TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K2A - 2015 TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Xử lý tình huống tranh chấp trong việc lập hồ sơ đề nghị t
Trang 1TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K2A - 2015
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Xử lý tình huống tranh chấp trong việc lập hồ sơ đề nghị truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam
anh hùng” tại thành phố Hà Nội
Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hằng Chức vụ : Chuyên viên Đơn vị công tác : Phòng Chính sách Người có
công – Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Hà Nội, tháng 11 năm 2015
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU……… 1
1.1 Lý do chọn đề tài……… 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu……… 1
1.3 Phương pháp nghiên cứu………2
1.4 Phạm vi nghiên cứu………2
1.5 Bố cục của đề tài……… 2
NỘI DUNG……….3
2.1 Mô tả tình huống……….4
2.2 Mục tiêu xử lý tình huống……… 6
2.3 Phân tích nguyên nhân và hậu quả………6
2.3.1 Nguyên Nhân……….6
2.3.2 Hậu quả……… 8
2.4 Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống………….10
2.4.1 Phương án 01……… 10
2.4.2 Phương án 02……… 11
2.4.3 Phương án 03……… 12
2.5 Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn……… 13
2.5.1 Mục đích, yêu cầu của kế hoạch………13
2.5.2 Kế hoạch dự kiến……….13
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……….19
3 1 Kết luận……….19
3.2 Kiến nghị ……… 19
3.2.1 Đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân của bà mẹ………19
3.2.2 Đối với cán bộ thực thi chính sách ưu đãi xã hội đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng……… 20
3.2.3 Đối với cơ quan quản lý nhà nước về chính sách ưu đãi xã hội đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng……… 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 22
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Dân tộc ta đã trải qua bao thăng trầm trong quá trình xây dựng và đấu tranh bảo
vệ Tổ quốc Để có được nền độc lập, hòa bình ngày hôm nay là nhờ sự hy sinh to lớn của bao lớp thế hệ cha anh quả cảm, trong đó không thể không kể đến công lao thầm lặng của các Bà mẹ Việt Nam anh hùng đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Với đạo lý ngàn đời của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”, Đảng và Nhà nước ta
đã và đang thực thi các chế độ chính sách ưu đãi với người có công với đất nước Mục đích của các chính sách nhằm hỗ trợ cho người có công có cuộc sống tương đối ổn định về cả vật chất cũng như tinh thần Do đó, việc thực hiện chính sách ưu đãi với người có công nói chung, Bà mẹ Việt Nam anh hùng nói riêng là là một đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta
Thực tế việc thực hiện chính sách đối với đối tượng là Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại thành phố Hà Nội trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định về nhận thức của các chủ thể tham gia thực hiện chính sách ưu đãi, về năng lực của đội ngũ cán bộ làm chính sách cũng như hệ thống pháp luật hiện hành
Xuất phát từ những lí do trên, em đã lựa chọn lĩnh vực thực hiện chính
sách người có công với cách mạng làm nội dung nghiên cứu với đề tài: “Xử lý
tình huống tranh chấp trong việc lập hồ sơ đề nghị truy tặng danh hiệu vinh
dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” tại thành phố Hà Nội”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng, mô tả và phân tích được tình huống liên quan đến tranh chấp trong việc lập hồ sơ đề nghị truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” tại thành phố Hà Nội một cách cụ thể, chi tiết
Trang 4Xác định được những phương án giải quyết tình huống tối ưu nhất và lên
kế hoạch để thực hiện tốt phương án đó
Đề xuất một số kiến nghị đối với các bên liên quan nhằm giải quyết được tình huống đặt ra nói riêng, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với đối tượng “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” tại Hà Nội nói chung
Bản thân học viên củng cố thêm những kiến thức đã được trang bị trong thời gian học tập và từng bước nâng cao năng lực chuyên môn trong hoạt động thực tiễn
1.3 Phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Phương pháp phân tích
