Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15 Nhận xét ảnh hưởng của hồ nước Trị An tới khí hậu khu vực Ảnh hưởng đối với phân bố mưa Ảnh hưởng đối với phân bố ẩm Ảnh huông đối với
Trang 1CHUGNG TRINH NGHIEN CUU MOI TRUONG
CAP NHA NUGC (KT 02)
BAO CAO TOM TAT
DE TAI KT 02 15
ĐÁNH GIA HIEN TRANG, DU BAO BIEN ĐỔI
MOI TRUONG KHU VUC CONG TRINH TRI AN
DE XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI TRONG VÙNG
Chủ nhiệm : Gs Lê Đông Hải Chủ biên =; PTs Lé Trinh
TP HỒ CHÍ MINH 4 1995
Trang 2Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
LỜI CẮM ƠN
Tập thể cán bộ khoa học thực hiện Đề tài cấp Nhà Nước KT.02.15 chân thành cảm ơn các Vụ, Cục thuộc Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Ban chủ nhiệm Chương trình KT.02 đã thường xuyên quan (tâm chỉ đạo và hỗ trợ việc thực hiện đề tài, Ủy Ban Nhân Dân và các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường các nh Đồng Nai, Sông Bé, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh
đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình khảo sát thực địa, lãnh đạo các cơ quan Khoa học tham gia đề tài đã động viên cán bộ, kỹ thuật viên trong quá trình tiến hành một đề tài lớn và kéo dài
TP Hồ Chí Minh 4.1995
Trang 3Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
CÁC CƠ QUAN THAM GIA ĐỀ TÀI :
e Trung tâm Bảo vệ Môi trường (Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường ) : Chủ trì
e Phân Viện Sinh Thái và Tài nguyên Sinh vật (Trung tâm Khoa học
Tự nhiên và Quốc gia)
© Trung tam Nghiên cứu Khí tượng - Thủy văn phía Nam (Tổng cục
e' Trung tâm Nước và Công nghệ Môi trường (Đại học Bách khoa TP
Hồ Chí Minh)
e _ Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh
e_ Công ty Khảo sát và Thiết kế Điện 2 (Bộ Năng lượng)
e_ Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường tỉnh Đồng Nai
e© Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
BAN BIEN TAP BAO CAO TONG HOP
Tham gia: Ks Vuong Quang Việt (Thư ký đề tài)
PTs Huỳnh Nguyên Lan
Ts Phan Văn Hoặc
PGs, PTs Đoàn Cảnh PGs, PTs Lâm Minh Triết
Ks Phạm Văn Miên
Ks Vũ Nguyên Tự
PTs Tôn S1 Kinh
Ks Phạm Thanh Bình PTs Nguyễn Hữu Nhân
GHI CHÚ : CÁC TÀI LIỆU, SỐ LIỆU CỦA ĐỀ TÀI KHÔNG ĐƯỢC SAO CHÉP,
SỬ DỤNG CHO CÁC NGHIÊN CỨU, TRIEN KHAI BÀI VIẾT KHÁC NẾU CHƯA ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý BẰNG VĂN BẢN CỦA BAN CHỦ
NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH, BAN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI VÀ CÁC CƠ QUAN THAM GIA NGHIÊN CỨU
Trang 4Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẰNG
1.2.4 Điu kiện địa chất
1⁄3 Các thông số chính và đặc điểm công trình
1.3.1 Các thông số chính
1.3.2 Đặc điểm công trình
1.3.3 Chế độ làm việc hồ chứa và nhà máy thủy điện Trị An
1.4 Tóm tắt phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG HAI: TÁC ĐỘNG CỦA HỒ TRỊ AN ĐẾN KHÍ HẬU-THUỶ
VĂN KHU VUC
2.1 Biến đổi hậu hậu khu vực Hồ Trị An trước và sau khi có hồ:
2.1.1 Nguyên nhân tác động đến khí hậu khu vực
2.1.2 Phuong pháp đánh giá
Trang 5Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
Nhận xét ảnh hưởng của hồ nước Trị An tới khí hậu khu vực
Ảnh hưởng đối với phân bố mưa
Ảnh hưởng đối với phân bố ẩm
Ảnh huông đối với phân bố nhiệt
Kết luận
Biến đổi đặc điểm thuỷ văn cơ bắn trước và sau khi có hồ Trị An
Đặc điểm thuỷ văn mùa cạn
Kết luận về biến đổi đặc điểm thủy văn do hình thành hồ Trị An
Bước đầu nhận xét về bồi lắng hồ Trị An và dự báo trong 50 năm tới:
Trang 6Chương trình Môi trường Nhà Nuée - Dé tai KT.02.15
Đánh giá chung về hiện trạng chất lượng nước hồ Trị An
Các nguồn gây ô nhiễm nước hồ
Diễn biến chất lượng nước hồ ở các độ sâu của hồ
Đánh giá khả năng gây phú dưỡng hóa hồ Trị An
Diễn biến chất lượng nước ở hạ lưu
_§o sánh chất lượng nước trong hồ Trị An và hạ lưu theo thời gian (1985 đến 1994)
THÀNH HỒ TRỊ AN ĐẾN HỆ SINH THÁI NƯỚC
Tóm lược về đặc điểmthủy hóa hồ Trị An
Nhiệt độ
Độ pH
DO (mg/l)
Ham lượng chất dinh dưỡng hòa tan
Sự hình thành và biến đổi khu hệ thủy sinh vật
Nguồn gốc hình thành
Số loài
Các nhóm sinh thái
Phát triển số lượng thủy sinh vật ở hồ Trị An
Đặc trưng cơ bản về thực vật của vùng bán ngập lòng hồ Trị An
Thống kê số lượng thực vật phiêu sinh
Số lượng động vật phiêu sinh
Trang 7Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
4.3.4 Nhận xét chung
43.5 Mối quan hệ giữa khu bệ thủy sinh vật hồ chứa nước Trị An với
khu hệ ở vùng thượng lưu và hạ lưu sông Đồng Nai
CHƯƠNG NĂM: TÁC ĐỘNG CỦA HỒ TRỊ AN ĐẾN HỆ SINH THÁI
TREN CAN VA BIEN PHAP PHAT TRIEN RUNG VUNG HO TRI AN
5.1 Diễn biến của hệ sinh thái trên cạn vùng hồ Trị An
5.1.1 Dién bien cia hé sinh thái rừng vùng hồ Trị An
5.1.2 Diễn biễn của khu hệ động vật hoang dã vùng hồ Trị An
3.1.3 Hậu qua của suy thái hệ sinh thái trên cạn
CHƯƠNG SÁU: ĐÁNH GÍA TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN
CÁC MẶT KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC MÔ
HINH PHAT TRIEN THÍCH HỢP
6.1 Các tác động chính của công trình thủy điện Trị An đến KT - XH
trong vùng
6.2 Tổng quan về các biện pháp và mô hình phát triển KT - XH nhằm
thích nghỉ với tác động của hồ Trị An
6.2.1 Vùng ven hồ
6.2.2 Vùng hạ du
6.2.3 Kết luận
63 Dé xuất các biện pháp phát triển nghề nuôi thủy sắn ở hồ Trị An
6.3.1 Hién trang nghề nuôi cá ở hồ Trị An
6.3.2 Ảnh hưởng ô nhiễm nước đến nghề cá
6.3.3 Các vấn đề cần lưu ý trong việc phát triển nghề cá ở hồ Trị An
6.3.4 Phương hướng phát triển nghề nuôi thủy sẵn ở hồ Trị An
Trang 8Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
6.3.5 Các vấn đề còn Hiếp tục nghiên cứu để phát triển nghề cá hồ Trị
An
6.4 Cơ sở khoa học và phương pháp luận về xây dựng mô hình phục
hồi rừng khu vực Trị An
6.4.1 Những nát chủ yếu của các nhóm nhân tố sinh thái phát sinh thẩm
thực vật nguyên sinh ở vùng hồ Trị An
6.4.2 Lập địa học và mô phỏng phục hồi kiểu rừng tự nhiên vùng bồ Trị
An, mô hình rừng nhân tạo
Trang 9Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
Nhiệt độ cao nhất, thấp nhất trung bình (7, 7).Biên độ nhiệt độ
ngày trung bình (A }.Độ lệch chuẩn của biên độ nhiệt độ ngày
(Sx Sy)
Bảng so sánh mực nước Trị An trước và sau khi có hồ
Lưu lượng nước đến hồ Trị An trước và sau khi có hồ (mỶ”/s)
Lưu lượng đến hồ Trị An các tháng mùa cạn ứng với các tần suất khác nhau
Lưu lượng xả của nhà máy xuống hạ du trong mùa cạn (m3/s)
Cân bằng nước các tháng mùa cạn (106m”)
So sánh mực nước trung bình tháng các tháng mùa lũ trước và sau
Cân bằng nước các tháng mùa lũ (10Ốm3)
Thành phần cấp phối hạt của phù sa lơ lửng Trạm thuỷ văn Cây
Gao
Tần suất phù sa Id hing cc thang (kg/s)
Lưu lượng phù sa lơ lửng (kg/s) đến hồ Trị An từ 1994 - 2043 Xác định theo mô hình Thomas Fiering
Thành phần cấp phối hạt phù sa di đẩy
Trang 10Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
Bảng 2.20
Bảng tra độ mặn lớn nhất tại Nhà Bè vào kỳ triều cường theo lưu
lượng tại Biên Hòa (Hmax Nhà Bè = 90 - 110 cm) (Đơn vị “%¿
hoặc gr/) Ranh giới mặn vào sâu nhất hàng tháng trên sông Đồng Nai - Nhà
Bè (1989 -1992)
Ranh giới mặn vào sâu nhất hàng tháng trên sông Sài Gòn căn cứ
theo độ mặn tại Nhà Bè (1989 -1992)
Kết quả khảo sát mực nước và nhiệt độ
Kết quả khảo sát mức nước và nhiệt độ theo độ sâu (tháng 2 1993)
Kết quả đo dòng ở các điểm và độ sâu (tháng 2 1993) Kết qủa khảo sát sự thay đổi vận tốc đòng chảy và nhiệt độ nước
hồ Trị An theo độ sâu và thời điểm trong ngày (23 - 24/2/1993) Nghiên cứu diễn biễn của thông số chất lượng nước hồ Trị An theo độ sâu và theo thời gian trong ngày (ngày 23 - 24/2/1993) Kết qủa phân tích mẫu đồ hồ Trị An T 3/1993
Chất lượng nước hồ Trị An mùa lũ (lòng hồ) Kết quả xét nghiệm vi khuẩn mùa mưa (20 - 21/9/93) Kết quả phân tích vi sinh vật nước hồ Trị An và hạ lưu sông Đồng
An và các vùng kế cận 1990 - 1993 Thành phần loài thực vật bám của hồ Trị An, 3 1993 Danh mục các loài thực vật vùng bán ngập ven hồ Trị An
Số lượng thực vật phiêu sinh các vùng trên hồ Trị An và hạ du
Sự phân chia các ngành tảo ở hồ Trị An và vùng thượng nguồn
Số lượng thực vật phiêu sinh điểm 504 Diễn biễn tài nguyên rừng của một số lâm trường quanh vùng hồ Trị An (khối quốc đoanh)
Trang 11Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
Số lượng đất và vật chất khác bị cuốn trôi
Sự biến đổi hóa tính của đất rừng sau khi phá rừng để sản xuất nông nghiệp hoặc bỏ hoang
Sự biến đổi lý tính của đất rừng sau khi phá rừng để sản xuất nông nghiệp, hoặc bỏ hoang
Sự diễn biến số lượng các taxon của khu hệ thực vật vùng hồ Trị
An
Các họ giàu loài cuả hệ thực vật vùng hồ Trị An Các chỉ giàu loài trong hệ thực vật vùng hồ Trị An Khu hệ động vật trên cạn vùng hồ Trị An
Số lượng loài động vật qúi hiếm và có nguy cơ diệt vong (xem
‘danh sách loài ở Phụ lục)
Danh sách các xã đã triển khai điều tra
Số dân trung bình trong các năm Hiện trạng y tế
Thống kê tình hình chăn nuôi tại các xã Phước Kiếng - Long Thới (vùng hạ du)
So sánh thu thập của nông dân theo ngành nghề, 1993
Trang 12Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Vị trí hồ Trị An và vùng hạ lưu sông Đồng Nai - Sài Gòn
(KT.02.15)
Trang 13Chương trình Môi trường Nhà Nude - Dé tii KT.02.15
MỞ ĐẦU
Thủy điện Trị An là công trình trọng điểm của Nhà nước Với 4 tổ máy
có tổng công suất 400 MW, sản lượng điện hàng năm 1,7 tỷ KWh thủy điện Trị
An đã góp phần quan trọng cho sự nghiệp điện khí hóa, công nghiệp hóa và phát triển toàn điện các ngành kinh tế ở các tỉnh phía Nam Tác động tích cực này của công trình có thể được đánh giá là to lớn và chủ yếu
Mặt khác, việc xây đựng và hoạt động công trình, đặc biệt là hồ chứa, đã gây tác động môi trường rõ rệt đến vùng hồ và vùng hạ lưu Nhằm xem xét các khía cạnh tiêu cực của công trình và tiến tới xây dựng các phương án khắc phục Chương trình Nghiên cứu Môi trường cấp Nhà nước (KT.03) đã phê duyệt
đề tài “ Đánh giá hiện trạng môi trường vùng hồ Trị An và đề xuất các phương
án, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội trong vùng” ký hiệu là KT.02.15 Đề tài được thực hiện từ cuối 1992 và kết thức vào đầu 1995 (tổng cộng 30 tháng)
Theo đề cương nghiên cứu đã được Hội đồng khoa học cấp Nhà nước duyệt vào năm 1992 với tổng kinh phí 500 triệu đồng đề tài cần nghiên cứu các
e Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên vùng thượng lưu, vùng hồ,
và hạ lưu công trình Trị An (khí hậu, thủy văn, sinh vật, chất lượng nước, biến đổi địa chấp)
e Đánh gía hiện trạng, biến đổi kinh tế xã hội vùng thượng lưu, vùng lòng hồ và hạ lưu (phân bố dân cư, lao động, công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, y tế)
ø - Dự báo xu thế biến động của các quá trình tự nhiên vùng thượng lưu,
hạ lưu và lòng hồ
e Dự báo xu thế biến đổi kinh tế - xã hội trong vùng
Trang 14Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
e Đề xuất các phương pháp, phương án, mô hình thích hợp nhằm bảo
vệ môi trường, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh
tế xã hội trong vùng
Tuy nhiên do nguồn kinh phí nghiên cứu bị cắt giảm, tổng kinh phí được cấp thực tế chỉ thực nhận 350,5 triệu đồng Do vậy, được sự chấp nhận của Ban chủ nhiệm Chương trình và Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, một số nội dung trong đề cương ban đầu được cắt bỏ hoặc không nghiên cứu chỉ tiết,
đề tài chủ yếu tập trung giải quyết các nội dung trọng tâm nhất Một số vấn đề
chưa thể giải quyết trong đề tài như biến động địa chấn, xói mòn, thấm hồ, thử
nghiệm mô hình sản xuất đã và đang được thực hiện trong các đề tài khác v.v
Hồ Trị An được xây dựng và bắt đầu tích nước vào năm 1987 trên sông Đồng Nai tại vùng vốn là rừng rậm nhiệt đới Việc chuyển đoạn sông tự nhiên thành hồ chứa thủy điện và điều tiết nước có diện tích trên 320 km” chắc chắn gây hàng loạt tác động đến hệ sinh thái tự nhiên trong vùng và hạ lưu Các tác động cơ bản được xác định là :
e Tác động đến môi trường vật lý :
- Thay đổi khí hậu vùng : dẫn tới thay đổi hệ sinh thái tự nhiên trong
- Thay đổi đặc điểm thủy văn nước mặt và nước ngầm : dẫn tới thay đổi
đặc điểm xâm nhập mặn, do đó tác động đến hệ thống sản xuất ở hạ lưu
- Thay đổi chất lượng nước mặt : dẫn tới vấn đề phú dưỡng hóa hồ chứa
- Ảnh hưởng đến bồi lắng hồ : dẫn tới suy giảm tuổi thọ hồ chứa và khả ˆ
- Anh hưởng đến địa chấn : dẫn tới nứt đất tổn hại công trình
- Anh hưởng đến xói mòn hồ và sông ở hạ lưu
e Tác động đến môi trường sinh học
- Thay đổi hệ sinh thái cạn : dẫn tới suy giảm ngành lâm nghiệp, giảm
đa dạng sinh học và thay đổi khí hậu cục bộ
- Thay đổi hệ sinh thái nước : dẫn tới thay đổi thành phần và phân bố thủy sinh vật, tác động đến nghề cá trong hồ và lưu vực
s Tác động đến các vấn đề kinh tế - xã hội
Trang 15Chương trình Môi trường Nhà Nude - Dé tai KT.92.15
Các vấn đề kinh tế - xã hội chỉ được nghiên cứu ở 2 xã chọn lọc (1 ở ven
hồ và 2 ở hạ du), nơi được đánh giá là chịu ảnh hưởng rõ rệt của hồ Trị An
Để có kết quả đúng đắn đề tài được tiến hành trên cơ sở nghiên cứu tổng
hợp, biện chứng Theo đó, các tác động trực tiếp do hồ chứa đến các thành phần môi trường vật lý từ đó đưa tới các tác động thứ cấp đến các hệ sinh thái đất và nước và đưa đến các ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội trong vùng nghiên cứu Việc đề xuất các biện pháp (thực tế là một số mô hình) để khắc phục hậu quả tác động tiêu cực, tận dụng các tác động tích cực của hồ chứa cũng dựa theo quan điểm nghiên cứu tổng hợp này
Đề tài được Trung tâm Bảo vệ Môi trường (Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường) chủ trì với sự tham gia của các cơ quan khoa học sau:
- Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng-Thủy văn phía Nam (Tổng cục KT-
TV)
- Phân viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (TT Khoa học và Công nghệ Quốc gia)
- Trung tâm Nước và Công nghệ Môi trường (ĐH Bách khoa TP HCM)
Trang 16Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
- Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường tỉnh Đồng Nai
- Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Công ty Khảo sát, Thiết kế Điện 2 (Bộ Năng lượng)
và nhiều chuyên viên thuộc các cơ quan khoa học ở TP Hồ Chí Minh
Đề tài đã hoàn thành trên 20 báo cáo chuyên ngành (mỗi năm 7; 8 báo cáo/ 3 năm) Báo cáo này là tổng hợp idm tắt kết quả các nội dung đã được, nghiên cứu trong thời gian qua
Trang 17Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
Công trình được khởi công năm 1984 và chính thức đưa vào vận hành các tổ máy vào năm 1988 và từ đó đến nay công trình làm việc liên tục theo chế độ và thông số thiết kế, cung cấp cho hệ thống điện miền Nam một nguồn
điện với 1,7 tỷ Kwh hàng năm, thực sự góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh
tế ngày càng gia tăng của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam
Công trình thủy điện Trị An được xây dựng để sử dụng nguồn nước sông Đồng Nai Tuyến công trình nằm ở khu vực thác Trị An tỉnh Đồng Nai cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70 km
Sông Đồng Nai là một con sông có tiềm năng thủy điện đứng hàng thứ 2, sau sông Hồng ở phía Bắc với nhiều công trình bậc thang Có tổng công suất đạt khoảng trên 2000 MW, trong đó Trị An là công trình bậc thang cuối cùng
Thủy điện Trị An là công trình lợi dụng tổng hợp ở mức độ khá cao Ngoài nhiệm vụ chính là sản xuất điện năng cho hệ thống điện miền Nam có sản lượng điện hàng năm là 1,7 tỷ Kwh, công trình Trị An còn đóng góp một phần hết sức quan trọng trong việc cung cấp bổ sung nguồn nước ngọt trong mùa khô cho hạ du sông Đồng Nai phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp và đẩy lùi biên nước mặn xa ra biển Việc hình thành một hồ chưa nước lớn cũng góp phần cho việc cải thiện giao thông đường thủy ở khu vực thượng lưu, tạo
điều kiện tốt chơ việc nuôi trồng và phái triển thủy sản ở lòng hồ.
Trang 18Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
Công trình thủy điện Trị An do Công ty Khảo sát Thiết kế Điện 2 phối hợp với Viện Thiết kế Thủy công Moskva (Liên xô) khảo sát thiết kế Công trình sử dụng thiết bị trọn bộ do Liên xô cung cấp và toàn bộ công tác xây dựng
và lắp đặt được thực hiện do lực lượng thi công trong nước, trong đó có hai đơn
vị chính là Liên hợp Xây dựng Thủy lợi 4 (Bộ Thủy lợi) đảm nhận thi công tuyến áp lực và Tổng công ty Xây dựng số I(Bộ Xây đựng) đảm nhận thi công tuyến năng lượng
Thủy điện Trị An là công trình trọng điểm của Nhà Nước được nhân dân các tỉnh thành phía Nam trực tiếp đóng góp công sức tạo điều kiện cho công
trình triển khai đảm bảo được yêu cầu tiến độ và chất lượng
1.2 Điều kiện tự nhiên vùng tuyến
1.21 Vị trí, địa hình
Lưu vực sông Đồng Nai nằm ở phía Đông Nam miền Nam Việt Nam Vị trí địa lý của lưu vực được xác định bằng các tọa độ 10 - 12° 20°vĩ độ Bắc và 107° - 108°30” Kinh độ Đông (Hình /.!) Sông Đồng Nai bất nguồn từ cao nguyên Liăng Biăng có cao độ 2000m so với mực nước biển
Diện tích lưu vực của sông Đồng Nai tính đến cửa sông là 38.600 kmỶ, tổng chiều dài 437 km, độ đốc trung bình 0,0042 Sông Đồng Nai có các sông nhánh lớn là sông La Ngà, sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông
Tuyến đập chính của công trình thủy điện Trị An được bố trí tại thượng lưu thác Trị An có diện tích lưu vực là 15.400 km, cách vị trí nhập lưu sông La Nga khoảng 38km về phía hạ lưu và cách vị trí nhập lưu sông Bé lkm về phía
thượng lưu
Về địa hình lưu vực sông Đồng Nai được chia làm 3 phần : đồi núi, bán đồi núi và bình nguyên Đoạn sông từ tuyến đập chính đến cửa ra kênh xả nhà máy dai 10 km có chênh lệch cao độ tự nhiên 40 km đã được lợi dụng để tạo cột nước phát điện cho nhà máy
Đoạn sông từ cửa ra kênh xả nhà máy đến cửa biển nằm ở vùng đồng
bằng và thường xuyên chịu tác động của thủy triều biển Đông
Trang 19Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
kỳ trong sông lượng nước giảm đần vì sông chỉ còn được cung cấp từ nguồn nước ngầm mà thôi
Chế độ thủy văn được đặc trưng bởi các trị số như : lưu lượng nước trung
bình nhiều năm là 477 mỶ⁄s và tổng lượng nước trung bình nhiều năm là 15,05
tỷ m”, trong đó mùa lũ chiếm trên 85% tổng lượng nước cả năm
Công trình thủy điện Trị An được thiết kế với công trình đập tràn xả
được lũ tần suất 0,1 % với lưu lượng đỉnh lũ là 21000 m”⁄s
1.2.4 Điều kiện địa chất
Trong vùng thác Trị An (tuyến đập chính), sông Đồng Nai cắt qua các đồi thấp (đồi bào mòn và tích tụ bào mòn) có cao độ 50 - IlOm Phía thượng lưu thác (trong vùng hồ) thung lụng sông rộng tới 4 - 5 km, phát triển rộng rãi bãi đồi cao và thềm sông Dòng sông chảy hiền hòa, trầm tích lòng sông là cát chiều dày 2 - 10m, lòng sông tại đoạn thác có chiều dài 10km, có chiều rộmng
từ 150 - 800 m và lộ đa gốc tạo thành những dải đá rộng 5 - 30m và bị phân cách bởi các hẻm chảy sâu, có các đảo (trên đảo thỉnh thoảng có trầm tích aluvi mỏng) Nhìn chung lòng sông không có aluvi Chiều rộng thung lống sông tính
Trang 20Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
tới 400m
Tham gia vào cấu tạo địa chất của khu vực gồm trầm tích jura sớm, bazan phun trào kainozoi
Về địa chất công trình có thể tóm tắt như sau : nền công trình là đá gốc
có tầng alevrolit với xi măng, đất sét và vôi có xen kẹp phiến sét và cát kết, trong đá có các đới kiến tạo bậc 5 và các khu vực nứt nẻ lớn
Đất đá tầng aluvial từ dưới lên trên gồm :
Lớp 3 : vàng nâu và sét trắng có xen kẹp đăm sạn Lớp 2 : sét tích tụ có xen kế cố kết latơrít
Lớp I : đồi sét dăm san
1.3 Các thông số chính và đặc điểm công trình
1.3.1 Các thông số chính
Công trình thủy điện Trị An được thiết kế với các thông số chính sau đây
e Diện tích mặt hồ ứng với mực nước dâng bình thường 323,4 km?
e Kích thước hồ chứa
Trang 21Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
- Chiều rộng trung bình
- Chiều sâu lớn nhất
Mực nước dâng bình thường của hồ
Mực nước gia cường (cao nhất khi xả lũ 0,l%)
Mực nước chết (thấp nhất)
Mực nước trong kênh xả nhà máy :
- Khi xả lũ thiết kế
- Khi 2 tổ máy làm việc theo công suất thiết kế
- Khi I tổ máy làm việc ở mức tối thiểu
- Năm trung bình nước
- Năm nhiều nước
63,9m
50m
225m
3,8m 13m
52,06 m 52,0 61,5 m 44,4m
400 MW
1,76 ty Kwh 22,29 ty KWh
12,5 ty Kwh
PO 85/728b-B-510
102000 kw 107.1 vòng/phút
CB2-1230/140-56 13,8kV
50 Hz 0,85
TY-125000/220
125000 kVW 13,8/220 kV
trạm ngoài trời
292 x 130m
229 kV
Trang 22Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
1.3.2 Đặc điểm công trình
Để lận dụng chênh lệch cao độ đáy sông thiên nhiên khoảng 40 m trên đoạn thác Trị An dài !0 km tạo cột nước làm việc cho nhà máy thúy điện, đối với công trình Trị An đã sử đụng phương án bố trí công trình với hai hồ chứa nước hồ chính và hồ phụ được liên kết với nhau bởi một kênh nối hai hồ,
Hồ chính được tạo thành bằng cách xây một đập ngăn sông Đồng Nai tại
kể cả tường chắn sóng bằng bê tông
Kênh nối giữa hồ chính và hồ phụ dạng hình thang có đáy kênh rộng là
100 m, chiều đài kênh là 2570 m và cao độ đáy kênh 48 m Kênh được thiết kế
để chuyển được lưu lượng 880 m⁄s từ hồ chính sang hồ phụ đảm bảo cho nhà máy làm việc đủ công suốt thiết kế trong mùa kiệt khi nước hồ đã xuống thấp
Để xả lũ từ hồ xuống hạ lưu đảm bảo cho các hạng mục công trình làm việc ổn định đã bố trí một công trình và xả trần tiếp giáp ngay bên trái của đập chính Đập tràn được thiết kế với nhiệm vụ xả được lũ, thiết kế tần suất 0,1%
với đỉnh lũ là 21000 m”⁄s
Theo tính toán nếu lũ thiết kế xẩy ra toàn bộ đập trần sẽ mở và lúc đó mực nước trong hồ sẽ đạt trị số tối đa là 63,9 m và lưu lượng tối đa chảy qua, đập trần là 19000 mỶ⁄s (vì một phần đỉnh lũ được cắt lại trong hồ do qúa trình
tự điều tiết Đồng thời đập tràn còn được thiết kế với nhiệm vụ xả lũ thi công
trong thời kỳ công trình còn xây đở dang và vận hành (tạm thời Đập tràn có kết
cấu là tràn bê tông có cửa gồm 8 khoang, mỗi khoang rộng 15 m và cao độ nguỡng tràn là 46 m Tiêu năng ở hạ lưu đập trần được thiết kế theo dạng bể
Trang 23Chương tình Môi trường Nhà Nước - Dé tai KT.02.15
Các hạng mục công trình ở đầu mối năng lượng bao gồm: kênh dẫn vào,
bể áp lực, cửa nhận nước đường ống áp lực và nhà máy thủy điện với các đặc trưng chính như sau:
Kênh dẫn vào:
Nhà máy thủy điện
1.3.3 Chế độ làm việc hồ chứa và nhà máy thủy điện Trị An
Hồ chứa nước thủy điện Trị An được vận hành theo chế độ điều tiết năm với nguyên lý cơ bản như sau: Hàng năm vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa tháng 5 hoặc tháng 6 mực nước hồ nằm ở vị trí thấp nhất (mực nước chết) với cao độ 50 m Từ đầu mùa mưa, khi lưu lượng nước đến hồ tăng lên thì hồ đần đần tích thêm nước từ cao độ 50 m đến mực nước dâng bình thường là 62 m chế độ tích đầy hồ tùy thuộc vào tình hình lượng nước đến và điều kiện xa nước đảm bảo an toàn trong việc chống lũ thiết kế Qúa trình tích nước phải dam bdo để vào cuối mùa mưa thường là cuối tháng 9 đầu tháng 10 khi không còn khả năng xuất hiện lũ lớn (lữ thiết kế) thì hồ phải được tích đầy đến cao
II
Trang 24Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
trình thiết kế (62 m) Cao trình mực nước hồ 62 m này được duy trì cho đến cuối tháng 12 để có đủ nước phát điện trong các tháng mùa khô Từ tháng I ến tháng 5 khi lưu lượng nước đến hồ giảm đần thì lượng nước tích được trong hồ
sẽ được sử dụng đần cho việc phát điện của nhà máy và như vậy đến cuối mùa khô hồ lại được tháo cạn từ cao trình 62 m đến cao trình 50 m
Ngoài ra, trong các năm mùa khô kéo dài, để duy trì việc phát điện của
nhà máy trong đồ án cũng cho phép mực nước hồ giảm đến cao trình thấp nhất
có thể là 49 m
Phù hợp với chế độ tích xả nước của hồ chứa trong năm, các tổ máy của, nhà máy thủy điện cũng được vận hành theo phương thức tối ưu nhất để đảm bảo sản xuất được lượng điện tối đa có thể tùy theo tình hình lượng nước đến hàng năm Nguyên lý vận hành cơ bản các tổ máy của thủy điện Trị An như sau: Trong các tháng mùa mưa lũ đặc biệt là giai đoạn từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 10, khi mực nước hồ đã tích khá cao và khi lưu lượng nước đến hồ lớn hơn lưu lượng tối đa qua nhà máy thủy điện là 880 m”⁄s thì nhà máy sẽ làm
việc theo chế độ phát đầy đủ công suất thiết kế là 400 MW Từ đầu tháng 11
đến cuối tháng 12 chế độ làm việc của nhà máy chủ yếu tùy thuộc vào Ìưu lượng nước đến hồ nghĩa là công suất phát của nhà máy phải được tính toán sao cho vẫn đảm bảo duy trì được mực nước hồ ở cao độ mực nước dâng bình thường là 62 m Từ đầu tháng 1 đến tháng 5 hoặc tháng 6, nhà máy sẽ vận hành theo chế độ giảm dần công suất trung bình tháng phù hợp với tình hình suy giảm của lượng nước đến hồ và cao trình mực nước trong hồ Như vậy vào các tháng cuối mùa khô nhà máy đôi lúc chỉ làm việc ở công suất đảm bảo
khoảng 100 MW đến 120 MW
Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu phủ biểu đồ phụ tải của hệ thống, trong thời gian mùa khô nhà máy có thể sẽ làm việc theo chế độ điều tiết ngày với công suất dao động từ 400 MW (tối đa) đến hoàn toàn dừng máy (tối thiểu)
trong thời gian một ngày đêm
Đề tài KT.02.15 được tổ chức nghiên cứu theo hướng đánh giá tổng hợp ảnh hưởng môi trường của việc chuyển sông thành hồ chứa và đặc điểm hoạt
Trang 25Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
động của hồ chứa Từ đó dẫn tới các tác động đến các thành phần môi trường vật lý, các hệ sinh thái tự nhiên, và đưa đến các ảnh hướng về kinh tế - xã hội
Sơ đồ các tác động tiềm tầng của hồ Trị An được nêu trong Hình 1.2
Hồ Trị An và công trình thủy điện Trị An có các tác động tích cực to lớn đối với nền kinh tế đất nước Tuy nhiên trong nghiên cứu này, với mục tiêu bảo
vệ môi trường, các vấn đề được xem xét chủ yếu là các tác động tiêu cực của công trình và phương án sử dụng hợp lý tài nguyên và thích nghi hóa với điều kiện hoạt động của hồ
Để có kết quả nghiên cứu đáng tin cậy, đề tài dựa vào các phương pháp
và tài nguyên sinh học) trước khi triển khai đề tài này
e Nghiên cứu chuyên đề
Đề lài thực hiện chuyên đề chính Mỗi chuyên đề tiến hành theo phương pháp tiêu chuẩn của từng ngành khoa học
- Chuyên đề: biến đổi khí hậu
- Chuyên đề: biến đổi thủy văn và xâm nhập mặn
- Chuyên đề: bồi lắng hồ
- Chuyên đề: chất lượng nước
- Chuyên đề: phú dưỡng
- Chuyên đề: hệ sinh thái cạn
- Chuyên đề: hệ sinh thái nước
- Chuyên đề: phân tích KT - XH
Trang 26Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
Ngoài các kết qủa đo đạc thực nghiệm tại hiện trường trong 4 đợt khảo sát (vào tháng 2,3 1993, tháng 9 1993, tháng 3 J994 và tháng 10 1994) tại các điểm trong hồ (Hình 1.3) và hạ lưu (Hình 1.1)
Các phương pháp phân tích thủy văn, thủy hóa, thủy sinh, phân tích KT -
XH theo các quy trình tiêu chuẩn đã được thực hiện do các cơ quan tham gia đề tài
Trong nhiều trường hợp các mô hình toán đã được áp dụng cho tính toán
dự báo bồi lắng, xâm nhập mặn, phú đưỡng v.v
Báo cáo tổng hợp được xây dựng trên cơ sở phân tích mối tương tác giữa các thành phần môi trường và đề xuất một số biện pháp phát triển KT - XH phù hợp với sự thay đổi hệ thống sinh thái trong vùng hồ và hạ lưu
Trang 27Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
CHƯƠNG HAI
TÁC ĐỘNG CỦA HỒ TRỊ AN ĐẾN KHÍ HẬU-THUỶ VĂN KHU VỰC
2.1 Biến đổi hậu hậu khu vực hồ Trị An trước và sau khi có hồ:
2.1.1 Nguyên nhân tác động đến khí hậu khu vue
Sự xuất hiện một hồ nước lớn trên một vùng địa hình vốn xưa là đồi núi, chắc chắn có những tác động rõ rệt tới khí hậu vùng hồ; những biểu hiện về thay đổi khí hậu khu vực do những tác động đó có thể thấy rõ trong chế độ nhiệt và ẩm
Tác động của khối nước hồ đối với quá trình vật lý khí quyển được hình dung như sau:
e_ Tác động trữ nhiệt
Với dung lượng nhiệt tàng trữ !cal/gam độ, trữ lượng nhiệt trong khối nước hồ có thể lớn gấp vài trăm lần so với khi chưa có hồ Như vậy làm hạn chế nhiệt độ xuống thấp vào ban đêm
e Hiệu ứng bốc hơi
Khi hồ hình thành, hàng năm trên toàn bề mặt hồ bốc hơi khoảng 300-
500 triệu mở nước Để bốc hơi I lít nước sẽ thu.hút khoảng 600 cai từ khí
quyển Như vậy đây là quá trình tiết giảm nhiệt độ cực đại vào ban ngày
Do hiệu ứng của hồ nước đã làm tăng cao nhiệt độ tối thấp và giảm nhiệt
độ tối cao trong ngày như đã nêu trên, cũng có nghĩa là làm giảm biên độ nhiệt
độ ngày và biên độ nhiệt độ năm
e Tác động tăng ẩm
Hồ nước đã cung cấp liên tục một khối lượng lớn hơi nước vào không khí qua bốc hơi Do vậy, không khí vùng hồ Ẩm hơn so với trước khi có hồ, nhất là
15
Trang 28Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
những tháng mùa khô, Trong mùa mưa những trận mưa nhỏ được tăng cường, Cần lưu ý, hồ Trị An ở vị trí trước núi đối với bình lưu góc hướng từ nam đến đông nên ảnh hưởng về hiệu quả ngưng kết rất đáng kể trong mùa gió mùa mùa hè
Ngoài ra, sự hình thành hồ nước sẽ dẫn đến những biến đổi môi trường
Điều đó cũng tác động đáng kể tới sự thay đổi khí hậu vùng hồ, vì những lý do:
- Sự thay thế môi trường đất bằng môi trường nước cũng có nghĩa là một
sự đảo lộn về căn bản các điều kiện sinh thái Quan hệ khí hậu - sinh vật diễn biến theo một mô thức khác hẳn mà hiệu quả rất khó tiên đoán (Ví dụ: chưa có
cách gì xác định mức thay đổi bức xạ hiệu dụng)
- Quá trình biến đổi sinh thái diễn ra từ từ và lâu dàitrong sự phụ thuộc chặt chế vào thay đổi khí hậu Hiệu ứng tốt xấu như thế nào? Đến nay còn quá sớm để trả lời thật chính xác về câu hỏi này Đây là điểm cần lưu ý trong việc lập luận chứng giám sát môi trường vùng hồ trong bước tiếp theo
2.1.2 Phương pháp đánh giá
Vì những yêu cầu khoa học và các mặt hoạt động của con người, việc đánh giá những ảnh hưởng khí hậu của hồ nước đối với khu vực kế cận đã từng
được đặt ra cho nhiều công trình lớn ở Liên Xô, Trung Quốc, Ai Cập Phương
pháp thông dụng là đặt các trạm đo liên tục (rước và sau khi có hồ) các hằng
số môi trường, kết hợp với những cuộc khảo sát bình điện trong hai giai đoạn Cáckết quả nghiên cứu đã được công bố (ở Primorikôlê, Dniep,Haxoan ) đều cho thấy những thay đổi đáng kể về khí hậu khu vực, đặc biệt trong chế độ mưa và nhiệt cũng như đặc điểm sinh thái
Ảnh hưởng của hồ nước đến khí hậu trong vùng là một hiện tượng phức tạp, nếu dùng những phương pháp thông thường để đánh giá dễ dẫn đến ngộ nhận một kết quả không xác thực, chẳng hạn:
e Việc đánh giá những thay đổi khí hậu bằng hiệu số thời đoạn của chuỗi số liệu liên tục:
iki Ð Ki
i=l
AK = 1 m nt
Trang 29Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02 15
Thực ra kết quả này không đáng tin cậy Vì AK ma ta xem là sai lệch khí hậu chính là tổng hợp nhiều thành phần:
- Thành phần AKn do tác động tổng hợp của hồ nước
- Thành phần AKk liên quan với thay đổi của bản thân khí hậu trong chu kỳ diễn biến nhiều năm, không liên quan với sự có mặt của hồ nước
- Thanh phan AKg liên quan với những sai số trong đo đạc
Trên thực tế việc tách riêng các thành phần này ra để đánh giá rất khó
thực hiện
e Những thay về đổi khí hậu có ý nghĩa thực tiễn và phức tạp, không được phản ảnh qua các đặc trưng trung bình hay tổng quát Ví dụ: tổng lượng mưa không thể hiện được tình hình mưa lớn hay mưa nhỏ
e _ Quan hệ môi trường-khí hậu là quan hệ phức hợp, do vậy việc đánh giá đơn tính và định lượng cần hết sức thận trọng
Trong trường hợp hồ Trị An mà chúng ta đang xét, phải chú ý những điều kiện sau đây:
- Thiếu những đo đạc hệ thống trước và sau khi có hồ
- Một số kết quả khảo sát khí hậu và tiểu khí hậu chưa đủ đặc trưng Vì chuỗi số liệu ngắn trang thiết bị đo đạc còn thô sơ thiếu những máy tự ghi để theo dối biến trình mưa và nhiệt
- Thiếu các quan trắc kết hợp về các đặc trưng môi trường
Do vậy, để trả lời cho câu hỏi hồ Trị An có ảnh hưởng thế nào tới khí hậu khu vực đề tài nghiên cứu này đã không sử dụng cách so sánh trực tiếp trên các giá trị trung Đình, mà xét qua tương quan gián tiếp Cơ sở của phương pháp
là:
Sự xuất hiện hồ nước với ý nghĩa là một sự thay đổi căn bản các điều kiện môi trường vật lý sẽ kéo thco những thay đổi trong tương quan môi trường
17
Trang 30Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
và thời tiết không phụ thuộc vào thời gian và không gian vĩ mô Điều đó cho phép tách riêng được những biểu hiện của bản thân mối quan hệ giữa hồ nước, với khí hậu vùng hồ khỏi các hiệu ứng biến đổi khí hậu chung và các hiệu ứng không do hồ nước
Cụ thể ở đây cần xét đến hai quan hệ:
- Mọi biểu hiện của khí hậu địa phương được quy định bởi tương tác giữa hoàn lưu chung của khu vực và đặc điểm của môi trường Về nguyên tắc bất kỳ tình huống nào của biến đổi khí hậu chung thì cơ chế tượng tác đó cũng không thay đổi trừ khi có sự đảo lộn về môi trường Như vậy trong trường hợp đang xét, bất kỳ một sự thay đổi nào trong quan hệ nội tại đều có thể quy cho nguyên nhân sự hình thành hồ nước
- Trong một khu vực nhất định các điều kiện synốp có thể được xem là đồng nhất nên tương quan giữa các trạm khí hậu địa phương thường rất chặt chẽ Chỉ khi nào điều kiện môi trường thay đổi thì mới làm giảm sút trong tương quan mạng giữa các trạm đó
Tóm lại, từ những dẫn giải trên, vấn đề phương pháp phải được xem như gắn liền với nộidung nghiên cứu và quyết định độ tin cậy của kết quả nghiên
cứu
2.2.1 Ảnh hưởng đối với phân bố mưa
Số liệu và trạm đưa vào tính toán:
- Số liệu tần suất xuất hiện các cấp mưa trong 2 thời kỳ trước và sau khi
có hồ (1984 -1987, 1989 - 1992)
- Trạm chuẩn: -
-Trị An, Tà Lài (rong vùng hồ)
- Biên Hòa, Xuân Lộc (vùng ngoài phạm vi ảnh hưởng của hồ) Thay đổi trong quan hệ tương quan giữa thời kỳ trước và sau khi có hồ
Trang 31Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
Trước khi có Biên Hòa - Trị An 0.9928
Phân tích kết quả cho phớp rút ra một số nhận xét sau đây:
- Hệ số tương quan giữa 2 trạm trong và ngoài khu vực chịu ảnh hưởng
hồ nước của thời kỳ trước lớn hơn so với thời kỳ sau
- Ngược lại, hệ số tương quan giữa 2 trạm cùng nằm trong khu vực hồ của thời kỳ sau lớn hơn thời kỳ trước
Kết quả trên đủ để chứng minh rằng, sự xuất hiện hồ nước đã làm đảo lộn về môi trường và dẫn đến sự sút giẩm mối tương quan giữa 2 trạm trong và ngoài khu vực hồ Trong khi đó 2 trạm Trị an và Tà Lài trở thành 2 trạm cùng nằm trong khu vực hồ, cùng chịu tác động mạnh mế của hồ nước, tính đồng nhất của môi trường cũng lớn hơn nên mối tương quan này trở nên chặt chế
hơn
Sự thay đổi quy luật tương quan tỏ ra không đồng nhất trong cấu trúc phổ của mưa Ở những trạm quan trắc ngoài phạm vi ảnh hưởng của hồ tần suất mưa nhỏ giảm 4%-5% ở cấp 0,1-5mm Ngược lại, cũng cùng cấp mưa đó ở những trạm ven hồ tần suất mưa.nhỏ lại tăng tới 10%-15% (bằng 2.1) Có thể lý giải được hiện tượng này; các trường hợp mưa nhỏ thường ứng với các quá trình địa phương thể hiện quan hệ tương tác môi trường-khí quyển tại chổ Do vậy,
sự hiện diện của hồ nước đã không ngừng cung cấp hơi nước vào không khí làm tăng lượng ngưng đọng trong lớp biên đó là nguyên nhân chủ yếu tạo sự
19
Trang 32Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
giáng thuỷ cục bộ như sương, sương mù, mưa nhỏ nhiều hơn vùng ngoài không chịu ảnh hưởng của hồ
e Thay đổi trong tương quan ma trận
Với các số Hệu đồng nhất của thời kỳ trước khi có hồ (1984-1987) và thời kỳ sau khi có hồ (1989-1992) đã tính được tương quan ma trận vùng hồ và bên ngoài (bảng 2.2) Trạm Trị An được chọn làm gốc để lập bản đồ đẳng tương quan của 2 thời kỳ
Ý nghĩa của bản đồ đẳng tương quan là trong cùng những điều kiện vĩ
mô của cơ chế thời tiết nhiệt đới gió mùa, tương quan giữa các trạm phản ảnh mối quan hệ tương tác môi trường-khí hậu xác định Khi có sự thay đổi đặc
điểm bề mặt, đương nhiên là quan hệ cũng thay đổi, khiến cho tương quan giữa
các trạm sẽ không giữ nguyên như cũ
Trong trường hợp mà chúng ta đang xét sự thay thế bề mặt tự nhiên (đất,
đá, cây cối) bằng hồ nước nhân tạo đã dẫn tới kết quả:
- Trước khi có hồ, tương quan có xu hướng chặt chế hơn ở khu vực phía Nam hồ, và giảm đi ở phía Bắc hồ
- Sau khi có hồ, đã có xu thế đảo nghịch một cách rõ nét so với tình hình nêu trên, với vùng tương quan chặt chế hơn nằm ở phía Bắc và vùng kém chặt chế hơn nằm ở phía Nam
Điều này có nghĩa là ảnh hưởng của hồ phát huy về phía Bắc, liên quan với sự mở rộng phạm vi tác động của các quá trình thời tiết phía Nam (gió mùa mùa hạ ở giai đoạn sau)
- Căn cứ theo các chuẩn đã chọn và bản đồ đẳng tương quan lập cho thời
kỳ sau khi có hồ có thể xác định là trong khoảng bán kính 30km về phía Đông Bắc (rạm Đồng Xoài nằm ngoài khu vực ảnh hưởng)
Trang 33Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
2.2.2 Ảnh hưởng đối với phân bố ẩm
Sự hình thành hồ chứa cũng có nghĩa là ẩm hóa môi trường vùng hồ Thật vậy, trong phần đánh giá các đặc trưng mưa đã dẫn ra các minh chứng đó Hiện tượng này cũng thể hiện trong phân bổ của độ ẩm sẽ dẫn ra dưới đây
Phân bố độ ẩm không khí thường chịu tác động của các quá trình địa phương là chủ yếu Cho nên sự thay đổi của nó phụ thuộc rất mạnh mẽ vào điều kiện môi trường tại chổ Từ quan điểm đó có thể đánh giá sự thay đổi độ
ẩm vùng hồ giữa 2 thời kỳ trước và sau khi có hồ bằng phương pháp đơn giản sau:
Nếu cho độ ẩm tương đối trước khi có hồ là H; và sau khi có hồ là Hạ thi
hệ số biến đổi của độ ẩm tương đối của không khí ở trạm Trị An (X7) có thể
biểu thị là: :
Hạ
Kr=
Ay
Hệ số KT của các tháng trong năm (Bảng 2.3)
Như vậy trong các tháng mùa khô từ tháng XII nam trước đến tháng IV năm sau độ ẩm tương đối của không khí sau khi có hồ chứa tăng hơn trước khi
có hồ khoảng 3%-4%
Trong khi các tháng mùa mưa hầu như không thay đổi (KT = 1) C6 thé hiểu được rằng, trong mùa mưa sự phân bố độ ẩm không khí không chỉ phụ thuộc vào lượng bốc hơi nước từ mặt hồ mà phần quan trọng hơn là do lượng mưa chỉ phối Và như vậy độ ẩm không khí luôn luôn lớn với điện rộng làm lu
mờ vai trò cung cấp hơi nước từ mặt hồ
2.2.3 Ảnh hưởng đối với phân bố nhiệt
Ngoài mưa và độ ẩm, nhiệt độ cũng là một yếu tố khí hậu khá mẫn cảm đối với tác động của hồ chứa Có thể xét hai biểu hiện sau:
21
Trang 34Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
e Phân bố các đặc trưng của giá trị cực đoan
Như chúng ta đã biết, sự biến đổi môi trường ở đây là từ một vùng rừng núi hình thành một hồ nước có khả năng tàng trữ một lượng nhiệt lớn gấp nhiều lần so với trước khi có hồ Nó có ý nghĩa điều hòa nhiệt độ trong chu kỳ ngày đêm và năm, làm thay đổi các giá trị cực đoan thu hẹp biên độ đao động trong các chu kỳ đó Do vậy, muốn khảo sát đánh giá nhiệt độ trong điều kiện môi
trường bị biến đổi thì phải xét từ khía cạnh nhiệt độ tối cao, tối thấp chứ không
thể dựa vào giá trị nhiệt độ trung bình
Trạm được chọn để lấy số liệu phân tích là tram Dong Phú (ngoài phạm
vi ảnh hưởng của hồ nước) và trạm Trị An (tiếp cận hồ) Kết quả được trình bày ở Bảng 3.4
Từ kết quả bắng trên có thể rút ra mấy nhận xét sau:
- So với trạm Đồng Phú nhiệt độ tối cao của Trị An ở thời kỳ sau có xu thế giảm thấp so với thời kỳ trước, nhiệt độ tối thấp thì ngược lại, cao hơn thời
kỳ trước có tháng đến hơn 2.5°C và không có tháng nào có nhiệt độ thấp nhất thấp hơn hoặc bằng thời kỳ trước (ở Đồng Phú có 5 tháng)
- Tại Đồng Phú trừ tháng XI biên độ nhiệt độ ngày trung bình giữa 2 giai
đoạn chênh lệch 1.3C, tất cả các tháng còn lại chỉ khoảng 0.1°C - 0.5°C, và có đến 7 tháng có biên độ nhiệt độ ngày trung bình của giai đoạn sau lớn hơn so
với giai đoạn trước Trong lúc đó tại Trị An biên độ nhiệt độ ngày trung bình của giai đoạn sau trong tất cả các tháng đều nhỏ hơn nhiều so với giai
đoạn trước và có 7 tháng nhỏ hơn từ 0.8°C - 2.0°C
- Độ lệch chuẩn (của biên độ nhiệt độ ngày) trạm Đồng Phú giữa 2 giai đoạn trước và sau hơn kém nhau không lớn Hơn nữa trong giai đoạn sau có 6 tháng độ lệch chuẩn lớn hơn so với giai đoạn trước Trong khi đó trạm Trị An
giai đoạn sau trừ tháng VI độ lệch chuẩn lớn hơn một ít (0.04) còn các tháng
khác đều có độ lệch chuẩn nhỏ hơn nhiều so với giai đoạn trước, so với cả hai giai đoạn của trạm Đồng Phú cũng nhỏ hơn nhiều,
Với các đặc trưng nêu trên cho thấy tác động của hồ nước làm biến đổi
nhiệt độ là đã rõ:
Trang 35Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
- Nhiệt độ tối cao giảm
- Nhiệt độ tối thấp tăng lên, đặc biệt là ở các tháng mùa khô (XIT-I]) -
2.2.4 Kết luận
©_ Ảnh hưởng của hồ nước đến khí hậu trong khu vực là một hiện tượng
phức tạp Vả lại, nó lại diễn ra trong chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa -các yếu
tố khí hậu đao động mạnh mẽ- thì các phương pháp thông thường như so sánh chuỗi số liệu trung bình, hay nhận xét qua đặc trưng tổng quát đều không thích hợp, kết quả sẽ không xác thực
e©_ Vai trò của hồ nước đối với sự thay đổi khí hậu khu vực là khá rõ như
trước khi có hồ tương quan có xu hướng chặt chế hơn ở phía Nam hồ thì nay có hiện tượng ngược lại, khi có hồ (mặt hồ được mở rộng về phía Bắc) vùng tương quan chặt chế hơn nằm ở phía Bắc hồ
e Những kết quả đánh giá cho thấy: ảnh hưởng của hồ nước tới khí hậu khu vực không rộng lắm, chủ yếu ở phạm vi 30km Tác động chính của hồ là làm thay đổi những quan hệ tương tác trong cơ chế thời tiết địa phương:
- Tăng số lần mưa nhỏ và các hiện tượng liên quan (sương, sương mù, mây thấp ) so với trước khi có hồ
- Độ ẩm tương đối của không khí tăng 3% - 4% trong các tháng mùa khô
- Do tính đồng nhất của mặt đệm cao (mặt hồ) nên tương quan giữa
lượng mưa Trị An và Ta Lài khá chặt chẽ Với mức yêu cầu cho phép, có thể
lập quan hệ và xác định định lượng giữa chúng
- Do sự tăng cường các quá trình địa phương (trung khí hậu) mà hệ quả của chúng đã được xác định: nhiệt độ tối thấp tăng cao hơn trước khi có hồ khoảng 0.3°C - 1.5°C Do vậy, biên độ nhiệt độ ngày đêm cũng giảm nhỏ hơn trước nhất là các tháng trong mùa khô
e Do nhiệt độ không xuống thấp như trước khi có hồ sẽ thuận lợi cho một số cây trồng ưa nhiệt phát triển trong mùa khô lạnh
23
Trang 36Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
Sự tăng cường số lần của các trận mưa nhỏ sẽ hạn chế một phần nhất định đến cường độ bốc thoát hơi, khả năng giữ ẩm sẽ tốt hơn trong quá trình sinh trưởng của cây trồng Đồng thời, cũng cần chú ý do độ ẩm được tăng cường và duy trì nên khả năng phát sinh sâu bệnh đối với cây trồng cũng nhiều hơn
2.3 Biến đổi đặc điểm thuỷ văn cơ bản trước và sau khi có hồ Trị An
Phần lưu vực đổ nước vào hồ Trị An có diện tích F TA = 15.400 km2 gồm một phần sông Đồng Nai chính với FyN = L1.300 km2 và toàn bộ sông La
Ngà với FLN = 4100km2
Phần lớn lưu vực Trị An thuộc vùng đồi núi có độ dốc lớn khả năng giữ nước kém Trong điều kiện tự nhiên khi chưa xây hồ lưu lượng đến Trị An được xác định bằng số liệu thực đo tại trạm Cây Gáo Nhưng sau khi có hồ trạm Cây Gáo bị ngập Vì vậy, việc xác định lưu lượng đến hồ bằng cách sau:
Qcay Gao = I-11 QraLai + 1.33 Qphú Điền
Để đánh giá biến đổi đặc điểm thuỷ văn cơ bản trước và sau khi có hồ hình thành có thể căn cứ các đặc điểm thuỷ văn theo 2 mùa sau đây:
2.3.1 Đặc điểm thuỷ năn mùa cạn
Theo phân định mùa của thuỷ văn : Mùa lũ là những tháng liên tục có lượng dòng chảy lớn hơn hoặc bằng lượng đòng chảy năm với tần suất xuất hiện > 50% Mùa cạn là thời gian còn lại Do vậy thời gian từ tháng XII đến tháng VI năm sau là mùa cạn
e Mua
Mưa là yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng đối với chế độ thuỷ văn vùng hồ Mưa phân hoá mạnh theo thời gian và không gian Do bị chỉ phối của hoàn lưu gió mùa nên trong năm đã phân ra mùa mưa và mùa khô rõ rt Lượng nước cung cấp cho hồ chứa chủ yếu là lượng mưa trong mùa mưa Lượng mưa trong mùa khô nhỏ không đáng ke? Mùa mưa bắt đầu từ thượng tuần đến trung tuần tháng IV và kết thúc vào giữa tháng XI Như vậy trong 2
Trang 37Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
43.00 m, biên độ 4.00 m Sau khi có hồ, mực nước trung bình tháng dao động trong khoảng từ 50.00 m đến 62.00 m, chênh nhau 12.00 m và mực nước lớn
nhất có thể đạt 62.50 m và thấp nhất 48 50 m, chênh nhau 14.00 m, lớn hơn rất nhiều so với trước khi có hồ
Trước khi có hồ mực nước giảm đần từ đầu tháng XI đến tháng IV năm sau Mực nước kiệt nhất xảy ra trong tháng IV Sau khi có hồ, đến tháng XI mực nước mới bắt đầu giảm và đến tháng VI mới xảy ra mực nước kiệt nhất
(Bang 2.5)
Như vậy chế độ mực nước trong mùa cạn ở hồ Tri An trước và sau khi
hồ hình thành có sự thay đổi đáng kể Sau khi có hồ thời gian bắt đầu giảm mực nước so với trước khi có hồ muộn l tháng Còn tháng xảy ra mực nước kiệt
muộn hơn hai tháng
® Dòng chảy mùa cạn:
~ Đồng chảy mùa cạn khi chưa có hồ
Trong mùa cạn, chế độ nước sông chỉ còn phụ thuộc cơ bản vào quá trình rút nước mặt và nước ngầm trong lưu vực
25
Trang 38Chương trình Môi tường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
Vào cuối mùa cạn, lượng mưa đầu mùa mưa đã lớn, lưu lượng dòng chảy tăng lên, nhưng mực nước chưa tăng vì còn phụ thuộc vào lượng nước xả (Lưu lượng nước đến Trị An bao gồm tổng lượng nước sông La Ngà và sông Đồng Nai)
Kết quả Bảng 2.6 cho thấy cả thời gian trước và sau khi có hồ phần lớn lưu lượng nhỏ nhất trong năm rơi vào tháng III Có điều lưu lượng kiệt của thời
kỳ có hồ lớn hơn lưu lượng kiệt trước khi có hồ
Riêng năm 1989 lưu lượng nhỏ nhất xảy ra vào tháng II Vì năm này mùa mưa đến sớm (vào tháng III) Như vậy thời gian bắt đầu mưa ở vùng hồ có liên quan chặt chế đến thời gian xuất hiện lưu lượng bình quân tháng nhỏ nhất, '
Qua đây cũng thấy rằng thời gian xuất hiện lưu lượng nhỏ nhất càng sớm thì trị số lưu lượng này càng lớn Có thể hiểu được bởi lẽ càng lùi về đầu mùa khô thì lượng nước nguồn còn càng khá
Lưu lượng chảy vào hồ Trị An trong các tháng mùa cạn biến đổi giữa các năm có ý nghĩa lớn đến sự hoạt động của các tổ máy Bảng dưới đây cho biết tần suất xuất hiện Q các tháng trong mùa cạn
e Lưu lượng xả qua nhà máy
Lưu lượng từ hồ xả xuống hạ du qua tuốc bin và công trình tràn, nhưng trong mùa cạn chỉ có lưu lượng qua tuốc bin (Bảng 2.8)
e Kết quả khảo sát thuỷ lực các khu vực trong mùa cạn
Trang 39Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
Đợt khảo sát thuỷ lực các khu vực của hồ Trị An được tiến hành từ 23 - 24/ 2 /1993 Kết quả cho thấy:
- Độ sâu trong khoảng 7-l3 m có nơi hơn 20 m, hồ phụ 16 m
- Tốc độ dòng chảy nhỏ khoảng từ vài cm⁄s đến vài chục cm⁄s, tốc độ lớn nhất khoảng 0.5 m/s
~ Tốc độ dòng chảy sau khi nhập hồ giảm xuống đột ngột Hiện tượng này có quan hệ chặt chế đến khả năng bồi lắng thành vành đai ở cuối hồ
- Trong hồ tốc độ dòng chảy trên lòng sông chính là lớn nhất
- Đầu hồ mặt hồ hẹp, gần nhà máy nên tốc độ dòng chảy lớn hơn ở đuôi
hồ và giữa lòng hồ
- Hướng dòng chảy không đồng nhất một phần phụ thuộc vào gió
- Phân bố vận tốc nước theo chiều sâu không đều với tính chất phổ biến
là tốc độ nước tầng trên nhỏ hơn tầng dưới
- Nhiệt độ nước khá cao, từ 25 - 299C Chênh lệch nhiệt độ theo tầng
không lớn, khoảng 1- 29C,
- Chênh lệch nhiệt độ theo ngày đêm không lớn khoảng ]- 2 9C
- Phân bố nhiệt độ theo tầng biến đổi theo thời gian trong ngày: ban ngày tầng trên cao hơn tầng đưới và ban đêm thì ngược lại, tầmg dưới cao hơn tầng trên
® Cân bằng nước các tháng mùa cạn (106m3)
Cân bằng nước hồ Trị An trong các tháng mùa cạn được xác định từ phương trình sau:
Wc= Wq + Wy - Wtp - Wir - Woh - With
27
Trang 40Chương trình Môi trường Nhà Nước - Đề tài KT.02.15
Trong đó:
Wc = Cân bằng nước hồ trong mùa cạn (106m)
Wq = Lượng nước đến hồ từ thượng lưu (106m3)
Wy = Lượng nước mưa rơi trên hồ (106m3)
Wtp= Lượng nước chảy qua tuốc bin (106m3)
Wty= Lượng nước chảy qua đập tran (106m)
Wth= Lượng nước thấm qua lòng hồ và thấm qua công
trình khoảng 5% lượng nước đến (!0Ốm)
Từ phương trình trên xác định được sự biến đổi lượng nước trong hồ qua các tháng mùa cạn như sau (Bảng 2.9)
Thông thường từ tháng XII năm trước đến tháng V, do lượng nước tiêu hao lớn hơn lượng nước nhập nên cán cân luôn luôn âm Tuy mùa mưa bắt đầu
từ tháng TV nhưng phải qua một quá trình hình thành dòng chảy và qua sự điều tiết của chế độ vận hành máy nên đến tháng VI lượng nước nhập hồ mới vượt lượng nước xuất, cán cân dương
Căn cứ tình hình cán cân nước hồ trong mùa cạn như trên cần lưu ý vấn
đề quản lý nước hồ chứa là xác định đúng lúc thời gian đóng cửa xả về cuối mùa mưa Nhằm đưa ra chế độ vận hành máy hợp lý, tránh tình trạng thiếu