Nếu xét trên nghĩa rộng, có hai quan điểm về TPQT: Thứ nhất, TPQT có thể là tội phạm xâm phạm luật quốc tế, tội phạm xâm phạm con người, tội phạm xâm phạm hòa bình, tội phạm chiến tranh,
Trang 1Mục lục
trang
1 Các quan điểm về tội phạm quốc tế 1
2 Sự cần thiết phải hợp tác quốc tế 4 trong phòng, chống tội phạm ma túy
2.1 Tác hại của Tội phạm ma túy đối với 4 cộng đồng quốc tế và thực trạng về tội phạm ma túy quốc tế
2.2 Sự cần thiết, vai trò và tính tất yếu của 8 hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm ma túy
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 2Bài làm
1 Các quan điểm về tội phạm quốc tế
Theo các nhà luật học Nga, tội phạm quốc tế là những hành vi xâm phạm tự do của nhân dân thế giới, lợi ích của toàn thể loài người tiến bộ, nền tảng cơ bản của quan hệ quốc tế, quyền và lợi ích của tất cả các quốc gia; tội phạm quốc tế là những hành vi xâm phạm độc lập của các quốc gia và quan hệ hòa bình giữa các dân tộc Còn theo một số học giả nổi tiếng khác thì, tội phạm quốc tế là những hành vi xâm phạm sự tồn tại của các quốc gia trên thế giới
Mặc dù có cách trình bày khác nhau, nhưng các quan điểm trên đều có điểm hợp lý bởi chúng nêu lên bản chất của tội phạm quốc tế là những hành vi xâm phạm đến hòa bình và an ninh nhân loại Tuy nhiên, để đưa ra một định nghĩa chung cho khái niệm tội phạm quốc tế, cần thiết phải dựa trên những qui định trong các văn bản pháp luật hình sự quốc tế hiện hành
Như vậy, ta cần phải xem xét các cách hiểu về tội phạm quốc tế Nếu xét trên
nghĩa rộng, có hai quan điểm về TPQT:
Thứ nhất, TPQT có thể là tội phạm xâm phạm luật quốc tế, tội phạm xâm phạm
con người, tội phạm xâm phạm hòa bình, tội phạm chiến tranh, tội phạm xâm phạm Luật Hình sự quốc tế
Thứ hai, TPQT không có nghĩa đơn giản phổ thông mà trong phần lớn trường
hợp là hành vi phạm tội được thực hiện ở cấp độ quốc tế như tội diệt chủng, tội chống loài người, tội phạm chiến tranh, tội xâm lược và tội mua bán người và một số tội khác như buôn bán ma túy, các hành vi phạm tội có tổ chức xuyên quốc gia như lừa đảo, rửa tiền…, các tội liên quan đến tài chính khác, tội cố ý gây hại cho môi trường, tội phạm vi tính…
Như vậy, thực chất theo nghĩa rộng, TPQT gồm hai loại hành vi sau đây:
Trang 3+ Nhóm tội xâm phạm hòa bình, an ninh và thịnh vượng của thế giới, bao gồm các tội: tội diệt chủng, tội chiến tranh, tội chống loài người, tội xâm lược
+ Một số tội phạm khác được thực hiện ở cấp độ quốc tế như mua bán người, tội phạm ma túy, tội rửa tiền, tội phạm khủng bố
Xét trên nghĩa hẹp, TPQT được hiểu theo phạm vi quy định của Điều 5 Quy chế Rome về Tòa án Hình sự quốc tế Theo quy chế này, TPQT bao gồm bốn loại tội: Tội phạm diệt chủng (Điều 6), tội phạm chống loài người (Điều 7), tội phạm chiến tranh (Điều 8), tội xâm lược (Điều 8bis) Các tội phạm này thuộc quyền tài phán của Tòa
án hình sự quốc tế
- Tội phạm diệt chủng: theo Điều 6 Quy chế Rome, hành vi khách quan của “tội
phạm diệt chủng” tuy có 5 dạng thể hiện khác nhau nhưng đều có đặc trưng là xâm
hại tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể của “nhóm người” và mục đích “tiêu diệt một
phần hoặc toàn bộ một nhóm dân tộc, bộ tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo” Như vậy,
dấu hiệu mục đích là dấu hiệu rất đặc trưng của tội phạm này giúp phân biệt với tọi phạm chống loài người, tội phạm chiến tranh
- Tội phạm chống loài người: hành vi đặc trưng của tội phạm này là “hành
động tấn công trực tiếp vào thường dân có quy mô lớn hoặc có hệ thống” (điều luật
chỉ đòi hỏi là một phần của hành động tấn công) Đối tượng mà người phạm tội trực
tiếp gây thiệt hại là “thường dân”; tính chất của hành vi tấn công do người phạm tội thực hiện “có quy mô lớn” hoặc “có hệ thống” Nếu chỉ là hành vi tấn công thông
thường hoặc có quy mô nhỏ, lẻ tẻ thì không thuộc trường hợp này Khi thực hiện hành vi tấn công nói trên, bản thân người phạm tội phải ý thức được việc mình đang
làm, nghĩa là biết được mình tấn công là để “giết người”, ví dụ: đem quân lính tấn
công một ngôi làng, đốt nhà, dồn người dân vào một chỗ sau đó xả súng bắn chết
