1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TẾ KÊNH PHÂN PHỐI BẢO HIỂM QUA NGÂN HÀNG HIỆN NAY

18 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 160,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUCùng với sự phát triển mạnh mẽ thị trường tín dụng – tiền tệ, thời gian qua, các ngân hàng đã liên kết với doanh nghiệp bảo hiểm bên ngoài, hoặc thành lập công ty bảo hiểm tron

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ thị trường tín dụng – tiền tệ, thời gian qua, các ngân hàng đã liên kết với doanh nghiệp bảo hiểm bên ngoài, hoặc thành lập công ty bảo hiểm trong hệ thống của mình để tạo ra một “kênh” cung cấp các sản phẩm bảo hiểm thuận tiện, tiện ích và hiệu quả đến với khách hàng của cả hai bên

Những năm gần đây, trên thị trường tài chính – tín dụng nước ta, hoạt động liên kết bán bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) là một kênh phân phối hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển mà các bên tham gia (ngân hàng bảo hiểm -khách hàng) đều được hưởng lợi Đối với ngân hàng, Bancassurance là phương cách để đa dạng hóa sản phẩm và xác lập một nguồn doanh thu dịch vụ từ hoa hồng bảo hiểm Về phía doanh nghiệp bảo hiểm, Bancassurance là một công cụ

để khai thác tối đa thị trường và gia tăng doanh số Đối với khách hàng, Bancassurance cung cấp một dịch vụ tài chính tổng thể với giá cạnh tranh, mọi giao dịch liên quan đều được thực hiện một cửa Trong bài viết này sẽ tìm hiều

về kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng và thực tế hiện này, từ đó đưa ra ý kiến và đề xuẩ giải pháp hoàn thiện quy định về vấn đề này

NỘI DUNG

I KÊNH PHÂN PHỐI BẢO HIỂM QUA NGÂN HÀNG

1 Khái niệm kênh phân phối bảo hiểm

Trước hết cần hiểu, phân phối và kênh phân phối là gì?

Phân phối là quá trình giúp chuyển giá trị thương hiệu từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng, thể hiện qua nhiều phương thức và hoạt động khác nhau

Kênh phân phối là tập hợp các công ty và cá nhân tham gia vào quá trình lưu chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng Kênh phân phối có vai trò làm hỗ trợ việc cung cấp sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng; tăng hiệu quả của quá trình cung cấp sản phẩm; tăng sự phong phú của sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng; cân đối nhu cầu giữa sản xuất lớn với tiêu dùng nhỏ; thỏa mãn những nhu cầu khác nhau của các nhóm khách hàng khác nhau; Cung cấp cho khách hàng những giải pháp mới, tốt hơn

Trang 2

Một hệ thống phân phối tốt là yếu tố quyết định về lợi thế cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường: ngăn chặn sự xâm nhập của đối thủ, giúp đưa giá trị của thương hiệu đến tay người tiêu dùng kịp thời, thuận tiện, củng cố mức độ nhận biết và nâng cao thương hiệu, nâng cao doanh thu

Trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì kênh phân phối bảo hiểm hay nói

cách khác là kênh phân phối các sản phẩm bảo hiểm là một tập hợp bao gồm các

công ty bảo hiểm và các cá nhân tham gia vào quá trình lưu chuyển các sản phẩm bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm đến người có nhu cầu mua bảo hiểm.1

2 Phân loại kênh phân phối bảo hiểm:

Hiện nay, tại thị trường bảo hiẻm Việt Nam đã có các kênh phân phối như bán hàng trực tiếp thông qua nhân viên công ty bảo hiểm, bán hàng từ xa qua Internet, kênh đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và Bancassurance

2.1 Kênh phân phối trực tiếp.

Kênh phân phối bảo hiểm trực tiếp có nghĩa là các sản phẩm bảo hiểm được phân phối bởi các công ty bảo hiểm, không qua các trung gian, bằng cách

sử dụng các biện pháp marketing trực tiếp

Kênh này có thể phân chia ra như sau:

lưới chi nhánh

- Bán hàng từ xa: bán hàng qua điện thoại, internet, hoặc qua mail…

2.2 Kênh phân phối gián tiếp (trung gian)

Trên thị trường kinh doanh bảo hiểm có các loại kênh phân phối bảo hiểm

trung gian bao gồm: đại lý, môi giới, bancassurance, các loại hình trung gian

khác Và có thể dựa trên sự hình thành để phân ra làm 2 nhóm đó là:

- Kênh truyền thống: đại lý, môi giới

- Kênh mới: Bancassurance, các tổ chức tài chính, các cửa hàng, dịch vụ bán lẻ

* Đại lý: Là trung gian đại diện cho quyền lợi của các công ty bảo hiểm.

Các đại lý trực thuộc doanh nghiệp bảo hiểm: là trung gian hoạt động như

một đại lý của một công ty bảo hiểm và cam kết độc quyền để tiến hành các hoạt động kinh doanh cho một công ty bảo hiểm

1

http://www.kilobooks.com/threads/23050-%C6%B0u-nh%C6%B0%E1%BB%A3c-%C4%91i%E1%BB%83m-c%E1%BB%A7a-c%C3%A1c-k%C3%AAnh-ph%C3%A2n-ph

%E1%BB%91i-b%E1%BA%A3o-hi%E1%BB%83m-t%E1%BA%A1i-Vi%E1%BB%87t-Nam

“ưu nhược điểm của các kênh phân phối bảo hiểm tại Việt Nam”

Trang 3

Các đại lý độc lập: Là trung gian hoạt động như là một đại lý cho nhiều

công ty bảo hiểm và với nhiều thoả thuận đại lý phức tạp với các công ty bảo hiểm

* Môi giới: Là trung gian đại diện cho quyền lợi của khách hàng

* Các loại hình trung gian khác: Các trung gian như là nhóm gia đình,

những người bán xe hơi, các đại lý bất động sản, các đại lý du lịch…

* Bancassurance: Là sự cung cấp các sản phẩm bảo hiểm bởi các ngân

hàng hoặc các định chế cho vay Ngân hàng hoặc các định chế cho vay có thể hoạt động như là một đại lý bảo hiểm, một nhân viên ngân hàng hoặc một môi giới bảo hiểm

Giống với các kênh phân phối của các lĩnh vực kinh doanh khác, kênh phân phối bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm đóng vai trò là huyết mạch của thị trường bảo hiểm, lưu chuyển các nguồn vốn và sản phẩm trong thị trường bảo hiểm, mang lại lợi nhuận cho người bán bảo hiểm và lợi ích cho những người có nhu cầu bảo hiểm Hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm đang mở rộng thêm nhiều loại hình trực tiếp và gián tiếp để đưa sản phẩm bảo hiểm đến gần hơn với mọi người dân một cách dễ dàng và nhanh nhất

3 Kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng

3.1 Khái niệm

Phân phối bảo hiểm qua ngân hàng là một trong những kênh phân phối bảo hiểm gián tiếp, đó là mô hình kết hợp bán hàng giữa Ngân hàng và công ty

bảo hiểm (The Bank Insurance Model -BIM), được gọi là “Bancassurance”.

Bancassurance là một thuật ngữ tiếng Pháp, được dùng để chỉ việc bán các sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng Có thể hiểu Bancassurance là việc Ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm liên kết, cùng nhau phát triển thông qua việc bán các sản phẩm của họ cho cùng một cơ sở khách hàng.2

Ở đây, cần phân biệt việc ngân hàng phân phối các sản phẩm bảo hiểm với các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp và phân phối các dịch vụ tài chính,

ngân hàng (assurbanking) Nói cách khác, Bancassurance là hoạt động kinh

2 http://baohiem24h.com/home/index.php/tintuc/82-tintucsanpham/104-kenh-phan-phoi-bancassurance-tai-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap

Trang 4

doanh theo đó ngân hàng sử dụng các kênh phân phối do ngân hàng thiết lập để chào bán các sản phẩm bảo hiểm/liên quan đến bảo hiểm thông qua cơ sở dữ

liệu khách hàng của ngân hàng Assurbanking thì ngược lại, là việc công ty bảo

hiểm chào bán các sản phẩm dịch vụ tài chính và ngân hàng thông qua kênh phân phối của công ty bảo hiểm 3

