1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bạo lực đối với trẻ em trong gia đình và vấn đề bảo vệ quyền trẻ em

17 623 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 450,5 KB

Nội dung

Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước là hạt nhân, nguồn gốc, động lực phát triển của đất nước, thế nhưng hiện nay những mầm ươm ấy đang bị bạo hành ở mức độ khá nghiêm trọng nhất là

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

NỘI DUNG:

I KHÁI QUÁT CHUNG

1 Trẻ em và quyền trẻ em

2 Gia đình và bạo lực gia đình

II THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA BẠO LỰC

TRONG GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ EM

1 Thực trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em

2 Nguyên nhân bạo lực gia đình đối với trẻ em

3 Ảnh hưởng của bạo lực trẻ em trong gia đình

III BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM

1 Thực trạng

2 Một số quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề bảo vệ quyền

trẻ em

IV GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG BẠO LỰC XÂM HẠI

ĐẾN CÁC QUYỀN CỦA TRẺ EM

2 2 4 5

5 8 10 11 11 13

14

MỞ ĐẦU

Trang 2

Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước là hạt nhân, nguồn gốc, động lực phát triển của đất nước, thế nhưng hiện nay những mầm ươm ấy đang bị bạo hành ở mức độ khá nghiêm trọng nhất là vấn nạn bạo hành đối với trẻ em trong gia đình Một điều đáng buồn là chính người thân của những thiên thần yếu ớt đấy : cha, mẹ, anh, chị, em ruột hay cha nuôi, mẹ nuôi…lại là chủ nhân gây nên bất hạnh cho các em Nhiều vụ bạo lực

đã được dư luận lên tiếng phản ánh nhưng ẩn sâu sau đó còn biết bao cuộc sống tối tăm của các em nhỏ vẫn chưa được đưa ra ánh sáng, còn bao em nhỏ phải sống trong cuộc sống u uất Điều này đang đặt ra vấn đề vô cùng nhức nhối và cấp bách đó là :Sự xuống dốc trầm trọng của các chuẩn mực về đạo đức, sự thiếu vắng môi trường văn hóa chuẩn mực giáo dục và quan trọng hơn đó là những hạn chế, thiếu sót trong pháp luật về vấn

đề bảo vệ quyền trẻ em trong gia đình, phải làm sao cho các em có được một cuộc sống toàn vẹn nhất Vì vậy trẻ em phải được quan tâm, bảo vệ chăm sóc tốt hơn để các em có thể bình yên vui, sống và học tập tích cực tạo nguồn lao động vững mạnh cho đất nước sau này

Tìm hiểu về vấn đề này nhóm chúng em đi sâu phân tích đề tài: “Bạo lực đối với trẻ em trong gia đình và vấn đề bảo vệ quyền trẻ em”

NỘI DUNG

I KHÁI QUÁT CHUNG

1 Trẻ em và quyền trẻ em

Về mặt sinh học, bất kì ai trong chúng ta cũng đều phải trải qua giai đoạn giữa sơ sinh và trưởng thành.Trẻ em là một con người ở giữa hai giai đoạn đó Trẻ em có những đặc điểm tâm sinh lý khá đặc thù : dễ tổn thương, dễ thay đổi, dễ thích nghi, dễ uốn nắn,

dễ tự ái, tự ti, hiếu thắng, thiếu kiên nhẫn,muốn tự khẳng định, được đánh giá, tôn trọng, nhiều hoài bão chung quy lại tất cả đều là do còn thiếu thực tế, thiếu kinh nghiệm, chưa phát triển đầy đủ về thể chất và trí tuệ:

Trang 3

Trên góc độ pháp lý thì trẻ em chính là một người chưa đến tuổi trưởng thành Trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (1989) mà Việt Nam đã phê chuẩn năm 1990 xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn ( Điều 1) Tuy nhiên trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tùy theo từng lĩnh vực, phân biệt trẻ em và người chưa thành niên theo độ tuổi khác nhau: 14, 15, 16, để xác định chế độ pháp lý, sự bảo vệ thích hợp cho từng lứa tuổi Ví dụ, theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2005 của Việt Nam :

