Trong bản khuyến nghị phát triển hợp tác xã của Tổ chức lao động quốc tế ILO được thông qua tại kỳ hợp thứ 90, diễn ra và tháng 6 năm 2002 tại Geneve – Thụy Sỹ định nghĩa về hợp tác xã:
Trang 1MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẤU ……… 1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ……… 1
I Khái niệm và đặc điểm của hợp tác xã ……… 1
1.Khái niệm ……… 1
2 Đặc điểm hợp tác xã ……….4
II Quy chế pháp lí về tài sản của Hợp tác xã………5
1 Nguồn vốn góp của xã viên ……….5
2 Vốn tích lũy của hợp tác xã ……….7
3 Vốn vay ……… 7
4 Nguồn vốn do Nhà nước, hoặc tổ chức cá nhân trong và nước ngoài cùng cấp, trợ cấp ……… 7
II Quy chế pháp lý về tài chính của hợp tác xã ……… 9
1 Vốn của Hợp tác xã ……… 9
2 Vấn đề lỗ, lãi trong hợp tác xã ……… 11
2.1 Lãi và phân phối lãi ……… 11
2.2 Xử lý các khoản lỗ ……… 12
III Hạn chế trong quy chế pháp lý về tài sản và tài chính của Hợp tác xã … 13
KẾT LUẬN……… 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 16
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Một quốc gia nếu có một nền kinh tế phát triển mạnh thì xã hội cũng như cả
hệ thống chính trị của quốc gia đó sẽ phát triển, vững mạnh Việt Nam là một nước đang phát triển, bên cạnh đó xuất phát điểm của Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, nên gặp rất nhiều khó khăn, chính vì lẽ đó việc phát triển kinh tế là không thể xem nhẹ Trong nền kinh tế thị trường, việc cấp thiết mà Nhà nước ta cần làm ngay là tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, từng bước xóa bỏ độc quyền Nhà nước, xây dựng một nền pháp lý minh bạch, hợp lý “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chu nghĩa Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng” Do đó, hợp tác xã sẽ đóng một vai trò quan trọng trong phát triền kinh tế của đất nước
Nhận thức được tầm quan trọng của Hợp tác xã đối với sự phát triển kinh tế
đất nước, em đã chọn đề tài “Chế độ pháp lí về tài sản và tài chính của hợp tác xã” về làm rõ và hiểu sâu hơn về vấn đề này.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Khái niệm và đặc điểm của hợp tác xã
1 Khái niệm
Khái niệm hợp tác xã là một nội dung rất quan trọng, vì nó xác định bản chất của hợp tác xã và làm căn cứ cho toàn bộ nội dung pháp lý của pháp luật về hợp tác xã
Ngày 23 tháng 9 năm 1945, Đại hội liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA) lần thứ 31 tổ chức tại Manchester – Vương quốc Anh đã định nghĩa về hợp tác xã như
Trang 3sau: “Hợp tác xã là hiệp hội hay là tổ chức tự chủ của cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế,
xã hội và văn hóa thông qua một tổ chức kinh tế cùng nhau làm chủ chung và kiểm tra dân chủ”
Trong bản khuyến nghị phát triển hợp tác xã của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) được thông qua tại kỳ hợp thứ 90, diễn ra và tháng 6 năm 2002 tại Geneve – Thụy Sỹ định nghĩa về hợp tác xã: “Hợp tác xã là một tổ chức tự chủ của những người tình nguyện liên kết lại với nhau nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn về kinh tế, văn hóa và xã hội thông qua việc thành lập một doanh nghiệp sở hữu tập thể, góp vốn bình đẳng, chấp nhận việc chia sẽ lợi ích và rủi ro, với sự tham gia tích cực của các thành viên trong điều hành và quản lý dân chủ”
Nhiều nước trên thế giới cũng đưa ra định nghĩa hợp tác xã cho phù hợp với điều kiện nước mình Ở Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đưa tư tưởng HTX vào trong nước Ngay từ khi còn bôn ba tìm đường cứu nước, Người
đã quan tâm đến tổ chức kinh tế quan trọng này Trong Đường Kách Mệnh, Người
đưa ra khái niệm: “HTX là góp gạo thổi cơm chung, cho khỏi hao của tốn công, lại
có nhiều phần vui vẻ” Đến năm 1946, Người xác định: “HTX là hợp vốn, hợp sức với nhau Vốn nhiều, sức mạnh thì khó nhọc ít mà lợi ích nhiều”
Căn cứ vào tình hình, đặc điểm kinh tế - xã hội của đất nước và kế thừa những quy định của Luật hợp tác xã năm 1996 Điều 1 Luật HTX 2003 đưa ra khái
niệm: “Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể do cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng
xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trang 4Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân,
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vị vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật”
Luật HTX năm 2003 đã kế thừa quy định của Luật hợp tác xã năm 1996, tiếp tục khẳng định vai trò của kinh tế hợp tác xã, là một tổ chức kinh tế mang tính cộng đồng và xã hội sâu sắc Việc thành lập nên hợp tác xã dựa trên nhu cầu, lợi ích chung của các thành viên nhằm phát huy sức mạnh tập thể, cùng giúp nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất cho xã viên và góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước
So với Luật hợp tác xã năm 1996, thì ở Luật hợp tác xã năm 2003 đã mở rộng hơn về đối tượng tham gia hợp tác xã đó là cá nhân, hộ gia đình và pháp nhân Điều này cũng tạo điều kiện cho kinh tế hợp tác xã phát triển về số lượng và mở rộng thêm nguồn vốn đầu tư, tham gia vào hợp tác xã
2 Đặc điểm hợp tác xã
Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế, hoạt động như một loại hình doanh nghiệp: Là một tổ chức kinh tế, các hợp tác xã được thành lập để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Lợi nhuận và mục tiêu quan trọng nhất trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ như tất cả các loại hình doanh nghiệp khác
Việc xác định hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tạo điều kiện cho hợp tác xã bình đẳng trước pháp luật với các loại hình doanh nghiệp khác và đảm bảo quyền lợi vật chất chính đáng của các thành viên hợp tác xã
Mỗi hợp tác xã có số lượng thành viên từ bảy người trở lên: Số lượng thành viên tham gia hợp tác xã là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quy
mô tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã Việc quy định về số
Trang 5lượng thành viên và cơ cấu thành viên của hợp tác xã là một trong những tiêu chí
để phân biệt hợp tác xã với các loại hình doanh nghiệp khác
Các thành viên của hợp tác xã cùng góp tài sản, công sức, cùng hưởng lợi
và cùng chịu trách nhiệm: Pháp luật quy định khá chặc chẽ giữa các thành viên khi tham gia hợp tác xã Mối qua hệ giữa các thành viên được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tương trợ lẫn nhau và cùng hưởng lợi Các thành viên cùng sản xuất, cùng kinh doanh, cùng làm các dịch vụ và phân phối lợi nhận theo nguyên tắc “lời ăn, lỗ chịu” Các thành viên trong hợp tác xã được Nhà nước đảm bảo quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, nhưng pháp luật cũng yêu cầu họ phải tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình
II Quy chế pháp lí về tài sản của Hợp tác xã
Điều 18 Nghị định 177/2004 NĐ-CP quy đinh: “Tài sản thuộc sở hữu của hợp tác xã được hình thành từ vốn hoạt động của hợp tác xã” Theo đó, tài sản của
HTX bao gồm: nguồn vốn góp của xã viên, vốn tích lũy của hợp tác xã, vốn vay, nguồn vốn do Nhà nước, hoặc tổ chức cá nhân trong và nước ngoài cung cấp, trợ cấp
1 Nguồn vốn góp của xã viên
Nguồn vốn góp của xã viên là nguồn vốn góp quan trọng, bởi ngoài việc có
ý nghĩa xác định tư cách xã viên HTX, nó còn là nguồn hình thành nên tài sản của HTX, là cơ sở để HTX tồn tại, hoạt động sản xuất kinh doanh
Góp vốn là nghĩa vụ cơ bản của tất cả xã viên Khi gia nhập HTX, mỗi xã viên phải góp một phần vốn vào vốn điều lệ của HTX Nó có thể bằng tiền, có thể
bằng tư liệu sản xuất, góp vốn một lần ngay từ đầu hoặc nhiều lần; mức, hình thức
và thời hạn góp vốn do Điều lệ hợp tác xã quy định (Khoản 1 Điều 31 Luật HTX).
Xét về bản chất, hành vi góp vốn của xã viên HTX không có sự khác biệt so với
Trang 6việc góp vốn của thành viên công ty Tuy nhiên, với tính chất của HTX là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động cùng góp vốn, góp sức thành lập, mức góp vốn của xã viên vào HTX bị giới hạn Mỗi HTX cần quy định mức vốn góp tối thiểu ở mức hợp lý để những người lao động, người ít vốn có nhu cầu, nguyện vọng gia nhập HTX có thể trở thành xã viên HTX Mức vốn góp tối thiểu của xã viên do điều lệ HTX quy định Việc quy định mức vốn góp tối thiểu cần căn cứ vào yếu tố như:
- Ngành nghề, yêu cầu về trình độ khoa học – công nghệ, quy mô và phương hường sản xuất, kinh doanh, dịch vụ HTX
- Phương thức hợp tác của HTX (hợp tác để sản xuất kinh doanh, tập trung hay chỉ hợp tác một khâu, một số khâu, hoặc HTX chỉ thực hiện các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ kinh tế của xã viên
- Số lượng xã viên, điều kiện khả năng về vốn của số đông xã viên
- Mức vốn pháp định do Chính phủ quy định đối với một số ngành nghề ( nếu HTX kinh doanh ngành nghề này) …
Mặt khác, Khoản 2 Điều 19 Luật HTX 2003 quy định xã viên phải “Góp vốn theo quy định của Điều lệ hợp tác xã; mức vốn góp không vượt quá ba mươi phần trăm vốn điều lệ của hợp tác xã” Quy định này nhằm đảm bảo sự ổn định
cũng như nguyên tắc dân chủ trong HTX
2 Vốn tích lũy của hợp tác xã
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, hợp tác xã sẽ thu được những khoản lãi nhất định mà một phân trong đó được sử dụng để mua sắm tài sản cho hợp tác xã
Do đó, khối lượng tài sản của hợp tác xã sẽ ngày càng được mở rộng và tăng cường Đây chính là nguồn vốn tự có của hợp tác xã/ Hợp tác xã sẽ chỉ thực sự
Trang 7mạnh khi nguồn vốn tự có ngày càng lớn Nó là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của hợp tác xã
3 Vốn vay
Bên cạnh nguồn vốn do các xã viên hợp tác xã đóng góp , nguồn vốn tự có,
để phục vụ cho những nhu cầu sản xuất, sự mở cửa rộng quy mô kinh doanh, hợp tác xã có quyền vay vốn nguồn vốn này có thể được vay ở ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các tổ chức cá nhân khác, thậm chí ở chính các xã viên của hợp tác xã theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không trái pháp luật
4 Nguồn vốn do Nhà nước, hoặc tổ chức cá nhân trong và nước ngoài cùng cấp, trợ cấp.
Để khai thác, phát huy mọi nguồn lực của nền kinh tế, tạo đà đưa nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn thì thành phần kinh tế tập thể, trong đó hợp tác xã ngày càng đóng vai trò quan trọng Nhận thức rõ vai trò của thành phần kinh tế tập thể nói chung, hợp tác xã nói riêng, Nhà nước ta đã ghi nhận trong nhiều văn bản pháp
luật, đặc biệt tại Hiến pháp 1992 Theo Điều 5 Hiến pháp 1992: “Nhà nước tạo điều kiện để củng cố và mở rộng các hợp tác xã hoạt động hiệu quả” Thực hiện
nhiệm vụ trên, Nhà nước đã tạo cho hợp tác xã nhiều điều kiện để cho hợp tác xã thành lập, hoạt động, đặc biệt là cung cấp cho hợp tác xã nguồn vốn nhất định dưới dạng tư liệu sản xuất, đất đai, nhà xưởng, kho tàng, các hệ thống thủy lợi, giao thông… Khi đã tiếp nhận những nguồn vốn do Nhà nước cung cấp trên thì hợp tác
xã có quyền tự chủ sử dụng các nguông vốn trên vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh và dịch vụ của mình Tuy nhiên, một quy chế pháp lý đặc biệt đó là: “Các công trình kết cấu hạ tầng, vật kiến trúc, công trình phúc lợi, văn hóa, xã hội phục
vụ chung cho cộng đồng dân cư trên địa bàn được hình thành từ quỹ phát triển sản xuất; quỹ phúc lợi; các nguồn vốn do Nhà nước, các tỏ chức, cá nhân trong và ngoài nước trợ cấp không hoàn lại, quà biếu, tặng là những tài sản không chia của
Trang 8hợp tác xã” (Khoản 2 Điều 18 Nghị định 177/2004/NĐ-CP) Tức là hợp tác xã
không được tự mình chuyển quyền sở hữu đối với nguồn vốn do Nhà nước cung cấp Đây là quy định nhằm buộc hợp tác xã phải sử dụng có hiệu quả do nguồn vốn của Nhà nước cung cấp, nếu không sửu dụng có hiệu quả, Nhà nước sẽ có chính sách phù hợp sao cho nguồn vốn do Nhà nước cung cấp sẽ luôn đóng vai trò hỗ trợ trong phát triển kinh tế
Bên cạnh những nguồn vốn cơ bản trên, tài sản của hợp tác xã còn được hình thành từ các loại quỹ phát triển sản xuất và các loại quỹ khác do điều lệ hợp tác xã quy định Trong quá trình hoạt đông, HTX có thể trích lập các loại quỹ khác nhau nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh, cải thiện điều kiện sống và làm việc
của xã viên Điều 34 Luật HTX quy định: “1- Hợp tác xã phải lập quỹ phát triển sản xuất và quỹ dự phòng theo hướng dẫn của Chính phủ; các quỹ khác do Điều lệ hợp tác xã và Đại hội xã viên quy định phù hợp với điều kiện cụ thể của từng hợp tác xã Tỷ lệ cụ thể trích lập các quỹ do Đại hội xã viên quyết định; 2- Mục đích, phương thức quản lý và sử dụng các quỹ của hợp tác xã do Điều lệ hợp tác xã quy định”.
Như vậy, căn cứ xác định tài sản của hợp tác xã là những quy định của Luật hợp tác xã 2003 và điều lệ hợp tác xã, phân định giữa tài sản hợp tác xã với tài sản của xã viên trong hợp tác xã đồng thời tạo cơ sở pháp lý để hợp tác xã sử dụng nguồn vốn, khối tài sản của mình hiệu quả hơn, phù hợp hơn
II Quy chế pháp lý về tài chính của hợp tác xã
Hoạt động tài chính của hợp tác xã chính là hoạt động nhằm ghi lại quá trình
sử dụng tài sản của HTX diễn ra như thế nào, có hiệu quả hay không Dựa vào đó, nhà nước có thể theo dõi tình trạng của HTX, là căn cứ xem xét trách nhiệm của HTX đối với xã viên HTX
Trang 91 Vốn của Hợp tác xã
Tài chính được biểu hiện một phần là vốn của HTX, HTX muốn được thành lập và hoạt động thì phải có vốn lưu động bên cạnh tài sản cố định Vốn chính là biểu hiện về mặt giá trị của tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản lưu thông
“Vốn điều lệ của hợp tác xã là vốn được đóng góp bởi chính các xã viên hợp tác xã và được ghi vào trong điều lệ hợp tác xã” (Khoản 3 Điều 4 Luật HTX
2003)
Với tư cách là một tổ chức kinh tế, HTX có thể huy động vốn từ các nguồn khác nhau Theo Điều 32 Luật hợp tác xã 2003, HTX được vay vốn ngân hàng và huy động vốn bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật; huy động bổ sung vốn góp của xã viên theo quyết định của Đại hội xã viên; được nhận và sử dụng vốn, trợ cấp của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước do các bên thoả thuận và theo quy định của pháp luật
Qua những phương thức cơ bản trên cho thấy giống như bất cứ loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hợp tác xã có quyền huy động vốn và nguồn vốn ấy chủ yếu được huy động từ các tổ chức tín dụng, từ các cá nhân, tổ chức không phân biệt quốc tịch và bản thân các xã viên hợp tác xã Những quy định của pháp luật tuy không thể bao quát hết mọi phương thức huy động vốn của hợp tác nhưng nó đã thực sự tạo nền tảng hướng dẫn hợp tác xã những cách thức cơ bản để huy động vốn
HTX có quyền chủ động sử dụng nguồn vốn do mình huy động Tức là, mặc
dù nguồn vốn này không phải là nguồn vốn ban đầu của HTX nhưng khi hợp tác xã huy động được nguồn vốn thì HTX sẽ sử dụng nó với tư cách là chủ sở hữu Ví dụ, trường hợp HTX huy động bổ sung vốn góp của xã viên Khi vốn của xã viên đã đóng góp vào HTX thì khoản vốn đó do HTX quản lý và sử dụng Quyền sở hữu
Trang 10của xã viên về khoản vốn góp chịu sự điều chỉnh của pháp luật về HTX, nó không còn bao hàm đầy đủ các yếu tố là quyền sở hữu của xã viên nữa Tuy vậy, xuất phát từ nghĩa vụ hoàn trả nên hợp tác xã có trách nhiệm bảo toàn phát triển nguồn vốn được huy động
2 Vấn đề lỗ, lãi trong hợp tác xã
2.1 Lãi và phân phối lãi
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, hợp tác xã là một tổ chức có tư cách pháp nhân nên hợp tác xã phải tự hạch toán kinh tế nghĩa là lấy thu bù chi nhằm đảm bảo có lãi Mọi khoản lãi thu được sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, hợp tác xã có quyền chủ động trong phân phối Việc phân phối lãi phải đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích tập thể và lợi ích của người lao động và xã viên hợp tác xã
Theo Khoản 1 Điều 37 Luật HTX 2003, “sau khi làm xong nghĩa vụ nộp thuế, lãi của hợp tác xã phân phối như sau:
a) Trả bù các khoản lỗ của năm trước (nếu có) theo quy định của pháp luật
về thuế;
b) Trích lập quỹ phát triển sản xuất, quỹ dự phòng và các quỹ khác của hợp tác xã; chia lãi cho xã viên theo vốn góp, công sức đóng góp của xã viên và phần còn lại chia cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã”.
Trong thực tiễn, rất nhiều hợp tác xã chọn hình thức phối lãi của hợp tác xã
cho xã viên theo vốn góp Điều này có thể làm xói mòn tinh thần hợp tác, đề cao