TRƯƠNG THỊ YẾN ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI VI KHUẨN LAM CYANOBACTERIA TRONG ĐẤT TRỒNG LÚA Ở MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Nghệ An, 2015... TRƯƠN
Trang 1TRƯƠNG THỊ YẾN
ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI VI KHUẨN LAM (CYANOBACTERIA) TRONG ĐẤT TRỒNG LÚA Ở MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN
YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Nghệ An, 2015
Trang 2TRƯƠNG THỊ YẾN
ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI VI KHUẨN LAM (CYANOBACTERIA) TRONG ĐẤT TRỒNG LÚA Ở MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN
YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: THỰC VẬT HỌC
Mã số : 60.42.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH SAN
Nghệ An, 2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện đề tài nghiên cứu của mình, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
của nhiều tập thể và cá nhân Trước hết tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS TS Nguyễn Đình San, người đã trực tiếp định hướng đề tài nghiên cứu Tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình về cách tiếp cận phương pháp nghiên cứu khoa học và kiến thức từ TS Nguyễn Lê Ái Vĩnh Các thầy
cô giáo tại Bộ môn Thực vật, Bộ môn Sinh lý – Hoá sinh, Khoa Sinh học, Phòng Đào tạo Sau đại học (Trường Đại học Vinh); Phòng Nông Nghiệp huyện Yên Thành (Nghệ An) đã nhiệt tình chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi trong gian học tập và nghiên cứu
TP Vinh, tháng 10 năm 2015
Học viên
Trương Thị Yến
Trang 4MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG ivv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ iv
DANH MỤC HÌNH VẼ v
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Tình hình nghiên cứu về VKL trên thế giới và ở Việt Nam 3
1.1.1 Một số dẫn liệu nghiên cứu về VKL trên thế giới 3
1.1.2 Một số dẫn liệu nghiên cứu VKL trong đất ở Việt Nam 4
1.2 Một số đặc điểm của VKL 7
1.3 Vai trò của VKL và những ứng dụng của chúng vào thực tiễn sản suất, đời sống 10
1.4 Đặc điểm tự nhiên và khí hậu của huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An 12
1.4.1 Đặc điểm tự nhiên 12
1.4.2 Đặc điểm khí hậu, thời tiết 14
CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 15
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 15
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 15
2.1.3 Thời gian thu và xử lý mẫu 15
2.2 Nội dung nghiên cứu 16
2.3 Phương pháp nghiên cứu 16
2.3.1 Phương pháp lấy mẫu đất và phân tích các chỉ tiêu nông hoá 16
2.3.2 Phương pháp thu và xử lý mẫu VKL trong đất 17
2.3.3 Phương pháp định loại loài VKL 18
CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20
3.1 Một số chỉ tiêu nông hóa của đất trồng lúa huyện Yên Thành (Nghệ An) 20
3.1.1 Độ pH 20
3.1.2 Hàm lượng mùn 21
3.1.3 Hàm lượng nitơ tổng số 22
Trang 53.1.4 Hàm lượng nitơ dễ tiêu 23
3.1.5 Hàm lượng lân tổng số 23
3.1.6 Hàm lượng lân dễ tiêu 24
3.2 Vi khuẩn lam trong đất trồng lúa huyện Yên Thành (Nghệ An) 25
3.2.1 Thành phần loài VKL trong đất trồng lúa huyện Yên Thành 25
3.2.2 Sự đa dạng về hình thái của VKL 33
3.2.3 Sự phân bố của các loài VKL ở các xã nghiên cứu 36
3.3 Mối quan hệ giữa đặc điểm nông hoá và thành phần loài VKL trong đất trồng lúa huyện Yên Thành (Nghệ An) 38
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 40
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
PHỤ LỤC 46
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Đ1: đợt 1
Đ2: đợt 2
Đ2: đợt 2
VKL: Vi khuẩn lam
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Địa điểm thu mẫu 15
Bảng 3.1 Độ pH đất ở các đợt thu mẫu 20
Bảng 3.2 Hàm lượng mùn (%) của đất qua các đợt thu mẫu 21
Bảng 3.3 Hàm lượng nitơ tổng số trong đất ở các đợt thu mẫu 22
Bảng 3.4 Hàm lượng nitơ dễ tiêu ở các đợt thu mẫu trong đất 23
Bảng 3.5 Hàm lượng lân tổng số trong đất ở các đợt thu mẫu 24
Bảng 3.6 Hàm lượng lân dễ tiêu trong đất ở các đợt thu mẫu 24
Biểu đồ 3.6 Hàm lượng lân dễ tiêu trong đất ở các xã nghiên cứu 25
Bảng 3.7 Danh lục VKL trong đất trồng lúa huyện Yên Thành 26
Bảng 3.8 Phân bố số lượng taxa VKL trong đất trồng lúa ở 5 xã thuộc huyện Yên Thành, Nghệ An 32
Bảng 3.9 Đa dạng hình thái taxa bậc chi và loài 34
Bảng 3.10 Phân bố loài VKL ở các xã qua các đợt thu mẫu 36
Bảng 3.11 Hệ số Sorenxen giữa các đợt nghiên cứu 37
Bảng 3.12 Mối quan hệ giữa tính chất nông hoá thổ nhưỡng và thành phần loài phân bố ở các xã 39
Trang 7DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Độ pH của đất ở các xã nghiên cứu 20