hoặc “ hủy diệt” hoặc “ép buộc làm nô lệ”…
- Tội phạm chiến tranh: Dấu hiệu đặc trưng của tội phạm này là hành vi khách
quan, bao gồm các dạng hành vi:
Trang 4- Vi phạm nghiêm trọng các công ước Gionevo, cụ thể là các hành vi chống lại con người hay tài sản được bảo hộ theo quy định của các Công ước Gionevo có liên quan
- Các hành vi khác xâm phạm nghiêm trọng luật pháp và tập quán được áp dụng trong xung đột vũ trang quốc tế trong khuôn khổ pháp luật quốc tế
- Các trường hợp xung đột vũ trang không mang tính quốc tế, thường là các tình trạng bất ổn và căng thẳng mang tính quốc gia như gây rối hoặc các hành vi xảy ra lẻ tẻ, cá biệt
- Các hành vi khác vi phạm nghiêm trọng luật pháp và tập quán được áp dụng cho xung đột vũ trang không mang tính quốc tế trong khuôn khổ pháp luật quốc tế
Đối với tội phạm này, điều luật không đòi hỏi người phạm tội phải nhận thức được những sự kiện đã tạo nên đặc tính xung đột vũ trang như phạm vi mang tính chất quốc tế hoặc không mang tính quốc tế; hành vi phạm tội xảy ra trong hoàn cảnh
và liên quan chặt chẽ tới xung đột vũ trang; người phạm tội có nhận thức về những hoàn cảnh thực tế về sự tồn tại của xung đột vũ trang
- Tội xâm lược: Đây là hành vi lập kế hoạch, chuẩn bị, bắt đầu thực hiện hành vi
xâm lược do một người có chức vụ tiến hành ra lệnh hoặc chỉ thị hành động quân sự hoặc chính trị của một Nhà nước, trong đó căn cứ vào tính chất nghiêm trọng và quy
mô đã thể hiện rõ vi phạm hành chính Liên hợp quốc.Hành vi khách quan đặc trưng
của tội xâm lược là “hành vi sử dụng lực lượng vũ trang của một quốc gia chống lại
một quốc gia khác” Biểu hiện của hành vi này có thể là: xâm chiếm hoặc tấn công
bằng lực lượng vũ trang từ lãnh thổ của một quốc gia đến một quốc gia khác, đánh bom bằng sức mạnh vũ trang của một quốc gia xâm phạm đến lãnh thổ của một quốc gia khác hoặc sử dụng bất kỳ một loại vũ khí nào do một quốc gia tiến hành đối với một quốc gia khác… Quy chế Rome quy định của hành vi của một quốc gia sử dụng
“các lược lượng quân sự không chính quy” hoặc “lính đánh thuê” chống lại quốc gia khác cũng là hành vi xâm lược Đây là lại tội ác có tính nguy hiểm cao cho cộng đồng quốc tế cần được đấu tranh và phòng ngừa
Trang 5Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra định nghĩa về khái niệm tội phạm quốc tế là: Tội phạm quốc tế là những hành vi đặc biệt nguy hiểm, do người có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 18 tuổi trở lên, thực hiện một cách cố ý, xâm phạm hòa bình an ninh quốc tế, gây lo ngại cho toàn thể cộng đồng quốc tế
Theo qui định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế Rôm, tòa án có quyền tài phán đối với các tội phạm sau: Tội diệt chủng, tội chống nhân loại, tội phạm chiến tranh, tội xâm lược Như vậy, tội phạm quốc tế bao gồm bốn tội trên (Quy chế Rôm)
Về tội phạm có tính quốc tế trong luật hình sự quốc tế, các nhà luật học đã phân biệt các tội phạm quốc tế nói trên với các tội phạm xâm phạm trật tự pháp luật quốc
tế, hay còn gọi là các tội phạm có tính quốc tế (Tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm
có yếu tố nước ngoài) Các tội phạm có tính quốc tế, tuy có xâm hại hòa bình và an ninh quốc tế, nhưng về mức độ nguy hiểm, không đến mức gây nguy hại cho toàn thể cộng đồng quốc tế Chủ thể của tội phạm có tính quốc tế là thể nhân, pháp nhân, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự không nhất thiết phải đủ 18 tuổi như đối với tội phạm quốc tế, điều này do các công ước quốc tế liên quan có qui định
2 Sự cần thiết phải hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm ma túy
2.1 Tác hại của Tội phạm ma túy đối với cộng đồng quốc tế và thực trạng về tội phạm ma túy quốc tế
* Tác hại của Tội phạm ma túy đối với cộng đồng quốc tế
Theo như lời phát biểu của Nguyên tổng thư ký LHQ Cophianan:
“Ma túy làm hủy hoại cuộc sống và cộng đồng, làm xói mòn sự tồn tại và phát triển của loài người và là nguồn phát sinh tội phạm Ma túy là mối đe dọa lớn đến độc lập dân chủ và ổn định của các Nhà nước và các dân tộc, đe dọa đến cấu trúc xã hội, nhân phẩm và hy vọng của hàng triệu người và gia đình họ”.
