Kế toán tập trung vào các thủ tục kế toán để bảo toàn vốn chủ sở hữu - Tài sản bao gồm những thứ sở hữu bởi chủ SH của DN hoặc TS là các khoản lợi ích dồn tích cho chủ SH - Công nợ là nh
Trang 1HỌC PHẦN: LÝ THUYẾT KẾ TOÁN Thời lượng: 2 tín chỉ - 10 buổi
1. Mục tiêu: giải thích và dự đoán các học thuyết về kế toán
2. Nội dung: 10 chương:
Chương 1: Bản chất của lý thuyết kế toán
Chương 2: Đo lường trong kế toán
Chương 3: Lý thuyết kế toán cổ điển
Chương 4: Lý thuyết kế toán hiện đại
Chương 5: Lý thuyết kế toán giá phí lịch sử (giá gốc)
Chương 5: Lý thuyết kế toán giá phí hiện
Chương 6: Lý thuyết kế toán giá thị trường
Chương 7: Lý thuyết kế toán thực chứng và nghiên cứu thị trường chứng
Trang 2CHƯƠNG 1: BẢN CHẤT CỦA LÝ THUYẾT KẾ TOÁN
1. KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA LÝ THUYẾT KẾ TOÁN
- Khuôn mẫu lý thuyết kế toán
- Nguyên tắc cho hoạt động kế toán
- Luận thuyết của Paciolli về kế toán kép tập trung (Father of Accounting)
2. TỔNG QUAN VỀ CÁC LÝ THUYẾT KẾ TOÁN
2.1 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LÝ THUYẾT KẾ TOÁN
2.1.1 Thời kỳ tiền lý thuyết (1400 – 1800)
Hình thức sơ khai của kế toán đến hết thế kỷ 18
Thế kỷ 15: Kế toán kép ra đời – ghi chép nghiệp vụ từ hoạt động kinh doanh đến hoạt động tài chính
- Năm 1494, Paciolli giới thiệu ké toán kép, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của kế toán hiện đại
- Goldberg: Không có lý thuyết kế toán nào được phát minh ra kể từ thời Pacciolli đến đầu thế kỷ 19
300 năm sau 1494, chỉ tập trung nghiên cứu phát triển các thông lệ kế toán hơn
là đưa ra lý thuyết đầy đủ Các đóng góp chủ yếu
- Kế toán kép lan rộng ra tòan châu Âu
- Hình thành nhật ký chuyên dùng để ghi nhận các nghiệp vụ
- Lập báo cáo tài chính định kỳ
- Mở rộng kế toán kép ra các đơn vị khác nhau ngoài doanh nghiệp
- Hình thành một số giả định kế toán
+ DN hoạt động liên tục+ Kỳ kế toán
+ Cơ sở dồn tích
- Một số phương pháp kế toán TSCĐ ra đời
2.1.2 Thời kỳ phát triển của lý thuyết kế toán
Bắt đầu từ 1800 đến 1950
Là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của các kỹ thuật và thông lệ kế toán Là kết quả của quá trình công nghiệp hóa
Quyền sở hữu và chức năng quản lý được tách biệt trong các doanh nghiệp lớn
=> nảy sinh nhu cầu thông tin về giá trị tài chính
- Kế toán kép tại VN ra đời do Pháp đưa vào VN năm 1858 Để đô hộ VN, Pháp xây dựng các xí nghiệp khai thác tài nguyên => để phục vụ cho các nhà buôn và
xí nghiệp => kế toán kép vào VN
- Kế toán VN => theo mô hình của Pháp : Uniformity : Nhất thể hóa Xây dựng luật chung, chế độ chung, ban hành và áp dụng thống nhất
Trang 3- Vốn chủ sở hữu của 1 DN là quan trọng nhất Kế toán tập trung vào các thủ tục
kế toán để bảo toàn vốn chủ sở hữu
- Tài sản bao gồm những thứ sở hữu bởi chủ SH của DN hoặc TS là các khoản lợi ích dồn tích cho chủ SH
- Công nợ là những khoản CSH có trách nhiệm phải trả
- Doanh thu là các khoản vốn chủ sở hữu nhận được trong kỳ
- Chi phí là các khoản DN phải chi ra
- Mọi ảnh hưởng của các nghiệp vụ được tổng kết về sự thay đổi của VCSH trên
TK vốn chủ sở hữu
- Các DN sở hữu tư nhân => Chủ sở hữu là trọng tâm.
- Hiện nay, lý thuyết này vẫn đúng trong các DN tư nhân
Các hạn chế của lý thuyết này:
- Nợ phải trả + vốn CSH đều phản ánh nguồn vốn kinh doanh của đơn vị => không thể coi chúng khác biệt hoàn toàn
- Các tài khoản doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh chỉ là tài khoản phụ cho tài khoản vốn CSH nên chúng không phản ánh bản chất của hoạt động kinh doanh
2.1.3 Thời kỳ khoa học cơ bản
Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời công ty cổ phần => Lý thuyết
trên không giải thích được Do dó cần một lý thuyết khác
Đóng góp lớn cho kế toán:
Một lý thuyết khoa học khác của kế toán được phát triển nửa sau thế
kỷ 19 => Lý thuyết thực thể kinh doanh
Theo lý thuyết này, trọng tâm của kế toán là doanh nghiệp chứ không phải là chủ sở hữu Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi nhận dưới góc độ doanh nghiệp
Phương trình kế toán: TÀI SẢN = NGUỒN HÌNH THÀNH TÀI SẢN
NGUỒN VỐN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU
Lý thuyết thực thể kinh doanh:
- Tài sản thuộc sở hữu của DN thay vì chủ sở hữu Công nợ phải trả của doanh nghiệp gánh chịu chứ không phải chủ sở hữu
- Doanh thu: do doanh nghiệp thu; Chi phí do doanh nghiệp chi chứ không phải chủ sở hữu
- Theo lý thuyết này, chủ sở hữu là người cung cấp tài chính tương
tự chủ nợ cung cấp tiền hoặc bán chịu hàng cho doanh nghiệp
- Báo cáo tài chính là phương tiện cung cấp thông tin của doanh nghiệp cho bên ngoài – người không được tiếp cận với sổ kế toán hoặc không đủ hiểu biết về quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp Trong đó, quan trọng nhất là cổ đông và ngân hàng
Bắt cân xứng về thông tin: Chủ sở hữu đượ tiếp cận với mọi thông tin kế toán Trong khi đó Ngân hàng, cổ đông chỉ được tiếp cận thông tin
kế toán qua báo cáo tài chính
Một số tổ chức nghề nghiệp
- 1936: Hội kế toán hoa kỳ (AAA)
Trang 4- 1938: Hội kế toán viên hành nghề Hoa Kỳ (AICPA)
Các lý thuyết kế toán trong giai đoạn này tập trung vào việc giải thích thực tiễn thông qua phân tích thực nghiệm cách thức các doanh nghiệp thực hành kế toán
Các lý thuyết được kiểm định bằng việc quan sát liệu kế tóan viên
có thực hiện giống như lý thuyết sản xuất – phương thức quy nạp
Các chỉ chích:
Không quan tâm tới chất lượng hnafh vi kế toán
Không cung cấp những thực tiễn kế toán để thực hành
Tập trung vào hành vi của kế toán mà không tập trung vào đo lường các thuộc tính của doanh nghiệp
2.1.4 Kế toán chuẩn tắc
Bắt đầu những năm 1950s
Ứng dụng kinh tế học vào kế toán
Lý thuyết giai đoạn này tập trung vào giải quyết vấn đề: kế toán phải làm thế nào thay vì kế toán đang được làm thế nào
Policy recomendation
What should be?
Concentrated on deriving:
- true income (profit)
- practices that enhance decision usefulness
- based on analytic and empirical proposition
Nội dung cơ bản của kế toán chuẩn tắc
- Phê phán giá gốc và đi tìm lý thuyết định giá mới đặc biệt trong điều kiện lạm phát Mô hình định giá theo giá hiện hành ra đời
- Đề xuất khuôn mẫu lý thuyết kế toán như là một lý thuyết cấu trúc
(Framework) về kế toán Các giả đinh kế toán: Tài sản – nguồn lực của một doanh nghiệp kiểm soát - controls(thay vì sở hữu- owned)
Đặc trưng cơ bản của hệ thống kế toán chuẩn tắc là đề xuất hoặc quy định các bước hành vi cho kế toán viên Luận điểm này chỉ ra rằng các giả
thuyết kế toán nên được chia thành mục tiêu, định đề va nguyên tắc Các bước bao gồm (Henderson S & Peirson G):
Bước 1: Đặt ra mục tiêu
Bước 2: Xây dựng ra các định đề
Bước 3: Thiết lập các nguyên tắc kế toán
Bước 4: Đặt ra các quy tắc kế toán
Bước 5: Tìm kiếm kết quả của công việc áp dụng các nguyên tắc
Bước 6: So sánh kết quả đạt được với mục tiêu đặt ra
1970, Kế toán chuẩn tắc bị phê phán
Giả thuyết không được kiểm định bằng thực nghiệm
Các lập luận mang tính diễn dịch phụ thuộc vào sự xét đoán chủ quan
Trang 5- Kế toán kép tại VN ra đời do Pháp đưa vào VN năm 1858 Để đô hộ VN, Pháp xây dựng các xí nghiệp khai thác tài nguyên => để phục vụ cho các nhà buôn và
xí nghiệp => kế toán kép vào VN
- Kế toán VN => theo mô hình của Pháp : Uniformity : Nhất thể hóa Xây dựng luật chung, chế độ chung, ban hành và áp dụng thống nhất
2.1.5 Thời kỳ nghiên cứu thực chứng
Đưa ra giả thiết từ thực tế; thu thập dữ liệu; kiểm định giả thiết và kết luận
Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm với dữ liệu và các sự kiện xảy ra trong thực tế để kiểm chứng các giả thiết mà nghiên cứu quan sát đã đặt ra
Kế toán thực chứng thường áp dụng các phương pháp thống kê hay kinh tế lượng cao cấp để phục vụ cho kiểm chứng giả thiết
Caplan EH đã mô tả các bước nghiên cứu kế toán thực chứng:
Bước 1: Nhận biết các vấn đề nảy sinh
Bước 2: Thu thập dữ liệu liên quan
Bước 3: Thiết lập các giả thuyết
Bước 4: Thực hiện, kiểm nghiệm các giả thuyết trên cơ sở số liệu đã thu thập
Sự khác biệt giữa kế toán thực chứng và chuẩn tắc:
- Kế toán thực chứng: mô tả, giải thích và dự đoán
- Kế toán chuẩn tắc: quy định
Thời kỳ nghiên cứu thực chứng, quan hệ giữa thông tin kế toán với thị trường vốn trong đó xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán của thông tin kế toán
Lựa chọn chính sách kế toán của nhà quản lý đặc biệt xem xét cách thức nhà quản lý lựa chọn chính sách kế toán để trình bày BCTC
ảnh hưởng của chính trị đến lựa chọn chính sách kế toán: Tại sao tại VN: không có Tài khoản đất đai? Theo informity không theo flexibility?
Phê phán:
- Cách tiếp cận dựa quá nhiều vào quan hệ bên ngoài nà bỏ qua các góc nhìn khác VD: Quan tâm đến cách lựa chọn chính sách kế toán của người làm kế toán hơn là bản thân pphương pháp kế toán
- Sang năm 1980s một hướng tiếp cận mới được phát triển trong nghiên cứu thực nghiệm là nghiên cứu hành vi trong kế toán
- Nghiên cứu nảh hưởng của con số kế toán tỏng một phạm vi xã hội rộng hơn và phản ứng của các bên với thông tin kế toán bao gồm nhà đầu tư, chủ nợ, nhà quản lý, cổ đông
Hiện hành, kế toán chuyển sang hướng nghiên cứu hành vi của hoạt động kế toán trong doanh nghiệp thay vì các dự đoán mang tính cảm tính Kế toán thực chứng mang tính trong tâm
Trang 6 Mặc dù có những phê phán, các lý thuyết thực chứng và nghiên cứu hành vi vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nghiên cứu và xây dựng kế toán hiện nay Đặc biệt sau
sự sụp đoor của các tập đoàn lớn như Enron, Worldcom… và khủng hoảng tài chính toàn cầu
Các vấn đề cơ bản của kế toán và lý thuyết quy chuẩn trở thành trào lưu mạnh mẽ
Kết luận: lý thuyết về kế toán đã trải qua nhiều giai đoạn: nguyên thủy, khoa học
cơ bản, chuẩn tắc, thực chứng Tuy nhiên các học thuyết sau ra đời ko phủ nhận các học thuyết trước mà mang tính chất kế thừa và cùng tồn tại
2.2: CÁC QUAN ĐIỂM VỀ BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN
1.2.1. BẢN CHẤT CỦA THÔNG TIN KẾ TOÁN
Quan điểm 1:Kế toán ghi chép quá khứ:
• Kế toán là một công cụ ghi chép lại các giao dịch trong quá khứ của một doanh nghiệp một cách trung thực dựa trên các nguyên tắc khách quan, nhất quán và thận trọng Người sử dụng thông tin ra quyết định nhằm thu được hiệu quả sử dụng nguồn lực cao nhất
• Kế toán được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, nhiều đối tượng sử dụng khác nhau (nhà nước muốn thu thuế, cổ đông muốn cổ tức, ngân hàng muốn đòi
nợ vay…), mang tính “tùy tiện”
• Từ đó yêu cầu nguyên tắc kế toán được sử dụng để lập báo cáo tài chính trung thực thông tin kế toán cũng được sử dụng để đánh giá năng lực quản lý
QĐ 2: Kế toán phản ánh hiện thực kinh tế
• Kế toán là một công cụ phản ánh hiện thực kinh tế tại thời điểm hiện tại hơn là
sử dụng giá gốc để ghi chép và phản ánh quá khứ
• Bảng cân đối KT phải trình bày được giá trị kinh tế hiện tại của các tài sản, công nợ
• Báo cáo kết quả kinh doanh phải phản ánh được lợi nhuận thức của DN
• Quan điểm này phủ nhận giá gốc và tìm kiếm giá thay thế như giá hiện hành hoặc giá thay thế
QĐ 3: Kế toán là hệ thống thông tin
• Kế toán bao gồm nguồn thông tin, kênh thông tin và người sử dụng thông tin
• Kế toán được hiều như công việc mã hóa các quan sát theo ngôn ngữ của hệ thống, biến thành các tín hiệu và báo cáo của hệ thống, sau đó giải mã thành các kết quả
• Kế toán không còn bị rang buộc bời mục đích tạo ra một bức tranh đúng tuyệt đối Thay vào đó, kế toán được thiết lập để cung cấp thông tin phù hợp cho
người sử dụng
1.2.2. BẢN CHẤT KINH TẾ CỦA KẾ TOÁN
QĐ 1: Kế toán là ngôn ngữ của kinh doanh
• Điểm tương đồng giữa kế toán và ngôn ngữ
• Chuẩn mực kế toán VN là dịch từ IFRS, BTC chuẩn bị sửa VAS thành VFRS Mong muốn hình thành kế toán như một ngôn ngữ chung toàn cầu Trên thế giới
Trang 7có >140 quốc gia áp dụng chuẩn mực IFRS Chỉ có một số quốc gia trên thế giới không áp dụng theo IFRS: Mỹ: US Gaff (đơn vị tính khác thế giới: miles, inch, gallon…) IFAC và US Gaff đã họp để thống nhất nộ dung
• Cả hai đều nhắm đến cung cấp thông tin cho một đối tượng nhất định
• Về cấu trúc, tương tự như ngôn ngữ bao gồm hai thành phần là từ ngữ và
QĐ 2: Kế toán là một loại hàng hóa
• Kế toán cần phải có chi phí và kế toán sẽ mang lại các lợi ích tương ứng
• Đâu là cách tiếp cận của nhiều lý thuyết kế toán
• Lý thuyết về ban hành các quy định kế toán thay vì để cho nhà quản lý tự do trong việc lựa chọn chính sách kế toán và trình bày BCTC
• Lý thuyết về quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán: (sơ cấp hoặc thứ cấp: Bầu Đức, Đặng Thành Tâm mua CP của chính mình: Giảm thiểu cổ tức phải trả, hạn chế bị thôn tính -> mua đi bán lại CP)
• Các lý thuyết về sự lựa chọn chính sách kế toán, các nhà quản lý có thể lựac chọn các chính sách kế toán (CS thuế, CS hàng tồn kho, …) để tối ưu hóa lơi ích của mình trong quan hệ với cổ đông
1.2.3. BẢN CHẤT CHÍNH TRỊ CỦA KẾ TOÁN:
QĐ 1: Kế toán phản ánh MQH giữa các nhóm lợi ích trong XH
• Các nhà quản lý có thể vận động để các tổ chức lập quy ban hành các quy định
có lợi cho ngành nghề của mình
• Các tổ chức nghề nghiệp cũng có thể tác động đến quá trình lập quy để bảo vệ lợi ích của nghề nghiệp VD: nông nghiệp xin ưu đãi thuế XK…
• Nhà nước cần can thiệp vào quá trình kế toán thông qua việc ban hành các quy định nhằm đảm sự cân bằng giữa các nhóm lợi ích Tại VN nhà nước coi kế toán
là công cụ kiểm soát nền kinh tế (chế độ kế toán áp dụng thống nhất do BTC ban hành, đất đai: sở hữu toàn dân -> không có chỉ tiêu này trên bảng CĐKT…); kế toán VN mang nhiều hệ thống đặc thù của Pháp: từ khi đô hộ VN 1858: xây dựng hệ thống luật, chuẩn mực khung…: thời gian sử dụng hữu ích của TS để đánh giá hệ số điều chỉnh: 1,5; 2,0 ; 2,5…
• Trước đây: kế toán chia theo ngành Mỗi ngành ban hành một chế độ kế toán riêng: kho bạc, ngân sách, chứng khoán, doanh nghiệp…: tàn tích của chế độ xã hội chủ nghĩa: VN và Trung Quốc
• Các nước TBCN: các trường ĐH: đa ngành – tổng hợp, VN theo từng chuyên ngành ĐH quốc gia, ĐH Thái Nguyên: theo hướng phương Tây
• Sai đâu sửa đấy, sửa đâu sai đấy, càng sửa càng sai
• Quan điểm này làm nền tẳng cho các nghiên cứu về quy trình lập quy về kế toán như có cần thiết các tổ chức lập quy hay không, via trò của nhà nước, chi phí chính trị của Kế toán
1.2.4. BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA KẾ TOÁN
• Kế toán phải góp phần mang lại phúc lợi xã hộ thông qua đó duy trì sự phát triển bền vững
• Các lý thuyết phát triển trên nền móng này bao gồm:
• Việc cung cấp thông tin minh bạch làm cơ sở cho việc phân bổ nguồn lực xác hội
Trang 8• Xem xét các chi phí xã hội và lợi ích xã hội của các hoạt động
1 3 LÝ THUYẾT VÀ LÝ THUYẾT KẾ TOÁN:
- Quan hệ ứng dung:
+ Thể hiện hảnh hưởng của các khái niệm hoặc đối tượng đến con người+ Ví dụ: thông tin kế toán được xem là nhu cầu cần thiết của con người trong việc ra quyét định hoặc có thể tạo ra các ảnh hưởng khác nhau đến các nhóm khác nhau trong xã hội
+ Hướng dẫn việc phát triển các thông lệ hoặc thủ tục kế toán mới
- Cấu trúc lý thuyết kế toán:
+ các lý thuyết tiếp cận thực tế: dựa trên quan sát thực tế hành vi kế toán viên
+ các lý thuyết cấu trúc: dựa trên suy luận logic hơn là quan sát thực tế+ Các lý thuyết quy chuẩn: đưa ra các đề xuất cveef chính sách thay vì phân tích và giải thích các thông lệ => VN
Trang 9+ Các lý thuyết thực chứng: nhấn mạnh đến việc thử nghiệm hoặc hiên hệ giữa các giả định hoặc lý thuyết
Trang 10CÂU HỎI THẢO LUẬN CHƯƠNG 1:
1. Nêu các đặc trưng cơ bản của kế toán:
- Giai đoạn 1495 – 1800
- Giai đoạn: 1800 – 1955
- Giai đoạn từ 1956 đến 1970
- Giai đoạn sau 1970
2. Các khái niệm khác nhau về kế toán
3. Kế toán kép: sự ra đời và các yếu tố ảnh hưởng
4. Kế toán tài chính và lý thuyết kế toán: phân biệt sự khác nhau và mối quan hệ
5. Phân biệt lý thuyết, quy luật và nguyên tắc
6. Các loại lý thuyết kế toán
7. Chức năng của lý thuyết kế toán
8. Hẫy trình bày thuật ngữ giải thích và dự báo trong một lý thuyết?
9. Nêu ngắn gọn nội dung lý thuyết chuẩn tắc
10.Nêu ngắn gọn nội dung lý thuyết khoa học
11.Sự khác biệt giữa kế toán chuẩn tắc và kế toán thực chứng?
Trang 11CHUYÊN ĐỀ 2: ĐO LƯỜNG VÀ XÂY DỰNG LÝ THUYẾT KẾ TOÁN
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐO LƯỜNG KẾ TOÁN
- Trong lĩnh vực kế toán đo lường được thực hiện bởi nó liên quan đến định lượng và dữ liệu định lượng cung cấp nhiều thông tin hơn các dữ liệu định tính (Tính tin cậy: khách hàng trả nợ, nhân công – kỹ năng, tin cậy, kinh nghiệm…)
- Đo lường là cách chuyển đối thuộc tính của vật chất thay cho số lượng theo quy định của luật pháp về các tài sản này
- Đo lường các thuộc tính của từng đối tượng kế toán là chức năng của kế toán, nó có giá trị rất lớn cho chúng ta kiểm chứng lại lý thuyết đo lường nói chung và đo lường kế toán nói riêng
+ Đo lường nói chung: cân đo đong đếm
+ Kế toán: Giá trị - thời gian – hiện vật
- Các loại thước đo:
+ Thước đo danh nghĩa: được sử dụng như là ký hiệu
+ Thước đo thứ tự: dãy hoạt động xếp hàng
+ Thước đo khoảng cách: ví dụ đo nhiệu độ
+ Thước đo tỷ lệ
- Các loại đo lường:
+ Đo lường cơ bản: thể hiện bằng số các thuộc tính của sự vật, hiện tượng theo các quy luật tự nhiên mà không dụa trên các tính toán hoặc biến số+ Đo lường phái sinh: phụ thuộc vào đo lường của hai hay nhiều nhan tố lượng hóa: vd: đo lường mật độ
+ Đo lường tin cậy: thường sử dụng trong kế toán, phải tuân thủ nguyên tắc nhất quán
+ Đo lường thừa nhận: VD đo lường năng lực học tập theo giả thiết về các thử nghiệm hoặc số lượng sai lầm từ các đối tượng, thu được theo các tiêu chuẩn học tập cụ thể
VD: để đo lường lợi nhuận có thể sử dụng nhìeeu cách khác nhau nhưng nếu không dựa trên lý thuyết được kiểm định thì không tin cậy được
- Sai sót trong đo lường có thể do:
+ Các hoạt động liên quan đến thuộc tính được đo lường
+ Người đo lường
+ Dụng cụ dung để đo lường
+ Môi trường thực hiện việc đo lường
+ Thuộc tính đo lường không rõ ràng, sự vật được đo lường không rõ ràng, đặc biệt với sự vật không thể đo lường trực tiếp
Acsimet: phát minh ra phương pháp đo lường cho các đối tượng không dễ
đo lường Đo trọng lượng, thể tích vương miện Vua = cách đo trong bể nước
- Tài sản và bản chất của tài sản:
Theo Paton và Dĩon
Theo viện kế toán viên công chứng
Theo FASB
Trang 12 Theo Canning
Theo Henderson và Peirson
- Ba bộ phận quan trọng trong khái niệm tài sản:
Lợi ích kinh tế tương lai
Phải thuộc quyền kiểm soát của một đơn vị cụ thể Lịch sử tranh luận: Control – Owned: TS Thuê tài chính
Kết quả của một sự kiện hoặc nghiệp vụ trong quá khứ
- Một số đối tượng thỏa mãn định nghĩa tài sản nhưng lại không được ghi nhận??? VD: các lợi ích không đo lường được => không ghi nhận
- Đo lường tài sản:
Các thuộc tính của tài sản được sử dụng để đo lường
Đo lường khác nhau áp dụng cho các nhóm tài sản khác nhau: các khoản trả trước, các khoản phải thu, tiền, các khoản phí hoãn lại…
Trong một số trường hợp việc đo lường là không dễ dang
- Các thuộc tính của tài sản được sử dụng để đo lường:
Giá bán tương lai
Giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai…
- Theo quan điểm của trường phái hiện đại, việc ghi nhận theo thước đo tiền
tệ và việc theo dõi sự vận động của các đối tượng theo thước đo tiền tệ dưới dạng dòng tiền vào – ra
- Các khoản trả trước: Thuộc nhóm này bao gồm:
Những tài sản giữ để bán: hàng tồn kho, các loại chứng khoán…
Các tài sản giữ để sử dụng: tài sản cố đinh
Các chi phí trả trước cho các khoản dịch vụ: chi phí bảo hiểm trả trước, chi phí thuê TSCĐ trả trước
Tài khoản theo dõi các khoản này được gọi là tài khoản treo “ suspense account” nơi mà các khoản chi tiêu này được ghi nhận cho đến khi doanh thu mà các khoản chi tiêu này tạo ra phát sinh theo nguyên tắc phù hợp doanh thu và chi phí VD: đầu tư TSCĐ Định
kỳ trích khấu hao TSCĐ, tuy nhiên phải phù hợp nguyên tắc phù hợp : doanh thu nhiều - chi phí nhiều: phân bổ tương ứng với phần doanh thu; tương tự cho HTK…
- Các khoản trả trước: các khoản chi tiêu được doanh nghiệp thực hiện với
kỳ vọng về lợi ích kinh tế tương lai:
Trong một số trường hợp, các lợi ích kinh tế phát sinh khi tài sản được bán
Tròn nhiều trường hợp khác, các lợi ích kinh tế sẽ thu được khi các tài sản được sử dụng: TSCĐ
Lợi ích kinh tế, trong đa số trường hợp, có thể đo lường được thông
qua thước đo tiền tệ Trong nhiều trường hợp, các lợi ích kinh tế
Trang 13sẽ khó có thể đo lường Vd: DN lắp điều hòa tại phân xưởng SX sẽ
làm tăng NSLĐ của NLĐ
- Theo kế tóan hiện đại, nếu một khoản chi tiêu được sử dụng trong một năm thì không được ghi nhận và nhóm tài sản này mà ghi vào chi phí kinh doanh trong kỳ (BCTC lập cuối năm TC)
- Theo chuẩn mực quốc tế, nếu các lợi ích không đo lường được, có thể được ghi nhận trên thuyết minh báo cáo tài chính (inherent benefit)
- Các khoản trả trước và nguyên tắc than trọng
Nguyen tắc thận trọng phải được áp dụng cho những tài sản nắm giữ với mục tiêu bán ra ngoài, không áp dụng cho những tài sản nắm giữ với mục tiêu sử dụng cho sản xuất, kinh doanh
Tài sản mua về để bán, nếu có sự giảm giá trị thì phải trích lập dự phòng
Tài sản mua về cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì cuối kỳ phải trích khấu hao và đưa vào chi phí (cả phần thiệu hại do có sự giảm giá): VD TSCĐ => Tại sao?: Do kế toán áp dụng nguyên tắc hoạt động liên tục: TSCĐ dược ghi nhận theo giá gốc, ko theo giá thị trường…
Các tài sản có sự giảm giá thị trường được xử lý theo các cách thức khác nhau Theo kế toán Úc,Mỹ, Anh, Quốc tế: các tài sản được giữ cho SXKD thường được đánh giá lại gần sát với giá phi hiện hành của tài sản đó
Tại VN, không có active market: thị trường đầy đủ: ko đủ cơ sở tin cậy để xđ giá trị của TS => ko cho phép điều tiết giá trị TS
VD: Một số TS cuối năm đánh giá sự giảm giá: Hàng tồn kho
Trang 141.2.5. ĐO LƯỜNG TÀI SẢN – CÔNG NỢ PHẢI THU:
1.2.6. ĐO LƯỜNG TÀI SẢN – TIỀN:
Đặc điểm:
- tiền thực chất là tài sản tồn tại dưới trạng thái giá trị
- tiền không được sử dụng như các tài sản cố định để tạo ra doanh thu, không được bán như hàng tồn kho để thu lợi nhuận
- tiền cũng không phải là quyền thu tương lại như các khoản phải thu
- tiền là tài sản bởi các lợi ích kinh tế mà nó mang lai Những lợi ích kinh tế tương lại bao gồm sự trao đổi để lấy hàng hóa hoặc đihcj vụ hoặc thu được các khoản lãi từ việc cho vay
- tiền mang hai đặc trưng cơ bản là lưu trữ và trao đổi tiện ích nhất
các kế toán viên không đo lường tiền theo giá gốc của nó hoặc đo lường lợi cíh kinh tế tương lai của tiền kế toán chỉ đo lường và ghi nhận giá trị hiện hành
tiền được ghi nhận là một tài sản với tính thanh khoản cao nhất trên bảng cân đối kế toán (Theo IFRS: nhiều nước đã áp dụng phân loại theo tính thanh khoản giảm dần => tiền xếp cuối cùng)
1.2.7. ĐO LƯỜNG TÀI SẢN – CÁC KHOẢN PHÍ HOÃN LẠI(deferred charges)
Khái niệm và ặc điểm:
- Là những khoản chi phí đã thực sự phát sinh nhưng được tính và kỳ kinh doanh tươg lai bởi lợi ích kinh tế tương lai mà khoản phí này mang lại
- Cơ sở áp dụng cho khoản phí hoãn lại chính là nguyên tắc phù hợp doanh thu và chi phí
- Phí hoãn lại thường được phân loại như là một loại tài sản dài hạn phởi sự liên quan của chi phí đến các kỳ kế toán khác nhau Các khoản phí hoãn lại không có hình thái vật chất cụ thể Một số dạng của phí hoãn lại gồm: (1) phí cấu trúc lại doanh nghiệp; (2) phí di chuyển doanh nghiệp; (3) chi phí thúe thu nhập doanh nghiệp hoãn lại…
- Phí hoãn lại không có hình thái vật chất nhưng chúng lại được liệt kê như
là một loại tài sản trên bảng cân đối kế toán
- Phí – chi phí – lệ phí:
- Chi phí: phần tính vào một chu kỳ kinh doanh, phí: có thể tính vào nhiều chu kỳ kinh doanh
1.2.8. CÔNG NỢ VÀ ĐO LƯỜNG CÔNG NỢ:
Khái niệm và bản chất của công nợ:
- Kohler, E đã đưa ra khái niệm về công nợ: một khoản tiền mà một cá nhân hoặc tổ chức (con nợ) đang nợ một đối tượng khác (chủ nợ) Con nợ phải trả lại bằng tiền hoặc hàng hóa, dịch vụ và dẫn đến một tài sản hoặc dịch vụ nhận được hoặc một khỏan thiệt hại phts sinh
- KN của Kohler phản ánh khái niệm của kế toán hiện đại, tuy nhiên có một
số tồn tại: phản ánh một khoản tiền … không đề cập đến là kết quả của giao dịch trong quá khứ, không đề cập đên là nghĩa vụ trong hiện tại, ko
đề cập đến các khoản không phải là kết quả giao dịch trong quá khứ
Trang 15nhưng vẫn phát sinh trong hiện tại … 1 DN tiếp quản 1 DN khác nhưng chưa chắc đã gánh chịu các khoản nợ của DN được tiếp
- Theo chuẩn mực kế toán quốc tế hiện nay: công nợ là nghĩa vụ nợ hiện tại của DN phát sinh từ các sự kiện đã qua và việc thah toán khoản phải trả này dẫn đến sựu giảm sút về lợi ích kinh tế của doanh nghiệp
Ghi nhận nợ phải trả
- có đủ điều kiện chắc chắn là doanh nghiệp sẽ phải dung một lường tiền chi
ra hoặc hi sinh các lợi ích kinh tế tương lai để trang trang trải cho các khoản nợ hiện tại
- để ghi nhận trên các báo cáo tài chính, các khoản nợ phải trả phải xác định được một cách đáng tin cậy (không có active market: ko có cơ sở tin cậy
để đo lường => không ghi nhận)
Đo lường công nợ
Công nợ có thể được đo lường theo các đặc điểm khác nhau
- ví dụ công nợ đề cập đến số tiền phải được thanh toán vào ngày lập BCTC
- công nợ là số tiền cần phải thanh toán vào ngày đáo hạn
- công nợ bao gồm giá trị hiện tại của khoản tiền sẽ trả trong tương lai
- công nợ cũng đề cập đến giá trị danh nghĩa của một khoản nợ
- kế toán VN hiện nay đo lường công nợ theo chỉ tiêu nào nêu trên???
Nguyên tắc hoạt động liên tục ngầm định rằng doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai gần và do vậy khoản nợ sẽ đượ thanh toán vào ngày đáo hạn chứ không phải ngày lập báo cáo tài chính
Bên cạnh đó kế toán cũng không muốn lựa chọn chủ quan về tr lệ chiết khấu (trừ phi có sự thỏa thuận giữa bên nợ và chủ nợ), nên kế toán cũng không ghi nhận theo giá trị hiện tại của khoản nợ tương lai
Và kế toán cũng khôn muốn ghi nhận toàn bộ số tiền phải trả khi đáo hạn bởi lãi chỉ được tính khi khoản nợ đến hạn thanh toán (theo nguyên tắc dồn tích)
Và cuối cùng, theo quan điểm của kế toán hiện đại, kế toán viên sẽ lựa chọn phương án ghi nhận theo theo nợ theo danh nghĩa của khoản nghĩa vụ đó – khoản tiền đã thỏa thuận và ghi nhận trên hơp đồng kinh tế tại ngày mua hàng
- ghi nhận theo giá trị danh nghĩa của khoản nợ là khách quan và nhất quán với nguyên tắc hoạt động liên tục và nguyên tắc dồn tích
- đây là khoản tiền đã được hai bên thỏa thuận và được ghi nhận trong hợp đồng
- nói cách khác công nợ phản ánh dòng tiền ra thực tế tương lai không điều chỉnh cho giá trị thời gian của khoản nợ và lãi suất
- cách thức này nhất quán với việc đo lường tài sản và được gọi là phương pháp đo lường theo giá gốc
1.2.9. DOANH THU VÀ ĐO LƯỜNG DOANH THU:
Khái niệm doanh thu và thu nhập:
- Định nghĩa theo quan điểm hiện đại: Doanh thu là phần duy trì trọng vẹn vốn cổ phần (Nếu không phát sinh doanh thu, DN vẫn phải gánh chịu các chi phí cố định phát sinh => vốn CP sụt giảm)
Trang 16- Định nghĩa theo kế toán giá gốc (VAS và IFRS): doanh thu là dòng vào các nguồn lực hoặc sự giảm đi của các khoản nợ trong kỳ kế toán và kết quả của quá trình bán sản phẩm , hàng hóa và cung cấp dịch vụ
Ghi nhận doanh thu
- Có xác đinh được không
- Có thị trường hoạt động hay không hay giao dịch nội bộ
- Quyền sở hữu hàng đã chuyển giao hay chưa
Đo lường bằng lợi ích kinh tế tương lai: có liên quan đến sự gia tăng về tài sản hoặc giảm nợ phải trả và xác định tin cậy (tiền,
Tất cả các vấn đề nêu trên hiện nay đã được chuẩn hóa trong các chuẩn mực
kế toán quốc tế Theo đó:
- Doanh thu và thu nhập khác được ghi nhận trong IAS khi thu được lợi ích kinh tế tương laic ó liên quan tới sự gia tăng về tài sản hoặc giảm bớt nợ
phải trả và giá trị gia tăng đo phải được xác định một cách đáng tin cậy
(Xác định gía trị hợp lý của TS (định giá TS); Giá trị thị trường)
1.2.10. CHI PHÍ VÀ ĐO LƯỜNG CHI PHÍ:
Bản chất của chi phí
- Henderson và Peirson đã định nghĩa chi phí là những dòng ra hoặc các nguồn lực chi tiêu và những khoản nợ trong kỳ kế toán với mục đích tạo ra doanh thu
- Chuẩn mực kế toán quốc tế: “chi phí là sự giảm đi của lợi ích kinh tế trong một kỳ kế toán, dưới hình thức dòng ra hoặc sự suy giảm của tài sản hoặc
sự phát sinh của nợ phải trả, kết quả là làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản rút vốn của chủ sở hữu”
- ĐN dưới đầy đủ hơn ĐN trên, phân biệt rút vốn với rút vốn của chủ sở hữu, thể hiện bản chất của chi phí làm giảm vốn chủ sở hữu ( kế toán chuẩn tắc: chủ sở hữu không muốn tăng lương, đóng BH => tăng chi phí
và giảm vốn chủ sở hữu…)
- Chi phí đều là những dòng ra hoặc các nguồn lực hy sinh
- Chi phí có thể là những khoản nợ phát sinh trong kỳ
- Một thuộc tính quan trọng nhất trong khái niệm nàychính là mối quan hệ nhận quả giữa chi phí và doanh thu
- Doanh nghiệp phải bỏ ra các hao phí thì mới có doanh thu thu về Và, chi phí sẽ làm giảm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
- việc ghi nhận chi phí sẽ phức tạp hơn việc đo lường chi phí Kế toán viên phải dựa vào nguyên tắc phù hợp để thực hiện công việc khó khan này
nó chỉ đề xuất rằng chi phí nên được nghi nhận khi chúng phù hợp với doanh thu mà chúng tạo ra Bất kể mối quan hệ giữa chi phí và doanh thu
là trực tiếp hoặc gián tiếp
Trang 17- Chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai qua việc giảm tài sản hoặc tăng nợp phải trả và chi phí nsafy phải được xác định một cách đáng tin cậy
- Các chi phí được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt dộng kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp doanh thu và chi phí
- Khi lợi ích kinh tế dự kiến thu được trong nhiều kỳ kết toán có liên quan đến doanh thu và thu nhập khác được xác định một cách gián tiếp thì các chi phí lên quan được ghi nhận trong IS trên cơ sở phân bổ theo hệ thống hoặc tỷ lệ
- Một khoản chi phí được ghi nhận ngay vào báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ khi chi phí đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau
1.2.11. LỢI NHUẬN VÀ ĐO LƯỜNG LỢI NHUẬN:
BẢN CHẤT CỦA LỢI NHUẬN:
- Lợi nhuận của một DN là số có thể được phân chia như là cổ tức trong khi duy trì được lượng vốn (capital) ban đầu
- Công thức xác định lợi nhuận: P = D + (K1 - K0)
- các kế toán viên không đo lường tiền theo giá gốc của nó hoặc đo lường lợi cíh kinh tế tương lai của tiền kế toán chỉ đo lường và ghi nhận giá trị hiện hành
tiền được ghi nhận là một tài sản với tính thanh khoản cao nhất trên bảng cân đối kế toán (Theo IFRS: nhiều nước đã áp dụng phân loại theo tính thanh khoản giảm dần của tài sản)
Trang 18CHUYÊN ĐỀ 3: QUAN ĐIỂM KẾ TOÁN CỔ ĐIỂN
3.1 LÝ THUYẾT SỞ HỮU (LÝ THUYẾT CHỦ SỞ HỮU)
- Xem chủ sở hữu là trung tâm của kế toán
- Các nguyên tắc và phương pháp kế toán được xây dựng trên quan điểm của người chủ sở hữu, phục vụ mong muốn của họ là tối đa hóa tài sản của họ trong công ty Hiện nay lý thuyết này vẫn đúng trong các doanh nghiệp tư nhân
- Phương trình kế toán: VSCH = TS – NPT:
o Tài sản thuộc về chủ sở hữu, Nợ phải trả là nghãi vụ của chủ sở hữu
o Kế toán nhằm xác định tài sản thuần (net asset = TS – nợ phải trả) của chủ
sở hữu
o Doanh thu là khoản làm tăng vốn chủ sở hữu
o Doanh thu là khoản làm tăng vốn chủ sở hữu và chi phí làm giảm
o Lợi nhuận là sự tăng lên của tài sản thuần của chủ sở hữu
- Lý thuyết này có từ rất sớm và ảnh hưởng đến các thông lệ kế toán (chính sách
o Lợi ích của cổ đông không kiểm soát (non – control …) trên báo cáo tài chính hợp nhất được trình bày như một khoản phải trả trong khi vốn chủ
sở hữu trình bày lợi ích thuộc về công ty mẹ (trình bày ở phần vốn chủ sở hữu hay nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán hợp nhất??????)
- Lý thuyết chủ sở hữu được hình thành trong giai đoạn các doanh nghiệp còn có quy mô nhỏ và dưới các hình thức công ty một thành viên và công ty hợp danh Khi công ty cổ phần hình thành, một số vấn đề đặt ra cho thuyết này:
o Trong công ty cổ phần, chủ sở hữu (cổ đông) tách biệt với doanh nghiệp Cong ty chứ không phải cổ đông là người sở hữu tài sản và có nghĩa vụ với các khoản nợ phải trả Công ty trở thành một thực thể hoàn toàn độc lập (serperate entity)
o Trong công ty cổ phần, cổ đông không còn là nhà quản lý nữa và hộ cũng không nắm được đầy đủ các thông tin tài chính của doanh nghiệp
o Trách nhiệm giải trình trở nên quan trọng trong kế toán (HĐ quản trị đối với HĐ cổ đông) Kế toán là một bộ phận trong hệ thống quản lý, không còn là công cụ của chủ sở hữu nữa
- Các khái niệm vốn tài chính:
o Quan điểm sở hữu cho rằng không có sự khác biệt giữa các tài sản của chủ
sở hữu và tài sản của thực thể pháp lý ( doanh nghiệp)
Vì vậy , tất cả lãi của thực thể pháp lý có thể phân chia được cho các chủ sở hữu của công ty
Trang 19 Nếu thực thể pháp lý này yêu cầu bổ sung các nguồn lực thì luôn có các nguồn lực sẵn có của các chủ sở hữu
o Quan điểm sở hữu có liên quan tới việc duy trì vốn của thự thể pháp lý ( điều chỉnh vốn chủ sở hữu theo mức giá chung – tỷ lệ lạm phát)
o Một cách xem xét vấn đề này là đánh giá vốn của đơn vị tỏng quan hệ với khả năng duy trì vốn chủ sở hữu ( capital maintenance)
Ví dụ nếu vốn tại thời điểm bắt đầu năm tài chính cho phép công ty mua 1000 đơn vị hàng hóa thì cuối năm, vốn của công ty cũng phải có đủ
để mua 1000 đơn vị hàng hóa đó Phần chênh lệch trên phần giá trị thuần được đề cập tới như là phần có thể phân phối được cho các chủ sở hữu
Lợi nhuận là phần còn lại của vốn chủ sở hữu sau khi bù đắp được vốn đầu tư ban đầu
3.2 LÝ THUYẾT THỰC THỂ PHÁP LÝ (THỰC THỂ KINH DOANH – Business entity hoặc legal entity)
- Xuất phát từ những hạn chế của lý thuyết chủ sở hữu khi xuất hiện công ty cổ phần – chủ sở hữu tách khỏi đơn vị
- Có 2 quan điểm:
o Đơn vị nhận nguồn lực từ các nhà tài trợ bao gồm cả cổ đông và chủ nợ
Do vậy đơn vị phải báo cáo các hoạt động của mình cho các nhà tài trợ vốn này
o Công ty hình thành như một thực thể độc lập với cả người chủ sở hữu và chủ nợ, nó chỉ quan tâm tới sự tồn tại và phát triển của chính nó
o Việc báo cáo cho các cổ đông hay chủ nợ (bằng báo cáo ktoan) thực chất
là việc tuân thủ các trách nhiệm pháp lý và tạp mối quan hệ tốt đẹp để có thể huy động được vốn tương lai (cổ đông, ngân hàng…)
- Hai quan điểm nêu trên dẫn đến một hệ quả cơ bản của lý thuyết này: trách nhiệm giải trình là vấn đề quan trọng hàng đầu
- Trong lý thuyết thực thể, tài sản thuần không còn ý nghĩa giống như thuyết vốn chủ sở hữu Vấn đề trọng tâm là tình trạng của toàn đơn vị, trong đó cổ đông hay chủ nợ đều là những nhà tài trợ
- Phương trình kế toán : TÀI SẢN = NGUỒN VỐN ( Nguồn hình thành tài sản)
- Trong phương trình trên, không có sựu khác biệt giữa cổ đông và chủ nợ mặc dầu 2 bên có quyền lợi khác nhau đối với tài sản của đơn vị nhưng về bản chất quan hệ đã thay đổi
o Cổ đông không có quyền cụ thể đối với tài sản của đơn vị ngoại trừ việc nhận cổ tức theo quyết định của HĐ quản trị
o Quan hệ giữa cổ đông không thực sự là một người chủ sở hữu mà quan hệ của họ với đơn vị là quan hệ có tính hợp đồng
- Lợi nhuận của doanh nghiệp được xem như sự tăng/ giảm của tài sản thuần của đơn vị
o Doanh thu là dòng vào của tài sản và chi phí là cái bỏ ra để mang lại doanh thu của công ty
Trang 20o Báo cáo kết quả kinh doanh trở thành báo cáo quan trọng vì các nhà tài trợ quan tâm đến kết quả của đơn vị Người theo thuyết chủ sở hữu coi bảng cân đối kế toán quan trọng hơn BC KQKD, theo thuyết thực thể kinh doanh coi trọng báo cáo kết quả kinh doanh hơn bảng CĐKT
o Sự sống còn của đơn vị liên quan đến lợi nhuận mà nó tạo ra
o Lý thuyết chủ sở hữu tập trung vào bảng cân đối kế toán, lý thuyết thực thể tập trung vào báo cáo kết quả kinh doanh
- Chi phí lãi vay hay cổ tức đều được xem như một khoản chi phí vì đều là khoản đơn vị phải trả cho nhà tài trợ vốn
- Lý thuyết thực thể kinh doanh có những ảnh hưởng nhất định đến thông lệ kinh doanh và thông lệ kế toán
o Khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, một hướng vận dụng lý thuyết này là trình bày lợi ích của bên thiểu số không tách biệt mà sẽ thể hiện như một phần vốn chủ sở hữu bên cạnh nợ phải trả
o Khi công ty cổ phần mua và bán đi cổ phiếu của chính mình, đây là biểu hiện sự độc lập của công ty đối với chủ sở hữu
- Khái niệm duy trì vốn vật chất
o Quan điểm thực thể xem các tài sản của thực thể như là chính các tài sản của riêng các thực thể và coi nguồn vốn của các chủ sở hữu là những khoản đến từ bên ngoài đến thực thể
Tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, không phải tài sản của chủ
sở hữu Nguồn vốn là nguồn bên ngoài: vốn chủ sở hữu, nợ phải trả để hình thành nên tài sản của doanh nghiệp
o Trách nhiệm của đơn vị trong việc duy trì công suất hoạt động vật lý của công ty: Máy móc phải duy trì được khả năng sản xuất ban đầu DN phải trích khấu hao để trong tương lai tái đầu tư, sửa chữa hoặc đầu tư mới cho các tài sản đã hao mòn hoặc hư hỏng (capital expenditure)
o Duy trì vốn vật chất: khả năng để đạt được mức công suất vật lý tương đương vào cuối thời kỳ này kể từ khi nó bắt đầu hoạt động Thu nhập thu được chỉ sau khi công ty thay thế (bảo dưỡng) những tài sản theo mức sản xuất ban đầu
DN sử dụng máy móc thiết bị để sx: DN chỉ có lợi nhuận khi đã cover được các chi phí để đưa máy móc thiết bị về trạng thái ban đầu
o Quan điểm trên thống nhất rằng các chi phí để phục hồi tài sản là giá phí hiện hành (current cost) của tài sản có công suất tương tự như các tài sản hiện có
CÂU HỎI: ANH CHỊ HÃY PHÂN BIỆT VỐN VẬT CHẤT VÀ VỐN TÀI CHÍNH
tài sản của thực thể như là chính các
tài sản của riêng các thực thể và coi
nguồn vốn của các chủ sở hữu là
không có sự khác biệt giữa các tài sản của chủ sở hữu và tài sản của thực thể pháp lý
Trang 21những khoản đến từ bên ngoài đến
thực thể
tất cả lãi của thực thể pháp lý có thể phân chia được cho các chủ sở hữu của công ty
Duy trì được mức công suất vật lý
Thực thể kinh doanh phải duy trì
được mưc công suất vật lý của tài sản
(vốn của DN ko phải của chủ sở
hữu) Phần còn lại là lợi nhuận
Các chi phí để phục hồi tài sản là giá
phí hiện hành của tài sản có công suất
tương tự như TS hiện có
Đi theo lý thuyết vốn chủ sở hưu, quan trọng nhất là duy trì phần vốn
chủ sở hữu, chỉ quan tâm đến tài sản
thuần : VCSH = TS – NPT
TS phải bù đắp được vốn bỏ ra ban đầu (TS thuần), phần còn lại là lợi nhuận
3.3 LÝ THUYẾT QUỸ:
- Do William Vatter đề xuất
- KHông nên chọn một góc nhìn mang tính chất nhân cách hóa như lý thuyết chủ
sở hữu, dựa trên góc nhìn của chủ sở hữu) hay lya thuyết thực thể
- Lý thuyết này coi DN như 1 quỹ
- Quỹ là một đơn vị hoạt động theo một mục đích cụ thể bao gồm tài sản và nguồn vốn
- Phương trình kế toán
o Tài sản = Tổng các giới hạn của tài sản
o Các giới hạn của tài sản chỉ ra các mục đích được xác định cho việc sử dụng tài sản
o NPT hay VCSH được xem như là một loạt các nghĩa vụ kinh tế và pháp
lý áp đặt lên việc sử dụng tài sản
o VCSH là phần giới hạn cuối cùng nhằm cân đối giữa hai bên phương trình
kế toán
o Theo lý thuyết này phương trình kế toán có thể được trình bày khác Hai quan điểm nêu trên dẫn đến một hệ quả cơ bản của lý thuyết này: trách nhiệm giải trình là vấn đề quan trọng hàng đầu
o Thu nhập được coil à phần tài sản tăng them của quỹ mà không có một giới hạn nào phát sinh ngoài giới hạn cuối cùng của VCSH
o Chi phí là cái phát sinh nhằm mục đích của quỹ (không phải hao tổn)
o Không có con số lợi nhuận nào được phản ánh đầy đủ tất cả mục đích của các bên quan tâm
o Do vậy báo cáo kết quả kinh doanh không cần thiết mà thay vào đó là một báo cáo về dòng vào, dòng ra của quỹ để mọi người đọc có thể tính được con số mà mình cần biết
o Mô hình này được sử dụng tại các đơn vị công như các đơn vị hành chính,
sự nghiệp: ko có báo cáo kết quả kinh doanh, chỉ có báo cáo liên quan đến thu chi ngân sách báo cáo về việc nhận và phân bổ, sử dụng các nguồn