1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản người dân tộc thiểu số trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại các tỉnh miền núi phía bắc nước ta hiện nay

146 409 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 4,85 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TỔNG QUAN KHOA HỌC

ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2005

PHAT HUY VAI TRO CUA GIA LANG, TRUONG BAN

NGƯỜI DÂN TỘC THIẾU SỈ TR0NG THUC HIEN QUY CHẾ DÂN CHU | G CO SO TAI CAC TỈNH MIỄN NÚI PHÍA BẮC NƯỚC TA HIỆN NAY

CO QUAN CHU TRI: Học viện chính trị khu vực |

CHU NHIEM DE TA: TS NGUYEN NGOC HA THUKY BETA: TS BÙI THỊ THƯ HÀ

Hà Nội - 2006

Trang 2

Chủ nhiệm để tài: TS Nguyễn Ngọc Hà Thư ký đề tài: TS Bui Thi Thu Ha Danh sách các cộng tác viên:

1- TS Nguyễn Bình Ban - Học viện An ninh Nhân dân 2- TS Nguyễn Quang Du - Tổng biên tập Tạp chí Mặt trận

3- TS Bùi Thị Thu Hà - Học viện Chính trị khu vực l

4- TS Nguyễn Ngọc Hà - Học viện Chính trị khu vực l

5- Th/S Mai Thúc Hiệp - Hoc viện Chính trị khu vực ! 6- TS Đoàn Minh Huấn - Học viện Chính trị khu vực I 7- TS Doãn Hùng - Học viện Chính trị khu vực l

8- Th/S Nguyễn Thị Thanh Huyền - Học viện Chính trị khu vực | 9- Th/S Nguyễn Thị Ngọc Mai - Học viện Chính trị khu vực I 10- Th/S Đậu Tuấn Nam - Học viện Chính trị khu vực I 11- Th/S Biện Thị Hoàng Ngọc - Học viện Chính trị khu vực Ì 12- Th/S Nguyễn Việt Phương - Học viện Chính trị khu vực I 13- CN Lê Thị Phượng - Học viện Chính trị khu vực I

Trang 3

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 4 CHUONG I:

GIA LANG, TRUONG BAN NGƯỜI DÂN TỘC THIẾU SỐ TRƯỚC YÊU CẤU MỞ

RỘNG DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ NÔNG THÔN MIỄN NÚI PHÍA BẮC 12

I Một số thuật ngữ 12

1 Già làng và đặc điểm già làng người dân tộc thiểu số 12 2 Trưởng bản và đặc điểm trưởng bản người dân tộc thiểu số 15 II Những yếu tố dân chủ truyền thống và vai trò của già làng,

trưởng bản trong đời sống dân chủ cộng đồng ở vùng dân tộc thiểu

số miền núi phía Bắc 13

HI Yêu cầu của thời kỳ mới với vấn đề phát huy vai trò già làng, trưởng bản người dân tộc thiểu số trong thực hiện quy chế dân chủ ở

cơ sở tại các tỉnh miền núi phía Bắc 29

CHƯƠNG II:

TINH HINH PHAT HUY VAI TRO CUA GIA LANG, TRUGNG BAN TRONG THUC

HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ NÔNG THON MIEN NUIPHIA BAC THOIGIANQUA | 38

I Khái quát tình hình triển khai quy chế dân chủ ở các tỉnh miền

núi phía bắc thời gian qua 38

II Tình hình phát huy vai trò già làng, trưởng bản trong thực hiện

quy chế dân chủ 43

1 Những vấn đề chung 46

2 Đối với việc thực hiện các vấn đề chính trị quy định trong

Quy chế dân chủ ở cơ sở 51

3 Đối với việc thực hiện các vấn đề kinh tế quy định trong quy

chế dân chủ 57

4 Trong việc thực hiện các vấn đề văn hoá - xã hội

IH Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm 63

1 Đánh giá chung 63

2 Một số kinh nghiệm 67

CHƯƠNG II:

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÀ LÀNG, TRƯỞNG BẢN

NGƯỜI DÂN TOC THIEU S6 CAC TINH MIEN NUI PHiA BAC TRONG THUC HIEN

QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ 44

L Định hướng việc phát huy vai trò của già làng, trưởng bản người

Trang 4

| dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

1 Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản người dân tộc thiểu số trong thực hiện Quy chế dân chủ Ở cơ sở phải gắn liên với đổi mới nhận thức về vai trò của bẩm! làng trong tổ chức và quản lý xã hội nông thôn miền núi

2 Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản ở miền núi phía Bắc trong thực hiện Quy chế dân chủ phải trên cơ sở định dạng đây đủ những giá trị của quyền uy và trí thức bản địa còn tôn tại trong đời sống xã hội các tộc người thiểu số

3 Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản người dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc phải gắn với tăng cường hiệu lực quản lý của chính quyền cơ sở

4 Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã cần tiến hành trên quan điểm kế thừa, phát triển về lịch sử - cụ thể

I Giải pháp phát huy vai trò của già làng, trưởng bản người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã

1 Nhóm giải pháp tăng cường vai trò của già làng, trưởng bản trong thực hiện những nội dung cơ bản của Quy chế

2 Nhóm giải pháp tăng cường khả năng tương thích giữa các thiết chế quản lý chính thống và truyền thống liên quan đến yêu cầu phát huy vai trò già làng, trưởng bản người dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc trong thực hiện Quy chế dân chủ ở xã

3 Nhóm giải pháp về xây dựng mẫu hình trưởng bản và tăng cường khả năng của già làng, trưởng bản trong xử lý các tình huống phổ biến trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở xã

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quy chế dân chủ ở cơ sở được ban hành (theo Chỉ thị 30/CT-TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII ngày 18/2/1998) va đi vào cuộc sống đã tạo nên những chuyển biến sâu sắc trong quá trình mở rộng dân chủ ở nước ta Tuy vậy, trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế ở vùng đồng bào đân tộc thiểu số cũng gặp không ít khó khăn do điều kiện địa hình chia cắt, dân cư không tập trung, đa tộc người xen kẽ với đời sống văn hoá - tín ngưỡng- tôn giáo đa dạng và phức tạp, trình độ dân trí thấp, nhiều thiết chế xã hội truyền thống có sức sống mãnh liệt và tác động sâu sắc trong đời sống đân cư Do đó, cân nhắc, tính toán đầy đủ những đặc thù này là một yêu cầu tối quan trọng đảm bảo quy chế được thực hiện ở vùng dân tộc thiểu số đạt hiệu quả

Trang 6

giám sát chặt chẽ của dân bản, được đảm bảo bởi các nguyên tắc và cơ chế dân chủ thuần phác có từ ngàn xưa Điều đó đã tạo ra một cơ cấu quyển lực ẩn trong bản/làng vùng dân tộc thiểu số với sức sống bên vững của nó qua thời gian, có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống dân cư trong cộng đồng làng/ bản mà giai cấp cầm quyền cần phải khai thác, phát huy đúng hướng

Không phải hệ thống chính trị các cấp không nhận thức được vai trò của già làng, trưởng bản, mà trong chừng mực nhất định đã nhận thức được và phát huy vai trò của họ trong củng cố khối đoàn kết dân tộc Song sự quan tâm phát huy vai trò của già làng, trưởng bản mới dừng lại ở hình thức bề ngoài, thạm chí có nơi chỉ tranh thủ mang tính chiếu lệ, chưa nhận thức được ban chất sâu xa của cơ cấu quyền lực ẩn trong xã hội nông thôn miền núi- vùng dân tộc thiểu số Những tranh thủ đó khó tạo được sự đoàn kết, củng cố nông thôn miền núi bên vững, ổn định lâu dài Vì vậy, giải đáp bài toán củng cố hệ thống chính trị cơ sở và phát huy dân chủ ở cơ sở nông thôn miền núi - vùng dân tộc thiểu số, thì không thể chỉ đừng lại ở xây dựng hệ thống chính trị cơ sở và đội ngũ cán bộ, mà có một vấn đề hệ trọng là củng cố cộng đồng làng/bản Phải xây dựng, cùng cố làng/bản trở thành một khối cộng lợi, cộng cư, cộng cẩm và cộng mệnh vững chắc, mà ở đó già làng, trưởng bản là những hạt nhân tổ chức và điều phối với đầy đủ quyền lực và quyền uy được sự hậu thuẫn của cả hệ thống chính trị, sự báo hộ và bảo đảm của luật pháp Đây chính là một mấu chốt trong củng cố "bệ đỡ" cho hệ thống chính trị cơ sở và là một điểm nút bảo đảm thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn miền núi - vùng dân tộc thiểu số hiện nay

Do đó, việc chọn để tài "Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản người dân tộc thiểu số trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay” là một vấn đề khoa học có ý nghĩa thực tiễn cấp bách Điều này cũng phù hợp với định hướng nghiên cứu khoa học

Trang 7

130/2004/QD-HVCTQG ngày 24/3/2004 về phương hướng hoạt động khoa học chủ yếu của Học viện năm 2005 (tích hợp các vấn đề dân tộc, tôn giáo, phát huy dân chủ)

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn để dân tộc và miền núi ở các tỉnh phía Bắc nước ta đã được quan tâm nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau Có thể tóm lược ở mấy nhóm sau:

Thứ nhất: Những chuyên khảo, đề tài, bài viết nghiên cứu về đặc điểm phong tục, tập quán văn hoá của các dân tộc thiểu số miền núi, tiêu biểu là công trình của PGS TS Lê Như Hoa (chủ biên): "Văn hoá ứng xử các dân tộc Việt Nam", Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2002; GS.TS Trần Văn Bính (chủ biên): "Văn hoá các đân tộc Tây Bắc - Thực trạng và những vấn đề đặt ra”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004; GS TS Phan Hữu Dật (chủ biên): Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001; TS Ngô Ngọc Thắng (chủ nhiệm): "Văn hoá bản làng các dân tộc Thái, Mông ở các tỉnh miền núi Tây Bắc và việc phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong điều kiện hiện nay", đề tài khoa học cấp Bộ, 1997; Thạc sĩ Bùi Xuân Trường (chủ nhiệm): "Tác động của luật tục đối với việc quản lý xã hội ở các dân tộc Thái, Mông thuộc Tây Bắc Việt Nam", đề tài khoa học cấp Bộ, năm 1997;

Nhóm chuyên khảo, đề tài nêu trên đã phác thảo điện mạo thiết chế quan phương, bán quan phương và phi quan phương trong xã hội miền núi- vùng đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc, trong đó có nhấn mạnh đến vai trò của già làng, trưởng bản Tuy vậy, vai frò của già làng, trưởng bản thường hiện điện trong các công trình loại này ở những nét khái quát chung nhất, được xem như một giá trị truyền thống cần khai thác khi hoạch định các chính sách phát triển đối với vùng dân tộc thiểu số

Trang 8

xây dựng đội ngũ cán bộ ở miền núi Tiêu biểu là công trình của TS Nguyễn Quốc Phẩm (chủ biên): "Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hoá đời sống xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

nước ta", Nxb CTQG, H 2000; TS Lê Thị Phương Thảo (chủ nhiệm): "Nâng

cao năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện biên giới phía Bắc nước ta trong tình hình hiện nay”(Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, 2001); PGS, TS Nguyễn Cúc (chủ biên): “Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong tình hình hiện nay - Một số vấn đề lý luận

và thực tiễn", Nxb CTQG, H,2002: TS Phan Xuân Sơn (chủ biên): "Các đoàn

thể với việc bảo đảm dan cht ở cơ sở hiện nay”, Nxb CTQG, H, 2002

Những công trình nêu trên có nêu bật vai trò của già làng, trưởng bản trong mối quan hệ với tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể và hoạt động của đội ngũ cán bộ cơ sở Tuy vậy, giới hạn nghiên cứu của những công trình này là chỉ xem xét già làng, trưởng bản như một đối tượng bổ trợ, cần tranh thủ, tập hợp nhằm tăng cường hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở, giúp cán bộ cơ sở phát huy tốt chức trách xã hội

Thứ ba: Các chuyên khảo nghiên cứu về đoàn kết dân tộc, công tác dân vận và quản lý Nhà nước ở cơ sở vùng đân tộc thiểu số, có đề cập trực tiếp đến vai trò của già làng, trưởng bản Đáng chú ý là cuốn "Công tác dân vận ở cơ sở" của Ban Dân vận Trung ương có bàn đến đặc điểm dân vận ở vùng dân tộc thiểu số là phải chú ý phát huy vai trò của già làng, trưởng bản; cuốn "Quản lý Nhà nước về tôn giáo và dân tộc” của Học viện Hành chính Quốc gia; GS TS Phan Hitu Dat: “Mot số giải pháp nhằm phát huy vai trò của già làng, trưởng bản trong việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước” (Đề tài khoa học cấp Bộ, 2003; bài viết của TS Lê Thị Phương Thảo: "Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số", Tạp chí Dân tộc, số tháng 1/2004

Trang 9

khuyến nghị cần cơ cấu già làng, trưởng bản trong Mặt trận Tổ quốc và Hội đồng Nhân dân cấp xã; phát huy vai trò tích cực của già làng, trưởng bản trong quản lý dự án Tuy vậy, các công trình này thường chỉ chú ý mặt tích cực của già làng, trưởng bản, ít để cập đến những hạn chế, nhất là kinh nghiệm chủ nghĩa, thiếu tri thức khoa học, còn biểu hiện mê tín dị đoan, bảo thủ, trì trệ cần phải được cải tạo, định hướng phát triển đúng đắn

Những công trình nêu trên đã cung cấp những tài liệu quan trọng và cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu của đề tài Tuy vậy, do mục đích và phạm vi nghiên cứu đặt ra, 3 nhóm công trình nêu trên vẫn chỉ giới hạn trong quan niệm truyền thống xem làng, bản chỉ là đơn vị đán cư thuần tuý, già làng, trưởng bản chỉ là đối tượng tập hợp, tranh thi Chưa có công trình nào đặt vấn đề xây dựng, củng cố làng, bản trở thành một đơn vị hành chính cơ sở bán tự quản, ở đó già làng, trưởng bản không thể chỉ là đối tượng tranh thủ, mà phải trở thành chủ thể điều khiển, điều hoà, tổ chức đời sống của cộng đồng cư dân, được báo hộ và bảo đảm của luật pháp Đặc biệt, chưa có công trình nào để cập đến vấn đề phát huy vai trò của già làng, trưởng ban dân tộc thiểu số trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta Do đó, việc thực hiện đề tài này là cần thiết xét trên cả phương diện nghiên

cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng

3 Mục tiêu của đề tài

- Tìm giải pháp phát huy vai trò của già làng, trưởng bản dân tộc thiểu số nhằm thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở các tỉnh miền núi phía

Bắc nước ta

- Kiến nghị những vấn đề cần cự thể hoá quy chế dân chủ ở cơ sở cho phù hợp với tình hình vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Trang 10

- Về thời gian: Tổng kết van dé phat huy vai trò già làng, trưởng bản trong các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc từ năm 1998, là năm bắt đầu ban hành quy chế đân chủ ở cơ sở đến năm 2005

- Về không gian: Miễn núi phía Bắc có 15 tỉnh (Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên), đề tài sẽ chọn 4 tỉnh làm địa bàn tập trung nghiên cứu: Hoà Bình, Lào Cai, Lạng Sơn và Sơn La Sở đi chọn 4 tỉnh nêu trên vì 4 tỉnh này tập trung đông dân cư các dân tộc thiểu số mà đề tài sẽ giới hạn nghiên cứu ở phần nội dung (Thái, Tày, Mường,

Mông)

Mỗi tỉnh sẽ chọn 1 huyện làm đối tượng khảo sát, điều tra Mỗi huyện sẽ chọn 2 xã để khảo sát

Mỗi xã sẽ chọn 1-2 bản/làng dân tộc thiểu số để nghiên cứu - Về nội dụng:

+ Quan niệm về "phát huy”: Trên cơ sở cái đã có tiếp tục tăng cường mặt tích cực, khắc phục những mặt lệch lạc, kể cả thay đổi một số quan niệm về cơ cấu tổ chức để bảo đảm phát huy vai trò của già làng, trưởng bản

+ Về đối tượng nghiên cứu: đề tài không nghiên cứu toàn điện về già làng, trưởng bản mà chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của họ trong thực hiện Quy chế dan chi, phat huy vai trò của họ trong thực hiện Quy chế Già làng và trưởng bản là hai đối tượng khác nhau Già làng là những người già ở trong làng được mặc nhiên thừa nhận theo tiêu chí tuổi tác (Một số dân tộc, một số vùng thì

già làng là một người cao tuổi hoặc một hội đồng được dân làng bầu ra), đại

diện cho thiết chế tự quản truyền thống Trưởng bản là một chức danh bán hành chính, do dân bản bầu ra và được chủ tịch xã phê chuẩn, làm việc theo

nhiệm kỳ, mang tính chính thống Tuy nhiên, xét từ góc độ thực hiện Quy chế

Trang 11

hướng dẫn nhân dân thực hiện Quy chế, vừa là những người dân gương mẫu thực hiện Quy chế; cùng là người được dân bản tín nhiệm cử ra hoặc coi là người đại diện, thay mặt nhân dân thực hiện các điều quy định của Quy chế; Đề tài khai thác điểm chung đó trong phân tích thực trạng và đề ra giải pháp phát huy vai trò của họ thực hiện Quy chế, dĩ nhiên ở từng nội dung cụ thể vẫn nêu lên những điểm riêng, khác biệt của già làng và trưởng bản

Mặt khác, già làng, trưởng bản chỉ là một nhân tố tác động đến việc thực hiện quy chế dân chủ ở vùng dân tộc thiểu số Đề tài nghiên cứu việc phát huy vai trò của họ trong tổng thể mối quan hệ với các biện pháp khác

+ Giới hạn dân tộc thiểu số: Các tỉnh miền núi phía Bắc có rất nhiều dân tộc thiểu số, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu già làng/ trưởng bản ở 4 dân tộc có dân số cao nhất, nhiều thiết chế xã hội truyền thống đặc trưng: Tày,

Thái, Mường và Mông

+ Giới hạn về loại hình cơ sở: Cơ sở có nhiều loại hình, đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu loại hình cơ sở xã, gắn với nông thôn miền núi - những nơi thể hiện rõ rệt vai trò của già làng, trưởng bản

+ Giới hạn những nội dung trong quy chế đân chủ ở cơ sở: quy chế đề cập nhiều nội dung rộng lớn, đề tài chỉ giới hạn xem xét việc phát huy vai trò của già làng, trưởng bản trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo các điều mà quy chế quy định: thực hiện những nội dung cần thông báo cho dân biết,

thực hiện những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp, thực hiện những

việc cần đưa ra để dân bàn, góp ý kiến trước khi chính quyền quyết định; thực

hiện các công việc kiểm tra, giám sát Ngoài ra, để tài tìm hiểu việc phát huy

vai trò của già làng, trưởng bản trên các nội dung: Xây dựng hệ thống chính trị; đoàn kết toàn dân ở khu dân cư; quản lý kinh tế; quản lý xã hội; bảo vệ an ninh - trật tự- an toàn làng, bản; bảo vệ môi trường sinh thái

