1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuyên đề sông ngòi đại cương

53 3,7K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 11,53 MB

Nội dung

Có thể phân thành các dạng lưới sông chính như sau: Các dạng lưới sông các dạng phân bố phụ lưu trong một lưu vực sông - Lưới sông hình lông chim: dạng lưới sông này có một dòng sông chí

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Mục đích của đề tài 5

3 Phạm vi nghiên cứu 6

4 Giá trị nghiên cứu 6

PHẦN NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1- KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ SÔNG NGÒI TRÊN TRÁI ĐẤT 6

I- SÔNG VÀ HỆ THỐNG SÔNG 6

1 Sông ngòi 6

2 Hệ thống sông (lưới sông) 7

3 Hình dạng lưới sông 8

4 Lưu vực sông 8

II CÁC DÒNG CHẢY SÔNG NGÒI 10

1 Dòng chảy nước 10

2 Dòng chảy cát bùn 11

III- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MẠNG LƯỚI, TỐC ĐỘ DÒNG CHẢY VÀ CHẾ ĐỘ NƯỚC CỦA SÔNG NGÒI 11

1 Các nhân tố ảnh hưởng đến mạng lưới sông ngòi 11

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy sông ngòi 12

a Độ dốc lòng sông 12

b Chiều rộng lòng sông 12

3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông 12

a Nguồn cung cấp nước 12

b Độ dốc của dòng sông, thực vật, hồ đầm 12

c Đất đá 13

d Lưu vực sông 13

e Hình dạng lưới sông 14

f Con người 14

IV- KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI CÁC LỤC ĐỊA 14

1 Sông ngòi lục địa Phi 16

a Đặc điểm chung 16

b Các lưu vực sông 16

2 Lục địa Á-Âu 17

a Đặc điểm chung 17

b Các lưu vực sông 18

3 Lục địa Bắc Mĩ 22

a Đặc điểm chung 22

b Các lưu vực sông lớn 22

Trang 2

4 Lục địa Nam Mĩ 23

a Đặc điểm chung 23

b Một số lưu vực sông lớn 24

5 Lục địa Úc và các đảo Châu Đại Dương 24

V- ẢNH HƯỞNG CỦA SÔNG NGÒI ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN 24

1 Địa hình bề mặt Trái Đất 24

a Quá trình xâm thực 25

b Quá trình bồi tụ 25

2 Khí quyển 25

3 Thủy quyển 25

4 Thổ nhưỡng quyển 26

5 Sinh quyển 27

VI- TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG CHẢY SÔNG NGÒI ĐẾN SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI 27

1 Tích cực 27

a Nông nghiệp 27

b Ngư nghiệp 27

c Công nghiệp 28

d Dịch vụ 29

e Phân bố dân cư 30

2 Tiêu cực 30

VII VẤN ĐỀ Ô NHIỄM SÔNG NGÒI 30

1 Khái niệm 31

2 Nguyên nhân 31

3 Các dạng ô nhiễm nước sông 31

4 Hậu quả 32

VIII PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN SÔNG NGÒI TRÊN BẢN ĐỒ 32

1 Phương pháp biểu hiện 32

2 Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập 33

CHƯƠNG 2- CÁC DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ SÔNG NGÒI 33

I Các bài tập vận dụng 33

1 Mô tả đặc điểm của một hệ thống sông 34

a Hướng dẫn cách làm 34

b Ví dụ 34

2 Mô tả đặc điểm sông ngòi của một vùng lãnh thổ 35

a Hướng dẫn cách làm 35

b Ví dụ 35

3 Mô tả chế độ nước của một con sông 36

Trang 3

a Hướng dẫn cách làm 36

b Ví dụ 37

4 Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới mạng lưới sông ngòi, chế độ nước sông, tốc độ dòng chảy của một hệ thống sông (1 vùng lãnh thổ) 39

a Hướng dẫn cách làm 39

b Ví dụ 39

5 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến thiên lưu lượng nước trung bình của sông ngòi 41

a Hướng dẫn cách làm 41

b Ví dụ 41

II Các bài tập giải quyết vấn đề 42

1 Giải thích chế độ nước sông 42

a Hướng dẫn cách làm 42

b Ví dụ 43

2 Giải thích đặc điểm mạng lưới (mật độ) sông ngòi 45

a Hướng dẫn cách làm 45

b Ví dụ: 46

3 Một số dạng giải thích khác về đặc điểm của sông ngòi 46

III Các bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn 50

PHẦN KẾT LUẬN 53

1 Rút ra những vấn đề quan trọng của đề tài 53

2 Đưa ra những đề xuất, ý kiến hợp lý 54

Trang 4

CHUYÊN ĐỀ: SÔNG NGÒI ĐẠI CƯƠNG

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Những nền văn minh cổ đại trên thế giới thường gắn liền với các lưu vực sônglớn như Ai Cập cổ đại (nền văn minh sông Nin), văn minh Hoàng Hà (lưu vực sôngHòang Hà), văn minh Lưỡng Hà (lưu vực sông Tigris và Euphrates), văn minh Ấn

Độ (lưu vực sông Ấn)

Sông ngòi có mối quan hệ chặt chẽ với đời sống và sản xuất của con người, vì

vậy việc hiểu biết về sông có ý nghĩa thực tiễn đối với mỗi vùng, mỗi quốc gia Bảo

vệ sông ngòi là bảo vệ mạch máu của sự sống.

Sông ngòi chỉ chiếm khoảng 0,0003% của tổng lượng thủy quyển nhưng lại cóvai trò rất quan trọng trong lớp vỏ địa lí Đây là một thành phần chủ yếu trong quátrình tuần hoàn và trao đổi vật chất (nước, muối) & năng lượng Không chỉ là mộtnhân tố ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất, sông ngòi còn ảnh hưởngđến nhiều thành phần tự nhiên khác Mạng lưới sông ngòi của một khu vực phản ánhnhững nét cơ bản về đặc điểm khí hậu, địa hình, sinh vật của khu vực đó Ví dụ mạnglưới sông ngòi dày đặc phản ánh khu vực đó khí hậu mưa nhiều; sông ngòi chảy vềhướng nào thì biết ngay địa hình dốc về hướng đó, sông ngòi có nhiều thác nước làdầu hiệu của địa hình hiểm trở,

Đối với thi học sinh giỏi quốc gia, phần địa lí tự nhiên đại cương trong đó cónội dung sông ngòi được 3/20 điểm Đây là nội dung tương đối khó với các em họcsinh

Các tài liệu sách giáo khoa Địa lí phổ thông có trình bày các nội dung liênquan đến sông ngòi nhưng mang tính lẻ tẻ trong khi đó các giáo trình đại học, caođẳng lại quá nâng cao so với năng lực của các em học sinh

Vì vậy, tôi viết chuyên đề sông ngòi này nhằm mục đích phục vụ cho yêu cầu

ôn luyện thi học sinh giỏi quốc gia, phù hợp với khả năng nhận thức của các em họcsinh Trung học phổ thông

Liên hệ với vấn đề thực tiễn hiện nay: ô nhiễm sông ngòi để giáo dục ý thức

bảo vệ môi trường cho học sinh Bảo vệ sông ngòi là bảo vệ mạch máu của sự sống.

