếu, thường xuyên quan trọng và phổ biến của quan hệ dân sự Các quyền mà pháp luật quy định cho cá nhân là vì con người vàhướng tới con người, trong đó có các quyền nhân thân Sở dĩ nói quyền nhân thân là quyền dân sự đặc biệt và các quyền này chỉ thuộc về cá nhân, trong khi

đó các quyền khác (quyền tài sản) có thể thuộc về chủ thể khác (pháp nhân, hộ gia đình)

Thứ hai: Mọi cá nhân đều có sự bình đẳng về quyền nhân thân.

Mọi người đều có quyền nhân thân kể từ khi họ được sinh ra, không phân biệtgiới tính, tôn giáo, giai cấp… Chúng ta thấy quyền nhân thân có một sự khác biệt

cơ bản với quyền tài sản vì quyền bình đẳng về mặt dân sự không quy định tất cả

Trang 4

mọi người đều có khả năng hưởng những quyền như nhau Nguyên tắc bình đẳng

về mặt dân sự có nghĩa là mọi cá nhân đều có những quyền như nhau, đó không phải là một khả năng trừu tượng mà là một thực tế Lợi ích của quyền nhân thân

là được quy định như một thực tế chứ không phải là sự quy định mang tính hình thức

Thứ ba: Quyền nhân thân có tính chất phi tài sản.

Quyền nhân thân không bao giờ là tài sản, chỉ có quyền nhân thân gắn với tài sản hay không gắn với tài sản mà thôi Vì không phải là tài sản nên quyền nhân thân không bao giờ trị giá được thành tiền Về mặt pháp lí, chúng ta cần phân định rõ tính chất phi tài sản của quyền nhân thân Ví dụ: Một người sáng tạo ra một sáng chế hay giải pháp hữu ích Sáng chế hay giải pháp hữu ích do con người sáng tạo nên mang giá trị kinh tế, chứ bản thân “Quyền tự do sáng tạo” (Điều 47 BLDS) không phải là tài sản, không mang giá trị kinh tế

Thứ tư: Quyền nhân thân luôn gắn liền với cá nhân, không thể chuyển giao cho chủ thể khác.

Pháp luật dân sự thừa nhận quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi

cá nhân mà không thể chuyển dịch cho chủ thể khác, trừ trường hợp do pháp luậtqui định Điều 24 BLDS qui định: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” Các quyền dân sự nói chung, quyền nhân thân nói riêng là do Nhà nước quy định cho các chủ thể dựa trên điều kiện kinh tế – xã hội nhất định Do vậy, về mặt nguyên tắc, cá nhân không thể chuyển dịch quyền nhân thân cho chủ thể khác, nói cách khác thì quyền nhân thân không thể là đối tượng trong các giao dịch dân sự giữa các cá

Trang 5

nhân Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật thì quyền nhân thân có thể chuyển giao cho chủ thể khác Ví dụ: Quyền công bố,phổ biến tác phẩm của tác giả, khi tác giả chết đi thì quyền này có thể chuyển giao cho chủ thể khác (người thừa kế của tác giả)

Thứ năm: Quyền nhân thân là một quyền dân sự do luật định.

Quyền nhân thân là một quyền nằm trong nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân Pháp luật dân sự quy định cho các cá nhân có các quyền nhân thân

là một sự tuyên bố chính thức về các quyền con người cụ thể được pháp luật thừanhận Việc pháp luật quy định cho các cá nhân có các quyền nhân thân khác nhau là dựa vào các điều kiện kinh tế xã hội Do vậy, ở mỗi giai đoạn khác nhau của lịch sử xã hội loài người, phụ thuộc vào bản chất giai cấp, chế độ chính trị xãhội… mà quyền nhân thân của cá nhân được quy định một cách khác nhau Quyền nhân thân là do Nhà nước “trang bị” cho cá nhân, Nhà nước không cho phép bất cứ cá nhân nào làm thay đổi hay chấm dứt quyền đó

2 Các giai đoạn phát triển của Luật dân sự cùng với sự điều chỉnh về

quyền nhân thân

Bộ luật dân sự 1995 và những quy định về quyền nhân thân

Qua mỗi giai đoạn khác nhau của lịch sử, pháp luật Việt Nam nói riêng, pháp luật dân sự nói chung có những bước tiến bộ không ngừng trong việc quy định

và đảm bảo cho cá nhân được hưởng các quyền nhân thân do Nhà nước quy định

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 1992, BLDS năm 1995 đã quy định về các quyền nhân thân của cá nhân, bao gồm các quy định từ Điều 26, Điều 26 quyđịnh: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn

Trang 6

liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Không ai được lạm dụng quyền nhân thân của mình xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thân của người khác.”

