Các giải pháp từ phía gia đình và xã hộ

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TRẺ EM (Trang 26 - 29)

Trước hết, khái niệm trẻ em trong Công ước về quyền trẻ em là tất cả những người dưới 18 tuổi. Điều đó có nghĩa là phạm vi những người được coi là trẻ em có cả em trai và em gái. Các trẻ em gái vừa mang những đặc trưng non nớt về thể chất, tinh thần của trẻ em, vừa mang những đặc trưng về giới tính của phụ nữ. Vì

vậy, các em gái đồng thời phải được bảo đảm cả quyền trẻ em và quyền bình đẳng của phụ nữ.

Do trẻ em là những thực thể còn non nớt cả về thể chất lẫn tinh thần nên chưa thể tự lo liệu cuộc sống, tự bảo vệ mình, nhất là ở độ tuổi còn nhỏ. Vì vậy, sự sống còn, phát triển của trẻ em phụ thuộc rất lớn vào sự chăm sóc của nhà nước, gia đình, nhà trường, xã hội, đăc biệt là người mẹ. Chính vì vậy, việc đảm bảo các quyền bình đẳng cho nguời mẹ cũng chính là bảo vệ các quyền của trẻ em. Nói cách khác, không thể đảm bảo các quyền của trẻ em một cách toàn diện và hiệu quả được nếu không đảm bảo cho phụ nữ có quyền bình đẳng về mọi mặt với nam giới.

Báo chí và các ngành cần vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa. Cần làm bàn tròn để coi vì sao chuyện bạo hành ngấm ngầm dữ vậy. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về quyền trẻ em và cách bảo vệ trẻ em đến từng khu phố, từng gia đình để làm thay đổi nhận thức người dân. Hầu hết các bậc cha mẹ đều không hiểu rằng những gì mình đang làm chính là bạo hành, gây ra những hậu quả nặng nề trong việc phát triển tâm sinh lý và hình thành nhân cách trẻ. Điều quan trọng nhất không phải là khi xảy ra bạo hành trẻ em, cơ quan chức năng xử lý như thế nào mà quan trọng là phải làm gì để phòng ngừa tình trạng đó. Ngoài việc giúp cha mẹ có kiến thức về giáo dục con cái, cơ quan chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền cho các em, để chính bản thân các em tự nhận biết những dấu hiệu của bạo hành mà tự bảo vệ mình. Việc phòng ngừa có thể giảm 80% nguy cơ xảy ra xâm hại trẻ em.

Giáo dục từ phía gia đình. Hiện nay, tại Việt Nam, vấn đề tính dục vẫn bị coi là một trong những vấn đề cấm kỵ. Việc giáo dục giới tính sớm vẫn còn nhiều ý kiến khen chê, e dè trong giáo dục và xã hội. Tuy nhiên, dưới góc độ tâm lý học, việc giáo dục giới tính theo lứa tuổi là điều rất cần thiết. Khoa học về giới tính cũng như những môn khoa học khác. Việc hiểu biết về giới tính cũng là một kiến

thức phổ thông cần được trang bị. Hơn nữa, đó còn là vấn đề sức khỏe. Việc giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản sẽ giúp trẻ biết yêu quý bản thân mình, biết bảo vệ chính mình và tôn trọng cơ thể người khác. Đối tượng lạm dụng trẻ em thường là người thân hoặc người quen, là những người mà trẻ ít hoài nghi nhất, tin tưởng, cởi mở nhất. Cho nên, đối với trẻ nhỏ, phụ huynh có thể hướng dẫn con em biết những nơi nào trên cơ thể mình là thuộc riêng về chính các em và không ai có quyền xâm phạm vào kể cả người thân. Hãy dạy các em cách kêu cứu hoặc tìm tới ai khi bị người khác chạm vào những nơi đó. Đối với trẻ vị thành niên, phụ huynh cần hướng dẫn các em về sự thay đổi cơ thể trong giai đoạn dậy thì, giáo dục về sức khỏe sinh sản, hướng các em tới những sinh hoạt bạn bè lành mạnh, chơi thể thao, thường xuyên trò chuyện tâm sự để các em có thể tìm thấy tình thương yêu từ gia đình. Để làm được việc này, phụ huynh có thể tham khảo các loại sách hướng dẫn đã được xuất bản và bán tại các nhà sách. Điều quan trọng là cha mẹ phải là tấm gương cho con cái về lối sống lành mạnh, tạo sự tin tưởng và chở che cho các con. Phụ huynh hãy dành thời gian trò chuyện hàng ngày để hiểu và kịp thời hỗ trợ khi con mình gặp khó khăn.

+ Các bậc phụ huynh cũng cần nhận biết các dấu hiệu trẻ đã bị lạm dụng, từ đó có thể chăm chữa cho con mình.

+ Từ trước đến giờ, xã hội thường quan tâm đến nạn nhân bị lạm dụng và thường nhìn kẻ lạm dụng như một tội phạm và có những hình phạt đối với họ. Việc khắc phục tâm lý đối với người đã thực hiện hành vi lạm dụng tình dục trẻ em là rất cần thiết. Tại Pháp, nhà tù dành cho đối tượng lạm dụng tình dục trẻ em, mỗi tuần một lần, sẽ có nhà tâm lý vào làm công tác tâm lý cho họ. Nhiều nghiên cứu cho thấy những tội phạm này thường đã là nạn nhân của những sự việc nào đó trong quá khứ. Theo thống kê cho thấy những phạm nhân này phần lớn là nạn nhân của việc bị lạm dụng lúc nhỏ, bị bạo hành, ngược đãi…

“Phòng” tốt bao giờ cũng có quan trọng hơn “chữa” giỏi. Điều này có ý nghĩa sâu sắc trước “nạn” buôn bán trẻ em đang diễn ra theo chiều hướng phức tạp. phải thiết lập được thế trận an ninh sâu rộng, có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các ngành chức năng. Trong đó, việc nâng cao ý thức cảnh giác cho người dân là nhiệm vụ quan trọng. Về lâu dài, phải tính toán phương án quy hoạch dân cư, tránh để bà con ở quá rải rác như hiện nay, rất khó báo tin và ứng cứu khi xảy ra biến cố.

Tạo cho các em có điều kiện học tập, vui chơi một cách tốt nhất. Tổ chức các lớp dạy nhằm xóa mù chữ cho các em, giúp đỡ các em trong cuộc sống để có điều kiện tham gia học tập, vui chơi.

Xây dựng các khu vui chơi, giải trí mà tất cẻ trẻ em có thể tham gia.

Tự bản thân mỗi người phải biết đối xử công bằng với mọi đứa trẻ, không áp đặt suy nghĩ, tính cách của mình vào trẻ em mà có những đánh giá, phán xét không hợp lí, từ đó đưa ra những định kiến, đối xử không cân bằng, hợp lí với trẻ.

Tự đặt mình vào tình huống của trẻ trong nhiều trường hợp để hiểu được vì sao trẻ lại có suy nghĩ, cách làm như vậy, từ đó mới có thể đưa ra phán xét, cách làm thích hợp nhất, giúp trẻ hiểu và không làm tổn thương tới những suy nghĩ nhạy cảm của trẻ. Cần tìm hiểu về tâm sinh lí của trẻ từ đó giúp trẻ vượt qua những khó khăn, thử thách, cám dỗ, đứng vững trong cuộc sống hiện đại hóa ngày nay.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TRẺ EM (Trang 26 - 29)