1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHÂN BIỆT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ THỦ TỤC TƯPHÁP TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON

14 555 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 33,35 KB

Nội dung

Việc xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục hành chính thường do người cha, người mẹ hoặc cả hai bên tự nguyện nhận con, dù quan hệ hôn nhân của họ có hợp pháp hay không.. Người được nhận

Trang 1

A MỞ ĐẦU

Khi một đứa bé được sinh ra, tức là nó đã làm phát sinh mối quan hệ giữa cha – con, mẹ - con Quan hệ cha – mẹ - con phát sinh mà không hề phụ thuộc vào việc đứa trẻ là con trong giá thú hay ngoài giá thú Nhà nước bằng nhiều nguyên tắc khác nhau được quy định trong pháp luật để xác định cha, mẹ, con

Do đó là một cơ sở quan trọng nhằm xác định mối quan hệ giữa mẹ - con, cha – con, từ đó làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản trong những mối quan hệ đó; đồng thời nó là cơ sở pháp lý để tòa án giải quyết các tranh chấp vốn thường xảy ra rất nhiều trên thực tế, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cha, mẹ, con

Với tầm quan trọng như vậy của vấn đề này, pháp luật đã quy định những trình tự thủ tục rất cụ thể và rõ ràng trong việc khai nhận quan hệ cha, mẹ, con Theo luật định, thủ tục khai nhận quan hệ cha, mẹ, con bao gồm thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề “sự khác biệt giữa thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp trong việc xác định cha, mẹ, con”

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN

1 Thế nào là xác định cha, mẹ, con?

Hiện nay khái niệm xác định cha, mẹ, con chưa được quy định một cách

cụ thể Do đó có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm này

Dưới góc độ sinh học thì xác định cha, mẹ, con được hiểu là việc nghiên cứu, tìm kiếm, nhận diện một quan hệ huyết thống trực hệ giữa hai thế hệ kế tiếp nhau thông qua sự kiện sinh đẻ Tuy nhiên khái niệm này còn nhiều hạn

Trang 2

chế, nhất là trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học mà cặp vợ chồng vô sinh xin cả trứng và tinh trùng Trong trường hợp này con và cha, mẹ không hề có mối quan hệ huyết thống trực hệ Đứa con được sinh ra không mang hệ gen của cha mẹ nó…

Dưới góc độ pháp lý thì xác định cha, mẹ, con là tổng thể các quy định pháp luật quy định quyền và nghĩa vị của chủ thể trong mối quan hệ xác định cha, mẹ, con Với định nghĩa này thì cha, mẹ, con vừa là một sự kiện pháp lý, một quan hệ pháp luật, một chế định pháp lý

2 Căn cứ xác đinh cha, mẹ, con theo pháp luật hiện hành.

Theo các quy định của pháp luật hiện hành, có thể thấy, có hai căn cứ xác định cha, mẹ, con nói chung là:

- Dựa trên nguồn gốc huyết thống: thông qua sự kiện sinh đẻ hoặc trong thời kì thụ thai, có quan hệ tình dục giữa hai bên nam nữ

- Dựa trên căn cứ suy đoán pháp lý: Điều 63 luật Hôn nhân gia đình Việt Nam quy định:

“1 Con sinh ra trong thời kì hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kì đó là con chung của vợ chồng.

Con sinh ra trước ngày đăng kí kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng

là con chung của vợ chồng.

2 Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chúng cứ

và phải được Tòa án xác định

Việc xác định cha, mẹ, con được sinh ra bằng phương pháp khoa học do Chính phủ quy định”

II PHÂN BIỆT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ THỦ TỤC TƯ PHÁP TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON

1. Về trường hợp áp dụng.

Trang 3

Thủ tục hành chính Thủ tục tư pháp

Thủ tục hành chính được áp dụng khi

các bên tham gia vào việc xác định cha,

mẹ, con hoàn toàn tự nguyện về ý chí.

Việc xác định cha, mẹ cho con theo thủ

tục hành chính thường do người cha,

người mẹ hoặc cả hai bên tự nguyện

nhận con, dù quan hệ hôn nhân của họ

có hợp pháp hay không

Điều 65 – Luật hôn nhân gia đình Việt

Nam quy định “Con có quyền xin nhận

cha, mẹ của mình kể cả trong trường

hợp cha, mẹ đã chết; con đã thành niên

xin nhận cha không đòi hỏi phải có sự

đồng ý của mẹ; xin nhận mẹ không đòi

hỏi phải có sự đồng ý của cha” Như

vậy trong trường hợp này việc xác định

cha, mẹ, con hoàn toàn không có bất kì

một tranh chấp nào và phải đảm bảo sự

tự nguyện Sự thống nhất này thể hiện ở

việc thống nhất về ý chí giữa các bên

với nhau

Thủ tục tư pháp được áp dụng khi giữa các bên tham gia vào việc xác định cha, mẹ, con xảy ra tranh chấp.

Trên thực tế, chỉ khi có những tranh chấp nhất định, vấn đề sử dụng thủ tục tư pháp trong việc xác định cha,

mẹ, con mới được đặt ra Tranh chấp

ở đây được hiểu với ý nghĩa trái ngược với tự nguyện đã nêu ở trên

Đó là các bên không thể thống nhất

về ý chí đối với việc xác định cha,

mẹ, con Qua đó, các quy định của Luật hôn nhân vầ gia đình năm 2000 liên quan đến việc xác định quan hệ cha, mẹ , con bằng con đường tư pháp luôn sử dụng các cụm từ

“người được nhận” hoặc “người không được nhận” khi mô tả các giả định có thể xảy ra trên thực tế

Nhận xét: Như vậy, xét về phương diện trường hợp áp dụng, hai thủ tục

hành chính và thủ tục tư pháp đã có những khác biệt rất trái ngược nhau Đó là, việc xác định cha, mẹ, con dựa vào thủ tục hành chính thì nhất thiết yêu cầu phải có sự tự nguyện còn ngược lại việc xác định cha, mẹ, con theo thủ tục tư pháp để được áp dụng thì bắt buộc phải xảy ra tranh chấp giữa các bên

2. Về chủ thể áp dụng pháp luật

Trang 4

Thủ tục hành chính có chủ thể áp dụng là

ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn

được xác định theo pháp luật (được thực

hiện bởi cơ quan hành chính).

Thủ tục hành chính trpng việc xác định cha,

mẹ, con được áp dụng trong hai trường hợp:

đăng kí khai sinh và đăng kí nhận cha, mẹ,

con

Về chủ thể áp dụng trong việc nhận cha,

mẹ, con:

Theo Điều 34 Nghị định số

158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch thì chủ thể

áp dụng trong việc đăng kí nhận cha, mẹ,

con được quy định như sau:

“2 Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày

nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc

nhận, cha, mẹ, con là đúng sự thật và không

có tranh chấp, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã

đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.”

Như vậy, đối với việc nhận cha, mẹ, con thì

chủ thể áp dụng ở đây là Ủy ban nhân dân

cấp xã nơi đăng kí nhận cha, mẹ, con

Về chủ thể áp dụng trong việc đăng kí

khai sinh cho con

Điều 13 – nghị định 158 của Chính phủ về

đăng kí và quản lý hộ tịch quy định như

sau:

“1 Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

(sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã),

nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc

đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không

xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì

Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của

người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.

2 Trong trường hợp không xác định được

nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì

Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang

sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng

ký khai sinh.

3 Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ

rơi được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp

xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi

dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức đang

Thủ tục tư pháp có chủ thể áp dụng là Tòa án nhân dân.

Thủ tục tư pháp trong việc xác định cha, mẹ, con được áp dụng trong hai trường hợp đó là xác định con và xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên

Về chủ thể áp dụng trong việc xác định con, điều 64 Luật hôn

nhân gia đình Việt Nam quy định:

“Người không được coi là cha,

mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.

Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu tòa án xác định người đó là con mình”

Như vậy trong trường hợp này, một khi tranh chấp đã xảy ra, Tòa án chính là cơ quan tư pháp

có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đó

Về chủ thể áp dụng trong việc xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, Điều 66 luật hôn

nhân và gia đình Việt Nam quy định

“1 Mẹ, cha, hoặc người giám hộ theo quy định của pháp luật về

tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con chưa thành niên.”

Trong trường hợp này Tòa án vẫn có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp liên quan đến việc xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên Viện kiểm sát đóng vai trò như cơ quan trung gian trong một số trường hợp Nhưng ở đây hoàn toàn không có

Trang 5

tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.”

Như vậy chủ thể có thẩm quyền đăng kí

nhận cha, mẹ, con ở đây là Ủy ban nhân dân

cấp xã theo quy định của pháp luật

sự xuất hiện của cơ quan hành chính nhà nước mà cụ thể là ủy ban nhân dân trong trường hợp này