Ngoài quy định chung về quyền nhân thân (Điều 26) và bảo vệ quyền nhân thân (Điều 27), BLDS năm 1995 đã quy định quyền nhân thân cụ thể, bao gồm: Quyền đối với họ, tên; Quyền thay đổi họ, tên; Quyền xác định dân tộc - Quyền của cá nhân đối với hình ảnh; Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; Quyền đối với bímật đời tư; Quyền kết hôn; Quyền bình đẳng của vợ chồng; Quyền được hưởng

sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình; Quyền li hôn; Quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con; Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi; Quyền đối với quốc tịch; Quyền được bảo đảm an toàn về chỗ ở; Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Quyền tự do đi lại, cư trú; Quyền lao động; Quyền tự do kinh doanh; Quyền tự do sáng tạo Những quyền nhân thân trên được quy định từ định từ Điều 28 đến đến Điều 47 của Bộ luật dân sự 1nawm

1995 Cùng với việc quy định về các quyền nhân thân, BLDS năm 1995 có quy định về phương thức bảo hộ quyền cho chủ thể cũng như các biện pháp bảo vệ quyền khi có hành vi vi phạm

BLDS năm 1995 đã phát huy vai trò to lớn trong việc ghi nhận và bảo vệ các quyền dân sự của chủ thể, trong đó có quyền nhân thân

=> Tuy nhiên, qua một thời gian áp dụng các quy định của BLDS năm 1995, bên cạnh những ưu điểm thì BLDS năm 1995 còn bộc lộ nhiều hạn chế.

Trang 7

Bộ luật dân sự năm 2005 và những điểm hoàn thiện hơn trong quy định về quyền nhân thân

Theo quy định của BLDS năm 2005, các quyền nhân thân bao gồm: Quyền đối với tên, họ (Điều 26); quyền thay đổi tên họ (Điều 27); quyền xác định dân tộc (Điều 28); quyền được khai sinh (Điều 29); quyền được khai tử (Điều 30); quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31); quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể (Điều 32); quyền hiến bộ phận cơ thể (Điều 33); quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết (Điều 34); quyền nhận bộ phận cơ thể người (Điều 35); quyền xác định lại giới tính (Điều 36; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 37; quyền bí mật đời tư (Điều 38); quyền kết hôn (Điều 39); quyền bình đẳng của vợ chồng (Điều 40); quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình (Điều 41); quyền ly hôn (Điều 42); quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con (Điều 43); quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi (Điều 44); quyền đối với quốc tịch (Điều 45); quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 46); quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 47); quyền tự do đi lại, tự do cư trú (Điều 48); quyền lao động (Điều 49); quyền tự do kinh doanh (Điều 50); quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo (Điều 50)

Về quy định về quyền nhân thân trong Bộ luật dân sự năm 2005 không khác

gì so với quy định quyền nhân thân ở Điều 26 BLDS, nhưng BLDS năm 2005 sửa đổi quy định về quyền được khai sinh và quyền được khai tử Bởi lẽ xuất phát từ quan điểm chỉ đạo sửa đổi BLDS năm 1995: Có những quan hệ dân sự nhưng bản chất là quan hệ hành chính (đăng kí hộ tịch) thì không quy định trong BLDS mà để pháp luật hành chính quy định BLDS năm 2005 đã bỏ các quy định liên quan đến đăng kí hộ tịch, các quy định này do pháp luật hành chính quyđịnh cụ thể (thủ tục đăng kí khai sinh, khai tử, kết hôn…) Tuy nhiên, pháp luật

Trang 8

dân sự nên quy định khái quát về các quyền liên quan đến đăng kí hộ tịch bởi đây là các quyền dân sự – quyền nhân thân – của cá nhân.

Chính vì lí do đó, BLDS năm 2005 quy định quyền được khai sinh, quyền được khai tử là quyền nhân thân của cá nhân (BLDS năm 1995 quy định về khai sinh (Điều 55) và khai tử (Điều 60) Thủ tục thực hiện quyền này sẽ do pháp luật hành chính quy định

- Xuất phát từ nhu cầu thực tế, BLDS năm 2005 lần đầu tiên đưa vào một số quyền nhân thân liên quan đến đạo đức sinh học, đó là các quyền: Quyền hiến bộphận cơ thể (Điều 33); quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết (Điều 34); quyền nhận bộ phận cơ thể người (Điều 35); quyền xác định lại giới tính (Điều 36)

- Ngoài việc bổ sung quy định mới về một số quyền nhân thân, hầu hết các quyền nhân thân được quy định trong BLDS năm 1995 cũng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp như quyền thay đổi họ tên (Điều 27), quyền xác định dân tộc (Điều 28), quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31), quyền được bảo đảm

an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể (Điều 32), quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 37), quyền bí mật đời tư (Điều 38)…

=> Với việc ghi nhận về các quyền nhân thân trong BLDS năm 2005 có thể thấy rằng pháp luật dân sự Việt Nam có những bước tiến đáng kể trong việc ghi nhận

và bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân Đây là sự khẳng định và ghi nhận đồng thời là cơ sở pháp lí quan trọng cho cá nhân trong việc thực hiện các quyền của mình

