Môi trường kinh tế đức và pháp
Trang 1BÀI TIỂU LUẬN
QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Tên đề tài:
Giảng viên hướng dẫn: Th.S QUÁCH THỊ BỬU CHÂU
Nhóm 5
Tp Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 2011
Trang 2Toàn cầu hóa là một vấn đề mà bất cứ quốc gia nào cũng đang rất quan tâm, bởi nó có sức ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của mỗi quốc gia và ảnh hưởng đến nền kinh tế của toàn cầu Toàn cầu hóa tạo nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư có thể mở rộng thị trường của mình ở nội địa và hơn thế nữa có thể sang nhiều nước trên thế giới Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng mang đến không ít thách thức cho họ
Vì vậy, việc tìm hiểu về toàn cầu hóa là rất quan trọng Trong bài tiểu luận này, chúng tôi sẽ phân tích một bộ phận rất nhỏ của toàn cầu hóa trong khối EU, đó là 2 nước Pháp và Đức Ở phần đầu, chúng tôi
sẽ đưa một vài nét cơ bản về nền kinh tế cũng như những tác động của toàn cầu hóa đền các yếu tố chính ( Thương mại, lạm phát, lãi suất, việc làm, thu nhập, tiền lương, sự tăng trưởng GDP, đầu tư, v v) của từng nước cũng như phản ứng của mỗi nước đối với sự ảnh hưởng này Từ những phân tích ở phần này, chúng tôi sẽ sử dụng đó làm cơ sở để phân tích một trường hợp cụ thể ở phần sau : đứng trên cương vị là nhà đầu tư Việt Nam, chúng ta nên chọn xuất khẩu ngành thủy hải sản sang nước Pháp hay nước Đức ? Các cuộc khảo sát nghiên cứu trong những năm qua đã phản ánh rõ hai nước này phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu các sản phẩm thủy hải sản để đáp ứng nhu cầu nội địa Sự phát triển hiện nay của thị trường
và các dự toán cắt giảm việc đổ bộ của các sản phẩm thủy hải sản sẽ càng khiến các nước này tăng thêm
sự phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu thị trường đang lớn dần Có rất nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu Việt Nam và cũng nhiều thách thức Các rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Âu nói chung và hai nước Pháp – Đức nói riêng là các quy định kỹ thuật khắt khe, và sự thiếu kiến thức về thói quen tiêu dùng tại các thị trường này Vì vậy, phần phân tích phía sau sẽ làm rõ hơn về những vấn đề này, đồng thời cũng giúp bạn đưa ra quyết định nên xuất khẩu thủy hải sản vào nước nào
Trang 3L i nh n xét ờ ậ
Chúng em xin chân thành c m n nh ng l i ả ơ ữ ờ
nh n xét b ích c a cô!ậ ổ ủ
Trang 5M C L C Ụ Ụ
Trang
Bảng phân công và đánh giá mức độ hoàn thành công việc
1) Toàn cầu hóa là gì?
2) Những dấu hiệu của toàn cầu hóa
B Ảnh hưởng toàn cầu hóa đến môi trường kinh tế ở Châu Âu 14
I.1 Lịch sử kinh tế Đức
I.2 Tổng quan nền kinh tế nước Đức
1 Dân số, dân cư và xã hội
f) Những yếu tố trong nền kinh tế toàn cầu hoá :
3. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đền nền kinh tế Đức
a) Đức trở nên mạnh mẽ …
b) Nhưng cũng phải đối mặt với một số thách thức
c) Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến các yếu tố chính
4 Phản ứng của Đức trước sự ảnh hưởng của toàn cầu
Trang 6• Một đất nước với nền kinh tế thế giới
• Mô hình thành công của nền kinh tế thị trường xã hội
• Trật tự mới của cơ cấu tài chính quốc tế
• Đổi mới vì thị trường và tương lai
• Những ngành mạnh trong công nghiệp và dịch vụ
• Ngành kinh tế văn hóa-sáng tạo đang phát triển
• Chính sách kinh tế đối ngoại – tuyên truyền cho môi trường kinh
a Dòng chảy thương mại
b Dòng chảy đầu tư (Investment Flows)
c Dòng chảy của vốn (Capital Flows)
4 Pháp phản ứng trước toàn cầu hóa
D Phân tích cơ hội và thách thức để tìm cơ hội thâm nhập thị trường
Châu Âu
60
1 Tình hình chung về thủy hải sản ở VN :
2. Thị trường xuất khẩu :
3 Những cơ hội và thách thức khi xuất khẩu mặt hàng thủy hải
Trang 8MÔI TR ƯỜ NG KINH T Ế ĐỨ C VÀ PHÁP
MÔI TR ƯỜ NG KINH T Ế ĐỨ C VÀ PHÁP
A Toàn cầu hóa
1) Toàn cầu hóa là gì?
a. Khái niệm :
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v trên quy mô toàn cầu Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng
Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật,công nghệ, thông tin, văn hoá
b Toàn cầu hóa ảnh hưởng đến kinh doanh quốc tế
Sau đây là các tác động của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế:
1 Mặt tích cực
- Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội hoá các lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng kinh tế cao (nửa đầu thế kỷ XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần, nửa cuối thế kỷ tăng 5,2 lần) Toàn cầu hoá góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế thế giới, đặc biệt tăng mạnh tỷ trọng các sản phẩm chế tác (hiện chiếm 21,4%) và các dịch vụ (hiện đã chiếm đến 62,4%) trong cơ cấu kinh tế thế giới.Như vậy, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế tạo thêm những tiền đề rất quý cho xã hội mới hiện đại của con người
- Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế truyền bá và chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn, tuy chưa được như mong muốn những thành quả mới mẻ, những đột phá sáng tạo về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lý, về sản xuất và kinh doanh, đưa kiến thức và kinh nghiệm đến với các dân tộc, tại nhiều nước
đã đến từng gia đình, từng người dân, dọn đường cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá
- Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế tạo thêm khả năng phát triển rút ngắn và mang lại những nguồn lực rất quan trọng, rất cần thiết cho các nước đang phát triển, từ các nguồn vốn vật chất đến các nguồn tri thức và kinh nghiệm cả về chiến lược dài hạn và về tổ chức tiến hành, cả ở tầm vĩ mô của quốc gia và ở tầm vi
mô của từng doanh nghiệp và từng hộ
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế một mặt gây sức ép mãnh liệt và gay gắt về sức cạnh tranh và hiệu quả của mỗi nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp, chỉ rõ vị trí hàng đầu của yếu tố chất lượng, yếu tố thời gian, yếu tố
Trang 9nâng cao giá trị gia tăng để có sức cạnh tranh và hiệu quả Mặt khác, toàn cầu hoá mở ra những địa bàn và cách thức hoạt động mới, những thị trường mới, những đối tác mới cho từng nước, nhất là các nước đang phát triển.
Thúc đẩy sự xích lại gần nhau của các dân tộc, kích thích các luồng và các dạng giao lưu, làm cho con người ở mọi châu lục ngày càng hiểu biết nhau hơn, nắm được tình hình cập nhật ở mọi nơi, và có thể góp phần tác động nhanh chóng đến mọi sự kiện
Bằng cách đó, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế góp phần vào sự nâng cao dân trí và sự tự khẳng định của các dân tộc, của con người
Gia nhập WTO mang lại 4 điều lợi: thị trường toàn cầu, sự công bằng trong đối xử thương mại quốc tế, không phải chịu sự hạn ngạch và có quyền đưa ra tiếng nói vào các chính sách thương mại toàn cầu
Dỡ bỏ dần những cản trở trong hoạt động thương mại, xóa bỏ sự phân biệt đối xử, tạo lập sự cạnh tranh bình đẳng, nhằm làm cho hoạt động thương mại trên phạm vi quốc tế ngày càng tự do hơn thông qua việc cắt giảm dần thuế quan; giảm bớt, tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan, như hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, quản lý ngoại hối, phụ thu hàng nhập khẩu, các loại lệ phí và nhiều cản trở vô hình khác; bảo đảm cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử
Đẩy mạnh tự do hóa các hoạt động tài chính và đầu tư quốc tế được đẩy mạnh Toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính được đẩy mạnh thông qua việc tự do hóa rộng rãi các giao dịch tài chính quốc gia và phát triển các thị trường tài chính quốc tế, hướng tới một thị trường tài chính mang tính toàn cầu Tự do hóa tài chính bao gồm các nội dung cơ bản, như: nới lỏng kiểm soát tín dụng; tự do hóa lãi suất; tự do hóa tham gia hoạt động ngân hàng và các dịch vụ tài chính trên toàn thế giới, không phân biệt biên giới; tự do hóa việc di chuyển của các luồng vốn quốc tế Quá trình này dẫn đến hệ thống các nền tài chính quốc gia hội nhập và tùy thuộc, tác động lẫn nhau ngày càng mạnh mẽ
Các công ty đa quốc gia (MNCs) ngày càng đóng vai trò quan trọng và chủ đạo trong các quan hệ kinh tế thế giới Tính đến năm 2004, toàn thế giới có khoảng 63.000 công ty đa quốc gia với trên 800.000 chi nhánh Các công ty đa quốc gia hiện chi phối hơn 80% giá trị thương mại quốc tế, chiếm hơn 90% tổng giá trị vốn đầu tư và thành tựu khoa học, công nghệ trên thế giới Các công ty xuyên quốc gia chính là một nhân tố cực kỳ quan trọng góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình toàn cầu hóa kinh tế Trong hơn một thập kỷ gần đây, các công
ty xuyên quốc gia đã tăng cường hoạt động mua lại và sáp nhập (M & A), hình thành các công ty quốc tế khổng
lồ có ảnh hưởng ngày càng lớn đến quá trình phân công lao động quốc tế.Trong những thập kỷ gần đây, nền kinh tế thế giới đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của các hoạt động liên kết kinh tế quốc tế Quá trình liên kết kinh tế quốc tế diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau, từ liên kết tam giác, tứ giác phát triển đến liên kết khu vực như: EU, ASEAN, NAFTA, MECOSUR, liên khu vực như APEC, ASEM và liên kết toàn cầu Hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 24 tổ chức liên kết kinh tế khu vực có quy mô lớn với những mức độ quan hệ khác nhau
Quá trình toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến việc những hàng rào kinh tế ngăn cách giữa các quốc gia dần được dỡ
bỏ, điều này đã mở ra những cơ hội thị trường to lớn cho tất cả các nước, mà trước hết là thị trường xuất - nhập khẩu
Trong nền kinh tế toàn cầu, cùng với các quan hệ trao đổi hàng hóa dịch vụ tăng lên mạnh mẽ là sự gia tăng nhanh chóng các dòng lưu chuyển của vốn đầu tư, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, được đẩy mạnh Vì vậy, tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, các quốc gia có cơ hội to lớn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư
Trang 10nước ngoài, tiếp nhận được các công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới, rút ngắn khoảng cách tụt hậu.
Đối với các nước đang phát triển, toàn cầu hóa đã tạo điều kiện cho các quốc gia nhanh chóng tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế Từ đó hình thành nên một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, rút ngắn được tiến trình hiện đại hóa Xu hướng phân công lao động quốc tế ngày nay đã chuyển dịch từ chiều dọc sang phân công lao động theo chiều ngang, phân công theo chi tiết, theo quy trình sản xuất Chẳng hạn, việc sản xuất máy bay của hãng Boing ở Mỹ có các chi tiết được chế tạo từ gần 100 quốc gia khác nhau
2 Mặt tiêu cực
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại các mặt tiêu cực:
Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước
Làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người thêm phần kém an toàn, từ an toàn của từng con người, từng gia đình đến an toàn quốc gia và an toàn của hệ thống kinh tế, tài chính, tiền tệ toàn cầu Trong thế bất an như vậy, những bất trắc và nguy cơ khó lường trước được khủng hoảng có thể đột ngột nổ ra, với những tác hại dây chuyền khốc liệt
Thu hẹp quyền lực, phạm vi và hiệu quả tác động của các Nhà nước - dân tộc, làm rung chuyển một nền tảng cực kỳ quan trọng của đời sống các quốc gia, đặt ra một vấn đề rất nhạy cảm và gây nên những phản ứng quyết liệt Trong trường hợp chính sách quốc gia phạm sai lầm, thì tác hại của sự tranh chấp và xung đột quyền lực này càng nặng nề, nghiêm trọng
Trong thế giới ngày nay, thực tế không có một quốc gia nào, không có một nhà hoạch định chính sách nào chống lại hội nhập kinh tế quốc tế Đi ngược lại một xu thế của thời đại, dẫu đó là một xu thế phức tạp chứa đựng cả những mưu đồ đen tối của siêu cường này, cường quốc khác, không bao giờ là dấu hiệu của sự sáng suốt Cự tuyệt toàn cầu hoá, ngỡ rằng có thể đóng cửa tự lực tự cường, nhưng sự thật lại bị mặt tiêu cực của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế chi phối, mà tự tước của mình điều kiện và khả năng chống trả
2) Những dấu hiệu của toàn cầu hóa
Có thể nhận biết toàn cầu hoá thông qua một số xu hướng, hầu hết các xu hướng đó bắt đầu từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai Trong số đó có lưu thông quốc tế ngày càng tăng đối với hàng hoá, tiền tệ, thông tin và người; cùng với việc phát triển các công nghệ, tổ chức, hệ thống luật lệ và cơ sở hạ tầng cho việc lưu thông này
• Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới
• Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
• Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như Internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại
• thông qua các hiệp ước quốc tế dẫn đến việc thành lập các tổ chức như WTO ,OPEC, EU,NAFTA,…
• Gia tăng việc lưu thông vận tải cá nước
• Phát triển hạ tầng viễn thông toàn cầu
Trang 11• Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế
• Gia tăng thị phần thế giới của các tập đoàn đa quốc gia
• Gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế như WTO, WIPO, IMF chuyên xử lý các giao dịch quốc tế
• Gia tăng số lượng các chuẩn áp dụng toàn cầu; v.d luật bản quyền
Các rào cản đối với thương mại quốc tế đã giảm bớt tương đối kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai thông qua các hiệp ước như Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) Các đề xuất của GATT cũng như WTO bao gồm:
- Thúc đẩy thương mại tự do Về hàng hoá: giảm hoặc bỏ hẳn các loại thuế quan; xây dựng các khu mậu dịch tự do với thuế quan thấp hoặc không có
- Về tư bản: giảm hoặc bỏ hẳn các hình thức kiểm soát tư bản
- Giảm, bỏ hẳn hay điều hoà việc trợ cấp cho các doanh nghiệp địa phương
- Thắt chặt vấn đề sở hữu trí tuệ Hoà hợp luật sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia (nói chung là thắt chặt hơn)
- Công nhận sở hữu trí tuệ ở quy mô giữa các nước (v.d bằng sáng chế do Việt Nam cấp có thể được Mỹ thừa nhận)
B Ảnh hưởng toàn cầu hóa đến môi trường kinh tế ở Châu Âu
I Đức
Đức nằm ở Trung Âu, diện tích 357021 km2, trải dài từ Biển Bắc và Biển Ban Tích ở miền Bắc đến dãy núi Alpes ở miền Nam, về địa lý nước Đức được chia ra thành các vùng đồng bằng Bắc Đức, vùng núi trung du, vùng núi Alpes Nam Đức, vùng núi Alpes Bayern
Đức nằm giữa trái tim châu Âu và được bao bọc bới 9 nước láng giềng: Pháp, Thụy Sĩ, Áo, Séc, Ba Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxemburg
I.1 Lịch sử kinh tế Đức
Sau Thế chiến thứ hai kinh tế và xã hội Đức nằm ở đáy thấp Sau cuộc cải cách tiền tệ năm 1948 việc tái xây dựng kinh tế đã thành công trong cái gọi là ðiều huyền diệu kinh tế đồng thời người dân được bảo vệ bởi một nhà nýớc xã hội Nước Đức trở thành nước xuất khẩu đứng đầu; năng suất và chất lượng các sản phẩm Đức, đặc biệt là của ngành chế tạo máy, đã và vẫn luôn là tốt trên thế giới Suốt cho đến đầu thập niên 1970 kinh tế Tây Đức hầu như tăng trưởng liên tục nhưng bắt đầu từ suy thoái kinh tế đầu thập niên 1980 mức tăng trưởng ngày càng kém đi Sau đấy là 8 năm liền tăng trưởng, được giữ ở mức trung bình là 1,5% từ sau khi tái thống nhất
Tỷ lệ thất nghiệp nằm không ngừng ở mức độ cao
Sau mười năm tái thống nhất Đức, có thể nhận ra được nhiều tiến bộ to lớn trong việc nâng cao mức sống của người dân Đông Đức, một nền kinh tế thị trường được thiết lập và hệ thống hạ tầng cơ sở được cải tiến Nhưng đồng thời quá trình cân bằng giữa Đông và Tây kéo dài lâu hơn là dự định ban đầu, theo một số thước đo nhất định quá trình này đã dừng lại từ giữa thập niên 1990 Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Ðông Ðức thấp hơn ở Tây Ðức, tỷ lệ thất nghiệp cao gấp hai lần, vì thế nhiều lao động có tay nghề đi tìm việc làm ở Tây Đức Năng suất
Trang 12lao động ở Đông Đức vẫn ở mức thấp Lượng tiêu dùng ở Đông Đức phụ thuộc trực tiếp vào số tiền chi viện từ Tây Đức, hằng năm vào khoảng 65 tỷ $ hay hơn 4% tổng sản phẩm quốc nội của Tây Đức
I.2 Tổng quan nền kinh tế nước Đức
1 Dân số, dân cư và xã hội
- Dân số: 82 triệu
- Người lao động: 40.8 triệu
- Mật độ dân số trung bình: 229,4 người/km2
- Tốc độ tăng trưởng dân số thấp : 0,0%bao gồm sự gia tăng tự nhiên là -0,2%
- Tỷ suất sinh là trung bình 7,9 trẻ sinh ra trên 1000 dân năm 2009, là một trong những nước có tỷ suất sinh thấp nhất trên thế giới
- Cơ cấu dân số già, tỉ suất sinh thấp nhất châu Âu, tuổi thọ tăng, dân số tăng chủ yếu do nhập cư
- Ba khuynh hướng thể hiện sự phát triển cơ cấu dân số: Tỷ lệ sinh thấp, tuổi thọ tăng và sự già hóa xã hội Tỷ lệ người trẻ trong toàn bộ dân số suy giảm và đồng thời tỷ lệ người già tăng lên Tuổi thọ của nam giới đã là 77 tuổi và nữ giới là 82 tuổi
Suy giảm dân số
• Do xu thế thay đổi trong đồ thị thống kê tuổi, dự đoán là tổng dân số Đức sẽ giảm xuống khoảng 65 triệu cho đến năm 2050, ngay cả nếu có thêm số 5,8 triệu người nhập cư
• Suy giảm dân số dẫn đến những vấn đề tài chính nghiêm trọng Luôn luôn có một "hợp đồng giữa các thế hệ" theo đó mà người lao động ngày nay nộp thuế, đóng bảo hiểm và đóng góp vào các quỹ phúc lợi
xã hội để chi trả cho dịch vụ y tế và tiền lương của những người đã về hưu Tiếp theo chính những người
đã đóng góp này sau đó lại được hưởng lợi từ thế hệ kế tiếp Đồ thị thống kê dân số nước Đức hiện nay
có khuynh hướng thiên về số dân cao tuổi đến mức là hiện tại và sắp tới đang và sẽ còn sự thiếu hụt trong các nguồn thu của chính phủ để dành cho các quỹ trợ cấp xã hội
Trang 132 Kinh tế
a)
Doanh nghiệp vừa và nhỏ – xương sống của nền kinh tế
Nền kinh tế Đức trước hết được thể hiện bởi khoảng 3,6 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như những người kinh doanh độc lập và hành nghề tự do Khoảng 99,7% tất cả các doanh nghiệp thuộc khối những doanh nghiệp vừa và nhỏ (Những doanh nghiệp có doanh số hàng năm dưới 50 triệu EURO và ít hơn 500 nhân công) Khoảng 70% tổng số nhân công cả nước hiện đang làm việc trong những doanh nghiệp như vậy 48,9% tổng số các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, 31,4% trong các ngành sản xuất và khoảng 19,7% trong thương mại Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ được dẫn dắt bởi chủ sở hữu, có nghĩa là vốn đa số và quyền lãnh đạo công ty cùng nằm trong tay một người Các doanh nghiệp này thường được thừa kế từ thế hệ này sang thế hệ sau Số công ty gia đình chiếm 95% tổng số công ty ở Đức Đến nay gần một phần ba số công ty do phụ nữ lãnh đạo
b)
Thương mại
Tổng mức bán buôn của Cộng hòa Liên bang Đức liên tục tăng lên, mặc dù có khá nhiều doanh nghiệp nhỏ đã phải đóng cửa vì hoạt động không có hiệu quả và vì mức chiết khấu (đóng góp) ngày càng lớn Doanh số bán lẻ cũng ngày càng tăng và hình thức doanh nghiệp tự bán hàng đang thay thế ngày càng nhiều cho các cơ sở trong ngành thương nghiệp bán lẻ truyền thống Ngoại thương là một trong những nhân tố chủ yếu trong sự thành công kinh tế của Cộng hòa Liên bang Đức, cùng với một chính sách thương mại tự do và nhắm đến mục tiêu phá vỡ các hàng rào buôn
Trang 14bán Máy móc, ô tô, các sản phẩm hóa chất, hàng hóa cao cấp và sản phẩm quang học, các dụng cụ điện là những mặt hàng xuất khẩu chính của nước Đức Lương thực, đồ uống, thuốc lá và các sản phẩm dầu mỏ là những mặt hàng nhập khẩu chính.
Một phần lớn buôn bán của Cộng hòa Liên bang Đức nằm trong phạm vi Liên minh châu Âu Những hội chợ thương mại quan trọng được tổ chức ở Hannover, nhất là với các sản phẩm cơ khí và công nghiệp
Cán cân thương mại của nước Đức đang bội thu với giá trị hàng hóa xuất khẩu vượt quá giá trị hàng nhập khẩu trong suốt thập kỷ 80, cho dù có bị đảo ngược tạm thời sau những năm tái thống nhất
c)
Nông nghiệp
Phần lớn diện tích nước Đức được dùng cho nông nghiệp, nhưng chỉ có 2% - 3% dân số Đức làm việc trong ngành này.Các vùng đất được chuyên môn hoá vào các lĩnh vực canh tác Vùng bờ biển phía bắc rất thích hợp cho việc nuôi bò sữa và ngựa Vùng chân núi Alpes có nhiều cánh đồng cỏ Nơi đây các ngành chăn nuôi gia cầm, lợn, bò và cừu rất phát triển Dải đất màu mỡ dọc theo sườn nam vùng đất thấp là nơi gieo trồng lúa mì, lúa mạch, ngũ cốc, củ cải đường, cây ăn trái, khoai tây và nho Đức có tên trong danh sách các nước sản xuất sữa, sản phẩm bơ sữa và thịt nhiều nhất thế giới Nông nghiệp ở Đức được điều tiết theo chính sách nông nghiệp của Liên minh châu Âu
Cũng như các nuớc phương Tây khác, tỉ lệ lao động trong nông nghiệp của Đức ngày càng giảm đi Lợi nhuận thấp được cho là nguyên nhân chính của sự thất bại của nhiều trang trại vừa và nhỏ Các trang trại ngày càng lớn hơn
và thường liên kết với nhau, mặc dù nhiều trang trại nhỏ vẫn làm thêm nhiều công việc phụ bán thời gian khác nữa
Trang 15Công nghiệp
Công nghiệp cũng là một trụ cột quan trọng của kinh tế Đức và nếu so sánh với các nước công nghiệp khác như Anh hoặc Mỹ thì công nghiệp Đức có một cơ sở rộng khắp và tạo nhiều việc làm Hiện nay ở Đức có năm triệu người làm việc trong các nhà máy công nghiệp Tại Đức sản xuất công nghiệp kinh điển có một vị trí quan trọng hơn hằn so với các quốc gia kinh tế công nghiệp truyền thống khác Sản xuất công nghiệp đóng góp 37% năng lực kinh tế của Đức Các ngành công nghiệp quan trọng nhất của Đức là chế tạo xe hơi, chế tạo máy, kỹ thuật điện, điện tử và công nghiệp hóa chất Chỉ riêng trong bốn ngành này đã có 2,9 triệu người làm việc và tạo ra doanh số hơn 800 tỉ EURO
Động lực đổi mới là ngành chế tạo ô tô: khoảng 30% tổng đầu tư của các doanh nghiệp Đức vào nghiên cứu,
phát triển đến từ ngành này Với sáu hãng sản xuất xe hơi là VW, Audi, BMW, Daimler, Porsche (VW) và Opel (General Motors) Đức là một trong số những nước sản xuất ô tô lớn nhất thế giới bên cạnh Nhật Bản, Trung Quốc và
Mỹ với một thị phần khá lớn trên thị trường xe hạng trung và hạng cao cấp Cuộc khủng hoảng tiêu thụ toàn cầu cũng gây ảnh hưởng mạnh lên các nhà sản xuất ô tô Đức Để ứng phó được với tương lai, hiện nay tất cả các nhà sản xuất ô
tô đang tích cực phát triển các loại động cơ thân thiện với môi trường, ví dụ như thế hệ mới của động cơ Diesel, động
cơ Hybrid và tiếp tục quá trình phát triển động cơ điện
Ngành chế tạo máy với gần 6.000 công ty đóng góp 13% tổng doanh số công nghiệp và chiếm vị trí thứ hai sau
ngành chế tạo ô tô Là ngành công nghiệp tạo nhiều việc làm nhất (965.000 chỗ làm) và là ngành xuất khẩu hàng đầu, nên ngành chế tạo máy giữ một vị trí then chốt trong nền kinh tế Đức
Ngành công nghiệp điện thuộc những ngành tăng trưởng mạnh nhất và đặc biệt đổi mới Hơn 20% số dự án
được giới công nghiệp đầu tư ở Đức cho nghiên cứu và phát triển được ngành công nghiệp điện thực hiện
Ngành công nghiệp hóa chất, một phần nằm trong tay các tập đoàn nước ngoài vì các tập đoàn, công ty bị mua,
sát nhập, chủ yếu sản xuất những sản phẩm dưới dạng nguyên liệu Tập đoàn BASF của Đức ở Ludwigshafen là tập đoàn hóa chất lớn nhất thế giới
e)
Dịch vụ
Lĩnh vực dịch vụ đã tăng đều đặn trong những năm gần đây và hiện đóng góp nhiều nhất vào tổng sản phẩm quốc nội Lĩnh vực này bao gồm cả du lịch Năm 2004, lượng khách nước ngoài đến Đức du lịch nhiều nhất là từ Hà Lan, kế
đó là Vương quốc Anh và Mỹ
Hơn 29 triệu người làm việc trong ngành dịch vụ – khoảng 12 triệu người trong các công ty dịch vụ công và tư nhân, 10 triệu người trong lĩnh vực thương mại, khách sạn, nhà hàng và giao thông và 7 triệu người trong lĩnh vực tài chính, cho thuê bất động sản và dịch vụ doanh nghiệp Một trụ cột của ngành dịch vụ là các công ty ngân hàng và bảo hiểm Các công ty này tập trung ở Frankfurt bên sông Main, môi trường ngân hàng hàng đầu của châu Âu lục địa, nơi
có trụ sở Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng liên bang và thị trường chứng khoán Đức
f)
Những yếu tố trong nền kinh tế toàn cầu hoá :
Trang 16• Cơ động và cung ứng : Đức được đánh giá là có cơ sở hạ tầng tốt nhất thế giới ( chỉ số GC ) Một mạng lưới đường bộ dày đặc dài hơn 230.000 km, trong đó 12.500 km đường cao tốc và 41.000 km đường sắt biến đất nước thành một trung tâm vận tải hàng hóa châu Âu Sân bay Frankfurt là sân bay hàng hóa lớn thứ hai và sân bay hành khách lớn thứ ba châu Âu và một mạng lưới dày đặc các sân bay khác bảo đảm giao thông quốc tế thông suốt
• Nghiên cứu và phát triển : Tuy bị khủng hoảng kinh tế nhưng năm 2008 các công ty Đức vẫn tăng khoản chi cho nghiên cứu và phát triển thêm 9% (thế giới 5,7%) Đức giữ vững vị trí là môi trường nghiên cứu hàng đầu ở châu Âu
• Trình độ : Slogan “ Made in Germany “ là một dấu ấn chất lượng đưa Đức lên vị trí dẫn đầu thị trường trong nhiều ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ Trình độ đào tạo cao, năng suất lao động cao và sự đan xen chặt chẽ giữa công nghiệp, khoa học và nghiên cứu đã tạo nên điều đó
• Thuế và các khoản phải nộp : Đã từ lâu Đức không còn là đất nước có mức thuế cao nữa So sánh với quốc tế thì mức thuế và các khoản nộp ở Đức thấp hơn mức trung bình Tính tỷ lệ trên thu nhập và lợi nhuận thì tương ứng với năng lực kinh tế của mình Đức thu mức thuế thuộc loại thấp nhất trong các nước công nghiệp châu Âu
3. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đền nền kinh tế Đức
d) Đức trở nên mạnh mẽ …
Đức vẫn là một trong những nước có nền kinh tế và có vị thế cạnh tranh lớn nhất trên thế giới nhờ toàn cầu hóa.Nhìn chung, Đức đã được hưởng lợi từ sự di chuyển tự do hơn và cao hơn của dòng lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn, con người, ý tưởng Đức gắn vào nền kinh tế toàn cầu một cách sâu sắc và ở một vị trí mạnh mẽ để nắm bắt được các cơ hội do toàn cầu hóa đem lại Thông qua hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, dòng chảy thương mại của Đức duy trì mạnh mẽ và hướng tới tiêu thụ theo định hướng, phát triển quốc gia một cách nhanh chóng Dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và ra nước ngoài mạnh Toàn cầu hóa tài chính - sự chuyển động gần như 24 / 7 của nguồn vốn toàn cầu đã cung cấp đủ số tiền cần thiết để thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng ở nước nhà.Các khoản thu nhập toàn cầu của các công ty Đức đã tăng mạnh trong suốt nửa thập kỷ qua, thúc đẩy đầu tư, tạo việc làm và làm tăng thu nhập của hàng triệu công nhân Đức.Nói chung, toàn cầu hóa đã giúp nâng cao tăng trưởng kinh tế thực
sự của Đức và duy trì vị thế của quốc gia : một trong những quốc gia thịnh vượng nhất trên trái đất
Trang 17Nhờ toàn cầu hóa mà mức độ mở cửa thương mại của nhiều quốc gia đã gia tăng đáng kể.Trong trường hợp của Đức, mức độ này lên đến khoảng 75% trong năm 2008, chỉ hơn 60% so với năm 1990.Nền kinh tế Đức lớn thứ năm trên thế giới Đức cũng là nước xuất khẩu hàng hóa số 1 thế giới và đứng thứ 3 về xuất khẩu dịch vụ.Trong những năm gần đây, Đức chỉ chiếm khoảng 1,5% dân số thế giới, điều này thực sự thúc đẩy mạnh mẽ thị phần của thị trường toàn cầu - bất chấp sự nổi lên nhanh chóng của Trung Quốc, Ấn Độ và các nước đang phát triển khác, sự hiệp nhất của Đức đã tạo ra các khoản chi phí đáng kinh ngạc, sự phá giá của đồng EURO làm cho sự tăng trưởng trong nước khá chậm, làm tăng cao giá năng lượng và thực phẩm, và các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.Trong thực tế, Đức là nền kinh tế lớn duy nhất bên ngoài Trung Quốc đang tiếp tục phát triển thị phần của mình trong thương mại thế giới."Sản xuất tại Đức" vẫn còn là một biểu tượng trên toàn thế giới về độ bền, chất lượng và kỹ thuật sáng tạo.
Trang 18Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, chiếm khoảng một phần tư GDP của châu Âu.Đức đứng thứ tư trên thế giới về sản xuất và là nhà sản xuất ôtô lớn thứ tư thế giới Đồng thời là nước lớn thứ ba thế giới về xuất khẩu thương mại dịch vụ, nắm giữ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) quan trọng thứ ba trên thế giới, hạng ba trong các bằng sáng chế toàn cầu, và tự hào có khu vực tài chính phát triển nhất thứ ba.Đức được xếp hạng là quốc gia có vị thế cạnh tranh cao thứ bảy trên thế giới (theo Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu), phía sau chỉ có Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Đan Mạch,Thụy Điển, Singapore, và Phần Lan Đức đứng thứ hai trên toàn thế giới như một điểm đến cho R & D đầu tư của các công ty nước ngoài Đức sở hữu 9 trong số 20 nhà lãnh đạo đổi mới hàng đầu trong khu vực châu Âu
e) Nhưng cũng phải đối mặt với một số thách thức
Toàn cầu hóa cũng mang đến cho Đức những thách thức : Nhu cầu trong nước quanh năm trì trệ làm cho Đức đặc biệt phụ thuộc vào tăng trưởng xuất khẩu cao Nếu tiếp tục phụ thuộc vào lĩnh vực sản xuất có thể gây thêm nhiều khó khăn khi các nước đang phát triển cũng đang bắt đầu phát triển các ngành công nghiệp sản xuất quan trọng phục vụ cho xuất khẩu, tạo nên một mức thâm hụt trong thương mại dịch vụ Đức tương đối khó khăn để thu hút FDI và những người nhập cư có tay nghề cao, ngay cả khi Đức tiến hành giảm thiểu dân số và độ tuổi Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp đã giảm trong những năm gần đây, nhưng nhìn chung vẫn còn cao dai dẳng Đã có lúc, hàng ngàn công việc cần tuyển nhân sự, nhưng mãi vẫn không tuyển được người vì không có người có đủ điều kiện vào làm Mặc dù có nhiều điểm mạnh, nhưng sự đổi mới của Đức không đồng đều và hệ thống giáo dục không đáp ứng nhu cầu của quốc gia Đức có
Trang 19nguy cơ bị chèn ép giữa những thách thức công nghệ cao từ Mỹ, Nhật Bản và những đòi hỏi về việc bắt kịp sự đổi mới
từ các nước đang phát triển nhanh Các ngân hàng Đức không thoát khỏi sự lây lan của cuộc khủng hoảng tài chính
Mỹ, đồng thời cũng tham gia vào các cuộc phiêu lưu tài chính để rồi cuối cùng làm lây nhiễm nền kinh tế Đức và làm tổn hại đến triển vọng tăng trưởng của Đức
Trong thập kỷ qua, Đức đã phải hứng chịu gánh nặng về chi phí khi thống nhất đất nước Việc mà nền kinh tế Đức sụt giảm so với các nền kinh tế tế lớn khác trong năm 1990 là một điều dễ hiểu cho những hậu quả kinh tế khi thống nhất nước Đức
Trước hết, đối với thập kỷ mà sự tài trợ một nửa của chính phủ chuyển về phía tây đông khoảng € 100 tỷ năm, đã làm tăng thâm hụt trong ngân sách của Đức Người lao động đã tài trợ một phần đáng kể các khoản thanh toán chuyển miền đông nước Đức với các khoản thanh toán an sinh xã hội của họ, dẫn đến sự gia tăng đáng kể chi phí lao động không lương Ngoài ra, quyết định cho tỷ giá hối đoái 1:01 giữa đồng mất giá ở đông Đức và đồng cao giá ở phía tây của Đức - Deutsche Mark (DM) đã gây khó khăn cho ngành công nghiệp phía đông Đức duy trì khả năng cạnh tranh Tăng lương nhanh chóng ở miền đông nước Đức, nhưng năng suất lại không tăng lên tương xứng, đầu tư kém hấp dẫn Vấn đề phức hợp, thực hiện nhiều sai lầm trong quá trình tư nhân hóa của lượng lớn các doanh nghiệp phía đông Đức, những nỗ lực để loại bỏ những người chịu trách nhiệm về sự lạm dụng hệ thống thường được ưu tiên hơn những nỗ lực để đưa các công ty trên cơ sở cạnh tranh vững chắc.Vì vậy, nhiều người thất bại
Kết quả là một dòng chảy mạnh mẽ của người dân từ Đông Đức.Tăng trưởng bền vững đã đạt được trong một vài khu vực Trong khi đó, các nước như Ba Lan, Cộng hòa Séc hay Slovakia đã có thể chuyển đổi kinh tế thành công, điều này lại không thực hiện được ở Đông Đức - gần hai mươi năm sau khi thống nhất đất nước
f) Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến các yếu tố chính
Tiếp theo chúng ta xem xét toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó tới Đức qua các yếu tố chính: thương mại, đầu
tư, vốn, con người và ý tưởng Sự tương tác giữa các dòng chảy cũng có tác dụng xuyên suốt đến lạm phát và mức lãi suất, việc làm, thu nhập, tiền lương, và GDP tăng trưởng thực tế Trong bảng sau, chúng tôi tóm tắt các tác động tổng thể của “các chỉ tiêu toàn cầu hóa" đến nước Đức trong vòng mười lăm năm qua
Khu vực Kết quả (Gián tiếp/Trực
tiếp) Sự ảnh hưởng đến các bên có liên quanThương mại
(Trade)
Vững chắc trong cả 2 lĩnh vực xuất và nhập
Đức là nước đứng đầu trong việc xuất khẩu hàng hóa và đứng thứ 3 xuất khẩu dịch vụ trên thế giới Toàn cầu hóa đã tạo nên sự tăng trưởng vượt bậc trong sản xuất hàng hóa và thương mại dịch vụ
Đáng chú ý hơn cả là xuất khẩu
Trang 20sang các nước phát triển tăng lên, mang lại lợi ích cho nhiều công ty và nhân viên của họ.
Sự đầu tư
(Investment) Luồng vốn ra vào mạnh
Đức đã có kinh nghiệm trong việc đầu tư
ra ngoài nước trong thập kỷ qua, vốn đầu tư nước ngoài gấp đôi trong nước Luồng vốn đầu tư nước ngoài đã giúp tăng cường sức cạnh tranh và lợi nhuận của các công ty đa quốc gia Đức
Luồng vốn FDI đã giúp tạo ra công ăn việc làm, thúc đẩy đổi mới và tăng thu nhập cho công nhân Đức
Dòng chảy Dòng chảy vào mạnh
Việc tăng tiết kiệm đã đẩy mạnh đầu tư vốn và tăng trưởng Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra nguy cơ lây lan tài chính nếu thiếu vắng đi một sự giám sát chặt chẽ
Một lượng lớn lao động trong EU
và các luồng vốn ròng đã tạo ra nguồn
mới và nhu cầu mới cho các công ty của Đức Mặc dù Đức đang cố gắng hạn chế lao động nhập cư, nhưng những người nhập cư sẽ là một yếu tố bù đắp để làm giảm dần các quần thể dân số lão hóa của Đức
Trang 21việc thúc đẩy tăng trưởng thực tế ở Đức
Chi phí thấp hơn vốn đã tạo ra nhiều lợi ích cho Đức, đặc biệt là doanh nghiệp và người tiêu dùng Cuộc khủng hoàng tài chính gần đây đã làm cho giá cả hàng hóa tăng cao hơn, từ đó làm gia tăng lạm phát
là mối quan tâm
Thu nhập
(Income) Đạt ròng
Toàn cầu hóa tạo ra lợi ích cho người tiêu dùng Đức, với chi phí nhập khẩu thấp hơn, hàng hóa đa dạng hơn EC ước tính rằng mỗi hộ gia đình EU sẽ đạt được
€5.000 hàng năm nếu châu Âu biết tận dụng những lợi ích mà toàn cầu hóa mang lại
Tiền lương
Tiền lương thực tế đã tăng lên trong thập
kỷ qua, nguyên nhân chủ yếu là do lạm phát ít hơn, cạnh tranh nhiều hơn, sản phẩm đa dạng hơn và luôn có đủ
Trang 22nhiều kỹ thuật công nghệ toàn cầu của các nước phát triển.
4 Phản ứng của Đức trước sự ảnh hưởng của toàn cầu
Nước Đức thuộc số những quốc gia công nghiệp phát triển nhất thế giới và là nền kinh tế lớn thứ tư sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc Với 82 triệu dân, Đức cũng là thị trường lớn nhất và quan trọng nhất trong Liên minh châu Âu (EU) Nền kinh tế Đức tập trung vào sản xuất hàng hóa công nghiệp và dịch vụ Đặc biệt các sản phẩm của ngành chế tạo máy, sản xuất ô tô và hóa chất của Đức có uy tín quốc tế cao Cứ bốn EURO được làm ra thì hơn một EURO thu được từ xuất khẩu hàng hóa Hơn một phần năm công ăn việc làm phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào ngoại thương Với tổng giá trị xuất khẩu 1.121 tỉ USD, chiếm khoảng một phần ba GDP, năm 2009 Đức là nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc (1.202 tỉ USD), sau khi đã giữ vị trí „Vô địch thế giới về xuất khẩu“ sáu năm liên tục từ 2003 đến 2008 Đức đóng góp khoảng 9% vào tổng trao đổi thương mại toàn cầu
Một đất nước với nền kinh tế thế giới
Liên kết và quan tâm đến những thị trường mở Những đối tác thương mại quan trọng nhất là Pháp, Hà Lan, Mỹ
và Anh Năm 2009 tổng giá trị hàng hóa Đức xuất khẩu sang Pháp trị giá 82 tỉ EURO, sang Mỹ và Hà Lan 54 tỉ EURO
và sang Anh 53 tỉ EURO Từ khi Liên minh châu Âu mở rộng sang phía Đông (2004 và 2007) bên cạnh trao đổi thương mại với những thành viên EU cũ, kim ngạch trao đổi thương mại với các thành viên EU ở Trung và Đông Âu
đã gia tăng rõ rệt Các nước này nhập khẩu khoảng 10% tổng số xuất khẩu của Đức Xuất khẩu của Đức chiếm 63% tổng xuất khẩu vào các nước của Liên minh châu Âu
Quan hệ thương mại và kinh tế với các nước công nghiệp mới ở châu Á cũng tăng liên tục Đến nay châu Á đã trở thành thị trường tiêu thụ quan trọng thứ hai của của hàng hóa Đức Năm 2009 14% xuất khẩu Đức được xuất khẩu vào khu vực này Đối tác quan trọng nhất là Trung Quốc Từ năm 1999 Đức còn là nước đầu tư lớn nhất của châu Âu vào Trung Quốc Khoảng 2.500 công ty Đức đầu tư vào nước này
Mô hình thành công của nền kinh tế thị trường xã hội
Nền kinh tế của Đức là một nền kinh tế thị trường xã hội, có nghĩa là nhà nước bảo đảm tự do hoạt động kinh tế, thương mại, nhưng cố gắng đạt được sự cân bằng xă hội Cũng v́ định hướng này đã được Bộ trưởng Bộ Kinh tế liên bang Ludwig Erhard đưa ra trong thời kỳ hậu chiến nên Đức ngay cả trong thời kỳ kinh tế khó khăn vẫn là một nước
mà người dân có sự hài lòng cao về xã hội và điều đó được thể hiện bằng việc rất hiếm khi xảy ra những cuộc tranh chấp về lao động Quan hệ đối tác xã hội giữa các nghiệp đoàn và giới chủ được ấn định trong quy tắc đã được thể chế hóa điều chỉnh bất đồng trong khuôn khổ luật lao động tập thể Luật cơ bản bảo đảm quyền tự chủ về thỏa ước lao động, mà theo đó bên sử dụng lao động và nghiệp đoàn có quyền tự điều chỉnh điều kiện lao động trong những thỏa ước lao động
Trang 23Như tất cả các nước công nghiệp khác, từ năm 2008 Đức chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ngân hàng, khủng hoảng kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu do hoạt động đầu cơ trên thị trường bất động sản Mỹ gây ra đúng vào lúc Đức đang trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ Tương tự như các nước khác (Mỹ, Pháp, Anh) mùa Đông năm 2008/2009 Đức đã đưa ra câu trả lời ứng phó một cách hiệu quả cuộc khủng hoảng hệ thống của nền kinh tế tài chính và nhằm ổn định tình hình trên các thị trường tài chính bằng những gói hỗ trợ các ngân hàng với tổng số là hai
tỉ, cũng như hai gói kích cầu toàn diện nền kinh tế
Các chương trình của nhà nước nâng cấp đường giao thông, trường học và các công trình công cộng, cũng như các nỗ lực được quốc tế đánh giá cao trong việc duy trì việc làm, tuy lực lượng lao động không được sử dụng hết công suất (làm việc ít giờ, ngắn ngày) và tiền thưởng môi trường khi hủy xe ô tô cũ (đến tháng 9.2009) đã chứng tỏ là thành công Luật thúc đẩy tăng trưởng kinh tế được phê chuẩn cuối năm 2009 đã tiếp tục giảm nhẹ gánh nặng về thuế và tạo động lực kích cầu thị trường nội địa
Trật tự mới của cơ cấu tài chính quốc tế
Để đối phó với cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính, Đức đã nỗ lực đấu tranh trên nhiều mặt trận (Liên minh châu Âu, nhóm G20, IMF) cho một cuộc cải cách cơ cấu thị trường tài chính quốc tế Phạm vị điều chỉnh thị trường tài chính cần phải được mở rộng đến tất cả các nhân tố, sản phẩm và thị trường, cũng như phải làm sao cho các biện pháp điều chỉnh phải được thực hiện một cách chặt chẽ và toàn diện Trong lĩnh vực ngân hàng, Đức mong muốn
có những nguyên tắc chặt chẽ hơn về vốn tự có và thanh khoản, những quy định thanh quyết toán tài chính có giá trị quốc tế và một cơ chế giám sát tài chính chặt chẽ hơn Đồng thời các hệ thống lương của ngân hàng và bảo hiểm phải được điều tiết chặt chẽ hơn; khoản tiền thưởng lớn không đúng mức cho cán bộ quản lý cũng có thể cần phải bị cấm Với chính sách kinh tế của mình, chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức muốn trong thời gian nhanh nhất phục hồi tăng trưởng và dẵn dắt nước Đức mạnh lên ra khỏi cuộc khủng hoảng Ngay từ trước khủng hoảng chính phủ đã cải thiện điều kiện khung cho doang nghiệp bằng cách giảm chi phí phụ vào lương, linh hoạt hóa thị trường lao động và giảm nhẹ thủ tục hành chính Ngoài ra năm 2008 chính sách cải cách thuế doanh nghiệp bắt đầu có hiệu lực và đã giảm nhẹ đáng kể gánh nặng cho doanh nghiệp
Đổi mới vì thị trường và tương lai
Năng lực đổi mới của nền kinh tế Đức lại một lần nữa chứng tỏ là động lực phục hồi nền kinh tế Hiện nay Đức chi khoảng 2,6% GDP cho nghiên cứu và phát triển (F&E), cao hơn hẳn mức chi trung bình 1,9% (năm 2008) trong
EU Đến năm 2015 chính phủ liên bang muốn cùng với các bang và giới kinh tế tăng mức chi cho nghiên cứu và phát triển lên 3% GDP Với mức chi là 49 tỉ USD Đức cũng là nước dẫn đầu về chi phí của doanh nghiệp cho nghiên cứu, phát triển Tinh thần phát minh, sáng chế cũng không bị chững lại Năm 2009 các nhà đầu tư và doanh nghiệp Đức đã đăng ký 11% tổng số bản quyền trên toàn thế giới – giữ vị trí thứ 3 trên thế giới
Trang 24Vì thế trong nhiều lĩnh vực công nghệ tương lai Đức thuộc số những quốc gia dẫn đầu, trong đó có các ngành công nghệ sinh học, Nano, thông tin, cũng như các ngành công nghệ cao như sinh trắc học, hàng không, vũ trụ, kỹ thuật điện, cung ứng Ngành công nghệ môi trường của Đức có một vị trí rất tốt trên thị trường quốc tế (năng lượng gió, quang hóa, sinh khối), trong đó các nhà sản xuất thiết bị cung cấp năng lượng gió chiếm gần 28% thị phần thế giới (xem chương 6) Bên cạnh ngành chế tạo máy và ô tô, công nghiệp điện tử thì công nghệ thông tin và truyền thông thuộc những ngành kinh tế lớn nhất Ngành công nghệ thông tin, truyền thông tăng trưởng mạnh hơn hẳn toàn bộ nền kinh tế Trong ngành công nghệ sinh học và công nghệ gien, Đức giữ vị trí dẫn đầu châu Âu từ nhiều năm nay Đức có một tiềm năng trí thức to lớn trong lĩnh vực công nghệ Nano.
Những ngành mạnh trong công nghiệp và dịch vụ
Nền tảng cho sức cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế không chỉ được tạo nên bởi các tập đoàn lớn như Siemens, Volkswagen, Allianz, SAP hoặc BASF được niêm yết trên thị trường chứng khoán với chỉ số chứng khoán Đức (DAX), mà còn bởi hàng chục nghìn doanh nghiệp chế biến, gia công vừa và nhỏ (có dưới 500 nhân công) đặc biệt trong các ngành chế tạo máy và công nghiệp phụ trợ, cũng như trong ngành công nghệ Nano và sinh học thường được
tổ chức dưới dạng các cụm công ty Những doanh nghiệp này được coi là xương sống của nền kinh tế Đức và tạo việc làm cho hơn 25 triệu người và như vậy có nhiều nhân công nhất và ngoài ra còn tạo ra phần lớn cơ sở dạy nghề cho thanh niên Công nghiệp cũng là một trụ cột quan trọng của kinh tế Đức và nếu so sánh với các nước công nghiệp khác như Anh hoặc Mỹ thì công nghiệp Đức có một cơ sở rộng khắp và tạo nhiều việc làm Hiện nay ở Đức có năm triệu người làm việc trong các nhà máy công nghiệp Tại Đức sản xuất công nghiệp kinh điển có một vị trí quan trọng hơn hằn so với các quốc gia kinh tế công nghiệp truyền thống khác Sản xuất công nghiệp đóng góp 37% năng lực kinh tế của Đức
Trang 25Đức tập trung chuyên môn hóa phát triển và chế tạo các sản phẩm công nghiệp phức hợp, nhất là các thiết bị công nghiệp và công nghệ sản xuất mới Các ngành công nghiệp quan trọng nhất của Đức là chế tạo xe hơi, chế tạo máy, kỹ thuật điện, điện tử và công nghiệp hóa chất Chỉ riêng trong bốn ngành này đã có 2,9 triệu người làm việc và tạo ra doanh số hơn 800 tỉ EURO Động lực đổi mới là ngành chế tạo ô tô: khoảng 30% tổng đầu tư của các doanh nghiệp Đức vào nghiên cứu, phát triển đến từ ngành này Với sáu hãng sản xuất xe hơi là VW, Audi, BMW, Daimler, Porsche (VW) và Opel (General Motors) Đức là một trong số những nước sản xuất ô tô lớn nhất thế giới bên cạnh Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ với một thị phần khá lớn trên thị trường xe hạng trung và hạng cao cấp Cuộc khủng hoảng tiêu thụ toàn cầu cũng gây ảnh hưởng mạnh lên các nhà sản xuất ô tô Đức Để ứng phó được với tương lai, hiện nay tất cả các nhà sản xuất ô tô đang tích cực phát triển các loại động cơ thân thiện với môi trường, ví dụ như thế hệ mới của động cơ Diesel, động cơ Hybrid và tiếp tục quá trình phát triển động cơ điện.
Ngành chế tạo máy với gần 6.000 công ty đóng góp 13% tổng doanh số công nghiệp và chiếm vị trí thứ hai sau ngành chế tạo ô tô Là ngành công nghiệp tạo nhiều việc làm nhất (965.000 chỗ làm) và là ngành xuất khẩu hàng đầu, nên ngành chế tạo máy giữ một vị trí then chốt trong nền kinh tế Đức Ngành công nghiệp điện thuộc những ngành tăng trưởng mạnh nhất và đặc biệt đổi mới Hơn 20% số dự án được giới công nghiệp đầu tư ở Đức cho nghiên cứu và phát triển được ngành công nghiệp điện thực hiện Ngành công nghiệp hóa chất, một phần nằm trong tay các tập đoàn nước ngoài vì các tập đoàn, công ty bị mua, sát nhập, chủ yếu sản xuất những sản phẩm dưới dạng nguyên liệu Tập đoàn BASF của Đức ở Ludwigshafen là tập đoàn hóa chất lớn nhất thế giới
Hơn 29 triệu người làm việc trong ngành dịch vụ – khoảng 12 triệu người trong các công ty dịch vụ công và tư nhân, 10 triệu người trong lĩnh vực thương mại, khách sạn, nhà hàng và giao thông và 7 triệu người trong lĩnh vực tài chính, cho thuê bất động sản và dịch vụ doanh nghiệp Một trụ cột của ngành dịch vụ là các công ty ngân hàng và bảo hiểm Các công ty này tập trung ở Frankfurt bên sông Main, môi trường ngân hàng hàng đầu của châu Âu lục địa, nơi
có trụ sở Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng liên bang và thị trường chứng khoán Đức
Ngành kinh tế văn hóa-sáng tạo đang phát triển
Một lĩnh vực ngày càng được quan tâm là ngành kinh tế văn hóa và sáng tạo Lĩnh vực này bao gồm âm nhạc, văn học, nghệ thuật, phim ảnh và sân khấu, kể cả phát thanh/truyền hình, báo chí, quảng cáo, tạo mẫu và phần mềm tin học, gồm khoảng 238.000 doanh nghiệp với gần một triệu nhân công Như vậy ngành kinh tế sáng tạo không chỉ có được một tầm quan trọng đáng kể trong nền về kinh tế quốc dân, mà còn là một mẫu hình cho một ngành kinh tế hiện đại: cung cấp cơ hội việc làm tương đối tốt, đóng vai trò tiên phong trên con đường dẫn tới một nền kinh tế trí thức và
là một nguồn chắc chắn cung cấp các ý tưởng độc đáo
Những trung tâm kinh tế quan trọng nhất Đức là vùng Ruhr (khu công nghiệp đang trong thời kỳ chuyển đổi thành trung tâm công nghệ cao và dịch vụ), vùng München và Stuttgart (công nghệ cao, chế tạo ô tô), vùng Rhein-Neckar (hóa chất), Frankfurt bên sông Main (tài chính), Köln, Hamburg (cảng biển, chế tạo máy bay Airbus, truyền thông) Đến nay tại các bang mới đã hình thành một khu vực kinh tế tuy còn nhỏ bé, nhưng rất có năng lực tại những trung tâm công nghệ cao còn gọi là „những ngọn hải đăng“, ví dụ như Dresden, Jena, Leipzig, Leuna và Berlin-Brandenburg
Trang 26Các nhà đầu tư quốc tế coi Đức là một trong những môi trường đầu tư hấp dẫn nhất thế giới Đến nay các nhà đầu
tư nước ngoài đã thực hiện đầu tư trực tiếp 460 tỉ USD vào Đức, trong đó có các nhà đầu tư và tập đoàn lớn như General Electric hoặc AMD Vị trí địa lý trung tâm và sự yên tâm về pháp lý được đánh giá cao Khi so sánh giữa các môi trường kinh tế trên thế giới, Đức nổi trội lên đặc biệt trong các lĩnh vực hạ tầng cơ sở (giao thông, viễn thông), chất lượng các trường đại học và cơ sở nghiên cứu, trong nghiên cứu và phát triển và trong trình độ đào tạo của lực lượng lao động Hơn ba phần tư người trrưởng thành đã được đào tạo nghề nghiệp, 13% đã tốt nghiệp đại học tổng hợp hoặc đại học khoa học chuyên ngành Các nhà đầu tư cũng đánh giá cao chất lượng sống ở Đức
Chính sách kinh tế đối ngoại – tuyên truyền cho môi trường kinh tế và mở cửa
Mô hình hỗ trợ kinh tế đối ngoại của Đức đã góp phần tạo nên thành công của nên kinh tế Đức trên thị trường quốc tế Mô hình này dựa trên ba trụ cột được nhà nước và giới kinh tế cùng gánh vác 229 cơ quan đại diện (đại sứ quán và lãnh sự quán), 120 phòng thương mại ở nước ngoài (AHK), các phái đoàn và đại diện của giới kinh tế Đức tại
80 nước, cũng như Tổ chức kinh tế đối ngoại và tiếp thị môi trường kinh tế Gtal – German Trade and Invest có mặt tại tất cả các thị trường xuất khẩu quan trọng nhất trên thế giới Các cơ quan, tổ chức này hỗ trợ các công ty khai thác thị trường nước ngoài và tác động sao cho điều kiện khung được cải thiện Trong nhiệm vụ này, cán bộ, nhân viên các đại
sứ quán, tổng lãnh sự quán, cũng như tại Bộ Ngoại giao ở Berlin tự hiều mình là những người trợ giúp của chính quyền
và là những người mở cửa, những người giúp hòa mạng tư vấn, ví dụ như qua việc thiết lập quan hệ với những người ra quyết định trong chính giới và kinh tế tại nước ngoài
Các phòng thương mại ở nước ngoài là tổ chức do các doanh nghiệp Đức và một nước chủ nhà đối tác tự nguyện thành lập và có trụ sở tại nước chủ nhà Các phòng thương mại ở nước ngoài có 40.000 hội viên trên khắp thế giới Tổ chức Gtal, được thành lập năm 2009 từ Cơ quan thông tin kinh tế đối ngoại liên bang (bfai) và Tổ chức chịu trách nhiệm quảng bá môi trường kinh tế Đức đối với các nhà đầu tư nước ngoài Invest in Germany, cung cấp những thông tin kinh tế cho các công ty trong và ngoài nước
III Pháp
Pháp nằm ở Tây Âu, tiếp giáp với Vịnh Biscay và Kênh đào Anh, giữa Bỉ và Tây Ban Nha, phía đông nam của Vương quốc Anh, giáp với biển Địa Trung Hải, giữa Ý và Tây Ban Nha với các địa hình khác nhau từ vùng đồng bằng chủ yếu là căn hộ ở thành phố nước Pháp, vùng thấp đồng bằng ven biển và núi
Đây là tiểu bang lớn nhất trong Liên minh châu Âu và được coi là một nền kinh tế phát triển tốt Những người dân Pháp được hưởng tiêu chuẩn sống cao Do nền văn hóa phong phú và đa dạng của nó, 82 triệu khách
du lịch thăm đất nước hàng năm, đưa du lịch một trong những người đóng góp nhiều cho nền kinh tế của Pháp
1 Lịch sử kinh tế Pháp
Vào thế kỷ XVIII, Pháp là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới Công nghiệp hóa bắt đầu hứa hẹn vào cuối thế kỷ XVIII Pháp vẫn là một quốc gia nông nghiệp vào cuối thế kỉ XIX Nền công nghiệp mở rộng
Trang 27trong đầu thế kỷ XX với nhiều rào cản bảo vệ thương mại, việc phát triển nền kinh tế đã thực hiện từ sau thế chiến thứ II Pháp hiện đang là một trong những nước tiên tiến trên thế giới
Sau chiến tranh, Pháp đã thực hiện hàng loạt kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân Sau một thời gian, thực hiện và phát triển nền kinh tế Kết quả là nền kinh tế đã hồi phục rát nhiều sau một thời gian suy thoái kinh tế Đường sắt đã được quốc hữu hóa vào năm 1937, và nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế, bao gồm cả than, khí đốt tự nhiên, điện và giao thông vận tải (Renault và Ải France), dưới sự kiểm soát của nhà nước Đến năm 2001,
tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống còn 9,4% mức thấp nhất kể từ năm 1991
Pháp đã là một thành viên của Cộng đồng Kinh tế châu Âu (nay là Liên minh châu Âu, hoặc EU) kể từ khi thành lập vào năm 1958, cùng với Đức đã ủng hộ một chính sách hội nhập châu Âu lớn hơn Pháp là một trong
11 quốc gia tham gia Liên minh tiền tệ châu Âu đơn đang được khánh thành trong giai đoạn giữa năm 1999 và
2002 Năm 2002, đồng tiền chung EURO được sử dụng trên khắp nước Pháp
2 Tổng quan kinh tế Pháp
a. Dân số : 65 triệu dân (2011)
Mật độ: 113 người/km2
b Dân cư và xã hội
Năm 2003, dân số Pháp là 60,1 triệu người, tăng 3,9 triệu so với năm 1989 Mật độ dân số trung bình là
108 người/km2, mặc dù có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng Vùng Ile-de Pháp quanh Paris có mật độ dân
số hơn 800 người/km2, trong khi đó ở vùng núi của dãy Massif Central, con số này là dưới 40
Trong những năm 1990, dân số Pháp tăng 0,5%/năm Dự báo từ năm 2002 đến 2015, dân số tăng chậm hơn, xuống mức 0,4%/năm Như vậy đến năm 2015 Pháp sẽ có 62,8 triệu dân Dân số đô thị ngày càng tăng Hiện nay, 1/4 dân số Pháp sống tại các thành phố trên 750.000 dân
Dân số tăng nhanh nhất ở miền Nam và vùng Rhône-Alpes Ngược lại, dân số các vùng Limousin và Auvergne và vài khu công nghiệp phía Đông Bắc đang giảm dần Hai xu hướng này liên quan tới các điều kiện kinh tế và chất lượng cuộc sống Chính phủ Pháp đặc biệt quan tâm giúp đỡ ''các vùng nông thôn thuộc diện ưu tiên phát triển'' Các vùng này hiện trong tình trạng suy thoái song vẫn có cơ hội để tăng trưởng
c Kinh tế
Pháp là ở giữa của quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế hiện đại có tính năng mở rộng quyền sở hữu của chính phủ và can thiệp dựa trên cơ chế thị trường Chính phủ đã một phần hoặc hoàn toàn tư nhân hóa nhiều công ty lớn, các ngân hàng, và các hãng bảo hiểm, và đã nhượng lại cổ phần trong các công ty hàng đầu như Air France, France Telecom, Renault, và Thales Nó duy trì một sự hiện diện mạnh mẽ trong một số lĩnh vực, đặc biệt là điện, giao thông công cộng, và các ngành công nghiệp quốc phòng Với ít nhất 75 triệu khách du lịch nước ngoài mỗi năm, Pháp là quốc gia truy cập nhiều nhất trên thế giới và duy trì thu nhập lớn thứ ba trên thế giới từ du lịch Các nhà lãnh đạo Pháp vẫn cam kết một chủ nghĩa tư bản, trong đó họ duy trì công bằng xã hội bằng pháp luật, chính sách thuế và chi tiêu xã hội làm giảm chênh lệch thu nhập và tác động của thị trường tự
do về sức khỏe công cộng và phúc lợi Pháp đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tốt hơn so với hầu
Trang 28hết các nền kinh tế lớn của EU vì khả năng phục hồi tương đối của chi tiêu tiêu dùng trong nước, một khu vực công cộng lớn, và ít tiếp xúc với sự suy giảm trong nhu cầu toàn cầu hơn so với một số nước khác Tuy nhiên, GDP thực tế của Pháp ký hợp đồng 2,5% trong năm 2009, nhưng hồi phục phần nào trong năm 2010, trong khi
tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 7,4% năm 2008 lên 9,5% trong năm 2010 Việc theo đuổi chính phủ kích thích kinh tế tích cực và các biện pháp đầu tư phản ứng với cuộc khủng hoảng kinh tế, tuy nhiên, đang góp phần vào việc giảm của tài chính công của Pháp Thâm hụt ngân sách của chính phủ tăng mạnh từ 3,4% của GDP trong năm
2008 lên 6,9% của GDP trong năm 2010, trong khi nợ công của Pháp đã tăng từ 68% của GDP đến 82% so với cùng kỳ Paris chấm dứt các biện pháp kích thích loại bỏ các khoản tín dụng thuế, và đóng băng hầu hết các chi tiêu của chính phủ để giúp thâm hụt ngân sách dưới mức trần của khu vực sử dụng đồng EURO 3% vào năm
2013, và để làm nổi lên cam kết về kỷ luật tài chính nhằm giám sát thị trường tài chính của khu vực đồng nợ EURO Tổng thống Sarkozy - người đã bảo đảm thông qua cải cách hưu trí trong năm 2010 dự kiến sẽ tìm kiếm thông qua một số cải cách thuế trong năm 2011, nhưng ông có thể trì hoãn cải cách bổ sung, tốn kém hơn, cho đến sau cuộc bầu cử 2012
Pháp là nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới 2,555 nghìn tỷ USD trên cơ sở GDP (PPP) trong năm 2010, đặt nó đằng sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức, nhưng chỉ cần phía trước của Vương quốc Anh
Trong năm 2010, theo gia nhập WTO, Pháp đã được 6 nước xuất khẩu lớn nhất và nhập khẩu lớn thứ 5 của hàng hóa sản xuất Pháp đã lâu nhận được rất nhiều vốn đầu tư nước ngoài, và trong năm 2008, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới trong số các nước OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) các nước
Pháp đã có thể để xử lý cuộc suy thoái năm 2008 tốt hơn so với hầu hết các nền kinh tế EU khác nhờ vào khu vực chính phủ lớn hơn, có xu hướng giảm tác động của cuộc suy thoái mà còn phục hồi chậm và đổi mới Pháp kết thúc năm 2009 với GDP của $ 2,675.92 tỷ 2010 con số tăng trưởng chỉ có 1,565% đến năm 2015 khi con số dự báo kỳ vọng GDP $ 2,945.20 tỷ USD, tăng trung bình 2% mỗi năm
Đến năm 2010, dân số của Pháp là 65.102.719, tăng trưởng với tỷ lệ 0,549% với 18,6% dân số trong độ tuổi 0-14 tuổi, 65% từ 15-64 tuổi và 16,4% từ 65 tuổi trở lên Tỷ lệ thất nghiệp đứng ở mức 9,814% với 3,8% được sử dụng trong nông nghiệp, 24,3% trong ngành công nghiệp và 71,8% trong lĩnh vực dịch vụ (2010)
Thương mại giảm do nhu cầu bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế Tuy nhiên, ngành nông nghiệp phát triển tốt đã giúp nền kinh tế của Pháp, cùng với các dịch vụ và các ngành công nghiệp, tự cung tự cấp
Thương mại của Pháp là một trong những lớn nhất trên thế giới Pháp xuất khẩu và nhập khẩu các nguyên vật liệu, xe ô tô và các sản phẩm điện tử Trong năm 2010, xuất khẩu của Pháp đạt 456,8 tỷ USD trong khi nhập khẩu tổng cộng lên đến 532,2 tỷ USD
Các ngành công nghiệp và dịch vụ mũi nhọn:
- Chế tạo cơ khí, nhất là sản xuất ôtô (thứ 4 thế giới với các công ty như PSA Peugeot-Citroen, Renault, Michelin)
- Hàng không (thứ 3 thế giới với các công ty lớn như EADS, Ariane space, Airbus, Dassault Aviation)
Trang 29- Năng lượng (Total, Areva, EDF, GDF Suez)
- Thiết bị giao thông vận tải (Alstom, Vinci)
- Vật liệu xây dựng, thiết bị (Lafarge, Pechiney, Saint Gobain)
- Viễn thông (Alcatel, France Telecom, Bouygues)
- Công nghiệp dược (thứ 5 thế giới, Rhone-Poulenc, Sanofi-Aventis)
- Mỹ phẩm và thời trang cao cấp (Oréal, LVMH)
- Dịch vụ của Pháp rất phát triển trong hệ thống tài chính ngân hàng (Dexia, Credit Agricole, Société générale, BNP Paribas), bảo hiểm (AXA), thông tin truyền thông (Vivendi, Canal Plus, Lagardère SCA), lĩnh vực phân phối (Carrefour)
GDP
- Tổng thu nhập quốc dân (GDP) năm 2010: 2,11nghìn tỷ USD,
- Thu nhập quốc dân đầu người: 33.300 USD (2010)
- Tỷ trọng các ngành trong GDP (2010):
Nông nghiệp
Trang 30Pháp là Liên minh châu Âu xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu, chiếm khoảng 17% của tất cả các đất nông nghiệp trong EU-27 Chia sẻ của nông nghiệp giá trị gia tăng trong GDP đã cho thấy một sự suy giảm đều đặn
kể từ đầu những năm 1980, đại diện cho ít hơn 1,2% GDP của Pháp năm 2009 Sản xuất nông nghiệp không bao gồm trợ cấp giảm 8,5% so với năm trước đến € 60,6 tỷ đồng ($ 80 tỷ USD) trong năm 2009 Miền Bắc nước Pháp được đặc trưng bởi các trang trại hạt lớn Sữa, thịt lợn, gia cầm, và sản xuất táo tập trung ở khu vực phía tây Sản xuất thịt bò nằm ở miền Trung nước Pháp, trong khi sản xuất ngô, hoa quả, rau, và phạm vi rượu
từ trung ương đến miền nam nước Pháp Pháp đang mở rộng lâm nghiệp và các ngành công nghiệp thủy sản Pháp vẫn còn rất thận trọng về việc trồng cây trồng biến đổi gen (GM) ở các cấp độ trong nước và EU Pháp là một người đề xuất nguyên tắc ưu đãi châu Âu và chu đáo để bảo vệ lợi ích của mình trong tự do hóa thương mại nông nghiệp tại EU và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cấp
Pháp là nhà sản xuất nông nghiệp lớn thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ Các điểm đến của 70% xuất khẩu của các quốc gia thành viên EU khác Rượu và đồ uống, lúa mì, thịt, và các sản phẩm sữa xuất khẩu chủ yếu Hoa Kỳ, các nước xuất khẩu lớn thứ sáu của Pháp trong dữ liệu gần đây, phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt
từ sản xuất trong nước, EU các quốc gia thành viên khác, và các nước thứ ba Xuất khẩu nông sản của Mỹ sang Pháp với tổng trị giá 1,28 tỷ USD trong năm 2008, bao gồm chủ yếu là các loại hạt cây, hạt giống trồng, da và
da, thuốc lá, các loại thịt đỏ, hải sản, gỗ xẻ gỗ cứng, và bưởi Pháp xuất khẩu nông nghiệp Hoa Kỳ lên tới $ 2,3
tỷ trong năm 2008, một nửa của nó là rượu vang và rượu mạnh
GDP (2009): 2,66 nghìn tỷ USD.Trung bình Tốc độ tăng trưởng hàng năm (2009): -2,5%, so với 0,1% trong năm 2008.GDP bình quân đầu tại PPP (2009): $ 33.678.Nông nghiệp: Sản phẩm - ngũ cốc (lúa mì, lúa mạch, ngô), rượu vang và rượu mạnh, các sản phẩm sữa, củ cải đường, hạt có dầu, thịt và gia cầm, trái cây và rau quả
Công nghiệp
Các ngành công nghiệp sản xuất nổi tiếng là luyện kim, cơ khí và kĩ thuật điện, hóa chất và dệt may………… Dệt may và công nghiệp may mặc từ lâu đã được biết đến với thời trang cao cấp của nó, mặc dù trong những năm gần đây ngành công nghiệp đã đánh mất nhiều thị trường trước đây với giá nhập khẩu thấp hơn từ các nước có chi phí lao động thấp hơn
Lực lượng lao động tham gia vào hoạt động khai thác các mỏ quặng thấp hơn 1% Pháp có hai mỏ quặng chính Kể từ những năm 1950, sản lượng than đã giảm khoảng 75% Nguồn nhiên liệu của Pháp là không đủ Đất nước phải nhập khẩu khoảng ba phần tư nhiên liệu, chủ yếu là dầu khí, cần thiết để đáp ứng yêu cầu của nó Tuy nhiên, sản xuất năng lượng điện đáng kể, với năng lượng hạt nhân chiếm khoảng 75% của tổng số Pháp là nhà cung cấp lớn thứ hai thế giới của điện hạt nhân (sau Hoa Kỳ) Nhà máy thủy điện hoạt động trên các Isère, Durance, Rhine, Rhône, và con sông Dordogne
Cũng như nhiều nước tiến tiến khác, tỷ lệ công nghiệp trong nền kinh tế Pháp đã giảm, chỉ còn khoảng hơn 1/6 trong tổng số lao động Các ngành công nghiệp truyền thống đã có nhiều thay đổi về cơ cấu Trong khi
đó, nhiều nghành khác vẫn hoạt động mạnh như: Xây dựng và công trình công cộng, công nghiệp chế biến nông
Trang 31sản, công nghiệp hóa chất, công nghiệp thời trang và hàng cao cấp….Nền công nghiệp Pháp luôn mở ra bên ngoài, đặc biệt là ra các nước Châu Âu Trao đổi công nghiệp với các nước Châu Âu đã lên tới hơn 60% Công nghiệp Pháp phụ thuộc vào bên ngoài vì Pháp phải nhập các nguồn nguyên liệu tự nhiên không có trong nước.
Dịch vụ
Khu vực dịch vụ đã có những bước phát triển mạnh mẽ Trong số những thế mạnh của Pháp phải kể đến ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm Dịch vụ bảo hiểm của Pháp đứng thứ tư trên thế giới Dịch vụ đồng thời được phát triển trong lĩnh vực kinh doanh, thể hiện ở sự gia tăng mạnh mẽ của các dịch vụ dành cho doanh nghiệp và cá nhân Du lịch, một trong những nghành đứng đầu châu âu, đã đòng vai trò quan trọng trong việc cân bằng cán cân thương mại Ngành công nghiệp không khói này chiếm 7% tổng sản phẩm quốc nội và sử dụng 2 triệu lao động Nước Pháp còn là nước đón nhiều du khách nước ngoài, với doanh thu từ ngành du lịch đứng thứ 3 thế giới
Các loại - Dịch vụ cho các công ty và cá nhân, hoạt động tài chính và bất động sản, du lịch và giao thông vận tải
Thỉnh thoảng, Công nghiệp Du lịch là đối tượng của vài khó khăn Cản trở những nguyên nhân nền kinh
tế của một quốc gia để trở thành chậm, kết quả là GDP hoặc sản xuất trong nước (GDP) chậm và do đó cơ hội việc làm bị ảnh hưởng
Cải thiện tăng trưởng Công nghiệp Du lịch:
Bộ Du lịch thông qua nhiều chính sách để chống lại các rào cản và trở ngại mà đi vào con đường của sự phát triển của Du lịch trong nước Chính sách được thông qua do Bộ Du lịch là nhằm mục đích tăng cường các dịch vụ và công cụ du lịch để thu hút khách du lịch càng nhiều càng tốt Điều này cũng bao gồm làm việc trên các dự án du lịch sinh thái Mọi nỗ lực có thể được thực hiện để thiết lập các tiêu chuẩn như chỉ tiêu cho mỗi ngành công nghiệp du lịch thế giới
Du lịch cải tiến chương trình:
Du lịch chương trình cải tiến nhằm mục đích:
• Các công cụ tiếp thị và các công cụ quảng cáo mạnh mẽ
• Sử dụng nhân viên có huấn luyện
• Thực hiện các chương trình hoạt động như chất xúc tác trong đầu tư của các tổ chức tư nhân
• Propounding dự án và các chương trình ở cấp quốc gia
• Thực hiện công tác nghiên cứu để cải thiện của ngành công nghiệp du lịch
• Cơ sở hạ tầng phát triển
Trang 32Các đối tác thương mại lớn - EU và Mỹ
- Xuất khẩu : 508,7 tỉ USD (2010)
+ Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu : xe hơi, thiết bị giao thông vận tải, máy bay, các sản phẩm chất dẻo, hoá chất, sản phẩm dược, sản phẩm kim loại, nông sản chế biến, thực phẩm + Các nước bạn hàng xuất khẩu quan trọng: Đức 15,88%, Ý 8.16%, Tây Ban Nha 7,8%, Bỉ 7,44%, Anh 7,04%,
Mỹ 5,65%, Hà Lan 3,99% (2009)
- Nhập khẩu : 577,7 tỉ USD (2010)
+ Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu : máy móc thiết bị, xe hơi, dầu thô, máy bay, chất dẻo, hoá chất + Các nước bạn hàng nhập khẩu quan trọng: Đức 19,41%, Bỉ 11,61%, Ý 7,97%, Hà Lan 7,15%, Tây Ban Nha 6,68%, Anh 4,9%, Mỹ 4,72%, Trung Quốc 4,44% (2009)
Cán cân thanh toán
Trong tháng tám, thâm hụt ngân sách hiện nay giảm từ 3,8 tỷ USD còn 2,9 tỷ USD do sự thay đổi trong cán cân hàng hóa trong tài chính, đầu tư trực tiếp là nguyên nhân gây ra dòng chảytiền tệ thấp Những khỏan cho vay lên đến 4,9 tỷ và dòng vốn đầu tư 2,17 tỷ
Tỷ EURO
2009 (a)
2010 (a)
Tháng 7/2011 (b)
Tháng 8/2011 (b)
Tài khỏan vãng lai -28.4 -33.7 -3.8 -2.9
Trang 33Đầu tư trực tiếp
Pháp đầu tư ra nước ngoài
Nước ngoài đầu tư vào Pháp
Các dòng chảy của đầu tư trực tiếp đạt
Đầu tư trực tiếp của Pháp ở nước ngoài đạt 4,6 tỷ USD, trong khi nước ngoài đầu tư tại Pháp đạt 3.8 tỷ USD
3 Toàn cầu hóa ảnh hưởng đến Pháp
Bảng tóm tắt sự ảnh hưởng của TCH đến Pháp
Khu vực Kết quả (Gián
tiếp/Trực tiếp) Sự ảnh hưởng đến các bên có liên quan
Thương
mại(Trade)
Lợi ích vữg chắc cho xuất khẩu và nhập khẩu
TCH đã mang lại những lợi ích to lớn cho sản xuất và dịch vụ thương mại Phát triển xuất khẩu sang những nước đang phát triển rất mạnh, mang lại nhiều lợi ích cho công nghiệp
Dòng chảy Dòng chảy vào
mạnh
Pháp đã được tiếp cận với nguồn vốn tòan cầu, đó là một động lực giúp cho việc đầu tư nhiên liệu và thúc đẩy quyền sở hữu nước ngoài của những cổ đông người Pháp
Tính lưu động
của lao động
(Labour
Tính lưu động cao
Tính lưu động của lao động ở Châu Âu và dòng chảy vào ở Pháp đã cung cấp nguồn cung và cầu mới cho những công ty Pháp; dân nhập
cư sẽ đóng vai trò là nhân tố xê dịch sự tụt giảm dân số và sự già
Trang 34Mobility) hóa dân số ở Pháp và Châu Âu
Sự lạm phát
(Inflation)
Thấp Thấp hơn do cạnh trạnh nhiều hơn và chi phí đầu vào thấp hơn, đặc
biệt là từ các nước đang phát triển Nhu cầu lơn hơn về thức ăn, năng lượng và những tài nguyên khác từ các nước đang phát triển
đã tạo ra những áp lực về giáLãi suất Cấu trúc thấp
hơn
Lãi suất thấp là chìa khóa cho việc đẩy mạnh sự phát triển ở Pháp
Chi phí thấp của vốn đã mang lại lợi nhuận cho tất cả stakeholders, đặc biệt là các doanh nghiệp và người tiêu dùng
(employment)
Net gains Sự gia tăng việc làm đã chậm lại, những quy tắc lao động vẫn còn
là mối quan tâm, nhưng bộ luật mới đầy hứa hẹn và phát triển ra ngoài biên giới của thượng mại/đầu tư đã giúp tạo ra việc làm
Thu nhập
(Income)
Net gains Đặc biệt là lợi ích cho người tiêu dùng, với chi phí nhập khẩu thấp,
nhiều hàng hóa để lựa chọn EC đã ước tính rằng mỗi một hộ gia đình ở EU kiếm được 5000 EURO hàng năm nếu Châu Âu sử dụng những lới ích từ tòan cầu hóa
Tiền lương
(wage)
Tăng vừa phải Tiền lương thực tế đã gia tăng từ các thập kỷ qua, một xu hướng
được hỗ trợ bởi lạm phát thấp, cạnh tranh nhiều hơn, nhiều sản phẩm để lựa chọn hơn
trưởng thực tế
của GDP
Xu hứơng đi lên Sự tăng trưởng thực tế của GDP có xu hướng tăng lên ở Pháp, chỉ
đứng sau Mỹ và các quốc gia đang phát triển
Sự khuếch tán
công nghệ
(techological
diffusion)
Lợi nhuận ròng Pháp cần nâng cao năng lực về công nghệ và tận dụng những kỹ
năng kỹ thuật hiện có Sự phân tán về công nghệ đã giúp thúc đẩy hơn những dịch vụ thương mại và cho phép những công ty của Pháp tiếp cận hơn với những kỹ năng công nghệ tòan cầu của những quốc gia đang phát triển
Pháp và TCH: Các chỉ số
Toàn cầu hóa kinh tế có thể được đo bằng nhiều cách khác nhau.Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó đến Pháp thông qua 5 yếu tố: thương mại, đầu tư, vốn, lao động, và dòng chảy ý tưởng như được phản ánh trong công nghệ và sự đổi mới
a Dòng chảy thương mại
Thương mại: Sự biến đổi dài hạn( Secular shift) từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển