1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Phương pháp tăng cường tiếng việt cho trẻ mẫu giáo từ 5 6 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non sơn la

83 774 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 2,57 MB

Nội dung

Trang 1

UY BAN NHAN DAN TINH SON LA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

| DE TÀI: PHƯƠNG PHÁP TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO | TRE MAU GIÁO 5 - 6 TUỔI VÙNG DONG BAO DAN TOC THIEU SO THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC

GIÁO DỤC MẦM NON TỈNH SƠN LA MÃ SỐ: KX 02.2003

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: 6# máz (nu C?hệ Ming

CỘNG TÁC VIÊN: 6# mhâm Nguyễn Thị Kiều

Shae si Lé Thi Tuyét Lan

Trang 2

Loi eam on!

Qua 2 nam nghién ciu 0a tht nghiim "Phuong phap

tăng cường Ciếng viét cho teé Mau gide 5 -6 tuéi vung đồng bào

dân tộc thiểu số theo huéug di méi hinh thie tổ chute gido due Mdm non Ginh Sou La", Din nay dé tai dé hoan thanh nhiim

ôi xin bay to ling biết ơn câu sae din ete Dong chi Link Dao Fink Uj, 763i Ding ahan dan, Ug Ban ahaa din Ginh, Sé Gido due 04 Pao Jao, 8é Khoa hee va Cong nghé inh Son La Da tao ditu kitn gitp dé vd hudag dén the hitn

đề dài — ,-

im trân trọng cảm ơn các (Đồng cÍ( cộng tác miên của Khoa Gide due Jitu hoe Mam non - Guiting Cao Ding uk

ii xin chân thành cản: ơn các (Đằng chi Linh Dao va

Chau, Yin Chau, Mée Qhâu va Sing Ma ang cde Ding chi

Cám (Độ Quản Ly, Gide viin day thit nghiệm: trong các trường:

(hổ thâng cơ tở 2Ôuải Mbt, Jitu hoe hỏng Lai, Mam aon

Phing Lip, Mim non Chitng On, Mim non Hua Dang cùng teinh thit nghiéim dà tạo điều kiện giúp tải hoan thank nhiim ou

nghién atu dé tai khoa hoe nam 2003- 2004,/

Trang 3

PHAN THU NHAT MỞ ĐẦU | 1 Lý đo chọn đề tài

Như lời Bác Hồ dạy ” Vì lợi ích mười năm phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”

(Hỏ Chủ Tịch)

Thực hiện lời dạy của Bác, Đảng và Nhà nước đã và đang từng bước quan tâm tới công tác giáo dục và đào tạo con người Giáo dục và đào tạo

nhằm kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta Giáo dục có

một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc cũng như toàn thể nhân loại Lịch sử phát triển xã hội ngày càng khẳng định

vai trò to lớn của giáo dục đối với kinh tế - xã hội, giáo dục tác động tới toàn

bộ cấu trúc xã hội và các bộ phận hợp thành xã hội Do vậy, giáo dục là một

điều kiện cơ bản và là động lực quan trọng bậc nhất thúc đẩy sản xuất, thúc

đầy sự phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng và bền vững

Nước ta đang thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội đến năm 2020 là xây dựng nước Việt Nam có nền cơng nghiệp hố, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh để hoà đồng với các nước Đông ‘Nam A và Thế giới Thực hiện mục tiêu trên, Đảng và Chính phủ

có chủ trương giáo dục là quốc sách hàng đầu và xác định chiến lược giáo dục con người phải đi trước chiến lược kinh tế - xã hội, đồng thời tăng cường cho giáo dục miền núi Vì vậy, Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo

trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, trong đó có viết " Phát

triển bậc học Mâm non phù hợp với điều kiện và yêu cầu của từng nơi Bảo

đảm hầu hết trẻ 5 tuổi được học chương trình mẫu giáo lớn chuẩn bị vào

lớp một ”" Nghị quyết của Đảng đã xác định đúng đắn vị trí của giáo dục

mầm non trong chiến lược giáo dục và đào tạo, chỉ ra bước đi thích hợp với

Trang 4

mầm non để thu hút hầu hết trẻ từ O - 6 tuổi được đến trường Trong đó chú trọng "Phát triển giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn, phấn đấu giảm sự chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các Lãnh thổ " Tại Hội nghị về công tác giáo dục mầm non tháng 6/2002, Thủ Tướng

Chính phủ đã chỉ rõ: "Thực hiện công bằng trong giáo dục, đảm bảo để mọi trẻ em trong lứa tuổi mâm non, đặc biệt là trẻ em vùng đặc biệt khó khăn, con em những người có công với nước, người dân tộc thiểu số, trẻ khuyết tật được hưởng các dịch vụ chăm sóc giáo dục với nội dung toàn diện, phong

phi, pha hop với nhu cầu và hoàn cảnh, tập quán truyền thống của địa phương Bởi vậy các cấp chính quyên, đoàn thể, nhân dân, tổ chức kinh tế,

xã hội, gia đình và cá nhân đêu có trách nhiệm đóng góp để phái triển giáo

dục mâm non theo mức độ và phạm vỉ nhất định phù hợp với điều kiện kinh

tế, xã hội cụ thể trong từng vùng "

Với mục tiêu phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay, điều rất đáng quan tâm là việc phát triển Tiếng Việt cho trẻ tuổi mầm non Có thể nói dạy Tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số là yêu cầu có tính tiên quyết, bởi vì theo điều 5, chương I của luật giáo

dục (2/12/1998) đã nêu "Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức trong nhà

trường" Vậy, muốn trẻ em dân tộc thiểu số có thể hồ nhập vào mơi trường

học tập bằng tiếng Việt thì chúng ta cần chuẩn bị vốn tiếng Việt cho trẻ ngay từ tuổi mầm non

Việc chuẩn bị ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi vào trường tiểu học là nhiệm

vụ cốt yếu của giáo dục mầm non, vì ngôn ngữ là phương tiện không thể thiếu

được trong giao tiếp, học tập và phát triển Đặc biệt, đối với trẻ em dân tộc thiểu số, việc học nói tiếng Việt càng trở lên cần thiết và quan trọng nhưng không kém phần khó khăn, vì tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ của trẻ

Để học lớp 1 có kết quả tốt, trẻ em dân tộc thiểu số không chỉ cần nói

Trang 5

vùng sâu vùng xa) Thực tế cho thấy rằng, nếu trẻ không nói được tiếng Việt thì khi vào lớp 1 Tiểu học trẻ gặp không ít những khó khăn, thậm chí dẫn đến tình trạng lưu ban và bỏ học Theo các báo cáo khoa học của Bộ GD & ĐT thì

tình trạng lưu ban và bỏ học ở lớp đầu cấp là phổ biến, hiện nay trong số hơn một triệu trẻ em lưu ban, bỏ học, không đi học thì có tới 60 % là trẻ em Dân

tộc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên là

do địa hình miễn núi rất khó khăn, dân cư sống rải rác; Kinh tế nghèo nàn;

Một số phong tục tập quán của dân tộc thiểu số; Chương trình giáo dục chưa phù hợp, mục tiêu đặt ra cao so với nhận thức của trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ Tiếng việt kém phát triển Trong những nguyên nhân nêu trên, nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục Tiểu học là sự bất đồng ngôn ngữ

giữa cô và trẻ :

Căn cứ thực tiễn Sơn La là miền núi, có 11 huyện thị, với 201 xã phường, trong đó có 86 xã đặc biệt khó khăn nằm trong chương trình 135 của Chính Phủ Toàn Tỉnh có 12 dân tộc, với 924.651 dân, trong đó dân tộc thiểu số 763.762 người (chiếm 82,6%) Do đặc điểm địa hình, địa lý phức tạp, đời sống

kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn Vì vậy, công tác giáo dục Mầm non chưa phát triển đồng đều trong các vùng của Tỉnh Tính đến tháng 8 năm 2004, có 129/201 xã đã thành lập được 115 trường Mầm Non (chủ yếu là khu vực thị trấn, thị xã, vàng thuận lợi) và 72/201 xã có các lớp mẫu giáo gắn với trườngTiểu học Toàn tỉnh có 2.043 lớp (nhóm), trong đó có 484 lớp mẫu giáo

5 tuổi vùng đặc biệt khó khăn Đến nay giáo dục mầm non đã thu hút được

36.815/119.611 trẻ từ 0 - 6 tuổi đến trường lớp mầm non (dat 60.8%), trong đó trẻ 5 - 6 tuổi có 14.793/20.091 (đạt 73,6%)

Trong những năm qua, tác giả đã dự gần một nghìn giờ học của giáo viên Mầm non trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Sơn La, trong đó chiếm tới 80 % tiết dạy không đạt yêu cầu Bởi sự bất đồng ngôn ngữ giữa cô

và trẻ (Giáo viên nói trẻ không hiểu và không tham gia vào hoạt động); Nội dung chương trình giáo dục Mầm non chưa phù hợp với nhận thức trẻ vùng dân tộc thiểu số, Phương pháp giảng dạy phổ thơng hố, hình thức tổ chức thiếu

linh hoạt chưa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và điều kiện thực tế của địa phương

Trang 6

không gặp phải những khó khăn đã nêu trên, chúng ta cần tích cực chuẩn bị

vốn tiếng việt cho trẻ từ tuổi mầm non để trẻ tự tin khi bước vào lớp 1 Tiểu học Muốn vậy, chúng ta phải nghiên cứu mục tiêu yêu cầu tiếng việt đối với

từng lứa tuổi, từng đối tượng và có biện pháp, phương pháp dạy tiếng việt thích

hợp với trẻ Chuẩn bị tiếng việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước tuổi học là

một việc làm rất quan trọng và cần thiết, được coi như là dạy "Ngôn ngữ thứ hai" thông qua trực quan cụ thể trong giao tiếp, tạo điều kiện cho trẻ nghe hiểu và tập nói Tiếng việt

Hiện nay, giáo dục Mầm non Sơn La đã và đang phát triển về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi đạy trẻ theo khoa học trong khu

vực trung tâm thị trấn thị xã Riêng vùng III và các vùng khó khăn, Tỉnh đã chỉ

đạo thực hiện Chương trình 26 tuần cho lớp mẫu giáo trẻ 5 tuổi ( Không học

qua lớp mẫu giáo 3 và 4 tuổi) Về ưu điểm của chương trình đã có sự lựa chọn

nội dung và rút ngắn thời gian học tập trong 1 năm (Học 7 tháng, dành 2 tháng

cho trẻ nghỉ rét, nghỉ mưa ) Nhưng hạn chế của chương trình là chưa đề cập đến vấn đề trang bị Tiếng Việt cho trẻ, trong hướng dẫn soạn giảng không có phần cung cấp phương pháp dạy Tiếng Việt (Phát triển ngôn ngữ thứ 2) cho trễ

5 - 6 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số Do đó giáo viên gặp rất nhiều khó

khăn, bởi sự bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ Trong thực tiễn, hiện nay việc

sử dụng ngôn ngữ của giáo viên có sự khác nhau trong quá trình dạy trẻ, đối với giáo viên là đân tộc Kinh thì xử dụng hoàn toàn bằng Tiếng Việt, như vậy trẻ không hiểu nội dung bài vì trẻ chưa biết Tiếng Việt Giáo viên là dân tộc thiểu số thì lạm dụng tiếng mẹ đẻ trong quá trình dạy trẻ, như vậy chưa phát

triển Tiếng Việt cho trẻ Do đó kết quả giảng dạy của các giáo viên vùng dân tộc thiểu số chưa đảm bảo, chất lượng học tập của trẻ chưa cao Bởi vì chưa có

nội dung phương pháp dạy phù hợp với trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Vì vậy, tác giả chọn để tài nghiên cứu "Phương pháp tăng cường Tiếng Việt cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi vàng đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng

Trang 7

chức cho trẻ tập nói Tiếng việt thông qua trực quan hoạt động với đồ vật, theo

nội dung tích hợp các "chủ điểm" gần gũi với trẻ

Đê tài đã được hội đồng khoa học Tỉnh Sơn La chấp nhận và ra quyết định số 54/ QĐ-KHCN ngày 21/03/2003 của Sở Khoa học công nghệ & Môi trường; Hợp đồng thực hiện đề tài khoa học công nghệ số 13/ HĐ- KHCN

ngày 4/4/2003 của Sở Khoa học & Công nghệ với sở Giáo dục & Đào tạo về việc thực hiên đề tài trong 02 năm (Từ tháng 01/2003 đến tháng 12/2004) 2 Mục tiêu của đề tài

Nghiên cứu phương pháp tăng cường tiếng việt cho trẻ mẫu giáo chưa biết tiếng việt trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Giúp trẻ 5 - 6 tuổi có khả năng sử dụng tiếng việt (Nhận biết và phát âm 29 chữ cái, 10 chữ số đầu và có khoảng từ 2.000 đến 2.500 từ để giao tiếp) và tiếp thu kiến thức trong chương trình giáo dục Mầm non

Giúp giáo viên có phương pháp dạy trẻ thích hợp trong vùng dân tộc, góp phần nâng cao chất lượng "Dạy và học" cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vùng đồng

bào dân tộc thiểu số Chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1 bậc tiểu học 3 Nội dung nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu nội dung lý luận liên quan đến đề tài

3.2 Khảo sát, điều tra thực trạng về giáo dục Mầm Non tại 5 xã thuộc 4

Trang 8

- Điều tra Hiệu trưởng trường Mầm non / hiệu trường Tiểu học (Trường

phổ thông cơ sở) thuộc 4 huyện

- Điều tra Trưởng phòng / Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo

- Phỏng vấn Chủ tịch / Phó chủ tịch 5 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu

số/ 4 huyện

- Phỏng vấn phụ huynh đân tộc thiểu số có con từ 5 - 6 tuổi

3.3 Thiết kế nội dung "Phương pháp tăng cường Tiếng Viét cho tré

mdu giáo 5 y 6 tuổi vùng đông bào dân tộc thiểu số theo hướng đổi mới hình

thức tổ chức giáo dục Mâm non"

- Giới thiệu các biện pháp cơ bản để giáo viên sử dụng trong quá trình

day Tiếng việt cho trẻ

- Gợi ý nội dung 20 bài hướng dẫn phát triển Tiếng việt cho trẻ trong 1

tháng của đầu năm học, nhằm trẻ có vốn Tiếng việt để giao tiếp và học tập - Giới thiệu cách áp dụng phương pháp và một số nội dung bài tập nhằm

tăng cường Tiếng việt cho trẻ

3.4 Triển khai dạy thử nghiệm tại 5 lớp đã chọn - Tập huấn giáo viên

- Chuẩn bị môi trường học tập cho cô và trẻ

- A’p dụng nội dung phương pháp vào dạy trẻ - Đánh giá kết quả trên trẻ

3.5 Hội thảo khoa học 4 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận: Qua văn bản, tài liệu, chương trình 26 tuần,

chương trình đổi mới hình thức tổ chức hoạt động , mục tiêu yêu cầu Tiếng Việt trong chương trình lớp Tiểu học ,

Trang 9

- Phương pháp điều tra xã hội học: Phỏng vấn trực tiếp, quan sắt

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Kiểm chứng giả thiết của đề tài

đã đặt ra

- Phương pháp thống kê: Sử lý kết quả

- Phương pháp trực quan: Làm mẫu, luyện tập

- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các nội dung, phương pháp, cách

thức, phương tiện và các thủ thuật tinh tế vào quá trình nghiên cứu Nhằm tìm

ra phương pháp phát triển Tiếng Việt tốt hơn quá trình hướng dẫn trẻ 5 - 6 tuổi

học hiện nay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số 5 Phạm vỉ ứng dụng kết quả nghiên cứu

- Gồm 5 dân tộc (Dân tộc Mông, Khơ Mú, Xinh Mun, Dao, Thái) trong Š xã, trên 3 vùng của 4 huyện Mỗi xã chọn 2 lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi (cùng dân tộc), trong đó 1 lớp thử nghiệm và 1 lớp đối chứng (mỗi lớp từ 13- 20 trẻ) Chọn 5 giáo viên có khả năng chuyên môn tốt, có trình độ từ sơ cấp mầm non

Yêu cầu giáo viên biết tiếng dân tộc khu vực đang đứng lớp

ĐƠN VỊ DIA ĐIỂM LỚP DIA ĐIỂM LỚP | DẪN

HUYỆN XÃ VUNG | BONVITRUONG | THỰ NGHIỆM ĐỐICHỮNG |Tộc

Huyện | Xã 1 Tổ mầm non - | Ban Nam Giat | Bản Mô | Mông

Thuận | Phỏng Trường tiểu cổng

Châu Lái học Phỏng Lái Xã 3 Tổ mầm non - | Bản Phỏng Lập | Bản Na | Thai Phong Trường (tiểu Khoang Lập học Phỏng Lập Huyện | Xã Huối | 2 Tố Mầm non - | Bản Nậm Pù A | Bản Tà Hốc | Khơ Sông Một TrườngPTCS Mú Mã Huổi Một

Huyện | Xã 3 Tổ Mầm non - | Bản Na Dit Ban Na Da Xinh

Yen Chiéng Trường tiểu Mun

Châu | On hoc Na Dit ;

Huyén | X4 Hua | 2 Trường Mầm | Ban Suối Ba Ban Suối | Dao Mộc Păng Non (Km 16) Ngoã

Châu - Xa Hua Pang

Trang 10

6 Sản phẩm nghiên cứu - Báo cáo khoa học

- Tài liệu hướng dẫn một số phương pháp tăng cường Tiếng Việt cho trẻ

- Một số hình ảnh chụp minh hoa các họat động khi nghiên cứu đề tài 7 Giả thuyết khoa học

- Nghiên cứu phương pháp tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một vấn đề tất yếu, khách quan và đã có thành công nhất định trên một số địa bàn của Tỉnh Sơn La Tuy nhiên phương pháp tăng cường Tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc còn nhiều vấn đề cần phải

giải quyết Nếu được quan tâm đúng mức về việc nghiên cứu và áp dụng

phương pháp thì sẽ nâng cao số lượng và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mẫu

giáo vùng dân tộc thiểu số, đồng thời nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục

trẻ mầm non nói chung và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở các bậc

học trên

enfin tad nat KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU IL CƠ SỞ LÝ LUẬN

Ngôn ngữ giữ vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển xã hội

loại người Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người,

từ giao tiếp giúp cho con người tiến hành mọi hoạt động, nhờ có ngôn ngữ mà

xã hội loại người tồn tại và phát triển

Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách, ngôn ngữ là phương tiện phát triển tư duy, ngôn ngữ là phương tiện mở rộng tri thức, ngôn ngữ là công cụ hoạt động của con người Đặc biệt, ngôn ngữ là

phương tiện làm phong phú đời sống tỉnh thần của trẻ, đáp ứng với nhu cầu giao tiếp với mọi người xung quanh, ngôn ngữ là phương tiện điều khiển, điều chỉnh hành vi và là phương tiện giúp trẻ lĩnh hội các giá trị đạo đức mang tính

Trang 11

giới xung quanh và giao tiếp với mọi người, là công cụ để trẻ chiến lĩnh các giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại

Nhiều công trình nghiên cứu trên Thế giới và ở Việt Nam đã chứng minh lợi ích của việc can thiệp vào lứa tuổi mầm non là rất to lớn và lâu dài Chăm

sóc giáo dục trẻ một cách khoa học ngay từ bé sẽ đảm bảo sự phát triển bên vững của thể chất Từ đó trí tuệ, tính cách, hành vi xã hội của đứa trẻ được

hình thành Những tác động sư phạm đúng đắn đối với lứa tuổi này sẽ góp

phần phát triển toàn diện, đúng hướng làm cơ sở cho sự phát triển trong những

giai đoạn tiếp theo của con người

Như giáo dục mầm non ở Hàn Quốc, dạy theo quan điểm "hướng vào đứa

trẻ" dành cho trẻ sự chăm sóc và đạy dỗ tốt nhất, cho phép trẻ tự do lựa chọn

hoạt động, có nhiều cơ hội chơi, giao tiếp bằng ngôn ngữ phù hợp với sự phát triển, phát huy tính tích cực của người học Giáo viên được linh hoạt xác định mục tiêu và nội dung giáo dục phù hợp với trẻ, tổ chức lớp học mở với các góc gây hứng thú cho trẻ lựa chọn, sử dụng cách thức đánh giá phù hợp với sự phát triển của trẻ

Chương trình giáo dục mầm non ở Oxtraylia được xây dựng theo quan điểm tích hợp, nhìn nhận đứa trẻ là trung tâm Mục tiêu chương trình nhằm

hình thành cho trẻ những phẩm chất chung, không nhấn mạnh vào tiếp thu các kỹ năng và kiến thức đơn lẻ

Giáo dục mầm non ở Singapo chuyển từ nền sư phạm sao chép sang một nên giáo dục cho phép sự linh hoạt và chú trọng đến việc dạy song ngữ cho trẻ mẫu giáo (Ngoài tiếng mẹ đẻ, dạy thêm tiếng Anh cho trể 5 - 6 tuổi)

Giáo dục mầm non ở Việt Nam tuy còn rất trẻ nhưng đã tự khẳng định

mình với những thành tựu đáng kể, trong đó có thành tựu về giáo dục tiếng mẹ đẻ, đặc biệt là cơ sở lý luận về giáo dục tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non, các tác giả cho thấy hoạt động ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo phát triển rất nhanh Viện nghiên cứu trẻ em trước tuổi học đã xây dựng được chương trình phát triển

Trang 12

động ngôn ngữ, chưa có nội dung, phương pháp phát triển hoạt động ngôn ngữ

cho trẻ mẫu giáo nói chung, đối với trẻ mẫu giáo vùng dân tộc Thiểu số nói

riêng

Trong chương trình chung trong toàn quốc, Vụ Giáo dục Mầm non đã nhận ra mặt hạn chế của chương trình như: Chương trình chưa có nội dung phương pháp phát triển ngôn ngữ, phát triển Tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi vùng

dan tộc thiểu số Phương pháp giảng dạy mang tính phổ thơng hố, dập khn,

máy móc, chưa phù hợp với nhận thức của trẻ và điều kiện học tập của các địa

phương vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số Do đó Vụ giáo dục Mầm non

khuyến khích và cho phép các địa phương, các vùng miền cần nghiên cứu

"Chương trình" và "phương pháp" giảng dạy phù hợp với địa phương, từng dân tộc theo hướng đổi mới hình thức tổ chức giáo dục Mâm non

Đổi mới hoạt động học tập của trẻ là đối mới cách thiết kế các nội dung theo hướng tích hợp các chủ đề, Logic xây dựng các chủ để không xuất phát từ sự phân chia kiến thức khoa học như phổ thông, xuất phát từ sự hình thành những thuộc tính tâm lý và năng lực chung nhất của trẻ em, nhằm phát triển

toàn diện nhân cách của trẻ

Thiết kế các nội dung giáo dục theo các chủ để trọng tâm, xuất phát từ

trẻ với các mối quan hệ qua lại mở rộng dần giữa trẻ với con người và môi trường văn hoá xã hội, thế giới tự nhiên gần gũi với trẻ Trong mỗi chủ để đều xác định mục tiêu yêu cầu về kiến thức kỹ năng, thái độ cần cung cấp và hình thành ở trẻ, nhằm phát triển tổng thể các mặt: Thể lực , ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm, xã hội sử dụng hình thức "mạng mở'" giúp giáo viên nhìn rõ các mối liên quan giữa các nội dung kiến thức và các hoạt động mang tính tích hợp trong phạm vi chủ đề này với chủ đẻ khác

Cho phép giáo viên linh hoạt trong việc xác định, lựa chọn và tổ chức những hoạt động phong phú giúp trẻ hứng thú tìm hiểu khám phá theo nhiều

cách khác nhau, phù hợp với điều kiện cụ thể của lớp, theo một chế độ sinh

Trang 13

thành hệ thống kiến thức và kỹ năng liên quan đến chủ để, nhằm cung cấp những kinh nghiệm mang tính tích hợp cần cho cuộc sống của trẻ

Khuyến khích giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học khác nhau một cách sáng tạo Tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học

bằng cách xây dựng góc hoạt động để có thể tích cực hoá hoạt động tư duy của trẻ như: Giao nhiệm vụ để trẻ tự suy nghĩ tìm cách giải quyết vấn đề, gợi mở, sử dụng các câu hỏi mở để trẻ động não giúp tư duy của trẻ phát triển

Khuyến khích giáo viên tận dụng những điều kiện hoàn cảnh sẵn có ở địa

phương, trong môi trường lớp học, sử dụng những nguyên vật liệu sẵn có hoặc

tái tạo sử dụng thích hợp và an toàn đối với trẻ Giáo viên hướng dẫn trẻ tìm

hiểu , khám phá và làm ra các sản phẩm mang tính sáng tạo

Đổi mới giáo dục Mầm non cũng là đổi mới cách đánh giá thường xuyên

hoạt động dạy và học bởi giáo viên dưa trên các mục tiêu yêu cầu đã đề ra trong từng chủ đề Hiện nay cả nước đang thử nghiệm chương trình đổi mới

hình thức tổ chức giáo dục Mầm non trong các trường trọng điểm của các Tỉnh/ Thành Việc đổi mới hình thức tổ chức giáo dục Mầm non, nghĩa là tổ chức cho trẻ hoạt động chung và hoạt đồng theo các góc Nhằm tăng cường

cho trẻ trải nghiệm cuộc sống thông qua các đồ vật được tổ chức dưới dạng vui chơi để đáp ứng nhu cầu đồng thời mở rộng hiểu biết cho trẻ tuổi Mầm non

Thành phố Hà Nội đang thử nghiệm chương trình dạy Tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi tại trường mầm non Việt Triều, Các lớp mẫu giáo Quốc tế

cũng xây dựng chương trình dựa trên quan điểm "# hơn nhưng là nhiều hơn", chú trọng việc cho trẻ trải nghiệm lĩnh hội theo nhiều cách, quan tâm vấn để

"học như thế nào" hơn là "học cái gi" Khuyến khích giáo viên áp dụng các

phương pháp linh hoạt sáng tạo, không tách rời giữa học và chơi

Đối với các Tỉnh miễn núi, đồng bằng Sông Cửu Long và vùng Tây

Trang 14

Tỉnh Gia Lai đã xây dựng chương trình riêng cho dân tộc JRai Trong

chương trình được bổ xung các nội dung nói về văn hoá của dân tộc JRai, và

được dạy bằng cách giáo viên dùng ngôn ngữ dân tộc dạy lần 1, sau đó dùng Tiếng Việt dạy lần 2, Phương pháp dạy như vậy chưa đảm bảo tính lôgic hệ thống bài dạy, thời gian dạy kéo dài gấp đôi thời gian quy định của bậc học,

như vậy không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mầm non

Tỉnh Lào Cai được tổ chức phi chính quy của Hoa kỳ đã thiết kế và tập

huấn "Chương trình linh hoạt" cho nhóm mẫu giáo 5 tuổi, học theo thời gian linh hoạt Trong nội dung các chương trình đã để cập đến nội dung phát triển ngôn ngữ dân tộc nhưng chưa quan tâm đến "phương pháp" dạy Tiếng việt cho trẻ vùng dân tộc Chương trình nghiên cứu đã quan tâm việc bồi dưỡng giáo viên tại chỗ theo quan điểm "Cẩm tay chỉ việc" Giáo viên dùng hồn tồn ngơn ngữ dân tộc để đạy trẻ, như vậy lạm dụng ngôn ngữ dân tộc, chưa đảm bảo mục đích phát triển Tiếng Việt cho trẻ, kết quả giảng day chưa cao

Phương pháp giảng dạy không phù hợp với sự phát triển của giáo dục mầm non

hiện nay tại địa phương và sự chỉ đạo của Vụ giáo đục Mầm non

Thực hiện chủ trương báo cáo của Bộ Chính trị, Ban chấp hành TW Đảng, quyết định của Bộ GD - ĐT và nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh Sơn La về việc thực hiện Nghị quyết TW 2 (khoá VIII) và phương hướng phát triển giáo dục từ nay đến 2010 Sở GD - ĐT Sơn La đã ra quyết định số

314/QĐ/ GD - ĐT và số 770/GD - ĐT về việc ban hành chương trình hành động của ngành Giáo dục và đào tạo thực hiện kết luận của Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành TW Đảng (khoá 1X) từ nay đến 2005 và 2010 Trong đó

mục tiêu Giáo Dục Mầm Non: "Chỉ đạo mở rộng quy mô phát triển Giáo Dục

Mầm Non đến khắp các địa bàn dan cu, ddm bdo 100% xã, phường có

trường lớp Mầm Non Chú trọng những xã đặc biệt khó khăn, xã vùng sdu,

vùng xa, vùng cao và những nơi mới mở Chỉ đạo thí điểm trường Mâm Non

bán công tại Thi xd, tiến tới mỗi huyện có một trường bán công vào năm

2010 Tăng cường hoạt động phổ biến kiến thức và tư vấn nuôi dạy trẻ cho

Trang 15

cho trẻ 5 - 6 tuổi ở những vùng học sinh dân tộc để chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 Tiếp tục nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng

đổi mới nội dung, phương pháp phù hợp với từng vùng"

Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu phương pháp phát triển Tiếng việt cho

trẻ vùng đồng bào Dân tộc thiểu số Tác giả đã tìm hiểu một số vấn đề về ngôn ngữ Tiếng việt như sau:

1 Một số khái niệm cơ bản

1.1 Ngôn ngữ: Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt với những

quy tấc hoạt động chung, là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người trong ka hội, nó thể hiện ý thức xã hội hiện tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội

1.2 Lời nói: Theo các nhà ngôn ngữ học: Lời nói là chuỗi liên tục của ngôn ngữ xây dựng nên theo quy luật và chất liệu của ngôn ngữ, ứng với nhu cầu biểu hiện những nội dung tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, ý thức

Lời nói phân biệt với ngôn ngữ ở chỗ nó mang màu sắc cá nhân của chủ thể nói năng Lời nói của những người khác nhau có những đặc trưng

riêng, sự khác nhau thể hiện ở cách phát âm, sự lựa chọn từ và cấu trúc câu, lời nói mang dấu ấn của tâm lý riêng Ngôn ngữ và lời nói có quan hệ chặt chẽ với nhau và là hai mặt của một vấn đề Ngôn ngữ được thể hiện trong lời nói và lời nói cũng chính là ngôn ngữ đang ở dạng hoạt động, nó cũng mang trong mình

mặt xã hội của ngôn ngữ lẫn màu sắc cá nhân của người nói

1.3 Hoạt động ngôn ngữ ( hoạt động nói năng): Hoạt động ngôn ngữ

là sử dụng những phương tiện và quy tắc của hệ thống ngôn ngữ để tạo sinh và

cảm thụ các câu nói, câu viết,

* Hoạt động ngôn ngữ có hai đạng: Ngôn ngữ bên trong và ngôn ngữ bên ngồi

Trang 16

- Ngơn ngữ bên ngồi là ngơn ngữ thường sử dụng hướng vào người khác, nhằm mục đích giao tiếp với hai hình thức: Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ

viết

1.4 Phát triển hoạt động ngôn ngữ: Phát triển hoạt động là nhằm giúp

đỡ con người phát triển khả năng giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, giúp trẻ hình

thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ trong các hình thức hoạt động giao tiếp khác nhau

1.5 Giao tiếp: Giao tiếp là một quá trình xác lập và duy trì hoạt động trao đổi trực tiếp hay gián tiếp và có tính mục đích thông qua phương tiện nào

đó giữa những người có liên quan với nhau về mặt tâm lý 2 Sự hình thành và phát triển ngôn ngữ của trể

2.1 Quy luật Sự hình thành và phát triển ngôn ngữ của trẻ

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trình phát triển từ thấp đến cao với các giai đoạn phát triển khác nhau Mỗi giai đoạn có những đặc điểm phát triển riêng biệt Giai đoạn sau kế thừa và phát triển của giai đoạn trước Sự phát triển hoạt động ngôn ngữ của trẻ là sự phát triển phương thức giao tiếp và nó

tuân thủ theo quy luật phát triển tự nhiên đồng thời chịu sự tác động của các yếu tố xã hội

2.2 Phát triển hoạt động ngôn ngữ của trẻ

Phát triển hoạt động ngôn ngữ là nhằm giúp trẻ phát triển khả năng

giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, giúp trẻ hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ trong các hình thức hoạt động giao tiếp khác nhau.( đối với trẻ mẫu giáo chủ

yếu là năng lực nghe, nói và chuẩn bị một số kỹ năng cần thiết cho cho việc

học và viết), điều này chứng tổ rằng dạy ngôn ngữ cho trẻ không phải là để cho trẻ "xem” hoặc "nghe" người khác diễn đạt mà phải giúp trẻ sử dụng được vốn từ đó

Việc tập "nghe, hiểu" cho trẻ là để chuyển các kiến thức cho trẻ đồng

Trang 17

khi diễn đạt được cũng là việc nghe, hiểu thành thạo, vậy việc tạo điều kiện

cho trẻ diễn đạt nhiều là biện pháp rất quan trọng

3 yếu tố tác động đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

3.1 Yếu tố sinh lý

Các cơ quan của cơ thể có liên quan đến hoạt động nói năng như: Vùng ngôn ngữ trên vỏ não bộ, bộ máy phát âm, tai nghe đều có ảnh hưởng

trực tiếp đến sự phát phát triển hoạt động ngôn ngữ Chỉ cần bệnh tật hoặc khiếm khuyết ở một bộ phận nào đó đều ảnh hưởng đến ngôn ngữ của con

người

Để đảm bảo cho trẻ có sự phát triển ngôn ngữ tốt ta cần bảo vệ, chăm sóc và luyện tập các cơ quan phát âm, các giác quan, đặc biệt thính giác và thị

giác bảo đảm cho hệ thống chức năng ngôn ngữ của thần kinh được hoạt động phù hợp với khả năng của nó ở từng giai đoạn phái triển của đứa trẻ

3.2 Yếu tố tâm lý

Ngôn ngữ đặc trưng cho từng người, được biểu hiện ở cách phát âm,

cách lựa chọn từ và cấu trúc câu ngôn ngữ phản ánh trình độ nhận thức và khả năng giao tiếp của mỗi người

Sự phát triển hoạt động ngôn ngữ ở trẻ có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với sự phát triển tư duy Việc tiếp thu ngôn ngữ còn phụ thuộc vào khả năng nhận thức, óc sáng tạo, sự nhanh nhạy của hệ thần kinh và ý chí của đứa trẻ Thường là khi trẻ nói là trẻ có nhu cầu giao tiếp, nhu cầu nhận thức, nhu cầu vui chơi Lời nói của trẻ được phát triển trong quá trình trẻ tham gia vào hoạt động ngôn ngữ một cách tích cực và chủ động

3.3 Yếu tố xã hội

Nếu trẻ không được sống trong môi trường xã hội và không được giao tiếp bằng ngôn ngữ của người lớn với trẻ thì ngôn ngữ của trẻ không hình

Trang 18

được nhiều sự vật và được tham gia nhiều loại hoạt động của cuộc sống xung

quanh Trẻ tiếp thu từ ngữ gắn liền với các đồ vật và hành động cụ thể Trẻ

hiểu được nghĩa rộng hay hẹp là phụ thuộc vào các ấn tượng và biểu tượng về các sự vật Hành động được hình thành dựa vào tri giác cảm giác của trẻ, thông qua sự tiếp xúc và hoạt động của trẻ với các vật xung quanh Sự phát triển lời nói của trẻ phụ thuộc vào môi trường ngôn ngữ mà trẻ được giao tiếp Nếu trẻ được sống trong môi trường ngôn ngữ tốt thì hoạt động ngôn ngữ của trẻ phát

triển tốt hơn, trẻ sẽ được học cách phát âm chuẩn, biết cách nói diễn cảm, biết sử dụng nhiều từ ngữ hay, có hình ảnh đẹp gợi cảm, không ngừng mở rộng vốn từ Như vậy môi trường sống rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển

lời nói của trẻ

4 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ

Theo nghiên cứu của viện "nghiên cứu trẻ em trước tuổi học" do tiến sĩ

Lưu Thị Lan và các cộng sự nghiên cứu thì ngôn ngữ của trẻ từ 3 - 6 tuổi đã chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn này ngôn ngữ của trẻ có những đặc trưng như sau:

4.1 Đặc điểm phát triển về ngữ âm ( Khổ năng nghe và phát âm)

Từ 3 - 6 tuổi là thời kỳ trẻ có nhiều bước chuyển biến mới về khả năng

nghe và phân biệt các loại âm thanh Trẻ có thể phân biệt được các loại âm

thanh gần giống nhau Trẻ bất chiếc ngữ điệu câu nói một cách dễ đàng và tự nhiên, khả năng tiếp thu và học từ mới rất nhanh, nghe hiểu kể lại được chuyện và trả lời được nhiều loại câu hỏi Thời kỳ này trẻ cũng hoàn thiện dần về mặt phát âm Các phụ âm đầu, âm chính, âm cuối, âm đệm , thanh điệu dần dần

được định vị Tuy nhiên cũng có một số âm trẻ phát âm chưa đúng, mỗi trẻ thường phát âm sai các âm khác nhau, điều này thể hiện nét riêng biệt của từng

trẻ trong lứa tuổi này Đến 5 tuổi trẻ phát âm một cách mềm dẻo các loại âm

của tiếng mẹ đẻ mà trẻ được tiếp xúc thường xuyên Trẻ 6 tuổi về cơ bản phát

âm đúng cát âm, trừ một số trẻ ngọng do khuyết tật bẩm sinh hoặc do trẻ được

Trang 19

4.2 Đặc điểm phát triển về vốn từ

Số lượng từ : Sự phát triển về số lượng từ của trẻ 3 - 6 tuổi vẫn theo quy luật chung, đó là số lượng từ của trẻ được tăng dần theo tháng tuổi của trẻ Trẻ càng lớn thì lượng từ càng nhiều Theo các nhà nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ của trẻ như sau: - 30 T42 45 a Tháng Tuổi |Tháng | Tháng Tháng Tháng Tháng Số lượngtừ |515Từ |574Từ |683Từ |724Từ | Ti 3000 TT 4000 tir

Đặc điểm phát triển thứ hai về số lượng từ của trẻ là phụ thuộc vào yếu

tố trình độ văn hoá và nghề nghiệp của bố mẹ, sự quan tâm giao tiếp của

những người xung quanh với trẻ Môi trường sống của trẻ ở gia đình và nhà trường đều có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển vốn từ của trẻ

Thể loại từ: Số lượng và tỷ lệ các từ loại trong vốn từ của trẻ từ 5 - 6

tuổi có đặc điểm: Trẻ càng lớn thì tỉ lệ danh từ, đại từ, tính từ càng tăng Một

nét khác biệt ở lứa tuổi này về sự tăng lên của các từ loại không phụ thuộc vào số lượng từ chung Có cháu số lượng từ không nhiều nhưng tỷ lệ các từ loại

như: Đại từ, tính từ lại cao hơn những cháu có số lượng từ nhiều

Hiểu nghĩa của từ: Hiểu nghĩa của từ và sử dụng chúng là một vấn đề

khó đối với trẻ nhỏ, đó là một quá trình phát triển gắn liền với sự tư duy và

hoạt động giao tiếp ngôn ngữ của trẻ Mỗi lứa tuổi mức độ hiểu nghĩa của từ rất khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện sống và tiếp xúc của trẻ Từ 5 - 6 tuổi trẻ đã hiểu được ý nghĩa của nhiều loại từ khác nhau

Giai đoạn này trẻ không chỉ hiểu được nghĩa của từ biểu thị của đồ vật,

hành động, tính chất cụ thể có cảm nhận bằng mắt và các giác quan mà còn

hiểu được nghĩa của một số từ có tính chất trìu tượng như: Hiển, dữ, đất , rẻ,

yêu, ghét .và các từ khái quát như : Trang điểm, thức ăn, hoa quả, dọn dẹp

„.Đặc biệt trẻ ở lứa tuổi này đã bát đầu biết dùng một số các từ ghép mà nghĩa

Trang 20

'

'§o với trẻ 3 và 4 tuổi thì trẻ 5 - 6 tuổi vẫn tiếp tục sử dụng các loại Câu cụm từ, câu đơn đầy đủ, câu đơn mở rộng thành phần và câu phức Xét về loại hình câu thì số lượng không tăng, nhưng về cấu trúc của từng loại câu mà trẻ 5 - 6 tuổi sử dụng đều có sự phát triển Các thành phần trong câu nói đều phát triển từ một từ Ï] cụm từ [Ï kết cấu câu có chủ- vị hoặc câu đơn mở rộng Ngoài ra trẻ 5 - 6 tuổi còn có khả năng kể các sự việc bằng hàng loạt câu đơn

tiếp theo Các câu phức hợp " chính - phụ” trẻ dùng cũng rõ ràng và mạch lạc

hơn Ví dụ : " Cháu đi học muộn vì mẹ châu còn nấu com", " Nếu bạn ấy còn im thin thit tức là bạn ấy vẫn buôn ngủ"

Số lượng các loại câu của trẻ ở các lứa tuổi không giống nhau và được

tăng dần theo tháng tuổi Trẻ 5 - 6 tuổi thường dùng chủ yếu hai loại câu đơn

mở rộng thành phần, câu phức hợp đẳng lập

Nhìn chung trẻ từ 5 - 6 tuổi là thời kỳ ngôn ngữ phát triển mạnh Sự phát

triển các thành phần trong câu nói của trẻ đã làm cho độ dài của câu nói được

tăng lên Trẻ càng lớn tháng tuổi thì số lượng câu đúng và câu có cấu trúc phức

tạp càng tăng Trong các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến sự phát triển

ngôn ngữ của trẻ thì yếu tố trình độ văn hoá của bố mẹ, trình độ Tiếng việt của

những người xung quanh thường xuyên giao tiếp với trẻ có ảnh hưởng rất lớn và quan trọng đến sự phát triển các loại câu khi trẻ sử dụng giao tiếp

5 Nội dung phát triển ngôn ngữ trong chương trình giáo dục mầm

non

5.1 Công tác phát triển ngôn ngữ trong chương trình giáo dục trẻ

Mầm non của một số nước

Qua tham khảo chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở một số nước trong

khu vực như Trung Quốc, Singapo và Oxtaylia cho thấy việc hình thành và

phát triển ngôn ngữ cho trẻ trước tuổi học là một nhiệm vụ quan trọng và được cụ thể hoá các nội dung giáo dục hàng ngày Các lĩnh vực được quan tâm

Trang 21

thú đến việc đọc, viết và chuẩn bị những kỹ năng cần thiết để vào học lớp l, thông qua việc tạo môi trường tốt cho trẻ học tập

5.2 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo trong chương trình chăm

sóc giáo dục hiện nay ở Việt nam

Trong các loại chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo hiện nay đã

xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động, các phương tiện, điều kiện thực hiện chương trình Riêng nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ chưa đặt đúng vị trí của nó, chưa được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chương trình Đặc biệt, chương trình chưa nghiên

cứu đến nội dung, phương pháp phát triển Tiếng việt cho trẻ em vùng dân tộc

thiểu số

Trong những năm gần đây, Trung tâm nghiên cứu giáo dục mầm non đã và đang nghiên cứu một số vấn đề về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức

theo hướng tích hợp các nội dung nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ, đồng thời nghiên cứu phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 3 tuổi

Đây là những nghiên cứu rất bổ ích giúp cho việc đổi mới công tác giáo dục

ngôn ngữ cho trẻ trong các trường Mầm non Hiện nay Vụ giáo dục Mầm non dang chi dao các Tỉnh nghiên cưú và thử nghiệm chương trình mâũ giáo 5 tuổi thích hợp với trẻ vùng dân tộc trong một số tỉnh Song chưa được để cập một

cách toàn điện ngang tầm với vai trò và ý nghĩa của nó trong sự phát triển giáo dục mầm non trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước

6 yêu câu về việc chuẩn bị Tiếng việt cho trẻ trước tuổi học

Đối với trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 được coi là bước ngoặt quan trọng của cuộc đời Vì đây là giai đoạn chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động " Vưi

Trang 22

vào tình trạng khủng hoảng, gây nhiều bất lợi cho chặng đường tiếp theo của đứa trẻ Vì vậy, các nhà giáo dục cần chuẩn bị tâm thế cho trẻ thật tốt trước khi

trẻ váo lớp 1 Tiểu học

Để giúp trẻ mẫu giáo 6 tuổi có cơ sở học tốt môn Tiếng việt, chúng ta

cần tìm hiểu kỹ về môn Tiếng việt ở lớp 1, từ đó xác định những nội dung cần chuẩn bị cho trẻ tuổi mẫu giáo sao cho phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý -

nhận thức của lứa tuổi

6.1 Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, kiến thức môn Tiếng việt lớp l Bắt đầu từ vốn tiếng mẹ đẻ sắn có, dạy cho trẻ biết viết Tiếng việt và bước đầu biết dùng Tiếng việt một cách có ý thức làm công cụ học tập các

môn học khác trong nhà trường nói riêng và nhận thức cuộc sống nói chung

Thông qua việc dạy trẻ đọc - viết, giúp trẻ phát triển vốn từ và bước đầu ham muốn tìm hiểu Tiếng việt và thích thơ văn Đây là cơ sở chuẩn bị cho trẻ học môn Tiếng việt ở các lớp trên

Cung cấp cho trẻ tất cả các âm, các dạng chữ ghi âm của Tiếng việt một

cách tương đối hệ thống Dạy cho trẻ biết ghép các âm thành vần, nắm được vị trí các âm trong vần và biết ghép các phụ âm đầu với vần, thanh để tạo tiếng, từ đó trẻ đọc viết được tiếng đó Dạy trẻ có ý thức đọc đúng các âm và các vần đễ nhầm lẫn để từ đó có kỹ năng viết đúng chính tả Dạy trẻ đọc được các từ, câu, đoạn văn, bài văn ngắn theo yêu cầu để ra của lớp 1

Được giảng dạy chủ yếu theo phương pháp thực hành luyện tập, nhằm

rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ như đọc - nghe - nói - viết, để giúp trẻ đễ dàng đạt được yêu cầu về 2 kỹ năng cơ bản là đọc - viết

Từ mục tiêu yêu cầu nội dung và phương pháp dạy Tiếng việt cho trẻ lớp 1, chúng ta xác định nội dung, yêu cầu chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi có

khả năng học tốt môn Tiếng việt ở lớp 1 Tiểu học

Trang 23

kỹ năng nghe và nói nhiều hơn kỹ năng đọc- viết Bởi vì, các kỹ năng đọc viết

sau này của trẻ phải dựa vào sự phát triển tiếng nói của trẻ đạt được ở giai đoạn

trước tuổi học

6.2 Chuẩn bị cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen kỹ năng nghe nói

Trẻ vào lớp 1 thường lúng túng và nhiều hạn chế về kỹ năng nghe nói Vì vậy, trong giờ cho trẻ làm quen với chữ cái cần tạo điều kiện cho trẻ làm

quen với kỹ năng nghe nói với những hình thức nội dung sau

Luyện nghe: Trẻ nghe và phân biệt âm thanh tự nhiên của đồ vật,

con vật, hiện tượng tự nhiên Thông qua các trò chơi với chữ cái, làm quen với môi trường xung quanh Làm quen với âm thanh ngôn ngữ như âm điệu, giọng nói của người Thông qua giờ làm quen với chữ cái, làm quen với văn học Luyện nghe nhớ và nghe hiểu giúp trẻ nhớ được mặt chữ, nhớ được tên âm, tái

hiện được cậu chuyện, bài thơ Thông qua tiết dạy trẻ làm quen với nhóm chữ cái, làm quen với văn học

Luyện nói: Làm quen với lời nói trong giao tiếp thông thường, tập ứng xử lời nói trong những tình huống đơn giản gần gũi với trẻ như : Cách trả

lời câu hỏi của cô: giáo, nhận xét câu trả lời của bạn Tập phát âm chính xác, rõ rang khi luyện đọc theo cô các từ ngữ trên các bức tranh, luyện đọc các phụ

âm nguyên âm chứa trong các tiếng, từ

6.3 Chuẩn bị kỹ năng đọc - viết cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Chuẩn bị những kỹ năng cần thiết ban đầu về đọc, viết có lợi như thế

nào trước khi dạy trẻ phân biệt tên chữ cái, âm tiết và từ Việc phát triển hoạt động ngôn ngữ và cho trẻ làm quen với đọc, viết được thực hiện thông qua các

hoạt động có ý nghĩa đối với trẻ

Dạy kỹ năng đọc: Tập phát âm và nhận biết 29 con chữ (theo mẫu chữ

in thường ) Cuối giai đoạn cho trẻ làm quen chữ cái nên cho trẻ làm quen 5

dấu ghi thanh ( huyền, sắc, hỏi , nặng, ngã) thông qua hình thức bằng trò chơi

Trang 24

Luyện viết: Dạy trẻ tập cầm bút, để vở, ngồi tập tô theo đúng hướng dẫn của Vụ Giáo Dục Mầm non Bước đầu làm quen với một số nét cơ bản

nhằm luyện các ngón tay cầm bút Dạy tập tô chữ cái, tập viết tên mình, tên cô giáo, tên bố mẹ và tên một số người thân quen

Những nội dung nêu trên cần được thực-hiện ở lớp mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) theo phương pháp "Học bằng chơi, chơi mà học" Nên chọn hình thức tổ chức giờ học nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn phù hợp với tâm sinh lý và gây hứng thú cho trẻ, tránh gây không khí nghiêm ngặt, nặng nề, áp đặt, làm trẻ

căng thẳng, đễ mệt mỏi, chán nân và khó tiếp thu

7 Những vấn để chung trong việc chuẩn bị Tiếng việt cho trẻ 5 - 6

tuổi vùng đồng bào dân tộc Thiểu số

Đối với trẻ em dân tộc kinh, khi vào lớp tuy được học tập bằng "tiếng

mẹ đẻ" nhưng nếu không chuẩn bị tốt về ngôn ngữ cho trẻ ở giai đoạn trước

tuổi đến trường thì khi vào học lớp 1 trẻ cũng rất lúng túng, nhiều cháu ngơ

ngác không hiểu lời đặn dò của giáo viên Mặt khác, nếu trẻ không được chuẩn bị về khả năng hoạt động trí tuệ thì cũng gặp phải những khó khăn trong quá

trình nhận thức Học Tiếng việt đối với trẻ em dân tộc kinh với tư cách là tiếng mẹ đẻ nhưng không phải là dễ, vì giữa Tiếng việt khẩu ngữ với Tiếng việt văn

hoá có một khoảng cách xa

Đối với trẻ em dân tộc thiểu số ngoài những khó khăn chung còn gặp trở ngại lớn do không biết hoặc biết ít Tiếng việt Bởi vì, từ lúc sinh ra đến khi

bắt đầu cáp sách đến trường trẻ thường tiếp xúc với tiếng mẹ đẻ, ít được tiếp

xúc với Tiếng việt (Tiếng việt là ngôn ngữ thứ hai) Vì thế, trẻ không thể có

vốn Tiếng việt tự nhiên ban đầu như trẻ em dân tộc kinh, để rồi sẽ được nâng cao và phát triển Trẻ em dân tộc thiểu số ngay từ khi bất đầu đi học trẻ đã phải

tiếp thu kiến thức bằng Tiếng Việt, vì "Tiếng việt là ngôn ngữ chính thức dùng

trong nhà trường " Đây là một thách thức lớn đối trẻ khi vào lớp 1

Việc chuẩn bị cho trẻ 5 - 6 tuổi đi học lớp 1 là một trong những nhiệm

vụ quan trọng của giáo dục mầm non, ngoài việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi

Trang 25

học còn phải chuẩn bị kỹ năng cơ bản ban đầu để đáp ứng với nhiệm vụ học tập ở trường Tiểu học

Đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi dân tộc, ngoài việc chuẩn bị chung còn

phải chuẩn bị riêng về Tiếng việt để giúp trẻ có thể theo học chương trình Tiểu

học quốc gia Muốn vậy chúng ta cần tăng cường cho trẻ nghe và đọc các tác

phẩm văn học phù hợp, bởi văn học phản ánh hiện thực, Văn học giúp trẻ nhận

biết những vấn đề trong cuộc sống, phong tục tập quán của dân tộc, lịch sử đất

nước, thiên nhiên tươi đẹp Thông qua các tác phẩm Văn học, trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp của thiên nhiên, của con vật trong quan hệ giữa người,

giữa người với sự vật Mặt khác, qua các tác phẩm, trẻ cảm nhận được sự trong sáng, phong phú của tiếng mẹ đẻ Văn học là một loại hình nghệ thuật có tác

dụng giáo dục đạo đức cho trẻ Thông qua các nhân vật trong tác phẩm, trẻ

nhận thức được khái niệm, chuẩn mực đạo đức, trẻ bộc lộ tình cảm đạo đức phù hợp với các nhân vật và lấy đó làm bài học cho việc cư xử của mình

Đọc và kể các tác phẩm văn học giúp cho việc rèn luyện cách diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, rèn luyện kỹ năng nghe và phát âm Qua các tác phẩm, trẻ có thêm vốn từ ngữ nghệ thuật, học được cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật

Giúp trẻ làm quen với ý đẹp, lời hay, hình tượng trong sáng, tập cho trẻ

tiếp xúc với tác phẩm Văn học, từng bước xây dựng lòng yêu thích Văn học Giáo dục cho trẻ lòng nhân ái, nâng cao nhận thức của trẻ về tự nhiên, xã hội và bản thân Dạy trẻ cảm nhận tác phẩm, rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, kể

chuyện sáng tạo và thể hiện lại tác phẩm dưới các hình thức khác nhau Góp

phần rèn luyện và phát triển khả năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, sử dụng ngữ

điệu, giọng điệu phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp

Sự chú ý của trẻ mẫu giáo chưa đạt độ bền vững và thường không có chủ định, đễ phân tán, khả năng chú ý còn hạn chế Sự ghi nhớ máy móc của trẻ rất tốt Ghi nhớ có chủ định phát triển nhưng ghi nhớ máy móc vẫn chiếm ưu thế

Cùng với sự phát triển của trí nhớ, trí tưởng tượng của trẻ cũng phát triển

mạnh, cuối tuổi mẫu giáo, trí tưởng tượng của trẻ có những sắc thái mới, trở

Trang 26

tính, kinh nghiệm chủ nghĩa mà đặc trưng của nó là tư duy trực quan hình ảnh tương ứng với cuộc sống và hành động của trẻ, tạo tiền đề cho việc hình thành tư duy trìu tượng Ngôn ngữ của lứa tuổi này phát triển nhanh, trẻ biết sử dụng đúng những câu đơn giản để giao tiếp với bạn bè, người lớn Điều cần chú ý là ngôn ngữ tự kỹ của trẻ, đó là ngôn ngữ hướng vào chính bản thân trẻ, ít phục vụ cho việc giao tiếp, nhưng là phương tiện tư duy của trẻ Trẻ nhỏ thường tỏ ra đễ xúc cảm đối với cảnh vật và người xung quanh, hồn nhiên và dễ nhạy cảm, dễ vui, đễ buồn

Trẻ em các dân tộc thiểu số miền núi, trong sinh hoạt hàng ngày đều sử dụng tiếng mẹ đẻ Để chuẩn bị cho việc học tập ở trưởng phổ thơng, ngồi việc sử dụng tiếng mẹ đẻ, trẻ còn phải học nói tiếng Việt và làm quen với chữ viết,

Thông qua việc đọc , kể, cách viết tên tác phẩm

Cùng với hoạt động văn học và chữ viết thì vui chơi đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển Tiếng việt cho trẻ Đồng thời góp phần phát triển nhân cách của trẻ, nó được khẳng định trong lý luận cũng như

thực tiễn giáo dục của trẻ ở độ tuổi mầm non.:Các nhà tâm lý, giáo dục học đều cho rằng, trẻ em "Không vui chơi thì không phát triển được"

Trong trường mầm non, hoạt động vui chơi, các trò chơi, đồ chơi và luật

chơi luôn có trong sinh hoạt của trẻ Chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ các độ tuổi nói chung và trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng, trò chơi âm nhạc là dạng hoạt động âm nhạc tương đối tổng hợp, có sử dụng tất cả các dạng hoạt động âm nhạc khác như ca hát, vận động theo nhạc, nhảy múa, nghe nhạc

dưới những hình thức hấp dẫn, vừa sức và được trẻ rất yêu thích Đặc trưng cơ bản nhất của "#ò chơi âm nhạc” là âm nhạc quyết định nội dung và tính chất

các hoạt động

Trò chơi âm nhạc được coi là hình thức hoạt động sáng tạo, tích cực nhất, nhằm đến sự thể hiện nội dung cảm xúc âm nhạc, dưới các dạng vận động, xây dựng hình tượng Tham gia trò chơi âm nhạc, trẻ được động viên được tự do

Trang 27

'

luyện kỹ năng hát múa, cảm thụ âm nhạc, ghi nhớ tác phẩm, nấm được những khái niệm sơ giản về các yếu tố diễn tả âm nhạc trong những hình thức sinh động, hấp dẫn

Trò chơi âm nhạc được xây dựng thành tiết học với sự tham gia của mọi trẻ và cả giáo viên Đó là một hình thức thuận lợi để giáo dục trẻ tình đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau, quan tâm đến nhau, cơ sở tình cảm cộng đồng, những nội

dung giáo dục tình yêu thiên nhiên; yêu ông bà, cha mẹ, bảo vệ mơi trường giữ

gìn hồ bình, phân biệt điều tốt, xấu, nếp sống văn minh được lồng vào một cách tế nhị, mạnh mẽ nhưng hết sức nhẹ nhàng, mềm mại tới tâm hồn, tình

cảm, trí tuệ, ngôn ngữ của trẻ

Không khí hào hứng, sinh động của cuộc chơi làm cho mọi trẻ đều vui vẻ, sung sướng Niém vui, sự say mê, tích cực tham gia trò chơi còn giúp những

trẻ rụt rè nhút nhát thêm tự tin mạnh dạn hơn trong cử chỉ, lời nói, hoà nhập cùng các bạn Qua trò chơi âm nhạc trẻ được ôn luyện khả năng nói Tiếng Việt qua lời ca tiếng hát, các âm thanh trầm bồng từ đó trẻ phát triển Tiếng việt

Trong quá trình thực hiện các trò chơi, trẻ phải sử dụng đồ chơi, nhờ sự

tiếp xúc ấy trẻ biết được tên gọi của đồ vật, nhận biết được hình dạng, mầu sắc, tính chất, độ lớn, vị trí của chúng trong không gian nhờ đó vốn hiểu biết của trẻ được mở rộng Khi chơi trẻ sẽ biết được nhiều khái niệm, nhiều biểu tượng

về các đối tượng, các thuộc tính của các đồ vật Ví dụ như khi chơi trò chơi lô

tô hình hình học sẽ giúp trẻ phân biệt được các hình học thường gặp như hình

vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác Trẻ không những nhận biết

bằng mắt mà còn nhận biết và phân biệt được chúng bằng tên gọi Được tiếp xúc với đồ chơi, trẻ không những nhận biết được những khái niệm đầu tiên của

các vật thể mà còn mở rộng các biểu tượng về các đối tượng khác có ở môi

trường xung quanh trẻ

Các trò chơi so hình, xếp hình, đố, đoán, các bộ đồ chơi lắp ghép kỹ thuật có tác dụng rất lớn đối với việc phát triển tư duy, ngôn ngữ, trí nhớ,

Trang 28

Đặc biệt, trò chơi ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ Khi chơi đòi hỏi trẻ phải có sự giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ Không hiểu

lời nói của nhau, trẻ không thể cùng nhau tham gia thực hiện nhiệm vụ chung

Do vậy trò chơi đã tạo điều kiện để kích thích sự phát triển ngôn ngữ của trẻ Trong thực tế, khi quan sát các trò chơi của trẻ ở trường mẫu giáo, ta nhận thấy rất rõ những ‘kien thức trẻ tiếp thu được trong các bài học có ảnh hưởng đến nội

dung chơi, hành vi, cử chỉ của trẻ trong trò chơi Những tri thức trẻ tiếp thu được trong các bài học làm cho nội dung của các trò chơi phong phú và do tích

luỹ được nhiều kiến thức, có nhiều “vốn” trẻ sẽ tiếp tục tham gia vào các trò

chơi Chẳng hạn sau khi trẻ được học về luật lệ giao thông trên đường thì khi

chơi trò chơi “ ô tô về bến” trẻ đã biết vận dụng luật lệ giao thông để hướng dẫn xe ra vào bến Hoặc sau khi cho trẻ đi tham quan cửa hàng mua bán, trẻ đã

biết vận dụng vào trò chơi sáng tạo một cách linh hoạt như một cháu đóng vai một cô bán hàng, cháu đã theo dõi bắt chước nói năng, cử chỉ của cô bán

hàng.Trẻ đã cố gắng tìm tòi trong giá đồ chơi để có được các đồ chơi thay thế cho quốc xẻng, dao, áo, giày, mũ, mắm, muối là những mặt hàng mà trẻ đã thấy ở cửa hàng Khi chơi trẻ đã biết phân công nhau đóng vai người bán người

mua Ngoài ra nội dung các bài học về vận dụng dùng trong sinh hoạt như bát, đĩa, ca, cốc, quần áo, guốc dép, giường chiếu, chăn màn, bàn tủ được củng cố

trong các trò chơi gọi tên, xếp hình, so hình được phân loại, khái quát trong

các trò chơi lô tô ô, đô mi nô

Nhờ mối liên hệ giữa bài học và trò chơi mà ngôn ngữ của trẻ được phát triển Trong trò chơi trẻ phải trao đổi, suy nghĩ, bàn bạc với nhau Khi tham gia vào trò chơi đóng kịch, chơi hội diễn văn nghệ, chơi chiếu phim, chơi phát thanh Như vậy trẻ phải sử đụng vốn từ để nói, ngâm.thơ, đọc thơ, kể chuyện

Như chúng ta đã biết, môi trường giáo dục rất quan trọng trong việc giáo

đục tòan diện cho con người, trong đó có sự phát triển Tiếng việt Đặc biệt đối

với trẻ Mầm non, Do đặc điểm nhận thức trực quan cụ thể và hoạt động chủ

đạo là vui chơi Vì vậy, các nhà giáo dục cần nghiên cứu và tạo môi trường

Trang 29

viên cần xây dựng môi trường học tập phù hợp với trẻ, trong điều kiện hiện có

của địa phương, theo hướng đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non để trẻ có cơ hội hoạt động chung và hoạt động góc, tự điều khiển quá trình hoạt

động của mình Muốn vậy, cần phải có các điều kiện như phòng học rộng, an toàn, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông Các phương tiện hoạt động cho trẻ như đồ dùng, đồ chơi .phù hợp với điều kiện, môi trường sống của trẻ Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi theo các góc phù hợp theo các nội dung và thuận tiện

khi trẻ xử dụng Trẻ thường xuyên được hoạt động với các đồ vật đó, giáo viên

cần có phương pháp hướng dẫn trẻ hoạt động phát triển Tiếng việt cho trẻ Các góc cần phng phú đồ dùng cho trẻ sự lựa chọn và hoạt động theo ý

thích Trẻ có trách nhiệm với việc học của mình khi chúng tự lọn chọn hoạt động cho minh, dựa trên quan sát những gì có trong góc chơi Tại các góc, trẻ

có thể khám phá và học những khái niệm mới, luyện kỹ năng, thực hiện đến

cùng một chủ đề hoặc một công việc nào đó sử dụng những kiểu học tập khác nhau, góc hoạt động cũng đòi hỏi sự học tập theo kiểu tích hợp và hợp tác

Các góc hoạt động do cô giáo và trẻ cùng tạo ra để thoả mãn nhu cầu và hứng thú của trẻ, như góc chơi với gỗ, góc tìm hiểu xã hội, góc đọc viết, góc

chơi với cát/nước, góc sách, góc chơi đóng vai, góc nghệ thuật, góc xây dựng,

góc nấu ăn, góc khoa học, góc toán, góc tạo hình

Khi mục tiêu nào đó đã đạt được hoặc khi đồ dùng đồ chơi ở góc đã quen thuộc, không hấp dẫn với trẻ nữa thì giáo viên nên thay đổi đồ dùng khác Hay nói một cách cụ thể hơn là thường xuyên thay đổi đồ dùng trong góc chơi

theo nội dung từng chủ điểm và chủng loại để gây hứng thú đối với trẻ

Góc hoạt động chỉ có hiệu quả khi trẻ được hoạt động với đồ dùng, đồ chơi và học liệu gần gũi với trẻ, đảm bảo tính giáo dục và phù hợp với đặc

điểm nhận thức của trẻ trong địa phương đó

Ví dụ: Như "góc toán", phải có vở học toán; hột hạt, que tính để đếm; các chữ số ; các hình , khối các màu; các loại đồ dùng phải có kích cỡ to - nhỏ

Trang 30

Việc lựa chọn đồ dùng đồ chơi đưa vào các góc là trách nhiệm của giáo

viên Khi chọn mẫu để làm hoặc mua các loại đồ dùng đồ chơi phải tính đến

giá trị XỬ dụng và tính giáo dục cao như sự an toàn, bên chắc, đa dạng, màu

sắc phù hợp giá thành rẻ

Ví dụ : Bộ đồ chơi "Dinh dưỡng", chúng ta nên mua loại làm bằng nhựa cứng, có màu sắc hài hoà phù hợp với hoa quả trong thực tiễn như vậy đảm

bảo bền chắc, thuận tiện và kinh tế

Sau đây là một số đồ dùng đồ chơi cần có trong các góc hoạt động, giáo

viên có thể nghiên cứu, bổ xung, thay thế đồ dùng đồ chơi hoặc thay đổi các góc chơi theo điều kiện hiện có của dịa phương một cách linh hoạt và phù hợp

- Góc xây dựng: Cần có các khối gỗ, khối nhựa, các túi đồ chơi lấp ghép, giá để đồ chơi, cấ loại cây hoa bằng nhựa hoặc bằng bìa, thảm cỏ, các ống nút

- Góc sách: Gôm giá để sách, các sách tranh truyện, các học liệu của học sinh, có bàn ghế để trẻ ngồi sao cho phù hợp,

- Góc đóng vai: Dé ding va dụng cụ sinh hoạt trong gia đình, quần áo và vải vụn cắc loại, búp bê , gương soi

- Góc toán : vờ toán, các hình khối nhiều mau, tranh ảnh có các kích

thước màu sắc số lượng trong tranh khác nhau, que tính, hột hạt, các loại đồ chơi ghép hình phân loại

- Góc nghệ thuật: Vỡ vẽ, giấy vẽ , bút chì màu, bút sáp màu, kéo , hồ dán, đất nặn, giấy màu , các loại tranh ảnh phù hợp với trẻ

- Góc âm nhạc: Các dung cu 4m nhạc như trống , phách , xấc xô, đàn ,

quần áo văn nghệ, cát séc, kèn hơi,

- Góc vận động: Dụng cụ luyện kỹ năng leo trèo, vòng, dây nhẩy,

Trang 31

- Góc đọc viết : Bàn, ghế, sách , vở, bút chì, phấn, bảng, thước , tẩy , các con dấu, giá sách,

Giáo viên giới thiệu và hướng dẫn trẻ từng góc chơi , từng đồ chơi (Nói tên, màu sắc, tác dụng, cách sử dụng .từ đó để trẻ hiểu và tự lựa chon đồ chơi,

góc chơi vào các buổi sau khi trẻ đã quen

II SƠ SỞ THỰC TIẾN

Để khảng định tính cấp thiết và tính khả thí của việc tổ chức thực hiện

"phương pháp tăng cường Tiếng việt ."trong một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Tỉnh Sơn La Tác giả đã tiễn hành phỏng vấn bằng phiếu điều tra trên Ø7 đối tượng như cán bộ quản lý Phòng GD&ĐT, Lãnh đạo xã, Ban Giám

Hiệu nhà trường, giáo viên Mầm non, giáo viên Tiểu học, Phụ huynh và trẻ 5 - 6 tuổi, trên 5 địa điểm đã chọn Quá trình phỏng vấn và đánh giá, chúng tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:

1 Khảo sát thực tiễn

1.1 Lớp Mẫu giáo Nam Pha A, Hudi I, Séng Ma.( Dân tộc Kho Mii)

Thuan lợi: Được sự quan tâm của ban Giám Hiệu nhà trường đã bố trí sắp xếp Giáo viên có trình độ trung cấp mâm non, có khả năng về chuyên môn

nghiệp vụ, nhiệt tình trong công việc Địa điểm lớp gần khu dân cư, dân cư

sinh sống quây quần và khá đông đúc

Khó khăn: Cơ sở vật chất nghèo làn, nhà gianh tre, không có liếp bao quanh, bàn ghế không đúng quy cách, diện tích lớp chật hẹp ( khoảng 10 m?),

nên nhà bụi bẩn Giáo viên là dân tộc Thái , chưa biết ngôn ngữ của trẻ Thiết bị và đồ dùng giảng dạy còn hạn chế Sự hiểu biết về giáo dục mâm non của

các bậc phụ huynh chưa cao, chưa coi việc học của trẻ tuổi mầm non là quan

trọng Chưa tạo môi trường dạy Tiếng việt cho trẻ ngay trong gia đình Kết quả trên trẻ Tháng 5/2003.( Cuối năm học 2002 - 2003)

Trang 32

* Khả năng nghe và nói câu đơn giản

- Loại khá có 5/12 trẻ đạt 41,7%

- Loại trung bình có 3/12 trẻ đạt 25%

- Loại yếu có 4/12 trẻ đạt 33,3%

* Khả năng nghe hiểu và nói được ý của mình

~- Có 12/12 trẻ ( 100%) không hiểu và không nói được

* Khả năng nghe hiểu và hành động theo yêu cầu của giáo viên - Loại khá: 1/12 đạt 8,3% - Loại trung bình: 3/12 đạt 25% - Loại yếu: 8/12 đạt 66,7% : * Nghe - Hiểu - Nói và thể hiện hành động theo các yêu cầu ( bài tập tổng hợp) - Loại khá: 1/12 đạt 8,3% - Loại trung bình: 1/12 đạt 8,3% - Loại yếu: 10/12 đạt 83,4%

Qua kết quả đánh giá, chúng ta thấy khả năng xử dụng Tiếng Việt của trẻ

phát triển chưa cao

1.2- Lớp mẫu giáo Bản Lập, Phống Lập, Thuận Châu (Dân tộc Thái)

Trang 33

nên thường giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ, chưa có phương pháp cung

cấp Tiếng Việt cho trẻ nên khả năng sử dụng Tiếng Việt chưa cao Kết quả đánh giá trẻ * Khả năng nghe - nói câu đơn giản - Loại khá: 2/7 đạt 28,6% - Loại trung bình: 4/7 đạt 57,1% - Loại yếu: 1/7 đạt 14,3% * Khả năng nghe - hiểu và nói - Loại khá: 0 - Loại trung bình: 7/7 đạt 100% * Khả năng nghe hiểu và hành động - Loại khá: 0 - Loại trung bình: 4/7 đạt 57,1% - Loại yếu: 3/7 đạt 42,9% * Bài tổng hợp - Loại khá: 0 - Loại trung bình: 3/7 đạt 42,9% - Loại yếu: 4/7 đạt 57,1%

Qua một năm học, chúng ta thấy kết quả đánh giá trẻ 5 tuổi của lớp chưa

cao Bởi vì ngôn ngữ Tiếng việt của trẻ chưa phát triển

1.3 Lớp mẫu giáo Bản Năm Giấắt, Phống Lái, Huyện Thuận cháu

(Dán tộc Mông )

Trang 34

dung lớp học còn tạm bợ, chật hẹp chưa phù hợp với yêu cầu của lớp mầm non Bàn ghế không đúng quy cách, thiếu đồ dùng đồ chơi, môi trường học tập chưa phù hợp với các hoạt đông của trẻ Kết quả đánh giá trẻ * Khả năng nghe và nói câu đơn giản - Loại khá: 3/12 đạt 25% - Loại trung bình: 9/12 đạt 75% - Loại yếu: 0

* Khả năng nghe - hiểu và nói

- 12/12 trẻ không trả lời được

* Nghe - hiểu và hành động theo yêu cầu của giáo viên - Loại khá: 4/12 đạt 33,2% - Loại trung bình: 8/12 đạt 66,6% - Loại yếu: 0 * Bài tập tổng hợp - Loại khá: 2/12 đạt 16.6 % - Loại trung bình: 8/12 đạt 66,7 % - Loại yếu: 2/12 đạt 16,6%

Kết quả kiểm tra trẻ cho thấy chất lượng giảng dạy của giáo viên có khá

hơn so với các lớp khác Bởi vì giáo viên biết ngôn ngữ của trẻ và đã quan tâm tới việc phát triển Tiếng Việt cho trẻ

1.4 Lớp mẫu giáo Bản Nà Đứ, Chiêng on, Yên châu (Dân tộcXinh

Mun)

Trang 35

điểm lớp trên cao, đi lại chưa thuận tiện; nền nhà và sân chưa sạch sẽ, bàn ghế

chưa đúng quy cách, các phương tiện phục vụ dạy và học chưa đây đủ Chưa có đồ dùng vệ sinh cho trẻ, thiếu nguồn nước sạch, chưa có công trình vệ sinh Giáo viên chưa chú ý phát triển Tiếng Việt cho trẻ Kết quả đánh giá trẻ * Khả năng nghe và nói câu đơn giản - Loại khá: 2/14 đạt 14,3% ~- Loại trung bình: 0 - Loại yếu: 12/14 đạt 85,7% * Khả năng nghe - hiểu và nói được ý của mình - Loại khá: 0 - Loại trung bình: 0 - Loại yếu: 14/14 đạt 100% * Khả năng nghe - hiểu và hành động theo yêu cầu của giáo viên - Loại khá: 0 ~- Loại trung bình: 7/14 đạt 50% - Loại yếu: 7/14 đạt 50% * Bài tập tổng hợp - Loại khá: 1/14 đạt 7.1 % - Loại trung bình: 4/14 đạt 28,6 % - Loại yếu: 9/14 đạt 64.3 %

Qua kết quả ta thấy chất lượng học tập của trẻ chưa cao, khả năng sử dụng Tiếng Việt của trẻ chưa tốt Trẻ nhút nhát khi tiếp xúc với người xung

quanh

1.5 Lớp mẫu giáo Suối Ba, Hua Păng, Huyện Mộc Châu (Dân tộc

Trang 36

Có sự quan tâm của lãnh đạo, có lớp học riêng cho mẫu giáo, gần khu dân

cư Bên cạnh đó còn một số vấn để chưa phù hợp: Địa điểm lớp trên cao, đường đi lại khó khăn, xây dựng nhà tạm bợ và chật hẹp, bàn ghế chưa đúng

quy cách, môi trường lớp học chưa phù hợp với trẻ mầm non Thiếu đồ dùng,

đồ chơi và phương tiện dạy trẻ Giáo viên chưa biết ngôn ngữ của trẻ Kết quả học tập của trẻ * Khả năng nghe và nói câu đơn giản - Loại khá: 2/7 đạt 28,6 % - Loại trung bình: 4/7 đạt 57,1% - Loại yếu: 1/7 đạt 14,3% * Nghe - hiểu và diễn đạt ý của mình - Loại khá: 2/7 đạt 28,6% - Loại trung bình: 0 - Loại yếu: 5/7 đạt 71,4% * Nghe - hiểu - hành động theo yêu cầu của giáo viên - Loại khá: 2/7 đạt 28,6% - Loại trung bình: 2/7 đạt 28,6% - Loại yếu: 3/7 đạt 42,8% * Bài tập tổng hợp - Loại khá: 2/7 đạt 28,6% - Loại trung bình: 0 - Loại yếu: 5/7 đạt 71,4%

Kết quả cho ta thấy có 2/7 trẻ có khả năng xử dụng Tiếng việt là do gia

đình có môi trường Tiếng việt ( Mẹ của trẻ là giáo viên, là dân tộc Kinh, Bố là dân tộc Dao)

Trang 37

* Một số thuận lợi: Tất cả các địa điểm đoàn đến khảo sát được sự ủng hộ nhiêt tình và tạo điều kiên của lãnh đạo từ huyện đến cơ sở Đặc biệt là lãnh

đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và các đồng chí cộng tác viên Thành phần không thể thiếu được là các cán bộ giáo viên trong các nhà trường đã tuyên truyền và khuyến khích các bậc phụ huynh và học sinh tham dự đông đủ

* Những khó khăn: Da số các địa điểm khảo sát nằm trong vùng II

+III, đường đi lại không thuận tiện, dân trí thấp, kinh tế chậm phát triển, chưa

quan tâm đầu tư kinh phí cho giáo dục mầm non Các cơ sở mầm non đều là nhà tạm bằng gianh tre nứa lá, chật hẹp, thiêú sự an tồn cho cơ và trẻ 100 %

lớp không đảm bảo về môi trường giáo dục: Thiếu trang thiết bị dạy và học, bàn ghế tạm thời bằng tre / gỗ, tỷ lệ học sinh đến lớp trong năm học 2002 -

2003 chưa cao, ngôn ngữ bất đồng giữa cô và trẻ, phương pháp giảng dạy của Giáo viên chưa phù hợp

2.1- Đối với cán bộ Quản lý giáo dục ( Phòng và nhà trường )

- 100% cán bộ quản lý quan tâm và tạo điều kiện cho các cơ sở GDMN phát triển

- 100% cán bộ giáo dục khẳng định Giáo dục Mầm non hiện nay đang

gặp nhiều khó khăn như thiếu phương tiện, đồ dùng dạy và học của cô và trẻ, bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ nên chất lượng giảng dạy chưa cao

- 100% cán bộ giáo dục thấy rõ sự cần thiết phải Tăng cường Tiếng Việt

cho trẻ ngay từ tuổi mầm non

2.2- Đối với Lãnh đạo địa phương ( Xã và Bản )

- 4/5 cơ sở ( 80%) chưa quan tâm tới công tác giáo dục mầm non

- 100% cán bộ địa phương khẳng định dân trí của nhân dân thấp, đời sống

kinh tế còn khó khăn, chưa quan tâm đến công tác Giáo dục Mầm non

Trang 38

- 100% giáo viên gặp khó khăn trong qúa trình truyền thụ kiến thức Bởi sự bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ Để nghị trang bị Tiếng Việt cho trẻ từ

tuổi Mâm non

2.4- Đối với Giáo viên dạy Mẫu giáo

- 100% lớp thực hiện chương trình 26 tuần do bộ GD & ĐT ban hành

- 100% giáo viên gặp khó khăn trong giảng dạy, bởi sự bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ Do chưa có nội dung phương pháp dạy Tiếng Việt cho trẻ

- 100% giáo viên thiếu đồ dùng, phương tiện và phương pháp tổ chức hình thức hoạt động đổi mới giáo dục mâm non trong vùng dân tộc thiểu số

2;5- Đối với phụ huynh

- Qua phỏng vấn 52 phụ huynh của 5 lớp mẫu giáo, kết quả có 16/52 (Đạt

30.8 %) người đã chú ý phát triển tiếng việt cho trẻ

2.6- Kết quả đánh giá trẻ 5 - 6 tuổi cuối năm hoc 2002 - 2003 TT "Tiêu chí Loại khá | T.Bình Yếu 20/52 12/52 18/52 1 | Nghe - nói câu đơn giản (38,4%) (23%) (34,6%) 2 Nghe - hiểu và diễn đạt được ý của 2/52 7/52 43/52 minh (3,8%) (13,4%) (82,6%)

3 Nghe - hiểu và hành động theo yêu cầu 7/52 24/52 21/52

của giáo viên (13,4%) (46%) (40,3%)

12/52 17/52 27/52

4 | Bai tap tổng hợp

(23%) (32,6%) (51,8%)

Trang 39

tạo điều kiện để giải quyết những khó khăn của các lớp, trước mắt là phục vụ

công tác thử nghiệm và lâu dài cho công tác phát triển giáo dục Mầm non của địa phương Cụ thể như đầu tư bổ xung về cơ sở vật chất thiết bị cho các lớp, đảm bảo đạt tối thiểu theo điều kiện hiện có của các địa phương, vân động phụ huynh đưa con đến lớp học đều

II THIẾT KẾ NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP 1 Một số biện pháp tăng cường Tiếng Việt

Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục mầm từ nay đến năm 2020, như

chúng ta đã biết đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mâm non là đổi mới cách

thức tổ chức hoạt động của trẻ theo các góc, nhằm tăng cường hoạt động cá

nhân, tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm nhiều trong thực tiễn phù hợp với

điều kiện hiện có của địa phương

Đồng thời giúp giáo viên dạy mầm non dạy vùng dân tộc thiểu số có tài

liệu hướng dẫn phương pháp thiết kế nội dung bài dạy theo các chủ điểm phù

hợp với chương trình 26 tuần Nhằm tăng cường Tiếng việt cho trẻ 5 - 6 tuổi

vùng dân tộc Ngoài các phương pháp thường sử dụng trong chương trình giáo

dục Mầm non, tài liệu giới thiệu cách dạy "ngôn ngữ thứ hai" thông qua trực quan cụ thể với một số nội dung và hoạt động với đồ vật được tổ chức dưới

dạng trò chơi, giúp giáo viên vận dụng dạy Tiếng Việt cho trẻ Mẫn giáo 5 - 6

tuổi vùng dân tộc thiểu số Tác giả xin giới thiệu một số biện pháp phát triển

Tiếng việt cho trẻ như sau:

1.1 Dạy Tiếng Việt thông qua tiếng Dân tộc(Tiếng Mẹ đẻ) Giáo viên

sử dụng tiếng dân tộc trong việc đạy nói tiếng việt cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

vùng đồng bào dân tộc thiểu số là rất cần thiết Nhưng sử dụng hợp lý , tránh lạm dụng tiếng dân tộc trong quá trình dạy trẻ

+ Giáo viên sử đụng tiếng dân tộc để giao tiếp khi trẻ mới đến lớp và khi hướng dẫn nội dung hoạt động mới, bằng cách giải thích và chuyển dịch các từ hoặc, câu nói trẻ từ tiếng Mẹ đẻ sang tiếng việt, Sau đó dạy trẻ tập nói

Trang 40

+ Khi trẻ biết nghe, hiểu từ tiếng việt, giáo viên không giao tiếp với

trẻ bằng tiếng dân tộc mà thường xuyên xử dụng tiếng việt khi giao tiếp với trẻ Nhằm giúp trẻ làm quen với môi trường tiếng việt ngay từ đầu năm học

1.2 Dạy tiếng việt thông qua môi trường giáo dục phù hợp

Phương pháp tạo môi trường phù hợp dựa trên cơ sở tâm lý cho rằng

nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển qua các hoạt động, từ việc trẻ chủ động và sáng tạo thông qua hành động có ý thức “suy nghĩ tức là hành động” hay cách tốt nhất "để hiểu là trẻ được làm'"' Vì vậy giáo viên cần tạo môi trường phù hợp cho trẻ hoạt động

Đồ dùng, đồ chơi trong các góc được coi như là "sách giáo khoa" của trẻ Giáo viên cần hướng dẫn trẻ nhận biết và thao tác với các đồ vật theo chủ

để đã chuẩn bị và khơi gợi để trẻ hoạt động theo ý thích của chúng Trong quá

trình hoạt động với đồ vật, giáo viên giúp trẻ nhận biết và tập nói tiếng việt về

tên gọi, màu sắc, tác dựng và một số đặc điểm nổi bật, của đồ vật

Đây là phương pháp áp dụng đổi mới hình thức tổ chức giáo dục Mầm

non vào quá trình hoạt động theo góc để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ tuổi mầm non trong vùng dân tộc thiểu số :

Ví dụ : Khi trẻ hoạt động trong góc học tập, trẻ nhận biết tên gọi và tác

dụng, cách xử dụng đồ dùng như : Quyển vở tập tô dùng để tô chữ cái; vở cho trẻ làm quen với toán dùng để học toán; bút chì dùng để vẽ; bút sáp để tô

màu; đất nặn dùng để nặn những gì trẻ thích

1.3 Tăng cường tiếng việt qua dạy tập nói

Dạy trẻ nói tiếng việt thông qua chính tiếng việt Bằng cách tạo môi

trường tiếng việt ngay trong lớp học, thông qua tranh ảnh, vật thật, đồ dùng, đồ chơi có gắn từ tiếng việt Cần hướng dẫn trẻ chú ý quan sát và nghe cách phát

âm tiếng việt của giáo viên Tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên gần gũi,

Ngày đăng: 26/01/2016, 12:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w