Trang 12

Là một đề tài tổng kết thực tiễn, để đạt được mục đích nghiên cứu, ngoài sử dụng các phương pháp phổ biến, đề tài đặc biệt coi trọng các phương pháp sau:

- Thống kê, phân tích số liệu từ các công trình nghiên cứu và các báo cáo tổng kết ở Trung ương và các địa phương

- Điều tra xã hội học, được thực hiện bằng hệ thống bảng biểu phù hợp với từng đối tượng trưng cầu ý kiến

- Toa dam, phỏng vấn các đối tượng điều tra hoặc liên quan đến yêu cầu khảo sát, nhất là cán bộ chủ chốt ở cơ sở và già làng, trưởng bản

6 Kết cấu của Tổng quan

Ngoài phần Mở đầu, kiến nghị và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Tổng quan được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Già làng, trưởng bản người dân tộc thiểu số trước yêu cầu mở rộng đân chủ ở cơ sở nông thôn miền núi phía Bắc

Chương 2: Tình hình phát huy vai trò già làng, trưởng bản trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở các tỉnh miền núi phía Bắc thời gian qua

Trang 13

CHUONG I

GIA LANG, TRUONG BAN NGUOI DAN TOC THIẾU SỐ

TRƯỚC YÊU CẦU MỞ RỘNG DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ NONG THON MIEN NUI PHIA BAC

i MOT SO THUAT NGU

1 Già làng và đặc điểm già làng người dân tộc thiểu số

Theo Từ điển Tiếng Việt, “già làng” là người cao trổi được đân làng cử ra để điều khiển công việc chung Ở các vùng đân tộc thiểu số ở Tây Nguyên" Thuật ngữ “già làng” còn có hàm ý chỉ một cá nhân hay một lớp người cao tuổi, được kính nể, trọng vọng do sự cống hiến của họ cho buôn làng, đo phẩm chất đạo đức, tư cách trong sáng, mẫu mực, thuỷ chung, do vốn kinh nghiệm về mọi mặt tích luỹ được có thể giúp ích cho dân làng bằng những lời khuyên

thiết thực, hợp tình hợp lý Ở một số tộc người Tây nguyên, thuật ngữ “già

làng” còn có hàm nghĩa “gốc làng”, như tiếng Ba-na 1a tom play (tom = “gốc”; pláy = 'làng') Sự đồng nhất ông già làng với người được coi là gốc của làng rất có thể chính là sự phô lộ một trong những điều kiện để trở thành vị thủ lĩnh của cộng đồng, là công lao gây dựng nên làng Trong xã hội truyền thống, đó là điều khá phổ biến Ở một số tộc người khác, thuật ngữ “già làng” lại được gọi là “người làm lớn” hay “người có quyền”, “người chỉ huy” như tiếng Xơ- đăng gọi là kan play, tiéng Ma va Co-ho goi là kưởng bon; ở người Ê-đê, già làng được xã hội truyền thống quan niệm là người “chủ bến nước” (pô pin e4), tức là người coi sóc nguồn nước ăn chung của dân làng, liên quan cả tín ngưỡng

về thần nước

Trang 14

Già làng còn được hiểu theo nghĩa rộng, tức là những người già ở trong làng Do vậy, danh từ già làng vừa dùng để chỉ một lớp người cao tuổi ở trong làng, trong thôn, trong bản, vừa dùng để chỉ một người cao tuổi và nó không chỉ bó hẹp ở vùng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên mà thực tế cả ở một số vùng thuộc các tỉnh phía Bắc

Già làng là một thuật ngữ có tính lịch sử xã hội rất phức tạp Bởi nó liên quan đến nhiều yếu tố như: điều kiện sống, tư duy, ý thức, bản sắc văn hoá, phong tục tập quán, đôi khi còn mang cả yếu tố thần bí Dù là già làng nhưng hầu hết những người này có thể không tham gia bất cứ một cương vị nào trong bộ máy của làng, của thôn bản Họ đơn thuần chỉ là những người sống lâu năm, “sống lâu lên lão làng” Loại người già thứ hai là những người có khả năng, có kinh nghiệm, có vốn sống, tham gia vào bộ máy tự quản của làng, của xã, của thôn, thành già làng và đương nhiên họ cũng được phân theo thứ bậc cao thấp

Điều đáng nói là già làng thường được hiểu theo nghĩa !à người thủ lĩnh của một làng, ở đây là người được cộng đồng làng tín nhiệm, suy tôn, do tuổi tác, vốn sống, kinh nghiệm, đức độ được kết tinh trong cả cuộc đời sống với làng, cống hiến, đóng góp cho làng Trong mỗi làng ở miền núi, già làng thường là người đứng đầu một tộc, đồng họ hoặc đứng đầu làng Tuỳ đặc điểm của dân tộc, mỗi vùng, có vùng chỉ có một già làng, có nơi có hội đồng già làng (ba, bốn già làng) nhưng trong đó vẫn có một già làng là người đứng đầu do các già làng khác cử, điều khiển công việc chung của làng Các già làng khác chỉ là tư vấn hoặc làm một số phần việc do già làng thứ nhất phân công

Trang 15

con nối, việc già làng giữ vai trò thủ lĩnh, vai trò chủ làng lâu hay ngắn tuỳ thuộc vào khả năng đóng vai trò thủ lĩnh, được dân làng chấp nhận hay không chấp nhận Dân làng sẽ chọn cử người khác thay thế trong các trường hợp già làng chết, sức khoẻ yếu không đảm nhiệm được công việc chung hoặc vi phạm tập tục, uy tín giảm,

Có nhiều yếu tế quy định vị trí vai trò già làng, kể cả theo tín ngưỡng đân gian có được thần linh ủng hộ hay không ủng hộ hoặc là người có công lớn lập làng, lập nghề mang lại lợi ích lớn cho làng, tuy nhiên điều quan trọng nhất để xem xét vẫn là phẩm chất đạo đức và năng lực cá nhân Và bởi vậy, ở nhiều nơi, già làng không nhất thiết là người cao tuổi nhất

Tóm lại, già làng là người cao tuổi, am hiểu phong tục, tập quán, lễ nghi, luật tục của đân tộc mình hoặc của các dân tộc cùng chung sống trong làng, bản, buôn, plei; xuất thân từ những dòng tộc lớn hoặc có công đặt nền móng trong việc hình thành làng; có uy tín, được nhân dân trong làng kính trọng, tôn sùng một cách tự nhiên theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng: già làng thường là người đứng đầu làng, là người đứng ra diều khiển công việc chung của dòng tộc hoặc của dân làng (ở nơi có nhiều dân tộc cùng sinh sống) và có khả năng can thiệp, thậm chí quyết định mọi hoạt động của làng Già làng không phải là một chức danh hành chính, đù trong công việc tự quản có

lúc, có việc họ vẫn được giao phó trách nhiệm như những quan chức hành

chính Có nơi, việc chọn cử của dân làng có sự chỉ đạo của cấp uy và chính

quyền địa phương thông qua Mặt trận Tổ quốc Cũng có nơi việc suy tôn được hình thành một cách tự nhiên cha truyền - con nối Cá biệt, có dân tộc như

người Dao Đeo Tiền ở Hồ Bình suy tơn già làng hàng năm

Trang 16

đáng kể Nằm ngoài ý muốn của bất kỳ ai, thiết chế già làng vẫn tiếp tục hoạt động lặng lẽ, như một lực lượng điều hành đời sống xã hội Do đó phát huy mặt tích cực của già làng, thu hút rộng rãi tầng lớp già làng là giải pháp quan trọng nhằm tăng cường công tác dân vận, mở rộng dân chủ, củng cố sức mạnh đoàn kết toàn dân, phục vụ sự nghiệp cách mạng của đất nước

Hiện nay, theo thống kê, một số tỉnh ở miền núi phía Bắc có đông già làng la: Lao Cai 2.153 người, Quảng Ninh 1.900 người, Sơn La I.916 người'

2 Trưởng bản và đặc điểm trưởng bản người dân tộc thiểu số

Nếu “già làng” là thuật ngữ thích hợp dùng cho vùng dân tộc ở Trường Sơn-Tây Nguyên, thì “trưởng bản” là thuật ngữ thích ứng với vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bác Thuật ngữ trưởng bản thường được dùng cho các

dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày, Thái, Việt Mường

Nếu như già làng còn được hiểu là lớp người già thì điều khác biệt của trưởng bản là để chỉ một cá nhân, là người đứng đầu một bản được nhân dân tín nhiệm, suy tôn là người quản lý cho bản mình Nếu như già làng là những người đứng đầu và đại diện từng gia đình, trưởng tộc, thực hiện các chức năng tự quản, thì trưởng bản là người đứng đầu làng bản, với tư cách là chức dịch, đại diện cho bộ máy hành chính Vai trò của trưởng bản mang tính chính thống, còn vai trò của già làng mang tính truyền thống

Trước khi chính quyền cách mạng được thiết lập thì thuật ngữ trưởng bản (cách gọi ngày nay) hay người đứng đầu bản được gọi là các tù trưởng,

quan lang, các thổ ty, lang đạo, phía tạo tuỳ theo từng dân tộc, từng vùng cụ

thể Trên thực tế cũng chưa xác định được rõ thuật ngữ trưởng bản có từ bao giờ và chính xác những dân tộc nào thì người thủ lĩnh được gọi là trưởng bản, dan toc nào không gọi là trưởng bản