Trang 5

Cung cấp một số tư liệu trực quan sinh động liên quan đến sông ngòi phục vụcho việc giảng dạy

3 Phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu chủ yếu của chuyên đề chủ yếu nằm trong chương trìnhđịa lí lớp 10 nâng cao và nội dung đề thi học sinh giỏi quốc gia những năm gần đây

Vấn đề thực tiễn: ô nhiễm sông ngòi đang diễn ra hiện nay trên thế giới

4 Giá trị nghiên cứu

Chuyên đề này có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy và bồidưỡng học sinh giỏi Địa lí Trung học phổ thông

Chuyên đề dùng làm tài liệu tham khảo cho học sinh các lớp chuyên và họcsinh tham gia thi học sinh giỏi Trung học phổ thông

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1- KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ SÔNG NGÒI TRÊN TRÁI ĐẤT

1 khu chứa nào đó Dòng nước tự nhiên chảy theo chỗ trũng của địa hình, có lòngdẫn ổn định và có nguồn cung cấp nước mặt và nước ngầm gọi là sông

Một con sông phát triển đầy đủ thường được chia thành 5 đoạn có tính chấtkhác nhau: nguồn sông, thượng lưu, trung lưu, hạ lưu và cửa sông

- Nguồn là nơi bắt đầu của dòng sông Nguồn sông thường bao gồm một diệntích rất lớn, nhiều lúc khó xác định như ở vùng đá vôi có nhiều hang động, cũng cókhi bắt nguồn từ một mạch nước ngầm hoặc một hồ chứa nước

- Thượng lưu là đoạn sông trực tiếp nối với nguồn sông Đặc điểm là lòng sônghẹp, độ dốc lớn, nước chảy xiết, xói mòn chủ yếu theo chiều sâu, thường có thácghềnh lớn, không thuận lợi cho giao thông vận tải

- Trung lưu là đoạn nối tiếp với thượng lưu, độ dốc lòng sông đã giảm nhiều,không có những ghềnh thác lớn, nước chảy yếu hơn, xói lở phát triển sang 2 bên bờmạnh làm cho lòng sông đã mở rộng dần, bãi sông xuất hiện, trên mặt bằng sông đã

có dạng uốn khúc Nhìn chung đoạn này tương đối thuận lợi cho giao thông vận tải

Trang 6

- Hạ lưu là đoạn cuối cùng của sông trước khi đổ ra biển, hồ chứa hoặc consông khác Đặc điểm ở đoạn này là độ dốc lòng sông rất bé, nước chảy chậm, bồinhiều hơn xói, tạo nhiều bãi sông nằm ngang ở giữa lòng sông, hình dạng lòng sôngquanh co uốn khúc rất nhiều, lòng sông mở rộng ra nhiều so với đoạn trên Hạ lưuthuận lợi cho phát triển giao thông vận tải thuỷ cũng như các ngành kinh tế khác

- Cửa sông là nơi sông tiếp giáp với biển hoặc hồ hoặc một con sông khác Ởcửa sông lòng sông mở rộng, lưu tốc bé dần, phù sa lắng đọng tạo thành những tamgiác châu

Trong một số trường hợp đặc biệt, do điều kiện địa hình địa chất và khí hậu màsông có thể không có đầy đủ các phân đoạn như trên Ví dụ ở vùng sa mạc khô nónghay khi chảy qua các vùng núi đá vôi có nhiều hang động ngầm, sông sẽ bị mất nước

và không thể chảy ra đến biển, khi đó sông không có cửa, còn gọi là sông cụt

2 Hệ thống sông (lưới sông)

Dòng chảy lớn nhất trong mỗi hệ thống sông được gọi là dòng sông chính.Sông chính trực tiếp đổ ra biển hoặc hồ chứa Các sông đổ nước vào một dòng sông

chính được gọi là phụ lưu Các sông làm nhiệm vụ thoát nước cho dòng sông chính được gọi là chi lưu Số lượng chi lưu bao giờ cũng ít hơn số lượng phụ lưu

Dòng sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lại với nhau tạo thành một

hệ thống sông (lưới sông) Trong hệ thống sông, người ta lấy tên sông chính gọi tên

cho cả hệ thống sông ấy Ví dụ: Trong hệ thống sông Hồng thì sông Hồng là dòngchính, các phụ lưu là sông Đà, sông Lô, sông Chảy, sông Gâm, còn chi lưu là cácsông Đáy, sông Trà Lí, sông Ninh Cơ

Các hệ thống sông thường tách biệt nhau nhưng cũng có khi kết hợp với nhau

nhất là ở phía hạ lưu để tạo thành một mạng lưới sông ngòi Ví dụ các hệ thống sông

Hồng và Thái Bình ở nước ta tạo thành mạng lưới sông ngòi Bắc Bộ

Trang 7

Để đánh giá sự phát triển của mạng lưới sông ngòi, nhất là chiều dài dòng chảyngười ta thường biểu thị bằng mật độ lưới sông (tổng độ dài các sông trong lưới sôngchia cho diện tích lưu vực sông – Đơn vị: km/km2)

3 Hình dạng lưới sông

Hình dạng lưới sông là sự kết hợp của dòng chính, các phụ lưu và các chi lưu.

Hình dạng lưới sông có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tập trung nước & đặc điểmchế độ lũ Có thể phân thành các dạng lưới sông chính như sau:

Các dạng lưới sông (các dạng phân bố phụ lưu trong một lưu vực sông)

- Lưới sông hình lông chim: dạng lưới sông này có một dòng sông chính tươngđối dài, các phụ và chi lưu phân bố đều ở cả hai phía tả ngạn và hữu ngạn của dòngchính, vì vậy ít sinh ra lũ đồng thời và lũ ở hạ lưu không lớn Ví dụ hệ thống sông

- Lưới sông hỗn hợp: dạng lưới sông này là tổng hợp của các dạng lưới sôngtrên

4 Lưu vực sông

Lưu vực sông là diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông Nói

cách khác, lưu vực của một con sông là khu vực tập trung nước của con sông đó, làdiện tích mặt đất trên đó nước trực tiếp chảy từ các sườn dốc và dồn vào lòng sông,hoặc theo các phụ lưu chảy vào sông chính

Trang 8

Sơ đồ hệ thống sông Hồng

Ranh giới của các lưu vực sông khác nhau là đường phân thủy (đường chianước) Đây là đường ranh giới mà từ đó nước chảy về 2 phía đối diện nhau của 2 lưuvực cạnh nhau Như vậy có thể thấy đường phân thủy là đường nối liền các điểm caonhất phân cách lưu vực con sông này với lưu vực con sông khác

Đường phân thủy không cố định mà có thể biến đổi do hiện tượng cướp dòng(bắt dòng) - hiện tượng một dòng sông bắt một bộ phận (thường là khúc thượng lưu)của một dòng sông thuộc lưu vực khác chảy vào dòng của mình Nguyên nhân củahiện tượng này là tác dụng xâm thực giật lùi (đào sâu lòng, làm cho nguồn sông lùidần lên phía trên) của sông về phía thượng nguồn Khi hiện tượng cướp dòng xảy rathì diện tích lưu vực sẽ thay đổi theo