Như vậy, theo một cách giản đơn nhất, Bancassurance là việc các ngân hàng tham gia cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của mình Việc tham gia của ngân hàng có thể ở nhiều cấp độ khác nhau tuỳ theo hình thức Bancassurance

Mô hình này cho phép công ty bảo hiểm chỉ cần một đội ngũ bán hàng quy mô nhỏ trong khi các sản phẩm bảo hiểm của họ sẽ được các nhân viên ngân hàng bán trực tiếp Nhân viên của Ngân hàng sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các công ty bảo hiểm thông qua: thông tin sản phẩm, chiến dịch marketing, đào tạo bán hàng Ngân hàng và công ty bảo hiểm sẽ cùng nhau chia sẻ hoa hồng từ việc khác thác này, công ty bảo hiểm sẽ tiếp tục xử lý các đơn bảo hiểm và quản lý

3.2 Nội dung kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng

Kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) có thể được hình thành theo những cách sau:

- Ngân hàng ký thỏa thuận phân phối sản phẩm với Công ty bảo hiểm, đóng vai trò là người đại diện bán hàng hoặc môi giới bảo hiểm cho Công ty bảo hiểm;

- Ngân hàng và Công ty bảo hiểm nắm giữ cổ phần của nhau;

- Liên doanh: Ngân hàng và Công ty bảo hiểm cùng thành lập một Công ty bảo hiểm mới để cùng kinh doanh;

- Ngân hàng mua toàn bộ hoặc một phần Công ty bảo hiểm hoặc ngược lại;

- Ngân hàng thành lập một Công ty bảo hiểm mới

Xét về mức độ kết hợp giữa ngân hàng và bảo hiểm, Bancassurance có thể được phân chia thành các hình thức cơ bản: Thỏa thuận phân phối, đồng minh

3 http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/!

ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gDFxNLczdTEwMLQ1dLA09_X

-AYNcAQwNzA_2CbEdFAFjmS9E!/?

WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sbv_vn/sbv_vn/vn.sbv.research/vn.sbv.res earch.research/14cb0d804ab3025a8b81ebc33a7b1396

Trang 5

chiến lược, Liên doanh và Tập đoàn dịch vụ tài chính Mức độ kết hợp của mỗi hình thức này như sau:

* Thỏa thuận phân phối:

- Ngân hàng phân phối các sản phẩm bảo hiểm (bán riêng rẽ hoặc bán cùng với các sản phẩm ngân hàng) để nhận hoa hồng;

- Không hoặc ít chia sẻ cơ sở dữ liệu khách hàng;

- Để thực hiện được chỉ cần đầu tư ít

* Đồng minh chiến lược:

- Mức độ kết hợp cao hơn trong việc cung cấp sản phẩm và quản lý kênh phân phối;

- Có thể có sự chia sẻ cơ sở dữ liệu khách hàng

* Liên doanh và Tập đoàn tài chính:

- Đòi hỏi phải đầu tư vào công nghệ thông tin và nhân sự bán hàng;

- Cùng sở hữu về sản phẩm và khách hàng;

- Chia sẻ cơ sở dữ liệu khách hàng;

- Đòi hỏi có sự cam kết mạnh mẽ và dài hạn từ hai phía;

- Các hoạt động và hệ thống kết hợp hoàn toàn;

- Có khả năng cao trong việc sử dụng cơ sở dữ liệu khách hàng hiện có và cung cấp các dịch vụ khác của ngân hàng;

- Dịch vụ tài chính “một cửa”;