Biểu đồ 3.2 Hàm lượng mùn trong đất ở các xã nghiên cứu 21
Biểu đồ 3.3 Hàm lượng nitơ tổng số trong đất ở các xã nghiên cứu 22
Biểu đồ 3.4 Hàm lượng nitơ dễ tiêu trong đất ở các xã nghiên cứu 23
Biểu đồ 3.5 Hàm lượng lân tổng số trong đất ở các xã nghiên cứu 24
Biểu đồ 3.6 Hàm lượng lân dễ tiêu trong đất ở các xã nghiên cứu 25
Biểu đồ 3.7 Tỷ lệ % sự phân bố taxa bậc loài trong các chi đã gặp 33
Biểu đồ 3.8 Phân bố loài VKL ở các xã qua các đợt thu mẫu 36
DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 Sơ đồ thu mẫu tại 5 xã của huyện Yên Thành (Nghệ An) 16
Trang 8MỞ ĐẦU
Vi khuẩn lam (Cyanobacteria) còn gọi là tảo lam Chúng là những cơ thể quang tự dưỡng có kích thước hiển vi, tế bào nhân sơ, đơn bào hay đa bào hình sợi, sống tập đoàn hay đơn độc, cơ thể thường được bao bọc bởi chất nhầy, có sắc tố quang hợp
Trong tự nhiên, VKL có vai trò rất quan trọng, chúng là những sinh vật tiên phong tham gia vào quá trình phong hóa đá, tạo ra mùn bã sơ cấp
và thu nhận các muối khoáng cần thiết để tồn tại Một số VKL trong đất có khả năng tiết các chất nhầy tạo nên một lớp màng ngăn cản sự thoát hơi nước làm cho đất luôn giữ được độ ẩm, cải tạo độ pH và các tính chất lí học của đất
Trong nông nghiệp, một số loài VKL có khả năng cố định nitơ phân
tử tạo nên nguồn phân bón sinh học cho đất hoang hóa và đất trồng trọt VKL còn có vai trò to lớn trong việc bổ sung chất hữu cơ tăng độ phì nhiêu cho đất, chống xói mòn đất và tạo ra các chất có hoạt tính sinh học cao kích thích sự sinh trưởng và phát triển của thực vật bậc cao làm tăng năng suất cây trồng Chúng đóng vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái Vì vậy những hiểu biết về VKL là rất cần thiết để khai thác vai trò của chúng trong tự nhiên cũng như trong sản xuất nông nghiệp
Ở khu vực Bắc miền Trung Việt Nam, những nghiên cứu về VKL còn rất khiêm tốn, một vài nơi như đất trồng lúa ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) của tác giả Nguyễn Lê Ái Vĩnh & Võ Hành (2001) [29] Hiện nay chưa có đề tài nào công bố nghiên cứu về VKL trong đất trồng lúa của huyện Yên Thành (Nghệ An) – một trong những huyện có diện tích đất trồng lúa lớn của tỉnh
Vì vậy, tôi chọn đề tài “Điều tra thành phần loài vi khuẩn lam
(Cyanobacteria) trong đất trồng lúa ở một số xã thuộc huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An” để nghiên cứu
Trang 9Mục tiêu của đề tài là đánh giá sự đa dạng thành phần loài VKL trong đất trồng lúa ở một số xã thuộc huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An Góp phần
bổ sung vào những dẫn liệu nghiên cứu về VKL ở khu vực Bắc miền Trung Việt Nam
Để đạt được mục tiêu trên yêu cầu: xác định được thành phần loài và một số chỉ tiêu nông hóa thổ nhưỡng, đánh giá mối liên quan về sự phân bố thành phần loài VKL với một số chỉ tiêu nông hóa thổ nhưỡng của đất trồng lúa
Trang 10CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình nghiên cứu về VKL trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1 Một số dẫn liệu nghiên cứu về VKL trên thế giới
Trong hệ thống sinh giới, VKL được xếp vào giới Khởi sinh (Monera) thuộc những sinh vật chưa có nhân chính thức (Prokaryotes) cùng với vi khuẩn Dựa trên những kết quả nghiên cứu hóa thạch thời tiền Cambri, người
ta đã chứng minh được sự có mặt của VKL cách đây 3,5 tỷ năm Cấu trúc cơ thể của VKL còn mang nhiều đặc điểm nguyên thủy Vì vậy, nhiều giả thuyết cho rằng VKL có mối quan hệ gần gũi với thủy tổ sinh vật [40,45]
Tuy VKL đã xuất hiện và tồn tại trong thiên nhiên từ thuở sơ khai nhưng cho mãi đến những thập niên đầu thế kỉ XIX, chúng mới được quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học ở các lĩnh vực như: Thực vật học, Vi sinh vật học, Di truyền học, Công nghệ sinh học và Môi trường Những công trình nghiên cứu đầu tiên về VKL đã được tiến hành trong nửa đầu thế kỷ XIX, đó là của C.Agardh (1824) và Kuetzing (1843) Tuy nhiên người đặt nền móng cho việc phân loại VKL là Thuret (1875) và sau đó là Kirchner (1900), cùng với sự đóng góp của Stizenberger (1860) và Sach (1874) [theo 26] Từ năm 1914 về sau nhiều công trình nghiên cứu đối với VKL của các nhà khoa học khác đã khiến cho tri thức về chúng càng phong phú và đầy đủ Đó là các công trình của Elenkin (1916, 1923, 1936), Borch (1914, 1916, 1917), Geitler (1925, 1932) [ theo 45] Các nhà Tảo học của Liên Xô (cũ) đã tiếp tục phát triển theo hướng phân loại học như: Hollerbach, Kosinski, Polianski (1953)
và của Kondratieva (1968) [theo 26]