Lưu vực sông có tác dụng quan trọng tới dòng chảy sông ngòi Lưu vực sôngcàng lớn thì lưu lượng nước sẽ lớn theo Diện tích lưu vực lớn thì tác dụng điều hòadòng chảy sẽ lớn hơn Hình dạng lưu vực cũng có tác dụng nhất định đến quá trìnhtập trung nước và đặc điểm lũ, ví dụ lưu vực dạng tròn thường gây lũ kép toàn phần,nhưng lưu vực dạng dài thường sản sinh lũ bộ phận (lũ đơn)

II CÁC DÒNG CHẢY SÔNG NGÒI

Trang 9

Trong các đặc trưng của sông ngòi thì đặc trưng dòng chảy là quan trọng nhất(vì sông là dòng chảy thường xuyên và tương đối ổn định trên bề mặt các lục địa).Dòng chảy đó bao gồm dòng chảy nước, dòng chảy rắn (cát bùn - phù sa), nhưng

dòng chảy nước là quan trọng nhất

1 Dòng chảy nước

Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó trong

một giây đồng hồ gọi là lưu lượng nước sông (được biểu hiện bằng m3/s)

Trong một năm lưu lượng nước của sông có thể thay đổi tùy theo tháng, theo

mùa Nhịp điệu thay đổi lưu lượng nước của con sông trong một năm làm thành chế

độ dòng chảy hay thủy chế của sông

Mùa lũ gồm các tháng liên tục trong năm, từng tháng đều có lưu lượng dòng chảy lớnhơn hoặc bằng 8,33% (100% = 12 tháng) lưu lượng dòng chảy cả năm Ngược lại,mùa cạn gồm các tháng liên tục trong năm, từng tháng đều có lưu lượng dòng chảynhỏ hơn 8,33% lưu lượng dòng chảy cả năm

Trên Trái Đất có những con sông thủy chế đơn giản chỉ bao gồm 1 mùa lũ và 1mùa cạn kế tiếp Tuy nhiên, cũng có những sông chế độ nước phức tạp: tồn tại hai(hoặc hơn nữa) mùa lũ, hai (hay hơn) mùa cạn xen kẽ nhau là Ngoài ra cũng có một

số loại khác khá phức tạp như chế độ nước đơn giản mà trong mùa cạn có thêm mộtmùa lũ Tiểu mãn

Trang 10

Biến trình năm của lưu lượng nước

2 Dòng chảy cát bùn

Dòng chảy cát bùn là dòng chảy bao gồm các vật chất rắn như sỏi, cuội nhất

là cát bùn (phù sa) nên cũng được gọi là dòng chảy rắn

Nguồn gốc của phù sa là do năng lượng của dòng nước thường xuyên xâmthực bề mặt đất dốc trong lưu vực và trong lòng sông

Các phù sa có kích thước nhỏ chuyển động lơ lửng trong dòng nước Các hạtphù sa có kích thước lớn hơn do chịu tác động của trọng lực nên lăn ở dưới đáy sông

Nghiên cứu dòng chảy cát bùn có ý nghĩa thực tiễn lớn như chống bồi lắng hồchứa và các cảng đường thủy, chống xói mòn, chống lũ bùn

III- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MẠNG LƯỚI, TỐC ĐỘ DÒNG CHẢY VÀ CHẾ ĐỘ NƯỚC CỦA SÔNG NGÒI

1 Các nhân tố ảnh hưởng đến mạng lưới sông ngòi

Mạng lưới sông ngòi của Việt Nam rất phát triển với mật độ lưới sông lên đến

1 km/km2 nhưng cũng có những vùng lãnh thổ mật độ lưới sông rất thấp, thậm chí cónhững khu vực không có dòng chảy Vì sao vậy? Mạng lưới sông ngòi phát triển phụthuộc vào nhiều nhân tố như địa chất, địa hình, khí hậu, nguồn cung cấp nước, conngười

Một nhà khí hậu học lỗi lạc đã nói ”Sông ngòi là hàm số của khí hậu” Nơimưa nhiều thì mạng lưới sông ngòi chi chít và phát triển hơn những nơi mưa ít Nếulượng mưa phân bố không đều theo lãnh thổ thì mật độ sông ngòi cũng phân bốkhông đều Nhiệt độ ảnh hưởng đến lượng bốc hơi, làm giảm lượng nước trong sông

và từ đó cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển của mạng lưới sông ngòi

Một con sông chảy trong vùng khí hậu khô hạn ít mưa nhưng mạng lưới sôngngòi vẫn có thể phát triển nếu có nguồn cung cấp nước ổn định

Tùy độ thấm nước của nham thạch khác nhau mà ở mỗi khu vực sông ngòi cómật độ khác nhau Ví dụ: do tính ít thấm nước của phiến thạch nhất là phiến thạch sét

Trang 11

cho nên mật độ ở những miền này rất dày, nhưng những nham thạch dễ thấm nướchay có nhiều kẽ nứt thì mật độ ở nơi ấy thưa hẳn.

Thường thì ở đồng bằng mật độ sông cao hơn do sông chảy uốn khúc quanh cotrong khi đó ở miền núi sông thường chảy thẳng

Thông qua các hoạt động sản xuất con người có thể làm tăng nhưng cũng cóthể làm giảm mật độ sông ngòi Ví dụ ở nhiều vùng con người đã đào các sông nhântạo và làm tăng mật độ sông cho các vùng đó

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy sông ngòi

a Độ dốc lòng sông

Nước sông chảy nhanh hay chậm là tùy thuộc vào độ dốc của lòng sông, nghĩa

là tùy theo độ chênh của mặt nước Độ chênh của mặt nước càng nhiều thì tốc độdòng chảy càng lớn

b Chiều rộng lòng sông

Nước sông chảy nhanh hay chậm là tùy thuộc vào bề ngang của lòng sông làhẹp hay rộng Ở khúc sông rộng nước chảy chậm, đến khúc sông hẹp nước chảynhanh hơn

3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông

a Nguồn cung cấp nước.