Trang 6Tội phạm ma túy ngày càng trở thành mối đe dọa lớn không chỉ đối với sức khỏe nhân loại mà còn kìm hãm sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, gây ra các vấn đề tệ nạn xã hội, Cụ thể, các tác hại đó như sau:
+ Ma túy đang làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt cạn kiệt nhân lực, tài chính, hủy diệt những tiềm năng quý báu khác mà lẽ ra phải được huy động cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đem lại ấm no hạnh phúc cho mọi người
+ Ma túy đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui của gia đình, gây xói mòn đạo lý… Ma túy và sự lạm dụng ma túy đã ảnh hưởng tới
tự do và phát triển của lớp trẻ, một giá trị của nhân loại
+ Ma túy là tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh thế kỷ HIV/ AIDS phát triển, là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe và sự tồn tại của con người
+ Ma túy đã trở thành hiểm họa chung của nhân loại Không một quốc gia, dân tộc nào thoát ra khỏi vòng xoáy khủng khiếp của nó để tránh những hậu quả do nghiện hút và buôn bán ma túy gây ra
* Thực trạng về tội phạm ma túy quốc tế
Theo số liệu của Tổ chức phòng chống tội phạm và ma tuý của Liên hợp quốc (UNODC) công bố tại Hội nghị HONLEA tháng 11/2005 thì số lượng thuốc phiện bất hợp pháp được sản xuất trên thế giới năm 2004 là gần 5.000 tấn (tăng 76 lần so với năm 2003), riêng Afganistan chiếm khoảng 87% Việc sản xuất lá coca khô ở 3 nước khu vực Andean năm 2004 ước tính là 244.200 tấn (tăng 3% so với năm 2003) Sản xuất cocain từ lá cây côca ước tính là 687 tấn (tăng 2% so với năm trước) Tổng
số vụ bắt giữ trên toàn cầu về thuốc phiện năm 2004 tăng 8% lên 120 tấn gồm heroin, moocphin và thuốc phiện Châu á đứng đầu về số vụ bắt giữ thuốc phiện là 89% Các quốc gia châu á bắt giữ tăng là ấn Độ 2,2 tấn; Thái Lan 1,2 tấn; Trung Quốc 809 kg Riêng heroin năm 2004 toàn cầu sản xuất ước tính 485 tấn, đã bắt giữ 59,5 tấn, trong
đó Châu á 52%, châu Âu 39%, châu Mỹ 8% và châu Phi, châu Đại dương 1% Riêng Trung Quốc bắt giữ 10,4 tấn, Thổ Nhĩ Kỳ 8,9 tấn Năm 2004 toàn cầu thu giữ: 6.206
Trang 7tấn cần sa; số vụ thu giữ cocain tăng 17% (gần 600 tấn); tiền chất quan trọng như pecmaganat thu hơn 640 tấn; Afganistan thu 375 lít acetic anhydric, 675 kg amonium ATS là loại ma tuý bị bắt giữ tăng nhanh nhất (trên 25 tấn), trong đó Methamphetamine chiếm 68%, Amphetamine 17%, thuốc lắc 13%, 2% chưa được phân loại Toàn cầu hiện có khoảng 200 triệu người nghiện ma tuý, trong đó có 160,9 triệu người nghiện sử dụng cần sa; 26,2 triệu người sử dụng Amphetamine; 7,9 triệu người sử dụng Ecstacy; 13,7 triệu người sử dụng cocain; 15,9 triệu người sử dụng thuốc phiện và 10,6 triệu người sử dụng heroin
Hoạt động về tội phạm ma túy trên thế giới và trong khu vực đã và đang diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng Cụ thể:
+ Gia tăng về số lượng ma túy cung ứng cho thế giới;
Hiện nay, người ta ước tính hằng năm trên thị trường thế giới số mua bán ma túy bất hợp pháp lên đến 300 – 500 tỷ USD
Tình hình tội phạm ma túy phát triển mạnh ở các khu vực trung tâm trồng cây
