Sự phân bố của các loài VKL ở các xã nghiên cứu

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần loài vi khuẩn lam (cyanobacteria) trong đất trồng lúa ở một số xã thuộc huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 43 - 45)

Bảng 3.10. Phân bố loài VKL ở các xã qua các đợt thu mẫu

Xã Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Số loài gặp ở cả 3 đợt Xã Bảo Thành 3 12 12 18 Xã Hồng Thành 3 6 5 10 Xã Phú Thành 10 10 10 27 Xã Thọ Thành 10 8 9 17 Xã Viên Thành 7 9 15 25

+ Sự sai khác thành phần loài VKL giữa các đợt nghiên cứu của cả 5 xã được đánh giá bởi hệ số thân thuộc Sorenxen.

Hệ số Sorenxen được tính theo công thức: S =

Trong đó: a, b là số loài bắt gặp ở mỗi đợt; c là số loài gặp chung của 2 đợt.

Bảng 3.11. Hệ số Sorenxen giữa các đợt nghiên cứu.

Số loài gặp các đợt Đ1 Đ2 Đ3

Số loài gặp từng đợt 33 45 51

Số loài gặp chung của Đ1 và Đ2 6

Số loài gặp chung của Đ2 và Đ3 11

Số loài gặp chung của Đ1 và Đ3 6

Hệ số Sorenxen giữa Đ1 và Đ2 S1-2 = 0,15 Hệ số Sorenxen giữa Đ2 và Đ3 S2-3 = 0,23 Hệ số Sorenxen giữa Đ1 và Đ3 S1-3 = 0,14

Dựa vào hệ số Sorenxen giữa các đợt nghiên cứu (bảng 3.11): Ta nhận thấy cấu trúc thành phần loài giữa các đợt nghiên cứu không ổn định sai khác nhau rất nhiều, điều này có thể được giải thích bởi sự biến động về điều kiện đất, ánh sáng, giai đoạn phát triển của cây lúa...Đợt 1 thu mẫu vào tháng 12: nhiệt độ thấp, ánh sáng yếu, lúa chưa cấy. Đợt 2 thu mẫu vào tháng 3: nhiệt độ cao hơn, ánh sáng mạnh hơn, lúa đẻ nhánh (lúa đang thì con gái). Đợt 3 thu mẫu vào tháng 5: nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh, lúa đã làm sữa và vào giai đoạn chín (uốn cong cần câu).

+ Sự phân bố taxon VKL trong đất ở 5 xã nghiên cứu: Dựa vào bảng 3.10 và biểu đồ 3.8 cho thấy, số loài gặp ở xã Phú Thành là nhiều nhất với 27 loài, tiếp đến là xã Viên Thành 25 loài, xã Bảo Thành 18 loài xã Thọ thành 17 loài và số loài gặp ít nhất là ở xã Hồng Thành với 10 loài. Các loài

Oscillatoria limosa J. Ag. ex Gom., Oscillatoria margaritifera (Kutz.) 2c

Gomont, Phormidium molle (Kuetz.) Gom. gặp ở cả 5 xã (ảnh 30, 31, 39). Đối với loài Phormidium molle (Kuetz.) Gom. rất phổ biến, độ gặp nhiều.

30.Oscillatoria limosa J. Ag. ex Gom. 31. Oscillatoria margaritifera (Kutz.)

39. Phormidium molle (Kuetz.) Gom.

Loài Phormidium molle (Kuetz.) Gom. có độ gặp nhiều ở tất cả các đợt thu mẫu và 5 xã (ảnh 39)

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần loài vi khuẩn lam (cyanobacteria) trong đất trồng lúa ở một số xã thuộc huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)