“trẻ em qui định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” nhưng pháp luật Việt Nam và Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em quy định tất cả những người dưới 18 tuổi đều được coi là trẻ em Dù có gọi là người chưa thành niên hay trẻ em vị thành niên thì vẫn gọi chung là trẻ em

Quyền là những đòi hỏi cơ bản, chính đáng của một con người phải được hưởng hoặc có thể được làm Quyền được công nhận về mặt pháp lí, nó quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, buộc người khác phải tôn trọng, bảo vệ và đáp ứng

Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển

Các nhóm quyền của trẻ em:

+ Quyền được sống còn: bao gồm quyền của trẻ em được sống cuộc sống bình

thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất Đó

là mức sống đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khoẻ Trẻ em phải được khai sinh ngay sau khi ra đời

+ Quyền được phát triển: gồm những điều kiện để trẻ em có thể phát triển đầy đủ

nhất về cả tinh thần và đạo đức, bao gồm việc học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động

Trang 4

văn hoá, tiếp nhận thông tin, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo Trẻ em cần có

sự yêu thương và cảm thông của cha mẹ để có thể phát triển hài hoà

+ Quyền được bảo vệ: bao gồm những quy định như trẻ em phải được bảo vệ

chống tất cả các hình thức bóc lột lao động, bóc lột và xâm hại tình dục, lạm dụng matuý, sao nhãng và bị bỏ rơi, bị bắt cóc và buôn bán Trẻ em còn được bảo vệ khỏi sự can thiệp vô cớ vào thư tín và sự riêng tư

Quyền được bảo vệ bao gồm cả không bị tra tấn, đánh đập và lạm dụng trong trường hợp trẻ em làm trái pháp luật hay bị giam giữ

+ Quyền được tham gia: tạo mọi điều kiện cho trẻ em được tự do bày tỏ quan

điểm và ý kiến về những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình Trẻ em còn có quyền kết bạn, giao lưu và hội họp hoà bình, được tạo điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin và chọn lựa thông tin phù hợp

Quyền trẻ em là một khái niệm mới chỉ được chấp nhận ở Việt Nam trong thời gian gần đây ở thời kì đổi mới trong các quan hệ xã hội và gia đình Tại đại hội Đảng lần thứ

IX, lần đâu tiên từ “quyền trẻ em” được dùng trong các văn kiện của Đảng Từ đó, quyền trẻ em với tư cách là quyền con người được thảo luận công khai và rộng rãi ở Việt Nam

2 Gia đình và Bạo lực gia đình

“ Gia đình là một nhóm xã hội hình thành trên cơ sơ các quan hệ hôn nhân Quan hệ huyết thống hoặc được nuôi dưỡng tuy không có quan hệ máu mủ.Các quan hệ trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hoá, tình cảm…)

Bạo lực gia đình là ngược đãi bằng tình cảm, thể xác hay tình dục một thành viên trong gia đình bằng một thành viên khác (Xã hội học, John Macionis, Nxb Thống kê, tr

474).Có thể phân chia bạo lực gia đình thành bốn loại sau:Bạo lực thể xác; Bạo lực tinh thần; Bạo lực kinh tế hay lao động; Bạo lực tình dục

Trang 5

II THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA BẠO LỰC ĐỐI VỚI TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH

1 Thực trạng vấn đề bạo lực gia đình đối với trẻ em

a Thế nào là “bạo lực gia đình”?

Bạo lực gia đình đang là vấn đề được dư luận quan tâm sâu sắc Đây là một dạng tệ nạn xã hội gây hậu quả ở nhiều mức độ lên đời sống gia đình và xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân Trường hợp nhiêm trọng, bạo lực gia đình là tác nhân gây ra những hậu quả tai hại về cuộc đời, nhân cách của con người, gián tiếp tạo nên mầm mống các tệ nạn và tội phạm nguy hiểm khác trong xã hội

Bạo lực gia đình không phải là vấn đề mang tính địa phương mà là một vấn nạn toàn cầu, ở đâu cũng có, từ các nước nghèo, đang phát triển cho đến giàu có, phát triển cao độ Mọi gia đình thuộc mọi tầng lớp của xã hội đều có thể gặp phải tệ nạn này Đối tượng của các hành vi bạo lực trong gia đình thường là những thành viên yếu đuối, dễ bị tổn thương và trong hầu hết các trường hợp là phụ nữ, người già và trẻ em

