1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập học lỳ luật hành chính

10 326 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 70 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Một cách chung nhất, ta có thể hiểu “nguyên tắc” là những điều bản nhất thiết phải tuân theo một loạt các việc làm (1) Trong khoa học pháp lí, các nguyên tắc quản lí nhà nước được xác định là những tư tưởng chủ đạo bắt nguồn từ sở khoa học của hoạt động quản lí, từ bản chất chế độ, được quy định pháp luật, làm nền tảng cho tổ chức và hoạt động quản lí hành chính nhà nước Ở góc độ của luật hành chính, nguyên tắc quản lí hành chính nhà nước là tổng thể các quy phạm pháp luật hành chính có nội dung là những tư tưởng chủ đạo làm sở để tổ chức thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước Có nhiều nguyên tắc được đặt quản lí hành chính nhà nước Mỗi nguyên tắc có một nội dung rất đa dạng, phản ánh những quy luật khách quan khác lại có tính thống nhất và liên hệ chặt chẽ với Vì vậy nên việc phân loại chúng một cách khoa học nhằm xác định cụ thể vị trí, vai trò của chúng quản lí hành chính nhà nước, sở đó xây dựng và áp dụng chúng một cách có hiệu quả thực tiễn quản lí hành chính nhà nước là điều vô cùng cần thiết Việc phân chia cần dựa những sở khoa học về quản lí nhà nước Về bản chất, quản lí nhà nước biểu hiện cụ thể ở hoạt động tổ chức, bao gồm tổ chức chính trị và tổ chức kĩ thuật Trên sở này, các nguyên tắc quản lí nhà nước thường được chia thành hai nhóm: Các nguyên tắc chính trị – xã hội và các nguyên tắc tổ chức – kĩ thuật Nhóm các nguyên tắc chính trị – xã hội: - Nguyên tắc Đảng lãnh đạo quản lí hành chính nhà nước; - Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước; Nguyên tắc tập trung dân chủ; Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học-xã hội – Trung tâm từ điển học, H.1994, trang 672 - Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc; - Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa Nhóm các nguyên tắc tổ chức kĩ thuật: - Nguyên tắc quản lí theo ngành, chức kết hợp với quản lí theo địa phương; - Nguyên tắc quản lí theo ngành kết hợp với quản lí theo chức và phối hợp quản lí liên ngành Trong khuôn khổ bài viết, em chỉ xin đề cập đến nguyên tắc tập trung dân chủ và ý nghĩa của nó quản lí hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện Đây cũng là nguyên tắc tổ chức và hoạt đống “xương sống” của bộ máy nhà nước ta NỘI DUNG I Nguyên tắc tập trung dân chủ Cơ sở pháp li Tập trung – dân chủ là nguyên tắc bản tổ chức và hoạt động của nhà nước ta nên việc thực hiện quản lý hành chính nhà nước phải tuân theo nguyên tắc này Nguyên tắc tập trung dân chủ được quy định tại Ðiều Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001): “Quốc hội, hội đồng nhân dân quan khác Nhà nước tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ” Nội dung nguyên tắc Nguyên tắc tập trung - dân chủ bao hàm sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ Nghĩa là vừa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung sở dân chủ, vừa đảm bảo mở rộng dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung Trong quản lí hành chính nhà nước, tập trung nhằm đảm bảo thâu tóm quyền lực nhà nước vào chủ thể quản lí để điều hành, chỉ đạo việc thực hiện chính sách, pháp luật một cách thống nhất Tuy nhiên, không phải là sự tập trung toàn diện và tuyệt đối, mà chỉ đối với những vấn đề bản, chính yếu nhất, bản chất nhất Sự tập trung đó bảo đảm cho quan cấp dưới, quan địa phương có sở và khả thực hiện quyết định của trung ương Đồng thời, cứ điều kiện thực tế của mình, họ cũng có thể chủ động sáng tạo việc giải quyết các vấn đề của địa phương và sở Còn dân chủ lại hướng tới việc mở rộng quyền cho đối tượng quản lí nhằm phát huy trí tuệ tập thể hoạt động quản lí, phát huy khả tiềm tàng của đối tượng quản lí quá trình thực hiện chính sách, pháp luật Tập trung và dân chủ có mối quan hệ qua lại, phụ thuộc và thúc đẩy cùng phát triển quản lý hành chính nhà nước Vì thế, phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ hai yếu tố này quản lí hành chính nhà nước Nếu chỉ có sự lãnh đạo tập trung mà không mở rộng dân chủ thì sẽ tạo điều kiện cho các hành vi lạm quyền, tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng phát triển Ngược lại, nếu không có sự lãnh đạo tập trung thống nhất sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện, vô chính phủ, cục bộ địa phương Trong điều kiện hiện nay, sự lãnh đạo tập trung sở dân chủ là yêu cầu khách quan của việc “thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.(2) Nguyên tắc tập trung dân chủ được biểu hiện cụ thể ở những nội dung sau đây: a, Sự phụ thuộc quan hành chính nhà nước vào quan quyền lực nhà nước cấp Ðiều Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định : “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội Hội đồng nhân dân quan đại diện cho ý chí nguyện vọng nhân dân, nhân dân bầu chịu trách nhiệm trước nhân dân.” Như vậy, Hiến pháp quy định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (Điều 2), nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua các quan quyền lực nhà nước chính họ bầu để thay mặt mình trực tiếp thực hiện những quyền lực đó Ðể thực hiện chức quản lý hành chính nhà nước, hệ thống quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương đã được thành lập và nó có sự phụ thuộc vào các quan quyền lực nhà nước cùng cấp Trước hết, các quan quyền lực nhà nước có những quyền hạn nhất định việc thành lập, thay đổi, bãi bỏ các quan hành chính nhà nước cùng cấp Ở trung ương, Quốc hội thành lập Chính phủ và trao cho Chính phủ quyền hành pháp Ở địa phương, các ủy ban nhân dân hội đồng nhân dân cùng cấp bầu và thực hiện hoạt động quản lí nhà nước ở địa phương Các quan khác hệ thống quan hành chính nhà nước (bộ, quan ngang bộ, Điều 15 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) …) đều quan quyền lực nhà nước trực tiếp hay gián tiếp quyết định việc thành lập, thay đổi hay bãi bỏ Trong hoạt động, các quan hành chính nhà nước chịu sự chỉ đạo, giám sát của hệ thống quan quyền lực nhà nước và chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình trước quan quyền lực nhà nước cùng cấp Tất cả sự phụ thuộc nêu đều nhằm mục đích đảm bảo cho hoạt động của hệ thống quan hành chính nhà nước phù hợp với ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân lao động Đồng thời đó chính là việc đảm bảo tập trung quyền lực vào hệ thống quan quyền lực nhà nước – quan dân bầu và chịu trách nhiệm trước nhân dân Bên cạnh đó, yếu tố dân chủ được thể hiện rõ nét việc quan quyền lực nhà nước trao quyền chủ động sáng tạo cho các quan hành chính nhà nước việc chỉ đạo thực hiện Hiến pháp, luật và các văn bản khác của quan quyền lực nhà nước Các quan quyền lực nhà nước không can thiệp vào hoạt động của các quan hành chính nhà nước mà tạo điều kiện thuận lợi cần thiết để các quan này hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình là quản lí hành chính nhà nước mọi lĩnh vực của đời sống xã hội b, Sự phục tùng cấp cấp trên, địa phương trung ương Nhờ có sự phục tùng này, cấp và trung ương mới tập trung quyền lực nhà nước để chỉ đạo, giám sát hoạt động của cấp dưới và của địa phương Nếu không có sự phục tùng sẽ xảy tình trạng cục bộ địa phương, tùy tiện, vô chính phủ Sự phục tùng ở là biểu hiện của cả hai phương diện tổ chức và hoạt động Tất cả các yêu cầu, mệnh lệnh cấp và trung ương đưa cấp dưới và địa phương có nghĩa vụ phải thực hiện Mặt khác, trung ương cũng phải tôn trọng ý kiến của cấp dưới, địa phương về công tác tổ chức, hoạt động và về các vấn đề khác của quản lý hành chính nhà nước; phải tạo điều kiện để cấp dưới, địa phương phát huy sự chủ động, sáng tạo nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chủ động thực hiện được "thẩm quyền cấp mình" Có thế mới khắc phục tình trạng quan liêu, áp đặt ý chí, làm mất tính chủ động, sáng tạo của địa phương, cấp dưới c, Việc phân cấp quản lý Phân cấp quản lí là sự chuyển giao thẩm quyền từ cấp xuống cấp dưới nhằm đạt được một cách có hiệu quả mục tiêu chung của hoạt động quản lí hành chính nhà nước Khi tiến hành hoạt động phân cấp quản lí, đã có sự phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp bộ máy quản lý hành chính nhà nước Mỗi cấp quản lý có những mục tiêu, nhiệm vụ, thẩm quyền và những phương thức cần thiết để thực hiện một cách tốt nhất những mục tiêu, nhiệm vụ của cấp mình Trong phạm vi thẩm quyền được giao, mỗi cấp quản lí được phép tiến hành những hoạt động nhất định nhằm phát huy tính động sáng tạo của mình Phân cấp quản lý là một biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ Tuy nhiên, việc phân cấp phải đảm bảo những yêu cầu sau: - Phải xác định quyền quyết định của trung ương đối với những lĩnh vực then chốt, những vấn đề có ý nghĩa chiến lược để đảm bảo sự phát triển cân đối hài hòa của toàn xã hội, bảo đảm sự quản lý tập trung và thống nhất của nhà nước phạm vi toàn quốc - Phải mạnh dạn phân quyền cho địa phương, các đơn vị sở để phát huy tính chủ động sáng tạo quản lý, tích cực phát huy sức người, sức của, đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đời sống nhằm hoàn thành nhiệm vụ mà cấp giao phó Đây là biện pháp bảo đảm tập trung, tránh cho trung ương và cấp phải ôm đồm các công việc mang tính sự vụ thuộc về chức trách của địa phương và sở - Phải phân cấp quản lý cụ thể, hợp lý sở quy định của pháp luật Hạn chế tình trạng cấp gom quá nhiều việc, không làm xuể công việc ấy thì giao lại cho cấp dưới Phân cấp quản lý phải xác định chức quan Mỗi loại việc chỉ được thực hiện bởi một cấp quan, hoặc một vài cấp quan Cấp không phải lúc nào cũng thực hiện được một số chức một cách có hiệu quả cấp dưới Phân cấp quản lí giữa các cấp bộ máy quản lí hành chính nhà nước là công việc hết sức phức tạp đòi hỏi phải xem xét từ nhiều yếu tố và góc độ khác như: sở kinh tế, kết cấu hạ tầng, giao thông, thông tin, liên lạc, các yếu tố về dân tộc, trình độ dân trí, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lí ở địa phương và sở… Do đó, việc ban hành các quyết định về phân cấp quản lí cần phải có sự cân nhắc, tính toán kĩ lưỡng, hợp lí, tránh đưa những quyết định mang tính chung chung, tùy tiện Tất cả các nội dung của việc phân cấp quản lí bao giờ cũng phải được thể hiện các văn bản pháp luật của các cấp có thẩm quyền d, Hướng sở Hướng về sở là việc các quan hành chính nhà nước mở rộng dân chủ sở quản lý tập trung đối với hoạt động của toàn bộ hệ thống các đơn vị kinh tế, văn hóa xã hội trực thuộc Các đơn vị này là nơi tạo của cải vật chất trực tiếp phục vụ đời sống nhân dân Vì thế nhà nước cần có các chính sách quản lý thống nhất và chặt chẽ, cung cấp và giúp đỡ về vật chất, tạo điều kiện để đơn vị sở hoạt động có hiệu quả Có vậy hoạt động của các đơn vị này mới phát triển một cách mạnh mẽ theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa Cụ thể, các đơn vị trên, trước hết là những tế bào của nền kinh tế quốc dân, nơi trực tiếp sản xuất của cải vật chất, được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu các tài sản hợp pháp, có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng được Nhà nước hướng dẫn, giúp đỡ về vật chất, tinh thần Các đơn vị văn hóa – xã hội của hệ thống các đơn vị sở được Nhà nước quan tâm, cung cấp những trang thiết bị cần thiết để hoạt động, giúp đỡ về mặt vật chất và tinh thần nhằm tạo những điều kiện tốt nhất để các đơn vị này hoạt động có hiệu quả Song song với những hoạt động trên, Nhà nước cũng có các chính sách và biện pháp quản lí một cách thống nhất và chặt chẽ tổ chức và hoạt động của hệ thống các đơn vị sở Có vậy mới thúc đẩy mọi hoạt động của các đơn vị kinh tế, văn hóa – xã hội này phát triển một cách mạnh mẽ theo đúng định hướng của Nhà nước e, Sự phụ thuộc hai chiều quan hành chính nhà nước địa phương Các quan hành chính nhà nước ở địa phương đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc song trùng trực thuộc Sự phụ thuộc này thể hiện ở cả hai mặt tổ chức và hoạt động của quan hành chính nhà nước ở địa phương và được pháp luật quy định một cách cụ thể Ở địa phương, ủy ban nhân dân các cấp phụ thuộc vào hội đồng nhân dân cùng cấp (phụ thuộc ngang) và vào quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở cấp (phụ thuộc dọc) Ví dụ: UBND tỉnh Thái Bình một mặt chịu sự chỉ đạo của HÐND tỉnh Thái Bình theo chiều ngang, một mặt chịu sự chỉ đạo của Chính phủ theo chiều dọc II Ý nghĩa nguyên tắc tập trung dân chủ quản lý hành chinh nhà nước ở Việt Nam Thực tiễn cho thấy, việc áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ quản lý hành chính nhà nước đã giúp cho việc thực hiện quyền lực làm chủ của nhân dân (thông qua các quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương) hoàn thiện hơn, người dân có thể thực hiện quyền giám sát của mình một cách hữu hiệu, tạo nên một chế đảm bảo cho quần chúng tích cực tham gia vào công tác quản lý hành chính nhà nước Tuy nhiên, cần lưu ý là việc áp dụng yếu tố dân chủ không thể loại trừ trách nhiệm cá nhân, nghĩa là, dân chủ phải gắn với trách nhiệm của từng cá nhân cụ thể, công việc nhất định, ở thời gian xác định Đồng thời nó cũng tạo nên một sự thống nhất về ý chí việc quản lý hành chính nhà nước, tạo sự nhịp nhàng, ăn khớp giữa các quan, ngành khối toàn xã hội mà vẫn bảo đảm để cho các địa phương nước có quyền tự tương đối việc định các hình thức phát triển khác phù hợp với địa phương của mình Tạo nên một sức mạnh tổng thể cho đất nước KẾT LUẬN Từ những phân tích trên, có thể thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của nguyên tắc tập trung – dân chủ quản lí hành chính nhà nước ở Việt Nam Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ phải là một hoạt động thường xuyên quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và của các quan nhà nước nói riêng 10 .. .- Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc; - Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa Nhóm các nguyên tắc tổ chức kĩ thuật: - Nguyên tắc quản lí theo... kĩ thuật: - Nguyên tắc quản lí theo ngành, chức kết hợp với quản lí theo địa phương; - Nguyên tắc quản lí theo ngành kết hợp với quản lí theo chức và phối hợp quản lí... tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ” Nội dung nguyên tắc Nguyên tắc tập trung - dân chủ bao hàm sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ Nghĩa là vừa đảm

Ngày đăng: 20/01/2016, 17:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w