1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Căn bệnh Hà Lan trong lĩnh vực đời sống – xã hội

22 844 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 308,5 KB

Nội dung

con đường trải hoa hồng bất ngờ trải ra trước mặt, không phải ai cũng biết ứng xửkhôn ngoan với nó, không phải ai cũng có thể phớt lờ nó… Đó cũng chính là lý do khiến cho nhiều quốc gia

Trang 1

MỤC LỤC

Lờimở đầu 1

Phần 1: Lý luận chung về căn bệnh Hà Lan 2

Phần 2: Căn bệnh Hà Lan từ góc độ thực tế 3

I Các nước với căn bệnh Hà Lan 3

1 Anh quốc với căn bệnh HàLan 3

2 Nigeria và căn bệnh Hà La 4

3 Indonexia và căn bệnh Hà Lan 5

II Mô hình tác động 6

1 Mô hình hai khu vực 6

2 Mô hình bốn khu vực 9

Phần 3: Việt Nam và căn bệnh Hà Lan 11

I Lĩnh vực tài chính: vần đề thu hút và sử dụng 2 nguồn vốn FDI và ODA 1 Nguy cơ từ hiện trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tạiViệt Nam 11

2 Nguy cơ từ hiện trạng thu hút và sử dụng nguồn viện trợ ODA tại Việt Nam 14

3 Giải pháp phòng tránh 15

II Căn bệnh Hà Lan trong lĩnh vực đời sống – xã hội 15

1 Hiện tượng 15

2 Nguyên nhân 16

3 Giải pháp 16

III Căn bệnh Hà Lan trong khai thác và sử dụng khoáng sản 17

1 Hiện tượng 17

2 Nguyên nhân 19

3 Giải pháp 20

Lời kết 20

LỜI MỞ ĐẦU

Nếu một ngày nọ bạn trúng xổ số một số tiền khổng lồ mà có nằm mơ cũng không thấy bạn sẽ làm gì? Bạn có tiếp tục làm việc cật lực như trước hay ngay lập tức đổi đời, mặc sức hưởng thụ tiêu xài để rồi khi khoản tiền trời cho ấy

đã cạn, bạn thấy mình bị sa thải, không có sự nghiệp, không có tương lai? Sự thật

là con người ta luôn chọn việc gì có lợi nhất, ít phải nỗi lực nhất…con người luôn tìm sự nhàn hạ và hưởng thụ cuộc sống mức độ cao nhất…Âu đó cũng là lẽ thường tình Bởi bao giờ cũng vậy, việc chọn lựa giữa hai con đường: chông gai

mà bền vững, dễ dàng mà dễ vỡ tan cũng là một quyết định khó khăn Và một khi

Trang 2

con đường trải hoa hồng bất ngờ trải ra trước mặt, không phải ai cũng biết ứng xửkhôn ngoan với nó, không phải ai cũng có thể phớt lờ nó…

Đó cũng chính là lý do khiến cho nhiều quốc gia trong quá trình phát triển

đã không tránh khỏi “Căn bệnh Hà Lan” khi lạm dụng việc khai thác tài nguyên

thiên nhiên xuất khẩu đến mức hủy hoại sự phát triển của khu vực sản xuất.Nguyên nhân chính là do các nguồn lực từ tài nguyên đã làm giảm tỷ giá hối đoáithực (tăng giá ngoại tệ) và từ đó làm cho khu vực sản xuất trở nên kém cạnh tranhhơn Căn bệnh Hà Lan ban đầu chỉ đề cập tới việc khai thác tài nguyên nhưng saunày nó đề cập tới mọi nguồn thu ngoại tệ khổng lồ, bao gồm cả việc tăng giá hàngxuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài

Việt Nam, vốn sở hữu một nguồn tài nguyên phong phú cùng nhữngnguồn lực dồi dào khác, đồng thời có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, liệu cóđang đối mặt với căn bệnh này? Đâu là lối thoát cho chúng ta khi đã có quá nhiềunước lăn vào vết xe đổ của Hà Lan? Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và tìm lời đápcho những câu hỏi trên, xin mời các bạn hãy cùng đến với đề tài tiểu luận củachúng tôi: “ ”

Mục đích nghiên cứu: Mang lại một kiến thức ngắn gọn nhưng tổng quát

và đầy đủ nhất về căn bệnh Hà Lan, góp phần trở thành một nguồn tài liệu chonhững ai muốn nghiên cứu về vấn đề này Đồng thời, nhóm cũng mong muốnmang lại một cái nhìn toàn cảnh về căn bệnh Hà Lan trong nền kinh tế Việt Nam

và một vài giải pháp của nhóm để phòng và chữa căn bệnh này

Bố cục bài viết : Bài viết chia làm ba phần.

Phần đầu Lý luận chung sẽ điểm qua khái niệm, nguồn gốc cũng như các

mô hình của Căn bệnh Hà Lan

Phần hai đi vào ở một số nước, theo đó sẽ mổ xẻ theo từng vấn đề củacăn bệnh

Phần ba sẽ tập trung vào những biểu hiện của căn bệnh này tại Việt Nam

Và đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị chi tiết cho từng trường hợp

Phần 1 : Lý luận chung về căn bệnh Hà Lan

Vào những năm 1960, Hà Lan phát hiện một mỏ khí ga lớn ở vùngGroningen biển Bắc, từ đó đã tập trung khai thác và xuất khẩu một lượng lớn, mộtlượng ngoại tệ khổng lồ thu được đã giúp cho nền kinh tế Hà Lan giàu lên nhanhchóng Và điều này cũng dẫn điến đồng nội tệ của Hà Lan được đẩy lên một mứcgiá cao, ngành chế tạo và sản xuất suy sụp, xuất khẩu và sức cạnh tranh của cácngành sản xuất khác trong nước giảm mạnh Do đó, năm 1977, tạp chí The

Trang 3

Economist đã sử dụng thuật ngữ “căn bệnh Hà Lan” để mô tả sự suy giảm của cácngành công nghiệp, hậu quả của những khoản thu nhập to lớn từ việc xuất khẩunguyên liệu, nhiên liệu thô, những nguồn tài nguyên không thể tái sinh được haycòn đề cập đến nguy cơ nguồn lực trong nước của nền kinh tế khi có sự gia tăngdòng ngoại tệ viện trợ từ nước ngoài.

Trong nguyên lý chính yếu của mô hình căn bệnh Hà Lan, một ngành pháttriển bùng nổ sẽ làm lu mờ các ngành khác trên hai phương diện, thứ nhất qua việcchuyển nguồn lực qua ngành bùng nổ 1(hiệu ứng chuyển dịch nguồn lực) và làmtăng chi tiêu ở các ngành phi thương mại (hiệu ứng tiêu dùng)

Về phần hiệu ứng dịch chuyển nguồn lực, khi ngành khai thác tài nguyênphát triển mạnh thì nó sẽ đòi hỏi vốn và lao động, tiền lương cũng theo đó mà tănglên Điều này dẫn tới hàng loạt lao động chuyển dịch từ các ngành khác sang cácngành bùng nổ

Về khía cạnh hiệu ứng tiêu dùng, do sự bùng nổ của việc khai thác tàinguyên nên nhà nước thu được một lượng ngoại tệ dồi dào Việc dư thừa này cóhại cho các ngành phi thương mại như sản xuất, chế tạo và nông nghiệp do chi phíđầu vào của các ngành này tăng lên Đồng nội tệ sẽ tăng giá so với ngoại tệ và làmkhó khăn cho các ngành sản xuất và chế tạo vì khả năng cạnh tranh quốc tế về giágiảm xuống do ngành này lệ thuộc vào xuất khẩu

"Căn bệnh Hà Lan" trở nên nghiêm trọng một khi nguồn tài nguyên bị cạnkiệt hay có sự biến động giảm giá tài nguyên trên thị trường thế giới Khi đó việckhai thác tài nguyên giảm mạnh, tạo ra một sự mất ổn định cho nền kinh tế và ảnhhưởng tới các ngành khác, đặc biệt là ngành sản xuất và chế tạo, khi các ngành nàyhầu như đã tê liệt vì tụt hậu kĩ thuật khi không được đầu tư trong một thời gian dài,sản lượng, cầu về hàng hóa trong nước tăng và đẩy tỉ giá hối đoái thực tế lên cao

Từ đó nền kinh tế sẽ dần lâm vào khủng hoảng

Từ đó về sau, thuật ngữ này được sử dụng để nói về mối quan hệ giữa việcphát hiện những nguồn tài nguyên thiên nhiên mới với sự tụt hậu của sản xuấttrong nước của một quốc gia

1 Khu vực bùng nổ: thường là các khu vực khai thác dầu và ga, nhưng cũng có thể là khai thác mỏ vàng, đồng, kim cương hoặc bauxite hoặc là sản phẩm từ các cánh đồng như cafe hay ca cao.

Trang 4

Các nhà kinh tế học ngày nay cho rằng căn bệnh Hà Lan chủ yếu xảy ra ở cácnước đang phát triển do họ không được chuẩn bị kỹ lưỡng để đối phó Các nhàkinh tế còn chỉ ra nhiều quốc gia khác có thể đã bị căn bệnh Hà Lan.

Phần 2: Căn bệnh Hà Lan từ góc độ thực tế

I Các nước với căn bệnh Hà Lan

Trên thế giới đã có rất nhiều nước cả các nước phát triển và đang phát triểnmắc phải căn bệnh Hà Lan khi khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và phụthuộc quá nhiều vào trợ cấp nước ngoài nhưng không có chiến lược phát triển bềnvững

1 Anh quốc và căn bệnh Hà Lan

Từ những năm 70, nước Anh xuất hiện với vai trò là một nước sản xuất dầu

mỏ Nguồn ngoại tệ đổ vào ào ạt trong nước làm tỷ giá hối đoái tăng mạnh, đẩygiá hàng nội địa cao hơn hàng nước ngoài rất nhiều và do đó mà người tiêu dùngtrong nước mua một tỷ lệ lớn hàng nước ngoài

Đến 1976, khi Anh bắt đầu xuất khẩu dầu mỏ với quy mô lớn thì việc xuấtkhẩu dầu đã đem lại lợi nhuận rất lớn trong khoảng thời gian này Nhưng đồngthời cầu hàng hóa nước Anh lại giảm mạnh, vì giá hàng hóa trong nước tăng, vàlợi nhuận mang về từ việc sản xuất dầu không đủ đền bù cho khoản thua lỗ

Thực tế là sự lên giá của Bảng Anh khi có nguồn thu ngoại tệ nhờ xuấtkhẩu khí đốt đã làm lên giá đồng tiền này khiến cho xuất khẩu nói chung của Anhgiảm và làm thâm hụt tài khoản vãng lai tăng dẫn tới sự kiện đầu cơ vĩ

mô của George Soros2 năm 1992 khiến Anh phải quyết định phá giá bảng Anh vàkhông tham gia Cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu nữa

2 Nigeria và căn bệnh Hà Lan

2 George Soros đã nổi tiếng trên khắp thế giới sau sự kiện tháng 9/1992, ông đặt 10 tỷ USD vào một vụ đầu cơ tiền tệ,bán khống đồng Bảng Anh Kết quả là hóa ra ông đã đúng, và chỉ trong vòng một ngày thương vụ đó đã đem lại cho ông lợi nhuận 1 tỷ USD - lợi nhuận của Soros trong vụ này cuối cùng đã lên tới con số 2 tỷ USD Sau sự kiện này, ông trở nên nổi danh với biệt hiệu "người phá sập ngân hàng Anh quốc."

Trang 5

Nigeria là trường hợp điển hình cho cái giá vô cùng đắt phải trả từ việc ápdụng mô hình phát triển kinh tế nhờ nguồn tài nguyên.

Trong suốt 35 năm, từ năm 1965 đến 2000, nguồn thu chủ yếu của chính phủNigeeria là từ dầu mỏ Trong khoảng thời gian đầu lượng ngoại tệ này đã có tácđộng tích cực, tuy nhiên chỉ một thời gian sau, các ngành kinh tế khác đã bắt đầu

bị ảnh hưởng nặng nề:

 Việc bùng nổ xuất khẩu dầu mỏ dẫn đến lực lượng lao động đã di chuyển từcác vùng nông thôn ra thành thị dẫn tới sự sụt giảm về sản lượng lươngthực và kéo theo giá cả lương thực - thực phẩm tăng cao

 Tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trên GDP giảm từ 68% vào năm 1965xuống 35% vào năm 1981 Sự sụt giảm này đặc biệt ở các cây công nghiệpnhư cô ca, dầu cọ và cao su với sự sụt giảm lên tới 75% trong giai đoạn từnăm 1970 đến 1981

 Ngành dịch vụ đã tăng nhanh chóng, đặc biệt là dịch vụ công quyền tăng tới16% và sản ngành sản xuất, chế tạo (ngành được chính phủ đầu tư lớn) tăng8% trong cùng giai đoạn Do sự tham gia của chính phủ trong ngành sảnxuất, chế tạo, nên ngành này hầu như được bảo hộ

 2/3 đầu tư của chính phủ trong ngành chế tạo và sản xuất là lãng phí, nănglực tận dụng vốn trong ngành sản xuất, chế tạo giảm từ 77% vào năm 1975tới 50% vào năm 1983 và sau đó là 35% Điển hình là nguồn thu từ dầu mỏdùng để xây dựng khu liên hiệp thép Ajakouta nổi tiếng, nơi mà chưa baogiờ sản xuất nổi một tấn thép nào

 từ 1965 đến 2000 nguồn thu từ dầu mỏ trên bình quân đầu người đã tăng từ

33 đô la lên đến 350 đô la, trong khi đó GDP bình quân trên đầu người hầunhư không đổi Tuy nhiên, GDP bình quân đầu người (theo sức mua tươngđương) lại giảm từ 1.113 đô la vào các năm 1970 và 1.084 đô la vào năm2000…

Điều này dẫn tới việc Nigeria trở thành một trong 15 nước nghèo nhất thế giới

Hơn nữa, việc khai thác và suất khẩu dầu mỏ phần lớn chỉ tập trung vàomột số người, hệ quả tất yếu kéo theo là gia tăng khoảng cách giàu nghèo, bấtcông xã hội Rõ ràng, căn bệnh Hà Lan trong khai thác tài nguyên đã bóp nghẹtnền kinh tế, đưa Nigeria lâm vào tình trạng trì trệ kém phát triển

3 Indonesia và căn bệnh Hà Lan

Trang 6

.Là một nền kinh tế dồi dào tài nguyên, tuy nhiên Indonesia đã tránh được

“ Lời nguyền tài nguyên” bằng những quy định, chính sách quản lý chặt chẽ vàphù hợp cho tăng trưởng kinh tế từ những năm 1970

Indonesia xử lý các nguồn thu từ dầu mỏ thông qua một cam kết "Nguyên tắc ngânsách cân bằng" Kết quả là nước này đã đạt được tỷ lệ thâm hụt ngân sách vàoGDP rất nhỏ trong những năm 1970 và 1980

Chính phủ thậm chí đã thực hiện một số thủ tục như chuyển ngân quỹ tíchlũy dư thừa sang tiền gửi chính phủ đồng thời theo đuổi việc cân đối thu chi giữacác ngành, đầu tư khá cân bằng cho cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội, nông nghiệp vàcông nghiệp Đặc biệt là nguồn thu từ dầu mỏ đầu tư phần lớn vào nông nghiệp vàcông nghiệp với ưu tiên nhiều hơn cho phát triển nông nghiệp (ví dụ: sản xuất gạo,nghiên cứu và khuyến nông, đầu tư thủy lợi, và trợ cấp phân bón)

Kết quả là Indonesia đầu tư một phần lớn các khoản thu từ dầu mỏ cho nguồn vốnchi tiêu hơn là chi tiêu hiện hành, thông thường là từ 50-60% từ năm 1972-1983

Tại Indonesia, chính phủ tích cực hạn chế vay vốn nước ngoài, đặc biệt sautrường hợp công ty dầu quốc doanh Pertamina Trong những năm 1970, Pertaminabắt đầu mở rộng hoạt động của mình vào đầu tư nhà máy thép, bất động sản, độitàu chở dầu, khu nghỉ mát khách sạn và nhà máy phân bón Chính phủ đã cố gắng

để kiểm soát việc vay mượn nước ngoài của công ty Pertamina cho các hoạt độngđầu tư này bằng các quy định là yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước vay vốn nướcngoài phải do chính phủ phê duyệt cho cả vốn vay trung và dài hạn.Pertamina sau

đó chuyển sang vay vốn ngắn hạn, dẫn đến "cuộc khủng hoảng Pertamina" vàonăm 1975, trong đó Pertamina đã vỡ nợ về khoản vay hơn 10 tỷ USD nợ ngắn hạn.Chính phủ Indonesia sau đó đã ban hành thêm các quy định cấm các DN nhà nướcvay trong thị trường ngắn hạn và DN nhà nước phải được sự cho phép của Ngânhàng trung ương Indonesia và Bộ Tài chính về tất cả các khoản vay từ bên ngoài

Mặc dù bị sức ép từ sự khủng hoảng của Pertamina, nhưng các chính sáchnày đã chứng minh được tính phù hợp trong những năm bùng nổ dầu mỏ để kiểmsoát vốn vay nước ngoài một cách chặt chẽ Từ 1978-1982, tỷ lệ các khoản nợngắn hạn nhập khẩu không bao giờ vượt quá 18 %

Cả Indonesia và Mexico đều phá giá đồng tiền của mình để tránh hoặc sửađổi sự tăng giá tỷ giá hối đoái trong thời gian bùng nổ tài nguyên Nhưng chỉ cóIndonesia đã có thể duy trì hiệu lực của việc phá giá đồng tiền khi thực hiện quản

lý các chính sách phù hợp (như tích lũy các khoản thặng dư ngân sách) Do đó,ngân sách quốc gia của Indonesia không những cân bằng quá nhiều như theo

Trang 7

nguyên tắc "ngân sách cân bằng," mà hơn thế thặng dư ngân sách đã được tích lũymang tính chuyển đổi.

Tóm lại, nước Anh và hầu hết các nước khác với sự phát hiện và xuất khẩutài nguyên thiên nhiên đã dẫn đến sự suy thoái của các ngành sản xuất hàng tiêudùng khác do giá không cạnh tranh cao Và điều này cho thấy căn bệnh Hà Lan cóthể diễn ra ở bất cứ đâu, ngay cả ở một nền kinh tế lớn như nước Anh Do đó màtrong quá trình phát triển và thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI đổ vào trong nước,các quốc gia thế giới thứ ba cần nghiên cứu và học hỏi để tránh những tác độngmạnh mẽ từ căn bệnh Hà Lan

II Mô hình Tác động

Như đã nói ở trên, trong nguyên lý chính yếu của mô hình căn bệnh Hà Lan, mộtngành phát triển bùng nổ sẽ làm ảnh hưởng các ngành khác trên hai phương diện,thứ nhất qua việc chuyển nguồn lực qua ngành đang bùng nổ (hiệu ứng chuyểndịch nguồn lực) và làm tăng chi tiêu ở các ngành phi thương mại (hiệu ứng tiêudùng)

1 Mô hình 2 khu vực:

Mô hình kinh tế cổ điển mô tả căn bệnh Hà Lan được phát triển bởi 2 nhàkinh tế học là W Max Corden và J Peter Neary năm 1982

Trong đó:

 Khu vực không xuất khẩu: các lĩnh vực dịch vụ

 Khu vực xuất khẩu: khu vực bùng nổ và khu vực trì trệ3

Với các giả thiết là tổng lực lượng lao động không đổi, nền kinh tế trong trạng tháitoàn dụng lao động, và tỷ giá hối đoái danh nghĩa cố định

3 Khu vực trì trệ thường là các khu vực liên quan tới công nghiệp chế tạo, sản xuất hoặc có thể là khu vực nông nghiệp

Trang 8

 Hiệu ứng chuyển dịch nguồn lực

Khi các ngành khai thác bùng nổ, lượng cầu về lao động của khu vực nàytăng lên, thu nhập của người lao động trong lĩnh vực này cũng tăng lên, lao động

sẽ từ khu vực chế tạo sẽ chuyển sang khu vực khai thác tài nguyên làm khu vựcchế tạo bị thiếu cung lao động và trở nên suy thoái

Khi thu nhập của người lao động trong khu vực khai thác tài nguyên tănglên, nhu cầu tiêu dùng của họ nhiều hơn khiến cho khu vực không xuất khẩu đượckích thích và mở rộng Sự tăng trưởng này lại tiếp tục kéo theo sự di chuyển nguồnlực từ khu vực chế tạo và khiến cho khu vực này ngày càng trì trệ hơn Quá trình

này được gọi là phi công nghiệp hóa gián tiếp

Khu vực không xuất khẩu sẽ hút lao động từ khu vực chế tạo sang, cànglàm cho khu vực chế tạo bị bất lợi Các hàng hóa không xuất khẩu được tiêu dùngcàng nhiều thì giá cả của các mặt hàng này càng tăng, khiến cho tỷ giá hối đoáithực tế tăng lên (nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa không đổi), gây bất lợi cho xuấtkhẩu của khu vực chế tạo Khu vực khai thác tài nguyên đẩy mạnh xuất khẩu làmtăng tỷ giá hối đoái danh nghĩa, càng cản trở xuất khẩu của khu vực chế tạo

W Max Corden và J Peter Neary gọi đây là hiệu ứng di chuyển nguồn lực của cănbệnh Hà Lan (resource movement effect) Việc di chuyển nguồn lực trong thực tếkhông chỉ là nhân tố lao động mà còn có các nhân tố khác như vốn, KHCN

 Hiệu ứng tiêu dùng

Trang 9

Nếu chúng ta sẽ chia thị trường thành 02 thành phần là Nontrable (N) vàTradable (T)

 N là những loại hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước chỉ phục vụ nhucầu trong nước như dịch vụ, xây dựng…và không tham gia xuất khẩu haynhập khẩu

 T là tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước để phục

vụ hoạt động xuất và nhập khẩu cũng như là cầu nội địa

Hiệu ứng tiêu dùng xảy ra khi những người có thu nhập từ yếu tố bùng nổtăng lên, và lượng thu nhập này sẽ được chi cho cả hai mặt hàng là N và T Nếucầu của N so với thu nhập là co dãn thì thu nhập tăng sẽ đẩy giá N tăng Khi giá Ntăng nghĩa là đầu vào của T cũng tăng theo như giá của nguyên, nhiên liệu haylương nhân công

Tuy nhiên giá của T lại cố định bởi đó là những mặt hàng xuất khẩu và bịthị trường quốc tế chi phối về giá Do vậy, khi chi phí sản xuất tăng, lợi nhuận củacác nhà sản xuất T sẽ bị giảm Bên cạnh đó, khi đồng ngoại tệ yếu đi thì các mặthàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn và vì vậy cầu T tăng sẽ được thay thế bằng các mặthàng nhập khẩu

Khi tỉ giá danh nghĩa là cố định, thu nhập tăng nhưng sẽ không kéo theogiá của T tăng theo Khi đó, cầu tăng của N sẽ làm giá tăng và do đó mà tỷ giá hốiđoái thực tế tăngtheo Với tỷ giá hối đoái được định nghĩa như sau:

Q = e (Pt/Pn)

Q là tỉ gía hối đoái thực tế

e là tỉ giá hối đoái danh nghĩa giữa nội tệ và ngoại tệ

Pt, Pn là giá của N và T.

Pn tăng sẽ làm giá trị Q giảm Hiện tương này được gọi là sự tăng tỉ giá hốiđoái thực tế bởi giá trị nội tệ tăng so với ngoại tệ Khi đồng nội tệ tăng so vớingoại tệ sẽ làm sức cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu giảm, cùng với đó lạilàm nhập khẩu tăng Như vậy hiệu ứng tiêu dùng trên không những sẽ làm tăng giácác mặt hàng N trong nước, gây áp lực lạm phát; đồng thời nó còn làm các ngànhsản xuất các mặt hàng T xuất khẩu khác bị suy yếu và lượng nhập khẩu lại giatăng

Trang 10

Do đó, sau này De Silva (1991) và Nnadozie (1991) đã mở rộng mô hình lên thànhgồm 4 khu vực

Về cách phân chia nền kinh tế, mô hình 4 khu vực cũng chia thành khu vực xuất khẩu và khu vực không xuất khẩu

Khu vực xuất khẩu cũng gồm khu vực bùng nổ và khu vực không bùng nổ Nhưng khu vực không xuất khẩu được chia thành khu vực sản xuất hàng tư bản và khu vực sản xuất hàng tiêu dùng

Bên cạnh đó, thay vì nghiên cứu nông nghiệp như một khu vực đơn nhấtgiống mô hình 2 khu vực, mô hình 4 khu vực xem khu vực nông nghiệp gồm khuvực sản xuất nhằm xuất khẩu thu lợi nhuận (cash crops) và khu vực sản xuất lươngthực tiêu dùng trong nước (food crops)

 Hiệu ứng di chuyển nguồn lực:

Về cơ bản, mô hình 4 khu vực cũng thừa nhận tác động duy chuyển nguồnlực như mô hình 2 khu vực Tuy nhiên, do có sự phân chia khu vực chi tiết hơn,

mô hình này phân tích các tác động chi tiết hơn

Cụ thể, đối với khu vực nông nghiệp, hiệu ứng di chuyển nguồn lực chỉ rarằng, do đồng nội tệ tăng giá làm giảm sức cạnh tranh mà khu vực sản xuất xuất

Trang 11

khẩu cash crops sẽ bị thu hẹp lại trong lúc khu vực food crops lại có xu hướngđược mở rộng hơn

Nghiên cứu cụ thể của Benjamin, Devarajan và Weiner năm 1989 đã chothấy rõ tác động này Đó là sự sụt giảm mạnh mẽ của cash crops trong khi foodcrops lại phản ứng tích cực với sự bùng nổ của khai thác dầu ở Camoroon nhữngnăm 1979-1985

Hiệu ứng di chuyển nguồn lực cũng diễn ra tương tự như vậy trong khuvực công nghiệp Một số ngành sản xuất như sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuấthàng tư bản…phục vụ cho nhu cầu trong nước có xu hướng phát đạt hơn do dòngngoại tệ làm cầu tăng

Trong lúc các ngành công nghiệp sản xuất xuất khẩu có dấu hiệu suy thoái

do mức độ cạnh tranh giảm Ngoài ra, mô hình 4 nhân tố cũng chỉ ra rằng, cácngành sản xuất hàng tư bản thường có mức tăng trưởng cao hơn các ngành hàngtiêu dùng do dòng ngoài tệ thường được ưu tiên cho việc đầu tư phát triển cơ sở hạtầng…

 Hiệu ứng tiêu dùng:

Về hiệu ứng tiêu dùng, mô hình 4 khu vực không có nhiều khác biệt với mô hình 2khu vực Thu nhập cao hơn tạo xu hướng tiêu dùng cao hơn trong nước và do đóthúc đẩy các ngành sản xuất cho tiêu dùng trong nước phát đạt hơn trong lúc nềnkinh tế có nguy cơ lạm phát

Phần 3: Việt Nam và căn bệnh Hà Lan

I Lĩnh vực tài chính: vần đề thu hút và sử dụng 2 nguồn vốn FDI và ODA

Ngày đăng: 24/01/2016, 00:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w