- Tạo khả năng cho việc kết hợp đầy đủ của các sản phẩm

Dựa theo mỗi hình thức liên kết giữa ngân hàng và doanh nghiệp bảo

hiểm mà đưa ra các sản phẩm chéo nhau Ví dụ: 4

Thẻ tín

dụng

Quản lý đồng tiền

Cho vay thế chấp

Cho vay mua tài sản

Cho vay cá nhân

Sản phẩm của ngân hàng

Trang 6

Bảo hiểm

mất thẻ tín

dụng

Bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm cho tài sản thế chấp

Bảo hiểm tài sản

Các sản phẩm bảo hiểm với cá

nhân

Sản phẩm của công ty bảo hiểm

II THỰC TẾ KÊNH PHÂN PHỐI BẢO HIỂM QUA NGÂN HÀNG HIỆN NAY

Mô hình Bancassurance đã được biết đến từ rất lâu và hiện đang phát triển rất mạnh trên thế giới Trong đó số lượng các ngân hàng có kinh doanh Bancassurance tại Mỹ chiếm 20%; Châu Âu từ 70-90% và ở Châu Á Bancassurance ngày càng trở nên phổ biến hơn Còn ở Việt Nam, Bancassurance vẫn đang giai đoạn mới mẻ Tuy nhiên, sự hợp tác giữa các công ty bảo hiểm và ngân hàng kinh doanh các sản phẩm Bancassurance tuy mới chỉ bước đầu nhưng

đã mang lại những giá trị rất lớn cho cả đôi bên 5

1 Trên thế giới

Bancassurance là kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm hiệu quả, cạnh

tranh mạnh mẽ với kênh phân phối truyền thống (thông qua các đại lý bảo hiểm)

Ở Châu Âu, Pháp là quốc gia đầu tiên ứng dụng Bancassurance Tại Pháp, ngày nay hầu hết các ngân hàng đều bán bảo hiểm (Credit Agricole là điển hình trong lĩnh vực này) Sau một thời gian khá dài, hầu như các nước Châu Âu đều xây dựng cho mình một hệ thống bancassurance lớn mạnh và ổn định Các ngân hàng có xu hướng phát triển các sản phẩm có tính hội nhập cao như các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

Tỷ lệ doanh thu bảo hiểm từ các kênh phân phối ở Châu Âu 6

Kênh Anh Pháp Tỷ lệ doanh thu (%)Đức Ý Tây Ban Nha

5

http://www.kilobooks.com/threads/23050-%C6%B0u-nh%C6%B0%E1%BB%A3c-%C4%91i%E1%BB%83m-c%E1%BB%A7a-c%C3%A1c-k%C3%AAnh-ph%C3%A2n-ph

%E1%BB%91i-b%E1%BA%A3o-hi%E1%BB%83m-t%E1%BA%A1i-Vi%E1%BB%87t-Nam “ưu nhược điểm của các kênh phân phối bảo hiểm tại Việt Nam”

6 http://tinbaohiem.com/baohiem/viewtopic.php?f=23&t=301

Trang 7

Có thể thấy, tỉ trọng phân phối bảo hiểm qua “kênh ngân hàng” chiếm tỉ

trọng khá cao (gần 2/3) Điều đó cho thấy thị trường bảo hiểm đặc biệt là ở các nước phát triển thì phân phối bảo hiểm qua ngân hàng rất phát triển, đóng vai trò chủ yếu trong phân phối bảo hiểm, trở thành một trong những kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm chính

Ở các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương, phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng hiện cũng đang là kênh phân phối phổ biến và được chú trọng Tuy nhiên, do sự khác biệt về văn hóa, kinh tế, chính sách phát triển mà việc phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng ở khu vực này tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau

Ở những nước phát triển, với hệ thống ngân hàng và bảo hiểm khá hoàn chỉnh như Úc, Nhật Bản, Niu-di-lân, Hàn Quốc, Đài Loan và Xin-ga-po, các công ty bảo hiểm thường tận dụng được cơ sở khách hàng rộng lớn của ngân hàng, liên hệ và thiết lập lòng tin của khách hàng nhằm bán chéo các sản phẩm bảo hiểm được thiết kế riêng cho đối tượng này

Còn tại các quốc gia có dân cư chủ yếu theo đạo Hồi như Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Thái Lan, các ngân hàng đang có xu hướng hợp tác với công ty bảo hiểm để cung cấp nhiều loại hình sản phẩm tài chính đạo Hồi cũng như các sản phẩm bảo hiểm takaful Còn ở những nước có dân số sống ở nông thôn và kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, ngân hàng đã trợ giúp trong việc tăng mức độ thâm nhập của bảo hiểm, cung cấp mối liên kết tin cậy và hiệu quả tới các khách hàng nông thôn cũng như cơ sở hạ tầng hiện có và sự hiện diện của cộng đồng Ví dụ cụ thể một vài nước như:

- Tại In-đô-nê-xi-a, một số công ty bảo hiểm, như Asuransi AIA và Prudential đang bán các sản phẩm bảo hiểm kết hợp với ngân hàng Trong năm

2008, 19 công ty bảo hiểm nhân thọ và 7 công ty bảo hiểm phi nhân thọ đã hợp

Trang 8

tác với ngân hàng, bán tổng số 131 sản phẩm khác nhau thông qua 27 ngân hàng

-Ngành ngân hàng phát triển cực mạnh ở Xin-ga-po cho phép các ngân hàng lớn tăng nhanh quy mô bán bảo hiểm qua ngân hàng cho các khách hàng của mình Tính đến tháng 9/2009, Bancassurance đã chiếm tới 23% trong tổng

số phí bảo hiểm khai thác mới

- Tại Nhật Bản, kênh Bancassurance được giới thiệu từ tháng 4/2001 với một số hạn chế nhất định về loại sản phẩm được phân phối Năm 2006, kênh này mới chỉ chiếm 3,3% phí bảo hiểm nhân thọ Tháng 12/2007, quy định trên được

gỡ bỏ hoàn toàn, cho phép các công ty bảo hiểm được bán tất cả các sản phẩm nhân thọ thông qua ngân hàng Một báo cáo của Celent chỉ ra rằng đến năm

2012, kênh phân phối này sẽ giúp các ngân hàng thu về được từ 20% đến 25% phí bảo hiểm nhân thọ khai thác mới, từ 5% đến 15% phí bảo hiểm con người phi nhân thọ và xấp xỉ 80% phí bảo hiểm các sản phẩm trả tiền định kỳ 7

Nhìn chung, phân phối bảo hiểm qua ngân hàng có xu hướng tăng lên trên thế giới và đang là hình thức được nhiều doanh nghiệp bảo hiểm chú trọng phát triển Nếu như ban đầu, phân phối bảo hiểm qua ngân hàng chỉ việc ngân hàng tiến hành bán bảo hiểm (chủ yếu là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ) cho các khách hàng ngân hàng qua hệ thống mạng lưới các cơ sở giao dịch của ngân hàng thì cho đến hiện nay, nó đã trở thành phổ biến ở nhiều nước, được thực hiện thông qua nhiều mô hình phối kết hợp hoạt động ngân hàng và bảo hiểm, kể cả bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ

2 Tại Việt Nam.

Việt Nam trước xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế, lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt buộc các công ty bảo hiểm trong nước phải có những thay đổi trong chiến lược Marketing, đặc biệt là chiến lược phân phối sản phẩm Bán bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) chắc chắn sẽ là một trong những kênh phân phối hiệu quả để thúc đẩy bán hàng,

7 http://baohiem24h.com/home/index.php/tintuc/83-tin-tc-thi-trung/108-cac-kenh-phan-phoi-bao-hiem-tai-khu-vuc-chau-a-thai-binh-duong-iii

Trang 9

tăng doanh thu phí bảo hiểm nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng mà Chính phủ Việt Nam đặt ra cho các công ty bảo hiểm trong nước (tốc độ tăng trưởng bình quân lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ khoảng 28%/năm cho đến năm 2010)

Thực tế cho thấy, từ năm 2000 trở về trước các công ty bảo hiểm và các ngân hàng chưa có liên kết hoạt động Bancassurance Chủ yếu chỉ dừng lại ở các công ty bảo hiểm mở tài khoản tại ngân hàng, vay vốn, gửi tiền tại các ngân hàng các khoản vốn nhàn rỗi Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2001 tình hình của hoạt động này đã có sự khác biệt đáng kể Các công ty bảo hiểm đã nhận ra việc phân phối sản phẩm qua ngân hàng là một hướng mới đầy triển vọng phát triển

