1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo

20 1,5K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 122 KB

Nội dung

-Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện... Chương 2 Một số vấn đề về thực trạng pháp luật.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xã hội hôm nay, nền kinh tế đang có sự phát triển mạnh mẽ, cùng với đó là mối quan hệ, giao lưu, hợp tác về mọi mặt của con người cũng ngày càng rộng mở hơn, các giao dịch ngày càng phong phú và đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của con người, đặc biệt là trong lĩnh vực dân sự Giao dịch dân sự không chỉ được con người quan tâm trong hoạt động giao lưu, trao đổi hàng ngày mà còn được khoa học pháp lý đặc biệt chú ý, nghiên cứu Các công trình nghiên cứu về giao dịch dân sự luôn chiếm một khối lượng lớn trong các công trình nghiên cứu về luật học, vì vậy, về cơ bản rất phong phú và đa dạng Tuy nhiên, việc nghiên cứu về một loại giao dịch dân sự, đó là giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo hiện nay lại chưa được chú ý Có thể đây là một đề tài khó, khó trong cả thực tế xét xử lẫn trong việc nghiên cứu đúng, đầy đủ và nhân được sự đồng thuận từ số đông Bởi lẽ còn rất

nhiều ý kiến trái chiều Vì vậy, em xin chọn đề tài số 5 “Giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo” để làm bài tiểu luận học kỳ của mình, mục đích trước tiên là để

có một cái nhìn khách quan, đầy đủ hơn về loại giao dịch này, sau đó là có thể nhân được sự góp ý, sửa chữa của các thầy cô giáo trong bộ môn Luật Dân sự Việt Nam

Trang 2

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về giao dịch dân sự do giả tạo

và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự do giả tạo.

I.Khái quát chung về giao dịch dân sự

1.Khái niệm chung về Giao dịch dân sự

Điều 121 BLDS 2005 quy định: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi

pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Có thể nói giao dịch dân sự là một loại hình hoạt động của con người (cá nhân, tổ chức…), thông qua đó, các chủ thể thể hiện được ý chí, sự tự do, tự nguyện, thỏa thuận trong khuôn khổ pháp luật quy định về các quyền, nghĩa vụ dân sự được phát sinh, thay đổi, chấm dứt, góp phần làm cho giao lưu dân sự phát triển phong phú, đa dạng, phù hợp với tiến độ phát triển kinh tế – xã hội

Giao dịch dân sự được phân thành 3 loại là hợp đồng dân sự, hành vi pháp lý đơn phương và giao dịch dân sự có điều kiện

2.Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

Điều 122 BLDS 2005 quy định về điều kiện để một giao dịch có hiệu lực gồm

4 điều kiện cần thiết là:

-Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự

-Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật và đạo đức xã hội

-Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện

-Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật

Như vậy, một trong 4 yếu tố được nhắc đến để một giao dịch dân sự không bị

vô hiệu chính là sự tự nguyện của các bên chủ thể tham gia Đây chính là cơ sở dẫn đến sự vô hiệu của giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo

Trang 3

II.Khái quát chung về giao dịch dân sự do giả tạo

1.Khái niệm giả tạo

“Giả tạo” theo Từ điển Tiếng Việt được hiểu là không thật, vì được tạo ra một cách không tự nhiên Tuy nhiên trong khoa học pháp lý thì khái niệm “giả tạo” chưa được đề cập đến mà chỉ được nhắc đến với những khái niệm kèm theo như giao dịch giả tạo, hợp đồng giả tạo Vì vậy, ta có thể hiểu “giả tạo” theo nghĩa Từ điển Tiếng Việt giải thích để từ đó có thể hiểu rõ hơn về vấn đề giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo

2.Khái niệm giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo do giả tạo

Sự biểu hiện ý chí ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định chính là sự thể hiện ý chí tự nguyện của chủ thể trong giao dịch dân sự.Tuy nhiên không phải sự tự nguyện nào cũng làm phát sinh hậu quả pháp lý Có những trường hợp bản thân chủ thẻ hoàn toàn kiểm soát được sự biểu hiện ý chí ra bên ngoài, không bị tác động chi phối bởi bất cứ yếu tố khách quan nào nhưng cũng không được pháp luật thừa nhận, đó chính là giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo

Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học viết: “giao dịch dân sự do giả tạo là giao dịch dân sự được xác lập nhằm che giấu giao dịch có thật khác.Trong giao dịch dân sự, các chủ thể không có ý định xác lập quyền và nghĩa vụ đối với nhau.”

Đối với giao dịch dân sự do giả tạo ,chủ thể hoàn toàn mong muốn sự thể hiện ý chí ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định mặc dù ý chí đó không phải là ý chí đích thực của chủ thể Nội dung của giao dịch không phải xuất phát từ ý chí đích thực của các bên

Pháp luật các nước đều coi giao dịch giao kết do giả tạo là vô hiệu Bởi mặc dù trong giao dịch này, các bên tham gia là hoàn toàn tự nguyện nhưng lại cố ý bày tỏ ý chí không đúng ý chí đích thực của họ, nghĩa là mặc dù có sự tự nguyện nhưng không thống nhất ý chí bên trong và bên ngoài

Trang 4

Điều 109 BLDS và thương mại Thái Lan quy định “Một tuyên bố ý định không

thực, được làm với sự đồng lõa của bên kia thì vô hiệu.”

Điều 108 BLDS Nhật Bản cũng quy định: “Việc tuyên bố ý chí giả tạo và tiến

hành với sự câu kết của bên kia là không có ý nghĩa và bị vô hiệu.”

Điều 129 BLDS 2005 nước ta quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do giả

tạo như sau

“Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.

Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.”

Như vậy hầu hết pháp luật các nước và pháp luật nước ta đều coi giao dịch dân sự được xác lập bởi sự giả tạo là vô hiệu

Về bản chất giao dịch dân sự giả tạo là giao dịch dân sự mang tính hình thức nhằm che giấu một hoạt động khác và nó được thiết lập không dựa trên ý chí đích thực của các bên Thông thường nó được thiết lập nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với người khác hoặc đối với xã hội, cũng có khi để che giấu một hành vi bất hợp pháp

Qua những phân tích trên đây có thể đưa ra khái niệm giao dịch giả tạo là giao dịch dân sự được xác lập không xuất phát từ ý chí đích thực của các bên, không nhằm mục đích xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật mà nhằm che giấu một giao dịch khác hoặc trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba

3 Đặc điểm của giao dịch dân sự do giả tạo

a.Mang đặc điểm chung của giao dịch dân sự vô hiệu

Đó là không đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch theo quy định của pháp luật, khi giao dịch vô hiệu, các bên phải gánh chịu những hậu quả pháp lý

Trang 5

nhất định, có thể bất lợi về vật chất hay tinh thần, không đạt được mục đích đã xác định khi xác lập giao dịch, nếu chưa thực hiện giao dịch thì ko đc thực hiện nữa, nếu đang thực hiện thì phải chấm dứt, nếu đã thực hiện phải trả lại hiện trạng ban đầu, hoàn trả những gì đã nhận từ nhau

b.Đặc điểm riêng của giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo

Gồm ba đặc trưng quan trọng nhất có thể phân biệt giao dịch được xác lập do giả tạo với các loại giao dịch bị vô hiệu khác

b.1 Không có sự thống nhất giữa ý chí thực sự bên trong và bày tỏ ý chí thực sự

ra bên ngoài

Giao dịch giả tạo đáp ứng mọi yêu cầu về điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự theo Điều 122, tuy nhiên nó bị xác định vô hiệu là do không đảm bảo được tính tự nguyện về ý chí giữa các bên tham gia, tính tự nguyện ở đây không đảm bảo không phải do sự cưỡng ép, cưỡng chế mà bởi vì nó không đảm bảo giữa ý chí thực và sự biểu hiện ý chí ra bên ngoài trong giao dịch, là phạm trù chủ quan thuộc khả năng xử sự của chủ thể được pháp luật công nhận và cho phép Pháp luật nước ta quy định các chủ thể khi tham gia giao dịch phải thể hiện được ý chí đích thực của mình ra bên ngoài Mọi thỏa thuận không phản ánh được đúng ý chí của các bên đều dẫn tới vô hiệu Tuy nhiên để hạn chế các trường hợp vô hiệu mà gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của các bên thì pháp luật một số nước vẫn thừa nhận hiệu lực của các giao dịch khi có sự nhầm lẫn đơn phương GD chỉ vô hiệu trong trường hợp cả hai bên chủ thể đều biết trước sự sai lệch ý chí đích thực với sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài hoặc buộc các bên phải biết trước mới dẫn đến sự vô hiệu Pháp luật quy định giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu do xuất phát từ việc các bên chủ thể khi tham gia giao dịch đã ko có sự thống nhất giữa ý chí đích thực bên trong và sự biểu hiện bên ngoài, đồng nghĩa với việc không có sự tự nguyện, có nghĩa sự tự nguyện ở đây không chỉ là sự tự nguyện ở việc xác lập giao dịch mà tự nguyện trong chính bản thân các chủ thể Các bên phải biểu hiện ý chí một cách

Trang 6

thoải mái và trung thực mong muốn của mình, yếu tố tự nguyện phải được hiểu một cách rõ ràng và đúng đắn như vậy mới đảm bảo cho việc xác lập giao dịch giữa các bên và không vi phạm pháp luật

b.2 Có sự thông đồng, thống nhất từ trước giữa các bên chủ thể tham gia giao dịch dân sự giả tạo

Vấn đề cơ bản để xác định một giao dịch dân sự là giả tạo là ý chí giả tạo tồn tại ở các chủ thể Ý chí giả tạo đó không phải xuất phát từ một phía, không phải xuất phát trong khi giao dịch dân sự giả tạo được xác lập mà đã có sự thông đồng trước trước khi có sự xác lập giao dịch giả tạo giữa các chủ thể Nếu không có sự thông đồng trước giữa các bên thì dù có thể bị tuyên vô hiệu nhưng không thể khẳng định giao dịch đó là giao dịch giả tạo

Có thể nó yếu tố thông đồng trước giữa các chủ thể là yếu tố đặc trưng để khẳng định giao dịch dân sự đó là giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo

b.3 Thường tồn tại song song ít nhất hai giao dịch dân sự, đó là giao dịch dân sự giả tạo và giao dịch dân sự đích thực

Giao dịch dân sự xác lập do giả tạo còn một điểm nổi bật để phân biệt với các giao dịch khác là các giao dịch bình thường chỉ là giao kết dưới một dạng hợp đồng, các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng này nhưng giao dịch dân sự do giả tạo thì khác Các bên xác lập giao dịch không nhằm mục đích phát sinh quyền và nghĩa vụ của giao dịch này mà nhằm che giấu một giao dịch khác,có nghĩa rằng giao dịch dân sự bình thường thì chỉ có một giao dịch tồn tại còn giao dịch dân sự dược xác lập do giả tạo có tới ít nhất hai giao dịch tồn tại, giao dịch giả tạo thể hiện

ra bên ngoài nhưng lại ko có giá trị trên thực tế, giao dịch ẩn giấu bên trong mới là giao dịch thực,phát sinh quyền và nghĩa vụ, giao dịch giả tạo chỉ mang tính hình thức còn giao dịch ẩn giấu mới mang tính nội dung thực sự của giao dịch, chỉ có giao dịch giả tạo mới bị vô hiệu hoàn toàn còn giao dịch ẩn giấu kia vẫn có thể có

Trang 7

hiệu lực nếu đảm bảo đầy đủ những điều kiện để một giao dịch có hiệu lực theo quy định của pháp luật

Pháp luật quy định “mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội” Xuất phát từ mục đích của giao dịch giả tạo, có thể các bên tham gia nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba hoặc vi phạm ý chí của nhà nước, vì lẽ đó bị vô hiệu là đương nhiên mà không cần có sự yêu cầu của chủ thể có quyền lợi liên quan, hơn nữa thời hiệu vô hiệu là vĩnh viễn,không có giới hạn thời gian

4 Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

a.Giao dịch dân sự được xác lập với mục đích nhằm che giấu một giao dịch khác

Theo quy định trên, ít nhất có hai giao dịch song song tồn tại đó là giao dịch đích thực bên trong và giao dịch giả tạo( che giấu, biểu hiện ra bên ngoài bằng hợp đồng)

Có thể nói trường hợp này rất phổ biến trong xã hội

Ví dụ: Ông A muốn tặng cho con gái út của mình một ngôi nhà nhưng vì lý do

tế nhị sợ các con khác biết được có thể gây mâu thuẫn trong gia đình nên ông A và con gái đã ký kết hợp đồng mua bán nhà với nhau

Ở đây có hai giao dịch song song tồn tại là giao dịch mua bán nhà giữa ông A và con gái, tuy nhiên đó chỉ là giao dịch giả tạo, còn giao dịch thứ hai chính là hợp đồng tặng cho giữa ông A và con gái, đây mới chính là giao dịch thể hiện ý chí đích thực của hai bên.

Khi xác lập giao dịch nhằm che giấu một giao dịch khác, các bên chủ thể đều tự nguyện bày tỏ và thống nhất với nhau về ý chí, nhưng không có sự thống nhất giữa ý chí bên trong và bên ngoài, các bên xác lập giao dịch nhưng trên thực tế ko

Trang 8

làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên, (có thể chỉ vì mục đích riêng hoặc

vi phạm pháp luật)

PL quy định giao dịch dân sự giả tạo trên nhằm che giấu một giao dịch khác luôn luôn vô hiệu còn giao dịch đích thực vẫn có hiệu lực pháp luật trừ trường hợp

vi phạm một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật

b Giao dịch dân sự được xác lập với mục đích trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba

Trường hợp này giao dịch dân sự được xác lập có sự tự nguyện khi thể hiện ý chí tuy nhiên sự thể hiện ý chí này lại nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ với một chủ thể khác, thông thường được chia ra hai trường hợp

-Bản thân chủ thể tham gia giao dịch đã tồn tại một nghĩa vụ với chủ thể khác, do đó để trốn tránh nghĩa vụ này chủ thể đã xác lập một giao dịch giả tạo

Ví dụ: Để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ trong một hợp đồng vay tài sản, ông S đã ký

hợp đồng giả tạo bán nhà cho người thân của mình là chị X nhằm tránh trường hợp ngôi nhà có thể bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của ông S.

-Khi tham gia giao dịch, chủ thể có thể phải thực hiện một nghĩa vụ nhất định với nhà nước, nhưng chủ thể đã xác lập giao dịch với sự giả tạo

Ví dụ: Ông H chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con gái mình là chị K

nhưng để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của nhà nước thì hai người đã ký kết hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất Trên thực tế tình trạng xác lập giao dịch giả tạo để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế là vô cùng phố biến, các chủ thể hoặc ký tặng hợp đồng tặng cho thay cho hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng mua bán nhưng giá cả thể hiện trong hợp đồng lại thấp hơn rất nhiều so với giá thực tế.

Mục đích cuối cùng của giao dịch giả tạo này là để một bên không phải thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba hoặc với nhà nước mặc dù thực tế họ ý thức được

Trang 9

phải thực hiện nghĩa vụ đó Do đó đã vi phạm quy định của pháp luật về nghĩa vụ dân sự

Để bảo vệ lợi ích của nhà nước cũng như lợi ích của người thứ ba nên pháp luật đã có quy định nghiêm khắc đối với trường hợp giao dịch giả tạo này, đó là vô hiệu vĩnh viễn mà ko cần phán quyết của tòa án, không như các loại giao dịch vô hiệu khác

-Thứ 3 là giao dịch tưởng tượng: BLDS 2005 chỉ đề cập đến giao dịch dân sự được xác lập bởi sự giả tạo tức là ít nhất cũng có một giao dịch ẩn đằng sau nhưng trên thực tế cũng có trường hợp một giao dịch dân sự được thể hiện ra bên ngoài nhưng hoàn toàn không có thực và cũng không nhằm che giấu một giao dịch nào cả, đó là giao dịch xác lập bởi sự tưởng tượng tuy nhiên có lẽ loại giao dịch này không có ảnh hưởng đến các quyền của người khác nên pháp luật chưa có quy định

III.Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự do giả tạo

Hậu quả pháp lý thường được hiểu là kết quả không hay, bất lợi sau một hành

vi không đúng hoặc sai trái nào đó Trong khoa học pháp lý thì chỉ những hành vi, sự kiện gây ra hậu quả bất lợi cho các tổ chức, cá nhân khác, xã hội thì chủ thể mới phải chịu hậu quả pháp lý Trong lĩnh vực dân sự thì hậu quả pháp lý xuất phát từ hành vi của chủ thể,khi một chủ thể tham gia vào một giao dịch dân sự mà dẫn tới

vi phạm quyền và nghĩa vụ của chủ thể khác hoặc khi giao dịch vô hiệu do ko tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự Thường khi giao dịch dân sự bị tuyên vô hiệu thì hậu quả của nó thường là sự bất lợi về vật chất hoặc tài sản, nằm ngoài ý chí và mong muốn của chủ thể

Về nguyên tắc thì hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu nói chung và

do giả tạo nói riêng thì hậu quả là không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự với các bên kể từ thời điểm xác lập Như vậy các nhà làm luật khẳng định tính nhất

Trang 10

quán trong việc xử lý một giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu và cũng để phòng ngừa trường hợp các bên chuẩn bị xác lập giao dịch

Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì không phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, khôi phục lại tình trạng ban đầu trước thời điểm xác lập giao dịch Tuy nhiên, trên thực tế đa số các giao dịch bị tuyên vô hiệu khi đã thực hiện được một phần hoặc toàn bộ giao dịch nên việc khôi phục lại hiện trạng ban đầu là rất khó khăn không như các nhà làm luật dự liệu và quy định

Tóm lại hậu quả của một giao dịch dân sự được xác lập dogiả tạo là vô hiệu và sẽ bị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định áp dụng chế tài mà không phụ thuộc vào ý chí và mong muốn của chủ thể tham gia giao dịch

Riêng đối với giao dịch được xác lập do giả tạo thì hậu quả pháp lý còn một trường hợp đặc biệt nữa đó là trường hợp giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác Trong trường hợp này giao dịch giả tạo đương nhiên vô hiệu và hậu quả pháp lý xảy ra tương tự như các giao dịch vô hiệu khác Nhưng bên trong giao dịch này còn một giao dịch khác, giao dịch này mới là giao dịch đích thực giữa các bên,nếu giao dịch này đam bảo thì vẫn có hiệu lực pháp luật Đây cũng là sự linh hoạt của các nhà làm luật

Chương 2 Một số vấn đề về thực trạng pháp luật thực tiễn áp dụng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về giao dịch dân sự

được xác lập do giả tạo

I.Thực trạng pháp luật về giao dịch dân sự do giả tạo

Ngày đăng: 29/01/2016, 21:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w