3 Các phương thức và biện pháp bảo vệ quyền nhân thân

Trang 9

Việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân là một khâu trong cơ chế bảo đảm việcthực hiện quyền nhân thân của cá nhân Tuy vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân một cách tùy tiện cũng có thể xâm phạm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác vì vậy pháp luật đã phải quy định các phương thức, biện pháp bảo vệ quyền nhân thân trong trường hợp bị xâm phạm

Căn cứ theo Điều 27 BLDS quy định: “Khi quyền nhân thân của một cá nhân bị xâm phạm, thì người đó có quyền: Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu Toà án buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai; Tự mình cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng;Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu Toà án buộc người vi phạm phải bồi thường thiệt hại về vật chất vàthiệt hại về tinh thần.” Việc pháp luật quy định cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm có thể bảo vệ quyền nhân thân của mình theo các phương thức khác nhau là cần thiết, tạo điều kiện cho việc bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả

Thứ nhất: Cá nhân bị xâm phạm quyền nhân thân có các biện pháp tự bảo vệ

có quyền nhân thân bị xâm phạm tự bảo vệ quyền nhân thân của mình bảo đảm việc bảo vệ quyền nhân thân được tiến hành kịp thời, ngăn chặn được hậu quả xấu có thể xảy ra và có thể không khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa các đương sự, giữ gìn được mối quan hệ bình thường giữa các đương sự Tuy vậy, việc tự bảo

vệ quyền nhân thân của cá nhân thường chỉ có hiệu quả khi người có hành vi trái

Trang 10

pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân nhận thức được trách nhiệm của họ Đối với những trường hợp người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân không nhận thức được trách nhiệm của

họ thì việc bảo vệ quyền nhân thân theo phương thức này nhiều khi không có hiệu quả Trong trường hợp này việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân cần phải có sự hỗ trợ bảo vệ của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

Thứ hai: Các cấp có thẩm quyền bảo vệ quyền nhân thân của các nhân khi cá

nhân có yêu cầu:

Theo đó, cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm có thể yêu cầu các cơ quan,

tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật bảo vệ như yêu cầu tổ hòa giải ở cơ sở, Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án, Viện kiểm sát v.v bảo vệ Các

cơ quan, tổ chức này căn cứ vào yêu cầu của đương sự, nhiệm vụ, quyền hạn củamình đã được pháp luật quy định tiến hành các biện pháp cần thiết theo quy địnhcủa pháp luật để bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm như xử lý người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân, buộc họ phải chấm dứt hành vi xâm phạm hoặc bồi thường thiệt hại Đặc biệt, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thông qua việc yêu cầu các cơ quan nhà nước như Tòa án,Viện kiểm sát bảo vệ là rất cần thiết bởi các cơ quan này là các cơ quan nhà nướcđược Nhà nước giao nhiệm vụ quyền hạn bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp củacác chủ thể, trong đó có quyền nhân thân của cá nhân Hơn nữa, các quyết định của Tòa án, Viện kiểm sát còn được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước do đó các quyết định liên quan đến việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân của các cơ quan này sẽ được bảo đảm thực hiện trên thực tế Như vậy, theo quy định của pháp luật thì có nhiều phương thức bảo vệ quyền nhân thân, tùy quyền nhân thân nào của cá nhân bị xâm phạm, tùy mức độ xâm phạm và thái độcủa người có hành vi trái pháp luật mà cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm

Trang 11

có thể lựa chọn thực hiện phương thức pháp lý cần thiết, phù hợp để bảo vệ quyền nhân thân của mình.

Thứ ba: Các biện khác để bảo vệ quyền nhân thân:

Quyền nhân thân của cá nhân theo quy định của pháp luật khá đa dạng nên hành

vi xâm phạm đến quyền nhân thân cũng khá đa dạng dưới những hình thức, mức

độ khác nhau Để bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có hiệu quả ngoài việc sử dụng nhiều phương thức bảo vệ khác nhau còn phải áp dụng các biện pháp bảo

vệ khác nhau như biện pháp xử lý hành chính, biện pháp xử lý hình sự, biện pháp dân sự, biện pháp xử lý kỷ luật

Như vậy, theo quy định của pháp luật dân sự thì cá nhân có quyền nhân thân

bị xâm phạm được thực hiện các biện pháp bảo vệ trên để bảo vệ quyền nhân thân của mình Việc áp dụng một hay nhiều biện pháp bảo vệ quyền nhân thân hoặc áp dụng biện pháp bảo vệ quyền nhân thân nào là tùy vào trường hợp cụ thểquyền nhân thân bị xâm phạm và do người có quyền nhân thân bị xâm phạm tự lựa chọn quyết định Tuy nhiên, việc lựa chọn được biện pháp bảo vệ phù hợp sẽgiúp cho việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có hiệu quả

4 Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quy định quyền nhân thân trong Bộ luật dân sự năm 2005

Những bất cập trong việc quy định quyền nhân thân theo quy định tại Điều

24 BLDS năm 2005.

Điều 24 Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 quy định: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” Quy

Ngày đăng: 30/01/2016, 15:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w