Ở vùng nhiệt đới, hướng nghiên cứu về phân loại VKL được bắt đầu từ những năm 1930 do nhà khoa học P.Frémy thực hiện Nhà Tảo học Ấn Độ Desikachary (1959) đã có công trình nghiên cứu phản ánh khá phong phú các taxon thường gặp trong khu vực nóng ẩm có mưa nhiều ở vùng nhiệt đới [theo 26] Ở Châu Á, thành tựu về nghiên cứu VKL trong đất là hai nước
Trang 11Nhật Bản và Ấn Độ trong các lĩnh vực sinh thái, sinh lý, cố định nitơ và sử dụng chúng làm nguồn phân bón sinh học để cải tạo đất nông nghiệp và tăng năng suất cây trồng [33]
Trong lịch sử nghiên cứu về VKL cố định nitơ, Frank (1889) là người đầu tiên đã có nhận xét về khả năng đồng hóa nitơ khí quyển của VKL Các nhà khoa học đương thời như Beierink (1901), Heize (1906) đã xác nhận nhưng chưa chứng minh được Hơn 20 năm sau (1928), Drewes đã chứng minh được khả năng cố định nitơ của 3 loài VKL được phân lập và nuôi cấy thuần khiết [theo 25] Về sau có các công trình nghiên cứu của Allison và Morris (1930, 1932), Fogg (1942, 1951, 1956, 1962), Singh (1942, 1961), Herisset (1946, 1952), Watanabe (1950, 1956) [theo1], [theo 25] Các công trình nghiên cứu đã khẳng định không phải tất cả các loài VKL đều có khả năng cố định nitơ khí quyển mà chỉ một số loài thuộc các họ: Anabaenaceae, Nostocaceae, Rivulariaceae và Scytonemataceae [9] Hơn 250 chủng VKL có khả năng cố định nitơ đã được biết đến Vì thế rất nhiều công trình tập trung nghiên cứu khả năng cố định nitơ của VKL như: Venkataraman (1975, 1982) [42], [43]; Roger (1979) [37], Roger (1981) [38], Roger (1989) [39]; Kapoor (1981) [35]; Hamdi (1986) [33]; Schaejer (1987) [41]; Antarikamoda (1983) [31], Antarikamoda (1991) [32] Những công trình này đều làm rõ sự đa dạng
về thành phần loài và sự phân bố rộng rãi của VKL trong các điều kiện môi trường khác nhau
Hiện nay số loài vi tảo phát hiện được khoảng 26.000 loài, trong đó tảo đất khoảng 2000 loài [36] Ở các nước thuộc Liên Xô cũ, theo số liệu của Hollerbach và Shtina (1976) đã phát hiện được trong một số mẫu đất gần
1500 loài và dưới loài, có 488 loài VKL [45]
1.1.2 Một số dẫn liệu nghiên cứu VKL trong đất ở Việt Nam
VKL trên thế giới đã được nghiên cứu từ rất lâu, còn ở Việt Nam những công trình nghiên cứu chuyên khảo về chúng thì rất ít
Trang 12Công trình nghiên cứu VKL đầu tiên ở Việt Nam là P Frémy (1927), ông đã công bố 3 loài VKL được tìm thấy ở Việt Nam trên cơ sở định loại mẫu do D Gaumont thu thập [theo 24]
Người Việt Nam nghiên cứu và công bố kết quả đầu tiên về VKL là Cao Ngọc Phương (1964) Bà đã viết về 23 taxon VKL sát mặt đất (subaerien) ở Sài Gòn và Đà Lạt, trong đó có 11 chi với 2 chi có tế bào dị hình và 9 chi
không có tế bào dị hình, 1 loài mới đối với khoa học: Phormidium
vietnamense và 1 thứ (varietas) mới: Gloeocapsa punctata var Phamhoangii
[theo 26]
Năm 1966, Dương Đức Tiến đã nghiên cứu thực vật vùng ngoại ô Hà Nội và tiếp theo là các công trình nghiên cứu về tảo lam của ông (1972, 1973,
1975, 1976) [24] Đến năm 1977, trong bài báo về “Tảo lam cố định đạm trên
đất trồng lúa” ở miền Bắc Việt Nam đã công bố 13 loài tảo lam cố định nitơ
thuộc 6 chi (4 chi có tế bào dị hình và 2 chi không có tế bào dị hình) với đặc điểm phân loại và khả năng cố định đạm của chúng [27] Sau đó Trần Văn Nhị và cộng sự (1984) đã nâng tổng số VKL CĐN ở Việt Nam lên tới 40 taxon (của 17 chi với 16 chi có tế bào dị hình và 1 chi không có tế bào dị hình trên cơ thể sợi) [22] Hortobagyi (1969) khi nghiên cứu các hồ ở Hà Nội đã công bố 24 taxon VKL thuộc 14 chi với 1 chi có tế bào dị hình Phùng Thị Nguyệt Hồng (1992) đã công bố bằng tiếng Pháp 94 taxon VKL ở đồng bằng châu thổ sông Mê Kông, trong đó có 1 loài mới đối với khoa học là
Tolypothrix hatienensis và 3 thứ mới: Anabaena variabilis var vietnamensis, Hapalosiphon pavulus var minor và Hapalosiphon welwitschii var vietnamensis [10] Trên vùng đất mặn huyện Thái Thụy (Thái Bình), Đoàn
Đức Lân và cộng sự (1994) đã công bố 15 loài VKL CĐN và nghiên cứu thăm dò khả năng cố định nitơ tự do của chúng [19]
Khi nghiên cứu vi tảo và VKL trong đất ngoại thành Hà Nội và vùng phụ cận, Nguyễn Thị Minh Lan và cs (2000, 2001) [16], [17], [18] đã phát hiện được 50 loài thuộc 19 chi và 5 bộ Nguyễn Quốc Hùng (2001) [11] công
Trang 13bố 103 loài và dưới loài vi tảo, trong đó VKL có 80 loài và dưới loài trong 20 chi thuộc 4 bộ
Cuốn sách được xuất bản đầu tiên về VKL ở Việt Nam là “Vi khuẩn
lam cố định nitơ trong ruộng lúa” của Dương Đức Tiến, trong đó đã mô tả
50 loài VKL và phương pháp nghiên cứu [25] Năm 1996, cuốn “Phân loại vi
khuẩn lam ở Việt Nam” được xuất bản, là sách chuyên khảo, trong đó đã mô
tả 214 loài VKL rất chi tiết [26]
Ở khu vực Bắc Trung bộ cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu như :
Đỗ Thị Trường, Võ Hành (2001) [28] đã phát hiện được 45 loài và dưới loài VKL chúng thuộc 16 chi, 6 họ, 2 bộ ở trong đất trồng lúa huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng Năm 2000, Dương Đức Tiến đã thống kê được 314 loài tảo đất trong đó có 117 loài VKL, trong đó VKL trong đất trồng lúa là nhiều hơn trong các loại đất [27] Nguyễn Lê Ái Vĩnh và Võ Hành (2001) [29] công
bố 69 loài và dưới loài thuộc 15 chi, 5 họ trên vùng đất trồng lúa huyện Thạch
Hà (Hà Tĩnh), trong đó có 3 chi dạng đơn bào, 5 chi dạng sợi không tế bào dị hình, 7 chi dạng sợi có tế bào dị hình Nguyễn Công Kình (2001), đã phát hiện được 10 loài và dưới loài VKL khi nghiên cứu mẫu đất từ các cánh đồng lúa của thành phố Vinh và vùng lân cận [13] Nguyễn Đình San (2001) đã phát hiện được 29 loài VKL trong các thủy vực nước ngọt bị ô nhiễm của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh [23] Gần đây, các công trình nghiên cứu của Lê Thị Thuý Hà (2004) đã phát hiện được 56 loài VKL ở sông Cả [3],Hồ
Sỹ Hạnh (2007) đã công bố 129 taxon bậc loài và dưới loài VKL trong các loại hình đất trồng tỉnh Đắc Lắc, trong đó ở đất trồng lúa gặp 101 loài và dưới loài, đất trồng bông gặp 55 loài và dưới loài, ở đất trồng cà phê gặp 26 loài và dưới loài [7] Năm 2012, Nguyễn Lê Ái Vĩnh và cộng sự, đã nghiên cứu về đặc điểm hình thái, phả hệ phát sinh của một số loài VKL thuộc chi
Microcytis gây nở hoa nước trong các thủy vực nước ngọt ở Nghệ An, Hà
Tĩnh và Quảng Bình [44]
Trang 141.2 Một số đặc điểm của VKL
Vi khuẩn lam (Cyanobacteria) là những cơ thể tiền nhân có khả năng
tự dưỡng nhờ quá trình quang hợp [2] Đó là những cơ thể mà tế bào của chúng chưa có nhân điển hình (không có màng nhân), vật liệu di truyền được tập trung trong chất nhân (nucleoid) [26] Khả năng tự dưỡng của VKL là nhờ chứa sắc tố quang hợp Thành phần màu của VKL rất đa dạng, trong đó có 3 nhóm: diệp lục, carotennoit, phycobiliprotein Trong nhóm diệp lục có diệp lục a, nhóm phycobiliprotein có phycoxianin và allophicoxianin Sự hiện diện của nhóm chất màu phycobiliprotein là đặc trưng của VKL Đặc điểm này chứng tỏ VKL là một nhóm cổ xưa, được tách biệt và đi theo hướng phát triển độc lập Sản phẩm quang hợp của VKL là glycoproteid xuất hiện ở trong miền chất màu và tích tụ ở đấy [26]
Về tổ chức cơ thể, VKL có cấu tạo đơn giản, một số có dạng đơn bào, phần lớn dưới dạng tập đoàn hay đa bào hình sợi, hình chuỗi hạt đơn hay phân nhánh Tế bào dinh dưỡng của VKL có thể chia thành 2 kiểu:
+ Dạng hình cầu, hình elip rộng, hình quả lê, hoặc hình trứng
+ Tế bào được kéo dài về một phía, hình elip kéo dài, hình thoi, hình ống Các tế bào sống riêng rẽ, hoặc liên kết lại thành tập đoàn hay hình sợi Màng tế bào VKL khá dày có lớp bọc ngoài (peptidoglycan) dày từ 2-200A0 [26] Một số loài VKL có màng tế bào hóa nhầy hoặc hình thành bao nhầy chuyên hóa quanh tế bào, sự thích nghi này đã giúp VKL tránh được điều kiện không thuận lợi của môi trường sống trong những ngày nhiệt độ cao và độ ẩm thấp
Chất nguyên sinh của tế bào VKL đậm đặc hơn các nhóm thực vật khác, chúng không chuyển động và chứa rất ít không bào mang dịch tế bào Không bào chỉ xuất hiện trong các tế bào đã già và tiếp theo là sự hủy hoại của tế bào Trong tế bào VKL thường gặp các không bào khí chứa đầy khí nito nhằm giúp cho tản nhẹ và dễ trôi nổi trong nước [26]
Trang 15Đại đa số tế bào VKL dạng sợi đa bào Ở dạng sợi, các tế bào được nối với nhau bằng sợi liên bào và sợi thường được bao bọc bằng bao nhầy Chúng
có thể đơn giản hay phân nhánh [2] Toàn bộ những tế bào nối tiếp nhau hình thành nên trichom Các trichom xếp riêng lẻ hoặc nhiều dãy, thường được bao quanh bằng một lớp nhầy mềm hoặc cứng gọi là bao [26] Phân nhánh ở VKL có 2 loại: Phân nhánh thật và phân nhánh giả Phân nhánh thật là khi một tế bào trong trichom phân chia và ngay sau đó một trong các tế bào con đâm ra ngoài và phát triển tạo thành nhánh bên Trong trường hợp phân nhánh giả thì trichom bị đứt (gãy) ngay trong bao nhầy sau đó cả 2 đầu mới (có khi chỉ một) đâm ra phía ngoài bao nhầy, phát triển thành nhánh giả [5] Nhiều loài dạng sợi có tế bào dị hình (dị bào nang - heterocyst), ở đầu và giữa sợi Ở những sợi có tế bào dị hình thì sợi phân nhánh đôi thường được tiến hành trong phần giới hạn bởi 2 tế bào dị hình [2] Tế bào dị hình là những tế bào đặc biệt với màng tế bào dày, thường có màu vàng Chúng có một nút (pore) hoặc 2 nút ở 2 đầu, qua đó liên hệ được với các tế bào khác Tế bào dị hình có thể ở tận cùng, ở giữa hay đôi khi ở bên có hay không có cuống nhỏ Tế bào
dị hình có nhiều cách phân chia khác nhau được coi là tế bào sinh sản, cơ quan liên kết, điều chỉnh sự hình thành bào tử và sự cố định nito tự do [25]
Vị trí của tế bào dị hình trên sợi được dùng làm tiêu chuẩn để phân loại VKL không có hình thức sinh sản hữu tính và mang roi trong bất kì giai đoạn nào của chu trình sống Hình thức sinh sản thông thường nhất là phân chia tế bào ra làm đôi (chủ yếu ở dạng đơn bào) Sự hình thành tảo đoạn (hormogonia) là một trong những hình thức sinh sản phổ biến nhất của VKL dạng sợi, thuộc lớp Hormogoniophyceae Hình thức sinh sản bằng bào tử (spore), cũng khá phổ biến ở VKL, đặc biệt thường thấy trong bộ Nostocales [2] Đó là sinh sản bằng nội bào tử (endospore) và ngoại bào tử (exspore) Các bào tử được tạo ra trong các tế bào sinh dưỡng thông thường [5] VKL phân
bố rộng khắp trên trái đất, trên băng tuyết, trên tảng đá, vỏ cây, trong nước, trong đất cả những nơi khô hạn có điều kiện khắc nhiệt
Trang 16Trong đất canh tác, VKL phân bố chủ yếu ở độ sâu 0 - 20cm, tuy nhiên ở
độ sâu 50 - 60cm vẫn tìm thấy VKL Điều tra về VKL trong ruộng lúa ở Việt Nam cho thấy số lượng, thành phần VKL rất đa dạng và phong phú phụ thuộc vào mùa vụ và điều kiện sinh thái Sự phân bố thành phần số lượng loài cũng như sự biến động số lượng tế bào tảo và VKL trong đất đều phụ thuộc vào không gian, thời gian, đặc điểm thổ nhưỡng, phương thức canh tác… khi chúng phát triển mạnh trên mặt đất, chúng được nhận diện bởi màu sắc của đất, đó là hiện tượng “ khai hoá đất” (đất nở hoa) tạo lớp màng mỏng trên mặt đất, tạo tản nhiều Nguyễn Thị Minh Lan và cs (2001) cho biết ở lớp bề mặt xuất hiện nhiều loài nhất, càng xuống sâu số lượng loài càng giảm [18]
Nhân tố quan trọng hàng đầu đối với sinh trưởng và phát triển của VKL
là ánh sáng VKL là vi sinh vật tự dưỡng, bị giới hạn bởi vùng ánh sáng do đó ánh sáng còn ảnh tới sự phân bố của VKL trong đất Các tác giả Reynaud và Roger (1979) cho rằng VKL đặc biệt mẫn cảm với cường độ chiếu sáng cao
và được coi là nhóm kén ánh sáng Vì thế VKL bị ức chế dưới ánh sáng cao
sẽ làm tăng nhanh sinh khối ở các ruộng lúa đã thu hoạch (chịu cường độ chiếu sáng lớn nhất < 10000 lux) [36]
Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều bất lợi đối với VKL, Nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng của chúng là 25o - 30oC Khi gặp điều kiện bất lợi một số VKL sẽ tiết ra các chất nhầy để tránh được sự tăng cao của điều kiện nhiệt độ môi trường Đặc điểm này thường gặp ở các loài tảo có tế bào dị hình thuộc
các chi: Nostoc, Anabaena, Scytonema [25], [26]
Độ ẩm và nước là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thành phần loài và mật độ VKL trong đất, độ ẩm càng cao thành phần loài nhiều, có thể nói rằng độ ẩm là điều kiện tiên quyết hoạt động sống của VKL
Vì độ ẩm và nước quyết định nhiệt độ, độ hòa tan và nồng độ các muối, hàm lượng CO2 , O2 trong đất
Độ pH của môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sự thẩm thấu của ion trong đất, là yếu tố quyết định đến sự đa dạng của thành phần loài VKL trong
Trang 17đất Một số nghiên cứu của Dương Đức Tiến (2000) đã chỉ ra: pH tối ưu cho
sự phát triển của VKL là 5 - 7,5 [27]
Ngoài các yếu tố sinh thái trên thì các nguyên tố khoáng cũng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của VKL Hàm lượng phôtpho dễ tiêu trong đất đóng một vai trò không thể thiếu đối với sinh trưởng của VKL Roger (1982) khẳng định mật độ VKL cố định nitơ có tương quan dương tính với phôtpho dễ tiêu trên ruộng lúa [theo 7] Nguyễn Thị Loan và cs (1997) [20] khi nghiên cứu ảnh hưởng của vôi, phân lân và Molipden đến sự tăng trưởng của VKL đã có kết luận rằng hoạt tính khử axetilen của VKL thấp khi thiếu phôtpho Khi tăng phôtpho thì hoạt tính của Nitrogenaza tăng trong 15 -
30 phút
Hoạt động canh tác của con người cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián
tiếp tới sinh trưởng của VKL như: làm đất, dọn cỏ, bón phân, tưới tiêu Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng tác động xấu tới VKL, nên lựa chọn phương thức canh tác và sử dụng phân bón hợp lý rất quan trọng để duy trì sự
VKL, địa y và một số vi khuẩn khác là những “người lính tiên phong” chinh phục môi trường, tạo điều kiện phát triển sự sống, chúng tham gia vào quá trình phong hóa đất, bổ sung chất hữu cơ cho đất mặt [12]
