Trang 3 Liên hệ vào chính sách Bảo hiểm Xã hội: quy định về đối tượng tham gia Bảo hiểm Xã hội kết hợp giữa chính sách Bảo hiểm Xã hội bắt buộc và Bảo hiểm Xã hội tự nguyện.Cụ thể là: Bả
Trang 1Lời mở đầu
Bảo hiểm Xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, công bằng và an toàn trong mỗi quốc gia trên thế giới Trong thế giới hiện đại, chính sách bảo hiểm xã hội là trụ cột của hệ thống chính sách an sinh xã hội Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội của các tầng lớp lao động và dân cư Đồng thời, Bảo hiểm Xã hội là nhân
tố đảm bảo ổn định chính trị - xã hội trong nền kinh tế thị trường
Ở nước ta, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, bảo hiểm xã hội được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, được quy định tronh Hiến pháp, văn kiện của Đảng và được ban hành thành Luật Bảo hiểm xã hội.Nguyên tắc của Bảo hiểm Xã hội là những vấn đề, những quan điểm cơ bản được định ra và thực hiện xuyên suốt trong mọi hoạt động của Bảo hiểm Xã hội.Là một loại hình Bảo hiểm, lại chủ yếu mang mục đích xã hội, Bảo hiểm Xã hội vừa phải thực hiện các nguyên tắc chung của hoạt động bảo hiểm, vừa phải thực hiện các nguyên tắc mang tính xã hội của mình
Hiểu được tầm quan trọng của việc đề ra các nguyên tắc của Bảo
hiểm Xã hội nên em chọn đề tài :“ Các nguyên tắc của Bảo hiểm
Xã hội – Vận dụng thực tiễn vào Chính sách, Luật Bảo hiểm Xã hội Việt Nam hiện nay.”
Trang 2
Các nguyên tắc của Bảo hiểm Xã hội- vận dụng thực tiễn vào Chính sách, Luật Bảo hiểm Xã hội
Việt Nam
1 Mọi người lao động đều có quyền tham gia và hưởng Bảo hiểm Xã hội
1.1: Cơ sở đề ra nguyên tắc
Mọi người lao động đều có sự đóng góp cho xã hội Vì vậy,
họ đều có quyền tham gia và được hưởng lợi ích của xã hội
Được cộng đồng chia sẻ rủi ro là nhu cầu chính đáng của mọi người, vì vậy, tham gia và hưởng Bảo hiểm Xã hội là nhu cầu chính đáng của mọi người lao động
Đảm bảo quyền con người theo Luật pháp quốc tế và Luật pháp Việt Nam
1.2: Nội dung nguyên tắc
Quyền tham gia và hưởng Bảo hiểm Xã hội không dựa trên
sự phân biệt về khu vực, ngành nghề, thành phần kinh tế, giới tính, có tham gia quan hệ lao động hay không…
Khả năng được chia sẻ, khắc phục rủi ro đến đâu phụ thuộc vào: mức đóng Bảo hiểm Xã hội, điều kiện kinh tế - xã hội và trình độ quản lý rủi ro trong mỗi quốc gia
1.3: Ý nghĩa nguyên tắc
Vận dụng trong việc quy định đối tượng tham gia và hưởng Bảo hiểm Xã hội
1.4: Liên hệ thực tiễn
Trang 3Liên hệ vào chính sách Bảo hiểm Xã hội: quy định về đối tượng tham gia Bảo hiểm Xã hội kết hợp giữa chính sách Bảo hiểm Xã hội bắt buộc và Bảo hiểm Xã hội tự nguyện.Cụ thể là:
Bảng 1: Đối tượng tham gia Bảo hiểm Xã hội
Bảo hiểm Xã hội bắt buộc Bảo hiểm xã hội tự nguyện
+Người làm việc theo hợp đồng lao
động không xác định thời hạn,
hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ
ba tháng trở lên.
+ Cán bộ, công chức, viên chức.
+ Công nhân quốc phòng, công nhân
công an.
+Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp
quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ
quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên môn kỹ thuật công an nhân
dân; người làm công tác cơ yếu
hưởng lương như đối với quân đội
nhân dân, công an nhân dân.
+Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân
dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an
nhân dân phục vụ có thời hạn.
+ Người làm việc có thời hạn ở nước
ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm
xã hội bắt buộc
+ Người LĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng.
+ Cán bộ không chuyên trách cấp xã.
+ Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ kể cả xã viên không hưởng tiền lương, tiền công trong các hợp tác xã, liên hợp tác xã.
+ Người LĐ tự tạo việc làm
+ Người LĐ làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã nhận BHXH một lần và người tham gia khác.
+ Các đối tượng khác tham gia Bảo hiểm Xã hội nhưng đến tuổi chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu.
=> Chuyển từ Bảo hiểm Xã hội bắt
buộc sang Bảo hiểm xã hội tự nguyện làm cho đối tượng tham gia dần được mở rộng.
Trang 42 Mức hưởng Bảo hiểm Xã hội trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm và chia sẻ cộng đồng.
2.1: Cơ sở đề ra nguyên tắc
Đảm bảo cân đối thu chi của Bảo hiểm Xã hội- yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của hệ thống Bảo hiểm Xã hội
Đảm bảo sự công bằng giữa những người tham gia Bảo hiểm
Xã hội
Mục đích của Bảo hiểm Xã hội: an sinh xã hội (có sự chia sẻ cộng đồng)
2.2: Nội dung nguyên tắc
Mức hưởng dựa trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng
Mức hưởng Bảo hiểm Xã hội có sự chia sẻ cộng đồng giữa những người không gặp rủi ro và những người gặp rủi ro
2.3: Ý nghĩa nguyên tắc
Vận dụng trong việc qui định về mức đóng, thời gian đóng và mức hưởng Bảo hiểm Xã hội
2.4: Liên hệ thực tiễn
Liên hệ vào các chế độ Bảo hiểm Xã hội
2.4.1: Chế độ ốm đau
Thời gian hưởng chế độ ốm đau:
- Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
Trang 5+ Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng ba mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; bốn mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; sáu mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên;
+ Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ
số từ 0,7 trở lên thì được hưởng bốn mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; năm mươi ngày nếu đã đóng từ
đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; bảy mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên
- Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động tùy thuộc vào thời gian điều trị tại cơ sở y tế thuộc quân đội nhân dân
và công an nhân dân
Mức hưởng chế độ ốm đau:
- Đối với ốm đau bình thường và chăm sóc con ốm: Mức trợ
cấp được xác định bằng cách lấy 75% mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc chia cho 26 ngày, sau đó nhân với số ngày thực tế nghỉ việc trong khoảng thời gian được nghỉ theo quy định;
- Đối với bệnh cần chữa trị dài ngày: Trong 180 ngày đầu của một năm, mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công làm căn
cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc Sau
180 ngày nếu tiếp tục còn điều trị thì mức hưởng bằng 45% mức tiền lương, tiền công nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; bằng 55% mức tiền lương, tiền công nếu đã đóng bảo hiểm xã hội
từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; bằng 65% mức tiền lương, tiền công nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên
2.4.2: Chế độ thai sản
Trang 6Thời gian hưởng chế độ khi khám thai:
-Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai
-Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con:
- Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định sau đây:
+ Bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;
+ Năm tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là
nữ quân nhân, nữ công an nhân dân;
+ Sáu tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật;
+ Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm ba mươi ngày
Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi:
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi
Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai:
- Khi đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc bảy ngày
- Khi thực hiện biện pháp triệt sản người lao động được nghỉ việc mười lăm ngày
Trang 7- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần
Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:
- Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con
- Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con
Mức hưởng chế độ thai sản:
- Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định, mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội
2.4.3: Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau thời gian điều trị ổn định thương tật, bệnh tật được giám định mức suy giảm khả năng lao động để làm căn cứ xác định mức trợ cấp được hưởng, cụ thể như sau:
Trợ cấp một lần: Áp dụng cho người lao động bị suy giảm khả
năng lao động từ 5% đến 30% hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức hưởng được tính như sau:
- Suy giảm 5% khả năng lao động được hưởng 5 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung; ngoài khoản trợ cấp trên, người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mội năm đóng
Trang 8bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
để điều trị
- Trường hợp người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu thì ngoài hưởng chế độ tử tuất theo quy định, thân nhân còn được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương tối thiểu chung
Trợ cấp hàng tháng: Áp dụng cho người bị suy giảm khả năng
lao động từ 31% trở lên với mức hưởng được tính như sau:
- Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung
- Đối với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng nêu trên, hàng tháng người lao động còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương tối thiểu chung
2.4.4: Chế độ hưu trí
Mức hưởng: Mức lương hưu hàng tháng của người lao động được
tính bằng tỷ lệ % lương hưu được hưởng nhân với mức bình quân tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
Trong đó:
- Tỷ lệ % lương hưu được hưởng tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng cho 15 năm đóng bảo hiểm xã hội đầu tiên, từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam, 3% đối với nữ, mức tối đa bằng 75% Đối với người nghỉ hưu trước tuổi do bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì tỷ lệ % hưởng lương hưu sau khi tính như trên sẽ bị giảm đi 1% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi
Trang 9- Trường hợp lương hưu thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được quỹ bảo hiểm xã hội bù bằng mức lương tối thiểu chung
Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu có mức hưởng: Mức trợ cấp được
tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ 26 trở đi đối với nữ, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền
lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần có mức hưởng: Mức trợ cấp
bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm
xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.
2.4.5: Chế độ tử tuất
Mức trợ cấp tuất hằng tháng:
- Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương tối thiểu chung; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung
- Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà người lao động, người hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chết
Mức trợ cấp tuất một lần:
- Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang làm việc hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội,
cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội; mức thấp nhất bằng ba tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng
- Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang
hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương
Trang 10hưu, nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng bốn mươi tám tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng ba tháng lương hưu đang hưởng
3 Bảo hiểm Xã hội thực hiện trên cơ sở số đông bù số ít
Số đông bù số ít có nghĩa là lấy số đông người tham gia đóng góp
bù cho số ít người không may gặp rủi ro Trong số người tham gia Bảo hiểm Xã hội, có người ốm đau nhiều, có người ốm đau ít, có người bị tai nạn, có người không
3.1: Cơ sở nguyên tắc
Tất cả các loại hình Bảo hiểm đều có nguyên tắc này Đây là nguyên tắc chung của Bảo hiểm
Dựa theo luật số lớn: rủi ro mang tính ngẫu nhiên, không chắc chắn đối với một người, một vài cá nhân, nhưng xét trên diện rộng thì chắc chắn có rủi ro xảy ra
3.2: Nội dung nguyên tắc
Lấy sự đóng góp của số đông người tham gia Bảo hiểm Xã hội chia sẻ cho những người không may gặp rủi ro
Lấy sự đóng góp trong khoảng thời gian làm việc, có thu nhập chia sẻ cho khoảng thời gian không làm việc, làm việc không có thu nhập
3.3: Ý nghĩa nguyên tắc
Nguyên tắc này được vận dụng trong việc quản lý quĩ Bảo hiểm
Xã hội ( nguồn hình thành và sử dụng quĩ Bảo hiểm Xã hội)
Trang 11Nguồn hình thành và sử dụng quĩ Bảo hiểm Xã hội ở Việt Nam
Bảo hiểm Xã hội bắt buộc
Đối với người lao động
Hằng tháng, người lao động quy định đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%
Đối với người sử dụng lao động
1 Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội;
b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%
2 Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên mức lương tối thiểu chung đối với mỗi người lao động quy định như sau:
a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) 16% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%