Bạo lực trong gia đình tồn tại dưới nhiều hình thức, từ việc sử dụng sức lực, vật dụng để đánh đập gây thương tích, tổn hại về thể chất cho các thành viên khác; dùng quyền lực để kiểm soát, khống chế, cấm đoán các thành viên khác về nhiều mặt; cưỡng bức trong quan hệ tình dục, nhất là ép buộc người phụ nữ làm những việc liên quan đến tình dục trái với mong muốn của họ; dùng lời nói nhục mạ, chửi mắng, đe dọa hoặc có hành vi ruồng rẫy, bỏ rơi, không quan tâm lẫn nhau cho đến cố tình đập phá, làm hư hỏng tài sản chung; tiêu xài hoang phí không nhằm mục đích phục vụ đời sống gia đình,

… đều ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, tâm lý, tình cảm của mỗi cá nhân Đặc biệt, đối với trẻ em bạo lực còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành nhân cách, hạn chế những cơ hội để trẻ em có một cuộc sống bình thường và nhất là tương lai của các em sau này

Trang 6

b Trẻ em là nạn nhân

Bạo lực gia đình đối với trẻ em là hiện tượng khá phổ biến trên phạm vi toàn cầu Mức độ các vụ bạo hành trẻ em ngày càng nghiêm trọng và nguy hiểm hơn, số vụ trẻ bị chính những người thân , ruột trong gia đình đánh đập , gây thương tích đang ngày một nhiều Theo thông tin được bộ LĐ-TB & XH đưa ra từ năm 2008 đến năm 2010 có hơn 4.000 vụ bạo lực trẻ em Tại diễn đàn trẻ em quốc gia năm 2011 cho biết mỗi năm

cả nước có khoảng 7.000 – 8.000 vụ bạo hành và xâm hại tình dục trẻ em Theo TS Nguyễn Hải Hữu, Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ, TB&XH), đây chỉ

là con số được trình báo, thực tế còn cao hơn nhiều.Những địa phương xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em nhất là :Hà Nội , Đồng Nai , Đắc Lắc, TP.Hồ Chí Minh, Tây Ninh… Điển hình có những có những vụ bạo

lực trẻ em khiến dư luận không khỏi

bàng hoàng và sửng sốt trước sự dã

man, tàn bạo do chính người thân của

các em gây ra Vụ việc cháu bé Châu

Văn Phúc Thiên, 13 tuổi đang sinh sống

tại tỉnh Ninh Thuận bị chính cha mẹ

ruột của mình dùng dây xích trói, buộc

vào cửa và bạo hành dã man vào đúng

ngày 1/6 ngày Quốc tế Thiếu nhi mới

đây( năm 2012) đang khiến dư luận hết

Bé Châu Văn Phúc Thiên

sức bất bình Nhìn những thương tật trên khắp cơ thể cháu Thiên, người ta không khỏi bàng hoàng về hành vi thú tính của những bậc làm cha, làm mẹ với chính đứa con mình dứt ruột đẻ ra

Trang 7

Một bé khác cũng bị cha đẻ bạo hành tàn nhẫn là Bùi Xuân Thuận (10 tuổi, ở huyện An Dương, Hải Phòng) bị chính bố đẻ của mình là Bùi Xuân Phong hành hạ Thuận đã phải chịu sự đánh đập dã man nhiều lần trong suốt một thời gian dài Người bố tàn ác đã bắt Thuận cởi trần truồng, dùng dây điện có lõi đồng quật tới tấp vào người khiến toàn thân bé Thuận tím đen, chằng chịt sẹo Tàn nhẫn hơn, thậm chí Phong còn bắt đứa con trai côi cút của hắn phải ăn phân

Nhiều người cũng không khỏi xót xa khi nhìn những vết thương lở lói sâu vào thịt gây nhiễm trùng ở hai đùi của cháu Nguyễn Thị Như Ý (9 tháng tuổi ở xã Long Hậu, huyện Lai Vung, Đồng Tháp) bị chính người mẹ đẻ đánh đập trong nhiều ngày chỉ vì cho rằng cháu bị ma nhập

