Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, thuộc nhóm quyền dân sự và chính trị, được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người c
Trang 1CẤU TRÚC BÀI TẬP
Đ
ề bài : Phân tích quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân theo pháp luật hiện hành.
A
Đ ẶT VẤN Đ Ề
B GIẢI QUYẾT VẤN Đ Ề
I Cơ sở lý luận của sự cần thiết ban hành và đảm bảo quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
1 Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trong hai văn bản pháp lý - quốc tế quan trọng.
2 Về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam Khái niệm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
3 Tôn giáo gắn bó, đồng hành cùng dân tộc.
II Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân theo pháp luật hiện hành.
1 Nội dung quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trong Hiến pháp năm 1992 - đạo luật cơ bản của nhà nước ta.
2 Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trong các văn bản quy phạm pháp luật khác.
* Về pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
C KẾT THÚC VẤN Đ Ề
Trang 2
A ĐẶT VẤN ĐỀ
Song song với ý niệm chính trị về quyền con người, ảnh hưởng của tín
ngưỡng tâm linh trong đời sống con người cũng lại là vấn đề rất lớn Không phải người ta chỉ sống bằng cơm ăn áo mặc mà người ta còn có thể sống và chết vì lòng sùng kính với thần thánh của họ Các nhà chính trị điều tiết về pháp luật và kinh tế nhưng tín ngưỡng, tín điều tôn giáo vẫn là một sự chi phối rất mạnh lên suy nghĩ và việc làm của nhiều người Chính Gandhi phải thốt lên rằng: “Tôn giáo cũng là chính trị, vì ảnh hưởng của tôn giáo lên đời sống quần chúng là không thể xem thường” Vì vậy trong pháp luật hiện hành của nước Việt Nam ta, quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo được bảo đảm và không ngừng phát huy
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I C ơ sở lý luận của sự cần thiết ban hành và đ ảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
1 Quyền tự do tín ng ư ỡng, tôn giáo trong hai v ă n bản chính trị - pháp
lý quốc tế quan trọng.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, thuộc nhóm quyền dân sự và chính trị, được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người cũng như trong pháp luật của nhiều quốc gia
trên thế giới Liên hợp quốc đề cao và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
qua:
- Tuyên ngôn về nhân quyền năm 1948 - là một tuyên bố được thông qua tại Đại Hội Đồng Liên hợp quốc vào ngày 10/12/1948 Tuyên ngôn đưa ra một quan điểm cơ bản về các quyền con người cơ bản như quyền sống, quyền tự do an ninh thân thể, quyền tự do lập hội, quyền tự do tôn giáo, quyền tự do ngôn luận
và bày tỏ quan điểm… Tuyên ngôn đã quy định: “Mỗi người đều có quyền tự do
tư tưởng, nhận thức và tôn giáo Quyền này bao gồm cả quyền tự do biểu lộ tôn giáo hay tín ngưỡng của mình với tư cách cá nhân hay tập thể, ở nơi công cộng hay chốn riêng, bằng sự truyền dạy, thực hành, thờ phụng và áp dụng các nghi thức đạo giáo”
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (viết tắt là ICCPR) -được Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 16/12/1966 (Việt Nam tham gia ngày 24/9/1982), tại điều 18 ghi rõ: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo Quyền tự do này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, tự do bày tỏ tín ngưỡng, tôn giáo một mình hoặc trong tập thể với những người khác, một cách công khai hoặc thầm kín
Trang 3dưới hình thức thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và giảng đạo”, “Không một ai bị
ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn một tôn giáo hoặc tín ngưỡng”, “Quyền tự do bày tỏ tôn giáo, tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi những quy định của pháp luật và những giới hạn này là cần thiết cho việc bảo vệ
an toàn, trật tự công cộng, sức khoẻ, đạo đức của công chúng hoặc những quyền
tự do cơ bản của người khác”
Hầu hết các quốc gia đều ghi nhận và bảo đảm quyền này trong pháp luật
2 Về tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam Khái niệm quyền tự do tín ng
ư ỡng, tôn giáo của công dân
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội gồm một hệ thống những quan điểm dựa trên cơ sở tin tưởng và sùng bái những lực lượng tự nhiên, thần thánh, cho rằng những lực lượng này quyết định số phận con người, con người phải phục tùng, tôn thờ Tôn giáo còn là một hiện tượng xã hội, một thành tố văn hóa, một
bộ phận của đời sống tinh thần con người Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo có ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, tâm
lý, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, quốc gia Cho đến nay, ở Việt Nam có nhiều hình thức tôn giáo từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây, nội sinh và ngoại nhập Bên cạnh những tín ngưỡng dân tộc: thờ vua Hùng, thờ thành hoàng, thờ cúng tổ tiên, thờ những vị có công lao xây dựng quê hương đất nước và các tôn giáo: Phật giáo (gần 10 triệu tín đồ), Thiên Chúa giáo (hơn 6 triệu), Hồi giáo (hơn 60 ngàn tín đồ ), Cao Đài (hơn 2,4 triệu tín đồ)…Với hơn
20 triệu tín đồ theo các tôn giáo khác nhau Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, đa tôn giáo Tín ngưỡng tôn giáo bản địa cũng như các tôn giáo ngoại nhập đều chung sống hòa bình với nhau, ít nhiều giao thoa, ảnh hưởng bởi truyền thống văn hóa Việt Nam, chưa bao giờ có xung đột Hòa hợp tôn giáo, tự do tôn giáo là một đặc điểm có tính truyền thống của văn hóa Việt Nam
Theo trang Bách khoa toàn thư mở - Wikipedia tiếng Việt, tự do tín ngưỡng hay tự do tôn giáo thường được coi là một nguyên tắc ủng hộ quyền tự do cá nhân hay cộng đồng trong việc công khai hoặc bí mật thực hành, thờ phụng, rao giảng hay tụ tập một tôn giáo hay tín ngưỡng Khái niêm này thường được thừa nhận là có bao gồm cả việc tự do thay đổi tôn giáo hoặc tự do không theo một tôn giáo nào Tại một quốc gia có quốc giáo, tự do tín ngưỡng thường được hiểu
là chính phủ cho phép thực hiện các hoạt động của các tôn giáo khác với quốc giáo, và không đàn áp các tín đồ thuộc các tôn giáo khác Về phương diện cá nhân (không phải chính phủ), sự khoan dung tôn giáo thường được hiểu là thái
độ chấp nhận đối với tín ngưỡng của những người khác Sự khoan dung này không đòi hỏi người ta phải coi tôn giáo của những người khác cũng đúng đắn như của mình; thay vào đó là quan điểm rằng mỗi công dân chấp nhận rằng những người khác có quyền giữ và thực hành các đức tin của riêng mình Tự do
Trang 4tín ngưỡng là một khái niệm luật pháp có quan hệ nhưng không đồng nhất, với
sự khoan dung tôn giáo, sự phân tách giữa giáo hội và nhà nước, hay nhà nước thế tục
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được hiểu là một trong những quyền cơ bản của công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong Hiến pháp và luật
3 Tôn giáo gắn bó, đồng hành cùng dân tộc.
Thực tế lịch sử đã chứng minh những đóng góp tích cực của đồng bào các tôn giáo vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Để tiếp tục phát huy vai trò của đồng bào tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán quan điểm tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
nhân dân
Cơ sở, căn cứ để xây dựng hệ thống chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo, đặc điểm tôn giáo và tình hình thực tiễn của cách mạng Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc, đó là tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước
ta Ngay từ khi mới ra đời, trong chỉ thị của Thường vụ Trung ương về vấn đề thành lập Hội Phản đế Đồng minh (tháng 11-1930) Đảng ta đã có tuyên bố về
việc tôn trọng tự do tín ngưỡng của quần chúng Chỉ thị nêu rõ: " phải lãnh đạo từng tập thể sinh hoạt hay tập đoàn của nhân dân gia nhập một tổ chức cách mạng, để dần dần cách mạng hóa quần chúng và lại đảm bảo tự do tính tín ngưỡng của quần chúng " Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta
luôn luôn có quan điểm rõ ràng về tín ngưỡng, tôn giáo theo lịch sử phát triển
của dân tộc thể hiện ở nhiều nghị quyết, chỉ thị Trong nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Đảng ta đã chỉ rõ: "Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta” Như vậy, có thể thấy về vấn
đề tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta thể hiện rõ quan điểm, đó là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và đây là vấn đề còn tồn tại lâu dài trong quá trình phát triển, đi lên của đất nước Đảng, Nhà nước ta cũng chỉ rõ, cần phải tôn trọng nhu cầu tinh thần, đồng thời tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng bào tôn giáo đã có những đóng góp tích cực Hầu hết các tổ chức tôn giáo đã xây dựng đường hướng hành đạo, hoạt động theo đúng hiến pháp và pháp luật Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đã hành đạo gắn bó với dân tộc, tập hợp đông đảo tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng cuộc sống tốt đời, đẹp đạo
Trang 5Như vậy đồng bào theo tôn giáo ở Việt Nam rất giàu lòng yêu nước thương nòi; đồng bào tôn giáo luôn gắn bó, đoàn kết với đồng bào không tôn giáo phấn đấu
vì lợi ích chung của dân tộc, của cách mạng
Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo không chỉ được khẳng định ở luật pháp hay các chỉ thị, nghị quyết mà còn được thể hiện sinh động trong cuộc sống Hàng chục tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân Cả nước có hàng chục nghìn chức sắc, nhà tu hành và hàng vạn người hoạt động bán chuyên nghiệp của các tổ chức tôn giáo Các tôn giáo ở Việt Nam hiện có hàng trăm người đang theo học thạc sĩ, tiến sĩ ở các nước trên thế giới Cả nước hiện có hơn 22.000 cơ sở thờ tự, trong đó có nhiều
cơ sở đã được xây dựng mới, xây dựng lại khang trang, đẹp đẽ và được pháp luật bảo hộ Đảng, chính quyền các cấp luôn quan tâm giải quyết các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo chính đáng của các giáo phận Trái với những gì mà các thế lực thù địch đã bóp méo, xuyên tạc, thực tiễn đã chứng minh hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang diễn ra bình thường ở mọi nơi trên đất nước Việt Nam Thực tế
đó càng minh chứng hùng hồn, bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo là nguyên tắc nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam
II Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân nước Cộng hoà XHCN Việt Nam theo pháp luật hiện hành.
1 Nội dung quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trong Hiến pháp năm 1992- đạo luật cơ bản của nhà nước ta.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp hiện hành - Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) tại điều 70 Điều 70 quy định các quyền (2 quyền)
về tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào So với các hiến pháp trước Hiến pháp năm 1992 bổ sung 3 quy định mới là: “Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật”, “Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ”, “Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo” Những quy định mới này thể hiện chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta
về tín ngưỡng, tôn giáo, coi tín ngưỡng, tôn giáo là việc riêng và quyền tự do của mỗi cá nhân Nhà nước không những tôn trọng quyền tự do đó mà còn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo một cách đúng đắn, phù hợp với lợi ích của nhân dân, đồng thời cũng nghiêm trị cá nhân,
tổ chức nào xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái chính sách pháp luật của nhà nước Nội dung quy định tại điều 70 còn là một đòn giáng trả mạnh mẽ những luận điệu vu cáo, xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với chính sách tôn giáo của nhà nước ta Nhìn chung, Hiến pháp Việt Nam năm 1992 đã thể hiên đầy đủ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được nêu trong Tuyên ngôn về nhân quyền năm 1948 và
Trang 6Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 Điều này chứng tỏ Nhà nước Việt Nam đã có những nỗ lực và tiến bộ vượt bậc trong việc tôn trọng
và bảo đảm quyền con người trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội của đất nước còn khó khăn
2 Quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trong các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trong Hiến pháp được tái khẳng định ở điều 47 BLDS năm 2005, các điều 1 và 9 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 Để bảo đảm sự tuân thủ quyền này, Điều 129 BLHS năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân
Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 lần đầu tiên đã giải thích các thuật ngữ: “Cơ sở tôn giáo”, “tổ chức tôn giáo”, “cơ sở tín ngưỡng”…Ví dụ “cơ sở tôn giáo” được giải thích là nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của các tổ chức tôn giáo…Điểm đáng chú ý là các cơ sở tôn giáo phải được Nhà nước (chính quyền địa phương) công nhận thì mới được xem là hợp pháp Đồng thời pháp lệnh còn có các quy định về hoạt động tín ngưỡng của người có tín ngưỡng và hoạt động tôn giáo của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc; tổ chức tôn giáo và hoạt động của tổ chức tôn giáo; tài sản thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo…
Một góc chùa Tây Phương (Hà Tây) Chùa là “cơ sở tôn giáo”.