Trang 17

Trong xã hội truyền thống các dân tộc thiểu số phía Bắc nói chung, trưởng bản trong bộ máy tự quản là do dân cử theo những tiêu chuẩn của tập

quán pháp quy định Họ là những người có uy tín, được quần chúng suy tôn

bởi những chuẩn mực như: biết tổ chức làm kinh tế gia đình; hiểu biết qui ước, luật tục, phong tục, tập quán và lịch sử của làng; có khả năng ứng xử và giao tiếp; luôn chăm lo, bảo vệ cuộc sống bình an của dân làng Những thành viên trong làng, người nào có khả năng vượt trội chuẩn mực đó, sẽ được quần chúng suy tôn Do vậy, trưởng bản trong xã hội truyền thống thường được quần chúng kính nể, tin yêu và nghe theo Trong công việc, họ thường căn cứ vào những quy ước, luật tục, lễ nghi của làng để giải quyết, hòa giải những vi phạm không thuộc phạm vi của dòng họ; chăm lo đến lợi ích chung của cộng đồng

Ngày nay, trong vùng dân tộc, miền núi phía Bắc xuất hiện đội ngũ trưởng bản mới, họ là thành viên thuộc “bộ máy nối dài” của chính quyền xã, nhưng không phải là cấp hành chính chính thức Trưởng bản ngày nay so với trưởng bản trong “bộ máy tự quản” truyền thống có sự khác nhau cơ bản về phạm vi uy tín, ảnh hưởng với quần chúng cũng như trách nhiệm và quyền lợi của họ

Trưởng bản ngày nay do Uỷ ban nhân dân xã chỉ đạo bầu và công nhận Nhiệm kỳ của trưởng bản là 2 năm rưỡi, bằng nửa nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân đân xã Trưởng bản thực hiện nhiệm vụ của chính quyền trong phạm vi theo cụm dân cư và truyền thống văn hóa của các dân tộc Trưởng bản do Uỷ ban nhân dân xã quản lý và được hưởng trợ cấp

Tiêu chuẩn trưởng bản hiện nay, trước hết phải là người gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có hiểu biết về pháp luật và kinh nghiệm tổ chức sản xuất, chăm lo cho đời sống cộng đồng dân cư; có khả năng vận động nhân dân tổ chức thực hiện một số công việc mà uỷ ban nhân dân xã giao cho trên phạm vi và quyền hạn của thôn bản

Trang 18

với địa phương Phổ biến, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và đời sống để nhân dân trong bản thực hiện Hướng dẫn, động viên nhân dan trong ban xây dựng gia đình văn hóa mới, bài trừ mê tín đị doan và các tệ nạn khác Vận động nhân dân giữ gìn trật tự an ninh, quản lý dân cư; xử lý và ngăn chặn kịp thời những vi phạm thuộc thẩm quyền giải quyết Lắng nghe và phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân lên trên để giải quyết kịp thời

Quyền lợi của trưởng bản: Được bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế và xã hội Được mời tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dan va Uy ban nhân dân khi bàn những nội dung có liên quan đến bản Được hưởng chế độ công tác phí hàng tháng, do ngân sách nhà nước dai the, được dự toán và chi trả qua ngân sách xã

Trưởng bản hiện nay có trình độ cao hơn so với trưởng bản trong “bộ máy tự quản” trước đây, thường là những người có học thức, nên dễ tiếp thu cái mới, có sức khoẻ, năng động trong công việc Họ không còn là những người thuộc tầng lớp trên như trong chế độ cũ, uy tín có được nhờ sức trẻ, năng động, nắm bắt thông tin từ chính quyên cấp xã chuyển xuống một cách chính thống, có khả năng dẫn dất dân bản thực hiện các công việc phát triển kinh tế - xã hội, xây đựng đời sống văn hoá mới, thực hiện một số công việc tự quản của bản làng Tuy nhiên, trưởng bản ngày nay thường là lớp trẻ, ít liên hệ với quần chúng, thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống; ít am hiểu phong tục, tập quán truyền thống, lễ nghi của dân tộc mình Trong các bản đa tộc người (hiện nay chiếm đa số), trưởng bản thường là người của dân tộc đa số, hoặc của dòng họ chiếm số đông trong bản

Ngoài thuật ngữ già làng và thuật ngữ trưởng bản, trong một số tài liệu

»»

còn xuất hiện thuật ngữ “Wgười có uy tín”, “người tiêu biểu”

Trang 19

Thuật ngữ Người có uy tín được dùng để chỉ một lớp người mới, có ảnh hưởng khá sâu rộng trong cộng đồng làng bản Họ là những người có tư cách đạo đức, có vốn tri thức nhất định, biết tính toán làm ăn, sắn sàng giúp đỡ người khác, ý kiến của họ được dân nghe, dân tin Trong số họ một số có thể tham gia

công tác xã hội, giữ cương vị trưởng, phó các đoàn thể, tổ chức xã hội ở khu dân

cư, thôn, bản; số khác chỉ đơn thuần là người tốt, biết tính toán làm ăn, sẵn sàng

chỉ bảo, giúp đỡ người khác Điểm đáng lưu ý là ở các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nếu như già làng đều là nam giới, tuyệt đại đa số trưởng bản là nam giới thì người có uy tín không có sự phân biệt giới tính Có uy tín là một điều kiện, một phẩm chất của già làng, trưởng bản; nhưng trong cộng đồng làng bản còn có nhiều người có uy tín nhưng không nhất thiết là già làng, trưởng bản Họ là những người có tri thức nhất định về một hay nhiều lĩnh vực nào đó, có quan hệ với quần chúng nhân dân, có khả năng tác động, chi phối hay cảm hoá một bộ phận quần chúng nhân dân, được quần chúng nhân dân tin yêu, mến phục Tựu trung, họ là những người có một số đức tính nổi trội như sau:

- Có vốn tri thức nhất định, nhất là những tri thức mang tính bản địa (hiểu biết về tự nhiên, phong tục, tập quán của dân, của bản, làng)

- Quan tâm, chăm lo đến đời sống của cộng đồng dân cư trong bản,

làng

- Có khả năng thu phục, cảm hoá con người, nói cách khác là được dân tin, nói dân nghe, dân hiểu, dân làm theo

- Nổi trội về một lĩnh vực nào đó (ăn ở, đức độ, tài làm kinh tế, lòng hảo

tâm )

Ngoài ra, khi nghiên cứu về ảnh hưởng của các thiết chế truyền thống trong cộng đồng các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, nhất là trong đồng bào Mông, cũng cần chú ý đến vai trò của trưởng họ

công tác dân tộc nêu: “Có chính sách động viên bồi đưỡng hướng dẫn và phát huy vai trò của những người có uy tín trong đồng bào dân tộc trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà

Trang 20

Với đồng bào Mông, thiết chế dòng họ tồn tại rất đậm nét Cư trú theo họ, thậm chí trước đây còn có ruộng đất của họ là cơ sở thống nhất các thành viên về kinh tế Cũng theo đó, vai trò của trưởng họ rất quan trọng Trưởng họ thường được gọi là Hổ Pấu (cái gốc), Uô thầu (đứng đầu), Chủ súng (chủ họ) và Tráng kế (thầy cãi lý) Trưởng họ là người có uy tín, đạo đức, có kinh nghiệm sản xuất, giỏi tổ chức, am hiểu các nghi lễ kiêng ky của dòng họ, nắm chắc phong tục tập quán và cái lý của người Mông Tộc trưởng dàn xếp, điều hành các công việc chung của họ, thạm chí có quyền quyết định phân phối ruộng của họ cho các gia đình thiếu đất Trong thiết chế chung của bản người Mông hoặc có đông người Mông, trưởng họ, nhất là trưởng họ lớn thường đồng thời được suy tôn là già làng, trưởng bản

Như vậy, già làng, trưởng bản, trưởng họ và người có uy tín có những điểm chung: có những kiến thức bổ ích cho cuộc sống của cộng đồng, có quyền uy, được dân chúng tin tưởng, nghe theo và cử làm người đại diện cho

mình trên một số lĩnh vực, công việc cụ thể Trong một số trường hợp, một

người có thể vừa là trưởng bản, đồng thời được suy tôn làm già làng, lại là trưởng họ và là người có uy tín trong bản

II NHỮNG YẾU TỐ DÂN CHỦ TRUYỀN THỐNG VÀ VAI TRÒ CỦA GIÀ LÀNG, TRƯỞNG BẢN

TRONG ĐỜI SỐNG DÂN CHỦ CỘNG ĐỒNG Ở VUNG DAN TOC THIEU SO MIEN NUI PHIA BAC

Các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta là nơi cư trú chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam Suốt hàng ngàn năm lịch sử, không chỉ miền đồng bằng, ven biến mà ngay ở vùng miền núi phía Bắc, các công xã vẫn tồn tại độc lập, khép kín; sang đến đầu thế kỷ XX nhiều nơi ở miền núi phía Bắc vẫn còn tồn tại nhiều đặc trưng của công xã nông thôn kiểu sơ khai

