Những hình thức chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền 5 3.1 Sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước tư sản 5 3.2 Sự hình thành và phát triển của sở hữu tư bản độc
Trang 1MỤC LỤC
I Khái quát về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước 4
1 Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước 4
2 Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà
nước
4
3 Những hình thức chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc
quyền
5
3.1 Sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền và
nhà nước tư sản
5
3.2 Sự hình thành và phát triển của sở hữu tư bản độc
quyền nhà nước
5
3.3 Sự điều tiết kinh tế của nhà tư bản 5
II Những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước
6
1 Những biểu hiện mới trong sự kết hợp về nhân sự giữa
các tổ chức độc quyền nhà nước tư sản
6
2 Những biểu hiện mới về sự hình thành và phát triển của
sở hữu tư bản độc quyền nhà nước
7
3 Những biểu hiện mới trong cơ chế điều tiết kinh tế của
chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
7
III Những thành tựu, hậu quả và xu hướng vận động
của chủ nghĩa tư bản
8
Trang 22 Những hậu quả chủ nghĩa tư bản gây ra 9
MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa tư bản cạnh tranh do sự tự do phát triển đến độ nhất định thì xuất hiện các tổ chức độc quyền Lúc đầu tư bản độc quyền chỉ có trong một số ngành, một số lĩnh vực của nền kinh tế.Hơn nữa, sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền chưa thật lớn.Tuy nhiên, sau này, sức mạnh của các tổ chức độc quyền được nhân lên nhanh chóng và từng bước chiếm địa vị chi phối
Trang 3trong toàn nền kinh tế Chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển mới – chủ nghĩa tư bản độc quyền Trong giai đoạn hiện nay chủ nghĩa tư bản độc quyền đã có những biểu hiện mới ảnh hưởng đến toàn xã hội Và dưới đây là
phần tìm hiểu của em về đề tài: “Những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản đôc quyền nhà nước trong những năm gần đây ” làm bài tập học kì Dù đã cố
gắng nhưng khó tránh khỏi thiếu sót, mong thầy cô và các bạn góp ý để bài tập học kì của em được hoàn thiện hơn
NỘI DUNG
I Khái quát về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:
1 Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền, là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư bản thành một thiết chế và
Trang 4thể chế thống nhất nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Ở đây nhà nước tư bản xuất hiện như một chủ sở hữu tư bản, một nhà tư bản xã hội, đồng thời lại là người quản lý xã hội bằng pháp luật với bộ máy bạo lực to lớn
Như vậy chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội, chứ không chỉ là một chính sách trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản
2 Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà n ư ớc:
Thứ nhất, tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung tư bản càng cao, do đó đẻ ra những cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi một sự điều tiết
xã hội đối với sản xuất và phân phối, một sư kế hoạch hóa tập trung từ một trung tâm Nói cách khác sự phát triển hơn nữa của trình độ xã hội lực lượng sản xuất đã đến yêu cầu khách quan là nhà nước phải đại biểu cho toàn
bộ xã hội quản lý nền kinh tế
Thứ hai, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản không thể hoặc không muốn kinh doanh đầu tư vì vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm, ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộckết cấu hạ tầng, GTVT…
Thứ ba, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai cấp tư sản với gia cấp vô sản và nhân dân lao động Nhà nước phải
có những chính sách xoa dịu những mâu thuẩn đó, như trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phá triển phúc lợi xã hội…
Thứ tư, cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế, sự bảnh trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vẫn vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đốt lợi ích với các đối thủ trên thị trường Tình hình đó đòi hỏi phải có sự điều tiết các quan hệ chính trị và quan hệ kinh tế; nhà nước tư sản có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các quan hệ đó
3 Những hình thức chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền:
3.1 Sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước tư sản:
Trang 5Lênin đã từng nhấn mạnh,sự liên minh về nhân sự của các ngân hàng với công nghiệp được bổ sung bằng sự liên minh về nhân sự của ngân hàng và công nghiệp với chính phủ theo kiểu: “Hôm nay là bộ trưởng, ngày mai là chủ ngân hàng; hôm nay là chủ ngân hàng, ngày mai là bộ trưởng” Sự kết hợp về nhân sự thực hiện thông qua các đảng phái tư sản Chính các đảng phái này đã tạo ra cho tư bản độc quyền một cơ sở xã hội để thực hiên sự thống trị và trực tiếp xây dựng đội ngũ công chức cho bộ máy nhà nước
3.2 Sự hình thành và phát triển của sở hữu tư bản độc quyền nhà nước:
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống, nhưng nét nổi bật nhất là sức mạnh của nhà nước và độc quyền kết hợp với nhau trong lĩnh vực kinh tế và nhà nước can thiệp trực tiếp vào quá trình tái sản xuất xã hội Cơ sở của những biện pháp độc quyền nhà nước trong kinh tế là sự thay đổi các quan hệ sở hữu Nó biểu hiện không những ở chỗ sở hữu nhà nước và sở hữu độc quyền tư bản tư nhân, hai sở hữu này đan kết với nhau trong quá trình chu chuẩn của tổng tư bản xã hội Sở hữu nhà nước hình thành dưới những hình thức sau:
+ Xây dựng các doanh nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách
+ Quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản tư nhân bằng cách mua lại
+ Nhà nước mua cổ phiếu của các xí nghiệp tư nhân
+ Mở rộng các doanh nghiệp nhà nước bằng vốn tích lũy của các doanh nghiệp tư nhân
3.3 Sự điều tiết kinh tế của nhà tư bản:
Bản thân sự điều tiết của nhà nước cũng có mặt tích cực và mặt tiêu cực Những sai lầm trong sự điều tiết của nhà nước có khi lại đưa đến hậu quả tai hại hơn là tác động tiêu cực của cạnh tranh tự do và độc quyền tư nhân Vì thế, cơ chế: thị trường, độc quyền tư nhân và điều tiết của nhà nước nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của từng cơ chế Xét đến cùng
và về bản chất, hệ thống điều tiết đó phục vụ cho chủ nghĩa tư bản độc quyền
II Những biểu hiện mới trong của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:
Trang 61 Những biểu hiện mới trong sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền nhà nước:
Sự kết hợp về nhân sự được thực hiện thông qua các hội chủ xí nghiệp mang những tên khác nhau, ví dụ: Liên đoàn công nghiệp Italia, Tổ chức liên hợp công nghiệp Đức, Liên đoàn công thương Anh… Các hội chủ xí nghiệp này trở thành lực lượng chính trị, kinh tế to lớn, là chỗ dựa cho chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước Các hội chủ này hoạt động như là các cơ quan tham mưu cho nhà nước, chi phối đường lối kinh tế, đường lối chính trị của nhà nước tư sản nhằm “lái” hoạt động của nhà nước theo hướng có lợi cho tầng lớp tư bản độc quyền Vai trò của các hội lớn đến mức mà dư luận thế giới đã gọi chúng là những chính phủ đằng sau chính phủ, một quyền lực thực tế đằng sau quyền lực chính quyền Thông qua các hội chủ, một mặt các đại biểu của các tổ chức độc quyền tham gia vào bộ máy nhà nước với những cương vị khác nhau; mặt khác, các quan chức và nhân viên chính phủ được cài vào các ban quản trị của các tổ chức độc quyền, giữ những chức vụ trọng yêu một cách chính thức hoặc danh dự, hoặc trở thành những người đỡ đầu các tổ chức độc quyền
Ví dụ:Ông Issa có tài sản ước tính 220,40 triệu usd, ông là Hạ nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa đồng thời là người sáng lập nhà máy sản xuất thiết bị báo động cho ôtô Directed Electronics vào năm 1982 Công ty này đã trở thành công ty sản xuất hệ thống báo động cho các phương tiện giao thông lớn nhất Mỹ.Sự thâm nhập lẫn nhau này (còn gọi là sự kết hợp) đã tạo ra những biểu hiện mới trong mối quan hệ giữa các tổ chức độc quyền và cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương
2.
Những biểu hiện mới về sự hình thành và phát triển của sở hữu tư bản độc quyền nhà n ư ớc:
Chủ nghĩa sản xuất tư bản độc quyền nhà nước đã mở rộng sản xuất tư bản chủ nghĩa, bảo đảm địa bàn rộng lớn cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Điều này liên quan đến những ngành sản xuất cũ không đứng vững được
Trang 7trong cạnh tranh cà có nguy cơ thua lỗ, cũng như các ngành công nghiệp mới nhất đòi hỏi vốn đầu tư lớn và trình độ nghiên cứu khoa học, thiết kế thử nghiệm cao được nhà nước đầu tư phát triển Điển hình như việc:
+ Xây dựng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn ngân sách
+ Nhà nước mua cổ phần của các doanh nghiệp tư nhân thua lỗ để tái
cơ cấu doanh nghiệp
Giải phóng tư bản của tổ chức độc quyền từ những ngành ít lãi để đưa vào những ngành kinh doanh có hiệu quả hơn
Làm chỗ dựa về kinh tế cho nhà nước để nhà nước điều tiết một số quá trình kinh tế phục vụ lợi ích của tầng lớp tư bản độc quyền
3 N h ữ n g b i ể u h i ệ n m ớ i tr o n g cơ ch ế đ i ề u ti ế t k i n h t ế c ủ a ch ủ n g h ĩ a tư b ả n
đ ộ c q u y ề n n h à n ư ớ c:
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đên nay, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước có những biểu hiện mới sau đây:
- Tỉ trọng của kinh tế thuộc nhà nước trong nền kinh tế quốc dân được nâng lên rõ rệt; bao gồm các xí nghiệp thuộc nhà nước, các tổ chức tài chính,
…
- Kinh tế thuộc nhà nước và tư nhân kết hợp tăng lên mạnh mẽ Ở Đức
đã có 1000 xí nghiệp thuộc nhà nước và tư nhân kết hợp; trong công ti dầu lửa của Mỹ, cổ phần do Chính phủ nắm là 46%,…
- Chi tiêu tài chính của các nhà nước tư bản phát triển dùng để điều tiết quá trình tái sản xuất xã hội tăng lên nhiều
- Phương thức điều tiết của nhà nước linh hoạt, mềm dẻo hơn, kết hợp điều tiết tình thế với điều tiết dài hạn Các công cụ và phạm vi điều tiết của nhà nước cũng đa dạng và mở rộng hơn:
+ Điều tiết bằng chương trình và kế hoạch: ví dụ: chi ngân sách được thực
hiện theo các chương trình kinh tế - xã hội trung hạn và dài hạn
Trang 8+ Điều tiết cơ câu kinh tế bằng quan hệ thị trường thông qua hợp đồng, đồng
thời hỗ trợ những ngành truyền thống cần được duy trì và những ngành mũi nhọn với công nghệ cao
+ Điều tiết tiến bộ khoa học và công nghệ: bằng việc tăng chi ngân sách cho
nghiên cứu,mua công nghệ của nước ngoài,
+ Điều tiết thị trường lao động:do việc ứng dụng thành tựu của khoa học và
công nghệ vào sản xuất dẫn đến hậu quả tăng số người thất nghiệp Vì vậy, để xoa dịu mâu thuẫn giữa tư bản và lao động nhà nước tư bản cần phải điều tiết thị trường lao động
+ Điều tiết thị trường tài chính, tiền tệ, chống lạm phát, điều tiết giá cả.
+ Điều tiết các quan hệ kinh tế đối ngoại, hệ thống tài chính – tiền tệ…
III Những thành tựu, hậu quả và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản:
1.
N h ữ n g th à n h tựu,chủ nghĩa tư bản đạt được:
Lực lượng sản xuất phát triển cao nhất hiện nay là ở các nước tư bản phát triển Các nước này đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiên đại là: cách mạng vi điện, điện tử khoa học, cách mạng trong lĩnh vực năng lượng, cách mạng trong lĩnh vực vật liệu mới, cách mạng sinh học,… Hầu hết các nước tư bản phát triển đã đạt tới trình độ phát triển cao của khoa học và kỹ thuật Vì vậy Mác nói: “Chủ nghĩa xã hội chỉ thắng lợi khi nó tạo ra năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản”
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã có nhiều thay đổi:
+ Đa dạng hóa hình thức sở hữu, sở hữu nhà nước ngày càng gia tăng, sở hữu hỗn hợp là phổ biến
+ Tổ chức sản xuất mang tính toàn cầu, thể hiện hệ thống tài chính mang tính toàn cầu Một nước bị khủng hoảng là lan ra khắp thề giới
+ Quan hệ phân phối có nhiều biến đổi, các nước tư bản hiện nay đã đưa ra được công nghệ phân phối tốt, động viên được mọi nguồn lực phá triển khoa học và kinh tế
Trang 9+ Xu hướng đầu tư cho con người được đề cao.
+ Sự tồn tại trong quan niệm và trong thực tế về nhà nước phúc lợi chung
2.
Nh ữ ng h ậ u qu ả ch ủ nghĩa tư b ả n gây ra:
Tội ác về chiến tranh và chạy đua vũ khí: Cuộc chiến tranh thế giới lần
I (1914-1918) để chia lại thuộc địa của các nước đế quốc đã lôi kéo 38 nước trên thế giới tham gia, huy động 37 triệu quân và đã làm 10 triệu người chết,
20 triệu bị thương, trong đó 20% là dân thường Chiến tranh thế giới lần 2 (1939-1945) lúc đầu là cuộc chiến tranh đế
quốc, sau đó chuyển thành cuộc chiến tranh
chống phát xít đã lôi kéo 72 nước của 4 châu
lục tham gia, huy động 110 triệu quân chính
quy, làm cho gần 55 triệu người chết, trong đó
50% là thường dân
Chiến tranh lạnh do chủ nghĩa đế quốc khởi xướng và diễn ra trong thập kỷ, là thời kỳ căng thẳng, chạy đua vũ trang lớn nhất trong lịch sử loài người Sau là thời kỳ căng thẳng, chạy đua vũ trang lớn nhất trong lịch sử loài người.Sau trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, những mâu thuẩn dân tộc, sắc tộc, ton giáo phức tạp phát triển
Tội ác gây ra sự nghèo khổ, lạc hậu của nhân dân các nước chậm phát triển: Bản tuyên ngôn cuộc họp nhóm 15 tại Giamaica đã vạch rõ: “do kết quả vòng đàm phán Urugoay về thương mại thế giới, Hoa Kỳ thu lời được 100 tỷ USD, EU thu lợi được 55 tỷ USD và Nhật Bản thu lời được 45 tỷ USD Ngược lại hơn 50 nước đang phát triển bị thiệt hại
ngang bằng con số ấy Theo thống kê của Liên Hợp
Quốc, 48 nước kém phát triển nhất thế giới chiếm
10% dân số nhưng chỉ chiếm 0,1% GDP thế giới
Năm 1997, 20% dân số thế giới chiếm 86% GDP,
82% xuất khẩu hàng hóa, 68% đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong khi đó, 20% dân số nghèo nhất thế giới chỉ chiếm 1% GDP, 1% XK, 1%FDI Thế giới
Trang 10hiện nay có hơn 830 triệu người thiếu ăn, ngay tại các nước phát triển cũng có đến trên 100 triệu người sống dưới mức nghèo khổ
3 Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản:
Chủ nghĩa tư bản đang trong quá trình phát triển, một mặt đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển rất mạnh mẽ, tao ra cơ sở vật chất – kỹ thuật của nền sản xuất hiện đại; mặt khác làm cho mâu thuẫn cơ bản của nó – mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao
Ngày nay, chủ nghĩa tư bản đang nắm ưu thế về vốn, khoa học, công nghệ, thị trường, đang có khả năng thích nghi và phát triển trong chừng mực nhất định; chủ nghĩa tư bản cũng đã buộc phải thực hiện một số điều chỉnh, giới hạn về quan hệ sản xuất, trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, song vẫn không thể khắc phục nổi những mâu thuẫn vốn có của nó, không thể vượt qua giới hạn lịch sử của nó Mặt khác, các quốc gia ngày càng tăng cường đấu tranh để tự lựa chọn và quyết định con đường phát triển tiến bộ của mình Vì vậy sớm hay muộn chủ nghĩa tư bản cũng sẽ bị thay thế bằng một chế độ mới, cao hơn – xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội
KẾT LUẬN
Chủ nghĩa tư bản trong quá trình phát triển của nó, một mặt đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển rất mạnh mẽ, tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền sản xuất lớn hiện đại Mặt khác làm cho mâu thuẫn cơ bản của nó mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với tính
Trang 11chất chiễm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất them gay gắt Ngày nay Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang nắm ưu thế về vốn, khoa học, công nghệ, thị trường, đang có khả năng thích nghi và phát triển trong chừng mực nhất định Chủ nghĩa tư bản cũng đã buộc phải thực hiện một số điều chỉnh giới hạn về quan hệ sản xuất trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản Song, không thể khắc phục nổi những mâu thuẫn vốn có của nó, không thể vượt qua giới hạn lịch sử của nó Mặt khác, các quốc gia độc lập ngày càng tăng cường cuộc đấu tranh để tự lựa chọn và quyết định con đường phát triển tiến bộ của mình Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới Vì vậy, sớm hay muộn chủ nghĩa tư bản cũng
sẽ bị thay thế bằng một chế độ mới, cao hơn – xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb.CTQG, Hà Nội, 2009.
• Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.