Trang 7Căn cứ vào những giới hạn của quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo nêu ở điều 18 ICCPR, các điều 70 Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001, Điều 47 BLDS năm 2005 và Điều 13 Luật tổ chức của Chính Phủ năm 2002, bên cạnh quy định cấm các hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, đồng thời quy định cấm các hành vi lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để xâm phạm lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác Những hành vi bị nghiêm cấp còn được nêu cụ thể trong Điều 15 của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Điều 2 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01-3-2005 Ngoài ra liên quan đến vấn đề này, Điều 87 BLHS năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội phá hoại chính sách đoàn kết trong đó bao gồm hành vi: “Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân với các tổ chức xã hội
*
Về Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
Xuất phát từ nhu cầu hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân trong thời kỳ đổi mới và yêu cầu thực hiện công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, ngày 18-6-2004, ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI
đã thông qua Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, sau đó ngày 29-6-2004 Chủ tịch
nước đã ký Lệnh công bố Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và có hiệu lực thi
hành từ ngày 15-11-2004 Ngày 01-3-2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 22/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng,
tôn giáo Đây là những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt
động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo có 6 chương, 41 điều đã thể hiện chính sách
dân chủ, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức tôn giáo, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; tôn trọng và bảo đảm nguyên tắc những việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo do các tôn giáo tự giải quyết theo Hiến chương, Điều lệ của các tôn giáo đã được Nhà nước công nhận Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với việc quản lý các hoạt động tôn giáo được quy định cụ thể theo hướng cải cách các thủ tục hành chính như trình tự, thời hạn, phân cấp rõ thẩm quyền giải quyết của chính quyền các cấp trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân tôn giáo; làm lành mạnh hóa các quan hệ tôn giáo và hoạt động tôn giáo vì lợi ích chính đáng của tín đồ và tổ chức tôn giáo, vì lợi ích chung của toàn xã hội trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập quốc tế
Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo với tinh thần thông thoáng, cởi mở; một
mặt vừa đáp ứng yêu cầu đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự
Trang 8do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; mặt khác, xác định yêu cầu quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo
Pháp lệnh này đã quy định các điều kiện để một tổ chức được công nhận là
tổ chức tôn giáo, trong đó điều kiện "có đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định" là một trong những điều kiện quan trọng Do vậy, tổ chức
tôn giáo tùy theo phạm vi hoạt động cần đăng ký hoạt động tôn giáo với Ban Tôn giáo Chính phủ hoặc cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh nhằm giúp việc công nhận khi hội đủ điều kiện được thuận lợi, dễ dàng theo quy định của pháp luật
Pháp lệnh cũng quy định thuận lợi về hoạt động của hội đoàn, dòng tu.
Những hội đoàn do tổ chức tôn giáo lập ra chỉ nhằm phục vụ lễ nghi tôn giáo, khi hoạt động không phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền Dòng
tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác chỉ cần đăng ký theo quy định với cơ quan nhà nước có thẩm quyền là có quyền hoạt động hợp pháp Tổ chức tôn giáo được thành lập trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo và thực hiện theo những quy định chung về thủ tục mở trường, lớp
Nhà nước có trách nhiệm quản lý xã hội, trong đó có tổ chức và hoạt động tôn giáo Do vậy, việc đăng ký hoạt động tôn giáo hàng năm với chính quyền địa phương nhằm giúp các cơ quan chức năng chủ động hỗ trợ cho các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo có đông tín đồ tham dự, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội
Người đi tu tại các cơ sở tôn giáo trên cơ sở tự nguyện, không ai được ép buộc hoặc cản trở Đối với người chưa thành niên, phải được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý Khi nhận người vào tu, người phụ trách cơ sở tôn giáo có trách nhiệm đăng ký với ủy ban Nhân dân cấp xã về danh sách người vào tu nhằm đảm bảo cho người dân thực hiện đầy đủ, đúng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình mà không gặp trở ngại Các hoạt động khác của các tổ chức tôn giáo đều được tạo điều kiện thuận lợi như: hội nghị thường niên, đại hội hoặc việc giảng đạo, truyền đạo trong hoặc ngoài cơ sở tôn giáo Tuy nhiên, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo có thể bị đình chỉ nếu vi phạm một trong các trường hợp: xâm phạm an ninh quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng hoặc môi trường; xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác hoặc có những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác làm ảnh hưởng hoặc tác động xấu đến các quan hệ xã hội được Nhà nước bảo vệ
Nhà nước bảo hộ những tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; tạo điều kiện trong việc quản lý, sử dụng đất có các công trình tín ngưỡng, tôn giáo cũng như việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các công trình thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo
Trang 9Tổ chức tôn giáo được tổ chức quyên góp, nhận tài sản hiến, tặng, cho trên
cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật Không lợi dụng danh nghĩa cơ sở, tổ chức tôn giáo
để quyên góp phục vụ lợi ích cá nhân hoặc những mục đích trái pháp luật
Tổ chức tôn giáo được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện tham gia các hoạt động vì mục đích từ thiện nhân đạo phù hợp với Hiến chương, Điều lệ của
tổ chức tôn giáo và quy định của pháp luật Chức sắc, nhà tu hành, với tư cách công dân được Nhà nước khuyến khích tổ chức hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo theo quy định của pháp luật
Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ra đời là sự khẳng định chính sách nhất
quán của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đối với tôn giáo, tạo môi
trường pháp lý quan trọng trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, không những đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo đang diễn ra rất phong phú, sống động ở Việt Nam mà còn thích ứng với những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập trong đó có Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các quyền dân sự, chính trị; đồng thời là bước tiến quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ ổn định,
bền vững giữa Nhà nước và các tổ chức tôn giáo Pháp lệnh đã mở hướng thuận
lợi cho các tổ chức tôn giáo chưa được công nhận tiến hành đăng ký để hoạt động tôn giáo tiến tới được công nhận về mặt tổ chức khi hội đủ điều kiện
Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay trên nguyên tắc bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân và các hoạt động tôn giáo của các tổ chức tôn giáo, phù hợp với truyền thống văn hoá, đạo đức xã hội và pháp luật Việt Nam cũng như tương thích với luật pháp quốc tế về lĩnh vực này, làm cơ sở cho việc xây dựng Luật tín ngưỡng, tôn giáo trong tương lai
C KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam, là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững hướng tới mục tiêu xây dựng "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" của Việt Nam Nhà nước ta đã và đang làm hết sức mình để bảo đảm và thực hiện quyền con người thông qua việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi các biện pháp cụ thể phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm bảo đảm cho người dân một cuộc sống ngày càng đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh
Trang 10
DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, Nxb CAND, Hà Nội, 2008, 2009
2 Nguyễn Văn Động, Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội, 2005
3 Bộ tư pháp, Việt Nam với vấn đề quyền con người, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005
4 Nguyễn Văn Động, Các quyền hiến định về xã hội của công dân Việt Nam hiện nay, Nxb Tư pháp, Hà nội, 2004
5 Hiến pháp Việt Nam năm 1946, năm 1959, năm 1980, năm 1992; năm 1992(được sửa đổi, bổ sung năm 2001)
6 Tìm hiểu Hiến pháp nước Việt nam dân chủ cộng hòa, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976
7 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966
8 Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về nhân quyên năm 1948
9 BLHS năm 1999
10 BLDS năm 2005
11 Luật tổ chức chính phủ năm 2002
* Các website
1 http:// www.chinh phu.vn
2 http:// www.dangcongsan.vn
3 http:// www.tailieu.vn
4 http:// www.moj.gov.vn