1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí

23 334 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 218,5 KB

Nội dung

cho tác giả và nhà sáng chế các quyền độc quyền đối với các tác phẩm và phát hiện của họ trong một thời gian nhất định”Dưới góc độ pháp lý, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là việc nhà nư

Trang 1

Sở hữu công nghiệp là khái niệm lâu đời nhưng mới được quan tâm nhiều tại Việt Nam thờigian gần đây Trước kia, các tài sản hữu hình như đất đai, lao động và tiền vốn là tiêu chuẩnđánh giá doanh nghiệp Ngày nay, tài sản vô hình nổi lên như một nhân tố đầy giá trị tronghoạt động của doanh nghiệp với bộ phận quan trọng là sở hữu trí tuệ Trên thị trường đượctoàn cầu hóa hiện nay, một nhã hiệu hàng hóa –sản phẩm của trí tuệ có giá trị tỉ lệ thuận vớihàng hóa bán ra Giá trị của nhãn hiệu hàng hóa đó được tăng lên khi bán được nhiều hàng

và khó có thể tính được khi hàng hóa đó đã trở nên nổi tiếng Đó là lí do vì sao người tađịnh giá nhãn hiệu Coca Cola đến hơn 70 tỷ USD, Microsoft hơn 65 tỷ USD hay Nokia hơn

29 tỷ USD

Sở hữu công nghiệp là một bộ phận trụ cột của Sở hữu trí tuệ Các đối tượng bảo hộ củapháp luật về sở hữu công nghiệp gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạchtích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu hàng hóa…

Việc bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp mang tính chất riêng Quyền sở hữu hầu hết các đốitượng nêu trên nếu muốn được xác lập và bảo hộ phải được tiến hành đăng kí với cơ quannhà nước có thẩm quyền và tuân theo thủ tục hành chính, khác với quyền tác gỉa có tínhchất bảo hộ tự động, phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm văn học, nghệ thuật được sáng tạodưới hình thức nhất định Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được quy định khôngdài, Pháp luật về sở hữu công nghiệp Việt Nam quy định thời hạn bảo hộ sáng chế là 20năm, nhãn hiệu hàng hóa là 10 năm, kiểu dáng công nghiệp là 5 năm…

Do các vai trò quan trọng của sở hữu công nghiệp nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung, cácchính sách và pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải là những công cụ quan trọngtrong chiến lược phát triển nền kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ của quốc gia, nhằm

cả mục tiêu ngắn hạn và lâu dài Việc bảo hộ có hiệu quả quyền sở công nghiệp có ý nghĩasống còn đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, thúc đẩy đầu tư nước ngoài, chuyểngiao và phổ biến công nghệ, tăng thêm việc làm và thu nhập cho người dân địa phươngcũng như tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc hội nhập của nền kinh tế quốc gia đối với

các nền kinh tế khu vực và nền kinh tế toàn cầu

Mục 8 Hiến pháp Hoa Kì năm 1787 quy định rằng: “Quốc hội có thẩm quyền

…thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật hữu ích, bằng việc bảo đảm

Trang 2

cho tác giả và nhà sáng chế các quyền độc quyền đối với các tác phẩm và phát hiện của họ trong một thời gian nhất định”

Dưới góc độ pháp lý, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là việc nhà nước thông qua hệthống pháp luật, xác lập quyền của các chủ thể đối với đối tượng quyền sở hữu công nghiệp

và bảo vệ quyền đó chống lại bât kì sự vi phạm nào từ phía thứ ba

Phần I Quyền của các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp

Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp

+ Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp bao gồm tổ chức, cá nhân sở hữu các đối tượng sởhữu công nghiệp

+ tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

+ tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

+ Trong trường hợp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bốtrí, nhãn hiệu được cấp chung cho nhiều tổ chức, cá nhân thì quyền sở hữu công nghiệpthuộc sở hữu chung của các tổ chức, cá nhân đó Các chủ sở hữu chung thực hiện quyền sởhữu theo quy định của pháp luật dân sự

 Chủ thể quyền sở công nghiệp chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thờihạn bảo hộ

 Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bốtrí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh

 Phạm vi quyền sở hữu công nghiệp

- Phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết

kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác định theo phạm vi bảo hộ được ghinhận trong Văn bằng bảo hộ

- Phạm vi quyền đối với tên thương mại được xác định theo phạm vi bảo hộ tênthương mại, gồm tên thương mại, lĩnh vực kinh doanh và lãnh thổ kinh doanh

1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

2

Trang 3

trong đó tên thương mại được chủ thể mang tên thương mại sử dụng một cáchhợp pháp Việc đăng ký tên gọi của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong thủ tụckinh doanh không được coi là sử dụng tên gọi đó mà chỉ là một điều kiện để việc

sử dụng tên gọi đó được coi là hợp pháp

- Phạm vi quyền đối với bí mật kinh doanh được xác định theo phạm vi bảo hộ bímật kinh doanh, gồm tập hợp các thông tin tạo thành bí mật kinh doanh, được sắpxếp theo một trật tự chính xác và đầy đủ đến mức có thể khai thác được

 Thời hạn bảo hộ: quyền sở hữu công nghiệp về nguyên tắc được bảo hộ có thời hạn.Song có một ngoại lệ là chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn

 Điều kiện bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp: thông thường, đối tượng củacủa sở hữu trí tuệ được bảo hộ khi có tính mới, tính không hiển nhiên ( tính sáng tạo)

và tính ứng dụng Tuy nhiên, nội dung các điều kiện bảo hộ này khác nhau ở từngloại đối tượng sở hữu công nghiệp

 Về thủ tục bảo hộ: Đối các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp là sáng chế, kiểudáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý việc bảo hộ chỉ đặt ra khicác chủ thể quyền đã thực hiện việc đăng kí bảo hộ tại cơ quan Nhà nước có thẩmquyền Đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại không cần phải đăng kí bảo hộ

II Quyền của tác giả quyền sở hữu công nghiệp

1 Khái niệm tác giả

Không phải mọi đối tượng sở hữu công nghiệp đều có tác giả mà chỉ có những đốitượng sở hữu công nghiệp có tính sáng tạo ( điều kiện để được bảo hộ) mới có tác giả Cụthể: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí Vấn đề tác giả không đặt ra với nhãnhiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh

1.1 Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp gồm sáng

chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

- Một sáng chế bao gồm cả ý tưởng và việc áp dụng thực tiễn Ý tưởng được cho làliên quan đến việc trình bày suy nghĩ và việc tác giả sáng chế bộc lộ một ý tưởng hoànchỉnh về một sản phẩm hoặc quy trình sản xuất Những gợi ý đơn thuần về cách thức thựchiện ý tưởng sẽ là không đầy đủ Do đó, người thực hiện công việc đơn giản theo chỉ dẫn sẽkhông được coi là tác giả sáng chế Điều này không phục thuộc vào việc cần có bao nhiêu

kỹ năng và nỗ lực, có bao nhiêu tài trợ cho hoạt động hay không, có phối hợp hay sở hữu

Trang 4

các phương tiện kỹ thuật cho nghiên cứu hay không, hay có công bố tác phẩm liên quantrước đó hay không…

- Để là tác giả cá nhân phải tham gia đóng góp về khởi nguồn và ý tưởng cho ít nhất làmột trong các điểm yêu cầu bảo hộ hoặc các dấu hiệu cấu thành Để là tác giả duy nhất cầnchịu trách nhiệm về ý tưởng snags chế như được mô tả trong tất cả các điểm yêu vầu bảo hộsáng chế

1.2 Trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng

sở hữu công nghiệp thì họ là đồng tác giả.

- Có thể chỉ có một tác giả sáng chế, điều này xảy ra khi chỉ có một người nghĩ ra toàn

bộ sáng chế, nếu sáng chế là kết quả của quá trình hợp tác, liên quan đến hai hay nhiềungười, thì mỗi người đều được coi là đồng tác giả Các đồng tác giả không cần thiết phảitiến hành làm việc cùng nhau trong việc tạo ra sáng chế Sẽ cần có một sự hợp tác nào đó,tuy nhiên các tác giả sáng chế phải làm việc về cùng một đối tượng và phải có những đónggóp về ý tưởng đối với sáng chế như được yêu cầu bảo hộ trong bằng độc quyền sáng chế.Tất cả các đồng tác giả sáng chế không phải là tác giả của mọi điểm yêu cầu bảo hộ nhưngnếu một cá nhân đóng góp ý tưởng cho một điểm yêu cầu bảo hộ trong sáng chế, cá nhân đóvẫn là tác giả sáng chế Đồng tác giả sáng chế đòi hỏi phải có sự liên hệ giữa các tác giảsáng chế Tuy nhiên, các tác giả sáng chế không nhất thiết phải làm việc cùng nhau để các ýtưởng nảy sinh cùng lúc với các tác giả sáng chế, mỗi tác giả sáng chế có những đóng gópnhư nhau hoặc các đóng góp có tầm quan trọng như nhau Một hệ thống bảo hộ sáng chếkhông cố đánh giá và xếp hạng các đóng góp tương đối của cá nhân đồng tác giả sáng chế,mỗi đồng tác giả sáng chế có lợi ích như nhau đối với sáng chế chung

2 Quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí

Tại châu Âu lục địa, văn bản pháp luật hiện đại đầu tiên về sáng chế là Luật của pháp ngày 07.01.1791 Luật này chịu ảnh hưởng lớn của tinh thần cách mạng thời kì đó và trong phần lời nói đầu có nhận định rằng “mọi ý tưởng mới mà việc bộc lộ hoặc phát triển chúng có thể là hữu ích cho xã hội thuộc về người đầu tiên nghĩ ra và sẽ xâm phạm quyền thực chất của một người nếu không coi một sáng chế về kỹ thuật và hàng hóa hữu ích là tài sản hữu của tác chế đó”

2.1 Quyền nhân thân

4

Trang 5

 Được ghi tên là tác giả trong văn bằng bằng bảo hộ: Bằng độc quyền sáng chế, Bằngđộc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, và Giấy chứng nhậnđăng kí thiết kế bố trí mạch dẫn tích hợp bán dẫn.

Điều 4 ter Công ước Pari: tác giả sáng chế có quyền được nêu tên với dnah nghĩa là tác giảsáng chế trong patent

Luật sáng chế của Hoa Kì yêu cầu rằng bằng độc quyền sáng chế phải được yêu cầu cấp vớidanh nghĩa tác giả thực tế Việc cố ý không xác định tất cả các tác giả sáng chế thực thụtrong đơn yêu cầu cấp sáng chế có thể được sửu dụng làm cơ sở cho việc hủy bỏ văn bằngđộc quyền sáng chế Trong hầu hết các luật sáng chế, tác giả sáng chế hoặc đồng tác giảsáng chế có quyền được nêu tên trong văn bằng bảo hộ bất kì được cấp cho sáng chế đó

 Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế, kiểu dángcông nghiệp, thiết kế bố trí

2.2 Quyền tài sản

Đối với tác giả giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, điều 751 Bộ luậtDân sự năm 2005 chỉ ghi nhận quyền nhân thân nhưng đến Luật sở hữu trí tuệ năm 2005sửa đổi bổ sung năm 2009 đã bổ sung một quyền nữa cho tác giả là quyền tài sản

Quyền tài sản của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí,là quyền nhận thùlao Tác giả có quyền nhận thù lao do chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế

bố trí trả

- Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả:

+ 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,thiết kế bố trí

+ 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyểngiao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

- Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được nhiều tác giảtạo ra, mức thù lao nói trên là mức dành cho tất cả các đồng tác giả Các đồng tác giả tựthỏa thuận chia số tiền do chủ sở hữu chi trả

- Tác giả nhận thù lai trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,thiết kế bố trí

III Quyền của chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp

1 Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp

Trang 6

Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp có thể đồng thời là tác giả hoặc không pahri làtác giả của quyền này Đối với từng đối tượng sở hữu công nghiệp, chủ sở hữu được xácđịnh như sau:2

 Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơquan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng

 Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp bằng bảo hộnhã hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng kí quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhậnhoặc có nhãn hiệu nổi tiếng

 Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đótrong hoạt động kinh doanh

 Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cáchhợp pháp và thực hiện bảo mật bí mật kinh doanh Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê,bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặcđược giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc

 Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước

+ Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việcsản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm

đó ra thị trường

+ Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền chỉdẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được traoquyền sử dụng chỉ dẫn địa lý

2 Nội dung quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp

 Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền tài sản, gồm:3

+ Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

+ Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

+ Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp

 Đối với chỉ dẫn địa lý, tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền sử dụng, quyền quản

lý chỉ dẫn địa lý theo quy định có các quyền sau :

+ Tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền cho phép người khác sử

2 Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

3 Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

6

Trang 7

dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

+ Tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc tổ chức được trao quyền quản lýchỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quyđịnh tại điểm b khoản 1 Điều này

II.1 Quyền sử dụng

Đối với sáng chế

Nếu không có hợp đồng thỏa thuận hoặc nhiệm vụ nhằm chuyển giao bằng độcquyền sáng chế thì tác giả sáng chế được nêu tên sẽ là chủ sở hữu của bằng độc quyền sángchế Chủ sở hữu sáng chế được độc quyền sử dụng sản phẩm có sáng chế được cấp vănbằng bảo hộ Mặc dù tác giả là chủ sở hữu đầu tiên của sáng chế, trong hầu hết trường hợp,quyền sở hữu các quyền của sáng chế sẽ được chuyển từ tác giả sáng chế sang người thuêviệc tương ứng theo thỏa thuận lao động Quyền sử dụng gồm:

Sản xuất sản phẩm được bảo hộ: tức là áp dụng sáng chế theo bản mô tả để tạo ra sản

phẩm Sản phẩm bảo hộ có thể là sản phẩm được mô tả trong bản mô tả hay sản phẩm cótính chất tương tự Vấn đề sản phẩm nào là sản phẩm tương tự tùy thuộc vào việc giảithích yêu cầu bảo hộ và việc phân tích bản mô tả Ví dụ như có thể tạo ra sản phẩmtương tự bằng nguyên liệu khác, sản phẩm có kích cỡ khác, hay sản phẩm được dùngvào mục đích khác nhưng phương pháp sản xuất đều như được mô tả trong đơn đăng kíbảo hộ thì sản phẩm đó vẫn được coi là sản phẩm bảo hộ

Áp dụng quy trình được bảo hộ: nếu đối tượng bảo hộ là quy trình và quy trình này

không nhằm mục đích sản xuất sản phẩm, thì quyền sử dụng chỉ bao gồm quyền áp dụngquy trình được bảo hộ

Khai thác công dụng của sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ: khi một quy trình được bảo hộ thì phạm vi bảo hộ quy trình

thường rộng hơn phạm vi bảo hộ sản phẩm, bao gồm cả các phương án khác nhau củacùng một quy trình Việc áp dụng quy trình nếu trực tiếp tạo ra sản phẩm thì sản phẩm

Trang 8

Kiểu dáng công nghiệp

 Sản xuất sản phẩm có hình dạng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ

 Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm có hình dạng bênngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ

 Nhập khẩu sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ

Thiết kế bố trí

 Sao chép thiết kế bố trí; sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế bố trí được bảo hộ;

 Bán, cho thuê, quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ các bản sao thiết kế bố trí, mạch tíchhợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sảnxuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ;

 Nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố tríhoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ

 Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh,phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;

 Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu đượcbảo hộ

Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ Tên thương mại

Sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cáchdùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mạitrong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiệncung cấp dịch vụ, quảng cáo

8

Trang 9

 Nhập khẩu hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.

II.2 Quyền cho phép người khác sử dụng

- Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp được độc quyền sử dụng đối với các đốitượng được bảo hộ Độc quyền được hiểu theo hai nghĩa Thứ nhất, chủ sở hữu có quyềncho hay không cho người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thông qua một loạihợp đồng gọi là hợp đồng li-xăng Thứ hai, khi có hành vi xâm phạm độc quyền của mình( sử dụng mà không xin phép), chủ sở hữu có thể tự mình yêu cầu hay thông qua cơ quanNhà nước cơ thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm vàbồi thường thiệt hại

- Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ quy định : chủ sở hữu đối tượng sử hữu công nghiệp cóquyền cho phép cá nhân, tổ chức khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm viquyền sử dụng của mình ( chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp)

- Tuy nhiên, việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có một số hạnchế :

+ Với một số đối tượng, chủ sở hữu đối tượng không được chuyển quyền sửdụng Đó là quyền sử dụng chỉ dẫn đại lý và tên thương mại

+ Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cánhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó

+ Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba,trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép

+ Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hànghoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụngnhãn hiệu

+ Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa

vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế

- Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới

Trang 10

dạng hợp đồng bằng văn bản ( hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp – hợp đồng

li –xăng)

- Hợp đồng Li –xăng : việc chuyển giao một số quyền tài sản nào đó ( cụ thể ở đây làchuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp) giữa hai hoặc nhiều bên theonhững điều kiện nhất định về việc phân chia quyền và nghĩa vụ cụ thể giữa các bên đó.Thuật ngữ Li-xăng theo tiếng la tinh, tiếng Anh hay tiếng Pháp đều có nghĩa là « sự chophép » Li-xăng khác với việc « bán » là quyền sở hữu không được chuyển nhượng mà vẫnthuộc chủ sở hữu đầu tiên Trong hợp đồng li –xăng, chủ sở hữu được gọi là bên chuyểngiao- chuyển giao quyền sử dụng nhất định cho người nhận những quyền đó – bên nhậnchuyển giao

« Người phát triển công nghệ nên luôn luôn giữ lại quyền sở hữu tài sản trí tuệ

và chỉ chuyển giao một số quyền theo các điều kiện cụ thể Nếu không cònquyền sở hữu thì người phát triển công nghệ không thể đặt ra các điều khoảnhay điều kiện cho việc chuyển giao »4

Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm các dạng sau :

Hợp đồng độc quyền : là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao,

bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bênchuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp vớibất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu đượcphép của bên được chuyển quyền

Hợp đồng không độc quyền : là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn

chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữucông nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độcquyền với người khác

Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp : là hợp đồng mà theo đó

bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu côngnghiệp đó theo một hợp đồng khác

II.3 Quyền cấm người khác sử dụng

Quyền cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được trao cho chủ sởhữu đối tượng sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc quyền

4 GS Alen B.Bennett, đại học UC Davis, Giám đốc điều hành PIPRA - Chuyển giao công nghệ

10

Trang 11

quản lý chỉ dẫn địa lý

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và tổchức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý không có quyềncấm người khác thực hiện các hành vi :

 Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí nhằm phục vụ nhu cầu cá nhânhoặc mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu,giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xinphép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm;

 Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cảthị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữunhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài;

 Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí chỉ nhằm mục đích duy trì hoạtđộng của các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời nằmtrong lãnh thổ Việt Nam;

 Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp do người có quyền sử dụng trước

 Sử dụng sáng chế do người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho

 Sử dụng thiết kế bố trí khi không biết hoặc không có nghĩa vụ phải biết thiết kế bố trí đóđược bảo hộ;

 Sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu nhãn hiệu đó

đã đạt được sự bảo hộ một cách trung thực trước ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lýđó;

 Sử dụng một cách trung thực tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại, số lượng, chất lượng,công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ

II.4 Quyền định đoạt của chủ sở hữu sáng chế

Quyền định đoạt của chủ sở hữu sáng chế là quyền chuyển nhượng quyền sở hữu côngnghiệp Theo đó, chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp có quyền chuyển giao quyền sở hữucủa mình cho cá nhân, tổ chức khác Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phảiđược thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản ( hợp đồng chuyển nhượng quyền sởhữu công nghiệp)

Tuy nhiên, chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyềncủa mình trong phạm vi được bảo hộ

- Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng

- Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng

Ngày đăng: 30/01/2016, 06:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w