1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nguyên tắc nhân dân tham gia dông dảo vào quản lí hành chình nhà nước

12 355 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 79,5 KB

Nội dung

thức để nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý của Nhà nước như việc các đại biểu, các cơ quan nhà nước phải tiếp nhận và giải quyết các đề xuất, kiến nghị, khiếu nại của người dân, tiế

Trang 1

I, Đặt vấn đề

Cũng giống như bất kì hoạt động có mục đích nào, quản lí hành chính nhà nước được tiến hành trên cơ sở nhữn nguyên tắc nhất định Đây chính là tư tưởng chủ đạo rất quan trọng trong tô chức và hoạt động giúp cô các chủ thể quản lí hành chính nhà nước thực hiện có hiệu quả công việc của mình trên các lĩnh vực

đã được phân công Một trong những nguyên tắc rất quan trọng và có y nghĩa to lớn đó là “nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước”

II, Giải quyết ván đề:

1, Phân tích nguyên tắc:

1.1, Cơ sơ pháp lí:

Các nguyên tắc quản lí hành chính nhà nước được ghi nhận trong các văn bản phap luật của nhà nước, từ hiến pháp, luật đến các văn bản dưới luật Điều này thể hiện tính chất pháp lí của các nguyên tắc của các nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà nước

Trước hết là trong hiến pháp: Dưới dạng chung nhất, hiến pháp 1980 quy định tại Điều 56 “Mọi công dân có quyền tham gia quản lí công việc của nhà nước và xã hội” Đây là lần đầu tiên quyền này đươc quy định trong hiến pháp

Và đến hiến pháp 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã tiến một bước mới, quy

định cụ thể hơn Điều 53 hiến pháp này ghi nhận “ Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận những vấn đề chung của cả nước

và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý”, điều 2 quy định “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức” , điều 3 hiến pháp 1992 khẳng định “ Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân.”, điều 11 về quyền làm chủ của nhân dân tại cơ sở…

Các văn bản luật và dưới luật lại cụ thể hóa nội dung các nguyên tắc này trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau của Nhà nước

Luật: Luật Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng, trong đó quy định cụ thể các điều kiện, hình thức, phương

Trang 2

thức để nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý của Nhà nước như việc các đại biểu, các cơ quan nhà nước phải tiếp nhận và giải quyết các đề xuất, kiến nghị, khiếu nại của người dân, tiếp thu các ý kiến đóng góp vào các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Các luật về các tổ chức chính trị - xã hội như Luật Công đoàn, Luật Thanh niên, Luật Mặt trận Tổ quốc cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội tham gia công việc quản lý nhà nước

Văn bản dưới luật : các nghị định của chính phủ (Nghị định số

29/1998/NĐ-CP ban hành Quy chế thực hiện Dân chủ cơ sở, trong đó quy định các việc chính quyền cơ sở phải công khai xin ý kiến của nhân dân và quy định cụ thể các công việc mà người dân có quyền quyết định tại địa phương….)

1.2, Cơ sơ lí luận :

- Nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà nước là tổng thể các quy phạm

pháp luật hành chính có nội dung là những tư tưởng chủ đạo làm cơ sở để tổ chức thực hiện hoạt động quả lí hành chính nhà nước

- Đặc điểm của nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà nước:

+ Được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của nhà nước, từ hiến pháp, luật đến các văn bản dưới luật

+ Mang tính khách quan và khoa học

+ Mang tính ổn định

+ Mỗi nguyên tắc có nội dung riêng, phản ánh những quy luât khách quan khác nhau trong quản lí hành chính

Các nguyên tắc cơ bản trong quản lí hành chính nhà nước với nội dung rất

đa dạng có tính thống nhất và liên hệ chặt chẽ với nhau Việc phân loại chúng một cách khoa học nhằm xác định cụ thể vị trí, vai trò của chúng trong quản lí nhà nước, trên cơ sở đó xây dựng và áp dụng chúng một cách có hiệu quả trong thực tiễn quản lí hành chính nhà nước là điều vô cùng cần thiết

Các nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà nước thường được phân chia thành hai nhóm: Các nguyên tắc chính trị - xã hội là nguyên tắc chung, được quán triệt trong toàn bộ tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước trong đó

có hoạt đông quản lí hành chính nhà nước Đây là nguyên tắc thể hiện sâu sắc bản chất giai cấp của nhà nước nhóm này bao gồm các nguyên tắc cơ bản sau đây : Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lí hành chính nhà nước; Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước; Nguyên

Trang 3

tắc tập trung dân chủ; Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tôc; Nguyên tăc pháp chế xã hội chủ nghĩa

1.3, Phân tích cụ thể: Nguyên tắc nhân dân tham gia dông dảo vào quản

lí hành chình nhà nước.

a Cơ sở của việc hình thành nên nguyên tắc này:

- Với bản chất dân chủ sâu sắc, nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc

về nhân dân dược nhà nước xã hội chủ nghĩa ghi nhận và đảm bảo thực hiện Nhà nước xã hội chủ nghĩa do chính nhân dân lao động tự tổ chức để thực hiện quyền lực của mình Nó là một tổ chức được lập ra nhằm phát huy tài năng, sức lực của người lao động trong việc gánh vác các công việc của nhà nước và xã hội nhằm phục vụ lợi ích của chính họ Ghi nhận nội dung này hiến pháp 1992 ( sửa đổi

2001), Điều 2 hiến pháp đã ghi nhận : nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức

-Thực tiễn lịch sử phong trào cộng sản trên thế giới cho thấy: Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng là việc chính đảng cầm quyền có tôn trọng, quan tâm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân hay không Nhận thức và thấm nhuần sâu sắc điều này, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam suốt 80 năm qua, Đảng ta luôn xác định: Quần chúng nhân dân

là chủ nhân chân chính của lịch sử và là người làm nên lịch sử Vì vậy, thông qua

cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, Đảng ta không ngừng chăm lo xây dựng, mở rộng, tăng cường và phát huy quyền làm chủ của nhân dân

- Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên lí “ nhâ dân là gốc của quyền lực nhà nước- bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa” V.I.lenin cho rằng đây là phương tiện thần kì cho phép nhấn lên hàng chục lần sức mạnh của bộ máy nhà nước Cương lĩnh cũng như các văn kiện chính trị quan trọng của Đảng ta luôn khẳng định rằng nhà nước ta là nhà nước “ của dân, do dân, vì dân” Mà quản lí nhà nước là một kênh quan trọng để nhân dân thực hiện quyền lực của mình Việc xây dựng một cơ chế hiệu quả bảo đảm thu hút nhân dân tham gia vào quản

lí nhà nước là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và nhà nước ta

- Để nhân dân lao động thực sự giữ vai trò người làm chủ đât nước, việc tạo điều kiện để nhân dân lao động tham gia vào quản lí hành chính nhà nước phải

Trang 4

được ghi nhận và đảm bảo thực hiện như một nguyên tắc cơ bản trong quản lí hành chính nhà nước

b Những biểu hiện cụ thể:

Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước

Các cơ quan trong tổ chức bộ máy hành chính nhà nước là công cụ thực hiện quyền lực nhà nước Vì vậy, tham gia vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước là hình thức tham gia tích cực , trực tiếp có hiệu quả của người lao động vào hoạt động quản lí hành chính nhà nước Người lao động nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà pháp luật quy định đều có thể tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước để trực tiếp hay gián tiếp thực hiện công việc quản lí hanhf chính nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội

Trước hết người lao động có thể tham gia vào cơ quan quyền lực nhà nước vơi tư cách là thành viên của cơ quan này – những đại biểu được lựa chọn thông qua con đường bầu cử Ở cương vị này, người lao động trực tiếp xem xét và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của từng địa phương, trong đó có

các vấn đề quản lí hành chính nhà nước Ví dụ khi công dân Việt Nam đủ hai mốt

tuổi trở lên họ hoàn toàn có quyền ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương cũng như ở địa phương

Bên cạnh đó, nhân dân lao động có thể tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước khác( cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử ) với tư cách là những cán bộ, công chức Là cán bộ, công chức của nhà nước, nhân dân lao động sẽ sử dụng một cách trực tiếp quyên lực nhà nước để tiến hành những công việc khác nhau của quản lí hành chính nhà nước, thể hiện vai trò người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội của mình Họ sẽ có đầy đủ các điều kiện để biểu hiện y chí, nguyện vọng vủa mình thành hiện thực nhăm “xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống

ấm no, tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” ( Điều 3 hiến pháp

1992 sửa đổi, bổ sung 2001 ) Ví dụ như công dân Việt Nam khi có đầy đủ các

điều kiện cần thiết về năng lực, trình độ cũng như những kinh nghiệm trong việc xét xử thì có thể được bổ nhiệm làm thẩm phán tòa án nhân dân Hoặc Ví dụ như khi công dân Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu mà Đảng đề ra, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất tôt, có trình độ,…thì sẽ được bầu làm Tổng bí thư trung ương Đảng

Trang 5

Ngoài ra, những người lao động có thể gián tiếp tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước thông qua việc thực hiện quyền lựa chọn những đại biểu xứng đáng thay mặt mình vào cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương hay địa phương Đây là cách rộng rãi nhất để nhân dân lao động có thế tham gia quản lí các công việc của nhà nước Điều kiện đặt ra để nhân dân có thể tham gia hình thức này đó chính là công dân Việt Nam từ đủ mười tám tuổi trở lên, có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi đều được tham gia bỏ phiếu để chọn nên những đại biểu có thể thay mặt mình để nói lên tiếng nói, nguyện vọng của nhân dân

Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội:

Nhà nước tạo điều kiện thuân lợi để nhân dân lao động có thể tham gia một cách tích cực vào các tổ chức xã hội Nhà nước ban hành nhiều quy định liên quan tơi vị trí, vai trò, quyền, nghĩa vụ của các tổ chức xã hội trong quản lí hành chính nhà nước nói riêng và quản lí nhà nước nói chung Điều 9 hiến pháo 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001 ) quy định “ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân” Bên cạnh đó, Nhà nước cũng giúp đỡ vè mặt vật chất và tinh thần để các tổ chức xã hội thực sự trở thành công cụ đắc lực của nhân dân lao động trong việc thực hiện quyền tham gia quản lí hành chính nhà nước Trên thực tế, các tổ chức xã hội đã thu hút nhân dân lao động tham gia vào quản lí hành chính nhà nước Vì vậy, đây là một hình thức hoạt động rất có ý nghĩa đối với việc thúc đẩy và mở rộng nên dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Tham gia hoạt động tự quản ở cơ sở

Ở nơi cư trú, sinh hoạt, làm việc, nhân dân lao động thường xuyên thực hiện các hoạt động mang tính chất tự quản đây chính là những hoạt động do chính nhân dân lao động tự thực hiện và có mối quan hệ chặt chẽ với các công việc khác nhau của quản lí nhà nước, quản lí xã hội Các hoạt động tự quản ở cơ sở như bảo vệ anh ninh trật tự, vệ sinh môi trường, tổ chức đời sống công cộng đều rất thiết thực và gần gũi vơi cuộc sống của mỗi người dân Thông qua những hoạt động mang tính chất tự quản mà người dân lao động là những chủ thể tham gia tích cực, quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của người dân mà pháp luật quy định thực sự được tôn trọng và đảm bảo thực hiện nhà nước đã tạo những điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để phát huy vai trò chủ động, tích cực cảu nhân dân lao động trong việc tham gia những hoạt động có tính chất

tự quản nêu trên

Trang 6

Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lí hành chính nhà nước.

Điều 53 hiến pháp 1992(Sửa đổi, bổ sung 2001) đã quy định công dân có quyền “ tham gia quản lí hành chính nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận những vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, , biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân” Để thực hiện quyền cơ bản này, pháp luật đã quy đinh những quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân trong các lĩnh vực khác nhau của quản lí hành chính nhà nước Những quyền và nghĩa vụ này có thể thực hiện thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước, hoạt động của tổ chức

xã hội ( như đã nói ở phần trên ) hoặc cũng có thể được chính người dân thực hiện Việc trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ này cũng chính là một hình thức tham gia quản lí hành chính nhà nước của nhân dân lao đọng

Ðây là nguyên tắc được nhà nước ta thừa nhận và bảo đảm thực hiện Nguyên tắc này thể hiện bản chất dân chủ sâu sắc giữ vai trò quan trọng thiết yếu trong quản lý hành chính nhà nước Nhân dân không chỉ có quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; thực hiện khiếu nại tố cáo nếu cho rắng cán bộ hành chính nhà nước vi phạm quyền lợi của họ hoặc thực hiện không đúng đắn, mà còn có quyền tự mình tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, trực tiếp thể hiện quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động Ðiểm thú vị về mặt lý luận của nguyên tắc vì vậy chỉ có ý nghĩa khi được bảo đảm thực hiện trên thực tế Có thể mở rộng, tăng cường quyền của công dân trong hoạt động quản lý, nhưng không được phép hạn chế, thu hẹp những gì mà Hiến pháp đã định

c, Ý nghĩa của nguyên tắc này:

- Tổ chức hành chính nhà nước thường theo kiểu kim tự tháp, các nhà khoa

học nước ngoài nói cái thần của quyền lực không nằm trên đỉnh của kim tự tháp

mà nằm ở nền móng của nó Tổ chức hành chính không chỉ là một hệ thống tiếp thu mệnh lệnh một cách thụ động từ trên xuống dưới, mà là một hệ thống phát huy trí tuệ một cách chủ động từ dưới hướng lên trên Chính bởi vậy khi thưc tiễn

mà áp dụng hiệu quả nguyên tắc này thì sẽ góp phần to lớn vào việc làm vững

“nền móng của kim tự tháp” mà chỉ khi nền móng đã vững thì “kim tự tháp” – hay chính là tổ chức hành chính mới có thể tồn tại vững chắc được Qua đó ta thấy được vai trò vô cùng lớn lao của nhân dân lao động trong quản lí nhà nước

- Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào hoạt động quản lí

hành chính nhà nước khẳng định vai trò quan trọng của nhân dân lao động trong

Trang 7

quản lí hành chính nhà nước, đúng như nguyên lí khoa học “ nhân dân là gốc của quyền lực nhà nước” mà chủ nghĩa Mác – lenin đã chỉ ra và thực tiễn lịch sử đã chứng minh Mặt khác, nó cũng xác định những nhiệm vụ mà nhà nước phải thực hiện trong việc đảm bảo để nhân dân lao động tham gia quản lí hành chính nhà nước

- Nhưng để nhân dân thực sự có thể tham gia có hiệu quả vào tổ chức hành chính thì nhà nước ta phải thực hiện trong việc đảm bảo những điều kiện cơ bản

về mọi mặt để nhân dân có thể tham gia một có hiệu quả vào cơ quan quản lí hành chính nhà nước

2, Đánh gía thực tiễn áp dụng nguyên tắc này ở nước ta hiện nay:

2.1,Ưu điểm và những hạn chế:

Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước: Với hình thức tham

gia trực tiếp vào hệ thống các cơ quan nhà nước như lập pháp, tư pháp, hành pháp, thì nhâ dân tham gia ngày càng chủ động và chất lượng cũng được nâng

cao hơn rất nhiều Ví dụ về chất lượng đại biểu Quốc hội luôn là một vấn đề

được quan tâm: họ là những người đại diện cho nhân dân, nói lên tiếng nói của nhân dân, trực tiếp quyết định những vấn đề trọng đại của đât nước Chính vì vậy

mà qua mỗi kì họp họ đều tích cực đóng góp ý kiến bàn luân về các hoạt động, các công trình, dự án nhằm xây dựng chúng với hiệu quả cao nhất Ví dụ như đường sắt cao tốc Bắc Nam, khai thác và chế biến bô xít ở Tây Nguyên…

Tuy nhiên, chất lượng sinh hoạt của Quốc hội còn chưa xứng với yêu cầu và nhiệm vụ trong công cuộc đổi mới Có không ít vị đại biểu Quốc hội trong suốt nhiệm kỳ của mình chưa một lần phát biểu ý kiến Có nhiều vị, có thể do hạn chế

về khả năng diễn đạt hay vì lý do tế nhị nào khác, phát biểu không có nội dung gì đáng chú ý Các đại biểu của đại phương nhưng không am hiểu tình hình địa phương, mỗi năm chỉ vài lần tiếp xúc nên chưa thực sự là tiếng nói của địa phương

Với hình thức tham gia gián tiếp : Nhân dân có thể bầu ra những đại biểu xứng đáng để thay mặt mình nói lên ý chí, nguyện vọng của nhân dân Ví dụ như cuộc bầu cử Quốc hội năm 2007 khóa XII của 63 tỉnh, thành phố với tỷ lệ hầu hết đạt trên 99%, trong đó Vĩnh Long có 100% số cử tri đi bầu Tuy nhiên, một vài cách thức để nhân dân tham gia quản lí còn mang tính chất hình thức Ví dụ như việc bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, người dân chưa thực sự quan tâm tới người mà mình sẽ bầu ra để nói lên tiếng nói cho mình, nên việc bầu ai đôi

Trang 8

khi chỉ theo cảm tính, không quan tâm năng lực, trình độ của họ như thế nào…Và chính quyền địa phương khi tổ chức tiếp xúc lấy ý kiến nhân dân về các vấn đề cũng mang nặng tính hình thức, cho đó chỉ là một thủ tục chứ không quan tâm và xem xét nhân dân nghĩ gì, muốn gì

Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội:

Trên thực tế, các tổ chức xã hội đã thu hút nhân dân lao động tham gia vào quản lí hành chính nhà nước Các tổ chức xã hội khá phong phú, bao gồm tổ chức chính trị (Đảng cộng sản Việt Nam ), các tổ chức chính trị - xã hội( Mặt trận tổ quốc Việt Nam, công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nứ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh) các tổ chức

xã hội nghề nghiệp ( tiêu biểu là trung tâm trọng tài, Đoàn luật sư…), các tổ chức

tự quản ( tổ chức thanh tra nhân dân, tổ dân phố, tổ dân phòng )

Các tổ chức xã hội nói chung đều hoạt động theo sự tự nguyện của công dân, nhà nước không can thiệp vào tổ chức nội bộ của mỗi tổ chức, luôn tạo điều kiện cho các tổ chức tham gia vào các hoạt động mang tính chất nhà nước (vÍ dụ như Đảng Cộng Sản Việt Nam – đây là đảng chính trị duy nhất của nước ta hiện nay, mỗi đảng viên đều là những cá nhân suất sắc, đã được giác ngộ lí tưởng cách mạng, đây cũng là những hạt nhân trong các hoạt động quản lí nhà nước, ngoài ra các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc cũng là những tổ chức có những đóng góp đáng kể, thông qua các hoạt động của các thành viên của các tổ chức đều tham gia tích cực vào quá trình xây dựng nhà nước…

Tuy nhiên khi nhân dân tham gia các tổ chức xã hội vẫn chưa phát huy được hết vai trò của mình, các tổ chức hoạt động còn mang tính hình thức, chưa thu hút được sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân,…

Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lí hành chính nhà nước.

Nhân dân lao động càng ngày càng có những nhận thức đúng đắn về các quyền và nghĩa vụ của mình nên thực hiện rất hiệu quả các quyền và nghĩa vụ

Có thể đưa ra một ví dụ về thực hiện quyền của công dân trong quản lí hành chính nhà nước : Quyền khiếu nại, tố cáo số công dân đến trụ sở tiếp dân khiếu kiện ngày càng tăng (năm 2006 tăng 34,3% so với năm 2005, năm 2007 tăng 33% so với năm 2006, năm 2008 tăng 2,1% so với năm 2007, tăng 34,6% so với năm 2006 và tăng 104,9% so với năm 2005) Khiếu kiện đông người năm 2007 tăng so với năm 2006, năm 2008 giảm không đáng kể so với năm 2007 và số

Trang 9

đoàn khiếu kiện đông người vẫn rất nhiều (năm 2006 là 145 đoàn, năm 2007 là

171 đoàn, năm 2008 là 142 đoàn) Tính chất các cuộc khiếu kiện cũng ngày càng phong phú khi thu hồi đất, bồi thường chưa thoả đáng, đòi lại đất cũ, đòi lại nhà, đòi tài sản cải tạo công thương nghiệp, kiến nghị sửa đổi chính sách của Nhà nước, tòa án xét xử chưa khách quan, tố cáo cán bộ, đảng viên tham nhũng, tiêu cực, thủ tục hành chính rườm rà, chậm, gây khó khăn cho người dân

Tuy nhiên, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ còn nhiều hạn chế, nhân dân vẫn chưa thực sự có những am hiểu về luật pháp nên trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ còn gặp nhiều khó khăn Ví dụ như vấn đề khiếu kiện như trên ,nhân dân còn bị lợi dụng ở những vùng dân tộc thiểu số nhằm chống lại chính quyền, gây rối trật tự,…

Tham gia hoạt động tự quản ở cơ sở

Có thể nói đây là hình thức tham gia qúản lí nhà nước gần gũi nhất với nhân dân lao động vì các hoạt động này nhân dân có thể dễ dàng thực hiện như chỉ cần tham gia vào các hoạt động ngay ở chính nơi mình sinh sống, và những hoạt động này trực tiếp phục vụ nhu cầu cuộc sống thường nhật của người dân Trong những năm gần đây, các hình thức hoạt động tự quản ngày càng phong phú như Quỳ Hợp (Nghệ An) có 351 tổ tự quản, trong đó 80% hoạt động có hiệu quả cao.Các hình thức tổ chức hoạt động vơi quy mô khác nhau, hình thưc và mục đích khác nhau nhưng đều thu hút đông đảo nhân dân

2.2, Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế trong việc tham gia quản

lý nhà nước của nhân dân là do:

Trước hết, là từ nhận thức của xã hội, của những người quản lý Những

người quản lý vẫn còn thiếu tin tưởng ở người dân Ngược lại, chính người dân cũng coi đó chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, mà không phải là của

mình Thứ hai, những quy định pháp lý chưa đủ mạnh và rõ để các cơ quan nhà

nước, nhất là các cơ quan đại biểu phải thực hiện các nhiệm vụ mà nhân dân ủy

quyền và để nhân dân kiểm soát sự ủy quyền của mình Thứ ba, ảnh hưởng của

văn hóa hành chính cũ còn khá nặng, theo đó, các cơ quan, công chức coi việc xây dựng luật pháp, chính sách như là đặc quyền riêng của mình và vì thế các công việc của Nhà nước luôn khép kín, còn nhân dân ỷ lại, coi đó là công việc

của Nhà nước Thứ tư, trình độ dân trí, nhất là trình độ về pháp luật, của người dân còn rất hạn chế Thứ năm, việc tổ chức các hình thức, phương thức tham gia

của người dân được các cơ quan nhà nước thực hiện cũng chưa thật sự khoa học

Trang 10

Nhiều văn bản quy phạm pháp luật được tổ chức xin ý kiến của người dân chưa

thật sự hướng vào các đối tượng bị điều chỉnh Thứ sáu, trình độ sử dụng công

nghệ thông tin để tham gia góp ý cho các văn bản pháp luật của nhân dân còn thấp Sự phổ cập báo chí điện tử mới giới hạn ở các thành phố và một số đối tượng - thường đã là cán bộ, công chức nhà nước

2.3 Giai pháp hoàn chỉnh :

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, có cơ chế huy động người dân tham gia vào quá trình quản lý của Nhà nước

- Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước Đổi mới cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của các cơ quan nhà nước, mở rộng sự công khai, minh bạch

- Tiếp tục mở rộng sự hình thành và tham gia của các hội, tổ chức phi chính phủ trong việc giải quyết các nhu cầu của nhân dân và tích cực tham gia vào công tác quản lý nhà nước

- Tiếp tục có biện pháp giáo dục nâng cao kiến thức, trình độ, nhất là ý thức chính trị, tinh thần pháp luật của người dân, làm cho người dân tự giác và có ý thức hơn nữa trong việc tham gia vào các công việc xã hội và các hoạt động quản lý nhà nước

- Nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng trong việc tuyên truyền, giáo dục và tổ chức tham gia của người dân đối với việc xây dựng chính sách, pháp luật

- Sử dụng tốt hơn các phương tiện thông tin đại chúng Mở rộng việc sử dụng các báo điện tử trong việc tuyên truyền các chính sách, pháp luật của Nhà nước và thu thập, phản ánh các ý kiến đóng góp, tham gia của nhân dân

III, Kết thúc vấn đề :

Các phương thức, hình thức để người dân tham gia vào quá trình xây dựng luật pháp, chính sách, vào công việc quản lý của Nhà nước đã được quy định rất

đa dạng, phong phú Qua đó nhân dân lao động có thể tham gia vào quản lí nhà nước một cách hiệu quả, từ đó phát huy đúng bản chất của nhà nước ta, nâng cao chất lượng đời sống cho chính nhân dân trên mọi phương diện Qua những phân tích trên đây có thể thấy được ý nghĩa to lớn của nguyên tắc này, từ đó cần có những giai pháp phù hợp để việc áp dụng nguyên tắc đạt hiệu quả cao nhất có thể

Ngày đăng: 30/01/2016, 06:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w