Nguyễn Ngọc Long chủ biên, Nxb Chính trị quốcgia Hà Nội - 2000; Nguyễn Phương Hồng, Thanh niên, học sinh với sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà N
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
THÁI PHÚC SƠN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN HÀ TĨNH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Luận văn này hoàn thành, trước hết là do sự nỗ lực của bản thân, đồngthời có sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của PGS TS GVCC Đoàn Minh Duệ,cũng như các Thầy, cô giáo khoa Giáo dục Chính trị và Phòng Đào tạo Sau đạihọc thuộc Trường Đại học Vinh
Tôi cũng chân thành cảm ơn sự quan tâm tạo điều kiện của gia đình, sựgiúp đỡ có hiệu quả của bạn bè và các đồng nghiệp đang công tác tại Sở Ngoại
vụ và Tỉnh đoàn Hà Tĩnh trong suốt quá trình học tập và viết Luận văn
Cuối cùng, tôi xin gửi tới các Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà khoa, các bạnđồng nghiệp lời cảm ơn sâu sắc nhất
Tác giả
Thái Phúc Sơn
Trang 3MỤC LỤC
Trang phụ bìa 1
Lời cảm ơn 2
Mục lục 3
Quy định chữ cái viết tắt 5
A MỞ ĐẦU 6
B NỘI DUNG 12
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN 12
1.1 Một số khái niệm 12
1.2 Nội dung của công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên giai đoạn hiện nay 19
1.3 Tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên giai đoạn hiện nay 32
Kết luận Chương 1 39
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG VÀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN Ở TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 40
2.1 Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh 40
2.2 Thực trạng đạo đức, lối sống và chất lượng công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên Hà Tĩnh hiện nay 49
Kết luận Chương 2 64
Chương 3: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 65
Trang 43.1 Quan điểm, mục tiêu công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên
tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay
65
3.1 Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay
66
Kết luận Chương 3 85
C KẾT LUẬN 86
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Trang 5QUY ĐỊNH CHỮ CÁI VIẾT TẮT
1 CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2 CNXH : Chủ nghĩa xã hội
3 ĐVTN : Đoàn viên thanh niên
4 HĐND : Hội đồng nhân dân
5 TNCS : Thanh niên cộng sản
6 UBND : Ủy ban nhân dân
7 XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Trang 6A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thanh niên là lực lượng hùng hậu, có tiềm năng to lớn, đóng góp quantrọng trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước Đảng và nhân dân ta luônđặt niềm tin và kỳ vọng lớn vào thanh niên, xác định thanh niên là rường cột củanước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là một trong những nhân tố quyếtđịnh tương lai, vận mệnh của dân tộc, công tác thanh niên là một trong nhữngyếu tố quyết định thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội Thanh niên được đặt ở vịtrí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực conngười Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảmcho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước
Sau gần 30 năm đổi mới, nhiều chủ trương, đường lối về công tác thanhniên được Đảng ban hành, Nhà nước cụ thể hóa thành chính sách pháp luật vềthanh niên và công tác thanh niên, qua đó đã tạo những điều kiện tốt nhất để thế
hệ tương lai của đất nước phấn đấu vươn lên
Trong những năm qua cùng với thanh niên cả nước, các thế hệ thanh niên
Hà Tĩnh đã có bước trưởng thành nhanh chóng, phần lớn có lý tưởng, niềm tinvào sự lãnh đạo của Đảng và sự phát triển của tỉnh nhà, không ngừng học tập,rèn luyện, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, sẵn sàng đảmnhận những việc mới, việc khó, biết sẻ chia, chung sức cùng cộng đồng xã hội,phấn đấu vươn lên đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Tuy nhiên, một bộ phận thanh niên Hà Tĩnh có lối sống thực dụng, ích kỷ,đua đòi, xa hoa, lãng phí, phai nhạt lý tưởng, giảm sút niềm tin, bản lĩnh nonkém, không có chí tiến thủ rõ ràng, suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lốisống, sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, có thái độ thờ ơ trước những
Trang 7vấn đề thời sự của đất nước, của tỉnh, ít quan tâm đến cộng đồng và nhữngngười xung quanh; thiếu hụt kiến thức về ngoại ngữ, tin học, lịch sử Việc sửdụng Internet của một bộ phận thanh niên theo hướng thiếu lành mạnh, nhất làảnh hưởng từ game online, trang mạng xã hội gây tác hại đến thể chất và nhâncách của thanh niên; một bộ phận thanh niên lười lao động, lười học tập, ngạikhó, ngại khổ, chưa làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với gia đình
và xã hội Một bộ phận thanh niên thiếu ý thức rèn luyện, ngại tham gia các hoạtđộng Đoàn, Hội, Đội, các phong trào và hoạt động tập thể do nhà trường, địaphương tổ chức
Đứng trước những thời cơ, thách thức mới và phức tạp, đặc biệt đối với HàTĩnh hiện nay đang có những bước phát triển nhanh, mạnh mẽ về kinh tế - xãhội và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, triển khai nhiều chương trình dự ánkinh tế - xã hội trọng điểm trên địa bàn, thu hút lực lượng lao động trẻ rất lớnđến từ trong và ngoài nước sẽ kéo theo những vấn đề xã hội phức tạp tác độngđến thanh niên Vì vậy việc tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống chothanh niên góp phần xây dựng lớp thanh niên Hà Tĩnh giàu lòng yêu quê hương,đất nước, có lý tưởng cách mạng, có bản lĩnh văn hóa là yêu cầu cấp thiết trong
giai đoạn hiện nay Với những sự cần thiết đó, tác giả chọn vấn đề: “Nâng cao
chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn Cao học Thạc sĩ.
Vấn đề thanh niên và giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên đã có nhiềutác giả nghiên cứu với nhiều công trình khoa học có giá trị được công bố như:
Hồ Chí Minh: “Về giáo dục thanh niên” Nxb Sự thật Hà Nội 1980; Đạođức mới của GS Vũ Khiêu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1974; Đỗ Mười, Lýtưởng của Thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, NXB Thanh niên - HàNội, 1995; Đỗ Mười (1995), Lý tưởng cách mạng của thanh niên trong thời kỳđổi mới, NXB Thanh niên, Hà Nội; sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trongnền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước
Trang 8ta hiện nay, Nguyễn Chí Mỳ chủ biên, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội - 1999;Giáo trình đạo đức học do GS Nguyễn Ngọc Long chủ biên, Nxb Chính trị quốcgia Hà Nội - 2000; Nguyễn Phương Hồng, Thanh niên, học sinh với sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997;Phạm Đình Nghiệp, Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam trongtình hình mới, NXB Thanh niên, Hà Nội 2000; Thanh Duy, Tư tưởng Hồ ChíMinh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, NXBChính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002; Đoàn Nam Đàn, Tư tưởng Hồ Chí Minh vềgiáo dục thanh niên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002; Trần Quy Nhơn,
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, NXB Giáodục, 2004; Võ Minh Tuấn với "Giáo dục ý thức đạo đức cho sinh viên hiệnnay”, NXB Thanh niên 2005; Dương Tự Đam (2008), Giáo dục thanh niên kếthừa nhân cách Hồ Chí Minh để trưởng thành và phát triển, NXB Chính trị Quốcgia, Hà Nội; nhóm tác giả Quang Vinh, Trần Kim Duyên, Văn Song với "HồChí Minh về giáo dục và tổ chức thanh niên”, NXB Thanh niên 2005; VănTùng, Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên, NXB Thanhniên, Hà nội 2006
Ngoài ra còn có nhiều luận án, đề tài khoa học nghiên cứu về thanh niên vàgiáo dục thanh niên như: Luận án Tiến sỹ của Trần Sỹ Phán năm 1999 “Giáodục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Namtrong giai đoạn hiện nay”; Luận án Tiến sỹ của Lê Thị Hoài Thanh năm 2002
“Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức chothanh niên Việt Nam hiện nay”; Luận án Tiến sỹ năm 2002 của Trần Minh Đoàn
“Giáo dục đạo đức cho thanh niên học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh hiệnnay”; Đoàn Minh Duệ và các cộng tác viên (2004), Những giải pháp nâng caochất lượng giáo dục truyền thống cho sinh viên Trường đại học Vinh, Đề tàinghiên cứu khoa học cấp Bộ; Luận văn Thạc sỹ của Doãn Thị Chín năm 2004
Trang 9“Vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay”; Luậnvăn Thạc sỹ của Nguyễn Đình Quế (2000) “Quan hệ kinh tế và đạo đức với việcxây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam; Nguyễn Thị Hà (2010) Vai tròcủa Đoàn thanh niên đối với công tác định hướng giá trị cho thanh thiếu nhi giaiđoạn hiện nay; Đề án của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường giáo dục lýtưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giaiđoạn 2015 – 2020; Nghị quyết 02 Hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương Đoànkhóa X về “Tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cáchmạng cho thanh thiếu niên giai đoạn 2013 - 2017”; Cuộc vận động của Trungương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên “Tâmtrong, trí sáng, hoài bão lớn”, Bên cạnh đó còn rất nhiều bài viết về đạo đức,giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ được công bố trên các tạp chí chuyênngành, các tạp chí lý luận tuyên truyền như: Nguyễn Phú Trọng (2005), về cuộcđấu tranh tư tưởng trong tình hình hiện nay, Tạp chí Cộng sản số 774, tháng 11;Truyền thống đạo đức trọng nhân nghĩa và ảnh hưởng của nó đối với sinh viênhiện nay của TS Nguyễn Lương Bằng, Tạp chí Giáo dục, số 4/2006; Đinh ThếĐịnh, “Giáo dục thanh niên “Trung với nước, hiếu với dân” theo tư tưởng tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh”, Tạp chí lý luận chính trị số 6, 2007; Lưu ThịHường (2014), Tăng cường công tác giáo dục bồi dưỡng thế hệ trẻ, Tạp chíThanh niên số 27, tháng 7/2014.
Những kết quả nghiên cứu trên là nguồn tư liệu quý giá để chúng tôi thamkhảo và kế thừa trong quá trình thực hiện đề tài luận văn của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đạo đức, lối sống và việc giáo dục
đạo đức, lối sống cho thanh niên Hà Tĩnh, từ đó tác giả đề xuất một số giải phápnâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên HàTĩnh trong giai đoạn hiện nay
Trang 103 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về công tác giáo dục đạo đức, lối sống chothanh niên
- Làm rõ thực trạng đạo đức, lối sống cho thanh niên Hà Tĩnh hiện nay
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức,lối sống cho thanh niên tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn dựa trên những quan điểm lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam; nghịquyết; chương trình hành động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về công tác giáodục đạo đức, lối sống cho thanh niên trong điều kiện hiện nay đồng thời sử dụngkết quả nghiên cứu của các tác giả khác đã công bố liên quan đến nội dung của
đề tài luận văn
- Đề tài luận văn sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bảnsau: Lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp; so sánh - đối chiếu; phương phápthống kê; điều tra xã hội học để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đề tài đặt ra
6 Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giáodục đạo đức, lối sống và vai trò của công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho
Trang 11thanh niên; đánh giá thực trạng, nguyên nhân và đưa ra những giải pháp chủ yếunhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niêntrong tình hình mới ở tỉnh Hà Tĩnh.
- Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho đội ngũ cán bộ Đoàn - Hộitrong công tác giáo dục cho thanh niên Hà Tĩnh, cũng như trong nghiên cứu vàgiảng dạy môn đạo đức học
- Kết cấu luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn được kết cấu trong 3 chương, 7 tiết
Trang 12B NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC,
LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN 1.1 Một số khái niệm
sự năng động, nhiệt huyết, chấp nhận mạo hiểm, giàu mơ ước và hoài bão lớn,thích cái mới, thích giao lưu, học hỏi và mong muốn có những đóng góp cho xãhội để khẳng định bản thân
Luật Thanh niên được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namthông qua tại kỳ họp thứ 8, khóa XI nêu: “Thanh niên quy định trong Luật này làcông dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi” [27, tr.7]
Phạm vi tuổi của thanh niên khá rộng Vì vậy, xét từ góc độ nghề nghiệpcủa họ, trong thanh niên có nhiều nhóm nhỏ khác nhau Nhóm trẻ tuổi nhất đangchuẩn bị kết thúc những năm học phổ thông, mối quan tâm lớn nhất của họ làlựa chọn nghề, chọn trường để tiếp tục học cao hơn, hoặc bước vào nghề; một
bộ phận khác đang ngồi trên ghế các trường cao đẳng, đại học, tiếp thu kiến thức
và kỹ năng chuyên môn ở trình độ cao để trở thành nguồn nhân lực chất lượngcao của đất nước, một bộ phận khác mới bước vào hoạt động nghề nghiệp, đangứng phó với những khó khăn, thử thách ban đầu của hoạt động này; bên cạnh đó,một bộ phận thanh niên đã khẳng định được vị trí nghề nghiệp của mình, có
Trang 13những cống hiến nhất định cho xã hội Ngày nay, nhờ sự phát triển nhanh củacông nghệ - một lĩnh vực có rất nhiều đặc điểm phù hợp với tâm lý thanh niên,được thanh niên ưa thích và tích cực vận dụng vào chuyên môn, không ít thanhniên đã sớm đạt được thành tựu lớn, nhanh chóng khẳng định bản thân Với sựnhanh nhạy, nhiệt huyết của tính trẻ, khỏe, dám nghĩ, dám làm, thanh niên đượcxem là lực lượng lao động chủ chốt của xã hội Hiện nay, thanh niên Việt Namchiếm 28,9% dân số cả nước và chiếm 36,4% lực lượng lao động của toàn xãhội, là nguồn nhân lực dồi dào, có tiềm năng to lớn trong sự nghiệp đẩy mạnhCNH, HĐH đất nước
Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm: Thanh niên là công dânViệt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi Đây là thời kỳ sung sức nhấtcủa mỗi con người về thể chất, có sự phát triển mạnh về trí tuệ, nhạy bén, năngđộng, sáng tạo, có nhiều ước mơ, hoài bão Thanh niên nước ta là một tầng lớp
xã hội rộng lớn, luôn có những đóng góp quan trọng trong các giai đoạn lịch sửphát triển của đất nước
1.1.2 Đạo đức
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức là xuất phát điểm củangười cách mạng, là cái gốc của mọi thành công Người nói “Cũng như sông thìphải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn, cây thì phải có gốc,cây không có gốc thì cây héo Người cách mạng thì phải có đạo đức, không cóđạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [33, tr.252-253] Đạo đức cách mạng của người cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh gồm có
5 đức tính tốt là: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm Người nhắc nhở thế hệ sau: “Đạođức cách mạng là bất kỳ ở cương vị nào, bất kỳ làm công việc gì đều không sợkhó, không sợ khổ, đều một lòng, một dạ phục vụ lợi ích chung của giai cấp, củanhân dân, đều nhằm mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội” [38,tr.306]
Theo Giáo trình đạo đức học: “Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tậphợp những nguyên tắc, qui tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của
Trang 14con người trong quan hệ với nhau, với xã hội, với tự nhiên trong hiện tại hoặcquá khứ cũng như tương lai Chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởitruyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội” [20, tr.816].
Đạo đức biến đổi và phát triển cùng với sự biến đổi và phát triển của cácđiều kiện kinh tế - xã hội, cùng sự phát triển của xã hội Khái niệm đạo đức ngàycàng được hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn Các giá trị đạo đức trong xã hội củachúng ta hiện nay là thể hiện sự kết hợp sâu sắc truyền thống đạo đức tốt đẹpcủa dân tộc, với xu thế tiến bộ của thời đại, của nhân loại Lao động sáng tạo,nguồn gốc của mọi giá trị là một nguyên tắc đạo đức có ý nghĩa chỉ đạo tronggiáo dục của con người hiện nay
Đạo đức có 3 chức năng: Nhận thức, giáo dục và điều chỉnh hành vi Trong
đó điều chỉnh hành vi hết sức quan trọng vì nó điều chỉnh hành vi con ngườitrong mọi lĩnh vực đời sống xã hội
Chức năng nhận thức: Nhận thức đạo đức đem lại tri thức đạo đức, ý thức
đạo đức cho chủ thể, các cá nhân nhờ tri thức đạo đức, ý thức đạo đức xã hội đãnhận thức mà tạo thành đạo đức cá nhân Cá nhân hiểu và tin những chuẩn mực,
lý tưởng, giá trị đạo đức xã hội trở thành cơ sở để cá nhân điều chỉnh hành viđạo đức
Chức năng giáo dục: Trên cơ sở nhận thức đạo đức, chức năng giáo dục
giúp con người hình thành những phẩm chất nhân cách hình thành hệ thống địnhhướng giá trị và các chuẩn mực đạo đức, điều chỉnh các hành vi đạo đức Hiệuquả giáo dục đạo đức phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, cách tổ chức, giáodục mức độ tự giác của chủ thể và mức độ giáo dục trong quá trình giáo dục
Chức năng điều chỉnh hành vi: Sự điều chỉnh hành vi đạo đức làm cho cá
nhân và xã hội cùng tồn tại và phát triển, đảm bảo quan hệ lợi ích cá nhân vàcộng đồng Chức năng này thể hiện bằng hai hình thức chủ yếu, trước hết là bảnthân chủ thể đạo đức phải tạo ra dư luận để khen ngợi, khuyến khích đánh giáhoặc phê phán những biểu hiện cụ thể của hành vi đạo đức trên cơ sở những
Trang 15chuẩn mực giá trị đạo đức Đây là chức năng xã hội cơ bản hết sức quan trọngcủa đạo đức.
Tóm lại: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên
tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con ngườitrong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềmtin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh dư luận xã hội
1.1.3 Lối sống
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phạm trù lối sống, cũng cónhiều thuật ngữ khác nhau để diễn đạt cách hiểu về lối sống, tùy theo góc tiếpcận của mỗi nhà nghiên cứu Mặc dù cách hiểu về lối sống rất phong phú, nhưng
có thể quy các ý kiến thành hai khuynh hướng chính
Khuynh hướng thứ nhất cho rằng: Không phải bất cứ hoạt động sống, bất cứ
phương thức tiến hành hoạt động sống nào của con người cũng đều được coi là lốisống, mà chỉ những hoạt động sống và phương thức tiến hành các hoạt động sốngđược lặp đi lặp lại, có tầm ảnh hưởng mạnh và độ phổ biến cao trong đa số cá thểcủa một nhóm, một cộng đồng người hay trong toàn xã hội thì mới được coi là lốisống và các biểu hiện của lối sống Đương nhiên, khi một lối sống mới ra đời thìtầm ảnh hưởng, tính phổ biến và tần suất lặp lại của nó sẽ không cao
Khuynh hướng thứ hai quan niệm: Lối sống là tất cả những hoạt động sống
và phương thức tiến hành các hoạt động sống được một bộ phận lớn hoặc toànthể các nhóm, các cộng đồng người chấp nhận và thực hành trong một khoảngthời gian tương đối ổn định, trong một môi trường cụ thể
Lối sống của con người cũng được hiểu là các chiều cạnh chủ quan của vănhóa, là quá trình hiện thực hóa các giá trị văn hóa thông qua hoạt động sống củacon người Lối sống bao gồm tất cả những hoạt động sống và phương thức tiếnhành các hoạt động sống được một bộ phận lớn hoặc toàn thể nhóm hay cộngđồng người chấp nhận và thực hành trong một khoảng thời gian tương đối ổn
Trang 16định, đặt trong mối tương tác biện chứng của các điều kiện sống hiện hữu vàtrong các mối liên hệ lịch sử của chúng.
Lối sống cũng không đồng nhất với hoạt động sống bởi thực chất giữachúng chỉ là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa cái đặc thù và cái phổbiến Lối sống hình thành và thể hiện ở mọi lĩnh vực của cuộc sống, dưới haihình thức: Lối sống cá nhân và lối sống tập thể
Dưới tác động của kinh tế xã hội, của môi trường văn hóa và điều kiện tựnhiên, lối sống không đứng yên mà luôn vận động và biến đổi, song không phảilúc nào cũng biến đổi theo chiều hướng tích cực
Theo Hồ Chí Minh, lối sống bộc lộ thông qua các hoạt động của con ngườitrong cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc Lối sống vừa có cácgiá trị của văn minh nhân loại vừa có các giá trị văn hóa truyền thống của dântộc Bên cạnh các giá trị vĩnh cửu, lối sống cũng chứa đựng các giá trị phù hợpvới điều kiện lịch sử cụ thể của từng thời kỳ nhất định; có các khía cạnh tiến bộ
và cả những khía cạnh tiêu cực Có thể nói, lối sống bộc lộ nhân cách của conngười trong một điều kiện hoàn cảnh cụ thể, nhất định Con người phản ánh qualối sống phần nào diện mạo văn hóa thời đại thông qua năng lực trí tuệ, quan hệứng xử và khả năng đồng hóa thẩm mỹ hiện thực của mình trong nhiều phươngdiện khác nhau
Với Hồ Chí Minh, lối sống bao gồm lối sống riêng của từng cá nhân và lốisống chung của từng nhóm người, rộng hơn là toàn xã hội Lối sống cá nhân làtoàn bộ hình thức hoạt động sống của cá nhân trong một xã hội nhất định Đồngthời là sự phản ánh kết quả nhận thức của cá nhân về các điều kiện kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội Vì thế, lối sống cá nhân luôn mang đậm dấu ấn cánhân và có tính phong phú, đa dạng Mặt khác, được hình thành từ một điều kiệnkinh tế - xã hội nhất định nên lối sống của các cá nhân lại có những điểm chungtương đồng, tạo nên lối sống chung của toàn xã hội
Trang 17Giữa lối sống riêng của từng cá nhân với lối sống chung của toàn xã hộikhông có sự tách rời biệt lập mà trái lại luôn thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau.
Hồ Chí Minh quan niệm xã hội là do nhiều cá nhân nhóm lại mà thành.Chính vì thế, nếu mỗi cá nhân có lối sống tích cực thì góp phần hình thành nênlối sống tiến bộ của xã hội Lối sống văn minh, cao đẹp của Chủ tịch Hồ ChíMinh đã trở thành mẫu mực cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta học tập vànoi theo Ngược lại, lối sống xã hội có tác dụng định hướng cho lối sống cánhân, giúp mỗi cá nhân điều chỉnh lối sống của bản thân
Lối sống trong quan niệm của Hồ Chí Minh còn là tiêu chí, thước đo trình
độ văn minh, tiến bộ của mỗi dân tộc Người cho rằng: “Một dân tộc biết cần,kiệm, biết liêm sĩ, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dântộc văn minh tiến bộ” [33, tr.642] Với nghĩa đó, xây dựng lối sống mới đã trởthành một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Phấn đấu thực hành lối sống mới giúpmỗi cá nhân và cả xã hội từng bước vượt qua được những cái nhỏ bé, thấp hèn
để vươn tới những cái lớn lao, cao thượng làm cho mọi người phát triển toàndiện cùng với sự phát triển của đất nước
Tóm lại: Lối sống là một phạm trù xã hội khái quát toàn bộ hoạt động sống
của các dân tộc, giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong một điều kiện củamột hình thức kinh tế - xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đờisống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trongsinh hoạt tinh thần và văn hóa tư tưởng (lối sống, đạo đức, chuẩn mực giá trị xãhội và phong tục tập quán với phát triển văn hóa, xây dựng con người)
1.1.4 Giáo dục đạo đức, lối sống
* Khái niệm giáo dục
- Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có
kế hoạch, ảnh hưởng tự giác, chủ động đến con người, đưa đến sự hình thành vàphát triển tâm lý, ý thức nhân cách
Trang 18- Theo nghĩa rộng: Giáo dục là toàn bộ tác động của gia đình, nhà trường,
xã hội bao gồm cả dạy học và các hoạt động giáo dục khác đến con người
- Theo nghĩa hẹp: Giáo dục có thể xem như quá trình tác động đến tư
tưởng, đạo đức, hành vi của con người (giáo dục đạo đức, lao động, giáo dục lốisống…)
* Khái niệm giáo dục đạo đức, lối sống
Quá trình hình thành và phát triển đạo đức, lối sống của con người là quátrình tác động qua lại giữa xã hội và cá nhân để chuyển hóa những nguyên tắc,yêu cầu, chuẩn mực, giá trị đạo đức - xã hội thành những phẩm chất cá nhân,làm cho cá nhân đó trưởng thành về mặt đạo đức đáp ứng yêu cầu của xã hội
Có thể hiểu quá trình giáo dục đạo đức, lối sống là một hoạt động có tổ chức, cómục đích, có kế hoạch nhằm biến những nhu cầu chuẩn mực, giá trị đạo đức, lốisống của cá nhân nhằm góp phần phát triển nhân cách của mỗi cá nhân và thúcđẩy sự phát triển tiến bộ của toàn xã hội
Xuất phát từ mục tiêu của giáo dục là đào tạo những con người mới vừa cóđức, vừa có tài, những công dân biết làm chủ để đóng góp tích cực vào sựnghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Hồ Chí Minh chủ trương bồi dưỡng giáodục thế hệ trẻ một cách toàn diện: đức, trí, thể, mỹ Người yêu cầu: “Trong việcgiáo dục và hoạc tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ
xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất” [54, tr.190].
Đạo đức có quan hệ chặt chẽ với lối sống Đạo đức là mặt nội dung, quyđịnh lối sống Còn lối sống là mặt thể hiện của đạo đức Đạo đức gắn liền với lốisống và là nội dung của lối sống Còn lối sống là thể hiện cụ thể quan niệm đạođức trong những hình thức hoạt động của con người trong xã hội Một lối sốngđược xem là cao đẹp trước hết phải là lối sống có đạo đức, luôn đề cao tráchnhiệm, bổn phận, nghĩa vụ của cá nhân đối với cộng đồng và toàn xã hội Ngượclại, lối sống chỉ biết hưởng thụ cho bản thân là lối sống ích kỷ, thấp hèn cần phải
Trang 19lên án, đấu tranh vì trái với đạo đức của dân tộc Đạo đức quyết định lối sống.
Do đó, muốn xây dựng lối sống mới trước hết phải bắt đầu từ việc xây dựng,thực hành đạo đức mới Chỉ có dựa trên cái nền đạo đức mới thì mới xây dựngđược lối sống mới, lành mạnh, vui tươi hướng con người tới tầm cao của vănhóa, của một đất nước độc lập và CNXH
Do đó, giáo dục đạo đức chính là giáo dục lối sống một cách gián tiếp, làquá trình định hướng lối sống cho mỗi cá nhân Bàn về lối sống, Hồ Chí Minhluôn đặt nó trong mối quan hệ với đạo đức Đạo đức và lối sống có quan hệ mậtthiết với nhau, trong đó đạo đức đóng vai trò chủ yếu
Tóm lại: Giáo dục đạo đức, lối sống là quá trình tác động có mục đích, kế
hoạch tới tư tưởng, nhận thức và hành động nhằm đưa đến sự hình thành, pháttriển về đạo đức, lối sống, ý thức, nhân cách phù hợp với chuẩn mực của xã hội
1.2 Nội dung của công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên hiện nay
1.2.1 Giáo dục đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc
Khi nói tới giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, vấn đề được Chủtịch Hồ Chí Minh quan tâm hàng đầu là làm cho thanh niên nhận thức được rằng
đạo đức cách mạng là “Nhận rõ phải, trái Giữ vững lập trường Tận trung với
nước Tận hiếu với dân” [35, tr.480].
Trung với nước thì thanh niên phải luôn đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc,của cách mạng lên trên hết, trước hết là quyết tâm suốt đời phấn đấu cho mụctiêu, lý tưởng của Đảng, của cách mạng, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng mình chođộc lập dân tộc và CNXH; là phấn đấu thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước Hiếu với dân, thanh niên phải biết yêu mến nhân dân,quý trọng nhân dân học tập làm việc, chiến đấu vì nhân dân Phải chăm lo vàbảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, tích cực giúp đỡ nhân dân vượt qua mọikhó khăn trong cuộc sống, để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, phải đấu
Trang 20tranh chống lại mọi biểu hiện sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân Có nhưvậy thanh niên mới được dân tin, dân mến, dân yêu Đây là cơ sở để thanh niênđoàn kết với dân nhằm tạo ra sức mạnh to lớn cho cách mạng Tóm lại trung vớinước, hiếu với dân thì thanh niên phải có trách nhiệm đối với sự nghiệp dựngnước và giữ nước, là suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vìCNXH, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nàocũng đánh thắng.
Giáo dục đạo đức cách mạng cho Thanh niên, Hồ Chí Minh còn chú trọngđến việc giáo dục những phẩm chất cao quý như: Cần, kiệm, liêm, chính, chícông vô tư
Cần, kiệm, liêm, chính và chí công vô tư có quan hệ mật thiết với nhau.Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư và ngược lại đã chí công vô tưmột lòng một dạ vì nước, vì dân vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần,kiệm, liêm, chính Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là biểu hiện sinh độngcủa phẩm chất trung với nước, hiếu với dân
Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên còn là giáo dục tình thươngyêu con người Theo Hồ Chí Minh, người cách mạng là người giàu tình cảm Vìyêu thương nhân dân, yêu thương con người nên mới đi làm cách mạng, chấpnhận mọi gian khổ hi sinh để đem lại cơm no, áo ấm, độc lập tự do cho conngười Con người mà Hồ Chí Minh nói đến là những con người cụ thể ở xungquanh ta Đó là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn, đồng chí, đồng bào cả nước
và toàn thể nhân loại Người dạy thanh niên yêu thương con người trước hết làtôn trọng nhân phẩm của con người, luôn luôn chặt chẽ, nghiêm khắc với mình,rộng rãi, độ lượng với người khác; là đòi hỏi thái độ tôn trọng con người, phảibiết cách nâng cao con người lên chứ không phải hạ thấp, càng không phải vùidập con người, phải giáo dục, cải tạo con người nhằm làm cho phẩm chất tốttrong con người nẩy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi Yêu thươngcon người không đồng nghĩa với việc bao che lỗi lầm cho nhau mà phải giúp
Trang 21nhau sữa chữa khuyết điểm Đạo đức cách mạng là đạo đức trong hành động, do
đó yêu thương con người không chỉ dừng lại ở lời nói mà phải biểu hiện thànhnhững việc làm cụ thể như mang lại cơm ăn, nước uống hằng ngày; là kiênquyết đấu tranh chống lại mọi hành vi xúc phạm, chà đạp lên phẩm giá conngười; ra sức phấn đấu vì độc lập của tổ quốc, tự do, hạnh phúc của nhân dân.Tình thương yêu đó không chỉ giới hạn trong phạm vi dân tộc mà vươn tới tầmnhân loại
Trong giáo dục đạo đức cho thanh niên, Hồ Chí Minh còn đặc biệt chútrọng đến việc bồi dưỡng tình cảm đạo đức, Người khẳng định: "Cốt nhất là phảidạy học trò biết yêu nước, thương nòi, phải dạy cho họ ý chí tự lập tự cường,quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ” [33, tr.102]
Theo Hồ Chí Minh cách tốt nhất để bồi dưỡng lòng yêu nước thương nòicho thanh niên là giáo dục truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng.Thông qua giáo dục truyền thống, những giá trị tốt đẹp như: lòng tự hào dân tộc,tinh thần sẵn sàng xả thân bảo vệ độc lập, chủ quyền, quốc gia…được củng cố
và nâng lên làm cho thanh niên thấy được giá trị lớn lao, ý nghĩa đích thực củacuộc sống hòa bình, tự do, độc lập Những giá trị ấy trở thành tình cảm động lựcthôi thúc Thanh niên vượt qua mọi khó khăn hy sinh gian khổ để bảo vệ độc lập,chủ quyền quốc gia, vươn lên trong sự nghiệp xây dựng cuộc sống hòa bình, ấm
no, hạnh phúc Đặc biệt Hà Tĩnh là vùng địa linh nhân kiệt, có truyền thống vănhóa và cách mạng, là nơi có nhiều dấu ấn lịch sử, đỉnh cao là cao trào Xô ViếtNghệ Tĩnh, nhiều danh nhân văn hóa, chiến sỹ cách mạng, tiêu biểu như: Đại thihào Nguyễn Du; Nguyễn Công Trứ - Nhà thơ, nhà quân sự, nhà kinh tế lỗi lạc,danh nhân văn hóa lớn của Việt Nam; Chí sĩ yêu nước Phan Đình Phùng; CốTổng Bí thư Trần Phú, Hà Huy Tập; 10 cô gái TNXP Ngã ba Đồng Lộc; Ngườiđoàn viên TNCS đầu tiên - Lý Tự Trọng Việc giáo dục để thanh niên Hà Tĩnhbiết phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử, tình yêu quê hương, đất nước là nộidung hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay
Trang 22Trong các cuộc kháng chiến giữ nước trước đây, lòng yêu nước được thểhiện tập trung cao nhất ở những hành động dũng cảm, sự hy sinh cho cuộc đấutranh giành độc lập dân tộc Ngày nay, trong xây dựng và phát triển đất nướcthực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc phát huy lòng yêu nướcchính là nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.Yêu nước phải gắn liền với ý chí tự lực, tự cường, sự nỗ lực trong học tập, laođộng, sáng tạo trong tư duy và hành động nhằm phát huy mọi tiềm năng đểchiến thắng đói nghèo lạc hậu, nhân dân được ấm no, hạnh phúc, thực hiệnquyền bình đẳng và độc lập dân tộc, vươn lên ngang tầm thời đại.
Với đặc điểm tâm sinh lý của tuổi trẻ, cùng với những tác động tiêu cựccủa mặt trái cơ chế thị trường, hội nhập, thanh niên dễ tiếp thu cái mới mà dễquên đi quá khứ Đặc biệt có những thanh niên chạy theo tư tưởng sùng ngoại,chạy theo lối sống thực dụng, lai căng, lãng quên giá trị truyền thống, coi trọnglợi ích cá nhân hơn lợi ích Tổ quốc, tập thể, cộng đồng Nhiều cách sống, ứng
xử trái với đạo lý truyền thống tốt đẹp, những phong tục, tập quán của quêhương, của dân tộc Trong bối cảnh bùng nổ thông tin hiện nay, sự đan xen giữagiá trị thực, với các giá trị ảo đang làm nhiều thanh niên mất định hướng, sốnggấp, hưởng thụ mà không có ý thức và thời gian so sánh, nhận biết giá trị truyềnthống Vì thế càng đi vào hiện đại, càng hội nhập với thế giới thì càng phải giáodục thanh niên phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, khơi dậy trong thanh niên lòng
tự hào dân tộc, biết chắt lọc những giá trị tốt đẹp và biết ơn sự hy sinh của cácthế hệ cha anh đi trước vì độc lập, tự do cho dân tộc, vì hạnh phúc và tương laicủa các thế hệ mai sau Biết làm giàu tri thức của bản thân bằng trí tuệ, tinh hoavăn hóa của nhân loại nhưng không bao giờ lãng quên cội nguồn, thờ ơ vớitruyền thống
1.2.2 Giáo dục tinh thần cần cù, say mê lao động, trách nhiệm, sáng tạo
Thanh niên là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội Xã hội có phát triểnhay không tùy thuộc thái độ của thanh niên đối với lao động Từ nhận thức trên,
Trang 23việc giáo dục thanh niên tình yêu đối với lao động là rất cần thiết Muốn thanhniên yêu lao động thì trước hết phải làm cho thanh niên nhận thức được lao động
là bổn phận trách nhiệm của mỗi công dân đối với Tổ quốc Phải giúp cho thanhniên bài trừ tư tưởng xem khinh lao động, thói lười biếng ỷ lại “Trong xã hội ta,không có nghề nào thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng ỷ lại mới đáng xấu hổ”[38, tr313] và “Bất cứ làm nghề gì có ích cho nước nhà cho nhân dân, cho giai cấp đều
là vẻ vang Bất cứ nấu bếp quét nhà hay làm chủ tịch đều phải lao động cả, bất
cứ làm gì ích nước, lợi dân đều là vẻ vang”[36, tr.296] Yêu lao động, thanhniên phải biết quý trọng thành quả lao động, phải biết bảo vệ của công, chi tiêuhợp lý, không hoang phí, xa xỉ, phải hăng hái thi đua sản xuất thực hành tiếtkiệm, phải tự giác giữ vững kỷ luật lao động, phát huy tính sáng tạo của thanhniên, phải có kế hoạch, chú trọng tính thiết thực, hiệu quả Yêu lao động trong tưtưởng Hồ Chí Minh còn là biểu hiện cụ thể của đạo đức cách mạng của phẩmchất “trung với nước, hiếu với dân” Trung với nước hiếu với dân thì thanh niênphải tích cực tham gia lao động sản xuất, nỗ lực học tập để cống hiến nhiều hơnnhằm làm cho dân giàu, nước mạnh Nói yêu Tổ quốc, yêu nhân dân mà khônglao động thì chỉ là nói suông Yêu lao động là nét đẹp của con người mới, lốisống mới
Trong nền kinh tế thị trường, năng suất, chất lượng và hiệu quả được xem
là tiêu chí để đánh giá năng lực của người lao động Nhưng năng suất, chấtlượng, hiệu quả chỉ có được trên cơ sở sáng tạo Vì thế, sáng tạo là phẩm chấtcần có của người lao động mới hiện nay, đặc biệt là tuổi trẻ Sáng tạo không đơnthuần là năng lực trí tuệ mà còn là một phẩm chất đạo đức Nói cách khác, sángtạo là sự kết hợp giữa trí thức và đạo đức Trong đó yếu tố đạo đức có ảnhhưởng rất lớn đối với sức sáng tạo của con người Sáng tạo cần có sự địnhhướng của mục tiêu lý tưởng và phải dựa trên cơ sở của tinh thần cầu tiến, tínhdũng cảm, đức kiên trì, lòng nhẫn nại vượt qua mọi khó khăn, thất bại, mọi sự dịnghị, châm biếm, chế giễu để tấn công, đột phá vào những phương thức xác định
Trang 24của lối tư duy cũ Sáng tạo là cơ sở phát triển của xã hội Mọi hoạt động sángtạo hướng tới phục vụ lợi ích cộng đồng luôn được xã hội tôn vinh đề cao Côngcuộc xây dựng đất nước ngày nay đòi hỏi phải phát huy tính sáng tạo của tất cảmọi người trong cách nghĩ lẫn cách làm Do đó rèn luyện tính sáng tạo trở thànhnghĩa vụ đạo đức của công dân đối với Tổ quốc Là tương lai của đất nước,thanh niên phải tiên phong đi đầu trong mọi hoạt động sáng tạo Ra sức học tập,nghiên cứu khoa học, tích cực trau dồi kiến thức, xây dựng cho mình mộtphương pháp học tập có hiệu quả nhất, luôn nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ,biết đào sâu nhận thức, đưa ra những ý tưởng, phát minh, công trình mới trên cơ
sở kế thừa có chọn lọc, cách tân tri thức khoa học của các thế hệ đi trước để lại,sáng tạo phải gắn liền với thực tiễn và từ việc nhỏ đến việc lớn
1.2.3 Giáo dục tinh thần hiếu học, lạc quan, đoàn kết, ý thức gắn bó cộng đồng, thái độ tận tụy phục vụ, cống hiến cho Tổ quốc, nhân dân
Hiếu học là tinh thần ham học hỏi, coi trọng học tập, đề cao tri thức, kĩnăng sống, tôn vinh nghề dạy học Từ ngàn xưa, cha ông ta đã luôn nhắc nhởcon cháu: Tôn sư, trọng đạo; nhất tự vi sư, bán tự vi sư Hiếu học đã trở thànhmột truyền thống quý báu của dân tộc ta Mỗi Đoàn viên thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, những chủ nhân tương lai của đất nước, lực lượng lao động chínhcủa xã hội trong thời đại bùng nổ thông tin, toàn cầu hóa cần phải kế thừa vàphát huy mạnh mẽ truyền thống hiếu học của cha ông, của những thế hệ đitrước Phải học đều các môn chứ không giành sự ưu ái cho bất kỳ môn nào, tất
cả các môn khoa học tự nhiên và xã hội đều có tầm quan trọng của riêng nó Họcmọi lúc, mọi nơi, mọi người Thêm vào đó phải luôn tạo cho mình một lí tưởngsống đúng đắn, cao đẹp để nó có thể làm ngọn đèn soi sáng con đường đi đếnthành công của bản thân, phải có ý chí, nghị lực vượt qua mọi khó khăn để biếnước mơ thành hiện thực… Hiếu học là một quá trình tích luỹ lâu dài, không chỉgiới hạn vào việc đạt kết quả cho riêng một giai đoạn nào Không tự thoả mãn
Trang 25với thành tích của mình mà hãy rèn luyện để có một tinh thần ham học hỏi, cầuthị: học thầy cô, học anh chị, học bạn và học trong cuộc sống
Giáo dục tinh thần đoàn kết, làm cho thanh niên nhận rõ được vai trò củakhối đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế trong lịch sử dân tộc cũngnhư trong công cuộc đổi mới đất nước Đối với thanh niên phải luôn đoàn kết,trong sáng, không gây bè phái, thống nhất cao ý chí và hành động, tất cả vì mụctiêu chung, phải luôn đặt nghĩa vụ lên trên quyền lợi, phải ra sức lao động, họctập để cống hiển chứ không phải chỉ biết có đòi hỏi Trong mọi công việc thanhniên cần phải nêu cao tinh thần đâu cần thanh niên có, việc khó có thanh niên,gian khổ đi trước, hưởng thụ nhận sau Công hiến cho Tổ quốc, phục vụ chonhân dân là nét đẹp của đạo đức cách mạng Muốn hết lòng phụng sự Tổ quốc,phục vụ nhân dân thì thanh niên cần phải đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân Vìchủ nghĩa cá nhân trái với đạo đức cách mạng, là mẹ đẻ ra mọi thói hư, tật xấu
Dù ở bất kỳ thời điểm lịch sử nào, tinh thần tình nguyện của thanh niên luôn là
cơ sở cho những đóng góp tích cực, trách nhiệm và hiệu quả với đất nước Tìnhnguyện luôn là động lực, nguồn cổ vũ to lớn đối với thanh niên, là môi trườngthuận lợi để tuổi trẻ Việt Nam thấy rõ vinh dự, tự hào và trách nhiệm, ra sứcphấn đấu vì Tổ quốc Việt Nam Trong mọi thời kỳ cách mạng dù bất cứ hoàncảnh nào, các thế hệ thanh niên nước ta đã không ngừng phấn đấu, rèn luyệnxung kích đi đầu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong tình hìnhmới, đội ngũ ĐVTN vẫn tiếp tục phát huy truyền thống, phấn đấu rèn luyện, mãixứng đáng là lực lượng hậu bị tin cậy của Đảng, xứng đáng với niềm tin yêu củaĐảng, Nhà nước và nhân dân
1.2.4 Giáo dục về những chuẩn mực đạo đức làm người như: hiếu đạo, trọng nghĩa, nhân ái, vị tha, khoan dung, lễ độ
Giáo dục về những chuẩn mực đạo đức làm người như: hiếu đạo, nhân ái,
vị tha, khoan dung, trung thực, lễ độ là làm cho thanh niên biết yêu Tổ quốc, yêunhân dân, biết làm những việc ích nước, lợi dân, biết kính trọng ông, bà, cha mẹ
Trang 26những người gần gũi nhất, thương yêu họ nhất và nâng bước trưởng thành Sống
có đạo nghĩa, hiếu thảo, sống có nhân cách, có tri thức trong giai đoạn hiện nayđối với thanh niên là một yêu cầu rất quan trọng nên việc giáo dục lòng nhân áicho thanh niên không phải là giáo dục những điều chung chung, cao siêu mà hếtsức cụ thể, thiết thực, gắn bó với thực tế hàng ngày Chỉ khi nào thanh niên làmtốt trách nhiệm của họ đối với những người thân trong gia đình, thì họ mới cóthể sống nhân nghĩa, thương yêu người khác
Phải giáo dục cho thanh niên nhận thức được điều nhân nghĩa trong cuộcsống, biết đấu tranh chống lại cái ác, bảo vệ cái thiện, chống lại lối sống thựcdụng, ích kỷ, chạy theo đồng tiền, coi thường luân thường đạo lý và chống cáchành vi sai trái với đạo đức Giáo dục nhân nghĩa, yêu thương con người cònphải giáo dục tinh thần hợp tác bình đẳng
1.2.5 Giáo dục lối sống văn hóa, phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống của người Việt Nam
Lối sống, nếp sống văn hóa của thanh niên hình thành trên cơ sở tâm lý,nhu cầu của giới trẻ, được phát triển từ môi trường xã hội đổi mới, đó là thứ vănhóa trẻ Những yêu cầu về phát triển học vấn, tri thức nghề nghiệp, về lý tưởng,đạo đức, nhân cách tốt đẹp của xã hội chi phối toàn bộ đời sống của thanh niên.Nhìn chung, thanh niên đang hướng đến các giá trị được coi trọng là: độc lập, tự
do và hạnh phúc, ấm no cho gia đình và xã hội Tuy nhiên, nước ta hiện nayđang trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộngcùng với sự bùng nổ thông tin, những hoạt động hội nhập giao lưu quốc tế cũngđang tác động và có ảnh hưởng sâu sắc trong quan niệm, lối sống, và các quan
hệ xã hội của thanh niên Đồng thời, sự biến đổi của thang giá trị xã hội cũngảnh hưởng rất lớn đến lối sống của thanh niên Có những biến đổi về quan hệứng xử, định hướng giá trị từ gia đình, lại có những biểu hiện tiêu cực trong xãhội phát triển nhanh mà chưa có cách ngăn chặn, trong lối sống của một ngườilớn tuổi, đã thực sự trưởng thành, có vị trí trong xã hội còn những biểu hiện
Trang 27chưa gương mẫu cho con em họ noi theo, như tham nhũng, sống xa hoa trụy lạc,
cá nhân vị kỷ Lối sống cá nhân vị kỷ hiện nay cũng là điều đáng bàn ở thanhniên Nhiều thanh niên trong học tập trong công tác luôn đặt quyền lợi của mìnhlên trên quyền lợi của mọi người và để đạt được mục đích cho riêng mình họ sẵnsàng làm bất cứ điều gì dù điều đó có hại cho người khác Triết lý sống chỉ biếtđến mình, sống ích kỷ, sống vô trách nhiệm trước tập thể và cộng đồng, lối sốngnhư vậy sẽ ăn mòn dần đạo lý sống đã được xây dựng trên nền tảng của cáithiện, đẩy con người rơi vào tình trạng tha hóa của bản thân
Các cơ quan văn hóa nghệ thuật, các thiết chế văn hóa còn chưa làm tốtchức năng của mình, thậm chí trên một số báo chí, phim ảnh còn có không ítnhững nội dung thiếu lành mạnh ảnh hưởng tiêu cực đến lối sống thanh niên.Bên cạnh đó, công tác quản lý thanh niên ở nhà trường, trong gia đình, ngoài xãhội và trong các tổ chức của thanh niên còn chưa chặt chẽ, chưa thực sự có sứcthuyết phục, chưa hấp dẫn đông đảo các tầng lớp thanh niên Tất cả những điều
đó đều ảnh hưởng và tác động làm ảnh hưởng lối sống của thanh niên, dẫn đếnnhững biểu hiện thiếu văn hóa trong lối sống của họ Do vậy cần phải làm rõnhững thông tin tích cực và tiêu cực, những văn hóa phẩm giá trị và phản giá trị,những lối sống đẹp và những lối sống trụy lạc, để đấu tranh loại trừ ảnh hưởngxấu, giúp thanh niên có ý thức, tri thức và năng lực trong đấu tranh để xây dựngmột đời sống văn hóa tinh thần phong phú và cao đẹp phù hợp với xã hội ViệtNam trong thời kỳ CNH – HĐH
Vì vậy, việc giáo dục đạo đức, lối sống giúp cho thanh niên sớm nhậnthức đúng, có thái độ đấu tranh tích cực để chống lại mọi biểu hiện vị kỷ, nhữngcách sống toan tính cá nhân, tự do buông thả, thiếu kỷ cương, coi thường phápluật đan xen trong cách sống của thanh niên, đôi khi tạo ra sự xung đột với lốisống tốt đẹp trong xã hội hiện đại, một lối sống nhất thời do ảnh hưởng mặt tráicủa kinh tế thị trường và phản văn hóa của phương Tây du nhập, xa lạ với những
giá trị truyền thống cao đẹp của dân tộc và của đại đa số thanh niên Quan tâm
Trang 28đến vấn đề đạo đức, lối lống có nghĩa là bồi dưỡng cho lớp trẻ một thái độ sốngđúng đắn, không dung thứ lối sống thực dụng, sùng bái vật chất, ích kỷ ăn bám,chạy theo danh vọng Phải coi thái độ đấu tranh không khoan nhượng với cáixấu, cái ác với các tệ nạn xã hội là một trong những phẩm chất tiêu biểu của mộtlối sống lành mạnh, sống có trách nhiệm với chính mình và với cộng đồng
1.2.6 Giáo dục lối sống giản dị, trung thực, dũng cảm, nói đi đôi với làm
Theo Hồ Chí Minh giản dị là phong cách sống của con người mới Sốnggiản dị thì “cách ăn mặc phải sạch sẽ, đơn giản, chất phác, chớ lượt thượt, xa xỉ,lòe loẹt” [33, tr.99] Người dạy thanh niên trong lúc nước ta còn nghèo, nhândân ta còn thiếu thốn mà cá nhân chỉ muốn riêng hưởng ăn ngon, mặc đẹp làkhông có đạo đức Người còn dạy phải sống trung thực, luôn tôn trọng sự thật,chân lý, yêu lẽ phải, ghét sự giả dối, không lừa người và không tự dối mình,không bội tín, không giấu khuyết điểm, sai lầm của nhau Rèn luyện lối sốngtrung thực thanh niên phải bắt đầu từ chính bản thân Nếu không trung thực vớibản thân thì không thể trung thực với mọi người Tính trung thực biểu hiện ởthái độ khách quan khi xem xét, đánh giá mọi sự vật hiện tượng, luôn tôn trọng
sự thật, bảo vệ lẽ phải, không làm ngơ, không tiếp tay mà phải lên án, đấu tranhvới cái ác, cái xấu Quan niệm “Trung thực, thật thà thường thua thiệt” đang trởthành triết lý cuộc sống của không ít bạn trẻ Nhận thức lệch chuẩn trên cần phảiđược kịp thời ngăn chặn uốn nắn, sửa chữa thông qua giáo dục lòng trung thực ở
cả ba môi trường là gia đình, nhà trường và xã hội Muốn rèn luyện tính trungthực trước hết thanh niên phải rèn luyện thói quen trung thực với chính bản thân.Bởi vì người nào mà không thành thực với bản thân thì sẽ không ngay thẳng vớingười khác Trung thực với bản thân thanh niên phải biết thành thật nhận khuyếtđiểm và nghiêm túc sửa chữa khuyết điểm, rèn luyện tính trung thực trong mọihoạt động, mọi mối quan hệ, lòng trung thực còn đòi hỏi phải đi liền với dũngcảm Có dũng cảm thì thanh niên mới thừa nhận những cái thiếu sót, sai lầm của
Trang 29bản thân, mới có quyết tâm sửa chữa Có can đảm, có dũng khí thanh niên mớiđấu tranh chống lại những biểu hiện sai trái ở ngoài xã hội để bảo vệ lẽ phải, sựthật công lý.
Dũng cảm là phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong truyền thống của dân tộc.Dũng cảm không đồng nghĩa với liều lĩnh, tính phiêu lưu mạo hiểm, manh động.Dũng cảm luôn đi liền và dựa trên cơ sở của sự thông minh, sáng tạo Nghĩa làmọi công việc từ lớn đến bé, từ chung đến riêng cần phải biết tính toán, sắp đặtchu đáo, tỉ mỉ Trong qúa trình thực hiện kế hoạch thì dám đương đầu với khókhăn thử thách, vượt qua mọi trở ngại nhằm đạt được mục tiêu đề ra
Thanh niên phải luôn thấm nhuần lời dạy của Bác: “Nói cái gì phải cho tin
- nói và làm cho nhất trí - làm thế nào cho dân tin” [33, tr.233]. Trong suốt cuộcđời mình, Người đã giáo dục mọi người và chính bản thân Người đã thực hiệnđiều đó một cách nghiêm túc và đầy đủ nhất ở Bác Hồ, lời nói đi đôi với hànhđộng, lý luận đi đôi với thực tiễn, nói là để mà làm, làm phải đúng như điều đãnghĩ, đã nói
1.2.7 Giáo dục lối sống lành mạnh, thủy chung, khiêm tốn
Phải giáo dục thanh niên phải sống có ích, sống đúng với thuần phong mỹtục của dân tộc, sống đúng với vai trò mà mình đang mang, sống đúng với conngười mình Sống lành mạnh phải biết yêu nước, nhân ái, đoàn kết cộng đồng,
xa rời quan liêu, tuân thủ các giá trị đạo đức, không tham ô, tham nhũng, khônghách dịch cửa quyền Sống lành mạnh là vị tha trung thực, ham học hỏi, lễ độ,khiêm tốn Người sống lành mạnh là người luôn giúp đỡ mọi người, luôn hòađồng với mọi người, coi trọng quyền lợi của mọi người, sống công bằng, chungthủy trước sau như một Sống lành mạnh là biết cách đối nhân xử thế và biếtcách hướng dẫn mọi người sống sao cho tốt Sống lành mạnh là sống sao cho giađình được yên ấm, kính trên, nhường dưới, tôn trọng, lễ phép với người trên,quan tâm giúp đỡ bạn bè
Trang 30Khiêm tốn cũng là một phẩm chất không thể thiếu của thanh niên Khiêmtốn là nhún nhường, không khoe khoang, tự cao, tự đại, tự phụ, cho mình là giỏi.Khiêm tốn còn là không ngừng học hỏi mọi người, xem học tập là việc làm suốtđời Đức khiêm tốn là động lực giúp thanh niên vươn lên trong học tập và cuộcsống Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học vàcông nghệ, thời gian nghiên cứu, phát minh được rút ngắn Nhiều tri thức, côngnghệ hôm qua còn phù hợp, tiên tiến nhưng ngày mai sẽ trở nên lỗi thời lạc hậu.Mặt khác sự cạnh tranh khốc liệt trong nền kinh tế thị trường luôn đòi hỏi ngườilao động không ngừng hoàn thiện về năng lực lẫn phẩm chất Trong những điềukiện đó nếu thanh niên tự bằng lòng với những gì mình có, không chịu khónghiên cứu, học tập và rèn luyện, phấn đấu thì sẽ bị tụt hậu, sẽ tự đào thải rakhỏi sự phát triển của xã hội Rèn luyện tính khiêm tốn, thanh niên cũng cầnkhắc phục thái độ tự ti, mặc cảm, rụt rè cũng như thói xu nịnh, tự hạ thấp mình,
đề cao người khác nhằm trục lợi cho bản thân
1.2.8 Giáo dục lối sống có ước mơ, hoài bão; ý thức thượng tôn pháp luật
Con người sống phải có ước mơ, hoài bão Nếu như, con người không cònnhững hoài bão để theo đuổi, không có những vấn đề cần giải quyết thì sự tê liệtcủa đầu óc sẽ biến con người thành cái xác không hồn chỉ biết có hưởng thụ.Hoài bão là mục tiêu cao nhất con người phải hướng tới và ra sức thực hiện Mỗi
cá nhân đều phải có những hoài bão riêng để thay đổi Tuy nhiên, hoài bão củamỗi cá nhân phải hướng tới mục tiêu chung của giai cấp, dân tộc và nhân loại.Người thường xuyên nhắc nhở thanh niên sống là phải ước mơ, hoải bão có lýtưởng cao đẹp Thông qua cuộc đời vì nước, vì dân Hồ Chí Minh đã giáo dụcthanh niên hướng tới lẽ sống cao đẹp Người nói: “Tôi chỉ có một ham muốn,ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta đượchoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”
Trang 31[32, tr.161] Xác định hoài bão đã khó, thực hiện hoài bão càng khó hơn nhiều.Con đường thực hiện hoài bão, mục tiêu, lý tưởng có lắm gian nan trở ngại đòihỏi mỗi người phải có ý chí, nghị lực phi thường để vượt qua mọi thử thách củahoàn cảnh Do đó thanh niên cần phải rèn luyện các đức tính kiên trì, bền bỉnhẫn nại, không ngại khó Năng lực cũng là một điều kiện không thể thiếu trongviệc thực hiện hoài bão Muốn có năng lực thanh niên phải có chí tiến thủ, tinhthần cầu tiến ham học hỏi, học ở mọi lúc, mọi nơi, mọi người Phải khiêm tốnhọc hỏi, coi việc học là việc làm suốt đời.
Trong xã hội văn minh, hiện đại ngày nay con người cần có lối sống tôntrọng pháp luật Đề cao pháp luật và luôn nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.Cùng với đạo đức, pháp luật góp phần điều chỉnh hành vi con người Tuy nhiênxét về phương thức điều chỉnh hành vi thì giữa đạo đức và pháp luật có sự khácbiệt Pháp luật bao giờ cũng mang tính bắt buộc, cưỡng bức Còn đạo đức thìdựa trên sự tự nguyện, tự giác và dư luận xã hội Ý thức pháp luật chỉ trở thànhmột phẩm chất đạo đức khi những quy phạm pháp luật chuyển hóa thành ý chí
và hành động tự giác của chủ thể Đó là ý chí tự giác tìm hiểu pháp luật và tựnguyện tuân thủ những quy phạm pháp luật, lấy quy phạm pháp luật để chế ướchành vi của bản thân Thanh niên là lớp người trẻ vì vậy việc xây dựng ý thứcpháp luật, lối sống tuân thủ pháp luật trong thanh niên là điều hết sức quantrọng, phải tích cực vận động và tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tham gia xâydựng đời sống văn hóa ở cơ sở, thực hiện nếp sống văn minh; giáo dục nâng caonhận thức của người công dân trẻ khi đến tuổi trưởng thành, có ý thức vươn lêntrong lập thân, lập nghiệp, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, cótrách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội
1.2.9 Giáo dục tình bạn, tình yêu trong sáng
Tình bạn, tình yêu trong sáng là biểu hiện của lối sống khiêm nhường, baodung nhân ái thủy chung, nhân hậu mà Hồ Chí Minh quan tâm giáo dục cho
Trang 32thanh niên Tình bạn, tình yêu trong sáng là thực sự yêu thương, quan tâm giúp
đỡ nhau một cách vô tư, không vụ lợi không xuất phát từ những toan tính nhỏnhoi, ích kỷ của đời thường, đó là một tình bạn, tình yêu thủy chung son sắt vàbền chặt Để có được tình bạn, tình yêu trong sáng, người dạy thanh niên phảibiết yêu thương giúp đỡ, phải kính trọng nhau như anh em một nhà Yêu thươngphải bắt đầu từ việc tôn trọng giá trị của nhau, quan tâm giúp đỡ chân tình đểvượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống; phải biết cảm thông độ lượng đối vớimỗi lỗi lầm của nhau; thật tâm khuyên bảo, giúp nhau sửa chữa những khuyếtđiểm; phải trung thực, quan tâm lẫn nhau, chu đáo từ việc lớn đến việc nhỏ, từlời nói đến việc làm
1.3 Tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên
1.3.1 Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên là cơ sở của sự hình thành và hoàn thiện nhân cách giúp thanh niên trở thành những con người hữu ích của xã hội
Trong cấu trúc nhân cách, đạo đức là một bộ phận đặc biệt, là nét đặctrưng, là thuộc tính căn bản Sự khác nhau giữa nhân cách này hay nhân cáchkhác là khác nhau về đạo đức Chính vì thế đạo đức là tiêu chí hàng đầu khi xemxét, đánh giá nhân cách của một người Trong điều kiện hiện nay để thực hiệnmục tiêu xây dựng CNXH đòi hỏi phải có con người với tư cách là nguồn nhânlực, động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con người pháttriển toàn diện: Có tri thức khoa học, được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cónăng lực sáng tạo trong tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học côngnghệ hiện đại cùng những phẩm chất đạo đức cần thiết
Là nhân tố cơ bản của nhân cách, đạo đức được biểu hiện trong lối sống,trong quan hệ ứng xử Nói cách khác, lối sống là thể hiện cụ thể quan niệm đạođức trong những hình thức hoạt động của con người trong xã hội; là sự thể hiệnchủ nghĩa nhân đạo và tinh thần nhân văn trong quan hệ giữa người với người
Trang 33nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp, văn minh, tiến bộ Do đó, lối sống có quan
hệ mật thiết với nhân cách và là mặt thể hiện của nhân cách ra nên ngoài
Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là động lực,
là xúc cảm đạo đức thôi thúc các thế hệ, các cá nhân nỗ lực hoạt động trên mọilĩnh vực để làm giàu cho bản thân và xã hội Lợi ích cá nhân chính đáng đượcthực hiện trong sự thống nhất biện chứng với lợi ích xã hội, tới sự giàu có choquê hương, đất nước là tiêu chí đánh giá mọi hoạt động của cá nhân Chính vìvậy những giá trị của đạo đức như yêu nước, lòng nhân ái, ý thức cộng đồng,tình yêu lao động, tính trung thực, tận tụy, ý thức tự lực, tự cường vẫn giữ vaitrò chi phối mọi hoạt động của con người, đặc biệt là đối với thanh niên
Trong sự nghiệp đổi mới, sự phát triển kinh tế thị trường cùng với quá trìnhgiao lưu hội nhập quốc tế là những tác nhân mạnh mẽ hình thành những giá trịmới, quan niệm và những chuẩn mực mới trong sự phát triển của thanh niên.Thay cho mẫu người hiền lành, nhẫn nại nhưng “lệ thuộc”, “thụ động” đanghình thành những nhân cách mới năng động, chủ động, tích cực và sáng tạotrong lập thân, lập nghiệp Đó là những thanh niên mạnh dạn, tự tin, dám nghĩ,dám làm, dám chấp nhận rủi ro và dám chịu trách nhiệm Họ đang nỗ lực trongmọi hoạt động lao động, học tập, nghiên cứu khoa học để làm giàu một cáchchính đáng cho bản thân, gia đình và xã hội Sự cống hiến tài năng, trí tuệ và sứclực cho xã hội thông qua hoạt động trên lĩnh vực chuyên môn của mình đểkhẳng định sự trưởng thành về những phẩm chất xã hội, đặc biệt là phẩm chấtđạo đức Đồng thời đó cũng là biểu hiện của sự phát triển tính cách, nhân cáchcủa thanh niên Thực tế cho thấy, sự năng động, linh hoạt và sáng tạo của mỗi cánhân nếu không dựa trên nền tảng những giá trị phẩm chất đạo đức sẽ không đưađến sự phát triển và hoàn thiện nhân cách Thiếu sự rèn luyện theo các chuẩnmực đạo đức sẽ dẫn đến sự lệch lạc, biến dạng của nhân cách như là một sự thahóa mà biểu hiện đó là chủ nghĩa cá nhân cực đoan, lối sống thực dụng, bất chấpluân thường đạo lý, sẵn sàng chà đạp lên tất cả chỉ vì đồng tiền, địa vị và quyền
Trang 34lực cho riêng mình Nó là nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng tiêu cực và tệnạn xã hội như tham nhũng, quan liêu, buôn lậu, trốn thuế, cờ bạc, trộm cắp, matúy, mại dâm Vì vậy đạo đức là một thành tố quan trọng, là nguồn lực nội sinhbảo đảm cho sự phát triển bền vững.
Nhân cách thanh niên được hình thành và phát triển trong lao động, học tập
và rèn luyện Thông qua các hình thức hoạt động mà thanh niên nhận thức mốiquan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội Động cơ thúc đẩy cá nhân hoạtđộng và lợi ích của chính họ Nhưng, những lợi ích cá nhân được thực hiện mộtcách chân chính mới là động lực phát triển nhân cách của họ Ngược lại, lợi ích
cá nhân thực hiện bằng cách chà đạp làm tổn hại đến lợi ích của con người khác
sẽ làm thanh niên tha hóa nhân cách của họ
Những tác động mạnh mẽ của những điều kiện kinh tế - xã hội trong giaiđoạn hiện nay, đặc biệt là tác động của cơ chế thị trường cho thấy: Nếu chưathực sự trưởng thành về phẩm chất đạo đức, ý thức pháp luật, trình độ giác ngộ
về nghĩa vụ và trách nhiệm thì mỗi người nói chung và thanh niên nói riêngchưa thể trở thành một nhân cách phát triển và hoàn thiện
Kinh tế thị trường càng phát triển, sự nghiệp CNH – HĐH càng được đẩymạnh, quá trình hội nhập quốc tế càng được mở rộng và nền kinh tế tri thức hìnhthành, con người càng trở nên thông minh, năng động hơn, học vấn cao hơn thìviệc giáo dục đạo đức, rèn luyện những phẩm chất đạo đức là điều kiện, là cơ sởcho sự phát triển toàn diện nhân cách
Đạo đức là một giá trị bền vững, là chuẩn mực cơ bản là thành phần nềntảng của sự phát triển và hoàn thiện nhân cách Vai trò của đạo đức với sự pháttriển nhân cách của con người đã khách quan hóa tầm quan trọng của giáo dụcđạo đức đối với sự phát triển nhân cách của thanh niên
Giáo dục đạo đức, lối sống là con đường, là cách thức cơ bản và chủ yếu đểhình thành những phẩm chất đạo đức, nhân cách cho thanh niên Giáo dục đạođức, lối sống góp phần chuyển những quan niệm đạo đức, lối sống, những chuẩn
Trang 35mực và nguyên tắc đạo đức, lối sống từ yêu cầu xã hội thành sự thôi thúc nộitâm của mỗi thanh niên giúp cho họ nhận thức một cách đầy đủ đúng đắn và chủđộng nội dung, yêu cầu, quy tắc đạo đức, qua đó góp phần điều chỉnh hành vicủa thanh niên cho phù hợp yêu cầu của xã hội.
Cùng với việc nâng cao trình độ nhận thức các chuẩn mực, giá trị đạo đức,lối sống thì giáo dục đạo đức, lối sống là một phương thức để xây dựng nhữngquan điểm, phẩm chất đạo đức mới, quan điểm và lẽ sống tích cực cho thanhniên Đồng thời thông qua giáo dục đạo đức, lối sống giúp họ cho họ nhận diệnphê phán và đấu tranh những loại bỏ những biểu hiện vi phạm đạo đức, lối sống,những quan điểm đạo đức sai lầm, lạc hậu, lối sống lệch chuẩn hay không phùhợp với điều kiện mới
Giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên là truyền lại cho thế hệ đang lớnlên những giá trị đạo đức truyền thống, lối sống đẹp Trên cơ sở đó họ sẽ nhậnthức được những giá trị đích thực của cuộc sống hiện tại, đó là tính nhân bản,nhân ái và nhân văn sâu sắc Giáo dục đạo đức, lối sống góp phần to lớn nhânđạo hóa môi trường sống của thanh niên, cũng cố những phẩm chất, những giátrị bền vững Chẳng hạn, thông qua giáo dục chủ nghĩa yêu nước mà hình thànhnên niềm tự hào dân tộc, yêu hòa bình, độc lập, tự do, sẵn sàng đấu tranh, hysinh và bảo vệ Tổ Quốc và tôn trọng chủ quyền của dân tộc khác
Giáo dục đạo đức còn góp phần tạo ra những giá trị đạo đức mới, lối sốngmới, xây dựng những quan điểm, phẩm chất đạo đức mới, quan điểm sống tíchcực cho mỗi đối tượng giáo dục Đồng thời, giáo dục đạo đức, lối sống cũng gópphần tích cực vào việc khắc phục những quan điểm đạo đức lạc hậu, lệch chuẩncác giá trị nhân cách, chống lại các hiện tượng phi đạo đức đang đầu độc bầukhông khí xã hội, tạo ra cơ chế phòng ngừa các phản giá trị đạo đức, phản giá trịvăn hóa trong mỗi một nhân cách
Thông qua giáo dục đạo đức, lối sống hình thành những xúc cảm, tình cảmđạo đức, lối sống như tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người, tôn
Trang 36trọng lao động Chính tình cảm đạo đức là động lực thúc đẩy thanh niên thựchiện những hành vi đạo đức, là động lực làm tăng thêm sự phong phú, sâu sắc vàtinh tế của thế giới nội tâm, thúc đẩy con người vươn lên trong cuộc sống Cóđược tình cảm đạo đức là nguồn sức mạnh tinh thần giúp thanh niên phấn đấucho những gía trị Chân, Thiện, Mỹ.
Giáo dục đạo đức không chỉ hình thành những đạo đức mà gắn liền vớiviệc hình thành và phát triển tài năng Tài và đức, phẩm chất và năng lực là haimặt không thể tách rời, tài năng được khẳng định và phát triển trên cơ sở đạođức Không có những phẩm chất, những giá trị đạo đức làm cơ sở làm nền tảngtài năng khó đem lại những giá trị chân chính, thậm chí có khi dẫn đến nhữnghành vi lệch lạc, phản đạo đức gây tai họa cho người khác Tài năng được bộc
lộ và phát triển khi nó thực hiện có mục đích tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo
ra những giá trị xã hội, với năng xuất, chất lượng và hiệu quả cao, đó là biểuhiện về mặt đạo đức Đồng thời, người có đạo đức không chỉ thể hiện ở thái độ,động cơ mà khẳng định ở kết quả, hành động, thống nhất giữa động cơ và hiệuquả Như vậy, đạo đức được thực hiện ở tài năng và tài năng phải dựa trên cơ
sở đạo đức
Tầm quan trọng của giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên hiện nayđược quy định bởi vai trò của đạo đức, lối sống đối với sự hình thành và nhâncách thanh niên Đồng thời việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên cầnđược quan tâm, chú trọng còn bởi đặc điểm và vai trò của thanh niên đối với sựphát triển kinh tế - xã hội
1.3.2 Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên là vũ khi sắc bén giúp thanh niên tránh được những tác động tiêu cực của tàn dư đạo đức, lối sống cũ, chống lại sự phá hoại của các thế lực thù địch, góp phần vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng
Xuất phát từ vai trò quan trọng của thanh niên nên thanh niên luôn là đốitượng tác động chủ yếu của các thế lực phản cách mạng Chúng tìm mọi cách từ
Trang 37lừa phỉnh đến mua chuộc, dụ dỗ nhằm lôi kéo thanh niên đi vào con đường phảnđộng Chiêu thức, thủ đoạn của chúng vừa đa dạng vừa tinh vi hiểm độc.
Mặt khác, các quan hệ đạo đức, tư tưởng phản động vốn là tàn dư của xãhội cũ luôn tồn tại dai dẳng Hồ Chí Minh nhận thấy là do: “Ảnh hưởng của xãhội cũ, của chế độ thực dân, phong kiến còn lại Bọn đế quốc, phong kiến tuyêntruyền lừa bịp, xúi dục phỉnh phờ làm cho một số người lạc hậu trốn tránh nghĩa
vụ, làm trái pháp luật, trái đạo đức công dân” [35, tr.452-453] Vì thế mà Ngườixác định thói quen, truyền thống lạc hậu, chủ nghĩa cá nhân cũng là kẻ địch to
và nguy hiểm không kém so với chủ nghĩa tư bản và đế quốc Bởi vì nó làm chomọi người thoái bộ, nó ngăn trở thanh niên một lòng một dạ đấu tranh cho sựnghiệp cách mạng Từ nhận thức đó mà Người cho rằng thắng lợi của sự nghiệpchống Mỹ, cứu nước, thắng lợi của công cuộc xây dựng CNXH không thể táchrời với cuộc đấu tranh nhằm loại bỏ “những cái xấu xa do chế độ cũ để lại trong
xã hội và trong mỗi con người” [40, tr.558]
Giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên chính là để giúp họ trở thànhnhững công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt Đây là một trongnhững nhiệm vụ hàng đâu của cách mạng; là công việc gốc của Đảng và Chínhphủ, của Đoàn thanh niên, của gia đình, nhà trường và toàn xã hội
1.3.3 Hình thành đạo đức cách mạng, lối sống văn minh tiến bộ cho thanh niên thông qua công tác giáo dục còn nhằm mục tiêu giúp thanh niên thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống coi trọng đạo đức Truyền thống đóđược hình thành, củng cố và không ngừng phát triển trong suốt chiều dài lịch sửdựng nước và giữ nước Để lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều trong cuộc đấutranh chống lại thiên nhiên và kẻ thù xâm lược, cha ông ta đã biết phát huy yếu
tố tinh thần, trước hết là phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam Nếukhông có sức mạnh đạo đức thì không thể lao động cần cù, tiêu dùng tiết kiệm,
Trang 38không thể gắn bó với cộng đồng, nhường cơm sẻ áo cho nhau khi gặp thiên tai,địch họa Trong tác phẩm “Bình ngô Đại Cáo”, Nguyễn Trãi khẳng định: “Lấyđại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” Nhận thức rõ tầmquan trọng hàng đầu của đạo đức, cha ông ta đã ra sức xây dựng truyền thôngđạo đức của dân tộc mà biện pháp chủ yêu là tăng cường giáo dục đạo đức chocác thế hệ con cháu để họ nâng cao ý thức về bổn phận, trách nhiệm với giađình, quê hương, đất nước.
Coi trọng yếu tố tinh thần, biết phát huy và chuyển hóa sức mạnh tinh thầnthành sức mạnh vật chất, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã chứng minh cho kẻ thùthấy rằng con người có thể chiến thắng được vũ khí, “tinh thần mà chiến thắngvật chất”, “văn minh thắng bạo tàn”
Theo Hồ Chí Minh, cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi
ra cái tốt Đây là một sự nghiệp rất vẻ vang nhưng cũng rất lâu dài, đầy khókhăn thứ thách Muốn hoàn thành sự nghiệp ấy thì bản thân người cách mạngphải có đạo đức cách mạng làm nền tảng Bởi vì người có đạo đức sẽ thu phụcđược lòng người, sẽ tập hợp quanh mình một lực lượng lớn, sẽ làm cho sứcmạnh của mình tăng lên gấp bội Người dạy cán bộ: “Muốn cho dân phục phảiđược dân tin, muốn cho dân tin phải thanh khiết” [33, tr.55] Ở lúc khác, Ngườilại cho rằng: “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù có tàigiỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân Vì muốn giải phóng cho dân tộc,giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức,không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì làm nổi việc gì?” [33, tr.252-253] Trong tiến trình cách mạng, sức mạnh đạo đức còn được Hồ Chí Minhkhai thác để cảm hóa những người lầm đường, lạc lối, kéo họ về phía cáchmạng Người nói: “Đối với đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tinh thầnnhân ái mà cảm hóa họ” [32, tr.246]
Trang 39Với Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống, nó
là kết quả của quá trình giáo dục và rèn luyện, vì thế muốn phát huy vai trò tolớn của thanh niên trong tiến trình cách mạng thì trước hết cần phải giáo dục đạođức, lối sống cho họ Chỉ dựa trên nền tảng đạo đức cách mạng, Thanh niên mới
đủ sức vượt qua những thăng trầm, khó khăn của hoàn cảnh để kiên trì phấn đấuđến cùng cho lý tưởng cách mạng, hoàn thành nhiệm vụ mà cách mạng và Đảnggiao phó Người nói: “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ thấtbại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước Vì lợi ích chung của Đảng, của cáchmạng, của giai cấp, của dân tộc và của loài người mà không ngần ngại hy sinhtất cả lợi ích riêng của cá nhân mình Khi cần thì sẵn sàng hy sinh cả tính mạngcủa mình cũng không tiếc” [37, tr.248]
Nhận rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục, lối sống cho thanh niên,trước lúc đi xa người vẫn không quên căn dặn Đảng ta cần phải chăm lo giáodục đạo đức cách mạng cho thanh niên nhằm đào tạo họ thành những người thừa
kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”
Kết luận chương 1
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọngquyết định tương lai, vận mệnh dân tộc, là những người chủ của đất nước, là độiquân chủ lực của cách mạng nước nhà, lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực,đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hi sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo.Chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lựccủa sự phát triển, trong đó đặc biệt là giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên
là yêu cầu cơ bản, là tiêu chí và là nền tảng trong sự phát triển nhân cách thanhniên Đạo đức, lối sống không phải là cái có sẵn, không hình thành một cách tựphát mà thông qua một quá trình giáo dục và rèn luyện lâu dài, bền bỉ Công tácgiáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay là yêu cầu cấpbách của sự phát triển, tạo ra động lực và sức mạnh to lớn thúc đẩy sự nghiệp
Trang 40đổi mới, thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa quêhương, đất nước.