1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các yếu tố xã hội tác động đến hoạt động thực hiện pháp luật liên hệ với tình hình thực tiễn áp dụng pháp luật hiện nay ở nước ta hiện nay

11 630 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 129,5 KB

Nội dung

Đây chính là mảnh đất lý tưởng cho sự xuất hiện các loại hành vi vi phạm pháp luật, đi ngược lại các giá trị, chuẩn mực pháp luật, như tệ quan liêu, cửa quyền, nhũng nhiễu, tham nhũng tr

Trang 1

MỞ ĐẦU

Có thể dễ dàng nhận thấy, pháp luật kể từ khi ra đời cho đến nay luôn được coi là phương tiện hiệu quả nhất để nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm quản lý xã hội Pháp luật là hệ thống các chuẩn mực hành vi và mang tính bắt buộc thực hiện Khi xây dựng và ban hành các chuẩn mực pháp luật, nhà nước luôn luôn mong muốn chúng được thực hiện một cách tích cực trong thực tế xã hội Tuy nhiên, việc thực hiện pháp luật không hẳn là dễ dàng mà nó có rất nhiều yếu tố tác động đến Để hiểu sâu vào vấn

đề này, em xin chọn đề tài bài tập học kì : Phân tích các yếu tố xã hội tác động đến hoạt động thực hiện pháp luật ? Liên hệ với tình hình thực tiễn áp dụng pháp luật hiện nay ở nước ta hiện nay?

NỘI DUNG

I.Các yếu tố xã hội tác động đến hoạt động thực hiện pháp luật

1 Yếu tố kinh tế

Yếu tố kinh tế bao gồm tổng thể các điều kiện, hoàn cảnh về kinh tế - xã hội, hệ thống các chính sách kinh tế, chính sách xã hội và việc triển khai thực hiện, áp dụng chúng trong thực tế xã hội Nền kinh tế - xã hội phát triển năng động, bền vững sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động thực hiện pháp luật, tác động tích cực tới việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật của các tầng lớp xã hội Ngược lại, nền kinh tế

- xã hội chậm phát triển, kém năng động và hiệu quả sẽ có thể ảnh hưởng tiêu cực tới việc thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật Yếu tố kinh tế là nền tảng của sự nhận thức, hiểu biết pháp luật và thực hiện pháp luật nên có tác động mạnh mẽ tới hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật

Điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất quan trọng đến lợi ích và do đó, tác động

đến tư tưởng, quan điểm, thái độ, niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với pháp luật Khi nền kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất của các tầng lớp dân cư được cải thiện, lợi ích kinh tế được đảm bảo thì nhân dân sẽ phấn khởi, tin tưởng vào đường lối kinh tế, chính sách pháp luật, sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động điều hành, quản lý của

Trang 2

Nhà nước Khi đó, niềm tin của các chủ thể đối với pháp luật được củng cố, hoạt động thực hiện pháp luật sẽ mang tính tích cực, thuận chiều, phù hợp với các giá trị, chuẩn mực pháp luật hiện hành

Khi kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện, các cán bộ, công

chức nhà nước, các tầng lớp nhân dân có điều kiện mua sắm các phương tiện nghe, nhìn, có điều kiện thỏa mãn các nhu cầu thông tin pháp luật đa dạng và cập nhật Các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ dễ dàng đến được với đông đảo cán bộ và nhân dân; nhu cầu tìm hiểu, trang bị thông tin, kiến thức pháp luật trở thành nhu cầu tự giác, thường trực trong suy nghĩ và hành động của họ Còn khi kinh tế chậm phát triển, thu nhập thấp, tình trạng thất nghiệp gia tăng, lợi ích kinh tế không được đảm bảo, đời sống của cán bộ, nhân dân gặp khó khăn thì tư tưởng sẽ diễn biến phức tạp, cái xấu có

cơ hội nảy sinh, tác động tiêu cực tới việc thực hiện pháp luật Đây chính là mảnh đất lý tưởng cho sự xuất hiện các loại hành vi vi phạm pháp luật, đi ngược lại các giá trị, chuẩn mực pháp luật, như tệ quan liêu, cửa quyền, nhũng nhiễu, tham nhũng trong cán

bộ, viên chức nhà nước; buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế từ phía các doanh nghiệp; trộm cắp, cướp giật, buôn bán ma túy…trong các thành phần xã hội bất hảo…

