1-Tư duy khoa họcTư duy khoa học là giai đoạn cao, trình độ cao của quá trình nhận thức, được thực hiện thông qua một hệ thống các thao tác tư duy nhất định trong đầu óc củacác nhà khoa
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-oOo -TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI :
KỸ NĂNG TƯ DUY KHOA HỌC VÀ LOGIC
(SCIENTIFIC AND LOGIC SKILLS) GVHD: Nguyễn Vương Chí
Lê Huỳnh Hải
MSSV: 1510911
Số điện thoại : 01628296959 Email : 1510911@hcmut.edu.vn
TP HCM, Tháng 11/2015
Trang 21-Tư duy khoa học
Tư duy khoa học là giai đoạn cao, trình độ cao của quá trình nhận thức, được thực hiện thông qua một hệ thống các thao tác tư duy nhất định trong đầu óc củacác nhà khoa học (hoặc những người đang sử dụng các tri thức khoa học và vậndụng đúng đắn những yêu cầu của tư duy khoa học) với sự giúp đỡ của một hệ thống “công cụ" tư duy khoa học (như các ngôn ngữ và hình thức của tư duy khoa học) nhằm "nhào nặn các tri thức tiền đề, xây dựng thành những tri thức khoa học mới, dưới dạng những khái niệm, phán đoán, suy luận mới hoặc giả thuyết, ]ý thuyết, lý luận khoa học mới, phản ánh các khách thể nhận thức một các chính xác hơn, đầy đủ hơn, sáu sắc hơn, chân thực hơn
Trang 3Các giai đoạn cơ bán trong quá trình phát triển của tư duy khoa học
Tư duy khoa học là lĩnh vực năng động nhất trong các hiện tượng của xã hội, nókhông ngừng vận động và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh, và ảnh hưởngtới sự phát triển của xã hội ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc Quá trình phát triểncủa tư duy khoa học có thể chia thành ba giai đoạn chủ yếu: tư duy khoa họcthời cổ đại tư duy khoa học giai đoạn từ thời Phục Hưng cho đến hết thế kỷ XIX
và tư duy khoa học hiện đại từ đầu thế kỷ XX đến nay
Tư duy khoa học thời cổ đại
Giai đoạn hình thành tư duy khoa học của loài người được thực hiện trong cácnền văn minh cổ đại ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Babilon, điển hình là ở HyLạp, La Mã cổ đại, trong vài thiên niên kỷ trước công nguyên đến những thế kỷđầu của công nguyên
Những đặc điểm chủ yếu của tư duy khoa học thời cổ đại được Ph.Ăngghennhận xét: "Trước nhất chúng ta thấy một bức tranh về sự chằng chịt vô tận củanhững mối liên hệ và những sự tác động qua lại trong đó không có cái gì là đứngnguyên, không thay đồi mà tất cả đều vận động, biến đổi, phát sinh và mất đi”.Cách nhận xét thế giới như vậy về căn bản, đã nắm được tính chất chung củatoàn bộ bức tranh các hiện tượng, và do đỏ đã đạt được một bước tiến lớn củanhận thức loài người về phía chân lý khách quan, so với cách giải thích thế giớicuối thời nguyên thủy chủ yếu do các hình thái tư duy tôn giáo và huyền thoạiđem lại Tuy nhiên, vì là buổi đầu của nhận thức khoa học nên "cách nhìn ấy vẫn không đủ để giải thích những chi tiết hợp thành bức tranh toàn bộ ấy".Những hạn chế của tư duy khoa học thời cổ đại có nguyên nhân từ các điều kiệnsau: với tác dụng rất thấp của những công cụ bằng kim loại đầu tiên, chỉ đem lạicho nhận thức con người một khách thể rất hạn chế cả về chiều rộng lẫn chiềusâu, dù đã vượt xa thời nguyên thủy, số người làm khoa học, hiểu và vận dụngcác tri thức khoa học còn rất ít ỏi, ngôn ngữ, nhất là chữ viết chưa được pháttriển mạnh mẽ, do những khó khăn về giấy, mực, phương tiện lưu trữ… các hìnhthức và phương pháp của tư duy đúng đắn thì mãi đến cuối thời cổ đại mớiđược nghiên cứu và tổng kết bước đầu (điển hình là Arixtốt), và cũng chỉ trongphạm vi logic hình thức đại cương mà thôi Các thao tác tư duy được sử dụngnhiều ở thời này thiên về tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, tạo thành
Trang 4phong cách tư duy tổng hợp Khoa học chưa phân ngành mà hòa trộn vào nhau(như là triết học tự nhiên ở Hy Lạp, La Mã cổ đại), trong đó có mầm mống củanhững ngành khoa học chủ yếu sau này Tuy nhiên, với điều kiện như vậy, khốitri thức khoa học mà tư duy khoa học thời cổ đạt được đã là một kỳ tích.
Tư duy khoa học cổ điển
Giai đoạn lớn thứ hai của quá trình phát triển khoa học được biểu hiện rõ trongthời kỳ từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XIX ở Tây Âu Giai đoạn lớn này bao gồm bathời kỳ là: thời kỳ Phục Hưng với sự hình thành một số ngành khoa học độc lập,tách khỏi cái khối chung triết học tự nhiên trước kia, thời kỳ thế kỷ XVII-XVIII,
"đạt tới một mức độ hoàn chỉnh nhất định” của một số ngành khoa học quantrọng (như cơ học của Niutơn), cùng với sự hình thành của một loạt ngành khoahọc mới, thời kỳ thế kỷ XIX, còn gọi là thời kỳ cận đại
Từ thời kỳ Phục hưng đến thế kỷ XVIII, loài người đã đạt được năng lực thựctiễn hùng mạnh dựa trên các công cụ và phương pháp mới (cơ khí hóa) của sảnxuất và thực nghiệm, nhờ đó khoa học đã với tới một khách thể rộng lớn, phongphú và sâu hơn thời cổ đại rất nhiều Ngôn ngữ, nhất là chữ viết được phát triềnđầy đủ hơn nhờ sự phát triển của ngôn ngữ học và các loại giấy mực, phươngtiện ấn loát và lưu trữ mới Logic học cũng được nghiên cứu đầy đủ hơn, nhất làlogic hình thức đã được hoàn chỉnh và được vận dụng rộng rãi trong thời kỳ này,khoa học đã phát triển mạnh mẽ với việc đưa lên hàng đầu các thao tác phântích, phân loại… trong tư duy khoa học Tư duy khoa học thời kỳ này còn đượcđặc trưng bởi sự thống nhất nội tại của các lý thuyết khoa học trên cơ sở một lớpcác quy luật mà lúc đầu chúng được gọi là lớp quy luật động lực, về sau người
ta gọi là lớp quy luật quyết định luận chặt chẽ ở đây, cái tất nhiên thống trị tuyệtđối, còn cái ngẫu nhiên thì hầu như bị loại khỏi bức tranh khoa học về thế giới.Tuy nhiên, trong nửa đầu thế kỷ XVIII, khoa học tự nhiên đã vươn lên cao hơnthời cổ Hy Lạp về mặt khối lượng kiến thức và phân loại các tài liệu bao nhiêu,thì về mặt nắm vững chúng trên lý luận, về một quan niệm tổng quát giới tựnhiên, nó lại kém thời đó bấy nhiêu "Nét đặc trưng của thời kỳ ấy là việc đề xuấtmột quan điểm tổng quát riêng biệt của nó mà điểm trung tâm là cái quan niệm
về tính tuyệt đối không thay đổi của giới tự nhiên" và mọi cái trong thế giới Quanđiểm này được Bêcơn và Lốccơ đưa sangtriết học thành phương pháp tư duysiêu hình, tức là phương pháp xem xét sự vật trong sự cô lập và bất biến Đó là
Trang 5những đặc điểm chủ yếu của tư duy khoa học cổ điển, hay còn gọi là phongcách tư duy khoa học cổ điển.
Thế kỷ XIX, thời kỳ cuối cùng của giai đoạn cổ điển, là thời kỳ đặc biệt quantrọng của sự phát triền tư duy khoa học Mặc dù, tư duy khoa học thế kỷ XIX vẫnmang những đặc trưng chủ yếu của tư duy khoa học cổ điển, như tính chất siêuhình (là chủ yếu), theo đuổi những lý tưởng cổ điển và tuân theo những nguyên
lý bất biến của nó, nhưng mặt khác nó đã đạt được những thành tựu quan trọngchuẩn bị cho bước tự phủ định chính nó, để chuyền sang một giai đoạn mới caohơn về chất - giai đoạn khoa học hiện đại của thế kỷ XX Đó là những phát minhlớn vạch thời đại, trong đó đặc biệt quan trọng là phát minh về định luật Bảo toàn
và chuyển hóa năng lượng, phát minh ra tế bào và học thuyết tiến hóa, đó làphép biện chứng được Hêgen xây dựng và Mác, Ăngghen cải tạo, đó là nhữngngành khoa học phi cổ điển đầu tiên như cơ học thống kê, các hình học phiƠcơlít
Tư duy khoa học hiện đại
Như trên đã nói, một số ngành khoa học phi cổ điển đầu tiên đã ra đời từ cuốithế kỷ XIX, song khoa học hiện đại chỉ thực sự ra đời khi xuất hiện cuộc cáchmạng vĩ đại trong khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XX, mở đầu là thuyết lượng tửcủa Plank (1900) đến thuyết tương đối của Anhxtanh (1879-1955) và đặc biệt là
cơ học lượng tử được xây dựng bởi Bohn, Heisenberg và nhiều người khác,trong những năm 20 Các lý thuyết khoa học vĩ đại này đã làm thay đồi căn bản
Trang 6lối suy nghĩ về tự nhiên, hình thành nên một phong cách tư duy khoa học mới,khác hẳn phong cách tư duy khoa học cổ điển, và thường được gọi là phongcách tư duy khoa học phi cổ điển Phong cách này ngày càng được định hình rõnét và ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả các ngành khoa học Ngày nay, nó đượcgọi là phong cách tư duy khoa học hiện đại.
Khái niệm phong cách tư duy khoa học được Pauli và Bohr đề xướng vào nhữngnăm 50 khi họ gọi "phong cách của sự suy nghĩ vật lý là những đặc điểmtương đối ổn định của các lý thuyết vật lý quyết định hoặc ít ra là giới hạn những
dự báo khả dĩ về tương lai phát triển của vật lý học" Nếu xem xét những thayđổi cơ bản nhất trong phong cách tư duy vật lý thì chắc là chúng trùng với nhữngthay đổi trong tư duy khoa học Cho nên có thể coi định nghĩa nói trên là mộtđịnh nghĩa khái quát về phong cách tư duy khoa học nói chung
Phong cách tư duy khoa học phi cổ điển hay phong cách tư duy khoa học hiệnđại không chỉ là sự phủ định đơn thuần phong cách tư duy khoa học cổ điển, màchủ yếu là sự vượt qua những hạn chế của nó bằng những con đường mới,phương pháp mới về nguyên tắc, để tiếp cận những khách thể mới thuộc mộtcấp bản chất sâu sắc hơn của hiện thực khách quan Cho nên có thể nói "thựcchất của tư duy khoa học hiện đại là sự thống nhất của tư duy chính xác và tưduy biện chứng", trong đó tư duy biện chứng giữ vai trò chủ đạo Biểu hiện đầutiên của phong cách tư duy khoa học phi cổ điển là tính chưa hoàn tất, chưađóng kín của các quan niệm khoa học mới Đó là sự từ bỏ các định đề tuyệt đối,
"vĩnh cửu” và "cuối cùng" của tư duy khoa học cổ điển thay thế chúng bằngnhững nguyên lý, lý tưởng, quan niệm, sơ đồ khoa học mới rộng rãi hơn, tổngquát hơn nhiều, nhưng không phải là cuối cùng, vĩnh cửu và bất biến Vì rằng,thời đại ngày nay, trong các lĩnh vực khoa học, mỗi biến động, mỗi phát minh lạilàm xuất hiện một loạt câu hỏi mới, còn nhiều hơn cả số lượng các câu hỏi đãđược trả lời "Ở thế kỷ XIX, người ta đã hy vọng rằng có thể đạt tới tận cùngnguyên thủy của sự vật bằng cách cứ đi sâu mãi vào bản chất của chúng ởnửa sau của thế kỷ XX này, khoa học thậm chí còn từ bỏ cả niềm hy vọng vềmột trạm tạm dừng chân, dù là ở rất xa xôi, trên con đường đi tìm kiếm bản chấtcủa sự vật" Các giả thuyết, lý thuyết khoa học của thế kỷ XX, cùng tất cả cáckhái niệm, phạm trù của chúng đều được xây dựng theo phong cách một hệthống mở Cômarốp đã nhận xét rằng: "nói chung, hoàn toàn không có một lýthuyết vật lý hiện đại nào được coi là đã đóng kín bên trong Có lý thuyết mô tảđược hiện tượng lượng tử, nhưng lại không bao hàm được hiện tượng hấp dẫn,
Trang 7còn lý thuyết hấp dẫn lại không bao hàm các hiện tượng lượng tử Lại còn cónhững vấn đề khác chưa được giải quyết” Các khía cạnh chưa đóng kín, mộtmặt thể hiện mối liên hệ biện chứng của các lý thuyết, khái niệm, p1hạm trù khácnhau trong việc cùng giải quyết một số vấn đề nào đó, trên những khía cạnhkhác nhau Mặt khác chúng còn chỉ ra các điểm mà ở đó cần tìm cách giải thíchđầy đủ hơn sau này Như vậy, các giả thuyết, lý thuyết khoa học hiện đại, cùngcác khái niệm, phạm trù của chúng đều chỉ được coi là một bước, một bậc thangcủa quá trình vô tận của sự nhận thức thế giới Lý tưởng phi cổ điển mới của sựgiải thích khoa học loại bỏ những khâu cuối cùng trong quá trình phân tích, nógần với quan niệm phi tuyến của Xpinôda về thiên nhiên tương tác với chínhmình, nó đưa vào khoa học quan niệm về tương tác giữa các trường, về hệthống tự hợp các hạt trong đó, không chỉ hành trạng mà cả sự tồn tại của nócũng là kết quả của tương tác" Tính chưa đóng kín này đảm bao cho tri thứckhoa học hiện đại và nói chung là toàn bộ tư duy khoa học hiện đại luôn luônđược đổi mới, được bổ sung, chính xác hóa và đầy đủ thêm mãi.
Thứ hai, ngày nay người ta thường nói về phong cách tư duy xác suất, mộtphong cách tư duy không chỉ thịnh hành trong vật lý học mà còn thịnh hành tronghầu hết các khoa học, từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội - nhân văn Bởi vì, khoa học ngày nay đã tiến sâu vào một thế giới mới Đó là thế giới vi mô
và siêu vi mô của các hạt cơ bản, thế giới vĩ mô của vũ trụ bao la với vô vànnhững trạng thái kỳ lạ của các sao, các thiên hà, siêu thiên hà, hoặc các đốitượng tiền thiên hà, thế giới của các cấu trúc siêu tế bào hoặc các quần tụ sinhvật, thế giới của các biến có tinh tế đầy biến động trong nền kinh tế thị trườnghiện đại Trong thế giới đầy biến động của các biến cố này, chỉ có các quan hệxác suất của các biến cố là được xác định (đó là các quy luật thống kê), chứkhông phải các biến cố được xác định Như vậy, tư duy khoa học ngày nay đãtiến vào một tầng sửa mới của bản chất sụ vật, ở đó ngự trị các quy luật thống
kê - xác suất, biểu hiện bản chất "phi tuyến” của toàn bộ thế giới, từ đó đã "hìnhthành một hệ thống mới các quan niệm khoa họe được diễn đạt nhờ những kháiniệm như tính phi tuyến, tính tự tổ chức, tính phức tạp, tính không đều, tính tựphát, tính đa cấp độ tính hướng đích, tính toàn cầu…”
Phong cách tư duy xác suất còn thể hiện trong các xu hướng phát triển khôngđơn trị, cũng như trong tính bất định của hiệu quả các nghiên cứu khoa học, nhất
là khoa học cơ bản Tuy nhiên, tính bất định không có nghĩa là tính kém chínhxác của tư duy, trái lại, nó làm cho tư duy khoa học hiện đại nhận thức sự vật
Trang 8chính xác hơn, đầy đủ hơn, sâu sắc hơn rất nhiều Ví dụ, "từ lý luận mờ” (Fuzzylogic) con người đã sáng chế ra “hệ thống mờ” (Fuzzy system) để đạt được mứcchính xác theo ý muốn trong các kỹ thuật mới”.
Thứ ba, phong cách tư duy khoa học phi cổ điển còn thể hiện trong tính khácthường, tính "nghịch lý" của cách suy nghĩ mới, quan niệm mới "Sự phát triểncủa khoa học hiện đại liên quan với những điều khác thường Nào là nhữngquan niệm khác thường trái ngược với những quan điểm đã được thừa nhận,cách đặt vấn đề một cách khác thường, cách nhìn khác thường đối với cái thôngthường, phương pháp khác thường để giải quyết vấn đề này hay vấn đề khác,nào là việc đối chiếu những sự vật tưởng như không thể đối chiếu được, nào làmột kết luận khác thường được rút ra từ những dữ kiện đã biết từ lâu, cuối cùng
là những sự kiện mới mâu thuẫn với những quan niệm đã được thừa nhận và đãtừng trở thành quen thuộc"
Như vậy, tính khác thường, tính “nghịch lý” là biểu hiện một trình độ cao hơn vềchất của tư duy khoa học hiện đại, giúp nó vượt qua những nghịch lý liên tụcxuất hiện do khoa học hiện đại đã thực sự tiến vào tầng sâu mới của bản chất
sự vật, trong đó bao hàm những "thực tế khách quan nghịch lý" Chính thôngqua việc đương đầu và giải quyết các nghịch lý này mà khoa học hiện đại đã cónhững bước phát triển nhảy vọt, có tính cách mạng, làm cho nó phát triển với tốc
độ nhanh chưa từng có so với trước thế kỷ XX Mọi người đều biết rõ rằng,những mâu thuẫn và nghịch lý tưởng chừng không thể giải quyết được trongkhuôn khổ vật lý học cổ điển đã dẫn đến sự hình thành thuyết tương đối và sau
đó dẫn đến sự hình thành cơ học lượng tử Việc xây dựng bức tranh hiện đại vềcấu tạo của vũ trụ cũng liên quan trực tiếp đến việc khắc phục những nghịch lýrất cơ bản
Thứ tư, tư duy khoa học giờ đây ngày càng mang tính thực nghiệm Những sơ
đồ thực nghiệm với các gương chiếu, các chùm tia sáng và các cabin thangmáy, với sự hỗ trợ của các linh kiện điện tử, các tế bào quang điện, các máy giatốc hạt, các thiết bị không gian và vũ trụ, đặc biệt là nhờ các máy tính điện tử,thực nghiệm đã biến đổi về chất, về nguyên tắc Thực nghiệm hiện đại đã được
tự động hoá mạnh mẽ, điều đó dẫn tới chỗ rút ngắn rất nhiều thời gian tiến hànhcác chu trình đổi và xử lý các kết quả thực nghiệm Điều đó cũng có nghĩa làngoài việc cải tạo các hình thức thực nghiệm truyền thống, khoa học hiện đạicòn thiết lập được những hình thức thực nghiệm mới về nguyên tắc như thí
Trang 9nghiệm tưởng tượng, thực nghiệm mô hình và đặc biệt là các thực nghiệm môhình trên máy tính điện tử, thực nghiệm toán học.
Khoa học hiện đại loại trừ tất cả các khái niệm về nguy hiểm, và tất cả các quanniệm không thể trở thành đôi tượng kiểm tra bằng thực nghiệm Ngày nay, thựcnghiệm là cơ sở để xem xét lại tận gốc các nguyên lý xuất phát Từ đó mà cómột động lực mới, cao hơn, mạnh mẽ hơn của tiến bộ khoa học và kỹ thuật.Thứ năm, toán học hoá, tức quá trình xâm nhập của phương pháp nghiên cứutoán học vào các khoa học khác là một nét đặc biệt của phong cách tư duy khoahọc hiện đại Quá trình này được tăng cường ngày càng mạnh mẽ và sâu rộngqua các thời kỳ phát triển của khoa học hiện đại, bắt đầu từ các ngành toán họchoá truyền thống như thiên văn học, cơ học, vật lý học và hoa học, ngày naytoán học hoá đã bao trùm lên cả những lĩnh vực khoa học mà trước đây do tínhphức tạp của chúng đã được coi là không thích hợp với quá trình đó, như sinhhọc, kinh tế học, ngôn ngữ học Sự tăng cường mạnh mẽ các quá trình toánhọc hoá trong tư duy khoa học hiện đại là do:
1) Ngôn ngữ của các công thức, các phương trình và các cấu trúc khác của nódùng để biểu thị chính xác các sự phụ thuộc cấu trúc - định lượng và chức nănggiữa những thuộc tính và đặc trưng khác của các quá trình hiện thực đượcnghiên cứu trong các khoa học cụ thể
2) Các ngôn ngữ toán học hình thức hoá và các ngôn ngữ khác là cơ sở để ápdụng kỹ thuật tính toán hiện đại
3) Các phương pháp toán học không chỉ cho phép tạo ra khả năng để kiểmnghiệm các luận đề lý thuyết, mà còn là phương tiện để xây dựng các lý thuyếtkhoa học (cùng với phương pháp tiên đề hóa chẳng hạn) hoặc phương tiện đểgiúp tư duy khoa học tìm ra những ý niệm và luận đề khoa học mới
Ngày nay, chính quá trình đi sâu hơn vào những mức độ cấu trúc ngày càng tinh
vi, phức tạp hơn của thế giới vật chất, mà toán học hoá đã trở thành một yêu cầutất yếu và trực tiếp đối với mọi ngành khoa học và ngày càng được tăng cường
từ hai phía: do những đòi hỏi của chính các quá trình nghiên cứu và do có đượcnhững phương tiện tính toán và đo đạc mới, đặc biệt là các máy tính điện tửnhững thế hệ mới Ngày nay, mối liên hệ biện chứng giữa các phương phápđịnh tính và định lượng trong nhận thức khoa học được thề hiện ngày càng chặtchẽ do sự hiểu biết sâu sắc hơn những đặc điểm định tính của các quá trình đòi
Trang 10hỏi phải thu hút những phương pháp phân tích định lượng, toán học tinh vi hơn,sâu sắc hơn.
Thứ sáu, một khía cạnh khác cũng rất đặc trưng của tư duy khoa học hiện đại làtính dự báo khoa học Chính tính chưa đóng kín, tính khác thường, tính khôngđơn trị, tốc độ đồi mới nhanh chóng và tiềm lực khổng lồ của tư duy khoa họchiện đại đã đòi hỏi phản tư khoa học phải được nâng lên một trình độ mới, trong
đó "dự báo khoa học là thành phần "đang thể hiện" này của khoa học so với cáckiến thức khẳng định và thành phần "đang đáp ứng" cũng quan trọng khôngkém" Sự phát triển của dự báo khoa học ngày càng trở thành một đặc trưng tấtyếu, một thành phần hữu cơ của tư duy khoa học hiện đại Trong thời đại củachúng ta, dự báo khoa học đóng vai trò giống như tiếp tuyến của đường cong tạimỗi điểm, xác định hướng của đường cong tại điểm đó Nó không có tham vọngđóng vai trò như những lời tiên tri, tại thời điểm sau, đường cong sẽ thay đổi đổihướng và hướng này sẽ không trùng với tiếp tuyến nào trong số những tiếptuyến mà chúng ta vừa dựng trong thời điểm hiện tại Tuy nhiên, thiếu những dựbáo sẽ không thể phán quyết các khuynh hướng hiện đại của khoa học, cũnggiống như không thể thảo luận hướng của đường cong nếu không dựng các tiếptuyến mà mỗi tiếp tuyến ấy đều không có xu hướng nhận một đặc tính đơn trị"
Ở đây lại xuất hiện một nghịch lý đặc trưng cho trình độ rất cao của tư duy khoahọc hiện đại là chưa bao giờ người ta lại cần đến khoa học dự đoán tương laiđến như vậy và chưa bao giờ lại khó dự đoán tương lai đến như vậy
Tuy nhiên, điều đó không hề làm giảm ý nghĩa lý thuyết cũng như thực hành của
dự báo Trong khoa học hiện đại, giả thiết là điều kiện cho sự tiến bộ của nhữngtri thức thiết thực, những giả thiết và dự báo này sẽ nâng cao tiềm lực tri thứccủa khoa học Hơn nữa "trước đây người ta muốn biết tương lai để biết điều gìkhông tránh khỏi sẽ đến Hiện nay người ta muốn biết tương lai để có thề thayđổi tương lai"
Cuối cùng, tính chất tồng hợp của phong cách hiện đại trong tư duy khoa học làđặc trưng quan trọng nhất, bao trùm nhất Bởi vì: Một là, nhu cầu nhận thức củacon người đối với các hệ thống phức tạp trong tự nhiên, kinh tế và xã hội tănglên nhanh chóng Hai là, sự phát triển của toán học và tin học cung cấp nhiềuphương pháp và công cụ nghiên cứu rất hữu hiệu để mô tả, phân tích và xử lý(đặc biệt theo cách định lượng) các mối quan hệ đa dạng trong các hệ thốngphức tạp đó Ba là, khoa học hiện đại đã xây dựng được những nguyên lý, lýtưởng, quan niệm, sơ đồ khoa học mới, tồng quát hơn, sâu sắc hơn rất nhiều so