Đây là hình ảnh bé Diễm Quỳnh ( sn 2002) bị chính bố đẻ mình đánh đập, hành

hạ một các tàn bạo đang khiến dư luận rất bất bình Diễm Quỳnh đã bị chính người bố

đẻ của mình dùng dây điện hoặc dây xích sắt chó mèo để trói chân, tay của đứa con gái tội nghiệp lại, không cho

chạy rồi thẳng tay đánh đập.Có

thể thấy được tính chất dã man ,

tàn bạo của các vụ bạo lực đối

với trẻ em trong gia đình qua các

vụ án có thực ở trên.Các hình

thức dùng để tiến hành bạo lực

như nhẹ thì chửi mắng, dùng lời

lẽ để đay nghiến, xúc phạm các

em Nặng nề hơn là dùng vũ lực đòn roi, thậm chí là các biện pháp dã man, tra tấn tựa thời trung cổ với các vật dụng nguy hiểm như: Nước sôi, roi sắt, xích cùm, bắt ăn phân sống…

2 Nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ em trong gia đình.

Trang 8

Bạo lực đối với trẻ em trong gia đình đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng và phổ biến, gây hậu quả xấu về tính mạng, sức khoẻ, tinh thần và sự phát triển trí tuệ của trẻ; khiến dư luận xã hội đặc biệt quan tâm và bức xúc Những nguyên nhân chủ yếu sau dẫn đến tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình:

Văn hoá ″ Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi ″ bấy lâu nay khiến cho người ta coi chuyện đánh con là bình thường là quyền của cha mẹ là cho con lên người;

do thiếu hiểu biết về pháp luật nói chung và pháp luật về quyền trẻ em nói riêng; về kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của cộng đồng, gia đình và chính bản thân các

em đã dẫn tới mọi người vẫn cho rằng cha mẹ có quyền dạy con bằng đòn roi, bằng sự xỉ nhục, hành hạ với gia đình hiện nay có từ 1 đến 2 con, các bậc cha mẹ rất kỳ vọng vào con cái, đầu tư rất nhiều vào việc học hành dẫn đến áp lực nặng nề với các em, dùng đòn roi để buộc các em phải đạt kết quả theo đúng như cha mẹ mong muốn

Bên cạnh đó còn có rất nhiều lý do khác nhau để các bậc cha mẹ dùng đòn roi cho trẻ em, vợ giận chồng đánh con, chồng giận vợ cũng đánh con, con dâu đánh con để phản ứng với mẹ chồng, con rể không bằng lòng mẹ vợ cũng đem con ra đánh… Ngoài

ra, còn một dạng bạo hành nữa trong gia đình, đó là việc đòi hỏi quá mức so với tuổi và

sự phát triển của trẻ và bằng lời nói hoặc hành động làm trẻ thấy bị tổn thương về tinh thần như bị xúc phạm, bị từ bỏ, bị từ chối tình cảm…

Cũng có nhiều trường hợp trẻ em bị cha mẹ đánh đập bởi do tuổi thơ chính cha

mẹ các em cũng bị bạo hành như vậy dẫn đến chấn thương tinh thần và họ cũng đã dùng bạo lực mà dạy con Một kết quả khảo sát tình trạng bạo lực gia đình ở 8 tỉnh, thành do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam công bố: 23% gia đình có hành vi bạo hành về thể chất; 25% gia đình có hành vi bạo hành tinh thần; 40% phụ nữ được hỏi thừa nhận phải chịu cảnh bị chồng ngược đãi, lạm dụng, cưỡng bức dưới nhiều hình thức Nạn nhân của tình trạng bạo hành gia đình là trẻ em và quan trọng hơn là nó đã gây chấn thương tâm thần cho trẻ ở mức trầm trọng

Trang 9

Pháp luật chưa đủ mạnh, chưa đủ răn đe những người có hành vi bạo lực, như Điều 110 Luật Hình sự có quy định ″Người nào đối xử tàn ác với đối tượng là trẻ em lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ từ 1 năm đến 3 năm″ Mức án như vậy là quá nhẹ

Pháp luật về bảo vệ trẻ em còn nhiều khoảng trống: chưa có quy định cụ thể về bảo vệ trẻ em là nạn nhân, nhân chứng; chưa có quy định đặc biệt trong trường hợp nhận

tố giác từ trẻ em

Đã có Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nhưng thực hiện chưa nghiêm túc Tiếng nói và cách xử lý của chính quyền với các vụ cha, mẹ bạo hành với con cái còn yếu Cùng với thái độ thờ ơ, vô cảm của cộng đồng đã dẫn tới nhiều trẻ em bị bạo lực nhiều lần, gây hậu quả khá nghiêm trọng mà vẫn không bị xử lý trong khi Nghị định 114/2006/NĐ - CP đã quy định mức phạt rất cụ thể

Môi trường xã hội còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến bạo lực trẻ em như: cha mẹ

bị cuốn vào tệ nạn xã hội, nghiện hút, cờ bạc, rượu chè; cha mẹ mâu thuẫn hoặc ly hôn, lối sống ích kỷ, thiếu trách nhiệm với con cái Sự lan truyền của văn hoá bạo lực, đồi truỵ qua nhiều kênh, đặc biệt là qua Internet … dẫn đến các hành vi, hành xử tiêu cực, bạo lực mà nạn nhân thường là trẻ em và lẽ tất nhiên sẽ tác động tới tư tưởng, đạo đức, lối sồng, nhân cách của trẻ em

Gia đình nghèo, kinh tế khó khăn cũng là nguy cơ dẫn tới bạo lực gia đình vì kinh

tế khó khăn sẽ gây ra nhiều áp lực, căng thẳng, bế tắc dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình, hậu quả trẻ em phải hứng chịu

- Bất bình đẳng giới cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự loại bỏ thai nhi khi biết là gái,vứt bỏ trẻ sơ sinh là gái,bạo lực đối với trẻ em gái

3 Ảnh hưởng của bạo lực trẻ em trong gia đình.

Trang 10

Việc ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột đối với trẻ em chưa được cộng đồng chủ động phát hiện sớm và báo cho các cơ quan chức năng xử lý, can thiệp kịp thời vì người tố giác không được bảo vệ Sự nguy hại nhiều mặt và hậu quả lâu dài, nghiêm trọng của các hành vi xâm hại tình dục, bạo lực đối với trẻ em chưa được cảnh báo đúng mức

- Ảnh hưởng đến tinh thần : Trẻ em bị ngược đãi, xâm hại và bị bóc lột có tâm lý mặc

cảm, tự ti hoặc tâm lý thù hận đối với xã hội, khi trưởng thành nhiều em trong số đó cũng ứng xử tương tự đối với người khác

- Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ : Cơ thể trẻ đang phát triển mọi hành vi

bạo lực đối với trẻ đều ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển thể chất của trẻ

Bên cạnh đó hành vi bạo lực làm cho tinh thần trẻ sa sút cũng là nguyên nhân làm cản trở sự phát triển thể chất ở trẻ Bạo lực gia đình có thể gây ra cho trẻ những nạn nhân trực tiếp hững rối loạn tâm lý và sự sa sút trong học tập Các nghiên cứu về vấn đề này cho thấy, tỷ lệ học sinh bỏ học vì lý do bạo lực gia đình thường rất cao Trong trường hợp không bỏ học, việc học hành sa sút và những rối loạn nhân cách của các học sinh là nạn nhân (trầm cảm, và trong một số trường hợp là quấy phá hay có hành vi bạo lực với giáo viên và các học sinh khác ) gây cho nhà trường những rắc rối không nhỏ

- Ảnh hưởng đến tương lai và tính cách của trẻ : nó trở thành nỗi ám ảnh khó phai,

nhiều khi ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ cả ở tuổi trưởng thành Di chứng của bạo lực gia đình đã in sâu vào tiềm thức và điều khiển hành vi của trẻ Thực tế cho thấy nhiều trẻ phạm tội là do ảnh hưởng của việc là nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình Những hình ảnh do bị bạo lực gia đình trở thành một vết thương khó phai mờ trong trí não trẻ Khi trưởng thành, chúng khó hoà nhập với cuộc sống, dễ bị cẳng thẳng thần kinh, dễ bị kích động bạo lực hoặc có tư tưởng trầm uất

III BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM

Ngày đăng: 29/01/2016, 15:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w