- Mục đích: Thu thập, hệ thống, khái quát những vấn đề lý luận liên quan
đến nội dung nghiên cứu
- Nội dung: Tiến hành thu thập các văn bản quy phạm pháp luật có liên
quan và các thông tin phục vụ cho việc phân tích tình huống đặt ra
1.3.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
- Mục đích: Phỏng vấn sâu được sử dụng nhằm thu thập những ý kiến chủ
quan của cán bộ làm chính sách, chủ thể có tranh chấp trong tình huống
- Nội dung: Tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong tình huống;
tâm tư, nguyện vọng của họ
1.4 Phạm vi nghiên cứu: tại thành Phố Hà Nội
1.5 Bố cục của tiểu luận
Ngoài phần lời nói đầu, phần nội dung và phần kết luận, kiến nghị bố cục của tiểu luận gồm 05 phần:
Phần 1 Mô tả tình huống
Phần 2 Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Phần 3 Phân tích nguyên nhân, hậu quả
Phần 4 Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống Phần 5 Lập kế hoạch, tổ chức phương án đã lựa chọn
Trang 5NỘI DUNG
2.1 Mô tả tình huống
Cụ Trịnh Thị N cư trú tại xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, thành phố
Hà Nội có chồng và hai người con trai Trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc cụ N đã lần lượt mất đi người chồng là liệt sĩ Trần Văn C và người con trai cả là liệt sĩ Trần Vô Đ
Hiện tại, thân nhân của cụ Trịnh Thị N còn lại người con út là ông Trần Văn L đang cư trú tại thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ và người con dâu là
vợ của liệt sĩ Trần Vô Đ (tức bà Nguyễn Thị C) đang cư trú tại xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ cùng các con cháu
Theo quy định của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà
mẹ Việt Nam anh hùng” cụ Trịnh Thị N đủ điều kiện đề nghị truy tặng danh hiệu Cụ thể quy định tại điểm d, khoản 1, điều 2 của Nghị định 56/2013/NĐ-
CP, ngày 22/5/2013 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”
Điều 2 Đối tượng được xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”
1 Những bà mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây được xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”:
a) Có 2 con trở lên là liệt sỹ;
b) Chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sỹ và 1 con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sỹ;
d) Có 1 con là liệt sỹ và có chồng hoặc bản thân là liệt sỹ;
đ) Có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ
Trang 6Sau khi được phổ biến chính sách từ các phương tiện truyền thông tại địa phương, gia đình cụ N đã nắm bắt được thông tin và có nhu cầu lập hồ sơ đề nghị truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” đối với cụ Trịnh Thị N
Do bà Nguyễn Thị C là dâu trưởng, có công chăm sóc, nuôi dưỡng cụ N, phụ trách thờ phụng bố mẹ chồng và chồng nên gia tộc thống nhất để ông Trần Văn
L là người con đẻ còn lại duy nhất đại diện lập hồ sơ, Bằng Bà mẹ Việt Nam anh hùng sau khi được Nhà nước tặng sẽ rước về nhà bà C để thờ cúng và khoản tiền thưởng theo quy định của Nhà nước sẽ do cả 02 người quyết định việc sử dụng cho xây sửa vỏ mộ cụ Trịnh Thị N
Năm 2014, ủy ban nhân dân xã Thụy Hương đã hướng dẫn gia đình lập hồ
sơ đề nghị chuyển lên ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ Tháng 5/2015, Phòng Chính sách Người có công – Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội
đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” đối với cụ Trịnh Thị N Qua xét duyệt hồ sơ, nhận thấy cụ Trịnh Thị N đủ điều kiện
đề nghị Nhà nước khen danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, tháng 7/2015,
Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội đã có văn bản đề nghị các cơ quan
có thẩm quyền trình Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” đối với cụ N
Cuối tháng 7/2015, Phòng Chính sách Người có công – Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội nhận được đơn của bà Nguyễn Thị C và ông Trần Văn L kiến nghị về việc lập hồ sơ đề nghị truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” đối với cụ N
Nội dung đơn cụ thể như sau:
Đơn kiến nghị của bà Nguyễn Thị C: Gia đình bà C đồng ý ủy quyền cho