Ở vùng khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới, nguồncung cấp nước chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước sông của từng nơi phụ thuộcvào chế độ mưa của nơi đó Ví dụ ở vùng nhiệt đới gió mùa, chế độ mưa theo mùadẫn đến chế độ nước sông cũng phân hóa theo mùa nhưng ở Xích đạo chế độ mưaquanh năm nên sông cũng đầy nước quanh năm, sự phân hóa của thủy chế không rõnét

Ở nhưng nơi đất đá thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò đáng kể trong việcđiều hòa chế độ nước sông

Ở miền ôn đới lạnh và miền núi cao, nước sông chủ yếu do băng tuyết tancung cấp Mùa xuân đến, khi nhiệt độ lên cao, băng tuyết tan, sông được tiếp nướcnên mùa xuân là mùa lũ

Trang 12

qua các rễ cây thấm dần xuống đất tạo nên các mạch nước ngầm, điều hòa dòng chảycho sông ngòi, giảm lũ lụt

Hồ, đầm nối với sông cũng có tác dụng điều hòa chế độ nước sông Khi nướcsông lên một phần chảy vào hồ, đầm Khi nước xuống thì nước ở hồ, đầm lại chảy ralàm cho nước sông đỡ cạn Ví dụ sông Cửu Long ở nước ta khá điều hòa, một phầnnhờ bể chứa nước thiên nhiên khổng lồ là hồ Tôn-lê-sáp ở Campuchia

c Đất đá

Đất đá khác nhau cũng là nguyên nhân khiến cho dòng chảy khác nhau Dòngsông chảy qua miền đất đá khó thấm nước như đá kết tinh, đất sét do khó thấm nướcnên mạch ngầm ít Sau mỗi trận mưa nước dồn xuống lòng sông, độ thấm nước chậmkhiến nước dâng cao nhanh, chế độ nước sông ở vùng đất đá ít thấm nước thường cótính chất cực đoan

Dòng sông chảy qua miền đất đá dễ thấm nước như vùng đất bazan, vùng nàythường có lớp vỏ phông hóa dày, khả năng thấm nước lớn vad có nhiều mạch nướcngầm, nước ngấm sâu và tỏa ra những vùng đất xung quanh, vì thế khi mưa nướcsông lên chậm hơn, hết mưa cũng rút nước chậm hơn do đó chế độ nước sông cũngđiều hòa hơn

d Lưu vực sông

Lưu vực sông lớn hay nhỏ cũng ảnh hưởng đến chế độ nước sông Những consông có lưu vực nhỏ lại nằm ở trong khu vực gió mùa hoặc khu vực khí hậu ĐịaTrung Hải thường có lũ dữ dội (lũ lên rất nhanh), vì các phụ lưu đều nhận được nướcvào thời gian như nhau (cùng một thời gian), do đó lũ lên dữ dội vào các tháng mưanhiều và xuống rất thấp vào các tháng mưa ít

Ví dụ lưu vực sông Hồng có diện tích lưu vực khoảng 120 000 km2 tương đốihẹp và đều có chế độ mưa mùa hạ từ tháng 5-10, lượng mưa thường cao nhất vàotháng 7, 8 nên khi có mưa thường mưa toàn bộ lưu vực, nước các phụ lưu sông đềulên cùng một lúc khiến lòng sông ở hạ lưu phải chứa một lượng nước khá lớn do cácsông ở miền núi đều chảy xuống nhanh, gây nên những cơn lũ đột ngột rất lớn

Những sông chày trong lưu vực dài và rộng, hạ lưu nhận được nước của nhiềuphụ lưu cung cấp nước đặc biệt là những con sông chảy dài theo vĩ độ như sông Nin,

Mê Công thì các phụ lưu cung cấp nước cho sông có thời gian lũ cao nhất khácnhau (vì các tháng mưa cao nhất ở từng khu vực của các phụ lưu khác nhau) nên chế

độ nước sông thường điều hòa hơn

Trang 13

f Con người

Con người tác động gián tiếp đến chế độ nước sông thông qua viêc con ngườitác động đến một số nhân tố trên như tăng hoặc giảm tỉ lệ che phủ rừng (thực vật),xây dựng hồ nhân tạo điều tiết nước, hoặc đào sông tiêu thoát nước nhân tạo,

Ví dụ ở nước ta hồ Hòa Bình trên sông Đà có thể làm giảm mực nước lũ lớnnhất từ 14,1 m (năm 1945) xuống còn 12 m; đồng thời làm tăng mực nước mùa cạn

từ 1,7 m lên tới 4,5 m cho Hà Nội ở phía hạ lưu Hoặc việc đào sông nhân tạo - sôngĐuống và sông Luộc chia nước của sông Hồng cho sông Thái Bình cũng góp phầnlàm hạ lưu sông Hồng giảm bớt tình trạng ngập lụt

Không những vậy, việc sử dụng nước của con người vào các hoạt động sảnxuất và sinh hoạt ở thượng và trung lưu của các con sông cũng làm giảm bớt lưulượng nước ở phần hạ lưu sông

IV- KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI CÁC LỤC ĐỊA

Trang 15

1 Sông ngòi lục địa Phi

a Đặc điểm chung

Mạng lưới sông ngòi ở lục địa Phi kém phát triển (diện tích lưu vực không códòng chảy chiếm tới 1/3 diện tích lục địa) và phân bố không đều Nguyên nhân chủyếu là do điều kiện khí hậu (lượng mưa hàng năm không nhiều nhưng lượng bốc hơilớn, và lượng mưa phân bố không đều theo lãnh thổ)

Hầu hết các sông ở lục địa Phi có nhiều thác, các thác lớn tập trung ở hạ lưu.Nguyên nhân là trên bề mặt lục địa các sơn nguyên và bồn địa xen kẻ nhau, đồngthời bờ lục địa được nâng lên mạnh, nên khi sông đổ ra biển phải vượt qua các tháclớn

Ở châu Phi các thềm lục địa rất kém phát triển nên nhiều sông lớn khi đổ ra đạidương không tạo được các đồng bằng châu thổ ở hạ lưu

Ở lục địa Phi chế độ nước sông phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa và có thểchia các sông thành 4 kiểu chính Các sông miền xích đạo có nhiều nước quanh năm,nhưng có 2 thời kỳ nước tương đối lớn vào xuân - hè và thu- đông phù hợp với 2 kỳmưa lớn trong năm Các sông miền cận xích đạo gió mùa có 1 thời kỳ nước lớn vàomùa hè và 1 thời kỳ nước cạn nhất vào cuối mùa đông Các sông miền nhiệt đớithường bị khô hạn, chỉ có nước vào những thời kỳ mưa bất thường và tồn tại trong 1thời gian ngắn Các sông miền cận nhiệt đới có nước lớn vào mùa đông và cạn vàomùa hè

b Các lưu vực sông

b.1 Lưu vực Ðại Tây Dương:

Lưu vực Ðại Tây Dương chiếm diện tích rộng nhất với 36 % diện tích lục địa.Các sông lớn là Công gô (4320 km), Nigie (4160 km ), Sénégan (1430 km), Orangiơ(1820km)

Sông Côngô: có diện tích lưu vực lớn nhất Châu Phi, bắt nguồn từ miền đấtcao Catanga sau đó chảy qua bồn địa Côngô và đổ về Đại Tây Dương Sông nằm chủyếu trong các đới khí hậu xích đạo và gió mùa, nên mạng lưới sông phát triển vớinhiều phụ lưu chảy trên cả hai nửa cầu, sông có nhiều nước và đầy nước quanh năm

Có 2 thời kỳ nước lớn, một vào tháng 10-11 do nước mưa mùa hè ở bán cầu Bắc vàmột vào tháng 4 liên quan với nước mưa mùa hè ở bán cầu Nam

Hệ thống sông Công gô do có nhiều thác lớn nên có trữ lượng thủy năng rấtlớn

b.2 Lưu vực Ðịa Trung Hải:

Lưu vực Ðịa Trung Hải chiếm 15% diện tích Châu Phi, lớn nhất là sông Nin(dài nhất lục địa Châu Phi 6670 km )

Sông Nin bắt nguồn từ sơn nguyên Đông Phi lần lượt chảy qua các hồVictoria, Kioga, Anbe, sau đó đổ vào miền đồng bằng thượng sông Nin, rồi tiếp tục

Trang 16

chảy về phía Bắc và đổ ra Địa Trung Hải Từ thượng lưu đến Khactum, sông có tên

là sông Nin trắng, sông Nin trắng tiếp tục nhận nhiều phụ lưu lớn, trong đó sông Ninxanh là quan trọng nhất, từ Khactum ra đến biển có tên là sông Nin

Sông Nin chảy qua nhiều đới khí hậu khác nhau: xích đạo, gió mùa xích đạo,nhiệt đới và cận nhiệt đới, nên ở thượng lưu sông có nhiều nước do mưa xích đạo vàmưa gió mùa, ở trung và hạ lưu sông chảy qua miền sa mạc Xahara, nên lưu lượngsông càng về hạ lưu càng giảm Chế độ sông Nin phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ sôngNin xanh (cung cấp cho sông Nin 57% khối lượng nước)

Sông Nin (đoạn chảy qua Ai Cập)

b.3 Lưu vực Ấn Độ Dương:

Lưu vực Ấn Độ Dương chiếm 18,5% diện tích Châu Phi, các sông lớn nhất lưuvực là sông Dămbedơ (2600 km), sông Giuba (1600 km) và sông Limpippô (1600km)

Sông Dămbedơ là sông lớn nhất, từ thượng nguồn cho đến thác Victoria, sôngchảy trên 1 sơn nguyên cao và tương đối bằng phẳng (sơn nguyên Lunđa-Catanga),phía dưới thác Victoria, sông chảy trong 1 thung lũng kiến tạo hẹp qua nhiều ghềnh

đá khác nhau rồi đổ ra Ấn Độ Dương Ở hạ lưu sông bồi thành châu thổ rộng 8.000

km2

Sông chảy trong miền khí hậu gió mùa xích đạo có nước lớn vào mùa hạ (từtháng 11-3)

b.4 Lưu vực nội lưu:

Lưu vực nội lưu thường là các sông nhỏ đổ vào các hồ hoặc các sông tạm thờichỉ có nước vào những lúc có mưa bất thường Đáng chú ý là sông Sari (1500 km)chảy vào hồ Sat và sông Oacavangô (1600 km) đổ vào đầm lầy Ocavangô

2 Lục địa Á-Âu

a Đặc điểm chung

Lục địa này có nhiều hệ thống sông lớn bậc nhất thế giới, lượng nước đổ rabiển, đại dương chiếm 2/3 khối lượng dòng chảy của thế giới Nguyên nhân là dokích thước lục địa rộng lớn, núi và sơn nguyên cao tập trung ở trung tâm, có băng hà

Trang 17

phát triển Hơn nữa nhiều sông chảy qua các sơn nguyên và đồng bằng rộng, khí hậu

ẩm ướt

Sự phân bố mạng lưới sông và chế độ nước sông không đồng đều Nơi mưanhiều mạng lưới sông phát triển, sông nhiều nước và ngược lại Các vùng Trung Á,bán đảo Arap mạng lưới thưa thớt và thậm chí không có dòng chảy

Chế độ nước sông phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn cung cấp nước:

- Sông chảy trong miền khí hậu Xích đạo và ôn đới hải dương có nguồn cungcấp nước chủ yếu do mưa thì sông nhiều và đầy nước quanh năm

- Sông chảy trong miền khí hậu gió mùa thì nước sông lớn vào mùa hạ-thu vàcạn vào đông xuân

- Sông chảy trong miền khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải có nước sông lớn vàothu đông và cạn vào mùa hạ

- Sông chảy trong miền khí hậu ôn đới và cận cực thường có nước lớn vào cuốixuân đầu hạ và đóng băng vào mùa đông

- Sông chảy trong miền khí hậu khô hạn nguồn cung cấp nước chủ yếu là dotuyết và băng tan từ núi cao nên có nước lớn vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ và lưulượng giảm dần về hạ lưu

b Các lưu vực sông

b.1 Lưu vực Bắc Băng Dương

Các sông lớn là sông Obi, Enisei, Lena và Kolyma Tất cả các sông đều bắtnguồn từ vùng núi Nam Siberi rồi chảy về phía Bắc qua các đới khí hậu ôn đới, cậncực và cực

Nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết tan và mưa vào mùa xuân-hạ Lượngmưa tuy không nhiều nhưng do nước bốc hơi kém nên mạng lưới sông rất dày

Các sông có nước lớn vào cuối mùa xuân và đầu mùa hạ Ở các sông lớn vàocuối mùa xuân thường có lũ băng ở phần trung lưu và hạ lưu Về mùa đông, các sông

bị đóng băng trong một thời gian dài Tuy nhiên, các sông vẫn có giá trị về giaothông (mùa hạ) và có dự trữ thủy năng lớn

Hệ thống sông lớn nhất của lưu vực Bắc Băng Dương là Obi-Irtysh Sông Obicùng phụ lưu lớn của nó là Irtysh làm thành một hệ thống dài tới 5410km Sông Obi

là con sông đồng bằng điển hình Độ dốc của sông rất bé (từ 8- 10cm/km) nên quanhnăm nước chảy êm đềm Phần hạ lưu sông đổ vào một vịnh cửa sông gọi là vịnh Obi,dài gần 1000km

Ngoài Obi, ở Siberi còn có hệ thống sông Enisei và Lena là hai hệ thống sônglớn, chảy dọc theo rìa phía Tây và Đông sơn nguyên Trung Siberi Diện tích lưu vựchai sông này tuy nhỏ hơn Obi nhưng lưu lượng và dao động mực nước giữa hai mùalại lớn hơn Hiện tượng trái ngược trên đây chủ yếu do các sông chảy trên các vùngnúi và sơn nguyên có nhiều băng tuyết đông kết vĩnh cửu Về mùa xuân, khi tuyết tan

Trang 18

thì đất vẫn còn đóng băng, nước không ngấm được vào đất nên theo sườn dốc chảyvào sông Các sông có nước lớn vào cuối xuân và đầu hạ, sang mùa đông thì nướccạn và bị đóng băng một thời gian khá dài

Sông Obi đóng băng về mùa đông

b.2 Lưu vực Thái Bình Dương

Lưu vực này bao gồm tất cả các sông của miền Đông Á và các vùng đảo trongThái Bình Dương Các sông lớn nhất là Amur (Hắc Long Giang), Hoàng Hà, TrườngGiang, Mê Kông, Mê Nam

Phần lớn các sông thuộc lưu vực này đều chảy trong miền khí hậu gió mùa nênsông có nước lớn vào cuối mùa hạ, đầu mùa thu và nước cạn vào cuối mùa đông, đầumùa xuân Vào mùa hạ, các sông thường có lũ lụt lớn gây tai họa cho sản xuất nôngnghiệp và đời sống của cư dân

Do điều kiện khí hậu và nguồn cung cấp nước khác nhau nên chế độ nước cácsông không đồng nhất trên toàn khu vực

- Các sông miền duyên hải Bắc Viễn Đông và Kamchatka, do địa thế hẹp nênrất ngắn Sông có lượng nước lớn vào cuối mùa xuân do tuyết tan từ trên núi xuống.Lượng nước chảy trong thời kỳ này chiếm tới 60% lưu lượng dòng chảy cả năm Cácsông ở Kamchatka, về mùa hạ, còn có nước băng tan và mưa phối hợp nên vẫn đầynước Về mùa đông các sông bị đóng băng hoàn toàn

- Vùng Đông Á (bao gồm cả lãnh thổ Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên, NamViễn Đông và Nhật Bản) có địa thế rộng lớn và mưa nhiều nên có nhiều sông lớn.Các sông quan trọng nhất là Amur, Hoàng Hà và Trường Giang

Sông Amur là sông lớn nhất của miền Nam Viễn Đông Liên bang Nga Trênmột quãng dài, nó là biên giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Nga Sông Amur dài gần4500km, có nhiều nước (lưu lượng trung bình 12.500m³/s)

Hoàng Hà chỗ chế độ nước sông phức tạp hơn sông Amur Con sông này bắtnguồn từ sơn nguyên Tây Tạng, phần thượng lưu chảy trong miền núi cao Nguồn

Trang 19

nước tạo thành dòng sông ở đầu nguồn là do tuyết và băng tan từ núi cao xuống, vìthế phần thượng lưu sông có nước lớn nhất vào cuối mùa xuân và đầu mùa hạ Phầntrung và hạ lưu chịu ảnh hưởng của mưa gió mùa nên có nước lớn nhất vào cuối mùa

hạ, về mùa đông, nước sông bị khô cạn Hoàng Hà có chế độ nước thất thường, mựcnước chênh lệch giữa hai mùa rất lớn, vào cuối mùa hạ thường có lũ nguy hiểm

Sông Hoàng Hà

Trường Giang cũng bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng, sau đó chảy qua bồnđịa Tứ Xuyên, qua miền Hoa Trung rồi đổ ra biển Trường Giang tuy chảy trong đớikhí hậu cận nhiệt gió mùa tương tự như Hoàng Hà nhưng lại là dòng sông có nhiềunước và chế độ nước tương đối điều hòa Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do ở lưuvực Trường Giang ngoài tuyết và băng tan từ trên núi, mưa gió về mùa hạ, về mùađông sông nó còn nhận được nước do hoạt động của khí xoáy

- Chế độ nước của các sông trên bán đảo Trung Ấn phụ thuộc chặt chẽ vào chế

độ mưa gió mùa xích đạo Mực nước lớn nhất thường vào cuối mùa hạ và cạn nhấtvào cuối mùa đông, đầu mùa xuân

Sông Mê Kông là con sông lớn nhất trên bán đảo Trung Ấn Sông bắt nguồn từsơn nguyên Tây Tạng, dài 4500km Nguồn cung cấp nước chủ yếu do mưa gió mùa

về mùa hạ và tuyết, băng tan từ thượng nguồn xuống Mực nước sông tuy thay đổitheo hai mùa rất rõ nhưng phần hạ lưu nhờ có Biển Hồ Tonlé Sap điều tiết nên vềmùa cạn nước sông còn khá lớn Lưu lượng trung bình ở cửa sông là hơn 15.000km³/

s, thời kỳ lũ là 30.000km³/s và thời kỳ cạn nhất là 1500km³/s Ở hạ lưu sông bồithành một châu thổ rộng tới 70.000km²

- Vùng quần đảo Mã Lai nằm trong miền xích đạo nóng và ẩm ướt quanh năm,

có mạng lưới sông dày đặc và chế độ nước sông rất điều hòa Các sông có nhiềunước quanh năm, mực nước chênh lệch giữa mùa cạn và mùa lũ không đáng kể Tuynhiên do địa thế hẹp, các đảo có nhiều núi non hiểm trở nên các sông thường ngắn và

có nhiều thác ghềnh Các sông không thuận tiện cho giao thông nhưng có nhiều tiềmnăng về thủy điện

b.3 Lưu vực Ấn Độ Dương

Trang 20

Lưu vực này gồm các sông thuộc Tây Nam Á, Nam Á và phần Tây bán đảoTrung Ấn

- Ở Tây Nam Á, mạng lưới sông rất thưa thớt trong đó nhiều vùng rộng không

có dòng chảy thường xuyên Có hai sông khu vực này là Euphrates và Tigris chảy từsơn nguyên Armenia xuống Nhờ nguồn nước tuyết và mưa trên núi phong phú mới

có thể vượt qua vùng đồng bằng Lưỡng Hà khô hạn để ra vịnh Persian

Các sông có hai thời kỳ nước lớn, một vào mùa xuân do tuyết tan trên núi vàmột vào mùa đông do mưa trên đồng bằng Mùa hạ khô và nóng, nước bốc hơi mạnhnên mực nước rất thấp và lưu lượng càng về hạ lưu thì càng giảm dần

- Các sông thuộc những lưu vực còn lại đều chịu ảnh hưởng của chế độ mưagió mùa nên chế độ tương tự như các sông ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á Cácsông đáng chú ý nhất là Ấn, Hằng, Brahmaputra và Salween

b.4 Lưu vực Đại Tây Dương

Lưu vực bao gồm các sông chảy trên phần đất châu Âu đổ vào Địa Trung Hải,Bắc Hải và biển Bantich

Ở đây sông ngòi rất phát triển và phân bố đều trên toàn lãnh thổ, tạo thànhmạng lưới sông ngòi dày đặc Tuy nhiên đa phần đều là các sông ngắn, diện tích lưuvực nhỏ Đường phân thủy (đường chia nước) giữa các lưu vực sông thấp nên hệthống kênh đào nối liền các sông rất phát triển, giao thông thủy rất thuận lợi

Riêng vùng Bắc Âu và phần Bắc Đồng bằng Nga, do chịu ảnh hưởng của băng

hà Đệ Tứ nên sông trẻ nhiều thác ghềnh và nối liền với các hồ (nguồn gốc băng hà)tạo thành mạng lưới sông hồ phức tạp

Các sông lớn nhất là Vonga và Đanuyp

- Sông Vonga dài nhất (3690km) và nhiều nước nhất châu Âu Sông bắt nguồn

từ miền đất cao Trung Nga và chảy vào Caxpi, ở hạ lưu sông bồi thành đồng bằngchâu thổ tương đối rông (13 000km2)

Nguồn cung cấp nước cho sông bao gồm tuyết tan (60%), nước ngầm (30%)

và nước mưa (10%) Về thủy chế, sông có hai thời kì nước lớn là cuối xuân đầu hạ từtháng 3-4, và cuối mùa thu từ 10-11 do mưa Hiện nay do xây dựng các đạp thủy điệnnên chế độ nước điều hòa hơn, càng về hạ lưu thì lưu lượng nước càng giảm dần

- Sông Đanuyp dài thứ hai châu Âu (2850km) bắt nguồn từ sườn Đông dãyXvacxvan (Liên bang Đức) qua nhiều nước châu Âu và đổ về biển Đen Ở hạ lưusông có bồi thành đồng bằng nhưng diện tích nhỏ

Ở thượng lưu nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu từ băng tuyết tan còn ởtrung và hạ lưu sông nhận nguồn nước do mưa vào mùa xuân và hạ nên sông có nướclớn vào mùa hạ và cạn vào mùa đông

b 5 Lưu vực nội lưu

Trang 21

Lưu vực nội lưu gồm các sông chảy trong miền Trung Á, Nội Á và sơn nguyênIran Các vùng này tuy thuộc đới khí hậu khô, lượng mưa hằng năm không đáng kểsong các sông tồn tại được là nhờ có nguồn tuyết và băng tan từ trên núi cao cungcấp

Các sông lớn nhất là Syr Darya và Amu Darya, bắt nguồn từ vùng núi caoThiên Sơn, Pamir rồi chảy qua các hoang mạc cát Trung Á và đổ vào hồ Aral, sôngIli đổ vào hồ Balkhash Một số sông như Murghab thì cạn dần khi đổ vào các hoangmạc cát

Các sông ở khu vực nội lưu đều có nước lớn vào cuối mùa xuân và mùa hạ,nhưng lưu lượng của chúng giảm dần từ nguồn đến hạ lưu

3 Lục địa Bắc Mĩ

a Đặc điểm chung

Mạng lưới sông ngòi khá dày đặc và phân bố tương đối đều trên toàn lục địa(vùng đất không có dòng chảy chỉ chiếm diện tích không đáng kể) Do đại bộ phậnlục địa nằm trong phạm vi các đới khí hậu cận nhiệt, ôn đới, cận cực dù lượng mưakhông lớn nhưng lượng nước bốc hơi nhỏ nên lượng dòng chảy lớn chỉ sau lục địa Á-

b Các lưu vực sông lớn

b.1 Lưu vực Thái Bình Dương

Bao gồm các sông chảy từ sườn Tây của hệ thống Coocd-đi-e xuống biển Do

hệ thống núi này cao và nằm sát biển, bởi vậy các sông ở lưu vực đều ngắn và chảyxiết, có nhiều thung lũng sâu và nhiều thác ghềnh Các sông có hai nhóm với chế độnước khác nhau

Các sông phía Bắc vĩ tuyến 400B chảy trong miền có nhiều mưa nên lượngdòng chảy lớn nhất lục địa Các sông bị đóng băng vào mùa đông và và nước lớn vàomùa hạ như Yu-côn (3700km) và Columbia (2250km)

Các sông phía Nam vĩ tuyến 400B chảy trong miền khí hậu khô hạn có nguồncung cấp nước là mưa và băng tuyết tan Sông lớn nhất là Cô-lô-ra-đô (2740km)chảy từ dãy Thạch Sơn qua cao nguyên Cô-lô-ra-đô và đổ vào vịnh Caliphonia Sôngnày cắt qua một miền địa chất đá rắn nên tạo thành nhiều hẻm vực sâu, nhiều thácghềnh

Một đoạn sông Cô-lô-ra-đô ở Hẻm vực Lớn

Trang 22

b.2 Lưu vực Bắc Băng Dương

Lưu vực này đa số là các sông trẻ mới được hình thành sau băng hà Đệ Tứ.Các sông thường có nước lớn vào cuối xuân đầu hạ Do ảnh hưởng của tầng đông kếtvĩnh cửu nên trong thời kì tuyết tan, nước dồn xuống sông rất nhanh gây lụt lội, đặcbiệt là các sông chảy theo hướng Nam-Bắc Các sông thường nối với hồ tạo thànhmạng lưới sông-hồ phức tạp

Hai sông lớn nhất là Mackendi (4600km) và Xaxcacheoan-Nenxon (2600km)

b.3 Lưu vực Đại Tây Dương

Lưu vực Đại Tây Dương rộng lớn nhất và có nhiều sông lớn do có địa thế rộng

và lượng mưa khá phong phú Các sông lớn như Mixixipi, Xanh Lo-răng

Sông Mixixipi lớn nhất Bắc Mĩ có nhiều phụ lưu (Acandat, Ohaio, Tennetxi )với tổng chiều dài 6400km, rộng 3,3 triệu km2 Các phụ lưu chảy trong nhiều điềukiện khí hậu khác nhau nên chế độ dòng chảy khác nhau Các phụ lưu ở hữu ngạntiếp nước vào cuối xuân đầu hè do băng tuyết tan, và cung cấp lượng lớn phù sa chosông Các phụ lưu ở tả ngạn nằm trong miền có nhiều mưa và phân bố mưa đềuquanh năm nên cung cấp phần lớn lượng nước cho trung và hạ lưu sông chính

Ở hạ lưu Mixixipi bồi đắp đồng bằng châu thổ rộng lớn, hàng năm đều mởrộng về phía biển

4 Lục địa Nam Mĩ

a Đặc điểm chung

Nam Mĩ có mạng lưới sông ngòi dày, có nhiều sông lớn, đầy nước quanh năm

và phân bố khá đều trên toàn lục địa Hàng năm các sông đổ vào đaị dương lượngnước bằng 20% lượng dòng chảy của các sông toàn thế giới

Đường phân thủy chính của lục địa chạy dọc theo hệ thống núi Andet chia lụcđịa thành hai phần cực kì chênh lệch: phần phía Tây thuộc lưu vực Thái Bình Dươngchỉ rộng 1,34 triệu km2 với các sông nhỏ còn phía Đông là thuộc lưu vực Đại TâyDương rộng 15,65 triệu km2 gồm tất cả các sông lớn và trung bình

Nguồn cung cấp nước chủ yếu do mưa bởi vậy chế độ nước sông chủ yếu phụthuộc vào chế độ mưa Chỉ có một số sông nhỏ ở phía Nam có thêm nguồn cung cấpnước từ băng tuyết

Trang 23

sa mang ra biển lớn nhưng do đáy biển ở vùng cửa sông khá sâu và dọc theo bờ códòng biển chảy mạnh nên việc bồi đắp châu thổ bị hạn chế.

5 Lục địa Úc và các đảo Châu Đại Dương

Đối với lục địa Úc mạng lưới sông ngòi kém phát triển, lượng dòng chảy thấpnhất thế giới Trên toàn bộ lục địa chỉ có khoảng 40% diện tích có dòng chảy thườngxuyên còn lại 60% diện tích thuộc lưu vực nội địa (không có dòng chảy hoặc dòngchảy tạm thời) Nguyên nhân là do lượng mưa hàng năm trên lục địa ít trong khilượng bốc hơi quá lớn

Nguồn cung cấp nước chính cho sông từ nước mưa nên hầu hết các sông đều

có chế độ nước chảy theo mùa rõ rệt Các sông chảy về phía Bắc hoặc đổ vào TháiBình Dương là những sông có nhiều nước hơn, nước lớn vào mùa hè Các sông chảy

ở vùng duyên hải phía Tây và Tây nam có nước chủ yếu vào mùa đông và mùa hècạn khô

Trên các đảo Châu Đại Dương lượng dòng chảy khá lớn nhưng do kích thướccác đảo nhỏ nên các sông đều ngắn

V- ẢNH HƯỞNG CỦA SÔNG NGÒI ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN

Sông ngòi là một trong các thành phần của tự nhiên, theo qui luật thống nhất

và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí thì sông ngòi có mối quan hệ mật thiết với các thànhphần tự nhiên còn lại

1 Địa hình bề mặt Trái Đất

Dòng chảy sông ngòi là một trong các nhân tố ngoại lực có tác động đến địahình bề mặt Trái Đất Sông ngòi phá vỡ, san bằng địa hình do nội lực tạo nên vàđồng thời cũng tạo ra các dạng địa hình mới

a Quá trình xâm thực

Xâm thực do dòng chảy thường xuyên (sông ngòi) diễn ra chủ yếu theo chiềusâu với tốc độ nhanh tạo thành dạng địa hình phổ biến trên Trái Đất đó là các thunglũng sông Đây là dạng địa hình âm kéo dài do xâm thực của dòng chảy sông ngòi tạothành, có hướng dốc phù hợp với hướng dốc của dòng chảy

Trang 24

Các bộ phận chính của thung lũng sông gồm: lòng sông, bãi bồi, thềm sông.Lòng sông là bộ phận sâu nhất của thung lũng sông, thường xuyên có nước chảy Bãibồi là bề mặt tích tụ tương đối bằng phẳng được phân bố ven sông, bị ngập nước vàomùa lũ Bãi bồi có thể không bị ngập nước ngay cả vào mùa lũ lớn, lúc ấy người tagọi là thềm sông

Xâm thực theo chiều sâu của sông ngòi ở miền núi - nơi có độ dốc đáy sông

lớn hình thành các thác ghềnh ví dụ như thác nước Angel trên con sông Churun

(Venezuela)

b Quá trình bồi tụ

Ở hạ lưu sông, phù sa lắng đọng trong những điều kiện thuận lợi nhất địnhhình thành đồng bằng châu thổ như Đồng bằng châu thổ sông Hoàng Hà, sông Nin Những điều kiện đó là: lượng phù sa sông lớn, khu vực gần cửa sông nông, sóng biểnnhỏ và thủy triều yếu

Trong trường hợp không thuận lợi cho việc hình thành đồng bằng châu thổnhư sông ít phù sa, nước triều lớn, sẽ hình thành nên các cửa sông hình phễu Một

số cửa sông hình phễu như cửa sông Tiền Đường ở Trung Quốc (thủy triều lớn), hoặccửa sông Cấm ở Việt Nam (ít phù sa sông)

Quá trình tích tụ của các vật liệu phá hủy do dòng nước mang theo ở chân núi(trước núi) tạo thành một bề mặt rộng và nghiêng nằm chuyển tiếp từ miền núi xuốngđồng bằng hình thành nên các đồng bằng trước núi Ví dụ như dải đồng bằng dạngđồi thoải cao 20-50m ở phía Đông núi Ba Vì (Việt Nam)

2 Khí quyển

Nước từ sông ngòi bốc hơi cung cấp độ ẩm cho khí quyển nhất là sâu trong lụcđịa, ít chịu ảnh hưởng của biển và đại dương Lượng hơi ẩm đó có ý nghĩa rất lớn vớicác hiện tượng thời tiết như gây mưa,

3 Thủy quyển

Sông ngòi là một khâu quan trọng trong tuần hoàn nước trên Trái Đất, vậnchuyển nước từ lục địa ra biển, đại dương để tạo thành một vòng tròn khép kín.Không chỉ vậy, dòng chảy sông ngòi còn rửa trôi thổ nhưỡng, hòa tan các chấtkhoáng, muối mang ra biển và đại dương (là một trong các giả thuyết giải thích độmặn của nước biển và đại dương) Dưới tác dụng của bức xạ Mặt Trời, nước từ cácsông ngòi cũng bốc hơi và tham gia vào vòng tuần hoàn nhỏ trên Trái Đất

Ven các lục địa và nhất là các cửa sông, độ mặn của biển và đại dương giảm(do nước sông hòa vào nước biển) Ví dụ độ mặn ở Hòn Dấu (trong vịnh Bắc Bộ) chỉ15‰ do nước của sông Thái Bình đổ ra

Do quá trình uốn khúc của dòng chảy sông ngòi (nhiều nguyên nhân khácnhau) nên độ cong các khúc uốn ngày càng lớn Khi khoảng cách giữa hai khúc uốn

kề nhau ngày càng nhỏ (cổ khúc uốn), cổ khúc uốn thu hẹp, dòng nước có thể phá vỡ

Trang 25

cổ khúc uốn và tạo thành dòng chảy thẳng nối liền hai khúc uốn Đoạn sông cũ dolưu lượng dòng chảy giảm, quá trình bồi tích tăng mạnh hình thành hồ sót (hồ móngngựa) Ta có thể lấy ví dụ về hồ móng ngựa như Hồ Tây (Việt Nam) hình thành do

sự uốn khúc của sông Hồng

Quá trình đổi dòng sông và tạo thành hồ móng ngựa

5 Sinh quyển

Sông ngòi - thuỷ vực nước ngọt là nơi cư trú của rất nhiều loài cá, lưỡng cư,động vật không xương sống, thực vật thuỷ sinh, và các vi sinh vật Ví dụ: riêng sôngAmazon đã có 3000 loài cá, chỉ ít hơn 25% tổng số loài thú trên toàn trái đất

Tại các khu vực cửa sông, sự tương tác pha trộn giữa nước sông và nước biển

đã hình thành môi trường nước lợ Quần xã thuỷ sinh vật ở đây mang tính hỗn hợpgiữa các nhóm sinh thái nước ngọt, nước lợ và nước mặn Đây vừa là nơi cư trú, vừa

là nơi nuôi dưỡng, vừa là bãi đẻ trứng của nhiều loài cá biển và nhiều nhóm động vật

Trang 26

không xương sống Cửa sông là một trong những môi trường sinh thái đông đảo nhấttrên thế giới Nó chiếm tới khoảng 60% các sinh vật trên toàn thế giới

Sông ngòi mang ra biển rất nhiều phù du sinh vật làm thức ăn cho các loại tôm

cá và do vậy vùng biển ven bờ thường có các bãi tôm, bãi cá lớn, nhỏ khác nhau

VI- TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG CHẢY SÔNG NGÒI ĐẾN SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

b Ngư nghiệp

Sản lượng thủy sản khai thác trên các sông ngòi tuy không lớn như khai thác ởbiển và đại dương nhưng có ý nghĩa quan trọng, nhất là với các quốc gia ở sâu trongnội địa

Đồng thời sông ngòi còn là diện tích mặt nước để phục vụ cho nuôi trồng thủysản

Nuôi cá lồng bè trên sông Tiền (Việt Nam)

c Công nghiệp.

Những vùng có nhiều sông lớn lại chảy trên những bậc địa hình khác nhau tạonên tiềm năng cho công nghiệp thủy điện Thủy điện, sử dụng động lực hay nănglượng dòng chảy của các con sông hiện nay chiếm 20% lượng điện của thế giới.Nhiều nước tỉ trọng của thủy điện rất cao trong cơ cấu sản xuất điện năng như: Na

Uy 100%, trong khi Iceland 83%, Áo 67% Canada 70%

Ngày đăng: 19/01/2016, 18:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w