Cơ chế kinh tế cũng ảnh hưởng tới hoạt động thực hiện pháp luật Cơ chế kinh tế tập

trung quan liêu, bao cấp trước đây đã tạo ra tâm lý thụ động, ỷ lại; do đó, nhận thức pháp luật và hoạt động thực hiện pháp luật thường mang tính phiến diện, một chiều theo kiểu mệnh lệnh – chấp hành mệnh lệnh Cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay với những mặt tích cực của nó sẽ tạo ra tư duy năng động, sáng tạo, coi trọng uy tín, chất lượng, hiệu quả của hoạt động kinh tế; từ đó sẽ tác động tích cực hơn tới ý thức pháp luật và hành vi thực hiện pháp luật của các chủ thể trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và tiêu dùng Nhưng mặt trái của kinh tế thị trường cũng sẽ tạo ra tâm lý sùng bái đồng tiền, coi tiền là tất cả, bất chấp các giá trị đạo đức, pháp luật; đồng thời sẽ tạo ra những quan niệm, hành vi sai lệch trong thực hiện pháp luật, lấy đồng tiền làm thước đo để đánh giá các quan hệ giữa người với người Đây lại

Trang 3

là nguyên nhân phát sinh các hành vi trái pháp luật, là môi trường cho các loại tội phạm nảy sinh và phát triển

Việc thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo các nguyên tắc của công bằng xã hội có ý

nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động thực hiện pháp luật Nó là điều kiện cần thiết cho sự ổn định chính trị, tăng cường pháp chế và đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội; củng cố ý thức của con người về cái chung trong các lợi ích, lý tưởng của

họ, khơi dậy thái độ tích cực của quần chúng đối với việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật; nhờ đó, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật cũng được nâng lên một bước và việc thực hiện pháp luật của các chủ thể trở nên tự giác và chủ động hơn

2 Yếu tố chính trị

Yếu tố chính trị là toàn bộ các yếu tố tạo nên đời sống chính trị của xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, bao gồm môi trường chính trị, hệ thống các chuẩn mực chính trị, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và quá trình tổ chức thực hiện chúng; các quan hệ chính trị và ý thức chính trị; hoạt động của hệ thống chính trị; cùng với đó là nền dân chủ xã hội và bầu không khí chính trị - xã hội Yếu tố chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật, đặc biệt là các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật

Môi trường chính trị - xã hội của đất nước ta trong những năm qua luôn ổn định,

phát triển bền vững chính là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động thực hiện pháp luật,

vì nó củng cố ý thức và niềm tin chính trị của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, gia tăng lập trường chính trị - tư tưởng của các cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật

Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Đảng có ảnh hưởng to lớn tới hoạt

động thực hiện pháp luật Ở nước ta, sự vận hành của hệ thống pháp luật trên các phương diện xây dựng, thực hiện và áp dụng luôn được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng ta nhận thức được sâu sắc rằng, muốn xây dựng được một bộ

Trang 4

máy nhà nước trong sạch, vững mạnh vận hành trên cơ sở các nguyên tắc, quy định của pháp luật thì vấn đề thực hiện pháp luật một cách nhất quán, nghiêm minh từ phía cán

bộ, đảng viên và nhân dân phải luôn được đặt lên vị trí hàng đầu Chính vì vậy, Đảng ta luôn quan tâm và chỉ đạo sâu sát đối với các mặt hoạt động pháp luật, trong đó có thực hiện pháp luật

Ý thức chính trị cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động thực hiện pháp luật Nó

phản ánh các quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia cũng như thái độ của các giai cấp đối với quyền lực nhà nước, thể hiện trực tiếp và tập trung nhất lợi ích giai cấp (hệ tư tưởng chính trị) Ở nước ta, hệ tư tưởng chính trị thể hiện trong cương lĩnh, đường lối của Đảng cũng như trong các chính sách , pháp luật của Nhà nước dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Leenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội, thể hiện và vì lợi ích của đông đảo các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động

Tính chất, mức độ của nền dân chủ xã hội cũng có ảnh hưởng tới hoạt động thực hiện

pháp luật Trong điều kiện xã hội có nền dân chủ rộng rãi, thông tin đa dạng, phong phú, nhiều chiều, các tầng lớp xã hội có thể thẳng thắn, công khai, cởi mở bày tỏ chính kiến, quan điểm, nguyện vọng của mình đối với các vấn đề pháp luật và các cơ quan pháp luật, sẵn sàng sử dụng quyền chủ thể của mình trong thực hiện pháp luật hoặc yêu cầu cơ quan pháp luật trợ giúp, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình Ngược lại, trong điều kiện xã hội thiếu dân chủ, thông tin nghèo nàn, thậm chí bưng bít thì bầu không khí chính trị - xã hội bị ngột ngạt, gò bó, các công dân không dám nói thật suy nghĩ của lòng mình, không dám đòi hỏi công lý vì e ngại nhiều điều

3 Yếu tố văn hóa – lối sống

Các yếu tố văn hóa – lối sống bao giờ cũng thuộc về một môi trường văn hóa – xã hội nhất định và gắn liền với một phạm vi không gian – xã hội nhất định, nơi các cá nhân

và cộng đồng người tổ chức các hoạt động sống, lao động, sinh hoạt,cùng nhau tạo dựng, thừa nhận và chia sẻ các giá trị văn hóa, lối sống, phong tục, tập quán, lễ nghi, tín

Trang 5

ngưỡng… Với những mặt, những khía cạnh biểu hiện của mình, các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động thực hiện pháp luật, thể hiện trên các điểm sau:

Các phong tục, tập quán trong cộng đồng xã hội có ảnh hưởng nhất định tới hoạt động thực hiện pháp luật của các tầng lớp nhân dân, thể hiện rõ nét ở khu vực nông

thôn Bên cạnh những ưu điểm căn bản, các phong tục tập quán ở nông thôn cũng đang bộc lộ những yếu điểm nhất định như việc tổ chức hội hè, đình đám, ma chay, giỗ chạp nhiều lúc, nhiều nơi còn cồng kềnh, tốn kém và lãng phí; những hủ tục lạc hậu, lỗi thời còn tồn tại; trình độ dân trí còn thấp; thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội phát sinh; tính tích cực chính trị - xã hội của mỗi người dân còn hạn chế …Những hiện tượng này gây khó khăn cho việc thực hiện đúng đắn pháp luật đồng thời là những hành vi vi phạm pháp luật, coi thường kỉ cương, phép nước, cần phải có biện pháp xử lý nghiêm minh, thích đáng

Lối sống đô thị và lối sống nông thôn có ảnh hưởng khác nhau tới hoạt động thực hiện pháp luật Đặc trưng nổi bật của lối sống đô thị đó là tính tích cực chính trị - xã hội

ở đô thị tương đối cao Cư dân đô thị có nhiều điều kiện tiếp xúc với các thông tin chính trị - xã hội và tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội lớn mà phần nhiều được tổ chức tại các đô thị Các phong trào có sức huy động quần chúng ở các đô thị thường diễn ra nhanh hơn so với nông thôn Đây cũng là điều dễ hiểu vì đô thị thường là nơi tập trung nhiều thành phần xã hội có trình độ học vấn tương đối cao, như tầng lớp trí thức, cán bộ, viên chức nhà nước Đây là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật Mặt khác, đô thị còn là nơi tập trung phần lớn bộ phận không thể thiếu trong dân cư đô thị thường được gọi là những phần tử ngoài lề xã hội, bao gồm trẻ lang thang, bụi đời, người tàn tật, vô gia cư, những

kẻ phạm tội đang trốn tránh pháp luật, các đối tượng thuộc tệ nạn xã hội…gây khó khăn cho công tác quản lý xã hội và hoạt động thực thi, bảo vệ pháp luật

Lối sống nông thôn là lối sống mang tính chất cộng đồng rất cao và rất chặt chẽ, liên kết các thành viên trong làng xã lại với nhau, mỗi người đều hướng tới những người

Trang 6

khác Có thể nói đây là một biểu tượng rất riêng, rất đặc thù của lối sống nông thôn Việt Nam Tính cộng đồng, trước hết được coi là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động thực hiện pháp luật Bằng ý thức cộng đồng, nó giúp cho các cán bộ pháp luật dễ dàng hơn trong việc tuyên truyền và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đông đảo người nông dân nông thôn Khi truyền thống dân chủ làng xã được phát huy, người dân cởi mở, thẳng thắn tham gia ý kiến về những cái được và chưa được trong hoạt động thực hiện pháp luật Mặt khác, sự đề cao tính cộng đồng và chủ nghĩa tập thể dễ dẫn cán bộ làm công tác thực thi và bảo vệ pháp luật đến việc đánh mất ý thức về con người cá nhân Tình trạng này khiến cho cán bộ nhà nước, khi phải đối mặt với những việc làm sai trái, khuyết điểm, thậm chí vi phạm pháp luật, thì họ thường tìm cách né tránh trách nhiệm cá nhân và đổ cho đấy là trách nhiệm tập thể Bên cạnh đó, tính cộng đồng thường là cái cớ được cán bộ làm công tác thực thi

là bảo vệ pháp luật dùng để biện minh cho thói quen ỷ lại vào tập thể Chính điều đó làm hạn chế năng lực sáng tạo, sự chủ động và quyết đoán của họ trong điều hành, giải quyết các công việc chung; từ đó ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện pháp luật

Quan hệ dòng họ, thân tộc trong điều kiện xã hội hiện nay, nhất là ở nông thôn cũng

đang bộc lộ những tác động tích cực và tiêu cực của nó đối với việc thực hiện pháp luật Mặt tích cực là quan hệ họ hàng tạo sự đoàn kết nhất trí, tương trợ lẫn nhau, động viên lẫn nhau những lúc khó khăn; quan hệ họ hàng là cơ sở để hình thành nên tình cảm quê hương, cội nguồn, có giá trị trong đời sống tinh thần của người dân Niềm tự hào về truyền thống của dòng họ có thể là nhân tố tích cực thúc đẩy các chủ thể thực hiện pháp luật tích cực, nhiệt tình hơn Những tác động tiêu cực là quan hệ thân tộc dễ làm nảy sinh tính cục bộ, hẹp hòi trong sự đánh giá, nhìn nhận các dòng họ khác, sự ganh ghét, kìm hãm lẫn nhau hoặc có thể bị lợi dụng, lôi kéo vào sự tranh chấp quyền lực của cá nhân hay dòng họ nào đó trong làng xã Những hiện tượng đó đã và đang gây cản trở đối với hoạt động thực hiện pháp luật

Trang 7

Các phương tiện thông tin đại chúng, như báo viết, báo hình, báo nói và báo điện tử

thường xuyên đăng tải thông tin về các sự kiện, hiện tượng pháp luật xảy ra trong xã hội, hoạt động thực hiện pháp luật của các tầng lớp xã hội và của các cơ quan chức năng, nêu lên những tấm gương tiêu biểu trong việc thực hiện pháp luật Những thông tin đó ở chừng mực khác nhau tác động đến suy nghĩ, nhận thức và hành vi của mỗi người, khiến cho họ thực hiện pháp luật tốt hơn

Dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ đến hoạt động thực hiện pháp luật Dư luận xã

hội gắn liền với ý chí của cộng đồng, của các nhóm xã hội nên nó có tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động của cá nhân Trong điều kiện xã hội có nền dân chủ rộng rãi,

dư luận xã hội được coi là phương tiện kiểm tra xã hội đối với ý thức pháp luật và hành

vi pháp luật của mỗi người Dưới áp lực của dư luận xã hội, mỗi người luôn phải xem xét, suy nghĩ, kiểm định trước khi thực hiện một hành vi pháp luật nào đó Nhờ đó thì ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật trong mỗi chủ thể cũng được nâng lên

4 Yếu tố pháp luật

Yếu tố pháp luật theo nghĩa rộng là tổng thể các yếu tố tạo nên đời sống pháp luật của

xã hội ở từng giai đoạn phát triển nhất định , bao gồm hệ thống pháp luật, các quan hệ pháp luật, ý thức pháp luật, văn hóa pháp luật, pháp chế và hiệu quả của pháp luật… Bản thân pháp luật được sinh ra là để điều chỉnh các quan hệ xã hội, là cơ sở để các chủ thể thực hiện pháp luật Song, chính các mặt, các khía cạnh khác nhau của chuẩn mực pháp luật cũng có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động thực hiện pháp luật

Văn hóa pháp luật có ảnh hưởng sâu rộng tới các hình thức thực hiện pháp luật, từ

tuân thủ, chấp hành, sử dụng cho tới áp dụng pháp luật Được hình thành từ tổng thể các hoạt động xã hội – pháp luật trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, văn hóa pháp luật

là hệ thống các giá trị, chuẩn mực pháp luật được kết tinh từ tri thức pháp luật, tình cảm, niềm tin đối với pháp luật và hành vi pháp luật Văn hóa pháp luật được thể hiện

ra trong đời sống pháp luật thông qua quá trình đấu tranh chống lại cái ác, không ngừng hoàn thiện tính nhân văn của từng cá nhân và toàn xã hội Văn hóa pháp luật được thể

Trang 8

hiện ra trong đời sống pháp luật thông qua quá trình thực hiện pháp luật, mà biểu hiện

cụ thể, trực tiếp là hành vi pháp luật và lối sống theo pháp luật của các chủ thể Giữa văn hóa pháp luật và hoạt động thực hiện pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Văn hóa pháp luật và cơ sở, nền tảng của hoạt động thực hiện pháp luật, định hướng đúng đắn cho quá trình thực hiện pháp luật của các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực thi và bảo vệ pháp luật cũng như của từng công dân Ngược lại, hoạt động thực hiện pháp luật có tác dụng bổ sung, làm phong phú và sâu sắc thêm cho các giá trị, chuẩn mực của văn hóa pháp luật

Các yếu tố truyền thống cũng có ảnh hưởng không nhỏ đối với hoạt động thực hiện pháp luật trong giai đoạn hiện tại Quá trình tổ chức và duy trì các hoạt động sống, lao

động và sinh hoạt của xã hội truyền thống đã làm nảy sinh một nét đặc trưng của hoạt động quản lý – tính tự quản Trong quá trình phát triển, pháp luật thừa nhận làng có lệ riêng của mình, miễn là lệ làng không trái với các nguyên tắc, quy định của pháp luật Trong xã hội nông thôn hiện nay, sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật và lệ làng đang là những yếu tố cơ bản, trực tiếp ảnh hưởng tới hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể Vấn đề là ở chỗ, mỗi chủ thể nhìn nhận như thế nào về vị trí, vai trò và sự ảnh hưởng của mỗi yếu tố Chẳng hạn, do trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật còn nhiều hạn chế, sự lạc hậu về thông tin pháp luật nên có những cán bộ cấp xã, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, đề cao vai trò của lệ làng, coi sức mạnh của tính tự quản còn mạnh hơn cả sự quản lý, điều hành bằng pháp luật của Nhà nước Trên thực tế thì cả sự quản

lý của Nhà nước bằng pháp luật, cả tính tự quản đều hết sức quan trọng và cần thiết, chúng có vai trò khác nhau trong công tác quản lý xã hội nông thôn Vì thế cần kết hợp hài hòa cả hai hình thức quản lý này trong hoạt động thực hiện pháp luật

Sự tồn tại dai dẳng của pháp luật do các chế độ cũ để lại có ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện pháp luật hiện hành Cho đến nay, vẫn còn một bộ phận người dân bị

ảnh hưởng nặng nề bởi hệ thống pháp luật của chế độ phong kiến và thực dân trước đây

Có tình trạng trên đây một phần là do tính chất tàn khốc của các hình phạt được quy

Trang 9

định trong pháp luật của chế độ thực dân, phong kiến Tâm lý sợ hãi pháp luật thường khiến cho hành vi của con người thiếu ổn định, do đó, khó có thể dễn đến hành vi xử sự tích cực trước pháp luật và đối với pháp luật

Tình trạng thờ ơ đối với pháp luật hoặc coi thường pháp luật ở một số người có tác

động tiêu cực đối với việc thực hiện pháp luật của những người khác Trong ý thức pháp luật của một số người chưa có được tinh thần đấu tranh không khoan nhượng với các hành vi phạm pháp, phạm tội Chính những sự việc, sự kiện pháp lý mà người dân mắt thấy tai nghe hàng ngày nhưng không có thái độ tích cực đã đưa tới sự ảnh hưởng tiêu cực đối với người khác Chẳng hạn, tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra ở nơi công cộng nhưng không bị lên án gay gắt; thái độ né tránh, không dám giúp đỡ người bị hại chống lại kẻ phạm tội; trong số các chủ thể thực hiện pháp luật có những người biết nhưng không tố cáo, tố giác tội phạm…

Ý thức, niềm tin đối với pháp luật của con người có ảnh hưởng rất quan trọng tới việc thực hiện pháp luật Một số người chưa có niềm tin vững chắc vào tính công bằng và

nghiêm minh của pháp luật, còn băn khoăn, nghi ngờ về tính trung thực, khách quan của những bản án do Tòa án nhân dân các cấp phán quyết; thiếu tin tưởng vào các quyết định hành chính của một số cơ quan quản lý hành chính nhà nước Sở dĩ như vậy là vì, trong thực tế, có những bản án hình sự chưa đúng người, đúng tội; có những quyết định

xử phạt hành chính thiếu khách quan; cách giải quyết công việc của cơ quan nhà nước chưa thấu tình đạt lý

Sự hoạt động của các cơ quan chức năng trong việc thực hiện pháp luật có tác động

rất quan trọng đến hoạt động thực hiện pháp luật của các tầng lớp xã hội Trong các trường hợp cần thiết, khi các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật hoặc không tự mình giải quyết được các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật nào đó thì sự can thiệp của các cơ quan chức năng là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện

II Liên hệ tình hình thực tiễn thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay

Trang 10

Hiện nay, tuy nhà nước triển khai rất nhiều biện pháp nhằm nâng cao ý thức thực

hiện pháp luật trong mỗi người dân và các tổ chức, tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều còn hạn chế, dẫn đến việc thực hiện pháp luật không hoàn chỉnh và không khách quan Thực tiễn cho thấy vẫn còn 1 số lượng không nhỏ người dân coi thường việc thực hiện pháp luật Lý do dẫn đến điều này có thể là do ý thức cá nhân, môi trường sống, điều kiện kinh tế… Ví dụ cụ thể: theo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, số người vi phạm pháp luật hình sự bị khởi tố, truy tố, xét xử trong 5 năm (từ năm 2003 đến 2007), như sau: Năm 2003 khởi tố 4.578 người, truy tố 3.260 người, xét xử 2.940 người Năm 2004 khởi tố 5.138 người, truy tố 3.421 người, xét xử 2.930 người Năm 2005 khởi tố 6.420 người, truy tố 4.172 người, xét xử 3.404 người Năm 2006 khởi tố 7.818 người, truy tố 5700 người, xét

xử 5.171 người Năm 2007 khởi tố 8.394 người, truy tố 5.889 người, xét xử 5.247 người Số người chưa thành niên có nguy cơ vi phạm pháp luật là 71.581 người Nhìn vào con số cụ thể nêu trên có thể dễ dàng nhận thấy rằng càng ngày càng có nhiều người không tham gia thực hiện pháp luật đúng đắn Đây là con số đáng báo động và đặt ra thách thức lớn đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuyên truyền và quản lý trong hoạt động thực hiện pháp luật

KẾT LUẬN

Qua những phân tích trên đây về các yếu tố xã hội ảnh hưởng tới hoạt động thực hiện pháp luật, có thể nhận thấy rằng để việc thực hiện pháp luật được hiệu quả và chặt chẽ thì cần có các biện pháp giải quyết các điểm hạn chế của các yếu tố xã hội nêu trên Điều đó cần sự phán đoán và có biện pháp đúng đắn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm giúp cho việc thực hiện pháp luật được ngày một hoàn thiện hơn trong tương lai

Ngày đăng: 22/01/2016, 09:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w