0
Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TRẺ EM (Trang 33 -38 )

Vấn đề bạo hành trẻ em vẫn đang là mối quan tâm của cộng đồng thế giới. Ở Việt Nam tuy đã có những thành tựu cũng như giải pháp để bảo vệ trẻ em nhưng việc phát hiện vẫn còn chậm chạp và chưa thực sự sâu sắc. Việc cần làm hiện nay hoàn thiện hệ thống pháp lý phù hợp cho việc bảo vệ quyền trẻ em cũng như cần tuyên truyền, vận động sâu sắc hơn đến cộng đồng, xã hội. Tạo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện cho các em. Tăng cường cơ chế kiểm tra đánh giá trong các hoạt động nhằm thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu bảo vệ trẻ em. Cho các em tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí để các em phát triển hài hòa, toàn diện. Ngoài ra chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển như Nga, Úc, Anh, Đức, Thụy Điển... đặc biệt quan tâm đến xây dựng khung pháp lý thân thiện với trẻ em; hệ thống phúc lợi xã hội cho trẻ em và phát triển mạng lưới trung tâm công tác xã hội, văn phòng tư vấn, điểm công tác xã hội và đội ngũ cán bộ xã hội mang tính chuyên nghiệp hoạt động tại các xã phường. Mục đích chính là hướng tới việc xây dựng ”hệ thống bảo vệ trẻ em” có tính đồng bộ; đào tạo đội ngũ cán bộ xã hội làm việc với trẻ em; duy trì các cơ sở trợ giúp trẻ em và tạo các gia đình thay thế cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Để từng bước hạn chế tình trạng bạo lực trẻ em cần tập trung vào một số giải pháp sau:

- Sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004, trong đó xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm và vai trò của các cơ quan nhà nước,

các tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình và các cá nhân trong việc bảo vệ chăm sóc trẻ em, đáp ứng các nhu cầu chăm sóc và bảo vệ an toàn cho mọi trẻ em; bổ sung một chương riêng về bảo vệ trẻ em nhằm tăng khả năng phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ xâm hại, bạo lực trẻ em; bổ sung những quy định, chế tài cụ thể về các hành vi xâm hại, bạo lực đối với trẻ em; quy định rõ các thủ tục và quy trình phòng ngừa, trợ giúp và giải quyết các trường hợp trẻ em bị xâm hại, bạo lực, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình và các cá nhân phòng ngừa các hành vi xâm hại, bạo lực đối với trẻ em.

- Nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật Internet, trong đó có những quy định cụ thể về việc quản lý các trang web, các trò chơi game online trực tuyến nhằm tiếp thu những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của giới trẻ, đồng thời hạn chế tối đa những tiêu cực mà loại hình giải trí này gây ra.

KẾT LUẬN

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xã hội công bằng dân chủ văn minh là mục tiêu lớn và có tính chiến lược của Đảng và Nhà nước. Mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động vẫn là sự ấm no, hạnh phúc của muôn dân như mong muốn của Hồ Chủ Tịch. Tuy nhiên, mục tiêu lớn đó sẽ không bao giờ thành hiện

thực khi trẻ em - tương lai của đất nước, vẫn bị bạo hành, bị ngược đãi bị xâm hại, bị bóc lột, bỏ rơi…

Những cố gắng của hệ thống chính trị trong những năm qua là đang ghi nhận. Trẻ em ngày càng có cuộc sống tốt hơn, được chăm lo hơn và bảo vệ tốt hơn. Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền trẻ em đã được Nhà nước phê chuẩn và thực thi. Tuy nhiên, những gì chúng ta đã chứng kiến, đã nghe thì có vẻ như còn có quá nhiều việc phải bàn.

Trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả đã chỉ ra hệ thống các nhóm quyền trẻ cơ bản em trên cấp độ quốc tế và việc ghi nhận và thực thi chúng ở nước ta hiện nay. Qua việc nghiên cứu thực trạng của việc thực thi quyền trẻ em ở nước ta, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp có tính chất tổng thể như: các giải pháp từ phía gia đình, xã hội, báo chí và các tổ chức xã hội; nâng cao nhận thức về các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nhằm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ tốt hơn. Ngoài ra, nhóm tác giả còn đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về trẻ em. Báo cáo này là sự ghi nhận nỗ lực chung của nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, do mới là sinh viên năm thứ nhất và trình độ tư duy lý luận còn hạn chế, báo cáo không tránh khỏi những hạn chế. Nhóm tác giả hy vọng sẽ nhận được những đóng góp và khuyến khích từ các thầy cô, các nhà nghiên cứu để nhóm tác giả sẽ có nhiều động lực và kinh nghiệm hơn nữa để thực hiện hóa tình yêu với khoa học.

Nhân đây, nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Thầy TS. Mai Văn Thắng đã giúp đỡ để chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ước quốc tế về Quyền trẻ em năm 1991

3. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004

4. Nghị định Chính phủ: Nghị định 71/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

5. Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt nam: đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam - UNICEF Việt Nam - 2009

6. Questions and Answers about the Commercial Sexual Exploitation of Children. ECPAT International, Thailand, 2001

7. Báo cáo phân tích tình hình trẻ em năm 2010 - Nhóm chuyên gia gồm: Tiến sỹ Rebeca Rios Kohn (trưởng nhóm), Tiến sỹ Vũ Xuân Nguyệt Hồng và ông Nguyễn Tam Giang. (xem thêm: http://bvqte.thuathienhue.gov.vn/upload/file/5085_Baocaotongthe. pdf

8. Definitions of Child SexualExploitation and Related Terms. NGO Group for the Convention on the Rights of the Child, 2000

9. GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế - Thực trạng vấn đề trẻ em trong một số lĩnh vực Pháp luật ở nước ta hiện nay.

10. Th.S Lê Phương Nga:

- Tạp chí Nhịp cầu Tri thức của NXB CT QG số 8/2010 “Thực hiện pháp luật về BV QTE ở nước ta hiện nay”.

- Tạp chí Nghiên cứu lập pháp của VPQH số 20tháng 10 năm 2010, “Giáo dục pháp luật, Giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho trẻ em ở nước ta hiện nay”'.

- 2008 Luận văn cao học “Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt nam hiện nay”

10. A. Bequele và W. Myere: Điều đầu tiên và trước hết trong lao động trẻ em - Xoá bỏ những công việc độc hại, Hoàng Tuấn dịch, ILO, 1995.

11. Trẻ em làm thuê giúp việc gia đình ở Hà nội, Nguyễn thị Vân Anh, Lê khanh chủ biên với sự tham gia của một số giảng viên khoa Tâm lý học, ĐHQGHN, Nhà xuất bản CTQG, H. 2000.

12. Trần Thị Minh Đức: Nhận thức của trẻ em làm thuê cho các gia đình ở Hà nội, Tạp chí Tâm lý học, số 4/2000, trang 30-34, 39. 14. Đàm Hữu Đắc “ Tổ chức thực hiện tốt Chương trình hành động

Quốc Gia vì trẻ em giai đoạn 2001-2010” – Báo Lao động và Xã hội số 23 ( 23/01/2001).

15. Nguyễn Văn Chính “ Bài góp phần nghiên cứu lao động trẻ em”

– Tạp chí khoa học ĐHQGHN số 3/1999

16. Trang web: http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

17. http://socialwork.vn/ Mạng cộng tác xã hội Việt Nam. 18. www.cand.com.vn/vi-VN/khcn/2008/6/80038.cand

19. http://www.webtretho.com/forum/f26/giai-cuu-22-tre-em-lao- dong-tai-2-co-so-may-944668/

20. http://hueuni.edu.vn/portal/index.php/vi/tintuc/detail/0/tintuc_sinh vien_tin/2599

21. http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2003/08/3b9cafeb/

22. http://meyeucon.org/4983/13-tre-viet-nam-van-suy-dinh-duong- thap-coi/

23. Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em “ Tổng kết công tác năm 2008”.

Molisa.gov.vn. 01.06.2009

24. Hội thảo Chương trình Hợp tác giữa Liên Hợp quốc và Việt Nam về nội dung bảo trợ xã hội. “Trẻ em cần được chăm sóc và bảo vệ

đặc biệt”. vnmedia.vn. 11/12/08

25. Hoàng Văn Tiến. “TE va công tác CSBVTE”. Nhandan.com.vn. 01/6/2009

26. Hoàng Văn Tiến.“Về công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em”. Tạp chí cộng sàn. 9/6/2009

27. Nguyễn trọng Đàm. “Phát biểu tại Đại hội lần thứ nhất Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam”. Baovequyentreem.vn. 01/7/09.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TRẺ EM (Trang 33 -38 )

×