Giống như các làng ở miền xuôi, các bản ở miền núi phía Bắc là tập hợp

một số gia đình tụ cư trong một khu vực địa lý nhất định Đây là một cấu trúc

cộng đồng đan xen bởi các quan hệ huyết thống, cùng làm ăn, quan hệ tương

Trang 21

và dân trí còn thấp Tuy nhiên, mỗi đơn vị hành chính như làng/ bản, mường sau này vẫn là một kết cấu cộng đồng chặt chế, mang nhiều yếu tố tự quan, sản xuất tự cung tự cấp Điều đó có nghĩa là những đơn vị như làng/bản nói trên tự đứng ra điều hành các công việc nội bộ của mình, đương nhiên vẫn phải đáp ứng những yêu cầu nhất định của nhà nước về thuế khoá, quân

dịch

Gắn với chế độ tự quản là nhiều giá trị dân chủ thuần phác Về kinh tế, dan bản tự quyết định quyển sử dụng, cách phân chia một số đất đai, rừng, nguồn nước liên quan đến đời sống chung của cộng đồng; cùng tiến hành sản xuất và săn bắn tại khu vực chung theo quy định; cùng hưởng lợi một số sản phẩm trồng trọt, hái lượm và săn bắn; cùng góp công, góp của xây dựng một số công trình chung của bản Về văn hoá, dân bản cùng tiến hành các lễ hội, nghì lễ tôn giáo, phong tục truyền thống Về xã hội, dân bản bàn bạc, xây dựng, bảo tồn hương ước để qua đó tổ chức cộng đồng làng bản; chủ động quyết định giải quyết những vấn đề nẩy sinh trong cuộc sống cộng đồng, kể cả

những xung đột lớn và những hành vi nghiêm trọng (khi luật pháp của nhà

nước chưa tới được từng bản làng đồng bào dân tộc thiểu số) Những công việc này được tiến hành dựa vào những quy định của tập quán pháp truyền thống và theo kết quả bàn bạc, góp ý kiến công khai trong cuộc họp dân bản

Trang 22

Trong khi luật nhà nước không bao quát được hết các mặt của đời sống bản làng, với cách thức tự quản, đời sống tự quản tất yếu đòi hỏi có những hình thức quản lý riêng của nó Tiêu biểu nhất cho phương thức quản lý này ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn là các luật tục, một số nơi là quy ước, hương ước (thời gian muộn sau này, khoảng thé ky XV, XVI, XVII,

XVIID Luật tục, hương ước đều do dân xác lập Nói đúng hơn là có người

đứng đầu đảm nhận soạn thảo, quy định, nhân dân thông qua, tán đồng, duy trì, bảo tồn trong thực tiễn cuộc sống cộng đồng Luật tục hay hương ước chính là lệ làng, lệ bản, là quy tắc, quy định đảm bảo cho các hoạt động, duy trì sự tồn tại một cộng đồng dân cư Nó bao gồm các lĩnh vực thuộc về lao động sản xuất, sinh hoạt văn hoá tỉnh thần, những vấn đề thuộc về quan hệ ứng xử, việc ma chay, cưới xin hay thờ cúng tổ tiên, lễ tết Những hình thức quản lý cộng đồng với vai trò của người đứng đầu, tức đội ngũ già làng, trưởng bản như nói trên là một yêu cầu khách quan của việc quản lý xã hội Nó mang nhiều yếu tố dân chủ, vừa khẳng định vai trò của cá nhân, đồng thời cũng thể hiện vai trò của quần chúng nhân dân trong tổ chức và quản lý các mặt của đời sống cộng đồng

Kinh tế truyền thống của hầu hết các dân tộc thiểu số Việt Nam là canh

tác trên nương, rẫy hoặc là lúa nước; xã hội nông nghiệp ở trình độ thấp, nên

mọi ứng xử thiên nhiên và xã hội phần lớn dựa vào kho tàng kinh nghiệm của cộng đồng, do đó các già làng, những người tích luỹ nhiều kinh nghiệm, trở

thành những người có uy tín nhất và vị thế của họ rất được coi trọng Già làng là một lực lượng hỗ trợ công việc quan trọng cho bộ máy hành chính Ví dụ

như trong thiết chế xã hội cổ truyền của người Thái, bên cạnh “Chấu mường” và Phìa Tạo còn có hệ thống “cố vấn” giúp việc, đó là hệ thống bô lão toàn mường (Thấu ké hang mương) Các bô lão gọi là ông Xổng, lúc đầu các ông X6ng do dân bầu ra, sau này do chau mường và Phìa mường tiến cử và bổ nhiệm, họ nghiễm nhiên hợp thành một tổ chức tương đương như hội đồng

Trang 23

than linh thi Chau mudng không có quyền giải tán, mà phái thực hiện nghĩa vụ giữ gìn và vun xới (Cốc hom thẩu ké) cho họ Chẩu mường nào thực hiện được nghĩa vụ đó tức là đã củng cố lòng tin với bản mường và có nghĩa là đã làm tròn nghĩa vụ với bản mường

Hội đồng bô lão có cơ cấu tổ chức rất phức tạp, tuỳ theo từng địa phương và quy mô của từng mường mà số lượng thành viên của hội đông nhiều hay ít:

- Ở lộng, quen chỉ có 1 đến 2 ông - Ở mường Phìa ngoài có 2 đến 3 ông

-O mường Phìa trong có 4 chức ông làm nhiệm vụ chức trách như nhau: Ông Pằn đứng đầu Xổng Pần, có nơi gọi là Xen, Chức ông Pằn (xen) đứng đầu bơ lão tồn mường; Ông Poong đứng đầu Xống Poong; Ơng Ho lng đứng đầu Xổng Ho luông: Ông Lam ho đứng đầu Xổng Lam ho

Dưới các chức Ông còn có các chức quan giúp việc, tập hợp lại thành

một hệ thống chức dịch giúp việc, tai mắt cho quý tộc Thái thống trị trong châu mường Nhiệm vụ của họ được quy định gồm: truyền đạt những công việc của chẩu mường hay phìa mường để ra, đồng thời đem những ý kiến để bạt của cấp dưới, của dân bản lên chẩu mường; đôn đốc thực hiện việc của mường đối với nông dân, đôn đốc việc nộp thóc, bông lên chẩu mường, phìa mường; làm các nhiệm vụ tạp dịch Khi có chiến tranh, tuỳ theo khả năng từng người được bổ nhiệm làm chỉ huy Cho đến trước thế kỷ XIX các chau mudng Thái chưa có bộ máy quân sự, chẩu mường, phìa mường, bô lão toàn mường đảm nhiệm một chức trách nhất định trong quân đội Ngoài ra, các ông quan ở phìa trong còn được chấu mường giao đi làm “lam” kiểm tra công việc mường phìa ngoài

Trang 24

thế hệ con cháu không được mang họ quý tộc nữa Hội đồng bô lão còn có quyền lực nhất định trong thiết chế dân chủ của xã hội người Thái, đó là việc nhân danh bản mường để bãi miễn phìa mường hay chấu mường, nếu họ không đủ tư cách hoặc vi phạm luật lệ bản mường Bô lão toàn mường còn có quyền tham gia đề cử, xem xét việc lựa chọn người thay thế chấu mường khi chẩu mường già yếu

Được hình thành trong lịch sử tộc người, bản là đơn vị tổ chức dân cư ổn định có ranh giới đất đai rõ rệt, nhất là ruộng đất canh tác Chức dịch cao nhất trong bản là quan bản (nếu xuất thân họ dân), tạo bản (nếu xuất thân họ quý tộc) Trưởng bản là người phụ trách chung về mọi mặt của bản, trực tiếp đưới quyền quản lý của chủ đất (chấu mường) Trên danh nghĩa, trưởng bản không phải cha truyền con nối nhưng trong thực tế điều này vẫn diễn ra; Trưởng bản thường xuất thân từ gia đình, dòng họ đến lập bản đầu tiên, có thế lực về kinh tế và có địa vị nhất định trong bản

Về nguyên tắc, ở các bản người Thái, chức trưởng bản phải do dân bầu lên tại buổi họp các nóc nhà (hua hươu) trong toàn bản Sau đó báo lên để các chức dịch và chủ đất phê duyệt Cũng có khi trưởng bản do chủ đất hay chức dịch chỉ định, đề bạt Theo qui định, thời hạn giữ chức trưởng bản có thể một hay vài năm mới bầu lại Nếu vi phạm các việc hệ trọng như trộm cắp, hủ hoá, giết người, làm mất lòng tin của dân, thì chủ đất và dân bản có thể phế truất chức trưởng bản của đương sự để bầu người khác thay thế

Ngoài quyền lợi được hưởng thêm suất ruộng nhưng phải tự cày cấy, trưởng bản không có thêm đặc quyền đặc lợi nào khác Trong xã hội cổ truyền của người Thái, các trưởng bản thường là tay chân thân tín nhất của chủ đất Để có thế lực xã hội, họ giữ mối quan hệ thường xuyên, chặt chẽ với chủ đất và chức dịch trong mường Thông qua họ, các chủ đất có thể nắm được mọi tình hình cụ thể của từng đơn vị dưới mường

Trang 25

dự các cuộc họp hệ trọng liên quan đến bản, mường để tham khảo ý kiến

nhằm duy trì trật tự theo phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc

Cũng như người Thái, trong cộng đồng người Mường tinh thần “trọng lão” cũng luôn được đề cao Trong thiết chế xã hội cổ truyền, bên cạnh chế độ thống trị của nhà nước, còn có hệ thống giúp việc được gọi là các Âu (hay cai) Có nhiều loại âu phụ trách từng công việc: điều hành sản xuất trong ruộng sâu, thu lúa trong ruộng nỏ, thu các của biếu xén cống nạp, bảo vệ an ninh, chỉ huy quân sự, hay phục dịch nhà chúa đất Trong các loại âu thì âu Ka là quan trọng nhất: người này phải từng làm qua nhiều chức vụ trong làng, ở nhà thổ lang và đã làm những nhiệm vụ ấy mà được sự hài lòng của dân chúng Dân bản là người đề nghị âu Ka với thổ lang để ra quyết định cuối cùng trong sự lựa chọn Âu Ka được phép đại diện của lang trong nhà lang, trông nom những công việc giao cho các âu khác và trong việc này danh nghĩa là đại điện đân sự cho lang, làm đầy đủ mọi nhiệm vụ mà không mất lòng dân lẫn mất lòng lang Ngoài ra còn có các âu giúp việc khác như Âu Nhi, Âu Kai Ka, Khai Hau và Khai Nhưng Âu Châu đại điện cho lang về mặt tôn giáo,

