1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TRẺ EM

38 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 76,77 KB

Nội dung

LỜI GIỚI THIỆUTrong bất kỳ xã hội nào, trẻ em luôn cần được nhận sự quan tâm và chămsóc, bởi họ không chỉ là đối tượng dễ bị tổn thương, chưa thể tự chăm sóc, bảo vệmình, mà còn là tương

Trang 1

LỜI GIỚI THIỆUTrong bất kỳ xã hội nào, trẻ em luôn cần được nhận sự quan tâm và chămsóc, bởi họ không chỉ là đối tượng dễ bị tổn thương, chưa thể tự chăm sóc, bảo vệmình, mà còn là tương lai - “thế giới ngày mai” của tất cả mọi quốc gia, dân tộc.Chính vì vậy, ngày nay việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em ngày càng nhận được nhiều

sự quan tâm từ cộng đồng xã hội Tuy nhiên, nhận được sự quan tâm hơn khôngđồng nghĩa với việc đã được bảo vệ và chăm sóc đầy đủ

Ở Việt Nam, thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm locho thế hệ trẻ, Đảng, Nhà nước đã dành nhiều sự quan tâm chăm sóc, giáo dục vàbảo vệ trẻ em Nhiều quyết sách, chiến lược đã và đang được ban hành và đi vàothực hiện trong cuộc sống Tuy nhiên, dưới những tác động tiêu cực của nền kinh

tế thị trường, sự xáo trộn về hệ thống các giá trị, tệ quan liêu và thiếu trách nhiệmcủa nhiều bộ phận cán bộ, công chức đã ảnh hưởng không nhỏ tới trẻ em Trẻ em

bị lạm dụng, bị cưỡng bức, bị bạo lực, bị bỏ rơi hoặc đối xử tệ bạc, hoặc đôi khi cả

sự quan tâm không đúng cách… đang trở thành những hiện tượng phổ biến trong

xã hội hiện đại

Mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội công bằng, văn minh vàphát triển bền vững sẽ không thể thực hiện được nếu tách rời với nhiệm vụ chămsóc, giáo dục và bảo vệ thế hệ trẻ Ghi nhận các quyền và tạo ra cơ chế bảo vệ cácquyền trẻ em là nhiệm vụ cấp bách của nhà nước Tuy nhiên nhiệm vụ ấy sẽ khôngthành công nếu không có sự quan tâm và chia sẻ của xã hội Việc nghiên cứu vềquyền trẻ em để phát hiện ra những lỗ hổng pháp lý, những sai phạm trong quátrình thực hiện đồng thời kiến nghị những giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm

vụ chăm sóc và bảo vệ trẻ em cũng là nhiệm vụ của những người làm khoa học,đặc biệt là khoa học pháp lý Đã có nhiều nhà nghiên cứu viết về đề tài này Chẳng

Trang 2

hạn như GS.TS Hoàng Thị Kim Quế, TS Trịnh Quốc Toản, TS Vũ Công Giao,ThS Lê Phương Nga, ThS Phan Thị Lan Phương và các tác giả Nguyễn Thị VânAnh, Lê Khanh, Trần Thị Minh Đức, Nguyễn Văn Chính, Đàm Hữu Đắc….Trongcác công trình của mình, các nhà nghiên cứu tập trung nghiên cứu các vấn đề vềquyền trẻ em, công ước quốc tế về quyền trẻ em, cơ chế pháp lý về quyền trẻ em,lao động trẻ em và đề ra các kiến nghị cũng như giải pháp bảo vệ và chăm sóctrẻ em.

Là sinh viên năm thứ nhất, với những nhận thực chưa hoàn thiện về lý luậncũng như thực tiễn pháp lý, nhưng nhóm tác giả nhận thức được vai trò đặc biệtcủa việc nghiên cứu về quyền trẻ em trong giai đoạn hiện nay ở nước ta Những vụxâm hại trẻ em, bạo hành trẻ em, lạm dụng tình dục, sức lao động trẻ em, ngượcđãi trẻ em… được đăng tải khắp nơi và ngày càng phổ biến ở nước ta, đã thôi thúcnhóm tác giả bắt tay vào nghiên cứu đề tài: “Bảo vệ quyền trẻ em – thực trạng vàgiải pháp”

Nghiên cứu về quyền trẻ em là một công việc khó và càng khó hơn đối vớinhững sinh viên năm thứ nhất Nhưng với quyết tâm và nhận thức được nghĩa vụcủa mình là phải hiểu, phải biết, phải tuyên truyền và qua đó có những kiến nghịkhoa học để toàn xã hội biết về tầm quan trọng phải bảo vệ, chăm sóc và giáo dụctrẻ em, nhóm tác giả đã thực hiện báo cáo này và qua đó muốn góp phần bé nhỏvào sự nghiệp bảo vệ Quyền trẻ em

Trang 3

I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TRẺ EM

1. Khái quát về lịch sử phát triển của Quyền trẻ em

Từ xa xưa, loài người đã ý thức được rằng, do còn non nớt về cả thể chấtlẫn tinh thần, trẻ em cần phải được bảo vệ và chăm sóc một cách đặc biệt tuynhiên, trong một thời kì rất dài của lịch sử, cả ở phương Đông lẫn phương Tây, trẻ

em chỉ được coi là những cá thể phụ thuộc, thậm chí bị coi là tài sản riêng của cácbậc cha mẹ hậu quả là ở khắp nơi trên thế giới, rất nhiều thảm kịch đã diễm ra vớitrẻ em như bị suy dinh dưỡng, thất vọng, bệnh tật, bị bóc lột sức lao động, bị đánhđập, ngược đãi, bị sao nhãng, bỏ rơi, bị lạm dụng tình dục, bị phân biệt đối xử, bịgiết lúc sơ sinh (với trẻ em gái)…

Những thảm kịch đó tiếp tục diễn ra và thu hút sự quan tâm của xã hội đếnthế kỉ XIV, XV thì ở châu Âu đã xuất hiện những dự án công cộng dành cho trẻ

em, chẳng hạn như bệnh viện Spedale Degli Incocenti ở Florent (Italia)…

Ở Việt Nam trong thời kì này, trẻ em cũng được quan tâm chăm sóc, thểhiện trong bộ Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) được vua Lê Thánh Tôngban hành, quy định trách nhiệm của các quan lại địa phương phải giúp đỡ nhữngtrẻ em tàn tật hoặc nghèo khổ, mồ côi không nơi nương tựa; trách nhiệm của dânchúng trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em… bộ luật này cũng có rất nhiều quy địnhnhằm bảo vệ trẻ em khỏi sự xâm hại như quy định trừng trị tội gian dâm với trẻ

em, tội buôn bán trẻ em…1 “bắt được tre con đi lạc thì phải báo quan làm bằngchứng thật, có ai đến nhận thì được lấy tiền nuôi dưỡng ( mỗi tháng 5 tiền ), tráiluật không cho người ta nhận con thì xử tội nhẹ hơn tội quyến rũ một bậc” ( Điều604) Trường hợp kẻ nào “làm chuyện ngược ngạo ( lượm trẻ lạc về, không nuôicòn hành hạ ) để đến nỗi con người ta chết thì đánh 80 trượng, đền 5 quan tiền

1 Quốc triều Hình Luật (Luật Hồng Đức) Bản dịch tiếng quốc ngữ của Nguyễn Ngọc Nhuận, Nguyễn Tá Nhí, Nxb TP Hồ Chí Minh năm 2003 Các điều 313, 603->607 bộ Luật Hồng Đức.

Trang 4

nhân mạng cho cha mẹ đứa trẻ chết ( Điều 605 ) Những quy định trên cho thấy sự

tiến bộ trong các đạo luật của nước ta thời xưa

Năm 1924, Hội Quốc tế thông qua bản Tuyên ngôn về quyền trẻ em do bàEglantyne Jebb- người sang lập ra Quỹ cứu trợ trẻ em ở nước Anh- soạn thảo,

được gọi là tuyên ngôn Gionevo về quyền trẻ em Việc này đánh dấu thời điểm

quyền trẻ em trở thành khái niệm

2 Tiếp cận về trẻ em và quyền trẻ em LÒNG NHÂN ĐẠO

TÌNH THƯƠNG QUYỀN CON NGƯỜI

QUYỀN TRẺ EM

Trẻ em là đối tượng phụ thuộc

nhưng cần được hưởng tình thương

của xã hội Sự bảo vệ, giúp đỡ tùy

thuộc long trắc ẳn của mọi người

trước những hoàn cảnh khó khắn,

đau khổ của trẻ em và dừng lại khi

những hoàn cảnh đó cơ bản đã

được giải quyết.

Trẻ em là đối tượng phụ thuộc nhưng cần được xã hội bảo vệ Sự bảo vệ, giúp

đỡ tùy thuộc vào long trác ẩn của mỗi người trước những tình huống khẩn cấp

đe dọa cuộc sống trẻ em và dừng lại sau khi những tình huống đó cơ bản đã được giải quyết.

TRẺ EM

Trẻ em cũng là những con người, những thành viên của xã hội, những công dân của quôc sgia nên phải là chủ thể của quyền như người lớn và phải được các chủ thể khác tôn trọng, thực hiện các quyền đó thường xuyên, theo đúng quy định của pháp luật.

Trẻ em là con người nhưng là những

con người còn non nớt cả về thể chất

và tinh thần, cần phải được bảo vệ

đặc biệ Vì vậy, trẻ en vừa phải được

hưởng thụ các quyền , tự do cơ bản

của con người, vừa phải được đáp

ứng những nhu cầu đặc thù.

Trang 5

2.1 Ai là trẻ em

Theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam năm 2004, trẻ

em là công dân dưới 16 tuổi, người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi.2 Theocông ước về Quyền trẻ em, trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ khi Luật pháp ở từngnước cụ thể quy định tuổi thành niên.3 Do đó, “trẻ em” trong phạm vi bài nghiêncứu khoa học này được dung để chỉ người duới 16 tuổi, tuy nhiên trong nhữngphần có đề cập đến pháp luật quốc tế, “trẻ em” được hiểu là người dưới 18 tuổitheo quy định của luật pháp quốc tế

- Tôn trọng một quyền nào đó có nghĩa là phải có nghĩa vụ không làm bất cứviệc gì có thể dẫn đến xâm phạm, lấy bớt đi hoặc tước đi quyền của ngườikhác:

2.3. Quyền trẻ em là gì?

Là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lànhmạnh và an toàn Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếpnhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên thamgia tích cực vào quá trình phát triển

2 Điều 1 - Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Năm 2004

3 Điều 2 - Công ước quốc tế về Quyền trẻ em năm 1990

Trang 6

Các em có quyền được sống, trưởng thành, phát triển mạnh khoẻ và hạnh phúc,trong tình yêu thương của cha mẹ, gia đình và cộng đồng Người lớn trước hết làcha mẹ có trách nhiệm thực hiện các Quyền trẻ em được Pháp luật quy định.

PHÁP QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM

Trang 7

1. Những quyền cơ bản của trẻ em

1.1. Trẻ em có bốn nhóm quyền:

Nhóm quyền được sống còn: Do trẻ em là những cá thể còn non nớt cả về

thể chất lẫn tinh thần, không thể tự nuôi sống được bản thân nên trong Công ước,khái niệm “ đảm bảo sự sống còn” của trẻ em được mở rộng không chỉ bao gồmviệc đảm bảo tính mạng mà còn bao hàm việc cung cấp chất dinh dưỡng và chămsóc y tế cho trẻ em ở mức độ cao nhất Đó là mức sống đủ, có nơi ở, ăn uống đủchất, được chăm sóc sức khỏe Trẻ em phải được khai sinh ngay sau khi ra đời Tất

cả quyền nào của trẻ em lien quan đến vấn đề này thuộc phạm vi quyền được sốngcòn của trẻ em

Nhóm quyền được bảo vệ: Bao gồm những quy định như trẻ em phải được

bảo vệ cho tất cả các hình thức bóc lột lao động, bóc lột và xâm hại tình dục, lạmdụng ma túy, sao nhãng và bị bỏ rơi, bị bắt cóc và buôn bán, Trẻ em còn được bảo

vệ khỏi sự can thiệp vô cớ vào thư tín và sự riêng tư Quyền được bảo vệ bao gồm

cả không bị tra tấn, đánh đập và lạm dụng trong trường hợp trẻ em làm trái phápluật hay bị giam giữ Theo Công ước, nhóm quyền này bao gốm các quyền của trẻ

em được bảo vệ khỏi các hình thức ngược đãi, bỏ mặc, sự phân biệt đối xử và bảo

vệ trẻ em tỏng các trường hợp đặc biệt khó khăn như bị mất môi trường gia đình,

bị ảnh hưởng của xung đột vũ trang, thiên tai…

Nhóm quyền được phát triển: Công ước đưa ra một cách nhìn toàn diện về

sự phát triển của trẻ em, theo đó, không chỉ bao gồm sự phát triển về thể chất màcòn gồm sự phát triển về trí tuệ, tình cảm, đọa đức và xã hội Tất cả các quyền củatrẻ em tác động đến quá trình này được coi là thuộc nhóm quyền được phát triển,gồm những điều kiện để trẻ em có thể phát triển đầy đủ nhất về cả tinh thần và đạo

đữ, bao gồm việc học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động văn hóa, tiếp nhận

Trang 8

thông tin, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, tôn giáo Trẻ em cần có sự yêu thương

và cảm thông của cha mẹ để có thể phát triển hài hòa

Nhóm quyền được tham gia: Quyền này bao gồm tất cả các quyền giúp trẻ

em có thể biểu đạt những ý kiến, quan điểm của bản thân về các vấn đề liên quanđến cuộc sống của trẻ, duới mọi hình thức Nhìn chung, các quyền thuộc nhómquyền này thể hiện ở các khía cạnh chính, đó là: giúp trẻ em có điều kiện tiếp nhậnthông tin, giúp trẻ được biểu đạt ý kiến, quan điểm, tôn trọng, lắng nghe và xemxét các ý kiến, quan điểm của trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em tự do bày tỏquan điểm và ý kiến về những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình Trẻ emcòn có quyền kết bạn, giao lưu và hội họp hòa bình Được tạo điều kiện tiếp cậncác nguồn thông tin và chọn lựa thông tin phù hợp

Theo ba nguyên tắc:

- Công ước quốc tế quy định trẻ em là những người dưới 18 tuổi

- Tất cả các Quyền và nghĩa vụ được nêu trong Công ước đều được áp dụngbình đẳng cho mọi trẻ em mà không có sự phân biệt đối xử

- Mọi hoạt động được thực hiện đều vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em

Các điều khoản liên quan đến quyền được sống còn (17 điều khoản)

Điều 6: Các quốc gia thành viên thừa nhận rằng mỗi trẻ em đều có quyền được sống Các quốc gia cần đảm bảo cho sự sống còn và phát triển của trẻ em ở mức cao nhất

Điều 24: Các quốc gia thành viên công nhận rằng trẻ em có quyền được chăm sóc sức khoẻ, được hưởng các phương tiện chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ ở mức cao nhất có thể đạt được

Điều 7: Quyền có họ tên và quốc tịch

Điều 8: Quyền giữ gìn bản sắc

Điều 9: Quyền được sống với cha mẹ

Trang 9

Điều 19: Quyền được bảo vệ khỏi sự bỏ rơi, ngược đãi và lạm dụng.

Điều 20: Quyền được hưởng sự chăm sóc thay thế đối với những trẻ em mất môi trường gia đình

Điều 21: Quyền được nhận làm con nuôi

Điều 23: Quyền của trẻ em khuyết tật

Điều 26: Quyền được bảo đảm an ninh xã hội

Điều 27: Quyền được hưởng mức sống thích hợp cho sự phát triển toàn diện

Điều 30: Quyền của trẻ em dân tộc thiểu số và bản xứ được hưởng nền văn hoá, theo tôn giáo và tiếng nói của cộng đồng mình

Điều 32: Quyền được bảo vệ khỏi sự bóc lột về kinh tế

Điều 33: Quyền được bảo vệ khỏi tệ nạn ma tuý

Điều 34: Quyền được bảo vệ khỏi sự lạm dụng tình dục

Điều 35: Quyền được bảo vệ khỏi sự mua bán, bắt cóc

Điều 38: Quyền được bảo vệ khỏi các cuộc xung đột vũ trang

Các điều khoản có liên quan đến quyền được bảo vệ( 23 điều khoản)

Điều 2: Không phân biệt đối xử

Điều 7: Quyền có họ tên và quốc tịch

Điều 8: Quyền giữ gìn bản sắc

Điều10: Quyền được sống với cha mẹ

Điều11: Quyền được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoài trái phép và không bị đưa trở về

Điều16: Quyền được bảo vệ riêng tư

Điều19: Quyền được bảo vệ khỏi sự bỏ rơi, ngược đãi và lạm dụng

Điều20: Quyền được hưởng sự chăm sóc thay thế đối với những trẻ em mất điều kiện gia đình

Điều 21: Quyền được nhận làm con nuôi

Điều 22: Quyền của trẻ em tị nạn

Trang 10

Điều 23: Quyền của trẻ em khuyết tật.

Điều 25: Quyền được định kỳ xem xét môi trường thay thế

Điều 27: Quyền được hưởng mức sống thích hợp cho phát triển toàn diện

Điều 30: Quyền của trẻ em dân tộc thiểu số và bản xứ được hưởng nền văn hoá, theo tôn giáo và tiếng nói của cộng đồng mình

Điều 32: Quyền được bảo vệ khỏi sự bóc lột về kinh tế

Điều 33: Quyền được bảo vệ khỏi tệ nạn ma tuý

Điều 34: Quyền được bảo vệ khỏi sự lạm dụng tình dục

Điều 35: Quyền được bảo vệ khỏi sự mua bán, bắt cóc

Điều 36: Quyền được bảo vệ khỏi các hình thức bóc lột khác

Điều 37: Quyền được bảo vệ không bị giam giữ vô cớ, bị tra tấn,nhục hình

Điều 38: Quyền được bảo vệ khỏi ảnh hưởng của các cuộc xung đột vũ trang

Điều 39: Quyền được chăm sóc phục hồi

Điều 40: Quyền được xét xử công bằng

Các điều khoản liên quan đến quyền được phát triển( 15 điều khoản)

Điều 5 : Quyền được cha mẹ hướng dẫn, chỉ bảo

Điều 6 : Quyền được sống còn và phát triển

Điều 7 : Quyền có họ tên và quốc tịch

Điều 8 : Quyền giữ gìn bản sắc

Điều 10 : Quyền được sống với cha mẹ

Điều 11 : Quyền được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoài trái phép và không đưa trở về

Điều 13 : Quyền tự do biểu đạt ý kiến

Điều 14 : Quyền tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo

Điều 15 : Quyền được tự do hội họp

Điều 17 : Quyền được tiếp nhận thông tin phù hợp

ĐIều 24 : Quyền có sức khoẻ và được chăm sóc sức khoẻ

Trang 11

Điều 26 : Quyền được bảo đảm an ninh xã hội.

Điều 28 : Quyền được giáo dục

Điều 31 : Quyền được nghỉ ngơi, vui chơi giải trí

Điều 32 : Quyền được tham gia các hoạt động văn hoá

Các điều khoản liên quan đến quyền được tham gia

Tham gia là quyền được bày tỏ ý kiến, được lắng nghe, được tôn trọng và được tự

do tham gia hội họp trong mọi vấn đề lien quan đến bản thân trẻ

Để tạo điều kiện cho trẻ tham gia cần:

+ Coi trọng điều trẻ nói

+ Tôn trọng điều trẻ muốn làm

+ Cung cấp đầy đủ thông tin cho trẻ

Cơ sở lý luận về Quyền được tham gia của trẻ:

+ Mỗi trẻ em là một cá thể đang phát triển với những cá tính, tình cảm và ý kiếnriêng của mình

+ Trẻ cần có điều kiện tốt nhất để bày tỏ các nhu cầu Nếu được giúp đỡ và tôntrọng đúng mực, trẻ sẽ có những ý kiến và quyết định mang tính trách nhiệm

+ Sự tham gia của trẻ vừa là quyền phải thực hiện, đồng thời là công cụ giúp thựchiện tốt các quyền khác

Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều

bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật.

Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và nước đầu tiên ở Châu Á phê chuẩnCông ước về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc (năm 1990), và chưa đầy một nămsau nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em (năm 1991) và

Trang 12

trong gần 20 năm qua nước ta đã đề ra và thực hiện hai Chương trình hành độngQuốc gia vì trẻ em giai đoạn 1991-2000 và giai đoạn 2001-2010 cùng nhiều chínhsách, văn bản hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy chuẩn, chương trình mục tiêu, các dự

án, xây dựng tổ chức bộ máy, bố trí và đào tạo cán bộ quản lý, xây dựng và pháttriển các tổ chức, cung cấp dịch vụ liên quan nhằm mục tiêu bảo vệ, chăm sóc trẻ

em Nhờ đó công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có những chuyển biếntích cực

1. Một số thành tựu đã đạt được

Đối với nước ta, sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được xác định

là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, của mọi công dân vàgia đình Từ các quy địnhc ủa Hiến pháp, pháp luật, nước ta đã thể chế hóa quyềncủa trẻ em tỏng nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, tạo thành một hệthống các văn bản pháp luật về quyền trẻ em, trong đó có quyền của trẻ em tronglĩnh vực pháp luật dân sự, đảm bảo cho trẻ em được phát triển toàn diện từ lúc sinh

ra đến lúc trưởng thành

Chỉ trong 2 năm (2000-2001), Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam đã liên tiếp phê chuẩn 3 điều ước quốc tế mới về trẻ em Những cam kết quốc

tế mới này bổ sung những dẫn chứng sinh động, chứng minh sự quan tâm lớn lao

và những nỗ lực không ngừng của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ,thúc đẩy các quyền của trẻ em nói riêng và các quyền con người nói chung:

1. Công ước số 182 của Tỏ chức Lao động quốc tế (ILO) về cấm và hànhđộng ngay lập tức để xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất

2. Nghị định thư không bắt buộc cho Công ước về quyền trẻ em, về việc

sử dụng trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang

3. Nghị định thư không bắt buộc bổ sung cho “Công ước về quyền trẻ em”,

về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em

Trang 13

Theo số liệu được Bộ LĐ-TB và XH công bố gần đây thì năm 2008 số trẻ

em có hoàn cảnh đặc biệt là 1.641.656 em, chiếm 6,55% tổng số trẻ em dưới 16tuổi Nếu tính cả bốn nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác (trẻ em bịbuôn bán, bắt cóc; trẻ em bị ngược đãi, bạo lực; trẻ em sống trong gia đình nghèo

và trẻ em bị tai nạn thương tích thì tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là4.697.042 em, chiếm 20,31% tổng số trẻ em dưới 16 tuổi.4

Kết quả hoạt động của các ngành, các cấp trong thời gian qua được ghi nhậnnhư sau: Đến cuối năm 2008 trẻ từ 3 tuổi đến 5 tuổi đi học đạt 66,6% trẻ trong độtuổi; học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi đạt 96,06%; học sinh trung học cơ sở đihọc đúng độ tuổi đạt 82,69%; tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học giảm dần; trẻ emnghèo, trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế cônglập trên toàn quốc Các chỉ số về tỷ lệ suy dinh dưỡng, trẻ em tử vong, bà mẹ tửvong đều giảm Tính đến cuối năm 2008, khoảng 10 triệu trẻ em đã được cấp phátthẻ khám chữa bệnh, đạt trên 99% tổng số trẻ em dưới 6 tuổi trên toàn quốc; tỷ lệtrẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm đáng kể hiện chỉ còn 22,7% Nhiềuchương trình được triển khai hiệu quả, nhằm trợ giúp trẻ em khuyết tật như phẫuthuật mắt, phẫu thuật tim bẩm sinh, hỗ trợ trẻ em nạn nhân của chất độc hóa học:69.750 em đã được chăm sóc, phục hồi chức năng và phẫu thuật chỉnh hình Nhiều

em đã được hưởng các chính sách, chế độ và nhận nuôi dưỡng 75% số trẻ em mồcôi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được chăm sóc, dưới nhiều hình thức Có6.429 trẻ em lang thang hồi gia được hỗ trợ giải quyết khó khăn; 4.673 trẻ em langthang trở về gia đình được hỗ trợ học nghề, tạo việc làm; 5.967 trẻ em lang thangđược hỗ trợ đi học.5

4 Xem chi tiết trên trang web soc-bao-ve-tre-em-viet-nam.aspx và http://www.sdrc.com.vn/ChiTiet.aspx?id=1160&Language=vn (dẫn nguồn – trích đường link)

http://vhu.edu.vn/khoa/37/ngoai-ngu/152/tin-tuc-hoat-dong/512/thuc-trang-cham-5 Theo báo Trung tâm nghiên cứu – tư vấn công tác xã hội và phát triển cộng đồng (xem trên trang

http://www.unicef.org/vietnam/vi/overview_6970.html )

Trang 14

Nhiều hoạt động đã được triển khai để giúp đỡ trẻ em gặp khó khăn về mọi mặt

UNICEF đang hỗ trợ Việt Nam xây dựng chính sách, cải cách Luật pháp vàcải thiện các dịch vụ xã hội Chiến lược quan trọng mà UNICEF áp dụng trongviệc giúp đỡ trẻ em Việt Nam bao gồm nâng cao năng lực trong lĩnh vực xây dựngLuật pháp lien quan đến trẻ em, cung các dịch vụ chất lượng cao và nâng cao chấtlượng số liệu cũng như cách sử dụng số liệu Các sang kiến được thực hiện thôngqua Chương trình Tình bạn hữu trẻ em đang được tiến hành tại sáu tỉnh ở ViệtNam đã đáp ứng một cách toàn diện các nhu cầu về nhiều mặt của trẻ em Kết hợp

cả các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, sống còn và phát triển của trẻ em thànhmột chương trình duy nhất – bao gồm các hợp phần hỗ trợ về y tế và dinh dưỡng,phòng chống tai nạn thương tích trẻ em, nước và vệ sinh môi trường, phòng chốngHIV/AIDS, bảo vệ trẻ em và chính sách xã hội – đã cho thấy hiệu quả các dịch vụtổng hợp và thông qua đó đã giúp nâng cao năng lực cho địa phương trong việccung cấp các dịch vụ đó Thực tiễn từ các hoạt động dự án đã giúp cung cấp thôngtin tốt hơn để UNICEF tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng một khuônkhổ pháp lý trong việc thưc hiện quyền trẻ em

Năm 2010, Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam đã nhận được tổng giá trị tiền vàhang hóa trị giá lên đến 5.200 triệu đồng, giúp cho gần 10.500 lượt trẻ em đặc biệtkhó khăn

Ngày 20-05-2011, đại diện quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) tại Việt Nam vàThụy Điển trao tặng 30.000 USD, tương đương 6 tỷ đồng Việt Nam cho Hội nạnnhân chất độc màu da cam TP Đà Nẵng cùng với đoàn Singapore tới thăm và traotặng Hội các nhu yếu bao gồm: gạo, mì tôm, bột giặt trị giá 15 triệu đồng.6

Làng trẻ em SOS là một tổ chức phi chính phủ giúp đpx và bảo vệ trẻ mồcôi, lang thang, cơ nhỡ Mục đích của làng trẻ em SOS nhằm mang lại : sự quantâm chăm sóc như một gia đình” cho trẻ em nghèo đói, lang thang và trẻ mồ côi

6 Trích nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A0ng_tr%E1%BA%BB_em_SOS

Trang 15

Các làng SOS hoạt động theo 4 nguyên tắc chung trên toàn thế giới gồm: “Bà mẹ,các anh chị em, ngôi nhà gia đình và cộng đồng làng” Trong đó, nhân tố chính làcác “bà mẹ” – là những phụ nữ từ 25 đến 40 tuổi, không có ý định lấy chồng,không có con riêng, cũng không gánh nặng gia đình, tình nguyện tuyên thệ đảmnhận thiên chức làm mẹ, nuôi dưỡng những đứa trẻ mồ côi ( có hoàn cảnh đặcbiệt ) như những đứa con riêng của mình theo đúng nghĩa xã hội học Mỗi bà mẹlàm chủ một “ngôi nhà gia đình”, có toàn quyền định đoạt trong việc nuôi dưỡng từ

8 đến 10 “đúa con” ( từ sơ sinh đến 18 tuổi ) như những người mẹ khác trong xãhội Khoảng 10 đến 40 ngôi nhà hợp thành một làng SOS Việt Nam hiện tại có 14làng trẻ em SOS đang hoạt động trải đều từ Bắc vào Nam:

+ Điện Biên Phủ ( Điện Biên )

Trang 16

an toàn và lành mạnh cho mọi trẻ em cũng như ngăn ngừa và đẩy lùi các nguy cơxâm hại trẻ em Cách tiếp cận dựa trên các quyền cơ bản của trẻ em ngày càngđược chú trọng.

Nhiều hội từ thiện được thành lập nhằm giúp đỡ trẻ em gặp khó khăn:

+ Trung tâm từ thiện xã hội Phật Quang: Tiếp nhận, tổ chức quản lí, nuôidưỡng giáo dục các đối tượng: Trẻ em mồ côi bị mất nguồn nuôi dưỡng, không cònngười thân thích nương tựa

+ Quỹ từ thiện Nâng bước tuổi thơ: Quỹ từ thiện Nâng bước Tuổi thơ là quỹ

xã hội không vì mục đích thu lợi nhuận, hoạt động thep nguyên tắc tự tạo, tự trangtrải các chi phí cho hoạt động từ thiện của mình trên cơ sở đóng góp hoàn toàn toàn

tự nguyện của các tổ chức , cá nhân trong và ngoài nước nhằm mục đích hỗ trợđiều trị bằng phẫu thuật cho trẻ em và thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn trênđịabàn thành phố Hồ Chí Minh

+ Hộ bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: là một tổ chức xã hội nhằm tập hợp,đoàn kết những cá nhân Tổ chức của Việt Nam có tâm huyết, tự nguyện hoạt độngphấn đấu cho mục đích làm cho trẻ em được hưởng các quyền cơ bản, tham giangăn chặn mọi hành vi xâm hại quyền trẻ em theo quy định của pháp luật quốc gia

va Công ước quốc tế về quyền trẻ em Hội khẳng định không hoặt động vì mụcđích lợi nhuận

+ Quỹ vì trẻ em khuyết tật: là một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động tronglĩnh vực

+ Từ thiện, nhân đạo: Quỹ ra đời với mục đích làm cầu nối giữa các tổchức, nhà hảo tâm với những trẻ em không may bị khuyết tật, di chứng chất độcmàu da cam, nhằm chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ cuộc sống của các em, tạo điều kiệncho các em phát triển tối đa tiềm năng bản thân để có thể hòa nhập với cuộc sốngcộng đồng

Trang 17

+ Tổ chức Rồng xanh giúp trẻ bụi đời Việt Nam do một thanh niên Úc thành

lập với mục tiêu là “phải phá vỡ cái vòng luẩn quẩn của nghèo túng bằng cách

cung cấp cơ hội giáo dục, huấn nghệ và công ăn việc làm cho thành phần cần đếncác dịch vụ ấy nhất, đó là trẻ bụi đời, hay những đứa trẻ nạn nhân của các hoạtđộng buôn người, hay thuộc thành phần nghèo khó ở thôn quê bỏ nhà lên tỉnh.”

Trong nhiều cơ quan, xí nghiệp, các công ty cũng tổ chức quỹ từ thiện giúp

đỡ trẻ em nghèo, gặp khó khăn trong cuộc sống, tổ chức các hoạt động vì trẻ em.Trong các trường học có quỹ khuyến học cho trẻ em nghèo vượt khó, miễn giảmhọc phí cho trẻ em nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn Các tổ chức Đoàn, Độitích cực tham gia hoạt động giúp đỡ, bảo vệ quyền trẻ em Tham gia quyên góp,ủng hộ sách vở, quần áo, tiền bạc, đồ dung học tập giúp đỡ phần nào cho trẻ emnghèo, hoàn cảnh khó khăn:

+ Mới đây, tại trường THCS Tân Mỹ, hơn 600 học sinh ở 18 lớp đã tham giaủng hộ gần 800 đầu sách giáo khoa, hang chục bộ quần áo và nhiều đồ dung họctập khác Trước khi chuyển đến tay các bạn học sinh vùng cao, các cuốn sách, đồdùng học tập đều được xếp gọn gang trong hộp theo từng khối lớp, ngoài bìa đề rõtên tập thể lớp tặng: quần áo giặt sạch sẽ đóng gói cẩn thận

+ Ngày 10-09-2011, Đoàn trường ĐHSP Huế phối hợp với Hội bảo vệQuyền trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế Và Huyện đoàn A lưới tổ chức Chương trình “Thu yêu thương 2011” tại xã Nhâm, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế 500 suấtquà ( bánh trung thu, đèn lồng, đồ chới trẻ em…), 1073 cuốn vở và 500 bút viết doĐoàn trường ĐHSP Huế và Hội bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế quyêngóp đã được trao tặng cho các em thiếu nhi xã Nhâm trong dịp Tết trung thu.Ngoài ra, tuổi trẻ trường ĐHSP Huế còn ủng hộ 1 xích đu và nhiều đồ dung dạy

Trang 18

học cho trường mầm non xã Nhâm Tổng trị giá quà tặng cho chương trình gần 40triệu đồng….7

Ở Việt nam, văn hóa “thương cho roi cho vọt” có lẽ đã ăn sâu vào tâm tríngười lớn, do đó người ta coi việc đánh trẻ em là chuyện bình thường Tuy nhiên,việc đó chỉ dừng lại ở mức độ răn đe còn có thể chấp nhận được, còn ở nhữngtrường hợp trên đã ở mức độ ngược đãi và hành hạ

Việt Nam đã có luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có từ những năm

1991 Bên cạnh đó, còn có các chính sách về trẻ em và có hệ thống chăm sóc vàbảo vệ trẻ em được hình thành từ cấp trung ương đến tận cơ sở, đó là ủy ban dân sốgia đình và trẻ em Tuy nhiên, ở Việt Nam việc giáo dục và dạy dỗ con cái hầunhư chỉ có gia đình và nhà trường là chính, còn vai trò của các đoàn thể vẫn chưathể hiện được nhiều Do đó, hệ thống bảo vệ và chăm sóc trẻ em chưa phát huyđược tác dụng

Phân biệt giới tính vẫn luôn là vấn đề nhức nhối đáng quan tâm của ViệtNam từ xa xưa Tình trạng bất bình đẳng giới thậm chí còn xảy ra từ trước khi trẻ

em chào đời Ngày càng nhiều gia đình lựa chọn giới tính khi sinh khiến sự chênhlệch giới tính ở Việt Nam ở mức báo động Tỷ lệ giới tính nam nữ khi sinh trêntoàn quốc là 112 nam/100 nữ (vào năm 2008) và tỷ lệ này ở một số vùng còn caohơn nhiều, như ở vùng Đông Bắc lên tới 120 nam/100 nữ Điều này cho thấy ngay

7 Dẫn nguồn: http://hueuni.edu.vn/portal/index.php/vi/tintuc/detail/0/tintuc_sinhvien_tin/2599

Trang 19

từ khi còn trong bụng mẹ, các bé gái đã chịu sự phân biệt đối xử trong việc lựachọn để ra đời Không những thế, một nghiên cứu trên quy mô nhỏ năm 2008 cũngcho thấy các bậc cha mẹ ít đầu tư vào việc chăm sóc sức khỏe cho con gái Điểnhình là tại BV Nhi TƯ, có tới 61% bé trai dưới 5 tuổi nhập viện trong khi đó tỷ lệ

bé gái chỉ có 39% Việc tiếp cận với giáo dục ở Việt Nam những năm qua đã có cảithiện tích cực nhưng vẫn xu hướng thiên về nam giới Hằng ngày vẫn có không ítphụ nữ và trẻ em gái vẫn phải chịu thiệt thòi về kinh tế, pháp lý hơn nam giới Việc

bị phân biệt đối xử ngay từ nhỏ có thể khiến trẻ em gái bị ảnh hưởng về tâm lí,khiến các em không được phát triển bình thường, không được đáp ứng quyền củamình

Từ xưa đến nay, khi nhắc đến bạo hành trẻ em, người ta lập tức liên tưởngđến chuyện dùng băng keo dán miệng trẻ, dùng xích sắt trói chân trẻ vào gốc câyhoặc dùng thanh sắt nóng đâm vào da thịt trẻ Dĩ nhiên, những dạng bạo hành vớihình thức tàn nhẫn như thời Trung cổ rất nguy hiểm cho trẻ về cả thể xác lẫn tinhthần thậm chí khiến cho các em rối loạn tâm lý dẫn đến tự tử

Một số vụ bạo hành trẻ gần đây

+Trường hợp đánh và tra tấn trẻ em đến chết mà đến cả mẹ đẻ cũng khôngbảo vệ được con như trong trường hợp thiệt mạng của em Nguyễn PhươngLinh, 6 tuổi, con đẻ của bà Nguyễn Thị Ánh Dương do hành vi tàn độc của

bố dượng trú tại khu Quán Nam, quận Lê Chân, Hải Phòng

+ Bé Đỗ Ngọc Bảo Trân, học sinh mẫu giáo, bị giáo viên dán băng keo vàomiệng Do bị ngạt quá lâu nên Trân đã rơi vào tình trạng hôn mê sâu, chếtnão và sau gần một tháng thì tử vong

+ Vì nghi ngờ học sinh Huỳnh Thị Ngọc Trâm (10 tuổi) lấy 47.800 đồng,hiệu trưởng Trường tiểu học An Hiệp 2, Châu Thành (Đồng Tháp) đã giao

em cho Công an xã An Hiệp hỏi cung làm em hoảng loạn, không nói chuyện

Ngày đăng: 30/01/2016, 01:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Báo cáo phân tích tình hình trẻ em năm 2010 - Nhóm chuyên gia gồm: Tiến sỹ Rebeca Rios Kohn (trưởng nhóm), Tiến sỹ Vũ Xuân Nguyệt Hồng và ông Nguyễn Tam Giang. (xem thêm:http://bvqte.thuathienhue.gov.vn/upload/file/5085_Baocaotongthe.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo phân tích tình hình trẻ em năm 2010 -
4. Nghị định Chính phủ: Nghị định 71/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Khác
5. Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt nam: đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam - UNICEF Việt Nam - 2009 Khác
6. Questions and Answers about the Commercial Sexual Exploitation of Children. ECPAT International, Thailand, 2001 Khác
8. Definitions of Child SexualExploitation and Related Terms. NGO Group for the Convention on the Rights of the Child, 2000 Khác
9. GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế - Thực trạng vấn đề trẻ em trong một số lĩnh vực Pháp luật ở nước ta hiện nay Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w