1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khái quát chung về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

18 436 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 100,5 KB

Nội dung

Để bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích của tập thể, quyền lợi ích hợp pháp của công dân và các chủ thể khác, BLDS quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại với tư cách là chế định độc l

Trang 1

A, ĐẶT VẤN ĐỀ.

Là một trong những chế định đầu tiên của pháp luật dân sự, chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng luôn được ghi nhận trong pháp luật dân

sự của hầu hết các quốc gia Bộ luật dân sự năm 2005, với nhiều quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã hoàn thiện hơn nữa các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tồn tại trong những văn bản trước đó Để bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích của tập thể, quyền lợi ích hợp pháp của công dân và các chủ thể khác, BLDS quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại với tư cách là chế định độc lập nhằm khôi phục lại những lợi ích bị xâm phạm và bù đắp những thiệt hại xảy ra cho người bị thiệt hại Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm là một trong những nội dung quan trọng về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

B, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

I Khái quát chung về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

Khi xã hội càng tiến bộ thì quyền con người nói chung và quyền nhân thân nói riêng càng được tôn trọng và bảo vệ tốt hơn Từ nhiều năm trước đây, các quốc gia đã nhận thức được tầm quan trọng của việc công nhận và bảo vệ quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín Điều này được thể hiện rất

rõ trong các văn bản pháp luật quốc tế về quyền con người Tuyên ngôn quốc

tế về nhân quyền năm 1948 đã khẳng định: “Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, hay thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ trước những xâm phạm và xúc phạm như vậy” (Điều 12) Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 cũng nhấn mạnh: “ Không ai có thể bị xâm phạm trái phép hay độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xúc phạm trái phép đến danh dự và thanh danh

Trang 2

Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy” (Điều 17)

Pháp luật Việt Nam cũng có nhiều quy định nhằm bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và bảo vệ danh dự, uy tín của tổ chức Tuy nhiên, trong toàn bộ các quy định hiện hành không nêu khái niệm danh dự, nhân phẩm, uy tín Bởi vậy, trước hết, cần phải xác định thế nào là danh dự, nhân phẩm, uy tín Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm danh dự, nhân phẩm, uy tín, nhưng có thể hiểu khái niệm này như sau:

Đối với cá nhân, danh dự là sự đánh giá của xã hội đối với một cá nhân về các mặt đạo đức, phẩm chất chính trị và năng lực của người đó Danh

dự của một con người được hình thành từ những hành động và cách cư xử của người đó, từ công lao và thành tích mà người đó có được

Đối với tổ chức, danh dự là sự đánh giá của xã hội và sự tín nhiệm của mọi người đối với hoạt động của tổ chức đó

Nhân phẩm là phẩm giá con người, là giá trị tinh thần của một cá nhân với tính cách là một con người

Đối với cá nhân, uy tín là giá trị về mặt đạo đức và tài năng được công nhận ở một cá nhân thông qua hoạt động thực tiễn của mình tới mức mà mọi người trong một tổ chức, một dân tộc cảm phục tôn kính và tự nguyện nghe theo

Đối với tổ chức, uy tín là những giá trị tốt đẹp mà tổ chức đạt được trong quá trình hoạt động và được mọi người công nhận

Tuy nhiên, nội dung của ba khái niệm “danh dự”, “nhân phẩm”, “uy tín” có sự đan xen với nhau Trong đó, khái niệm danh dự là khái niệm rộng nhất, danh dự chứa đựng cả nhân phẩm và uy tín Do đó, xâm phạm nhân phẩm, uy tín chắc chắn sẽ xâm phạm danh dự của cá nhân, tổ chức

Trang 3

Có ý kiến cho rằng chỉ xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản mới gây hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân, tổ chức và cần phải bảo vệ Ý kiến này hoàn toàn không chính xác Mặc dù danh dự, nhân phẩm, uy tín là những giá trị nhân thân không trị giá được bằng tiền, tuy nhiên, xâm phạm đến những giá trị này có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chủ thể bị xâm phạm Thiệt hại mà chủ thể bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín phải gánh chịu bao gồm cả thiệt hại vật chất và tổn thất tinh thần Tổ chức bị xâm phạm danh dự, uy tín có thể bị giảm thu nhập, thậm chí bị tuyên bố phá sản; cá nhân bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín cũng có thể bị giảm thu nhập, ảnh hưởng đến hoạt động nghề nghiệp, đến các mối quan hệ xã hội, thậm chí đến sức khoẻ, tính mạng Rõ ràng, hậu quả mà chủ thể bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín phải gánh chịu cũng rất nghiêm trọng Đây chính

là cơ sở để bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

Ở nước ta, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là quyền hiến định, được quy định trong văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất là Hiến pháp Theo Hiến pháp năm 1992, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một trong những quyền cơ bản của công dân Quyền này được quy định

rõ nhất tại Điều 71 cùng với đó là những quy định tại Điều 72 và Điều 73 cũng nhằm bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân

Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được thừa nhận trong Hiến pháp thể hiện sự tôn trọng của chúng ta đối với quyền này; đồng thời có

ý nghĩa quan trọng trong việc ban hành các quy định cụ thể để bảo vệ quyền này

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được quy định cụ thể hơn trong các văn bản pháp luật của nhiều ngành luật khác nhau tạo thành một hệ thống các quy định pháp luật về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, chủ thể có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể bị

Trang 4

truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh như: Tội làm nhục người khác (Điều 121), Tội vu khống (Điều 122), Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính (Điều 226), Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy (Điều 253) Còn trong quá trình tiến hành tố tụng, “Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị

xử lý theo pháp luật Người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của của họ mà bị đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật” (Điều 7 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003)

Cùng với pháp luật Hình sự, pháp luật Dân sự đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín Có thể nói, pháp luật dân sự quy định chi tiết, cụ thể và đầy đủ nhất về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 31, Điều 37, Điều 38, Điều 611) và các văn bản luật khác như Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều 21), Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Điều 204, Điều 205), Luật báo chí năm 1999 (Điều 9) Trong Bộ luật dân sự năm 2005, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được quy định tại Điều 37 “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ” Bên cạnh đó, như đã đề cập ở trên, có một số điều luật khác trong Bộ luật bổ trợ cho quy định tại Điều 37 nhằm bảo vệ hiệu quả hơn quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín Đó là các điều: Điều 9 (Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự); Điều 38 (Quyền bí mật đời tư); Điều 31 (Quyền của cá nhân đối với hình ảnh); Điều

611 (Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm) Quy định tại các điều luật này được chia thành hai nhóm nội dung: (1) Công nhận quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; (2) Bảo vệ quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín.Điều 37 Bộ luật dân sự quy định rất rõ ràng: “Danh dự, nhân

Trang 5

phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng” Quy định này xuất phát từ Điều 71 Hiến pháp và Điều 9 (Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự) của Bộ luật dân sự Mặc dù Điều 37 Bộ luật dân sự chỉ đề cập đến “cá nhân”, tuy nhiên cần phải hiểu rằng: quyền này dành cho cả cá nhân và tổ chức Theo pháp luật Việt Nam, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, quyền được bảo vệ danh dự, uy tín của tổ chức là quyền dân sự cơ bản của cá nhân,

tổ chức mà tất cả các cá nhân, tổ chức khác (trong đó có Nhà nước) phải tôn trọng Cho nên, mọi hành vi xâm phạm quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, quyền đối với danh dự, uy tín của tổ chức đều bị coi là hành

vi vi phạm pháp luật Hành vi xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín thường thể hiện bằng cách: Dùng những lời lẽ hoặc hành động

có tính chất thóa mạ, khinh bỉ để làm nhục cá nhân, coi thường tổ chức hoặc gán một sự kiện xấu xa cho cá nhân, tổ chức làm cho xã hội đánh giá sai hoặc hình dung sai về cá nhân, tổ chức đó Sự đánh giá sai sự thật không phụ thuộc vào việc người đưa ra những tin tức đó vô tình hay cố ý Vì vậy, hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân hay tổ chức đều phải bồi thường thiệt hại

II, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, úy tín của người khác.

1, Điều kiện phát sinh và nguyên tắc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm,

uy tín là một chế định trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Vì vậy, điều kiện phát sinh và nguyên tắc bồi thường khi có sự xâm phạm cũng dựa trên những cơ sơ của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

1.1, Điều kiện phát sinh.

Trang 6

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng làm phát sinh nghĩa

vụ bồi thường và từ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại tạo ra nghĩa vụ tương ứng,

là một loại trách nhiệm pháp lí được phát sinh dựa trên các điều kiện do pháp luật quy định khi một chủ thể có hành vi gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm,

uy tín bị xâm phạm phát sinh khi:

- Có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm nhân phẩm, danh dự, uy tín của cá nhân, tổ chức Thiệt hại bao gồm thiệt hại do tổn thất tinh thần đó là do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm theo quy định của BLDS Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm chi phí hợp lí để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại

Thiệt hại do bị tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do danh

dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu

Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin…

vì bị hiểu nhầm hoặc cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất

mà tổ chức phải chịu BLDS quy định, Tòa án có thể buộc người xâm hại bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất tinh cho người bị thiệt hại

- Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật: Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, là một quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ

Trang 7

chức Mọi người đều phải tôn trọng những quyền đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào xâm phạm đến các quyền tuyệt đối đó

- Phải có lỗi hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi Xét hình thức lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới dạng lỗi cố ý hay vô ý

Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ được hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn mong muốn hoặc không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra

Vô ý gây thiệt hại là một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được

Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung, Con người phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi, có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình Bởi vậy, những người không có khả năng nhận thức

và làm chủ được hành vi của mình sẽ không có lỗi trong việc thực hiện hành

vi đó

Tuy nhiên, có trường hợp người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ hoặc thiệt hại do lỗi cố ý của người bị thiệt hại thì phải bồi thường

- Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật: Thiệt hại xảy ra là kết quả tât yếu của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây thiệt hại Điều này được quy định tại Điều 604 BLDS dưới dạng: “ người nào…xâm phạm…mà gây

Trang 8

thiệt hại…thì phải bồi thường” Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn

Do đó cần phải xem xét, phân tích đánh giá tất cả các sự kiện liên quan một cách thận trọng, khách quan và toàn diện Từ đó mới rút ra được kết luận chính xác về nguyên nhân, xác định đúng trách nhiệm của người gây ra thiệt hại

1.2, Nguyên tắc bồi thường thiệt hại.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng cho chủ thể phải tuân theo trong quá trình ban hành văn bản pháp luật

và áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Các nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 605 BLDS, theo đó thiệt hại phải được bồi thường theo những nguyên tắc sau:

- Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Xác định thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ nhằm đảm bảo tính công bằng trong pháp luật dân sự Thiệt hại bao nhiêu thì người gây thiệt hại phải bồi thường bấy nhiêu Khi xác định việc bồi thường cần căn cứ các quy định của của pháp luật để xem xét về các loại thiệt hại, mức độ lỗi của các bên… để quyết định mức bồi thường hợp lí, đúng quy định của pháp luật Ngoài ra, nguyên tắc bồi thường kịp thời nhằm đảm bảo khôi phục lại tình trạng ban đầu trước khi thiệt hại, đảm bảo cuộc sống ổn định cho người bị gây thiệt hại như trước khi bị xâm phạm Xuất phát từ yêu cầu bồi thường kịp thời cho người bị thiệt hại, tòa án có thể áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự để đảm bảo cuộc sống cho người bị thiệt hại

Trang 9

Trên tinh thần tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ dân

sự, pháp luật cho phép giữa các bên gây thiệt hại với bên bị thiệt hại có quyền thỏa thuận về mức bồi thường (có thể cao hơn thiệt hại đã xảy ra) hình thức bồi thường bằng hiện vật, tiền hoặc bằng việc thực hiện một công việc, bồi thường một lần toàn bộ thiệt hại hoặc bồi thường làm nhiều lần…làm sao thuận lợi nhất cho người gây thiệt hại cũng như người bị gây thiệt hại

- Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi

vô ý mà gây thiệt hại qúa lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình

Thiệt hại xảy ra khi nằm ngoài mong muốn của cả hai bên Do đó, để đảm bảo cho việc bồi thường kịp thời, hay nói cách khác để đảm bảo cho việc bồi thường có tính khả thi, pháp luật cho phép bên gây thiệt hại được giảm mức bồi thường thể hiện việc cho phép bên gây thiệt hại được giảm mức bồi thường thiệt hại Việc cho phép bên gây thiệt hại được giảm mức bồi thường thiệt hại không được áp dụng tùy tiện mà phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện sau: Bên gây thiệt hại có lỗi vô ý khi gây thiệt hại, thiệt hại xảy ra là quá lớn

so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại

Pháp luật dân sự không quy định mức bồi thường thiệt hại cụ thể là bao nhiêu Do đó, trường hợp này tòa án cần cân nhắc kỹ về mức độ lỗi cũng như hoàn cảnh kinh tế của người gây thiệt hại để quyết định giảm mức bồi thường cho hợp lí Khi mức bồi thường thiệt hại không phù hợp với thực tế của người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu tòa án hoặc

cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường

- Vào thời điểm tòa án quyết định mức bồi thường cho người gây thiệt hại, mức bồi thường có thể phù hợp với thực tế Tuy nhiên, việc bồi thường thiệt hại có thể được diễn ra trong một thời gian nhất định, do có sự biến đổi của đời sống xã hội, sự thay đổi về tình trạng của người bị thiệt hại, những yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng bồi thường của người gây thiệt

Trang 10

hại làm cho mức độ bồi thường không còn phù hợp với thỏa thuận nữa Theo nguyên tắc này, khi mức bồi thường không còn phù hợp với thỏa thuận, bên gây thiệt hại hoặc bên bị thiệt hại có thể yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức độ bồi thường

2 Xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.

Thiệt hại là điều kiện đầu tiên làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường Nguyên tắc bồi thường thiệt hại chỉ có thể được thực hiện đầy đủ và chính xác khi xác định “toàn bộ thiệt hại” là bao nhiêu trên cơ sở đó ấn định mức độ bồi thường

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm; thiệt hại do danh dự,

uy tín của tổ chức bị xâm phạm

Theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của

Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, chi phí hợp

lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm: chi phí cần thiết cho việc thu hồi

ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí cho tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có) Cá nhân, tổ chức bị xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được bồi thường thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút nếu trước khi bị xâm phạm, các chủ thể này có thu nhập thực tế, tuy nhiên do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm nên thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút Đối với thiệt hại, trong mọi trường hợp khi danh dự, nhân

Ngày đăng: 30/01/2016, 06:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w