Tuy nhiên cho tới năm 2005, ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm mới tung ra các sản phẩm liên kết hoặc ký các hợp đồng hợp tác ở mức đơn giản Đến nay, sau 10 năm triển khai, hoạt động Bancassurance ở Việt Nam đã có những kết quả bước đầu, từng bước bắt nhịp với trình độ phát triển của thế giới Một số mô hình Bancassurance đã được xây dựng và nhân rộng như: mô hình ngân hàng ký các thỏa thuận phân phối sản phẩm với các DNBH, mô hình tập đoàn dịch vụ tài chính hay ngân hàng đầu tư góp vốn thành lập DNBH mới để cùng kinh doanh

Hiện nay, trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có một số doanh nghiệp triển khai khá thành công kênh phân phối này, tiêu biểu như: Liên kết Bảo Việt nhân thọ-Techcombank: là một trong các liên kết ngân hàng và bảo hiểm ở Việt Nam cho ra đời các sản phẩm Bancassurance đầu tiên Vào ngày 01/08/2006 hai bên đã ký kết hợp tác cho ra đời hai sản phẩm là “Tài khoản tiết kiệm giáo dục”

và “ Tín dụng cho nhà mới và ô tô xịn” Ngày 20/11/2007 Bảo Việt và Techcombank tiếp tục triển khai 2 sản phẩm mới là sự kết hợp “An tâm tiêu dùng” của Bảo Việt và “Cho vay tiêu dùng trả góp” và “Cho vay trả góp mua hàng” của Techcombank Việc chính thức ra mắt các sản phẩm Bancassurance mới này đánh dấu bước phát triển mới trong hoạt động Bancassurance giữa Techcombank và Bảo Việt Nhân thọ

Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) (Tập đoàn tài chính mang thương hiệu BIDV thông qua việc BIDV mua lại phần vốn

Trang 10

góp của Tập đoàn Bảo hiểm Quốc tế QBE (Australia) trong Liên doanh Bảo hiểm Việt Úc (là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, được thành lập và hoạt động tại Việt Nam từ năm 1999) và chính thức đi vào hoạt động với tên gọi mới (BIC) kể từ ngày 01/01/2006) : Là thành viên của một trong những ngân hàng quốc doanh lớn nhất cả nước, BIC có nhiều lợi thế để phát triển Bancassurance Năm 2010, tổng doanh thu phí bảo hiểm qua kênh phân phối Bancassurance đạt 62 tỷ đồng, tăng trưởng 66 % so với năm 2009 Trong đó, doanh thu qua BIDV chiếm tỷ trọng lớn nhất Bên cạnh hệ thống BIDV, BIC cũng đã liên kết với nhiều ngân hàng TMCP khác như Seabank, Bắc Á, Phương Đông…Tính đến hết năm 2010, BIC đã đặt quan hệ hợp tác với 22 ngân hàng/chi nhánh ngân hàng ngoài BIDV, tiếp tục dẫn đầu thị trường về mạng lưới ngân hàng liên kết

Một doanh nghiệp bảo hiểm khác cũng đã thu được những thành công bước đầu trong lĩnh vực này là Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC): Tỷ trọng doanh thu Bancassurance tại ABIC chiếm 27,5% năm 2008; 49% năm 2009; 56,6% năm 2010 và năm 2011 dự kiến 65% - tương đương với các công ty bảo hiểm ở những nước có Bancassurance phát triển Hiện tại, ABIC triển khai Bancassurance tại hơn 100 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp cấp I trên toàn quốc với doanh thu năm 2008 là 50,9 tỷ đồng, năm 2009 tăng 277% với năm 2008 và năm 2010 tăng 427% so với năm 2008

Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ phí bảo hiểm khai thác qua kênh phân phối Bancassurance toàn thị trường Việt Nam chưa tới 5% Trong khi đó ở các nước trên thế giới, thậm chí tại một số nước mới triển khai hoạt động Bancassurance chưa lâu, Bancassurance cũng đã chiếm tỷ lệ trên dưới 50% tổng doanh thu phí bảo hiểm

Ngày đăng: 30/01/2016, 15:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w