Âu Po được coi như một người cha tinh thần trong nhà làng

Các Âu của người Mường có quy định về nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm rất rõ ràng Mỗi loại Âu được hưởng những phần ruộng nhất định ví dụ

như Au Ka được hưởng phân ruộng là 1500 bó mạ, Âu Nhi là 1125 bó mạ, Ân

Ka Ka là 750 bó mạ

Nếu như trong xã hội truyền thống của người Thái, Bơ lão tồn mường đã tuyên thệ trước thần linh thì không thể bị bãi miễn, thì ở người Mường, các Âu phạm lỗi nặng đối với thổ lang và dân làng thì có thể bị phạt làm bữa cơm mời tất cả dân làng tại nhà thổ lang; nặng nữa có thể bị đuổi đi và bị tịch thu phần phụ về ruộng đất

Do đặc điểm của một xã hội tiền công nghiệp, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp (nương rẫy và ruộng nước), nên mọi ứng xử với thiên nhiên và xã

Trang 26

trong trí nhớ và hành động của người già, người đứng đầu làng bản Bởi vậy, dù ở mức độ này hay mức độ khác, vai trò của già làng, trưởng bản, trưởng làng ở người Mường rất được coi trọng, trưởng làng xóm phải là người xuất thân đòng dõi và có uy tín với dân làng được dân làng bầu lên, đảm bảo giải quyết hài hoà những công việc của làng và được lòng dân chúng Những người già trực tiếp tham gia điều hành các công việc của mường, của làng xóm Bằng kinh nghiệm của mình, họ tham gia giải quyết tất cả những công việc về

kinh tế - xã hội, đời sống tâm linh, trật tự trị an Họ có quyền tham gia cùng

chúa đất (lam cum) hay lang đạo giải quyết tất cả các công việc của mường, của làng xóm

Xã hội truyền thống của người Thái và người Mường là xã hội tôn trọng

người già và sự lãnh đạo của người đứng đầu làng bản Bộ máy thiết chế này vận hành theo một truyền thống dân chủ, được các quy định của luật tục ràng

buộc thực hiện

Có thể dùng sơ đồ ba đường tròn đồng tâm để thực hiện mối quan hệ và vai trò của già làng, trưởng bản trong xã hội cổ truyền của làng bản:

3 1- Trưởng bản

2- Già làng

3- Các hộ gia đình

Trang 27

một số nơi do tộc trưởng cũ tìm chọn và bồi dưỡng Trưởng họ có thể bị thay thế nếu khơng hồn thành nhiệm vụ Đây là biểu hiện dân chủ trong sinh hoạt

dòng họ

Bên cạnh vai trò nổi bật của đrưởng họ là các già làng - với nghĩa người già ở làng Đương nhiên, không phải tất cả người già trong làng (Giao) đều đóng vai trò quan trọng Thông thường chỉ có một số người già có uy tín, năng nổ trong các dòng họ Họ là bậc “cha chú” trong dòng họ, hoặc là trưởng làng đã nghỉ hưu, là thầy cúng am hiểu phong tục tập quán, là người nắm rõ “cái lý” của người Mông Già làng ở người Mông không phải do bầu lên, mà tự hình thành do uy tín và khả năng hiểu biết của họ Họ là những người giàu kinh nghiệm sản xuất, nắm vững văn hóa truyền thống, các điều kiêng ky của dòng họ, của cộng đồng, thuộc các quy tắc thực hành tín ngưỡng, cách thức thờ cúng Khi trong làng xảy ra các vấn để quan trọng như xử phạt, xử kiện, chuyển làng, giải quyết xích mích ở trong và ngoài làng, các già làng déu được trưởng làng mời đến tham gia ban bac va dé xuất hướng giải quyết Trong xã hội truyền thống, khi mà các làng Mông còn mang nặng tính chất khép kín thì vai trò già làng càng được đề cao Tuy nhiên, các già làng cũng chỉ góp ý kiến, đóng vai trò tham mưu, tư vấn, còn quyền quyết định là do trưởng làng Song nếu nhiều già làng có cùng một ý kiến thì trưởng làng thường theo ý kiến của họ

Bên cạnh vai trò của trưởng họ và già làng, trong mỗi giao của người Mông còn có một hoặc hai người đứng đầu gọi là “Lùng thầu” hay “Sống

thầu” Họ là những người được đại diện các gia đình cử ra theo chế độ luân

phiên, có nhiệm vụ thực hiện quy ước chung của làng Còn chức dịch đứng đầu mỗi giao là “Seo phải”, thường là những người trưởng họ có uy tín nhất trong giao Seo phải như cánh tay nối dài của Thống lý (lý trưởng), có nhiệm

vụ đuy trì trật tự hoặc xử phạt các thành viên vi phạm quy định

Trang 28

- thiểu số ở miền núi phía Bắc nước ta Đặc biệt là vai trò của từng chức danh: già làng, trưởng bản đều tồn tại trong mối quan hệ gắn bó với nhau và trong môi trường dân chủ cộng đồng, tự quản của bản làng

Sau khi xâm lược nước ta, chính quyền thực dân Pháp thi hành chính sách giữ nguyên vẹn bộ máy thống trị truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng thời lập thêm vài chức vụ cần thiết nhằm ràng buộc dân chúng với chủ đất thông qua các hình thức bóc lột của phong kiến đối với dân cày Thực dân Pháp cũng tăng cường thêm các biện pháp quản lý như: theo đõi giám sát, đặt ra chế độ thưởng phạt, bắt báo cáo thu chi tiền thuế để biến mỗi thôn, bản là một vương quốc thu nhỏ dễ bề cai trị nên chế độ tự quản cũng như vai trò người đứng đầu, tức các quan lang, phìa tạo, già làng, trưởng bản có sự biến đổi Thiết chế xã hội truyền thống vẫn tiếp tục được duy trì, tính chất dân chủ cộng đồng vẫn còn tôn tại tuy đã bị mai một nhiều

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, bộ máy chính quyền cấp xã cũ

bị xoá bỏ Cấp xã mới được hình thành, là cấp hành chính cơ sở và thường

được hợp lại từ một số bản Vai trò làm các chức năng như là chính quyền cơ

so ở từng bản mường của bộ phận quan lang, phìa tạo, già làng, trưởng ban theo đó cũng bị xoá bỏ Nhiều nơi không chỉ bộ máy Hội đồng kỳ hào, kỳ dịch bị xoá bỏ mà cả hương ước cũng bị xoá bỏ Ở các xã, đã hình thành Uỷ ban Hành chính làm nhiệm vụ quản lý xã hội và dân cư Chức danh trưởng bản không còn tồn tại, vai trò của đội ngũ già làng dù vẫn được duy trì ở một số ít nơi, ở các cộng đồng làng bản trực thuộc xã song đã bị thu hẹp rất nhiều so với trước Từ sau khi có chế độ hợp tác xã ở các thôn bản, vai trò của đội ngũ già làng, trưởng bản càng bị mờ nhạt Ngoài nhiệm vụ sản xuất, các hợp tác xã kiêm luôn cả chức năng quản lý xã hội, điều hành các công việc của cộng đồng Người dân chủ yếu quan hệ với hợp tác xã, với chủ nhiệm, với tổ đội sản xuất hơn là với già làng

Trang 29

thức tự quản, vị trí, vai trò già làng, trưởng bản, cách thức suy tôn bầu già làng, trưởng bản cũng như quá trình thực hiện vai trò là chủ làng, chủ bản qua lịch sử đã cho thấy có nhiều yếu tố dân chủ Có thể nói đây là một bộ phận, một phần của dân chủ làng xã Việt Nam suốt mấy ngàn năm lịch sử Già làng, trưởng bản gay từ xưa tuy nắm quyền lực, chỉ huy làng, bản, là thủ lĩnh của làng, bản nhưng lại không độc đoán chuyên quyền Sự hiện diện cũng như vai trò của họ thực hiện vẫn cho thấy “cái uy” của già làng, trưởng bản Tính dân chủ còn thể hiện ở chỗ già làng, trưởng bản chỉ là người đại diện cho làng, bản, cho cộng đồng nhằm thực hiện ý nguyện của nhân dân, của cộng đồng Dù có danh, có lợi, có thứ bậc được nhiều người mơ ước, nhưng bản thân già làng, trưởng ban van là một thành viên của cộng đồng làng, bản chứ không phải là người đứng trên dân bản, bắt mọi người, mọi việc nhất nhất phải tuân theo mệnh lệnh của mình

Trang 30

ll YÊU CẦU CỦA THỜI KỲ MỚI VỚI VẤN ĐỀ PHÁT HUY VAI TRÒ GIÀ LÀNG, TRƯỞNG BẢN NGƯỜI DÂN TỘC THiỀU SỐ TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHU Ở CƠ SỞ TẠI CÁC TỈNH MIỄN NÚI PHÍA BẮC

20 năm qua, công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới mục tiêu đân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh luôn được triển khai gắn liền với cuộc vận động dan chủ hoá các lĩnh vực của đời sống xã hội Đây cũng chính là quá trình các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta đã và đang tiến hành, gắn liền với việc phát huy vai trò của già làng, trưởng bản