có chất ma túy tự nhiên: “Tam giác vàng”; “Trăng lưỡi liềm vàng” (trồng cây thuốc phiện và sản xuất heroin); khu vực Nam Mỹ; một số nước trồng cây cần sa ở châu Phi và châu Á, diện thích trồng cây có chất ma túy có thể giảm đi nhưng nguy hiểm hơn là việc sản xuất, điều chế, buôn bán và sử dụng các loại ma túy tổng hợp ATS sẽ tăng nhanh và lan rộng ra nhiều nước “Tam giác vàng”; “Trăng lưỡi liềm vàng” và khu vực Nam Mỹ vẫn còn là những trung tâm sản xuất lớn ma túy tự nhiên (thuốc phiện, heroin, cocaine…) và điều chế ma túy tổng hợp; các nước Tây Âu, châu Mỹ, nơi có thế mạnh về sản xuất tiền chất đang và sẽ là một trung tâm điều chế và sử dụng ATS của thế giới (hiện nay Hà Lan và Bỉ là nơi sản xuất và sử dụng 70% ATS
ở châu Âu) Tại nhiều nước trên thế giới nhất là các nước đang phát triển, bọn tội phạm về ma túy cũng sẽ tổ chức sản xuất ATS để kiếm lợi nhuận cao hơn
+ Đa dạng hóa các tuyến vận chuyển ma túy quốc tế
Trang 8Đông Nam Á, “Tam giác vàng” vẫn là một trung tâm sản xuất ma túy lớn nhất thế giới, các nước bên cạnh đã có nhiều nỗ lực nhưng do địa hình, lợi nhuận từ sản xuất, buôn lậu ma túy; sự ổn định chính trị chưa vững chắc, nên việc sản xuất và buôn bán
ma túy ở đây không giảm mà còn phát triển lan rộng sang các nước trong khu vực, khơi thông nhiều con đường vận chuyển ma túy qua nước ta và các nước xung quanh
ra 5 biển Đông, biển Thái Lan để vận chuyển đi các nước nhất là các nước tiêu thụ nhiều ma túy Chủ nghĩa khủng bố quốc tế vẫn là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với nền hòa bình và an ninh quốc tế;
+ Đa dạng hóa, quốc tế hóa các thủ đoạn cất giấu ma túy
Qua thực tế cho thấy, các thủ đoạn cất giấu ma túy được lan truyền rất nhanh, ví dụ: thủ đoạn hòa ma túy thành dạng lỏng, nuốt ma túy vào bụng, vận chuyển ma tuy với số lượng lớn qua các tàu biển một cách công khai nhằm tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng
+Mạng lưới hoạt động của các tổ chức buôn lậu ma túy ngày càng phát triển:
Liên hợp quốc đã chính thức xác nhận tình trạng báo động về mối quan hệ mật thiết giữa sản xuất, buôn bán, vận chuyển ma túy trái phép với các nhóm khủng bố, tội phạm, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và nạn tham nhũng, về sự tăng lên của các hoạt động bạo lực từ mối quan hệ sản xuất ma túy trái phép và buôn bán vũ khí Trong khoảng 20 năm cuối của thế kỷ XX, gần hai mươi tổng thống, thủ tướng, phó thủ tướng của các nước trên thế giới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham nhũng có liên quan đến ma túy Trên 80% các vụ buôn bán ma túy lớn trên thế giới bị phát hiện, khám phá đều có dấu hiệu, bằng chứng cụ thể về sự cấu kết giữa bọn buôn lậu chuyên nghiệp với các quan chức chính phủ của các cơ quan thương mại, hải quan, thuế quan, xuất nhập khẩu…
Trang 92.2 Sự cần thiết, vai trò và tính tất yếu của hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm ma túy
Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm ma túy được hiểu là các biện pháp tạo ra sự phối hợp giữa các quốc gia hay các tổ chức quốc tế trong hoạt động phòng chống tội phạm ma túy Sự hợp tác này bao gồm việc trao đổi các thông tin về tình hình tội phạm, trao đổi kinh nghiệm, đào tạo cán bộ, hỗ trợ tài chính, phương tiện kỹ thuật, xây dựng pháp luật, phát hiện, điều tra, bắt giữ, dẫn độ tội phạm…
Thứ nhất, vai trò của hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm ma túy:
- Hợp tác quốc tế tạo ra sự liên kết giữa các quốc gia, phát huy lợi thế, sức