ông Trần Văn L đứng ra lập hồ sơ đề nghị truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” đối với cụ N với các điều kiện đã nêu khi họp họ tộc Tuy nhiên, sau khi lập hồ sơ ông Trần Văn L trao đổi lại với bà C rằng ông không cần có sự ủy quyền của bà C vẫn làm được hồ sơ và sẽ đưa các chế độ của cụ N về nhà mình Việc ông L cư xử và tuyên bố như vậy khiến bà C và các con cháu rất bức xúc Do
đó, gia đình bà Nguyễn Thị C không đồng tình và đề nghị Sở Lao động Thương
Trang 7binh và Xã hội Hà Nội tạm thời dừng hồ sơ của cụ Trịnh Thị N để gia đình bàn bạc, thống nhất lại
Đơn kiến nghị của ông Nguyễn Văn L: ông L cho biết cán bộ xã thị trấn
Chúc Sơn khẳng định ông là con đẻ duy nhất còn lại của cụ N nên không cần ai
ủy quyền lập hồ sơ đề nghị truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” đối với cụ N do đó không cần ủy quyền của con dâu cụ N là bà C Đồng thời, ông L trình bày do con cháu bà C có mối quan hệ thân tình trong xã Thụy Hương và huyện Chương Mỹ nên đã gây nhiều khó khăn cho ông trong quá trình lập hồ sơ Ông L đề nghị Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội giải quyết ngay trường hợp của cụ Trịnh Thị N
Vì vậy, trong thời gian tới Phòng Chính sách Người có công - Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội cần phối hợp với các bên liên quan để giải quyết trường hợp kiến nghị trên thật thỏa đáng nhằm thực hiện tốt chính sách đối với Bà
mẹ Việt Nam anh hùng và củng cố lòng tin với Đảng, Nhà nước trong nhân dân
Có thể thấy được những vấn đề nảy sinh trong tình huống này như:
- Cán bộ chính sách thị trấn Chúc Sơn chưa tìm hiểu rõ về chính sách đã cung cấp thông tin sai lệch cho ông Trần Văn L dẫn đến những hiểu lầm không đáng có trong gia đình;
Theo quy định tại khoản 5, điều 4 của Thông tư BLĐTBXH, ngày 10/10/2014 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”:
03/2014/TTLT-BNV-BQP-5 Đối với bà mẹ được truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” thì khoản tiền một lần và hiện vật khen thưởng được trao cho người chồng; nếu người chồng đã từ trần thì trao cho con hoặc vợ liệt sĩ thường xuyên giữ trách nhiệm thờ cúng bà mẹ; trường hợp bà mẹ không còn chồng, con thì trao cho người thân gần nhất chịu trách nhiệm thờ cúng, chăm sóc phần mộ của bà mẹ, theo đề nghị bằng văn bản của chính quyền cấp xã nơi bà mẹ cư trú khi còn sống
Như vậy, đối chiếu quy định trên cho thấy ông Trần Văn L và bà Nguyễn Thị C ngang hàng thừa kế đại diện gia đình nhận chế độ ưu đãi của Nhà nước đối với cụ N
Do đó, nhận định của cán bộ chính sách thị trấn Chúc Sơn là thiếu căn cứ
Trang 8- Ủy ban nhân dân thị trấn Chúc Sơn, Ủy ban nhân dân xã Thụy Hương và
Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ đã không kịp thời phản ánh những kiến nghị của nhân dân đến Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội để có phương án giải quyết;
- Có dấu hiệu sai phạm trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực người có công tại ủy ban nhân dân xã Thụy Hương và ủy ban nhân dân huyện Chương
Mỹ theo kiến nghị của ông Trần Văn L
2.2 Xác định mục tiêu giải quyết tình huống
Qua việc mô tả tình huống cho thấy, để xử lý tình huống này cần xác định
những mục tiêu sau:
Một là, nhằm giải quyết các vấn đề do tình huống đặt ra: giải quyết những kiến nghị của ông Trần Văn L và bà Nguyễn Thị C, đồng thời đi đến thống nhất việc lập hồ sơ đề nghị truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” đối với
cụ N và giải quyết các chế độ ưu đãi liên quan theo đúng quy định của pháp luật Hai là, qua việc giải quyết tình huống đặt ra góp phần tích cực trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ cũng như nhân dân tại địa phương
về chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng nhằm hạn chế những tình huống tương tự xảy ra, tạo niềm tin trong nhân dân đối với
hệ thống chính trị Đồng thời, xử lý nghiêm những sai phạm của cơ quan nhà nước (nếu có)
Ba là, theo đơn kiến nghị của ông Trần Văn L và bà Nguyễn Thị C cho thấy cả hai người đều có những quyền lợi chính đáng đang bị vi phạm Do đó, qua việc giải quyết tình huống cần đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan Bốn là, kết quả giải quyết tình huống có được sự hài hòa trong mối quan hệ gia đình giữa ông Trần Văn L và bà Nguyễn Thị C trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật và đạt hiệu quả tối ưu nhất
2.3 Phân tích nguyên nhân, hậu quả
2.3.1 Nguyên nhân
- Thứ nhất, do công tác tổ chức và công tác quản lý nhà nước tại thành phố
Hà Nội còn hạn chế do địa giới hành chính rộng lớn với 30 quận, huyện, thị xã dẫn tới thông tin từ cơ sở được phản ánh chậm, chưa thật sự chính xác Điều này
Trang 9gây ảnh hưởng tới quá trình giải quyết sự việc Giả sử có sự phản ánh kịp thời hơn từ cơ sở về tranh chấp trong gia đình cụ Trịnh Thị N, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ để lại trường hợp cụ N để xem xét giải quyết Bởi tuyến cơ sở phản ánh chậm, do đó hồ sơ đã trình lên cơ quan có thẩm quyền, trong trường hợp có tranh chấp Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải có văn bản giải trình và đề nghị tạm dừng xét duyệt hồ sơ hao tốn thời gian và công đoạn giải quyết
- Thứ hai, có nhiều bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về
Bà mẹ Việt Nam anh hùng và sự kém hiểu biết của một bộ phận cán bộ, công chức và người dân
Ví dụ: trong khoản 1, điều 4 của Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 quy định chi tiết, hướng dẫn thu hành một số điều của Pháp lệnh ưu
đãi người có công với cách mạng giải thích: Thân nhân người có công là cha
đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con (con đẻ, con nuôi) Thân nhân liệt sĩ còn là
người có công nuôi dưỡng liệt sĩ.;
Điểm a, khoản 1, điều 4 của Nghị định 56/2013/NĐ-CP, ngày 22/5/2013 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự
nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”: Hồ sơ xét duyệt, gồm: a) Bản khai cá
nhân theo Mẫu số 01a/BMAH; thân nhân của bà mẹ kê khai theo Mẫu số
01b/BMAH, kèm theo giấy ủy quyền theo Mẫu số 02/BMAH; b) Bản sao Bằng
Tổ quốc ghi công, Giấy chứng nhận thương binh có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã
Theo quy định tại khoản 5, điều 4 của Thông tư BLĐTBXH, ngày 10/10/2014 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
03/2014/TTLT-BNV-BQP-số 56/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ
Việt Nam anh hùng”: Đối với bà mẹ được truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà
nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” thì khoản tiền một lần và hiện vật khen
thưởng được trao cho người chồng; nếu người chồng đã từ trần thì trao cho con hoặc vợ liệt sĩ thường xuyên giữ trách nhiệm thờ cúng bà mẹ; trường hợp bà
mẹ không còn chồng, con thì trao cho người thân gần nhất chịu trách nhiệm thờ
Trang 10cúng, chăm sóc phần mộ của bà mẹ, theo đề nghị bằng văn bản của chính quyền cấp xã nơi bà mẹ cư trú khi còn sống
Qua các quy định nêu trên có thể thấy, văn bản hướng dẫn về chính sách đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn nhiều điểm chưa rõ ràng, dễ gây hiểu nhầm Theo nghị định 31/2013/NĐ-CP giải thích từ ngữ về thân nhân đối chiếu với người có công là Bà mẹ Việt Nam anh hùng sẽ không có hàng con dâu của
bà mẹ Tiếp đó, nghị định 56/2013/NĐ-CP hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị xét tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng thì thân nhân của bà mẹ lập biên bản ủy quyền Như vậy, nếu xét với hai văn bản nêu trên, nhiều cán bộ cơ
sở khi chưa cập nhật được Thông tư 03/2014/TTLT-BNV-BQP-BLĐTBXH sẽ xác định thân nhân của bà mẹ chỉ có con đẻ và con nuôi, không có con dâu Trường hợp của gia đình cụ Trịnh Thị N đang gặp phải vướng mắc vì lý do trên Cán bộ thị trấn Chúc Sơn chưa nắm rõ chính sách nên đã cung cấp thông tin thiếu chính xác cho ông Trần Văn L, dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình
- Thứ ba, do sự thiếu tôn trọng pháp chế của các bên liên quan trong sự việc Ông Trần Văn L còn chưa chấp hành nghiêm túc các thỏa thuận ủy quyền khi lập hồ sơ dẫn đến việc giải quyết hồ sơ bị gián đoạn Ngoài ra, cán bộ chính sách tại thị trấn Chúc Sơn chưa nắm rõ chính sách lại khẳng định chắc chắn với người dân, cán bộ, công chức tại xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ chưa báo cáo kịp thời sự việc lên cơ quan cấp trên theo quy định
- Thứ tư, sự việc xảy ra còn do mâu thuẫn từ nhiều phía
+ Mâu thuẫn từ lâu trong gia đình ông Trần Văn L và bà Nguyễn Thị C, có nhiều bất đồng quan điểm về người thừa hưởng các chế độ ưu đãi đối với các liệt sĩ;
+ Mâu thuẫn trong quan điểm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân thị xã Chúc Sơn ủng hộ ông Trần Văn L, xã Thụy Hương lại tạo điều kiện hơn cho bà Nguyễn Thị C
2.3.2 Hậu quả
Tình huống đang xảy ra dẫn đến nhiều hậu quả về kinh tế, xã hôi, dư luận trong nhân dân, cụ thể:
Trang 11- Về mặt kinh tế: tranh chấp giữa ông Trần Văn L và bà Nguyễn Thị C kéo dài sẽ dẫn đến việc phải tổ chức nhiều cuộc họp để tìm cách giải quyết; phải thành lập đoàn kiểm tra xuống cơ sở, tốn kém chi phí đi lại, tổ chức kiểm tra,
- Việc cán bộ chính sách hướng dẫn người dân chưa chính xác theo quy định của pháp luật và trong trường hợp thanh tra có dấu hiệu vi phạm pháp luật
sẽ có ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của bộ máy công quyền Như vậy, tranh chấp kéo dài không giải quyết được trường hợp của gia đình cụ Trịnh Thị N sẽ gây mất lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước; uy tín của đội ngũ cán bộ, công
chức bị giảm sút nghiêm trọng Như Bác Hồ đã nói: dễ trăm lần không dân cũng
chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong, Đây là vấn đề cần đặc biệt quan tâm,
bởi hoạt động của Nhà nước cần có sự ủng hộ và đóng góp của nhân dân mới có thể đảm bảo sự phát triển
- Về mặt xã hội: những vấn đề nêu trên của cán bộ, công chức tại huyện Chương Mỹ trong tình huống nêu trên nếu không được giải quyết triệt để sẽ tạo
ra dư luận xấu trong nhân dân Một bộ phận người dân có thể cho rằng, nội bộ
cơ quan nhà nước không có sự thống nhất trong thực thi chính sách, liệu có đem lại lợi ích toàn vẹn cho người dân được hay không Sự việc kéo dài có thể gây mất an ninh trật tự tại địa phương như: tụ tập đông người, biểu tình,
- Thêm vào đó, việc báo cáo chưa kịp thời của chính quyền cơ sở lên cơ quan cấp trên là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cho thấy việc thực hiện chưa đầy đủ các quy định của Nhà nước
- Ngoài ra, qua tình huống trên cho thấy phần nào sự yếu kém trong dịch vụ công của nước ta hiện nay Thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, gây nhiều khó khăn cho người dân khi tiếp cận các chính sách mà họ là đối tượng thụ hưởng Đơn cử là việc các bộ chính sách thị trấn Chúc Sơn chưa nắm rõ được về chính sách, đồng thời, qua phân tích chính sách cũng cho thấy nhiều điểm còn chưa thực sự cụ thể, dễ hiểu đối với người dân, đặc biệt là những bà
mẹ anh hùng còn sống và thân nhân của bà mẹ anh hùng đã từ trần thường đã rất cao tuổi
Trang 122.4 Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
Từ việc phân tích nguyên nhân, hậu quả của tình huống xảy ra tại huyện Chương Mỹ và mục tiêu giải quyết tình huống, em xin đề xuất 03 phương án giải quyết sau:
2.4.1 Phương án 1:
* Nội dung phương án:
- Giữ nguyên hồ sơ đề nghị của cụ Trịnh Thị N do ông Trần Văn L là người đại diện kê khai;
- Bằng Bà mẹ Việt Nam anh hùng cũng như các khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật sau khi có quyết định của Chủ tịch nước sẽ giữ lại tại Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ cho đến khi gia đình thống nhất được người đại diện nhận
* Những ưu điểm và hạn chế của phương án:
Ưu điểm:
Gói gọn được tiến trình giải quyết hồ sơ: do Sở Lao động – Thương binh và
Xã hội đã trình hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền xét duyệt, trong thời gian tới sẽ
có quyết định truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng đối với bà Trịnh Thị N
Hạn chế:
Khi giải quyết theo phương án số 01, sẽ có những hạn chế sau:
- Tiến trình giải quyết không tuân thủ theo quy định của pháp luật, bởi khi
có tranh chấp xảy ra thì tính thống nhất của hồ sơ đã bị vi phạm;
- Chưa giải quyết được triệt để và hợp lý mâu thuẫn giữa gia đình ông Trần Văn L và bà Nguyễn Thị C;
- Chưa tìm hiểu về việc vi phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân xã Thụy Hương và Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ theo đơn kiến nghị của ông Trần Văn L;
- Giải quyết thiếu sót vấn đề dẫn đến giảm sút uy tín của cán bộ, công chức; giảm sút lòng tin của nhân dân vào chính quyền cơ sở, vào Đảng, Nhà nước;