Nhận xét: Như vậy, về tiêu chí chủ thể áp dụng, do bản chất của hai vụ

việc là khác nhau nên chủ thể có thẩm quyền giải quyết của hai trường hợp cũng khác nhau Đối với việc xác định cha, mẹ, con bằng thủ tục hành chính thì đơn giản đó chỉ là một sự thừa nhận nhất định của nhà nước theo pháp luật hành chính và pháp luật hôn nhân gia đình về việc xác lập quan hệ hợp pháp của cha,

mẹ, con bằng những thủ tục hành chính nhất định Còn đối với việc xác định cha, mẹ, con bằng thủ tục tư pháp, vì xảy ra tranh chấp giữa các bên nên theo quy định của Điều 27 Bộ luật TTDS thì đây là một vụ án dân sự, cho nên thẩm

quyền giải quyết vụ việc này thuộc về Tòa án Thủ tục hành chính có chủ thể

áp dụng pháp luật là cơ quan hành chính, thủ tục tư pháp có chủ thể áp dụng pháp luật là cơ quan tư pháp Đó chính là điểm khác biệt giữa hai thủ tục hành

chính và tư pháp trong trường hợp này

Sự phân công này đã đảm bảo tính hợp lý và tăng hiệu quả trong việc xác định cha, mẹ, con

Trang 6

3. Trình tự thủ tục thực hiện.

Thủ tục hành chính Thủ tục tư pháp

- Thủ tục hành chính

được áp dụng theo

quy định của Luật

hôn nhân gia đình

năm 2000, Nghị

định 158 của

Chính phủ về đăng

kí và quản lý hộ

tịch và các văn

bản hướng dẫn thi

hành.

- Người có quyền đi

khai sinh hoặc

đăng kí việc nhận

cha, mẹ, con là

cha, mẹ, ông bà

hoặc những người

thân thích khác

(điều 14 Nghị định

158)

- ở đây, người đi

khai sinh đã hoàn

toàn thừa nhận mối

quan hệ giữa họ

với đứa trẻ được

khai sinh, chứ

không giống như

người có quyền

khởi kiện như

trong trường hợp

xác định cha, mẹ,

con có tranh châp

của thủ tục tư

pháp

- Xác định cha, mẹ,

con bằng thủ tục

hành chính có sự

kiện pháp lý làm

phát sinh quan hệ

pháp luật hành

- Xác định cha, mẹ, con theo thủ tục tư pháp được áp dụng theo bộ luật Tố tụng Dân sự, được giải quyết theo trình tự,thủ tục của một

vụ án dân sự

- Người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con bằng thủ tục tư pháp được gọi là người

có quyền khởi kiện Người có quyền khởi kiện là cá nhân, tổ chức Cụ thể như sau: Người đang không phải là cha, mẹ của một người có quyền yêu cầu xác định người đó là con mình

Người đang không là con của một người có quyền yêu cầu xác định mình là con của cha mẹ có hôn nhân hợp pháp

Nếu những chủ thể trên chưa thành niên hoặc

đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền khởi kiện sẽ thuộc về người giám hộ của

họ hoặc Hội liên hiệp phụ nữ

- Việc khởi kiện này là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật Dân sự trong lĩnh vực hôn nhân gia đình giữa các bên tham gia

Trang 7

chính giữa cán bộ

hộ tịch đại diện

cho quyền lực nhà

nước và người có

yêu cầu đăng kí

nhận cha, mẹ, con

hoặc đăng kí khai

sinh

- Việc xác định cha,

mẹ, con bằng thủ

tục hành chính

không đòi hỏi bắt

buộc về yếu tố

chứng cứ vì giữa

các bên đã hoàn

toàn có sự tự

nguyện về ý chí

trong việc xác định

cha, mẹ, con đó

Sự tự nguyện về ý

chí này đã đảm bảo

cho tính chính xác

của việc xác định

cha, mẹ, con và

đảm bảo không có

tranh chấp xảy ra

sau này

- Chứng cứ là một yêu cầu bắt buộc đối với việc giải quyết vụ án dân sự liên quan đến vấn đề xác định cha, mẹ, con Do các bên đương sự không có sự tự nguyện về ý chí Chính sự không tự nguyện này đã làm phát sinh những tranh chấp, mà để giải quyết những vụ án này một cách thấu đáo và chính xác nhât thì yếu tố chứng cứ là không thể thiếu

- Mục b, Điều 5 nghị quyết số 02/2000/ NĐ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình quy định như

sau: “khi có người yêu cầu Toà án xác định

một người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ; do

đó về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gien Người có yêu cầu giám định gien phải nộp lệ phí giám định gien.”

- Theo đó, Điều 81, Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:

“Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có

thật, được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định

mà Tòa án dùng để làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ hợp pháp hay không cũng như các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự”

Trang 8

- Việc xác định cha,

mẹ, con bằng thủ

tục hành chính

không bao gồm thủ

tục hòa giải

- Thủ tục hòa giải

chỉ diễn ra khi các

bên có xảy ra tranh

chấp, xung đột

không thể tự giải

quyết được Việc

các bên có sư tự

nguyện hoàn toàn

về ý chí thì thủ tục

hòa giải là không

hề cần thiết

- Thủ tục hòa giải trong việc xác định cha, mẹ, con bằng thủ tục tư pháp là bắt buộc

- Thủ tục hòa giải diễn ra khi các bên có tranh chấp, vì vậy trong trường hợp này yếu tố hòa giải là bắt buộc để có thể tìm ra biện pháp giải quyết có sự tự nguyện về ý chí giữa các bên

- Theo đó, căn cứ theo khoản 4 Điều 27 (quy định về những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án), Điều 181 (quy định về những vụ án dân

sự không được hòa giải), Điều 182 (quy định

về những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được) thì tranh chấp trong việc xác định cha, mẹ, con thuộc một trong số những trường hợp phải tiến hành hòa giải trong quá trình chuẩn bị xét xử

Trang 9

Việc xác định cha,

mẹ, con bằng thủ tục hành

chính chỉ được tiến hành

một lần duy nhất tại cơ

quan có thẩm quyền

Việc xác định cha, mẹ, con bằng thủ tục tư pháp được giải quyết với nhiều cấp xét xử khác nhau Nếu các bên có kháng cáo thì vụ án phải được xét xử tại cấp cao hơn đó là phiên tòa phúc thẩm

Điều 263 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:

“Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần bản án,

quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc

có liên quan đến việc xem xét đến nội dung kháng cáo, kháng nghị”.

Hoặc trong một số trường hợp khác, khi quyết định của Tòa án đã có hiệu lực nhưng vì những lý do như có sai phạm pháp luật nghiêm trọng… và có kháng nghị từ phía đương sự thì vụ án sẽ được xem xét lại ở Thủ tục Giám đốc thẩm

Điều 282 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:

“Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của

Tòa án đã có hiệu lực nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”

Nhận xét: Như vậy, với tiêu chí so sánh về trình tự thực hiện thì giữa thủ

tục hành chính và thủ tục tư pháp đã bộc lộ nhiều đặc điểm khác nhau

Thứ nhất là về văn bản quy định, đối với việc xác định cha, mẹ, con bằng thủ tục hành chính thì văn bản quy phạm quy định nó là Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, nghị định 158 của Chính phủ về đăng kí và quản lí

hộ tịch và các văn bản hướng dẫn… Trong khi đó, xác định cha, mẹ, con bằng thủ tục tư pháp thì văn bản quy phạm quy định nó là Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và một số ít trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 Thứ hai, nếu như việc xác định cha, mẹ, con bằng thủ tục hành chính làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính giữa bên yêu cầu và bên có thẩm quyền

Trang 10

giải quyết thì xác định cha, mẹ, con bẳng thủ tục tư pháp làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự giữa các bên tham gia vụ việc

Thứ ba, đối với thủ tục tư pháp thì việc yêu cầu bằng chứng là bắt buộc, còn thủ tục hành chính thì không yêu cầu điều này (Hoặc nếu yêu cầu thì không bắt buộc)

Thứ tư, nếu như hòa giải là giai đoạn bắt buộc trong việc xác định cha, mẹ, con bằng thủ tục tư pháp thì giai đoạn này không được yêu cầu trong thủ tục hành chính

Thứ năm, nếu như thủ tục hành chính được áp dụng và giải quyết tại một cấp duy nhất thì thủ tục tư pháp, khi có kháng nghị của các bên đương sự thì sẽ được áp dụng tại các cấp xét xử cao hơn từ phiên tòa sơ thẩm đến phiên tòa phúc thẩm

Việc có những sự phân biệt khác nhau này đã tăng được sự hiệu quả trong quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến việc xác định cha, mẹ, con Những quy định như trên là hợp lý, phù hợp với từng trường hợp cụ thể Tính nhiều giai đoạn đối với thủ tục tư pháp đã đảm bải những vụ án liên quan đến việc xác định cha, mẹ, con được xét xử một cách khách quan và đúng đắn nhất

4. Về kết quả pháp lý của hai thủ tục hành chính và tư pháp đối với việc xác định cha, mẹ, con.

Kết quả pháp lý của thủ tục hành chính là

các quyết định hành chính.

Khoản 3 điều 34 nghị định 158 về đăng kí

và quản lý hộ tịch quy định “ Cán bộ Tư

pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận

cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc

nhận cha, mẹ, con Chủ tịch Ủy ban nhân

dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản

chính Quyết định công nhận việc nhận

cha, mẹ, con Bản sao Quyết định được

cấp theo yêu cầu của các bên.”

Kết quả pháp lý của thủ tục tư pháp trong việc xác định cha,

mẹ, con là bản án của Tòa án quy định cách thức giải quyết tranh chấp.

Vì tranh chấp trong việc xác định quan hệ cha, mẹ, con được quy định như một vụ án dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại khoản

4 Điều 27 bộ luật Tố tụng dân sự

Ngày đăng: 30/01/2016, 02:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w