mạnh của quốc gia ở phương diện pháp luật, trình độ, kỹ thuật, tài chính, nghiệp vụ, cưỡng chế để đấu tranh có hiệu quả với tình hình tội phạm nói chung và đối với tội phạm ma túy nói riêng, giữ vững hòa bình thế giới, an ninh toàn cầu
- Hợp tác quốc tế tạo ra sự tiếp xúc, hội nhập và hiểu biết lẫn nhau về pháp luật
và quan điểm của mỗi quốc gia trong đấu tranh phòng chống tội phạm, từ đó mỗi quốc gia từng bước hoàn thiện công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trên cơ sở của sự hợp tác
Thứ hai, tính tất yếu của việc hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống
tội phạm ma túy
Đấu tranh phòng chống tội phạm là chức năng đối nội của bất kỳ một quốc gia nào Cuộc đấu tranh này diễn ra dựa trên nền tảng pháp luật của mỗi quốc gia đó, do các cơ quan bảo vệ pháp luật (cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án…) của chính quốc gia đó thực hiện Trong đó, hoạt động đấu tranh phòng chống ma túy toàn cầu là vấn đề chung của cộng đồng quốc tế
Thế nhưng, nếu như nhiều thế kỷ trước đây, tội phạm ma túy thường hoạt động đơn lẻ, tự phát thì ngày nay, tội phạm ma túy đã hoàn toàn biến đổi, phát triển trong không gian và thời gian, có tổ chức chặt chẽ, có tiềm lực kinh tế, có địa bàn hoạt động… Đồng thời, chúng lợi dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, lợi dụng “kẽ hổng” của
Trang 10pháp luật các nước và quốc tế để phạm tội Tác hại do chúng gây ra trên phạm vi rộng lớn xuyên quốc gia, xuyên lục địa, tội phạm mafia, tội phạm có tổ chức, tội phạm quốc tế đã và đang đe dọa sự phát triển của các quốc gia, của nhân loại Từ các tội phạm truyền thống, tội phạm ma túy đã trở thành một hiện tượng quốc tế hóa mạnh mẽ Do vậy, đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy trong phạm vi mỗi quốc gia đã trở nên phức tạp, khó khăn hơn đòi hỏi phải có sự hợp tác, hỗ trợ giữa các quốc gia trong cộng đồng quốc tế
Sự nỗ lực của từng quốc gia đơn lẻ, biệt lập với nhau, thiếu sự liên kết, hợp tác không thể đem lại hiệu quả mong muốn Bởi tội phạm ma túy đã trở thành vấn đề toàn cầu Việc giải quyết nó nếu chỉ do một vài quốc gia đơn độc ở nước này hoặc nước khác hoặc ở khu vực đều không đủ, không hiệu quả, việc truy nã dẫn độ chúng rất khó khăn Và bởi nó liên quan chặt chẽ đến việc nó được giải quyết (hay không được giải quyết) ở nước khác, các khu vực khác cũng như trên thế giới nói chung
Do đó, việc liên kết, hợp tác giữa các quốc gia trong đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy là một vấn đề cấp bách và có tính quy luật bởi xu hướng toàn cầu hóa Đấu tranh phòng chống tội phạm trước kia được xem là công việc nội bộ của quốc gia nhưng hiện nay có thể nói đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, vậy nên, hoạt động đấu tranh phòng chống nó cũng phải trên quy mô toàn cầu
Hơn nữa, đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy đòi hỏi nhanh chóng, chính xác mới ngăn chặn kịp thời tội phạm, trừng trị thích đáng đối với hành vi phạm tội do chúng gây ra Vì vậy cần có sự hợp tác rộng rãi, phối hợp chặt chẽ, nhẹ nhàng giữa các quốc gia, các tổ chức phòng chống tội phạm quốc tế, cung cấp thông tin, phối hợp truy nã , bắt giữ, dẫn độ để đảm bảo tiến trình vụ án mới đem lại hiệu quả cao trong công tác này
Thứ ba, hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy
trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay: