1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐẢM BẢO TÍNH KHẢ THI TRONG VĂN BẢN PHÁP LUẬT

11 354 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 234 KB

Nội dung

Nó là một tiêu chí không thể thiếu trong bất kỳ một văn bản pháp luật được ban hành từ phía các cơ quan nhà nước, bởi lẽ nếu văn bản pháp luật được ban hành mà thiếu đi tính khả thi thì

Trang 1

Bài làm

PHẦN I LỜI MỞ ĐẦU.

I Tính cấp thiết của đề tài.

Trong thực tiễn đời sống xã hội hiện nay, các quan hệ xã hội phát sinh ngày càng nhiều những vấn đề mới mang nhiều bất cập Các cơ quan nhà nước đã không ngừng ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh một cách kịp thời các vấn đề mới phát sinh trong đời sống xã hội Tuy nhiên, để pháp luật đi vào cuộc sống một cách thuận lợi nhất, điều chỉnh đúng, kịp thời thì yêu cầu về tính khả thi của văn bản pháp luật lại trở lên vô cùng cần thiết Nó là một tiêu chí không thể thiếu trong bất kỳ một văn bản pháp luật được ban hành từ phía các cơ quan nhà nước, bởi lẽ nếu văn bản pháp luật được ban hành mà thiếu đi tính khả thi thì văn bản đó sẽ bị giảm đi hiệu lực pháp lý Chính vì vậy, các điều kiện để đảm bảo tính khả thi trong văn bản pháp luật luôn là vấn đề được các nhà làm luật quan tâm hàng đầu trong việc nghiên cứu cũng như đảm bảo thực hiện trên thực tế

II Ý nghĩa, tầm quan trọng của đề tài.

Chính do tính cấp thiết của đề tài mà ý nghĩa của việc nghiên cứu của đề tài này được thể hiện rất rõ nét Các điều kiện để đảm bảo tính khả thi cao trong văn bản pháp luật sẽ giúp cho các cơ quan nhà nước ban hành văn bản pháp luật dựa vào đó để có thể đưa ra một văn bản pháp luật phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội Không chỉ vậy, các điều kiện để đảm bảo tính khả thi trong văn bản pháp luật còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tôn trọng thực hiện pháp luật của các đối tượng thuộc sự điều chỉnh của pháp luật, đó là sự đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quá trình đưa pháp luật vào thực tiễn của đời sống xã hội

III Hệ thống cấu trúc của đề tài.

Đây là một đề tài có một phạm vi nghiên cứu khá rộng và do bản thân em vẫn còn hạn chế về mặt kiến thức nên trong bài làm của mình có lẽ em sẽ mắc phải những sai sót

về mặt nội dung hoặc hình thức Do vậy, em rất mong mình sẽ nhận được những sự chỉ bảo, giúp đỡ từ phía thầy cô bộ môn để em có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn khi làm bài trong quá trình em được rèn luyện ở trường, em xin chân thành cảm ơn! Với yêu cầu của đề tài, em xin được đưa ra hệ thống cấu trúc chính về bài làm của

mình như sau: Phần 1: Lời mở đầu;

Phần 2: Các điều kiện để đảm bảo tính khả thi trong văn bản pháp luật;

Phần 3: Kết luận.

Trang 2

PHẦN 2: CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐẢM BẢO TÍNH KHẢ THI TRONG VĂN BẢN PHÁP LUẬT.

Tại Điều 12 Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, sửa đổi bổ sung năm 2001) đã quy định rằng: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp

chế xã hội chủ nghĩa” Như vậy, bằng pháp luật (tức là thông qua các văn bản pháp luật

có các quy phạm pháp luật) thì nhà nước có thể quản lý xã hội theo ý chí của mình, đồng thời việc thể hiện ý chí đó cũng là mục đích chung của toàn thể nhân dân lao động, giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức Để sự thể hiện ý chí đó được thực hiện trên thực

tế và được sự tôn trọng, tuân thủ triệt để việc thực hiện của tất cả các thành viên trong

xã hội thì yêu cầu về tính khả thi trong văn bản pháp luật luôn là một vấn đề hết sức quan trong và nó được coi là một nguyên tắc trong việc xây dựng văn bản pháp luật Ví

dụ, trong việc xây dựng văn bản áp dụng quy phạm pháp luật thì tại Khoản 4 Điều 3

(Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật) Luật ban hành văn bản

quy phạm pháp luật năm 2008 của Quốc hội đã thể hiện rõ nguyên tắc này: “Bảo đảm

tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật” Do có ý nghĩa hết sức quan trọng của

tính khả thi trong văn bản pháp luật mà các biện pháp để bảo đảm tính khả thi trong văn bản pháp luật là các yếu tố không thể thiếu trong văn bản pháp luật Qua các điều kiện này, các văn bản pháp luật sẽ dễ dàng đi vào thực tiễn đồng thời có được sự tôn trọng và tuân thủ triệt để của các đối tượng trong xã hội, tức là tính khả thi của văn bản pháp luật

đã có được hiệu quả Một văn bản pháp luật có tính khả thi thì nhất thiết cần phải có các điều kiện để đảm bảo tính khả thi đó, đó là:

I Văn bản pháp luật phải phản ánh được quy luật phát triển chung của xã hội và những quy luật đặc thù trong từng giai đoạn, từng lĩnh vực.

1 Quy luật phát triển chung của xã hội được thể hiện trong văn bản pháp luật.

Với sự phát triển không ngừng của xã hội, các quan hệ xã hội luôn phát sinh và hình thành, phát triển rất đa dạng, phức tạp Để có thể điều chỉnh những quan hệ xã hội phức tạp đó thì nhà nước phải cần phải dùng đến các văn bản pháp luật buộc các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh phải thực hiện Trong các văn bản pháp luật sẽ có các quy phạm pháp luật quy định những nội dung mang tính bắt buộc chung, nó được nhà nước đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể Các quy phạm pháp luật trong các văn bản pháp luật phải phản ánh đúng, kịp thời những quy luật chung phát triển của xã hội Nếu như, các quy phạm pháp luật đó đánh giá được sự phù hợp giữa nội dung của nó với các điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại thì sẽ tạo điều

Trang 3

kiện cho các quan hệ xã hội được điều chỉnh một cách đúng đắn và hợp lý Ngược lại, nếu như nội dung trong văn bản pháp luật mà không có sự phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại thì sẽ dẫn đến một hậu quả tất yếu là văn bản pháp luật sẽ trở lên lỗi thời, lạc hậu, kém hiệu quả, làm mất tính khả thi trong văn bản pháp luật

Ví dụ: Việc áp dụng nền kinh tế thị trường vào nước ta khi nhà nước đổi mới nền kinh tế xã hội là một nội dung được nhiều văn bản pháp luật phản ánh rất kịp thời Khi

mà đất nước đã có những biểu hiện khủng hoảng về kinh tế thì nhà nước đã ban hành hàng loạt những văn bản pháp luật để điều chỉnh nền kinh tế chấp nhận sự tồn tại của nền kinh tế thị trường Nền kinh tế thị trường là một quy luật phát triển chung của loài người qua các giai đoạn của nhà nước, nó chỉ khác biệt ở sự vận dụng của từng giai đoạn của nhà nước Chính do nhận thức được điều này mà nhà nước đã đưa ra những văn bản pháp luật phản ánh được quy luật phát triển kinh tế chung này để đưa đất nước thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng Các văn bản đó như là Quyết định số 25-CP ngày 21/1/1981 Về một số chủ trương và biện pháp nhằm phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh hay Quyết định

số 26-CP ngày 21/1/1981 về mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền lương trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nướcnhằm thúc đẩy người lao động hăng hái sản xuất, tăng năng xuất lao động, tăng thu nhập Trong các văn bản này đã thể hiện rõ được phần nào về quy luật tất yếu của việc áp dụng nền kinh tế thị trường trong phát triển kinh tế của đất nước trong những năm tiếp theo.

2 Văn bản pháp luật phản ánh được những quy luật đặc thù trong từng giai đoạn, từng lĩnh vực.

Trong từng giai đoạn, từng lĩnh vực khác nhau của xã hội thì có rất nhiều quan hệ xã hội phức tạp cần có sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật Các quan hệ đó sẽ được điều chỉnh kịp thời nếu như các văn bản pháp luật thể hiện được tính khả thi để có thể thực hiện tương ứng với từng lĩnh vực từng ngành, từng giai đoạn với những nội dung phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội của một đất nước

Ví dụ: Trong thời kỳ trước đổi mới đất nước, nhà nước đã ban hành những văn bản

pháp luật thể hiện sự phù hợp quy luật phát triển chung của xã hội với việc áp dụng nền kinh tế thị trường vào nền kinh tế của nước nhà Để tạo điều kiện cho sản xuất bung ra trong các xí nghiệp quốc doanh, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 25-CP ngày 21/1/1981 Về một số chủ trương và biện pháp nhằm phát huy quyền chủ động sản

Trang 4

xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh Quyết định này đã chỉ rõ, ngoài những xí nghiệp có vị trí kinh tế quan trọng được nhà nước đảm bảo những phương tiện vật chất để hoạt động ổn định, những xí nghiệp, những xí nghiệp không được cung ứng đủ điều kiện phải phát huy tính chủ động, sang tạo, khắc phụ khó khăn, tìm việc làm và bảo đảm đời sống cho công nhân, viên chức bằng cách tìm vật tư thay thế hướng sản xuất, nhận làm gia công cho các đơn vị kinh tế khác Quyết định này của Hội đồng Chính phủ đã phản ánh rất kịp thời những quy luật đặc thù chung trong giai đoạn khó khăn của đất nước trong lĩnh vực kinh tế, nó đã tạo điều kiện cho quyết định 25-CP đảm bảo được thực hiện trên thực tế Nhờ có tính khả thi của quyết định này mà nhà nước đã tháo gỡ được một phần khó khăn trong sản xuất, khuyến khích người lao động thi đua tăng năng xuất, làm thêm giờ, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu làm cơ sở cho việc áp dụng nền kinh tế thị trường cho sự phát triển kinh tế của đất nước sau này.

II Văn bản pháp luật có tính khả thi khi có nội dung hợp pháp

1.Văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước phải có nội dung phù hợp với văn bản của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.

Ở nước ta, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước có quyền lập pháp Quyền lập pháp của Quốc hội được thể hiện ở việc Quốc hội ban hành ra Luật, Hiến pháp và Nghị quyết; Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì ban hành Pháp lệnh và Nghị quyết Đây là các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, nó được áp dụng trong toàn quốc và đặc biệt hơn cả là nó phải được các mọi cơ quan nhà nước khác phải thực hiện đúng trong hoạt động của cơ quan mình Các văn bản pháp luật của Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa

án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước khi ban hành phải phù hợp với mục đích, nội dung, tinh thần mà các văn bản do cơ quan quyền lực nhà nước cung cấp ban hành Chỉ có sự phù hợp này thì các văn bản pháp luật được ban hành mới được thực thi để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định Đồng thời khi các văn bản này đảm bảo được tính hợp pháp thì khả năng được áp dụng vào thực tế của nó sẽ được các chủ thể trong quản lý nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế, thuyết phục Rõ ràng rằng, nếu như văn bản pháp luật do các chủ thể trong quản lý nhà nước ban hành mà trái với các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước thì nó sẽ bị đình chỉ thi hành hoặc bị bãi bỏ và đương nhiên tính khả thi của văn bản đã bị đình chỉ, bãi bỏ đó sẽ không còn nữa

Trang 5

Ví dụ: Nghị định của Chính phủ số 136/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật khiếu nại, tố cáo Khi ban hành Nghị định này, Chính phủ nhất thiết phải thực hiện đúng các văn bản pháp luật liên quan mà Quốc hội đã ban hành Chính vì vậy, phần cơ sở pháp lý của Nghị định có nêu rõ: “Căn cứ vào Luật Tổ chức Chính phủ; Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo ngày 15/6/2004; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo ngày 29/11/2005”

2 Văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước ban hành phải phù hợp với nội dung văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp.

Tại Điều 6 Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã quy định rõ

rằng các cơ quan nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ

Do vậy, việc thực hiện đúng các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên phải luôn được đảm bảo thực hiện Khi đó, tính khả thi trong văn bản pháp luật sẽ được đảm bảo hơn

Ví dụ: Ngày 14/3/2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Quyết định số 13/2008/QĐ-UBND quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND huyện, thị xã Khi ban hành Quyết định này, Ủy ban nhân dân đã có sự căn cứ vào Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh, thành phố Hai Nghị định này của Chính phủ là một

cơ sở pháp lý để đảm bảo cho tính khả thi của Nghị định mà Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành.

III Văn bản pháp luật phải có các quy định, mệnh lệnh chi tiết, cụ thể để dễ dàng triển khai thực hiện trong thực tiễn.

1 Các mệnh lệnh trong văn bản pháp luật phải phù hợp với khả năng của các cơ quan

có trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện đồng thời phải thật sự cụ thể để có sự giảm bớt các khâu trung gian khi đưa pháp luật vào áp dụng thực tiễn.

Các mệnh lệnh chính là nội dung quan trọng trong một văn bản pháp luật Nó được đưa vào thực tế thông qua hoạt động tổ chức, chỉ đạo trực tiếp của các chủ thể quản lý tới các đối tượng quản lý thuộc phạm vi điều chỉnh được quy định trong văn bản pháp

Trang 6

luật Ở Trung ương, hầu hết các văn bản mà Quốc hội ban hành được Chính phủ tổ chức thực hiện thông qua việc ban hành các Nghị định hướng dẫn yêu cầu các cấp, bộ, ngành thực hiện đúng nội dung của văn bản pháp luật Tiếp đó, các cấp, bộ, ngành triển khai thực hiện các hướng dẫn mà Chính phủ đã ban hành thông qua các Nghị định hướng dẫn Trong tất cả các văn bản này thì các mệnh lệnh được quy định phải có sự phù hợp nhất định với từng cơ quan tổ chức thực hiện như Chính phủ, các cấp bộ ngành Ngoài các văn bản trên, các cơ quan nhà nước còn ban hành các văn bản pháp luật khác cũng cần phải có những mệnh lệnh phù hợp để các cơ quan đảm nhiệm công tác tổ chức thực hiện một cách tốt nhất

Tuy nhiên, hiện nay các văn bản pháp luật hướng dẫn của các chủ thể trong quản lý nhà nước có số lượng rất lớn nên nhiều ý kiến cần cho rằng cần phải nhất thiết ban hành văn bản pháp luật phải quy định một cách cụ thể đến mức tối đa Từ đó, các khâu trung gian hướng dẫn thi hành sẽ được giảm bớt, đối tượng điều chỉnh không phải chờ đợi đối chiếu, cân nhắc hiệu lực pháp lý Trong việc thực thi các văn bản pháp luật, các đối tượng thi hành phải tìm đến văn bản hướng dẫn để thực hiện Trong khi có tranh chấp, xung đột pháp luật, Toà án phải căn cứ vào văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất để phân xử Vì vậy, nếu quy định của luật không cụ thể, chưa có hướng dẫn hoặc hướng dẫn mâu thuẫn thì sẽ rất khó cho hoạt động áp dụng pháp luật Dẫn đến xử lý tranh chấp

bế tắc hoặc kéo dài tranh chấp mà không rõ hồi kết Điều này làm giới hạn tính khả thi trong văn bản pháp luật

Như vậy, chúng ta cần khẳng định rằng, các văn bản pháp luật càng quy định cụ thể bao nhiêu thì tính khả thi càng cao và được đảm bảo bấy nhiêu

2 Các văn bản pháp luật phải có sự quy định phù hợp trong việc xác định các đối tượng liên quan.

Đây là một điều kiện mà bất kỳ một văn bản nào cũng đều phải có, bởi lẽ tính khả thi

là phải được đưa vào thực tiễn để điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của văn bản pháp luật Ngay từ chương trình xây dựng các văn bản pháp luật thì trước hết phải xác định rõ ràng, dứt khoát đối tượng điều chỉnh của văn bản pháp luật

đó Không thể vừa làm vừa bổ sung hay cắt xén phạm vi đối tượng điều chỉnh Vì phạm

vi đối tượng điều chỉnh liên quan đến toàn bộ nội dung của văn bản pháp luật Thay đổi,

bổ sung đối tượng điều chỉnh của văn bản pháp luật sẽ dẫn đến thay đổi nội dung của văn bản pháp luật đó Việc xác định đối tượng điều chỉnh đối với các văn bản pháp luật rất khác nhau và có tác động trực tiếp đến tính khả thi của văn bản đó Có văn bản pháp

Trang 7

luật thì có đối tượng điều chỉnh rất rộng Có văn bản pháp luật điều chỉnh mối quan hệ

xã mới hình thành, chưa thực sự ổn định Có văn bản pháp luật lại sửa đổi bổ sung một

số điều nhằm hướng tới các mối quan hệ xã hội cụ thể

Từ những nhận định trên, các văn bản pháp luật cần phải có một yếu tố quan trọng

là phải xác định rõ phạm vi đối tượng điều chỉnh ngay từ khâu ban đầu để đưa ra một văn bản pháp luật để tính khả thi được đảm bảo hơn Trong nhiều trường hợp khi trình

ra Quốc hội hay Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến mà phạm vi đối tượng điều chỉnh chưa xác định rõ hoặc lại tiếp tục có sự điều chỉnh như Dự án luật Người khuyết

tật; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 66/2006/QH11 về công

trình, dự án quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư… Sự thay đổi phạm vi điều chỉnh như vậy có thể sẽ đưa dự án trở về vị trí ban đầu, rất mất thời gian và không thể chuẩn bị kỹ lưỡng và sẽ làm ảnh hưởng tới tính khả thi của văn bản pháp luật khi đưa vào áp dụng

3 Các văn bản pháp luật cần phải tạo ra sự kịp thời, đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước liên quan trong hoạt động ban hành văn bản và tổ chức thực hiện văn bản.

Theo nội dung của một văn bản pháp luật, thì một văn bản pháp luật thường do các

cơ quan khác nhau trong việc ban hành cũng như tổ chức thực hiện văn bản như cơ quan soạn thảo, thẩm tra hay Chính phủ trực tiếp đưa ra các văn bản pháp luật để chỉ đạo thực hiện văn bản pháp luật của Quốc hội Các văn bản pháp luật do nhiều cơ quan phối hợp soạn thảo, thẩm tra, tổ chức thực hiện vì phạm vi điều chỉnh liên quan tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực Mỗi ngành quản lý một khâu, một lĩnh vực để đảm tính khả thi của văn bản pháp luật Nếu các bộ ngành liên quan không tập trung giải quyết thấu đáo trong quá trình soạn thảo, thẩm tra cũng như tổ chức thực hiện sẽ không làm rõ trách nhiệm phối hợp của các ngành và các quy định trong văn bản pháp luật tất yếu trở lên khập khiễng, thiên về lợi ích cục bộ, tính khả thi thấp Tình trạng chắn sẽ dẫn đến hậu quả triển khai thực hiện văn bản pháp luật sẽ có nhiều vương mắc, đùn đẩy, lung túng không rõ trách nhiệm chính

Ví dụ: - Gần đây trong phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự

án Luật Trọng tài thương mại có nhiều vấn đề liên quan đến thẩm quyền hoạt động của Toà án nhưng lại không có đại diện của Toà án tham dự Từ đó dẫn đến khi văn bản này được đưa vào thực thi đã có nhiều vướng mắc trong các vụ việc cần giải quyết liên quan đến sự tham gia Tòa án Khi Tòa án tham gia thì lại không có sự thống nhất với

cơ quan Trọng tài thương mại bởi trong khi đưa ra dự án Luật Trọng tài thương mại lại

Trang 8

không có sự tham gia của Tòa án Đây là một thiếu sót ngay trong phối hợp chuẩn bị và điều này tất yếu sẽ làm bộc lộ trong thực tiễn thi hành luật gặp khó khăn, làm giảm tính khả thi của dự án Luật Trọng tài thương mại

- Việc thực thi Pháp lệnh về vệ sinh, an toàn thực phẩm cũng là một ví dụ Mặc dù Pháp lệnh quy định trách nhiệm của Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ NN và PTNT nhưng trong hoạt động của các cơ quan này còn chồng chéo khiến cho việc thực hiện không mấy hiệu quả và có sự đùn đẩy trách nhiệm dẫn đến Pháp lệnh có tính khả thi thấp.

Việc văn bản pháp luật phải tạo ra sự kịp thời, đồng bộ giữa các cơ quan trong việc ban hành và tổ chức thực hiện là các yếu tố để đảm bảo tính khả thi của văn bản pháp luật từ khâu chuẩn bị dự án đến khâu tổ chức thực hiện văn bản pháp luật Và Quốc hội cần thiết phải đánh giá chất lượng chuẩn bị dự án của các cơ quan soạn thảo, quy định

rõ sự phối hợp giữa các cơ quan hơn nữa trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống để đảm bảo tính khả thi trong văn bản pháp luât Làm rõ trách nhiệm của các cơ quan này trong mỗi bước ban hành và tổ chức thực hiện là một bước đổi mới hoạt động của các

cơ quan nhà nước, tạo tính khả thi cao cho văn bản pháp luật

4 Các văn bản pháp luật cần phải quy định rõ trách nhiệm và các chế tài ràng buộc đủ mạnh để đảm bảo tính khả thi khi áp dụng.

Vấn đề quy định rõ trách nhiệm cũng rất quan trọng việc quyết định tính khả thi

của một văn bản pháp luật Các lĩnh vực như hình sự, dân sự, thuế… là những lĩnh vực được luật điều chỉnh rất cụ thể từng đối tượng Trong các văn bản pháp luật liên quan đến các lĩnh vực này xác định rất rõ quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ các bên khi tham gia quan hệ pháp luật và luôn có công cụ cưỡng chế đi theo trực tiếp Những văn bản pháp luật như vậy không thể có tính khả thi thấp Những lĩnh vực mới được pháp luật điều chỉnh như quyền tác giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, vệ sinh an toàn thực phẩm… được các văn bản pháp luật hiện nay điều chỉnh vẫn có chỗ chưa xác định rõ quyền, nghĩa vụ các bên tham gia quan hệ pháp luật và các chế tài đi kèm nên tính khả thi yếu Trong triển khai thực hiện sẽ khó khăn, lúng túng Các cơ quan liên quan trong phối hợp thực thi luật thường đổ lỗi cho hệ thống pháp luật không đầy đủ, rõ ràng, không quy định trách nhiệm của từng chủ thể Các đối tượng chịu sự điều chỉnh của luật

dễ dàng lợi dụng, né trách các quy định không có lợi cho mình Đây cũng là một yếu tố cần phải khắc phục để các văn pháp luật có được tính khả thi cao hơn

Trang 9

Về chế tài ràng buộc Điều quan trọng để luật thực thi là phải có chế tài răn đe, ràng

buộc trách nhiệm khi vi phạm các quy định của luật Luật hình sự, dân sự, hành chính

và một số luật về kinh tế thường có chế tài ràng buộc trực tiếp Các văn bản pháp luật khác thường không có chế tài ràng buộc đi theo mà đưa ra quy định chung, viện dẫn các

chế tài hình sự, hành chính “Tuỳ theo mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật, xử phạt hành

chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự ” Không có chế tài thì việc vi phạm các văn

bản pháp luật không bị xử lý hoặc xử lý chung chung, căn cứ vào các văn bản liên quan Trong thực tế, nhiều văn bản xử lý liên quan lại quá lạc hậu với thực tiễn phát triển như vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề bảo hiểm, lao động Mặt khác, trong nhiều trường hợp quy định không rõ trách nhiệm, người thi hành công vụ chưa thực hiện đúng quy định về thời gian, thẩm quyền… làm thiệt hại đến quyền lợi của công dân, dẫn đến tình trạng xem thường pháp luật Mới đây Quốc hội đã ban Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước Đây là một bước tiến rất lớn trong hoàn thiện hệ thống pháp luật Nâng

cao trách nhiệm của cán bộ, công chức và góp phần tăng cường tính khả thi của các văn

bản pháp luật Tuy nhiên, trong mỗi dự án luật cần thiết xác định chế tài ràng buộc cụ

thể bảo đảm bất kể ai vi phạm phải bị xử lý tương ứng

IV Việc sử dụng ngôn ngữ, xây dựng kết cấu văn bản, bố cục logic, chặt chẽ là một điều kiện để đảm bảo tính khả thi trong văn bản pháp luật.

Trong các văn bản pháp luật, các thuật ngữ pháp lý cần phải được sử dụng một cách chính xác về chính tả, về nghĩa của từ, trong cách viết câu, sử dụng dấu câu Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật là phương tiện giao tiếp giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản

lý Chủ thể quản lý tác động tới đối tượng quản lý thông qua các văn bản pháp luật nên hiệu quả của quản lý ở một mức độ nào đó phải có sự phụ thuộc vào ngôn ngữ trong văn bản Vì ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng nên khi xây dựng văn bản pháp luật không thể không quan tâm tới vấn đề ngôn ngữ Có thể nói, trình độ sử dụng ngôn ngữ soạn thảo ảnh hưởng sâu sắc trực tiếp tới chất lượng của văn bản và qua đó tính khả thi của văn bản cũng bị ảnh hưởng theo Nhằm mục đích tạo ra văn bản pháp luật gọn gàng,

rõ nghĩa, dễ hiểu, dễ thi hành thì việc sử dụng các đơn vị ngôn ngữ trong quá trình xây dựng văn bản pháp luật là một yêu cầu rất quan trọng

Về việc xây dựng kết cấu văn bản, bố cục logic, chặt chẽ cũng phải được quan tâm chú ý giồng như yêu cầu về mặt ngôn ngữ Một văn bản pháp luật phải có bố cục, kết cấu thật hợp lý, chặt chẽ, phù hợp với các yêu cầu khoa học mà luật đã quy định thì văn bản đó mới có thể được thực thi dễ dàng trên thực tế Rõ ràng, nếu như văn bản pháp

Trang 10

luật mà ban hành với những hình thức kết cấu, bố cục trái với những văn bản mẫu mà pháp luật đã quy định thì nó sẽ bị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ thực hiện Và như vây, tính khả thi của văn bản pháp luật sẽ không còn nữa Nói một cách chung nhất thì cách diễn đạt, trình bày nội dung trong văn bản pháp luật phải cô đọng nhất, khoa học, dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của đông đảo nhân dân, đồng thời phải đúng với các văn bản mẫu mà pháp luật đã quy định và từ đó sẽ tạo ra sự thuận lợi cho việc thực hiện pháp luật trên thực tế, tức là tính khả thi của văn bản pháp luật sẽ được tăng cường, đảm bảo

PHẦN 3 KẾT LUẬN.

Nói tóm lại, tính khả thi trong văn bản pháp luật là một vấn đề mà luôn cần có sự quan tâm của các cơ quan nhà nước khi ban hành ra nó Các điều kiện để đảm bảo tính khả thi trong văn bản pháp luật cần được phát huy, nâng cao hơn nữa trong hoạt động ban hành văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước Trong văn bản pháp luật, tính khả thi thường được đánh giá ở sự phù hợp giữa nội dung của văn bản với các điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại Sự phù hợp này phản ánh rõ mối tương quan giữa trình độ pháp luật với trình độ phát triển kinh tế - xã hội Nếu văn bản phản ánh chính xác, kịp thời những vấn đề được đặt ra từ thực tiễn, chứa đựng những nội dung phù hợp với các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu của quản lý nhà nước, tức là các điều kiện đảm bảo tính khả thi của văn bản pháp luật được thực hiện đúng thì sẽ tạo ra những

“đòn bẩy” tăng trưởng kinh tế - xã hội, ghóp phần thúc đẩy tạo điều kiện cho nền kin tế phát triển Trường hợp văn bản không phù hợp, không phản ánh đầy đủ các hướng vận động của đời sống xã hội, với những quy định quá cao hoặc lỗi thời lạc hậu, tức là các điều kiện đảm bảo tính khả thi trong văn bản pháp luật không được thực hiện đúng, điều này dẫn đến sự kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội, là nguyên nhân làm giảm sút hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước

Ngày đăng: 30/01/2016, 05:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w