Hội thẩm bằng sự tham gia của mình vào Hội đồng xét xử mà thực hiện quyền lực tư pháp và thông qua đó để nhân dân tham gia một cách có hiệu quả vào công tác quản lý Nhà nước nói chung, h
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Một trong những đặc trưng của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân Bản thân chế định Hội thẩm là sự thể hiện tư tưởng ” lấy dân làm gốc”, bảo đảm nguyên tắc thực hiện quyền lực của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án Tòa án là cơ quan quyền lực của Nhà nước, Nhà nước thông qua Tòa án để thực hiện quyền lực tư pháp của mình Chính bằng hoạt động xét xử, Tòa án giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của nhân dân Hội thẩm bằng sự tham gia của mình vào Hội đồng xét xử mà thực hiện quyền lực
tư pháp và thông qua đó để nhân dân tham gia một cách có hiệu quả vào công tác quản lý Nhà nước nói chung, hoạt động của Tòa án nói riêng
Trang 2Tại Điều 129 Hiến pháp 1992 quy định: ” Việc xét xử của Tòa án nhân dân
có Hội thẩm nhân dân, của Tòa án Quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của pháp luật Khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán” Như vậy, nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán là một nguyên tắc Hiến định, nhưng tham gia cụ thể như thế nào lại do Luật tố tụng Hình sự, Dân sự… quy định Vì là một nguyên tắc Hiến định nên nếu việc xét xử của Tòa án nhân dân mà không có Hội thẩm nhân dân tham gia thì sẽ không chỉ là vi phạm Luật tố tụng mà còn là vi phạm Hiến pháp Nguyên tắc này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong xét xử, bởi việc tham gia của Hội thẩm giúp cho Tòa án xét xử không chỉ đúng Pháp luật mà còn phù hợp với nguyện vọng của nhân dân Hội thẩm có đời sống chung trong cộng đồng, trong tập thể lao động, nên Hội thẩm hiểu sâu hơn tâm tư nguyện vọng của quần chúng, nắm bắt được dư luận quần chúng nhân dân Khi được cử hoặc bầu làm Hội thẩm nhân dân, Hội thẩm không tách khỏi hoạt động lao động sản xuất của cơ quan, đơn vị, cơ sở của mình Với vốn hiểu biết thực tế, kinh nghiệm trong cuộc sống, với sự am hiểu về phong tục tập quán ở địa phương, Hội thẩm sẽ bổ sung cho Thẩm phán những kiến thức xã hội cần thiết trong quá trình xét xử để có được một phán quyết đúng pháp luật, được xã hội đồng tình ủng hộ Tại Hội nghị học tập của ngành cán bộ Tư pháp năm 1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Trong công tác
xử án phải công bằng, liêm khiết, trong sạch Như thế cũng chưa đủ Không chỉ giới hạn hoạt động của mình trong khung Tòa án mà phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân…” Muốn đưa ra phán quyết đúng, giải quyết các tranh chấp đúng pháp luật, hợp với lẽ công bằng, xử phạt đúng người, đúng tội, hiển nhiên đòi hỏi những người làm công tác xét xử phải có đạo đức trong sáng, có bản lĩnh, có trình
độ chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng Ngoài ra, để Hội đồng xét xủ có phán quyết đúng đắn,đòi hỏi họ cũng phải có kiến thức và vốn hiểu biết cuộc sống, có
Trang 3nhân dân tham gia là sự bổ sung cần thiết cho những lĩnh vực đó Hơn nữa, Hội thẩm là đại diện của các giới, các ngành, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, hội thẩm
có thể phản ánh một cách khách quan cách nhìn nhận về sự kiện, vụ việc từ suy nghĩ, tâm tư của quần chúng nhân dân, chứ không phải từ góc độ của một luật gia thuần túy
Chúng xin chân thành cảm ơn.
Trang 4CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH TOÀ
ÁN NHÂN DÂN
Từ năm 1930 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch
Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, đầy gian khổ hy sinh, làm cách mạng tháng Tám thành công Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Châu á ra đời Cách mạng tháng Tám thành công “đã xoá bỏ chính quyền nhà nước thực dân phong kiến, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (ngày nay là Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là nhà nước độc lập, dân chủ thực sự của nhân dân, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử phát triển của nước ta Thắng lợi của cách mạng tháng Tám là thành công rực rỡ của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vô cùng anh dũng gần một trăm năm của nhân dân ta Đó là thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lê Nin ở Việt Nam, là thắng lợi của đường lối cách mạng dân tộc, dân chủ đúng đắn
do Đảng ta vạch ra và lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện” “Giành được chính quyền đã khó, nhưng giữ chính quyền lại càng khó hơn” Xuất phát từ luận điểm nổi tiếng này của Lê Nin, Đảng và Nhà nước ta đã có những sách lược đúng đắn nhằm giữ vững chính quyền non trẻ vừa mới được thành lập, đang đứng trước những thử thách và khó khăn tưởng chừng khó vượt qua, đó là: nguy cơ ngoại xâm tiếp tục đe doạ; bọn phản động trong nước lợi dụng lúc quân đồng minh sắp vào Đông Dương, tìm cách ngóc đầu dậy chống phá cách mạng; nền tài chính của nước nhà kiệt quệ; nhân dân có tới 95% mù chữ, lại vừa trải qua nạn đói khủng khiếp năm 1945 Để giữ vững chính quyền, không có cách nào khác là phải có ngay các biện pháp cần thiết để vừa xây dựng, vừa củng cố bộ máy nhà nước trong đó có Toà án nhân dân V.I Lê Nin cho rằng dưới chế độ thực dân phong kiến, xã hội tư bản “nền tư pháp chủ yếu là một bộ máy đàn áp, một bộ máy bóc lột tư sản Vì vậy,
Trang 5pháp mà là huỷ bỏ hoàn toàn, phá huỷ đến tận gốc rễ nền tư pháp cũ và bộ máy của nó ” Về Toà án đó chỉ là “ một công cụ mù quáng và tinh vi dùng để áp bức một cách không thương xót những người bị bóc lột, một công cụ bảo vệ quyền lợi của cái túi bạc ” Chính vì vậy sau khi cách mạng tháng Tám thành công chúng ta khẩn trương phá huỷ đến tận gốc rễ bộ máy hành chính quan liêu, bộ máy tư pháp, quân đội nhà nghề, nhà tù và trại tập trung của chế độ thực dân phong kiến, thải hồi bọn tổng lý, quan lại, mật thám Trong mấy ngày đầu tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra nhiều sắc lệnh về vấn đề này Đó là, Sắc lệnh số 8 ngày 5-9-1945 giải tán “Đại Việt Quốc gia xã hội đảng”
và “Đại Việt Quốc dân đảng”; Sắc lệnh số 18 ngày 8-9-1945 bãi bỏ ngạch học quan; Sắc lệnh số 32 ngày 13-9-1945 bãi bỏ hai ngạch quan hành chính và quan tư pháp v.v Song song với việc phá huỷ đến tận gốc rễ bộ máy nhà nước của chế độ thực dân phong kiến, chúng ta cũng phải khẩn trương bắt tay xây dựng bộ máy nhà nước cách mạng, nhằm đè bẹp sức phản kháng của bọn thực dân phong kiến đã bị lật đổ, củng cố thành quả của cách mạng, xây dựng một nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Toà án nhân dân là một trong những bộ phận của bộ máy nhà nước, là một trong những công cụ đắc lực của chuyên chính vô sản, được giao nhiệm vụ thực hiện quyền xét xử, vì vậy việc sớm thành lập Toà án nhân dân để thực hiện nhiệm vụ này, đặc biệt là trong những ngày đầu trứng nước của Nhà nước cách mạng non trẻ là rất cần thiết Do nhận định và đánh giá đúng, ngày 13-9-1945 Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra Sắc lệnh thiết lập các Toà án quân sự, đánh dấu sự ra đời của Toà án nhân dân ở nước ta
Từ đó đến nay, ngành Toà án nhân dân nước ta đã trải qua những bước phát triển khác nhau, phù hợp với nhận thức, mức độ phát triển của xã hội và đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn đặt ra đối với từng giai đoạn lịch sử
Trang 6CHƯƠNG II: NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA
Thẩm phán tòa án nhân dân cấp tỉnh , Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện do chánh án hân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện
Thẩm phán Tòa án quân sự cấp Quân khu, Tòa án quân sự cấp khu vực do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm,miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Tòa
Điều 31
1 Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Chánh án, Phó Chánh án Toà án quân sự trung ương do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao
Trang 72 Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân địa phương do Chánh án Toà án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân địa phương cùng cấp.
3 Chánh án, Phó Chánh án Toà án quân sự cấp quân khu, Toà án quân sự khu vực do Chánh án Toà án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
4 Trước khi đề nghị Chủ tịch nước, Chánh án Toà án nhân dân tối cao cách chức các chức vụ Chánh án, Phó Chánh án theo quy định tại khoản 1, khoản 2 hoặc khoản 3 của Điều này, nếu người đó thuộc một trong các trường hợp có thể bị cách chức chức danh Thẩm phán thì phải có ý kiến của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán
có thẩm quyền tuyển chọn Thẩm phán đó
5 Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân địa phương, Toà án quân sự là năm năm, kể từ ngày được bổ nhiệm
Nhiệm kì của Thẩm phán là 5 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm
4.1.2 Thực hiện, chế độ bầu Hội thẩm nhân dân và cử Hội thẩm quân nhân
Điều 38 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân
Điều 38
1 Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu theo sự giới thiệu của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp
và do Hội đồng nhân dân cùng cấp miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chánh
án Toà án nhân dân cùng cấp sau khi thống nhất với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp
2 Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự cấp quân khu do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương và do Chủ
Trang 8nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chánh án Toà án quân sự cấp quân khu sau khi thống nhất với cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương.
3 Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự khu vực do Chủ nhiệm chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương và do Chủ nhiệm chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chánh án Toà án quân sự khu vực sau khi thống nhất với cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương
Nhiệm kì của hội thẩm quân nhân là 5 năm,kể từ ngày được cử
4.2 Nguyên tắc việc xét xử của Tòa án nhân dân có Hội Thẩm nhân dân
tham gia
Pháp luật không chỉ quy định khi xét xử Hội đồng xét xử phải có Hội thẩm nhân dân tham gia mà còn quy định khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán, tức là Hội thẩm nhân dân cùng Thẩm phán quyết định giải quyết mọi vấn đề của vụ án không kể về nội dung hay thủ tục tố tụng Mặc dù Hội thẩm không phải
là cán bộ trong biên chế Tòa án mà là người của cơ quan, tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bầu hoặc cử làm đại diện cho nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử của Tòa án, nhưng khi tham gia xét xử Hội thẩm lại ngang quyền với Thẩm phán, từ việc đọc hồ sơ vụ án, nghiên cứu chứng cứ, cho đến việc ra quyết định giải quyết vụ án Đây là điều quan trọng để Hội thẩm nhân dân thực sự pháp huy được vai trò là đại diện cho quần chúng nhân dân của mình
Trang 94.3 Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật
Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nhằm đảm bảo tính khách quan trong quá trình xét xử để áp dụng thống nhất pháp luật ở tất cả các Tòa án Nguyên tắc này đòi hỏi:
- Khi xét xử, các Thẩm phán và Hội thẩm trên cở sở nghiên cứu hồ sơ
vụ án để xác định chứng cứ, quy phạm pháp luật cần áp dụng để có quyết định cụ thể cho phù hợp, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của bất cứ cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào.
- Khi xét xử các thành viên trong Hội đồng xét xử cũng độc lập với nhau trong việc xác định chứng cứ, phân tích, lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng.
- Giữa các Tòa án cũng độc lập với nhau khi xét xử theo các thủ tục
sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm Các Hội đồng xét xử phải tự mình xác định lại chứng cứ, quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng chứ không phải chịu ảnh hưởng của các quyết định, bản án của Tòa
án đã xét xử trước đó.
- Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm phải tuân thủ pháp luật, phải dựa vào các quy định của pháp luật để giải quyết các vụ án chứ không được tùy tiện, chủ quan trong việc áp dụng pháp luật.
- Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm không bị ràng buộc bởi kết luận của Viện kiểm sát, không bị chi phối bởi ý kiến của nhau Thẩm phán, Hội thẩm phải chịu trách nhiệm đối với ý kiến của mình về từng vấn đề của vụ án.
Trang 10Thẩm phán và Hội thẩm độc lập cũng có nghĩa là không một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm.
4.4 Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số:
Hội đồng xét xử các vụ án phải có ít nhất là 3 người do Chánh án Tòa án quyết định Trong hội đồng xét xử có một thẩm phán được Chánh án cử làm chủ tọa phiên tòa Các bản án, quyết định của Tòa án phải được đa số các thành viên của Hội đồng xét xử biểu quyết tán thành
Tòa án xét xử tập thể có nghĩa là việc xét xử bất cứ một vu án nào, trình tự nào cũng do một Hội đồng thực hiện Thành phần hội đồng xét xử ở mỗi cấp xét
xử đối với từng loại vụ án được qui định tại các điều tương ứng của Luật Tố tụng,
cụ thể như sau:
Đối với vụ án Hình sự:
+Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm;
+ Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm;
+ Thành phần Hội đồng Giám đốc thẩm, tái thẩm
Đối với vụ án Dân sự (các vụ tranh chấp về Dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động):
Trang 11Hội đồng xét xử chia thành 2 cấp xét xử: xét xử sơ thấm là 1 trong những giai đoạn tố tụng của vụ án Xét xử sơ thẩm là xét xử các vụ án lần thứ nhất Bản
án quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thời hạn pháp luật qui định thì có hiệu lực pháp luậ Nếu bị cáo không chấp nhận với bản án đã tuyên thì
có thể kháng án lên tòa án cấp trên cao hơn Tòa án cấp trên cao hơn tiếp tục xem xét giải quyết vụ án ( xét xử phúc thẩm).Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật Đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo trình tự Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm do pháp luật tố tụng quy định
Theo qui định của pháp luật tố tụng, Hội đồng xét xử sơ thẩm các vụ án có 3 người, gồm 1 thẩm phán và 2 hội thẩm trừ một số trường hợp đặc biệt Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có 5 người gồm 2 Thẩm phán và 3 Hội thẩm
Hội đồng xét xử phúc thẩm các vụ án có 3 người, chỉ bao gồm các Thẩm phán trừ một số trường hợp đặc biệt Hội đồng xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự
có 5 người, gồm 3 Thẩm phán và 2 Hội Thẩm Thực tiễn xét xử phúc thẩm trong những năm qua cho thấy trong các trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm chỉ gồm
3 Thẩm phán Tuy nhiên, trong quá trinh nghiên cứa hồ sơ vụ án, xét xử thấy vụ án phức tạp hoặc đối với vụ án đối với người chưa thành niên phạm tội cần có them ý kiến của Hội thẩm thì báo cáo Chánh án hoăch người được Chánh án ủy quyền quyết định thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm 3 Thẩm phán và 2 Hội thẩm Cần chú ý là trường hợp này không thực hiện đối với các tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án quân sự trung ương vì TANDTC và TAQSTW không
có Hội thẩm
4.5 Tòa án xét xử công khai trừ trường hợp do luật định
Công khai là một trong những thuộc tính quan trọng của xã hội dân chủ Trong xã hội dân chủ công khai được xem như một tư tưởng xuyên suốt quá trình