Trong những năm gần đây, một số loài VKL được sản xuất trên quy mô lớn khai thác giá trị dinh dưỡng và dược liệu như: spirulina có hàm lượng protein rất cao, giàu vitamin, nguyên tố khoáng, sắc tố và các chất có hoạt tính sinh học nên chúng đã được nuôi trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới
Trang 18VKL được sử dụng như một biện pháp sinh học góp phần to lớn vào sự thành công của “cuộc cách mạng xanh” nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm đất, nước và thoái hóa đất nông nghiệp do sự lạm dụng phân bón hóa học Sự cố định đạm
là chuyển N2 → NH4+ nhờ các enzim trong tế bào tảo tiết ra Các loài VKL cố định đạm sống tự do hoặc cộng sinh đóng vai trò to lớn trong việc bón phân cho đất đặc biệt là cánh đồng lúa Trên các cánh đồng lúa có thể dùng VKL cố định đạm để giảm thiểu lượng phân bón tới 15% VKL có thể cố định 20-30
kg N2 trong một mùa sinh trưởng mặt khác nó còn tăng hàm lượng mùn có tác dụng cải tạo đất
Ở nhiều nước trên thế giới đã tiến hành lây nhiễm VKLCĐN trên đất trồng như: Ấn Độ (tại bang Bihar) hàng năm VKL cố định được 14 kg N/ha
và ở tây Bengar, giá trị này có thể đạt tới 15 - 49 kg N/ha (Venkataraman, 1982) [7] Hiện đã biết khoảng 250 loài VKL cố định nito Việc gây nhiễm VKL trên các cánh đồng lúa đang được ứng dụng rộng rãi ở: Trung Quốc, Mianma, Ấn độ, Philippin, Thái lan, Israel, Mỹ
VKL còn có thể tiết vào môi trường đất các chất có hoạt tính sinh học, ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của cây trồng Nhiều thí nghiệm tiến hành ngâm hạt lúa với dịch vẩn của VKL đã kích thích sự nẩy mầm, sinh trưởng của rễ, tăng trọng lượng hạt và hàm lượng protein của lúa [14], [22] Tại viện lúa Tasken đã tiến hành gieo các hạt được xử lý vẩn VKL CĐN cho thấy năng suất vượt hơn so với đối chứng là 13,8 tạ/ha Các chất do chúng tiết ra môi trường có thể là hormon, vitamin, axit amin [25]
Trong điều kiện hiện nay, khi sự ô nhiễm môi trường đang trở thành mối hiểm họa đối với sự sống trên hành tinh của chúng ta thì VKL còn được sử dụng như một tác nhân hữu hiệu trong biện pháp sinh học để xử lý các nguồn nước thải Chúng góp phần loại trừ các chất độc hại và làm tăng hàm lượng oxi Ngoài vai trò tự làm sạch môi trường nước ở mặt đất và nước ngầm, VKL còn tiết ra môi trường các chất kháng khuẩn
Trang 19Sự phát triển của VKL làm tăng khả năng giữ nước, độ thoáng khí, cải
tạo đất mặn và đất chua Việc nuôi cấy Anabaena torulosa nhiều lần sẽ làm
độ mặn của đất giảm đi 20 - 30% [19]
Tiềm năng ứng dụng VKL vào thực tiễn sản xuất và đời sống của con người rất lớn Để khai thác tích cực các tiềm năng đó của VKL, việc cần làm của con người là phải có thêm nhiều hiểu biết về chúng
1.4 Đặc điểm tự nhiên và khí hậu của huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
1.4.1 Đặc điểm tự nhiên [30]
* Vị trí địa lí
Yên Thành là huyện đồng bằng bán sơn địa, nằm về phía đông của tỉnh Nghệ An, có vị trí địa lý nằm vào khoảng: Từ 105º17’50” đến 105º33’04” kinh độ Đông, từ 18º52’42” đến 19º10’00” vĩ độ Bắc Phía Đông giáp huyện Diễn Châu Phía Tây giáp huyện Đô Lương, Tân Kỳ Phía Nam giáp huyện Nghi Lộc và Đô Lương Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Lưu Có Quốc lộ 7 chạy qua địa bàn huyện dài khoảng 21 km về phía nam huyện Tỉnh lộ 538 là trục ngang của huyện nối trung tâm huyện với Quốc lộ 1A và 7A Các trục đường giao thông liên huyện như 33, 205, Dinh - Lạt chạy qua các xã đồng bằng và bán sơn địa
* Về địa hình
Yên Thành có thể chia thành 2 vùng:
- Vùng núi thấp về phía tây bắc huyện: bao gồm mái phía đông của núi Bồ
Bồ giáp huyện Quỳnh Lưu chạy về núi Khu Gàu giáp với 3 huyện: Yên Thành, Tân Kỳ và Đô Lương là vùng tập trung nhiều rừng tự nhiên Có đỉnh núi cao nhất vùng như: Bồ Bồ 450m, Rú Trọc 465 m Độ cao trung bình so với thuỷ chuẩn là 200m
- Vùng đồi phía bắc, phía nam, tây nam huyện bao gồm các đồi núi bát úp, chỉ có đỉnh Tù Và giáp ranh với huyện Nghi Lộc cao nhất là 327 m còn lại các đồi có độ cao trung bình là 100 m Nhìn chung địa hình không phức tạp
có thuận lợi trong sản xuất lâm nông nghiệp
Trang 20* Tính chất thổ nhưỡng và tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Yên Thành (Nghệ An) [30]
Theo số liệu thống kê quỹ đất năm 2007, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 54.849,1 ha Đất đai của huyện được sử dụng như sau:
- Đất nông lâm, thuỷ sản: 41.399,5 ha; chiếm 75,4% diện tích đất tự nhiên Trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 19.168,2 ha;
+ Đất lâm nghiệp: 22.042,4 ha;
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: 187 ha;
- Đất phi nông nghiệp: 9.760 ha, chiếm 17,7% diện tích đất tự nhiên
- Đất chưa sử dụng: 3.689,3 ha; chiếm 6,7% diện tích đất tự nhiên
Theo số liệu điều tra thổ nhưỡng Nghệ An thì huyện Yên Thành có các loại đất chính sau:
+ Đất phù sa không được bồi hàng năm: diện tích khoảng 22.835,6 ha là loại đất có diện tích lớn nhất, chiếm 41,7% tổng diện tích, đây là loại đất trồng lúa nước chủ yếu, có hầu hết ở các xã, loại đất này có ý nghĩa quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp cũng như phát triển các thành phần kinh tế khác
+ Đất Feralit phát triển trên phiến sét: Diện tích khoảng 14.783,7 ha, chiếm 26,99% Đất có màu vàng hoặc vàng đỏ, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thị nặng, sức giữ nước và khả năng cung cấp nước tương đối tốt
+ Đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước: Diện tích khoảng 5.898,94 ha, chiếm 10,77% Được phát triển trên đá mẹ chủ yếu là do thạc, phấn sa Hầu hết đất được trồng lúa nước thường xuyên Đất có màu xám đen hoặc xám gley
+ Đất Feralit phát triển trên phiến sét hoặc sa phiến sét: Diện tích khoảng 4.118,3 ha, chiếm 7,52% Đây là vùng đất đồi, vùng núi thấp Đất có tầng dày
có thể phát triển trồng cây ăn quả và cây công nghiệp
Trang 21+ Đất nâu vàng phát triển dưới đá lèn vôi: Diện tích khoảng 3.293,2 ha, chiếm 5,86%
+ Đất bạc màu trên phù sa cũ: Diện tích khoảng 2.897,74 ha, chiếm 5,46% Đây cũng là loại đất tốt, nhưng do điều kiện địa hình dốc, nghiêng, thường bị rửa trôi chất, mùn, chất sắt Đất không được cung cấp chất màu lại bị rửa trôi nên lớp đất canh tác trở nên chua, màu bạc trắng, cát pha rời rạc, nghèo chất phì nhiêu
+ Đất dốc tụ: Diện tích khoảng 550 ha, chiếm 1% Đây là sản phẩm phong hoá từ trên đồi núi bị nước cuốn trôi xuống lắng đọng ở những thu lũng nhỏ dưới chân đồi Đất nghèo, chua, ít mùn Tốc độ phân giải chất hữu cơ rất nhanh, đạm, lân, bồ tạt cũng rất nghèo, khả năng hấp thụ kém
+ Đất phù sa ven sông suối: Diện tích khoảng 298,12 ha, chiếm 0,55%
1.4.2 Đặc điểm khí hậu, thời tiết [30]
Yên Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, mùa khô từ tháng
10 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9
- Nhiệt độ bình quân năm: 23,8ºC
- Độ ẩm bình quân 85%
- Tổng lượng mưa bình quân năm: 1.850 ml
- Gió: hàng năm có 2 mùa gió chính:
+ Gió mùa đông bắc bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gió mùa
về trời rét kèm theo mưa phùn, tập trung vào tháng 12 đến tháng 1 năm sau
+ Gió mùa tây nam (còn gọi là gió Phơn, gió Lào): bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, tập trung vào tháng 6, 7, 8, gió nóng làm cho lượng nước bốc hơi lớn thường gây khô hạn
- Thuỷ nông
Toàn huyện chỉ có các khe suối nhỏ chảy từ vùng núi phía tây bắc xuống theo hướng đông nam, nhưng thường không giữ được nước, mùa mưa nước tràn về ồ ạt dễ gây lũ lụt, mùa khô thường bị khô hạn
Trang 22CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là VKL (Cyanobacteria) và một số chỉ
tiêu nông hóa thổ nhưỡng trong đất trồng lúa ở huyện Yên Thành, Nghệ An
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành thu mẫu trên loại hình đất trồng lúa ở 5 xã thuộc
huyện Yên Thành, Nghệ An (bảng 2.1)
Bảng 2.1 Địa điểm thu mẫu (xem hình 2.1)
Thời gian Đặc điểm
Đợt 1 15 - 18/12/2014 Mùa đông, lúa chưa cấy
Đợt 2 10 - 15/3/2015 Mùa xuân, lúa đẻ nhánh (lúa đang
thì con gái) Đợt 3 8 - 15/5/2015 Mùa hè, lúa đã làm sữa và vào giai
đoạn chín
Trang 232.2 Nội dung nghiên cứu
- Xác định một số chỉ tiêu nông hóa của đất như: pHKCl, hàm lượng mùn, đạm tổng số, đạm dễ tiêu, lân tổng số, lân dễ tiêu
- Điều tra thành phần loài VKL phân bố trong đất trồng lúa
- Đánh giá sự phân bố của VKL trong mối quan hệ với một số chỉ tiêu nông hóa của đất
Hình 2.1 Sơ đồ thu mẫu tại 5 xã của huyện Yên Thành (Nghệ An) 2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp lấy mẫu đất và phân tích các chỉ tiêu nông hoá
Tại mỗi địa điểm, mẫu đất được lấy ở độ sâu 0 - 20 cm theo phương pháp đường chéo Các vị trí của mẫu thành phần cách nhau 50 m sau đó trộn đều rồi lấy khoảng 500 gam cho vào túi nilon, ghi ký hiệu, thời gian Mẫu được chuyển
về phòng phân tích Các chỉ tiêu nông hoá phân tích theo các tài liệu [15,21]
- Hàm lượng mùn (%) theo phương pháp Walkley-Black
Trang 24Chỉ tiêu đánh giá mùn trong đất: Dưới 1%: đất rất nghèo mùn, 1- 2%:
đất hơi nghèo mùn, 2 - 4%: đất có mùn trung bình, 4 - 8%: đất giàu mùn, trên 8%: đất rất giàu mùn
- Xác định pH(KCl) theo phương pháp Aliamopxki [21]
- Đạm tổng số (%) theo phương pháp Kjeldahl