Công cuộc đối mới càng đi vào chiều sâu, Đảng và Nhà nước càng đặc biệt quan tâm đến vấn đề dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước

ta nhấn mạnh: xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng là một xã hội do

nhân dân lao động làm chủ và nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị cũng là hướng vào xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân đân Đây là quan điểm cơ bản chỉ đạo việc ban hành chủ trương, chính sách, nhất là những chủ trương, chính sách liên quan đến mở rộng dân chủ và thực hành dân chủ của nước ta nói chung, của khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc nói riêng Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VỊII) và tiếp theo đó là Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIID, vấn đề dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở đã được đưa ra bàn bạc và ghi vào nghị quyết Tình thần cơ bản

của các Nghị quyết hội nghị Trung ương này là mở rộng dân chủ trực tiếp từ

cơ sở; qui định rõ trách nhiệm của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường định kỳ 6 tháng và 1 năm phải báo cáo cơng khai cho tồn thể

nhân dân biết về những việc đã làm, nhất là các vấn đề liên quan đến tài chính,

chăm lo vấn đề tự quản của dân, khôi phục và xây dựng các hương ước, quy ước Lực lượng chủ yếu để thực hiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Trang 31

Trước khi thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TW của Bộ Chính trị và Nghị định

số 29/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở, công cuộc đổi mới đất nước đã có tác động làm chuyển biến đáng kể tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng nói chung ở các tỉnh miền núi phía Bắc Đặc biệt, cuộc vận dong “Toan dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu

dân cư” (nay đổi tên thành cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời

sống văn hoá ở khu dân cư” do Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động đã được triển khai sâu rộng tới từng bản, làng, mang lại hiệu quả thiết thực Cuộc vận động đã không chỉ phát huy sức mạnh đoàn kết các tầng lớp nhân dân mà còn làm dấy lên bầu không khí dân chủ đổi mới Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyên, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể ở cơ sở cùng với đội ngũ già làng, trưởng bản triển khai thực hiện rất hiệu quả Ở không ít địa phương, bà con dân tộc đã chủ động tham gia bàn bạc các vấn đề thiết thực với đời sống của mình như: bàn việc đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, trồng rừng và bảo vệ rừng; thực hiện xoá đói giảm nghèo; bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc mình đi đôi với xoá bỏ các hủ tục lạc hậu; bàn việc bảo vệ và giữ gìn môi trường sinh thái; giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ quốc phòng giữ yên biên giới; nâng cao đân trí, cải thiện đời sống

nhân dân w

Điểm nổi bật của mở rộng dân chủ cho bà con nhân dân ở đây là đã tạo ra không khí hồ hởi, phấn khởi, tin tưởng, từ đó quy tụ tập hợp được đông đảo các

tầng lớp nhân đân cùng tham gia các phong trào, cuộc vận động, chăm lo phát

Trang 32

Hoạt động của già làng theo nguyên tắc tự nguyện Họ tham gia vào nhiều công việc của cộng đồng dân bản mà không bị ràng buộc trách nhiệm, cũng không đồi hỏi thù lao Phối hợp với chính quyền, trưởng thôn, trưởng bản, hoạt động của già làng chủ yếu tập trung vào các nội dung: Giáo dục con cháu, đồng bào giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc; hồ giải các mâu thuẫn trong nội bộ dòng tộc hoặc trong làng trên cơ sở tập tục của dòng họ, của làng; trực tiếp xét xử và cho ý kiến về thái độ của cộng đồng đối với các cá nhân vi phạm phong tục, tập quán trên cơ sở các quy định bất thành văn của dòng tộc,

làng; vận động dân làng đoàn kết, thực hiện các cuộc vận động do chính

quyền tổ chức hoặc làng đề ra (như không thả rông gia súc, không phóng uế bừa bãi, xoá bỏ phong tục lạc hậu ); chủ trì điều hành các lễ hội, nghi lễ của làng; khi chính quyền tổ chức họp, già làng tích cực tham gia ý kiến liên quan đến việc giữ gìn những phong tục, tập quán; đại diện cho dòng tộc hoặc dân

làng trong quan hệ, giao địch với bên ngoài

Trong các hoạt động, già làng thể hiện vai trò thủ lĩnh, có ảnh hưởng

toàn điện tới mọi hoạt động sinh hoạt và sản xuất, có tính quyết định trong

việc tổ chức thực hiện các phong tục (cưới xin, ma chay, cúng, giỗ), các qui ước của làng Dân gắn bó với già làng như một nghĩa vụ về tinh thần Sự kính trọng, tôn sùng của dân làng đối với già làng tạo ra hiệu quả cao về tính thuyết phục của già làng Trong một số trường hợp, nếu có sự ủng hộ của già làng thì việc tổ chức, quản lý của chính quyền cơ sở đối với nhân dân đạt kết quả cao (họp dân, triển khai các phong trào, tuyên truyền loại bỏ hủ tục lạc hậu như

mê tín dị đoan, việc xét xử, phạt vạ dân làng) Trong triển khai thực hiện công

tác đân vận ở cơ sở, già làng là đầu mối trực tiếp giữa đảng bộ và chính quyển

với bà con đân bản; là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng,

pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng

với dân Vai trò của già làng thường thể hiện rõ nét trong việc động viên bà con đân làng cùng tham gia vào việc xây dựng hương ước và động viên nhân

Trang 33

động nhân dân đóng góp kinh phí và tự tiến hành xây dựng một số cơ sở hạ tầng của bản, bảo vệ môi trường Hoạt động của già làng tập trung chủ yếu vào việc hoà giải mâu thuẫn trong nội bộ dòng tộc, nội bộ các dân tộc cùng sinh sống trong một làng; nhắc nhở dân làng giữ gìn tập tục, lễ nghi, bản sắc văn hoá dân tộc Già làng trực tiếp xét xử đối với người dân trong làng khi vi phạm luật tục, tranh chấp nương rẫy, vợ chồng khơng hồ thuận, mâu thuẫn trong hàng xóm; chủ trì các lễ hội, đám cưới, đám ma, cúng bái; vận động dân làng đoàn kết thực hiện các phong trào do chính quyển và đoàn thể phát động Một số nơi đã xây dựng mô hình già làng tham gia vào ban, tổ hoà giải Các thành viên hội đồng già làng góp phần rất lớn trong hoà giải mâu thuẫn giữa các dân tộc, tạo sự đoàn kết gắn bó trong nhân dân, góp phần bảo đảm trật tự xã hội Đặc biệt, vấn để nắm diễn biến tư tưởng nhân dân, vận động nhân dân không theo kẻ xấu phá hoại bản sắc và truyền thống văn hoá thì hoạt động của già làng rất hữu hiệu Bằng tình làng, nghĩa xóm, già làng, trưởng bản đã giúp đỡ, giáo dục, cảm hoá được hàng trăm đối tượng vi phạm pháp luật, nghiện hút trở thành người tốt Kết quả bước đâu đã có tác động tích cực lưu giữ và vun đắp những đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc như truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, khắc phục những tiêu cực về tư tưởng, đạo đức, lối sống và hình thành môi trường văn hoá lành mạnh trong mỗi gia đình, cộng đồng dân cư Già làng thực sự là lực lượng

quan trọng trong việc hoà giải những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, những

vướng mắc trong quan hệ giữa chính quyền với dân và với các tổ chức xã hội, tôn giáo ở địa phương

Bên cạnh những thành tựu đạt được, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, nhất là yêu cầu mở rộng và thực hiện dân chủ ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, còn rất nhiều vấn đề đặt ra phải giải quyết Trước những vấn đề này, vai trò của già làng, trưởng bản là khó có thể thay thế:

Trang 34

thiểu số miền Bắc nước ta còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn Ở không ít các

thôn, bản phương thức sản xuất canh tác của bà con còn rất lạc hậu, đời sống luôn gặp khó khăn Tỷ lệ đói, nghèo còn cao so với bình quân chung của cả nước Cũng chính vì vậy mà quan tâm chủ yếu của bà con vẫn là vấn dé com áo hàng ngày, là thực hiện các nghi lễ, phong tục tập quán từ ngàn xưa của cha ông để lại Do dân trí thấp và những lo lắng về đời sống kinh tế thường nhật, nên nhận thức của bà con các đân tộc thiểu số về vấn để dân chủ, làm chủ còn rất hạn chế Những vấn đề về đổi mới cơ cấu sản xuất, định canh định cư, xây dựng đời sống mới, cho trẻ đến trường ở không ít khu dân cư, thôn bản cồn là cuộc vận động đầy khó khăn, gian khổ Trong khi đó, do địa hình chia cắt, các bản ở rải rác, mối liên hệ giữa xã và bản không thường xuyên, cán bộ huyện, xã không thể lưu trú lâu dài tại bản để triển khai các chương trình dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nên già làng, trưởng bản là bộ phận trực tiếp nhất, quan trọng nhất thực hiện công việc này Chính vì vậy, phát huy vai trò của già làng, trưởng bản là một yêu cầu tự thân Nếu phái huy tốt hơn nữa vai trò của già làng, trưởng bản trong các hoạt động kinh tế - xã hội, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở thì chính họ sẽ là nòng cốt trong các dự án, phong trào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân các dân tộc thiểu số

- Cùng với các thành quả quan trọng về văn hoá, xã hội, thì ở nhiều địa

phương miễn núi, các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, trộm cấp, hút thuốc