Chỉ tiêu đánh giá N tổng số: dưới 0,08%: nghèo, 0,08 - 0,15%: trung
bình, 0,15 - 0,20%: khá, trên 0,20%: giàu
- Xác định đạm dễ tiêu (mg NH4+/100g đất) theo phương pháp
Tiurin và Kônônôva [21]
Chỉ tiêu đánh giá đạm dễ tiêu: dưới 4mg/100g đất là đất rất thiếu, 4 –
8mg/100g đất là đất thiếu vừa, trên 8mg/100g đất là đất thiếu ít hoặc không thiếu
- Lân tổng số (%) bằng phương pháp so màu quang phổ (λ = 630 nm)
Chỉ tiêu đánh giá lân tổng số trong đất: dưới 0,06%: đất nghèo lân,
0,06 - 0,10%: trung bình, trên 0,10%: giàu lân
- Xác định lân dễ tiêu (mg P205/100g đất) theo phương pháp Oniani
Chỉ tiêu đánh giá: 5 - 10 mg P2O5/ 100g đất là đất nghèo lân; 10 - 15mg/100g đất là đất trung bình; trên 15 mg/100g đất là đất giàu lân [21]
2.3.2 Phương pháp thu và xử lý mẫu VKL trong đất
Tại mỗi điểm nghiên cứu, đất được lấy ở 3 vị trí khác nhau theo phương pháp của Hollerbach và Shtina (1969) [theo 7] Mẫu đất được lấy
ở các độ sâu 0 – 5 cm bằng các dụng cụ đã tiệt trùng Tại các độ sâu khác nhau, các mẫu được trộn đều rồi lấy mẫu đại diện, cho vào túi nilon đã tiệt trùng Các mẫu đất được chuyển về phòng thí nghiệm Tại phòng thí nghiệm, mỗi mẫu đất cho vào 2 đĩa Petri có lót giấy lọc đã tiệt trùng Mỗi đĩa bỗ sung môi trường BG-11 Tất cả mẫu đặt dưới ánh sáng đèn neon có cường độ 1000 – 1200 lux tạo điều kiện cho VKL phát triển, sau 2 tuần tiến hành phân tích mẫu
Trang 25Môi trường BG-11 thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của hầu hết các chủng VKL mà không gây biến thái
Sau đây là thành phần môi trường BG-11(g/l) [4]
NaNO3 1,50g
K2HPO4 0,04g
MgSO4 7H2O 0,075g
CaCl2.2H2O 0.036g Acitcitric 0,006g Sắt – amonium citrat 0,006g
EDTA 0,001g
Na2CO3 0,02g Dung dịch A5 (*) 1ml Nước cất 1lít Thành phần dung dịch A5 (g/l)
H3BO3 2,86g
MnCl2.4 H2O 1,81g ZnSO4.7 H2O 0.22g NaMoO4 2H2O 0,39g CuSO4..5 H2O 0,079g Co(NO3)2.6H2O 49,4g Nước Cất 1 lít Khử trùng môi trường dưới áp suất 1,5 at trong 30 phút Sau khi để nguội, điều chỉnh pH của môi trường ở 7,1
Môi trường thạch cứng: Cho 10gam agar trong 1 lít nước khuấy đều sau đó đun trên bếp chưng cách thuỷ
2.3.3 Phương pháp định loại loài VKL
Sau 3 tuần, các tập đoàn VKL phát triển nhanh trên các đĩa petri Lấy các mẫu VKL trên quan sát dưới kính hiển vi quang học có độ phóng đại từ
Trang 26100 – 1000 lần Quan sát, mô tả, chụp ảnh, định loại đồng thời tách và chuyển các loài VKL vào nuôi cấy trong ống nghiệm
Để xác định tên khoa học các loài VKL, chúng tôi đã sử dụng các khoá định loại của các tác giả:
Trang 27CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Một số chỉ tiêu nông hóa của đất trồng lúa huyện Yên Thành (Nghệ An)
Biểu đồ 3.1 Độ pH của đất ở các xã nghiên cứu
Trang 283.1.2 Hàm lượng mùn
Bảng 3.2 Hàm lượng mùn (%) của đất qua các đợt thu mẫu
sinh thái đất Theo chỉ tiêu đánh giá mùn trong đất: Xã Bảo Thành đất có mùn
trung bình còn đất ở các xã khác đều giàu mùn Kết quả này cho thấy đất nơi đây rất tốt cho sản xuất nông nghiệp
Biểu đồ 3.2 Hàm lượng mùn trong đất ở các xã nghiên cứu
Trang 293.1.3 Hàm lượng nitơ tổng số
Bảng 3.3 Hàm lượng nitơ tổng số trong đất ở các đợt thu mẫu
Biểu đồ 3.3 Hàm lượng nitơ tổng số trong đất ở các xã nghiên cứu
Từ biểu đồ 3.3 ta nhận thấy, nitơ tổng số ở đợt 3 cao hơn so với đợt 2 ở
cả 5 địa điểm nghiên cứu Điều này có thể được giải thích là do thời kì phát triển của cây lúa ở đợt 2 nhu cầu sử dụng nitơ dễ tiêu lớn, đợt 3 cây lúa ít có
Trang 30nhu cầu nitơ, sự sinh trưởng của hệ vi sinh vật trong đất giai đoạn từ mùa xuân sang mùa hè tốt, sự tích lũy nitơ của vi sinh vật cố định đạm khi cây lúa không có nhu cầu sử dụng
3.1.4 Hàm lượng nitơ dễ tiêu
Dựa vào bảng 3.4 nitơ dễ tiêu ở dạng amoni trong đất ở các xã nghiên cứu đều ở mức không thiếu (lớn hơn 8 mg NH4+/ 100g đất) đáp ứng được nhu cầu cây trồng Trong đó 3 xã Bảo Thành, Phú Thành và Viên Thành có mức xấp xỉ nhau còn 2 xã Hồng Thành và Thọ Thành có hàm lượng nitơ khá cao
Bảng 3.4 Hàm lượng nitơ dễ tiêu ở các đợt thu mẫu trong đất
Địa điểm thu mẫu Nitơ dễ tiêu (mg NH
Trang 31Lân trong đất là một trong những chỉ tiêu đánh giá độ dinh dưỡng của đất Các địa điểm nghiên cứu thuộc 5 xã đều giàu lân theo chỉ tiêu đánh giá (> 0,1%), cao nhất là đất ở xã Hồng thành và Viên Thành (0,16%), thấp nhất
là đất xã Bảo Thành (0,11%)
Bảng 3.5 Hàm lượng lân tổng số trong đất ở các đợt thu mẫu
Địa điểm thu mẫu Lân tổng số (P2O5 %)
Biểu đồ 3.5 Hàm lượng lân tổng số trong đất ở các xã nghiên cứu
3.1.6 Hàm lượng lân dễ tiêu
Bảng 3.6 Hàm lượng lân dễ tiêu trong đất ở các đợt thu mẫu
Địa điểm thu mẫu Lân dễ tiêu (mg P2O5/100g đất)