Trang 35

kết xây dựng đời sống văn hoá, góp phần cải thiện môi trường xã hội, cộng đồng và trong từng gia đình cân được phát huy hơn nữa, được cụ thể hoá trong từng nội dung, cả trách nhiệm và quyền lợi ngay trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Phải thông qua công tác dân vận, vai trò tiên phong và

tác dụng nêu gương của già làng, trưởng bản để đẩy lùi tệ mê tín dị đoan và

các tập tục lạc hậu, xã hội và thực hiện những tập quán mới, như: Dùng nước sạch, xoá bỏ trồng cây thuốc phiện; khám, chữa bệnh ở trạm xá xã, bệnh

viện

- Một số tỉnh miền núi phía Bắc những năm gần đây, với sự can thiệp của các thế lực thù địch đã xảy ra tình trạng truyền đạo Tin Lành trái pháp luật, trong đồng bào các dân tộc thiểu số Họ tuyên truyền trước hết vào đội ngũ già làng, người có uy tín Chúng đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển sản xuất, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại ban sắc văn hoá dan tộc Do trình độ dân trí của bà con dân tộc thiểu số còn hạn chế, việc tuyên truyền đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước chưa hiệu quả, tổ chức thực hiện các biện pháp đấu tranh ở một số địa phương còn lúng túng nên không ít người đã mắc mưu địch Dù đã có những cố gắng nhất định nhưng việc phát huy vai trò của già làng, trưởng bản trong công tác này ở nhiều địa phương vẫn chưa đáp ứng yêu cầu Một số nơi, già làng, trưởng bản chẳng những không làm tốt việc tuyên truyền vận động nhân dân hiểu rõ về

chính sách tôn giáo của Nhà nước, mà thậm chí chính họ còn đi theo những

tôn giáo đó Bởi vậy, thực tiễn đang đặt ra một cách cấp thiết việc mở rộng

hơn nữa công tác tuyên truyền vận động qua các phương tiện thông tin đại

Trang 36

theo các tôn giáo truyền bá trái phép, thì không nhiều người đân mắc mưu địch; nhưng nếu đã có già làng, trưởng bản tham gia thì sẽ rất khó khăn cho công tác tuyên truyền, thuyết phục Vì vậy, già làng, trưởng bản là đối tượng đầu tiên cần phải tranh thủ, đồng thời coi họ là lực lượng trụ cột ở từng bản làng trong công tác đấu tranh chống truyền bá đạo trái phép hiện nay

- Những năm gần đây, một số thế lực núp dưới danh nghĩa các tổ chức phi Chính phủ vẫn tăng cường lợi dụng chính sách tự do dân chủ, thực hiện chiến lược "diễn biến hoà bình", tuyên truyền chống phá đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước hòng làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta và hạ thấp, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam Một số kẻ xấu

Ở nước ngoài tìm cách xâm nhập vào nước ta, tuyên truyền kích động, chia rẽ

khối đại đoàn kết dân tộc và trong hệ thống chính trị, nhằm làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với chế độ và chính quyền địa phương Trong nội bộ nhân dân, một số kẻ bất mãn, lười lao động cũng lợi dụng những chính sách ban hành trong thời kỳ đổi mới để phục hồi những hủ tục mê tín, dị đoan, đã

bị xoá bỏ trong những năm trước đây, trục lợi về chính trị, kinh tế Tình hình

khách quan nêu trên đã tác động tiêu cực đến quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại các tỉnh miền núi phía Bắc Hơn ai hết, những già làng, trưởng bản là người gần gũi nhất với nhân đân cần phải kết hợp chặt chế với hệ thống chính trị ở thôn bản tăng cường hơn nữa các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, làm thất bại hoạt động chống phá trên mặt trận tư tưởng của kẻ thù

Trang 37

làng, trường bản đối với nhân dân chưa được phát huy tốt Ảnh hưởng của họ chỉ dừng lại ở một số khía cạnh trong đời sống văn hoá truyền thống, hoặc đơn thuần là những công việc tự quản của thôn bản Thậm chí một số nơi, có già làng vẫn lứu giữ những tập tục cũ, lạc hậu, cản trở việc tiếp thu những giá trị tiến bộ vào cuộc sống của các bản làng, trong đó có những giá trị dân chủ Tình hình đó đặt ra yêu cầu cần phải tìm biện pháp, nội dung thích hợp và hiệu quả để phát huy hơn nữa vai trò của già làng trưởng bản trong cộng đồng nói chung và trong việc thực hiện quy chế dân chủ nói riêng

- Hiện nay, hầu hết thôn, bản có chỉ bộ đảng riêng hoặc có chỉ bộ đẳng sinh hoạt ghép Các thôn bản đều có Ban công tác Mặt trận, có các đoàn thể

như Chi đoàn Thanh niên, Chi hội Phụ nữ, Chi hội nông dân, Cựu chiến

binh Nhưng việc phát huy tác dụng của hệ thống chính trị còn rất hạn chế Chính vì vậy, ở nhiều nơi vai trò già làng, trưởng bản còn hết sức quan trọng Có nhiều nguyên nhân, nhưng một nguyên nhân quan trọng chính là thói quen truyền thống, ý thức “trọng lão”, coi trọng người già, nhất là những người đã được bà con nhân dân tín nhiệm suy tôn là “thủ lĩnh” của mình ở nhiều thôn,

bản còn rất sâu sắc Ở không ít nơi, có không ít việc, mặc dù được chính

Trang 38

hay không đều thông qua bản làng Vai trò của già làng trưởng bản không chỉ thể hiện ở vị trí bổ trợ, là bệ đỡ cho hệ thống chính trị ở các bản làng mà con làm cho hệ thống này mạnh hơn nâng cao vai trò trong các hoạt động Trước yêu cầu mở rộng dân chủ, để cho mọi người dân ở cơ sở được thực hành dan chủ thì không chỉ đòi hỏi sức mạnh tổng hợp của tổ chức Đảng, chính quyền,

mặt trận, các đoàn thể, tổ chức xã hội mà còn đòi hỏi cả việc phát huy vai trò

Trang 39

CHƯƠNG II

TINH HiNH PHAT HUY VAI TRO CUA GIA LANG, TRUONG BAN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

NÔNG THÔN MIỀN NÚI PHÍA BẮC THỜI GIAN QUA

| KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CÁC TỈNH MIỄN NÚI PHÍA BẮC THỜI GIAN QUA

Chỉ thị 30/CT -TW của Bộ Chính trị Về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (18 - 2- 1998) là mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển biến tích cực của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta Trên cơ sở Chỉ thị của Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định quan trọng về thực hiện Quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở Sau 4 năm thực hiện, qua sơ kết đánh giá kết quả đạt được và những vấn đề tiếp tục đặt ra, ngày 28-2-2002, Ban Bí thư (khoá IX) ra Chỉ thị số 10/CT-TW Về Hiếp tục thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, đưa Quy chế vào chiều sâu, trở thành nề nếp trong cuộc sống

Thực hiện Chỉ thị 30 CT/TW của Bộ Chính trị, Nghị định số 29/1998/ NÐ- CP của Chính phủ về thực hành quy chế dân chủ ở xã và Chỉ thị số 25 CT/TU ngay 14-5-1998, cùng với cả nước, các miền núi phía Bắc nhanh chóng triển khai quy chế dân chủ ở cơ sở trong nhân dân

Hầu hết các tỉnh đã hình thành Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ từ tỉnh xuống đến xã Các ban chỉ đạo đều đo đồng chí Bí thư, Phó Bí thư hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân làm trưởng ban và cán bộ chủ chốt các ngành đoàn thể làm uỷ viên

Mỗi tỉnh chọn một vài xã để chỉ đạo điểm rút kinh nghiệm Tỉnh Hoà

Bình chọn xã Định Giáo, huyện Tân Lạc có đông đồng bào Mường sinh sống

Trang 40

Mộc Châu, xã Cò Nòi huyện Mai Sơn Từ khoảng giữa năm 1999, hầu hết các tỉnh đều tiến hành đồng loạt ở tất cả địa bàn dân cư của tỉnh Các bước tiến hành được quy định thống nhất:

Bước 1: Triển khai học tập các Chỉ thị của Đảng và Chính phú trong cấp uỷ Đảng, chính quyền và đoàn thể nhân đân Việc triển khai khá đồng loạt, nghiêm túc Nhiều nội dung của Quy chế đã được cụ thể hoá gắn với tình hình địa phương ngay trong quá trình này Tỉnh Sơn La còn in 6000 cuốn "Những điều cần nhớ trong quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở”, phát đến Bí thư chi bộ và trưởng bản ngay trong bước này

Bước 2: Thành lập Ban Chỉ dạo thực hiện quy chế dân chủ ở xã Hầu hết Ban chỉ đạo ở các xã do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân làm Trưởng ban, một số nơi do Bí thư Đảng uy làm trưởng ban Các thành viên ban chỉ đạo, ngoài cơ cấu theo các ban ngành đoàn thể còn có đại diện các khu vực dân cư - thôn, bản Ở nhiều xã, ban chỉ đạo đã bao gồm đại điện già làng và trưởng các bản, một số trưởng họ lớn

Bước 3: Triển khai cho nhân dân nghiên cứu và học tập, sau khi Ban Chỉ đạo đã học tập, nghiên cứu và tìm biện pháp thực hiện gắn với đặc thù

từng địa phương Việc học tập được tiến hành theo quy mô thôn bản, với nòng cốt là Chi bộ, trưởng thôn, Ban công tác Mặt trận và các đoàn thể ở thôn bản Tỷ lệ nhân dân tham gia học tập ở mức cao, đều từ 85% trở lên Đến bước này thì vai trò của già làng, trưởng bản đã thể hiện rõ, không chỉ gương mẫu học

tập mà nhiều người còn rất tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia

học tập

Ngày đăng: 26/01/2016, 12:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN