Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất cho phát triển nông lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế theo chức năng đơn vị đất đai .... - Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai có tính
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
…… ….***…………
LÊ PHÚC CHI LĂNG
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP LỚP PHỦ THỔ NHƯỠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
NÔNG LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ
HÀ NỘI – 2015
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
…… ….***…………
LÊ PHÚC CHI LĂNG
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP LỚP PHỦ THỔ NHƯỠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
NÔNG LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ Chuyên ngành: Địa lý Tài nguyên và Môi trường
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi và chưa được công
bố dưới bất kỳ hình thức nào
Các số liệu được sử dụng trong công trình là hoàn toàn trung thực,
những vấn đề trích dẫn liên quan đến công trình đều được sự đồng ý của
các tác giả
Người cam đoan
Lê Phúc Chi Lăng
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN 1
2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 2
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 3
3.1 Giới hạn phạm vi lãnh thổ 3
3.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu 3
4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 3
5 NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ 4
6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 4
6.1 Ý nghĩa khoa học 4
6.2 Ý nghĩa thực tiễn 4
7 QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
7.1 Quan điểm nghiên cứu 4
7.1.1 Quan điểm tiếp cận hệ thống 4
7.1.2 Quan điểm tiếp cận tổng hợp 5
7.1.3 Quan điểm lãnh thổ 5
7.1.4 Quan điểm tiếp cận kinh tế - sinh thái 6
7.1.5 Quan điểm tiếp cận phát triển bền vững 7
7.2 Phương pháp nghiên cứu 7
7.2.1 Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý tư liệu 7
7.2.2 Phương pháp so sánh địa lý 8
7.2.3 Phương pháp bản đồ 8
7.2.4 Phương pháp khảo sát thực địa 9
7.2.5 Phương pháp chuyên gia 9
8 CƠ SỞ TÀI LIỆU ĐỂ THỰC HIỆN LUẬN ÁN 10
9 CẤU TRÚC LUẬN ÁN 11
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP LỚP PHỦ THỔ NHƯỠNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 12
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN 12
Trang 51.1.1 Đất và đất đai 12
1.1.2 Tài nguyên đất và môi trường đất 13
1.1.3 Đơn vị đất đai, loại hình sử dụng đất đai, hiện trạng sử dụng đất 13
1.1.4 Thoái hóa đất 15
1.1.5 Đánh giá đất đai 15
1.1.6 Phát triển nông lâm nghiệp bền vững 16
1.2 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 17
1.2.1 Các công trình nghiên cứu theo hướng phân loại đất 17
1.2.2 Các công trình nghiên cứu theo hướng thoái hóa đất 21
1.2.3 Các công trình nghiên cứu theo hướng đánh giá và phân hạng đất đai 24
1.2.4 Các công trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và sử dụng hợp lý lãnh thổ có liên quan đến tỉnh Thừa Thiên Huế 28
1.3 QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THOÁI HÓA ĐẤT VÀ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ 33
1.3.1 Quan điểm đánh giá 33
1.3.2 Phương pháp đánh giá 35
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 41
Chương 2 ĐẶC TRƯNG ĐỊA LÝ PHÁT SINH VÀ THOÁI HÓA LỚP PHỦ THỔ NHƯỠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 42
2.1 CÁC YẾU TỐ PHÁT SINH VÀ THOÁI HÓA LỚP PHỦ THỔ NHƯỠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 42
2.1.1 Vị trí địa lý 42
2.1.2 Điều kiện địa chất và đá mẹ thành tạo đất 43
2.1.3 Điều kiện địa hình thành tạo đất 48
2.1.4 Điều kiện khí hậu thành tạo đất 51
2.1.5 Điều kiện thủy văn thành tạo đất 59
2.1.6 Điều kiện thảm thực vật thành tạo đất 64
2.1.7 Hoạt động của con người trong khai thác sử dụng đất 68
2.2 CÁC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẤT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 76
2.2.1 Quá trình phân hủy chất hữu cơ và hình thành mùn trong đất 76
2.2.2 Quá trình hình thành đất lầy 77
2.2.3 Quá trình bồi tụ phù sa 77
Trang 62.2.4 Quá trình hình thành đất mặn 77
2.2.5 Quá trình hình thành đất phèn 78
2.2.6 Quá trình feralit 79
2.2.7 Quá trình xói mòn và rửa trôi đất 79
2.3 ĐẶC ĐIỂM ĐẤT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 79
2.3.1 Các loại đất hình thành theo quy luật địa đới 82
2.3.2 Các loại đất hình thành theo quy luật phi địa đới 84
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 88
Chương 3 ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP LỚP PHỦ THỔ NHƯỠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG 90 3.1 THỰC TRẠNG THOÁI HÓA ĐẤT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 90
3.1.1 Các quá trình thoái hóa đất đặc trưng của các vùng địa lí 90
3.1.2 Hiện trạng thoái hóa đất (thoái hóa đất hiện tại) ở tỉnh Thừa Thiên Huế 97
3.2 ĐÁNH GIÁ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 106
3.2.1 Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 106
3.2.2 Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tỉnh Thừa Thiên Huế 110
3.2.3 Đánh giá và phân hạng thích hợp các đơn vị đất đai phục vụ phát triển nông lâm nghiệp 110
3.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 120
3.3.1 Cơ sở khoa học của việc đề xuất 120
3.3.2 Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất cho phát triển nông lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế theo chức năng đơn vị đất đai 126
3.3.3 Đề xuất giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên đất phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế 132
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 146
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 148
NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN xi
TÀI LIỆU THAM KHẢO xii
PHỤ LỤC xxiv
Trang 7ĐHKHTN Đại học Khoa học Tự nhiên
ĐHNN Đại học Nông nghiệp
ĐHSPHN Đại học Sư phạm Hà Nội
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QH & TKNN Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp
Trang 8UBKHKT Ủy ban khoa học kỹ thuật
UBND Ủy ban nhân dân
TIẾNG ANH - PHÁP
BOD Nhu cầu oxy sinh hoá (Biochemical oxygen Demand)
COD Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)
DO Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen)
FAO Tổ chức Nông lương Thế giới (Food and Agriculture Organization) GIS Hệ thống thông tin địa lý (Geographical Information System)
ISRIC Trung tâm Thông tin và Tham chiếu đất Quốc tế (International Soil
Reference and Information Center) ISSS Hội Khoa học đất Thế giới (International Society of Soil Science)
PACD Kế hoạch hành động chống sa mạc hóa (Plan of Action to Combat
Desertification) UNCCD Công ước Liên Hợp Quốc về chống sa mạc hóa (United Nations
Convention to Combat Desertification) UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (United Nations
Development Programme) UNEP Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (United Nations
Environment Programme) UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc
(United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization) WMO Tổ chức Khí tượng Thế giới (World Meteorological Organization)
Trang 9Bảng 2.1 Diện tích của các loại đá mẹ tạo thành đất tỉnh Thừa Thiên Huế 45 Bảng 2.2 Diện tích của các kiểu địa hình lãnh thổ tỉnh Thừa Thiên Huế 49 Bảng 2.3 Hệ thống chỉ tiêu bản đồ sinh khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế 56 Bảng 2.4 Đặc điểm hình thái một số sông chính ở tỉnh Thừa Thiên Huế 60 Bảng 2.5 Quan hệ giữa cây che phủ và xói mòn 68 Bảng 2.6 Một số chỉ tiêu về dân số và lao động tỉnh Thừa Thiên Huế giai
Bảng 2.7 Cơ cấu tổng sản phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế phân theo khu vực
kinh tế giai đoạn 2005 - 2012 70 Bảng 2.8 Một số chỉ tiêu văn hoá, xã hội năm 2012 so với cả nước 71 Bảng 2.9 Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2012 74 Bảng
Trang 10hiện tại
Bảng 3.6 Phân cấp chỉ tiêu thành phần cơ giới cho đánh giá thoái hóa đất
Bảng 3.7 Tác động của các loại hình sử dụng đất đến thoái hóa đất hiện tại 103
Bảng 3.8 Tổng hợp thoái hóa đất hiện tại theo đơn vị hành chính tỉnh Thừa
Bảng 3.9 Chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Bảng
3.10 Đặc điểm và quy mô diện tích các đơn vị đất đai tỉnh Thừa Thiên Huế Sau
Tr.110 Bảng
3.11 Tổng hợp nhu cầu sinh thái của các loại cây trồng 115 Bảng
3.12 Tổng hợp diện tích các hạng thích hợp theo các loại cây trồng 119 Bảng
3.13 Tổng hợp kết quả phân hạng thích hợp theo các loại cây trồng Sau
Tr.119 Bảng
3.14 Diện tích các loại/nhóm cây trồng giai đoạn 2008 - 2012 (ha) 121 Bảng
3.15 Sản lượng một số cây trồng giai đoạn 2008 - 2012 (tấn) 121 Bảng
3.16
Kết quả phân hạng ĐVĐĐ cho phát triển nông lâm nghiệp ở tỉnh
3.18
Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất cho phát triển
nông lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế theo ĐVĐĐ 129
Trang 11Chương 2
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế Sau Tr.42 Hình 2.2 Bản đồ địa chất tỉnh Thừa Thiên Huế Sau Tr.44 Hình 2.3 Bản đồ địa hình tỉnh Thừa Thiên Huế Sau Tr.49 Hình 2.4 Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế Sau Tr.57 Hình 2.5 Bản đồ thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế Sau Tr.61 Hình 2.6 Bản đồ thảm thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế Sau Tr.65 Hình 2.7 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2012 Sau Tr.75 Hình 2.8 Bản đồ đất tỉnh Thừa Thiên Huế Sau Tr.81
Chương 3
Hình 3.1 Sạt lở ở phía bắc chân đèo Phú Gia (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa
Hình 3.2 Sập nhà do xói lở sông ở sông Bồ (thôn Phò Ninh, xã
Phong An, huyện Phong Điền 93 Hình 3.3 Nhà cửa tại Phú Thuận bị sập do xói lở bờ biển 93
Hình 3.4 Hàm lượng chất hữu cơ tổng số trung bình của một số loại
đất tỉnh Thừa Thiên Huế 97 Hình 3.5 Thành phần cấp hạt của một số loại đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế 102 Hình 3.6 Bản đồ thoái hóa đất hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế Sau Tr.104 Hình 3.7 Tỷ lệ % thoái hóa hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế 105 Hình 3.8 Bản đồ đơn vị đất đai tỉnh Thừa Thiên Huế Sau Tr.110 Hình 3.9 Bản đồ phân hạng mức độ thích hợp cho cây hàng năm tỉnh
Trang 12Hình 3.10 Bản đồ phân hạng mức độ thích hợp cho cây bưởi thanh trà
tỉnh Thừa Thiên Huế Sau Tr.117
Hình 3.11 Bản đồ phân hạng mức độ thích hợp cho cây cao su tỉnh
Hình 3.12 Bản đồ phân hạng mức độ thích hợp cho cây keo tai tượng
tỉnh Thừa Thiên Huế Sau Tr.119
Hình 3.13
Bản đồ đề xuất định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất
cho phát triển nông lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thừa Thiên
Huế
Sau Tr.132
Trang 13PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Giờ nắng, nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, lượng bốc hơi của tỉnh Thừa
Thiên Huế
Phụ lục 2 Phân bố lượng dòng chảy theo mùa ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Phụ lục 3 Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt Quý IV năm 2010 tại tỉnh
Thừa Thiên Huế
Phụ lục 4 Phân cấp một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất
Phụ lục 5 Hiện trạng xói lở bờ biển Thừa Thiên Huế
Phụ lục 6 Một số phẫu diện đất ở các huyện trong tỉnh Thừa Thiên Huế
Phụ lục 7 Biểu đồ hàm lượng dinh dưỡng tổng số, dinh dưỡng dễ tiêu của một số
loại đất tỉnh Thừa Thiên Huế Phụ lục 8 Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp ĐVĐĐ cho cây hảng
Phụ lục 12 Lát cắt tổng hợp qua tỉnh Thừa Thiên Huế
Phụ lục 13 Một số hình ảnh về hiện trạng khai thác lãnh thổ ở tỉnh Thừa Thiên
Huế
Trang 14MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN
Lớp phủ thổ nhưỡng là tổng hợp các loại đất trong một không gian lãnh thổ
có mối quan hệ phát sinh, phát triển riêng và có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông lâm nghiệp Dưới tác động của các yếu tố phát sinh, thoái hóa, lớp phủ thổ nhưỡng phân hóa đa dạng và phức tạp, về tính chất, đặc điểm, từ đó đã tạo ra các giá trị khác nhau đối với các kiểu sử dụng đất đai
Thừa Thiên Huế là tỉnh nằm giữa miền Trung, thuộc vùng Bắc Trung Bộ, ở sườn Đông Trường Sơn, trong vùng sinh thái Đèo Ngang - Đèo Hải Vân, có đầy đủ các kiểu địa hình (núi, gò đồi, đồng bằng, ven biển), khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, hệ thực vật đa dạng, mạng lưới thủy văn dày đặc… phản ánh rõ đặc điểm vùng miền Với tổng diện tích đất tự nhiên không lớn, chỉ 503.320,53ha (trong đó diện tích đất nổi là 471.313,07ha) nhưng lớp phủ thổ nhưỡng của tỉnh chịu tác động của nhiều nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong phát sinh, phát triển, thoái hóa nên đã có sự phân hóa vô cùng phức tạp
Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đang phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, đã khẳng định tầm quan trọng của hoạt động nông lâm nghiệp cũng như xác định các loại cây trồng cần đầu tư phát triển (gồm: lúa nước; cây công nghiệp lâu năm: cao su, cà phê, hồ tiêu, quế; cây ăn quả: bưởi thanh trà, cam, quýt…) và nhấn mạnh công tác phát triển rừng sản xuất, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ với các vùng quy hoạch cụ thể để tăng diện tích lớp phủ rừng
Trên thực tế, hoạt động phát triển nông lâm nghiệp của tỉnh vẫn còn nhiều bất cập Một trong những vấn đề mang tính gay gắt đó là sự giảm sút hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong sử dụng đất, biểu hiện ở các mặt:
- Gia tăng các biểu hiện của thoái hóa đất như tình trạng đất bị nhiễm mặn (ở vùng ven bờ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai do hạn hán liên tục xảy ra với hơn 62.000ha); hiện tượng xâm thực bờ biển (trên tổng chiều dài 30km, trong đó có
Trang 1510km bị xói lở nặng ở các huyện Phong Điền, Quảng Điền…) xói lở bờ sông (gồm
84 điểm sạt lở với tổng chiều dài 73,35km tập trung tại các sông chính); hiện tượng cát bay cát chảy gia tăng ở những vùng khai thác titan do phá rừng phòng hộ (huyện Quảng Điền, Phú Lộc…), nuôi tôm trên cát… đã gây mất đất, ô nhiễm đất;
- Chất lượng rừng tỉnh Thừa Thiên Huế chưa được cải thiện đáng kể (trong rừng tự nhiên, rừng giàu và rừng trung bình chiếm tỷ lệ thấp, lần lượt là 15,83% và 23,4%, rừng nghèo và rừng chưa có trữ lượng chiếm trên 55%);
- Tình trạng chuyển đổi cây trồng tùy tiện của người dân (phá rừng phòng hộ
để nuôi tôm trên cát, phá rừng tự nhiên trồng cao su ở Nam Đông, A Lưới, chuyển đổi diện tích trồng cà phê sang sắn ở A Lưới…)
Để bảo vệ lớp phủ thổ nhưỡng, đồng thời thực hiện có hiệu quả định hướng phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải có sự đối chiếu hợp lý giữa các kiểu sử dụng đất đai và loại đất đai để đạt được hiệu quả cao trong sản xuất nông lâm nghiệp (thể hiện ở hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường và an sinh xã hội)
Do đó, việc “Nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững” nhằm xác định tiềm năng,
hiện trạng của lớp phủ thổ nhưỡng với vấn đề phát triển nông lâm nghiệp bền vững trong bối cảnh điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi đáng kể là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn
2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng luận cứ khoa học phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan có chọn lọc các tài liệu có liên quan làm căn cứ xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững
- Nghiên cứu đặc điểm địa lý phát sinh và thoái hóa lớp phủ thổ nhưỡng của tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 16- Làm rõ mức độ thoái hóa đất hiện tại của tỉnh Thừa Thiên Huế như là một căn cứ cần ưu tiên xem xét trong đánh giá thích hợp đất đai, phục vụ bố trí sản xuất nông lâm nghiệp
- Đánh giá tính thích hợp của lớp phủ thổ nhưỡng đối với các loại hình sản xuất nông lâm nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế
- Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý đất đai phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững
3 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
3.1 Giới hạn phạm vi lãnh thổ
Nội dung luận án được thực hiện trong phạm vi phần đất liền tỉnh Thừa Thiên Huế với tổng diện tích tự nhiên là 503.320,53ha
3.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung vào các nội dung chính:
- Phân tích đặc điểm, quy luật phát sinh, phát triển, thoái hóa đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế tạo nên đặc trưng của lớp phủ thổ nhưỡng của tỉnh
- Xác định mức độ thoái hóa đất hiện tại ở Thừa Thiên Huế, là yếu tố gây nguy cơ giảm sút tiềm năng lớp phủ thổ nhưỡng của tỉnh
- Đánh giá mức độ thích hợp của lớp phủ thổ nhưỡng nhằm xác định khả năng đất đai cho các loại hình sử dụng đất theo đơn vị đất đai Từ đó, đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững
- Giới hạn của luận án chỉ nghiên cứu các loại hình sử dụng nông lâm nghiệp
4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Làm rõ các đặc trưng phát sinh, phát triển, thoái hóa lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế trên quan điểm địa lý
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (có tính đến yếu tố thoái hóa đất) tỉnh Thừa Thiên Huế, tỷ lệ 1/100.000 phục vụ mục tiêu đánh giá thích hợp đất đai, đồng thời xác lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững ở lãnh thổ nghiên cứu
Trang 175 NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ
- Luận điểm 1: Lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế đa dạng, phức tạp
phản ánh quy luật địa lý phát sinh, phát triển, thoái hóa từ vùng đồi núi nhiệt đới đến vùng ven biển
- Luận điểm 2: Xác định mức độ thoái hóa đất hiện tại, đánh giá thích hợp đất
đai để cung cấp cơ sở khoa học cho các giải pháp sử dụng hợp lý lớp phủ thổ nhưỡng phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế
6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
6.1 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ thêm quy luật phát sinh, thoái hóa đất,
sự phân hóa tự nhiên… hình thành nên các đơn vị đất đai ở tỉnh Thừa Thiên Huế
- Luận án góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận đánh giá thích hợp đất đai, làm phong phú thêm hướng nghiên cứu của địa lý ứng dụng phục vụ quy hoạch, sử dụng hợp lý lãnh thổ
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án đã cập nhật phân tích nguồn dữ liệu mới về đất đai có giá trị phục
vụ quy hoạch, sử dụng hợp lý tài nguyên đất cho các loại hình nông lâm nghiệp
- Đây là tài liệu tốt cho các nhà hoạch định chính sách ở địa phương trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, quy hoạch khai thác lãnh thổ, đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy
7 QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1 Quan điểm nghiên cứu
7.1.1 Quan điểm tiếp cận hệ thống
Quan điểm hệ thống có ý nghĩa rất quan trọng khi nghiên cứu địa tổng thể tự nhiên Trên quan điểm hệ thống xác định cấu trúc không gian, phân tích chức năng của các hợp phần, các yếu tố cấu tạo nên cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của các thể tổng hợp tự nhiên trong quá trình trao đổi vật chất và năng lượng Quan điểm hệ thống cũng cho phép phân tích sự phân hóa lãnh thổ theo yếu tố động lực thành tạo qua đó tìm ra các mô hình thích ứng làm cơ sở cho dự báo biến động các thể tổng hợp tự nhiên
Trang 18Áp dụng quan điểm này, tác giả nghiên cứu đất trong một hệ thống có cấu trúc và chức năng với những tác động qua lại, gắn kết với nhau giữa các nhân tố hình thành đất và thoái hóa đất vì coi đất không chỉ là “tấm gương của cảnh quan” hay “vật mang của hệ sinh thái” mà còn là một hệ cảnh quan sinh thái hoàn chỉnh Bên cạnh đó, quan điểm này cũng được vận dụng vào phân tích cấu trúc và chức năng của các đơn vị đất đai Ngoài tiềm năng tài nguyên, chức năng phòng hộ, chức năng kinh tế các đơn vị đất đai còn được xem xét một cách cụ thể trên quan điểm
hệ thống khi đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên đất
7.1.2 Quan điểm tiếp cận tổng hợp
Đất là tấm gương của cảnh quan và là một hợp phần của địa tổng thể Quan điểm này xem xét các yếu tố, quá trình phát sinh - thoái hóa đất là một tổ hợp có tổ chức, giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau Sự tác động của con người vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên nào đó có thể làm thay đổi cả tổng thể Đồng thời do tính chất mở của các hệ địa lý và tính chất liên tục của tự nhiên mà những tác động có thể được truyền theo các kênh khác nhau Hiệu quả tích lũy của chúng không chỉ giới hạn trong phạm vi mà hoạt động đó xảy ra Tuy nhiên, quan điểm này không yêu cầu nhất thiết phải nghiên cứu tất cả các thành phần mà có thể lựa chọn những nhân tố có vai trò chủ đạo, có tính chất quyết định đến các thuộc tính cơ bản nhất của tổng thể
Trên cơ sở quan điểm tiếp cận tổng hợp, tác giả nghiên cứu thoái hóa đất và đánh giá thích hợp đất đai theo một số chỉ tiêu thích hợp và đại diện cho các thành phần tự nhiên theo cấu trúc thẳng đứng cũng như mối quan hệ giữa chúng bằng phương pháp phù hợp Thông qua việc lựa chọn và xử lý chỉ tiêu đại diện cho các thành phần như địa chất (đá mẹ), địa hình (độ cao, độ dốc), khí hậu (các kiểu sinh khí hậu, tính cực đoan của khí hậu), thủy văn (khả năng thoát nước), tính chất lớp phủ thổ nhưỡng (loại đất, tầng dày, thành phần cơ giới, độ chua, hàm lượng mùn, hàm lượng dinh dưỡng tổng số, hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu), thảm thực vật mà quan điểm này được vận dụng
7.1.3 Quan điểm lãnh thổ
“Cùng chung lãnh thổ” là một trong những nguyên tắc cơ bản của phân vùng địa lý thổ nhưỡng nói riêng và phân vùng địa lý tự nhiên nói chung Các thành phần
Trang 19tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội luôn có sự thay đổi theo thời gian và không gian Vì vậy, khi nghiên cứu một hợp phần hay tổng hợp tự nhiên cần xác định sự phân hóa không gian lãnh thổ đồng thời đánh giá các yếu tố trong nó phải gắn liền với một lãnh thổ cụ thể được phân chia Vận dụng quan điểm này, tác giả tiến hành nghiên cứu tính đặc thù trong phát sinh và thoái hóa đất gắn liền với các quá trình sinh thái, đồng thời đánh giá thích hợp đất đai theo các đơn vị lãnh thổ phân hóa bên trong nó (hay gọi là đơn vị đất đai) Mỗi đơn vị đất đai có mức độ thoái hóa tùy theo các vùng lãnh thổ và đây là yếu tố nhấn mạnh thêm sự cần lưu ý trong bố trí sử dụng các đơn vị đất đai phù hợp với mỗi loại hình sử dụng đất Do đó, việc đánh giá cần dựa trên cơ sở so sánh chỉ tiêu sinh thái của các loại cây trồng với đặc điểm của các đơn vị đất đai để xác định loại hình nông lâm nghiệp thích hợp phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững
7.1.4 Quan điểm tiếp cận kinh tế - sinh thái
Các hệ thống sản xuất nông lâm nghiệp là những hệ thống kinh tế - sinh thái Yếu tố kinh tế nằm trong mục tiêu sản xuất nông lâm nghiệp Yếu tố sinh thái là các yếu tố tự nhiên (địa hình, khí hậu, đất, nước ) có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát triển, phân bố của vật nuôi, cây trồng và sự bố trí các loại hình nông lâm nghiệp Quan điểm kinh tế - sinh thái đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu phải xác định vùng phân bố cây trồng, lựa chọn loại hình và mô hình sử dụng đất đai phù hợp cho hiệu quả kinh tế cao, phát triển ổn định và bảo vệ môi trường Cơ chế hoạt động của hệ kinh tế - sinh thái dựa vào sự tự điều chỉnh của tự nhiên, sự can thiệp của các biện pháp kỹ thuật, tổ chức xã hội, luật pháp, sự quản lý thông qua các quy hoạch và
kế hoạch của địa phương và trong cả nước, đồng thời chịu sự chi phối của các công ước, hiệp định toàn thế giới
Quan điểm tiếp cận kinh tế - sinh thái được luận án vận dụng trong việc lựa chọn các loại hình nông lâm nghiệp phục vụ mục tiêu đánh giá, bố trí các loại cây trồng, mô hình sản xuất nông lâm nghiệp phù hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường đất nói riêng và môi trường nói chung
Trang 207.1.5 Quan điểm tiếp cận phát triển bền vững
Phát triển bền vững dựa trên ba trụ cột hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường và hài hòa lợi ích xã hội Đánh giá tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng ở tỉnh Thừa Thiên Huế được tiến hành trên quan điểm phát triển bền vững về cả 3 lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường Vận dụng quan điểm này, trong đánh giá và đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên đất cho phát triển nông lâm nghiệp, luận án không chỉ dựa vào đặc điểm của tài nguyên đất, tiềm năng tự nhiên của các đơn vị đất đai mà còn xem xét đến hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng đất được lựa chọn, hiện trạng sử dụng đất cũng như phương hướng phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) của tỉnh
7.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án đã sử dụng đồng thời các phương pháp sau:
7.2.1 Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý tư liệu
7.2.1.1 Phương pháp thu thập, kế thừa tư liệu: Luận án đã kế thừa những tư liệu: (1)
Các bản đồ đơn tính về địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, thảm thực vật, hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế (2) Số liệu về: khí tượng thủy văn, phân tích sinh hóa thổ nhưỡng, đặc trưng phẫu diện đất điển hình ở các huyện, các yếu tố KT - XH (dân cư, lao động, tình hình phát triển KT - XH); kết quả đánh giá hiệu quả KT - XH của các mô hình nông lâm nghiệp đang áp dụng trên địa bàn nghiên cứu (3) Các kết quả nghiên cứu từ các chương trình, dự án có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài (phương pháp nghiên cứu thoái hóa đất, đánh giá thích hợp đơn vị đất đai; yêu cầu sinh thái của các nhóm loại cây trồng) (4) Các văn bản về chủ trương chính sách phát triển KT - XH đến năm 2020 của tỉnh Thừa Thiên Huế…
7.2.1.2 Phương pháp phân tích, xử lý tư liệu: Luận án tiến hành phân nhóm tư liệu
theo chủ đề, nội dung, mức độ phù hợp… so với yêu cầu của đề tài Trên cơ sở đó tiến hành chỉnh lí, lập kế hoạch điều tra khảo sát, để cập nhật, bổ sung số liệu cho các nội dung sau đây:
- Nguồn số liệu phục vụ cho xây dựng bản đồ thoái hóa đất hiện tại ở vùng nghiên cứu: Đặc điểm lý hóa của các nhóm đất ở một số phẫu diện đất điển hình để
Trang 21làm rõ đặc điểm thổ nhưỡng cho các đơn vị đất đai, các vùng đất bị thoái hóa ở các cấp độ khác nhau; Phân cấp chỉ tiêu thực vật trên cơ sở triết tách từ bản đồ thảm thực vật và hiện trạng sử dụng đất
- Nguồn số liệu về hiệu quả kinh tế - xã hội của các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp tiêu biểu cung cấp thêm cơ sở để đề xuất sử dụng đất đai
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp số liệu và xác định đặc tính chính của các đơn vị đất đai
7.2.2 Phương pháp so sánh địa lý
Vận dụng phương pháp này, để tiến hành phân tích tiềm năng tự nhiên của các đơn vị đất đai, xác định nhu cầu sinh thái của một số loại, nhóm cây trồng chủ yếu Sau đó, so sánh, đối chiếu các loại hình sử dụng với từng đơn vị đất đai trên địa bàn nghiên cứu để đánh giá mức độ thích hợp Ngoài ra, luận án còn làm rõ mức độ thoái hóa đất hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở so sánh với các tiêu chí đánh giá là các dấu hiệu thoái hóa đất về mặt vật lý, hóa học, chỉ thị thực vật trong quá khứ, hiện tại và tương lai Từ đó, phân chia các cấp độ, xu hướng thoái hóa để có hướng sử dụng lớp phủ thổ nhưỡng hợp lý
Trang 227.2.4 Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp này bao gồm các giai đoạn là: chuẩn bị, khảo sát thực địa khái quát, khảo sát thực địa chi tiết (được thực hiện theo các tuyến và nghiên cứu tại các điểm chìa khóa) và giai đoạn tổng kết Luận án đã tiến hành khảo sát thực địa trên các tuyến như sau:
- Tuyến AB: Từ An Bằng (Vinh An - Phú Vang) ở 160 25’ 11” vĩ độ Bắc, 1070
10’ 49” kinh độ Đông đi qua Lộc Bổn (Phú Lộc), Dương Hòa (Hương Thủy), và Hương Nguyên, Đông Sơn (A Lưới) ở 160 06’ 36” vĩ độ Bắc, 1070 18’ 58” kinh độ Đông
- Tuyến CD: Từ Điền Môn ở 160 42’ 2” vĩ độ Bắc, 1070 23’ 54” kinh độ Đôngđi qua Phong Hòa, Phong Thu, Phong Mỹ, Phong Xuân (Phong Điền), Hồng Hạ, Sơn Thủy, Hồng Thái (A Lưới) ở 160 11’ 29” vĩ độ Bắc, 1070 11’ 51” kinh độ Đông
Trên các tuyến cắt, các điểm chìa khóa (các tuyến khảo sát và điểm chìa khóa được xác định tọa độ bằng máy định vị GPS) được lựa chọn để nghiên cứu các phẫu diện đất điển hình (phụ lục) đại diện cho các nhóm đất, đặc trưng các đơn vị đất đai, các mô hình nông lâm nghiệp đang áp dụng, loại hình sử dụng đất có các nhóm cây trồng liên quan đến nghiên cứu của luận án Cụ thể:
+ Nhận diện, mô tả các dạng thoái hóa, các đơn vị đất thoái hóa được xác định ranh giới và khoanh vẽ trên bản đồ nền
+ Nhận diện, so sánh các yếu tố thành phần của các đơn vị đất đai
+ Mô tả, phân tích các mô hình nông lâm nghiệp, các loại hình sử dụng đất
có các nhóm cây trồng đề tài đưa vào đánh giá
+ Khảo sát, điều tra phỏng vấn nhanh người dân về hiệu quả kinh tế của các
mô hình, nhóm cây trồng đang áp dụng theo quy định để bổ sung, cập nhật nguồn
số liệu kế thừa
7.2.5 Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia được vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm lấy
ý kiến của các nhà khoa học trọng việc chọn chỉ tiêu đánh giá, loại hình đánh giá, nhu cầu sinh thái của một số cây trồng chủ yếu, các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất, hiệu quả KT - XH của các mô hình nông lâm nghiệp đang có trên địa
Trang 23bàn Ngoài ra, luận án còn tham khảo ý kiến của các nhà quản lý của các ngành có liên quan, cán bộ và nhân dân địa phương về nội dung nghiên cứu Đặc biệt, các ý kiến đóng góp trong quá trình thực hiện luận án của thầy giáo hướng dẫn và các thầy cô thông qua hội đồng chuyên đề, hội thảo, hội đồng cơ sở đã giúp luận án hoàn thiện hơn
8 CƠ SỞ TÀI LIỆU ĐỂ THỰC HIỆN LUẬN ÁN
Luận án được thực hiện trên cơ sở khối lượng tài liệu phong phú bao gồm các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã công bố và tài liệu do chính tác giả thu thập và thực hiện trong quá trình tham gia nghiên cứu một số đề tài thuộc Chương trình cấp Bộ, cấp Đại học Huế, cấp Trường
Các đề tài tác giả tham gia có liên quan đến luận án bao gồm: Đề tài cấp Bộ
“Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp dọc hành lang đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa phận Thừa Thiên Huế theo hướng phát triển bền vững ”(B 2012-DHH -103) năm 2012;
Đề tài cấp Đại học Huế “Thoái hóa đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất giải pháp ngăn ngừa, hạn chế thoái hóa” (DHH 2011-03-36); “Sử dụng bền vững đất đô thị đô thị
ở Thành phố Huế” (DHH 2013 - 03-39) năm 2013; Đề tài cấp Trường “Các dạng thoái hóa đất huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất các giải pháp sử dụng đất bền vững”( T-10-TN-67), “Phân vùng theo yêu cầu phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Hương trên quan điểm địa lý tự nhiên và đề xuất một số giải pháp bảo vệ”(T-10-TN-66)
Tác giả cũng đã tham khảo, kế thừa rất nhiều tài liệu có giá trị, tiêu biểu là: (1)
Hệ thống bản đồ đất tỉnh Thừa Thiên Huế tỷ lệ 1/100.000 (Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp), bản đồ địa chất tỷ lệ 1/200.000 (Nguyễn Văn Trang và nnk), bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000, bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/100.000 tỉnh Thừa Thiên Huế; (2) Kết quả điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, số liệu phân tích hoá - lý - sinh học của các mẫu đất, hệ thống phẫu diện đất của các huyện trong
tỉnh Thừa Thiên Huế của Nguyễn Văn Cư năm 2003, 2005 trong công trình “Điều tra
cơ bản tổng hợp có định hướng điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên các huyện tỉnh Thừa Thiên Huế”, năm 2010 “Xây dựng đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Hương”; (3) Các phân tích về điều kiện tự nhiên, lớp phủ thổ nhưỡng của vùng
Trang 24nghiên cứu trong các chương trình, dự án do Viện Địa lí chủ trì “Đặc điểm lớp phủ thổ nhưỡng và tác động của chúng (tự nhiên và bị khai thác) tới các tai biến thiên nhiên trên lưu vực sông Hương và đề xuất các giải pháp phòng tránh giảm thiểu thiệt hại”…;
(4) Các công trình nghiên cứu, bài báo, chuyên đề khác đã được công bố; Các báo cáo tổng kết các chương trình, dự án, đề tài lưu trữ tại các Bộ: Bộ TN&MT, KH&CN, NN&PTNT Các Viện nghiên cứu chuyên ngành như: Viện Địa lý, Viện Địa chất, Viện QH&TKNN, Viện Điều tra quy hoạch rừng Ở các trường Đại học: ĐHKHTN, ĐHSPHN, ĐHNN Cập nhật tài liệu từ các trang thông tin điện tử của các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam, các địa phương trong vùng nghiên cứu có liên quan đến nội dung nghiên cứu cũng được luận án vận dụng như
“Ứng dụng nội dung và phương pháp đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác của FAO vào điều kiện thực tiễn Việt Nam” của Trần An Phong năm 1995, …; (5) Các
văn bản, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế của UBND tỉnh
và các ban ngành có liên quan như “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch
sử dụng đất thời kỳ đầu 2011 - 2015 tỉnh Thừa Thiên Huế”, “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020”…
9 CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Cấu trúc của luận án ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung được trình bày trong 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng
phục vụ phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương 2 Đặc trưng địa lí phát sinh và thoái hóa lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh
Thừa Thiên Huế
Chương 3 Đánh giá tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế
phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững
Trang 25Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP LỚP PHỦ THỔ NHƯỠNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
1.1.1 Đất và đất đai
Khi bàn về vấn đề đất nói chung, người ta thường sử dụng hai thuật ngữ phân biệt, đó là đất (Soil) và đất đai (Land) Cần xác định sự khác nhau giữa đất và đất đai
- Đất
Theo nghĩa Hán - Việt, đất là thổ nhưỡng
Theo V V Docutraev: “Đất là một thể của tự nhiên có lịch sử riêng biệt và độc lập, được hình thành do tác động tương hỗ của các nhân tố như địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật, con người và thời gian” Định nghĩa này đã phản
ánh xác thực nguồn gốc hình thành đất
- Lớp phủ thổ nhưỡng
Là phần trên cùng của lớp vỏ phong hóa có vai trò tham gia tích cực của vòng tuần hoàn sinh học Lớp phủ thổ nhưỡng mỏng hơn lớp vỏ phong hóa nhưng rất quan trọng đối với con người[72]
- Nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng
Là đánh giá chất lượng đất thông qua nghiên cứu các loại đất (các tính chất
lý hóa học đất, độ phì đất), sự phân hóa lớp phủ thổ nhưỡng thành các đơn vị đất đai (đặc tính và tính chất đất đai) và yêu cầu sử dụng đất của các loại cây trồng tại mỗi khu vực đánh giá chất lượng đất Đánh giá chất lượng đất có thời gian sản xuất lâu dài cần chú ý đến thực trạng và nguy cơ suy thoái đất tạo ra các loại đất thoái hóa
Từ đó, đưa ra các cảnh báo về thực trạng thoái hóa đất đã và đang diễn ra, gây hậu họa trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp hiện tại
- Đất đai
Theo FAO, đất đai bao gồm tất cả các yếu tố của môi trường tự nhiên Những yếu tố này ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đất Như vậy, đất đai không chỉ có lớp
Trang 26phủ thổ nhưỡng mà còn bao gồm cả những yếu tố của môi trường liên quan như địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, lớp phủ thực vật, động vật [72, tr.90] Đất đai là một tổng thể tự nhiên bao gồm đặc tính của các thành phần cấu tạo: địa hình, khí hậu,
thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật và những tác động trong quá khứ cũng như hiện tại của con người [108], [112] Theo Tôn Thất Chiểu [10], khái niệm đất (Soil) là thổ
nhưỡng gắn với độ phì nhiêu, còn đất đai (Land) gắn với mặt bằng lãnh thổ, chỉ vị trí
chiếm chỗ trên hành tinh để bố trí toàn bộ các ngành kinh tế - xã hội
Như vậy, có thể hiểu đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí cụ thể và có các thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn, sinh vật), kinh tế - xã hội (dân cư, lao động, hoạt động sản xuất) [33]
1.1.2 Tài nguyên đất và môi trường đất
- Tài nguyên đất
Đất bao gồm thành phần vật chất và năng lượng hàm chứa trong nó được phát sinh sau cùng Khi đất được đưa vào sử dụng cho con người thì đất là tài nguyên [79] Tài nguyên đất có khả năng phục hồi song có tính chậm chạp Để hình thành một phẫu diện đất hoàn chỉnh phải cần đến hàng trăm thậm chí hàng nghìn năm
- Môi trường đất
Môi trường đất là một môi trường sinh thái hoàn chỉnh, có đầy đủ thành phần, cấu trúc và hoạt động như một cơ thể sống đồng thời là một “môi trường thành phần” của hệ thống môi trường bao quanh nó
1.1.3 Đơn vị đất đai, loại hình sử dụng đất đai, hiện trạng sử dụng đất
- Đơn vị đất đai (Land Units - LU)
Theo FAO [112], thuật ngữ đơn vị đất đai (ĐVĐĐ) dùng để chỉ một diện tích đất đai với những điều kiện môi trường đặc trưng riêng, được phân biệt nhờ các
thuộc tính như đặc điểm đất đai và chất lượng đất đai ĐVĐĐ được xem là đơn vị tự nhiên cơ sở để đánh giá đất đai, ĐVĐĐ không phụ thuộc vào tỷ lệ và kiểu loại bản đồ
Theo Hội Khoa học đất Việt Nam [33], ĐVĐĐ là những vùng đất trên thực tế, tương ứng với các khoảnh đất trên bản đồ có sự đồng nhất tương đối về các chỉ tiêu,
đó là các tính chất, đặc điểm đất đai cơ bản thuộc về tự nhiên và cả KT - XH Một
Trang 27vùng đất có cùng khả năng sử dụng, với cùng một mức độ thích nghi cho một loại hình sử dụng đất đai nào đó được xác định là một ĐVĐĐ và nó đơn vị cơ sở để tiến hành đánh giá, phân hạng, quy hoạch, bố trí sử dụng đất đai
Theo Trần An Phong [72] ĐVĐĐ được sử dụng làm đơn vị cơ sở cho đánh giá là thể tổng hợp của nhiều loại bản đồ được chồng ghép lên nhau như bản đồ đất, đẳng mưa, độ dốc, độ dày tầng đất, ngập lụt… Kết quả xây dựng bản đồ ĐVĐĐ là
có sự đồng nhất tương đối của các yếu tố tự nhiên và có sự phân biệt của một hoặc nhiều yếu tố tự nhiên so với vùng lân cận, ví dụ: độ dốc, độ cao địa hình, loại đất… Các ĐVĐĐ được thể hiện trên bản đồ là những vùng với những đặc tính và chất lượng đủ để tạo nên sự khác biệt với các ĐVĐĐ khác Mục đích chính của việc xác định các ĐVĐĐ là tìm ra mức độ thích nghi tối đa để từ đó bố trí loại hình sử dụng đất đai sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường
Trên quan điểm địa lý ứng dụng, luận án vận dụng cách tiếp cận này để phân cấp lãnh thổ nghiên cứu thành các đơn vị cơ sở - các đơn vị đất đai Mỗi ĐVĐĐ thể hiện chỉ tiêu tổng hợp liên quan đến sử dụng đất đai và là đơn vị cơ sở để đánh giá nhằm bố trí các loại hình sử dụng đất đai hợp lý
- Loại hình sử dụng đất đai (Land Use Type - LUT)
Loại hình sử dụng đất đai là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất đai của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện KT - XH
và kỹ thuật xác định [36, tr.28]
Loại hình sử dụng có thể hiểu theo nghĩa rộng là loại hình sử dụng đất đai chính (a major kind of land use) dùng trong đánh giá khái quát [33] Đôi khi, không phân biệt thật rạch ròi các loại hình sử dụng đất chính và các kiểu sử dụng đất, mà gọi chung là các loại hình sử dụng đất đai, với mức độ chi tiết thay đổi theo phạm vi
và mục đích nghiên cứu
Trong sản xuất nông lâm nghiệp (NLN), loại hình sử dụng đất đai được hiểu khái quát là những hình thức sử dụng đất đai để sản xuất một hoặc một nhóm cây trồng, vật nuôi trong chu kỳ một năm hoặc nhiều năm ĐVĐĐ là nền, còn loại sử dụng đất đai là đối tượng để đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi của đất đai [33]
Trang 28- Hiện trạng sử dụng đất
Hiện trạng sử dụng đất thể hiện qua phân bố các loại cây trồng, thảm thực vật
tự nhiên… là kết quả của quá trình sử dụng đất của con người trong quá khứ và hiện tại Đánh giá sử dụng đất làm tiền đề cho định hướng phát triển, quy hoạch sử dụng đất trong tương lai Hiện nay đang phổ biến cách phân loại hiện trạng sử dụng đất, như sau: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất dân cư, đất chuyên dùng… [72, tr.57-87]
1.1.4 Thoái hóa đất
Có nhiều cách hiểu khác nhau về thoái hóa đất: Nguyễn Đình Kỳ trong nghiên cứu tổng hợp thoái hóa đất đỏ bazan Tây Nguyên (1984 - 1988), cho rằng: Trong giai đoạn phát sinh, phát triển, thoái hóa đất bị chi phối bởi các quá trình tự nhiên vốn có gọi là thoái hóa tiềm năng Thoái hóa từng yếu tố tính chất đất hoặc thoái hóa toàn diện trong mỗi thời điểm khai thác sử dụng đất được coi là thoái hóa hiện tại [40]
Theo FAO (2003), thoái hóa đất là sự suy giảm tạm thời hoặc vĩnh viễn khả năng sản xuất của đất [114]
Báo cáo Hiện trạng Môi trường Việt Nam năm 2005 quan niệm: “Đất bị thoái hóa là đất có độ phì nhiêu kém đi và mất cân bằng dinh dưỡng do bị rửa trôi, xói mòn, suy thoái hóa học (mặn hóa, phèn hóa), mất chất dinh dưỡng, mùn và các chất hữu cơ, đất bị chua, xuất hiện nhiều độc tố gây hại cây trồng, úng ngập, thoái hóa hữu cơ, đất bị trượt lở, hoang mạc hóa”[6]…
Như vậy, những định nghĩa và khái niệm nói trên đều đề cập đến sự suy giảm năng suất và khả năng sản xuất của đất Thoái hóa đất diễn ra đồng thời với quá trình phát sinh, phát triển, tiến hóa của tài nguyên đất Nguyên nhân gây ra thoái hóa đất rất đa dạng và phức tạp, gắn liền với điều kiện phát sinh đất Có nơi thoái hóa đất là thoái hóa tự nhiên và nơi khác lại là thoái hóa nhân tác [42], [43], [44]
1.1.5 Đánh giá đất đai
Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của
vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại sử dụng đất yêu cầu phải có [33, tr.271] Trong đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển NLN thì đánh giá chính là xác định mức độ thích hợp của ĐVĐĐ cho các loại hình sử dụng đất đai và
Trang 29cũng là tiền đề cho các định hướng, đề xuất nhằm góp phần sử dụng đất đai hợp lý
1.1.6 Phát triển nông lâm nghiệp bền vững
- Phát triển bền vững: Theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam năm
2005: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng của nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ
xã hội và bảo vệ môi trường” [58] Theo định nghĩa này thì phát triển bền vững là
phát triển tạo nên một nền kinh tế tăng trưởng đều cả về lượng và chất; một xã hội
ổn định; các nguồn tài nguyên, sinh thái, môi trường được bảo tồn
- Phát triển nông lâm nghiệp bền vững là phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp nhằm bảo đảm nhu cầu nông, lâm sản của con người theo hướng duy trì chất lượng môi trường (bảo đảm tỷ lệ che phủ rừng, tỷ lệ đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học, giảm tối đa diện tích đất bị thoái hóa, bảo vệ nguồn nước…), cho hiệu quả kinh
tế cao và giảm khoảng cách phân hóa về thu nhập
Mục tiêu của phát triển nông lâm nghiệp bền vững cần phải đồng thời hướng đến ba mục tiêu chính là phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và tài nguyên môi trường Trong đó:
Phát triển nông nghiệp bền vững gồm phát triển nông nghiệp theo các loại hình tổ chức kinh tế (hai loại hình tổ chức chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp là hộ nông dân và cộng đồng phát triển nông nghiệp), theo ngành (trong nông nghiệp ba ngành cần phải tiếp cận là trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản) và theo vùng (phát triển nông nghiệp theo từng đặc điểm, tiềm năng của vùng như đồng bằng, trung du, miền núi) Phát triển nông nghiệp bền vững nhằm: Đảm bảo đạt được năng suất, chất lượng và sản lượng cao để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu nhiều mặt của toàn xã hội về sản phẩm nông nghiệp; Tạo ra các sản phẩm nông nghiệp với chất lượng cao, sạch; Đảm bảo sự phát triển không ngừng các nguồn tài nguyên được sử dụng trong nông nghiệp; Bảo vệ môi trường chống ô nhiễm, tạo lập môi
Trang 30trường sản xuất, môi trường sống trong lành, xây dựng môi trường sinh thái phát triển bền vững; Nâng cao thu nhập của nông dân
Nềnlâm nghiệp bền vững có vị trí quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội của từng quốc gia nói riêng và của toàn cầu nói chung Chúng góp phần đắc lực trong việc giảm thiểu tác hại của thiên tai và ứng phó tích cực với biến đổi khí hậu trên thế giới, đóng góp quan trọng cho quá trình xây dựng một nền kinh tế xanh, hướng tới phát triển bền vững Phát triển lâm nghiệp bền vững là phát triển theo hướng tăng diện tích và chất lượng của hệ thống rừng phòng hộ, bao gồm cả hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ môi trường đô thị, hệ thống rừng ngập mặn và hệ thống rừng phòng hộ trên đất cát ven biển; hệ thống rừng tự nhiên đầu nguồn chính được quản lý bền vững; hạn chế các tác động tiêu cực đối với hệ sinh thái rừng do biến đổi khí hậu; xây dựng được cơ sở pháp lý hình thành quỹ cacbon trong lâm nghiệp và tham gia thị trường cacbon; đời sống người dân địa bàn lâm nghiệp được cải thiện
1.2 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.2.1 Các công trình nghiên cứu theo hướng phân loại đất
Phân loại đất thể hiện qui luật xuất hiện của các đơn vị đất trong tự nhiên một
cách logic [33] Có nhiều trường phái phân loại đất trong lịch sử phân loại đất trên thế giới và ở nhiều quốc gia khác nhau
1.2.1.1 Trên thế giới
Hiện nay, thế giới tồn tại ba khuynh hướng chính trong phân loại đất
- Phân loại đất phát sinh theo trường phái Đông Âu
Cách phân loại này dựa vào các yếu tố hình thành đất, quá trình hình thành đất
và cấu tạo phẫu diện Cách thức phân loại đất theo các cấp hạng: Lớp (klass), phụ lớp (pod klass), loại (type) và cách nghiên cứu, khảo sát đất theo cấu trúc phẫu diện đất với các tầng phát sinh A, B, C, D trở thành cơ sở nền tảng trong phương pháp luận của
Trang 31khoa học đất hiện đại Nhiều nước thuộc Liên Xô (cũ), Ba Lan, Tiệp Khắc, Trung Quốc, Việt Nam… đã ứng dụng học thuyết này trong nghiên cứu và phân loại đất
Yếu tố phát sinh như đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật, thời gian là chỉ tiêu đầu tiên trong phân loại đất tự nhiên Hai nhóm chỉ tiêu cho phân loại các cấp tiếp theo là quá trình phát sinh và tính chất đất được thể hiện trong các cấp phân loại thấp hơn như: Loại phụ (Pod Typ), Thuộc (Rod), Chủng (Vid), Biến chủng (Raznovidnosti), Bậc (Razrad) Như vậy, mỗi một đơn vị đất ở một cấp nào đó được phân loại đều biểu hiện
sự khác nhau theo 3 nhóm chỉ tiêu: yếu tố phát sinh - quá trình phát sinh - tính chất đất
- Phân loại đất theo trường phái Mỹ
Đây là phân loại đất theo quan điểm định lượng: định lượng tính chất và chẩn đoán định lượng tầng phát sinh (Soil Taxonomy) được Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố và áp dụng rộng rãi ở các nước phương Tây [124] Cơ sở để phân loại là tính chất đất có quan hệ với hình thái phẫu diện Vì vậy phải định lượng các tầng phát sinh và xác định tên đất để phân loại theo chẩn đoán các tầng phát sinh Các tầng phát sinh được định lượng theo những chỉ tiêu hình thái và tính chất đất bằng những
phương pháp xác định (gọi là tầng chẩn đoán - diagnostic horizons và tính chất tầng chẩn đoán - diagnostic properties)
Hệ thống phân loại đất Soil Taxonomy bao gồm 6 cấp: Lớp (Orders) → Lớp phụ (Suborder) → Nhóm lớn (Great groups) → Nhóm phụ (Sub groups) → Họ (Families) → Kiểu loại (Series) → Loại (Types) [124] Chỉ tiêu của từng cấp được quy định cụ thể bằng những thuật ngữ xác định bản chất của đất Phân loại đất Soil Taxonomy là một hệ thống mở cho phép dễ dàng bổ sung những đơn vị đất mới được phát hiện ở mọi quốc gia
- Phân loại đất theo FAO - UNESCO
Cơ sở phân loại đất theo FAO - UNESCO về cơ bản cũng giống như phương
pháp định lượng Soil Taxonomy Trường phái này dựa vào định lượng các tính chất đất, các dấu hiệu chẩn đoán, xác định theo từng nhóm lớn, từng loại và loại phụ
Hệ thống phân loại của FAO - UNESCO có 3 cấp cơ bản: Nhóm lớn (Major Soil Groupings), đơn vị đất (Soil Units), đơn vị phụ (Soil Subunits) Trong tài liệu
Trang 32của dự án FAO - UNESCO công bố năm 1988, bản đồ đất Thế giới gồm 28 nhóm và
153 đơn vị, chia thành 8 cột [113] Hệ thống phân loại này đã sắp xếp các nhóm và đơn vị đất theo các cột để thể hiện cơ sở địa lý và sự tiến hóa đất Các nhóm đất được tiếp tục phân chia thành các đơn vị tùy theo sự khác biệt giữa kiểu điển hình và các kiểu trung gian
Tóm lại, phân loại đất theo FAO - UNESCO là một trường phái phân loại định lượng, hệ thống danh pháp đơn giản, dễ hiểu nên khả năng áp dụng rộng rãi
Ngoài 3 trường phái nghiên cứu phân loại đất kể trên còn có trường phái địa mạo - thổ nhưỡng Pháp, trường phái lập địa Đức…
1.2.1.2 Ở Việt Nam
Nghiên cứu phân loại đất ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của các trường phái nghiên cứu đất ở nước ngoài Lịch sử nghiên cứu đất Việt Nam có thể chia thành 3 giai đoạn chính
a Giai đoạn trước năm 1954
Trong thời kỳ này, việc nghiên cứu phân loại đất ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu
và chưa thành hệ thống
Vào thế kỷ XVIII, dưới triều đại phong kiến, nhằm phục vụ nhu cầu quản lý,
sử dụng, cấp đất và đánh thuế đất, một số tri thức về đất đã được tổng kết và được
phân hạng, phân loại Trong công trình của Lê Quý Đôn (Vân Đài loại ngữ - Phủ biên tạp lục), các đơn vị đất núi, đồi, đồng bằng, vàn cao, vàn thấp, trũng… được
xác định với phân hạng “nhất đẳng điền”, “nhị đẳng điền”
Trong nửa đầu thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu về đất Việt Nam chủ yếu
do các nhà khoa học Pháp thực hiện Mục đích của phân loại đánh giá đất chủ yếu giới hạn ở các vùng có khả năng khai thác đồn điền Điển hình là công trình nghiên cứu của Y Henry (1926, 1931), đã phân chia đất trên cao nguyên bazan thành các
loại đất nâu đỏ, đỏ và đất đen; công trình của E.M Castagnol (1950) [109] đã phân
chia toàn bộ đất Việt Nam thành 2 nhóm: Nhóm đất đỏ laterit và nhóm đất phù sa dựa trên quan điểm thổ nhưỡng học phát sinh về mối tương quan thổ nhưỡng với địa hình
b Giai đoạn từ 1954 đến 1975
Trang 33Do đất nước bị chia cắt thành 2 miền nên các xu hướng nghiên cứu và phân loại đất ở mỗi miền chịu ảnh hưởng của những trường phái khác biệt nhau
- Ở miền Bắc
Các nhà khoa học đất theo trường phái phân loại đất phát sinh của V.V Docutraev Bắt đầu từ năm 1958, với sự cộng tác của V.M Fridland, các nhà thổ nhưỡng (Lê Duy Thước, Trần Khải, Cao Liêm, Tôn Thất Chiểu, Đỗ Ánh, Lê Thành
Bá, Vũ Cao Thái) đã tiến hành thành lập sơ đồ đất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ
1/1.000.000 [33] Sau đó là công trình “Các loại đất chính miền Bắc Biệt Nam” của
Vũ Ngọc Tuyên và NNK [90] Đặc biệt là “Đất và vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm: lấy thí dụ miền Bắc Việt Nam” của V.M Fridland đã công bố tại Liên Xô (cũ) [23]
được xem là những tài liệu nghiên cứu về đất Việt Nam với một cơ sở khoa học tổng quát và có hệ thống lần đầu tiên được công bố
Cũng theo hướng đó, hàng loạt bản đồ đất tỷ lệ trung bình cho các tỉnh và bản
đồ đất tỷ lệ lớn cho các nông trường và một số huyện, đặc biệt, bản đồ đất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 (bao gồm 9 nhóm và 37 loại đất) đã được xây dựng
- Ở miền Nam
Các nhà khoa học đất theo phương pháp định lượng Soil Taxonomy Năm
1960, F.R Moormann (chủ biên) đã thành lập bản đồ đất tổng quát miền Nam Việt Nam, với 25 đơn vị đất, tỷ lệ 1/1.000.000 [115] Tiếp theo là những nghiên cứu phân loại và xây dựng bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn cho các vùng và tỉnh ở đồng bằng sông Mê Kông của các tác giả Thái Công Tụng, Trương Đình Phú, Châu Vạn Hạnh…
Như vậy, trong giai đoạn này, ở hai miền Bắc và Nam đều có những công trình nghiên cứu quan trọng và có giá trị Tuy nhiên, do phương pháp phân loại đất khác nhau nên việc liên kết, tổng hợp bản đồ đất hai miền gặp khó khăn
c Giai đoạn từ 1975 đến nay
Sau năm 1975, công tác nghiên cứu phân loại đất và xây dựng bản đồ đất được phát triển sâu rộng Năm 1976, Ban biên tập bản đồ đất Việt Nam đã xây dựng bảng phân loại và bản đồ đất tỷ lệ 1/1.000.000 chung cả nước Sau đó, tiến hành xây dựng bảng phân loại đất theo phát sinh học đất với tỷ lệ trung bình và lớn cho các tỉnh
Trang 34nhằm tổng hợp diện tích đất từng tỉnh, từng vùng trong cả nước phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH)
Các hệ thống phân loại đất ở Việt Nam chủ yếu là phân loại phát sinh đất dựa trên cơ sở chỉ tiêu tổng hợp của các yếu tố hình thành, các quá trình thành tạo đất và các tính chất đất Cả 3 mặt nói trên đều làm cơ sở cho mọi cấp phân loại [23], [33]
Để hội nhập quốc tế, hiện nay Hội khoa học Đất Việt Nam đã chuyển đổi tương ứng hệ thống phân loại đất Việt Nam sang hệ thống phân loại đất thế giới của FAO - UNESCO [33] Dựa vào các kết quả nghiên cứu trên, luận án đã lựa chọn phân loại đất tỉnh TTH theo trường phái phát sinh học đất, có đối chiếu với các đơn
vị phân loại đất theo phương pháp định lượng của FAO - UNESCO
1.2.2 Các công trình nghiên cứu theo hướng thoái hóa đất
Theo FAO - UNESCO, hằng năm, đất trồng trọt trên thế giới bị thoái hóa từ 5
- 7 triệu ha và nhiều nơi trên thế giới bị hoang mạc hóa, sa mạc hóa (diện tích sa mạc hóa đã lên đến 39,4 triệu km2, chiếm 26,3% diện tích đất tự nhiên toàn thế giới) Do
đó, việc nghiên cứu thoái hóa đất được các nhà khoa học, các tổ chức trên thế giới cũng như ở Việt Nam chú trọng Có thể liệt kê một số công trình nổi bật sau:
1.2.2.1 Trên thế giới
Năm 1977, Hội nghị quốc tế về hoang mạc hóa - sa mạc hóa do Liên Hợp Quốc
tổ chức đã thông qua kế hoạch hành động chống sa mạc hóa (PACD)
Năm 1979, UNEP, UNESCO, WMO và ISSS đã đưa ra phương pháp đánh giá đất dựa trên việc thu thập các dữ liệu đã có, các đặc trưng của yếu tố môi trường tác động đến quá trình thoái hóa, điều kiện hình thành, loại hình sử dụng, công tác quản
lý đất
Năm 1982, tổ chức FAO - UNEP đã đưa ra phương pháp tạm thời đánh giá và
xây dựng bản đồ hoang mạc hóa thế giới tỷ lệ 1/25.000.000 (Provisional methodology for assessment and mapping of desertification)
Tháng 9 năm 1987, Trung tâm thông tin và tham chiếu đất quốc tế (ISRIC)
thực hiện dự án “Đánh giá thoái hóa đất toàn cầu (GLASOD)” trong thời gian 3
năm Dự án có 2 nội dung chính:
Trang 35+ Xây dựng bản đồ thực trạng thoái hóa đất thế giới tỷ lệ 1/10.000.000 + Đánh giá chi tiết thực trạng thoái hóa đất và các hậu quả, rủi ro cho các khu vực nghiên cứu ở Mỹ La tinh (Argentina, Brazil và Uruguay), xây dựng bản đồ thoái hóa tỷ lệ 1/1.000.000 [120]
Năm 1994, Anbalagan và Bonham Carter đã ứng dụng GIS vào nghiên cứu
thoái hóa đất tại bang Ohio của Mỹ [107] Cũng trong năm này, Công ước chống sa
mạc hóa (UNCCD) trên phạm vi toàn cầu do Liên Hợp Quốc xây dựng đã được thông qua tại Paris, có hiệu lực từ tháng 12/1996
Năm 1999, Sara J Scherr trong Hội thảo chuyên gia về nghèo đói và môi trường tại Brussels (Bỉ) đã đánh giá mối quan hệ giữa sử dụng đất nông nghiệp và thoái hóa đất ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương [121] Năm 2002, ông tiếp tục nghiên cứu
về tác động của thoái hóa đất đến an ninh lương thực ở các nước đang phát triển [122]
Tháng 7/2001, Chính phủ Brazil đã tiến hành chương trình đánh giá thoái hóa đất với sự hỗ trợ của thiết bị và công nghệ tính toán hiện đại đã làm rõ mức độ
thoái hóa đất một các định lượng [118]
Từ 17 đến 19/2/2009, Bộ Môi trường Latvia, UNDP và Đại học Latvia đã đồng tổ chức Hội nghị quốc tế về thoái hóa đất và đưa ra một số chương trình hành động cụ thể ngăn chặn thoái hóa đất, cải tạo và phục hồi độ phì cho đất canh tác tại Latvia nói riêng và toàn thế giới nói chung [117]
Từ 26 đến 27/6/2013, Chính phủ Hàn Quốc và ban điều hành UNCCD đã tổ
chức Hội nghị tư vấn không chính thức về vấn đề suy thoái đất trên thế giới (The informal Consultative Meeting on a Land - Degradation Neutral World) tại Seoul,
Hàn Quốc [123]
Các nội dung chủ yếu được tập trung nghiên cứu là thành lập bản đồ thoái hóa đất (ở các phạm vi khác nhau), cảnh báo nguy cơ thoái hóa đất, đưa ra các giải pháp, các chương trình hành động nhằm ngăn ngừa thoái hóa đất
1.2.2.2 Ở Việt Nam
Ở nước ta, thời gian đầu, số lượng các công trình nghiên cứu về thoái hóa đất còn hạn chế, nặng về định tính Từ năm 1975 đến nay, công tác nghiên cứu đánh giá
Trang 36thoái hóa đất được tiến hành có hệ thống và dần trở thành một nhánh nghiên cứu của khoa học đất, tập trung vào các nội dung sau:
- Nghiên cứu về các nhân tố gây xói mòn đất của các tác giả như: Nguyễn
Quang Mỹ và Lê Thạc Cán (1982) “Phân tích các nhân tố hoạt động của xói mòn đất Việt Nam” [62] Nghiên cứu hoạt động xói mòn đất ở những phạm vi vùng lãnh thổ
cụ thể như “Nghiên cứu xói mòn đất Tây Nguyên Việt Nam” của Nguyễn Quang Mỹ (1980) [61], “Nghiên cứu xói mòn đất ở miền núi phía Bắc Việt Nam” của Đào Đình
Bắc (1987) [4] Nhiều công trình khác của Nguyễn Quang Mỹ, Chu Đức, Mai Đình Yên (1984) [63], Nguyễn Trọng Hà (1996) [25]… đã đi sâu vào nghiên cứu các yếu
tố gây xói mòn đất, mang tính định lượng ngày càng cao do được hỗ trợ các trạm quan trắc, sử dụng các mô hình toán trong nghiên cứu
- Do trên lãnh thổ nước ta xuất hiện nhiều đơn vị đất có vấn đề Vì vậy, việc nghiên cứu tổng hợp thoái hóa đất được chú trọng Các nội dung được chú ý gồm:
+ Bàn về Phương pháp nghiên cứu thoái hóa đất có luận án “Đặc trưng địa lý phát sinh và thoái hóa đất trên các cao nguyên bazan nhiệt đới - lấy ví dụ Tây Nguyên Việt Nam” [41], các đề tài “Nghiên cứu thoái hóa đất trên bazan Tây Nguyên phục vụ đề xuất các giải pháp tổng thể sử dụng hợp lý và bảo vệ đất” [50],
“Nghiên cứu tổng hợp đất bazan thoái hóa Tây Nguyên” [40], “Phương pháp luận nghiên cứu thoái hóa đất và những đặc thù thoái hóa đất ở Việt Nam” [44]… của
Nguyễn Đình Kỳ, đã đưa ra các phương pháp nghiên cứu thoái hóa đất, phân tích mối quan hệ giữa địa lý phát sinh và thoái hóa đất theo các dấu hiệu hình thái, dinh dưỡng, lý hóa, chỉ thị sinh học
+ Nghiên cứu quan hệ địa lý phát sinh và thoái hóa đất trên cơ sở đánh giá mức độ thoái hóa theo các dấu hiệu hình thái phẫu diện, chỉ thị sinh học, kết quả phân tích đặc tính lý hóa của đất Từ đó, nhận dạng các dạng thoái hóa phục vụ đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất ở các vùng miền và địa phương
của các công trình “Đặc trưng phát sinh và thoái hóa đất vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam” [45], “Các yếu tố hình thành - thoái hóa đất Phú Thọ, Vĩnh Phúc và đặc trưng hình thái hóa lý môi trường đất từ đất rừng đến đất trống đồi
Trang 37trọc” [49], “Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp thoái hóa đất tỉnh Quảng Trị phục vụ quy hoạch phát triển bền vững, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai” [52]… do Viện Địa
lí Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiến hành
- Nghiên cứu thoái hóa đất đồi núi Việt Nam và các biện pháp nhằm phục hồi độ phì của đất, bảo vệ, sử dụng bền vững tài nguyên đất của Nguyễn Tử Siêm
(2000) “Bàn về tính bền vững trong quản lý sử dụng đất đồi núi và phương thức nông - lâm kết hợp trên đất dốc” [75], Nguyễn Đình Kỳ và NNK (2003) “Nghiên cứu thử nghiệm chất giữ ẩm đặc biệt AMSI để trồng cây lương thực ở vùng núi khô hạn Hoàng Su Phì, Hà Giang” [48]
Nhìn chung, công tác nghiên cứu thoái hóa đất có độ chính xác ngày càng cao, đạt được nhiều thành tựu đáng kể do được trợ giúp bởi công nghệ viễn thám, thiết bị
kỹ thuật hiện đại, các phần mềm xử lý, tính toán, hiển thị như Mapinfo, GIS…
1.2.3 Các công trình nghiên cứu theo hướng đánh giá và phân hạng đất đai
Trong nhiều công trình theo hướng này việc nghiên cứu phân hạng đất đai được tiến hành dựa trên điều kiện tự nhiên, lấy những tính chất tự nhiên của đất đai làm chỉ tiêu đánh giá, phân hạng sử dụng
1.2.3.1 Trên thế giới
Đánh giá sử dụng đất đai là bước tiếp theo của công tác nghiên cứu đặc điểm đất với phương pháp và hệ thống đánh giá đất đai ngày càng hoàn thiện
- Ở Hoa Kỳ: Năm 1951, Cục cải tạo đất đai thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
biên soạn hướng dẫn Phân loại khả năng thích nghi đất đai có tưới Hệ thống phân loại bao gồm các lớp, từ lớp có thể trồng trọt được (Arable) đến lớp trồng trọt được một cách giới hạn (Limited arable) và lớp không thể trồng trọt được (Non arable) Trong phân loại, một số chỉ tiêu kinh tế cũng được xem xét nhưng ở phạm vi thủy lợi
Ngoài ra, phương pháp phân loại theo khả năng đất đai (Land Capability) cũng được mở rộng trong công tác đánh giá đất đai ở Hoa Kỳ bởi Klingebiel và Montgomery vào năm 1961 Trong đó, các đơn vị bản đồ đất đai được nhóm lại dựa vào khả năng sản xuất một loại cây trồng hay thực vật tự nhiên nào đó, chỉ tiêu chính
là các hạn chế của lớp phủ thổ nhưỡng đối với các mục tiêu canh tác được đề nghị
Trang 38- Ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu: Từ những năm 60 của thế kỷ XX, việc phân
hạng và đánh giá đất đai được thực hiện theo quy trình gồm 3 hướng sau:
• Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng: So sánh các loại thổ nhưỡng theo tính chất
- Đánh giá đất theo FAO
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, song song với tiến trình thống nhất quan điểm về phân loại thổ nhưỡng, FAO đã tài trợ nhiều chương trình nghiên cứu có tính toàn cầu về đánh giá đất đai và sử dụng đất đai trên quan điểm lâu bền Kế thừa nhiều công trình nghiên cứu vào năm 1975, tại Hội nghị Rome, đã xây dựng tài liệu
“Đề cương đánh giá đất đai” (A Framework for Land Evaluation) công bố vào năm
1976, hoàn chỉnh vào năm 1983 Tài liệu này được cả thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và chấp nhận là phương pháp tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai [110]
Tiếp theo là những tài liệu tổng quát của FAO về đánh giá đất đai cho từng đối tượng chuyên biệt cũng được xuất bản như: Đánh giá đất cho nền nông nghiệp nhờ nước mưa; Đánh giá đất đai cho nông nghiệp được tưới; Đánh giá đất đai và phân tích
hệ thống canh tác quy hoạch sử dụng đất; Hướng dẫn đặt kế hoạch sử dụng đất; Đánh giá đất cho lâm nghiệp Nhiều nước đã quan tâm, thử nghiệm, vận dụng đề cương và hướng dẫn này vào công tác đánh giá đất đai ở nước của mình [71], [116], [119]
1.2.3.2 Ở Việt Nam
Từ năm 1954, ở miền Bắc, Vụ Quản lý ruộng đất và Viện Nông hóa thổ nhưỡng đã có công trình nghiên cứu quy trình phân hạng đất vùng sản xuất nông nghiệp nhằm tăng cường công tác quản lý độ màu mỡ đất và xếp hạng thuế nông nghiệp Dựa vào các chỉ tiêu chính về điều kiện sinh thái và tính chất đất của từng vùng sản xuất nông nghiệp, đất đã được phân thành 5 - 7 hạng theo phương pháp xếp điểm
Trang 39Đặc biệt, từ những năm 80 trở lại đây, nhờ áp dụng phương pháp của FAO mà công tác nghiên cứu đánh giá đất đai ở Việt Nam đã được đẩy mạnh Tiêu biểu là:
+ Năm 1984, Tôn Thất Chiểu và nhóm nghiên cứu đã thực hiện đánh giá
phân hạng đất đai toàn quốc ở tỷ lệ bản đồ 1/500.000, dựa vào nguyên tắc phân loại khả năng đất đai (Land Capability Classification) của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
Chỉ tiêu sử dụng là các đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình, được phân cấp nhằm mục đích sử dụng đất đai tổng hợp, bao gồm 7 nhóm
+ Năm 1985, vận dụng phương pháp phân loại khả năng đất đai của FAO, Bùi Quang Toản và nhóm nghiên cứu đã đánh giá và quy hoạch sử dụng đất khai hoang ở Việt Nam Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá bao gồm các điều kiện tự
nhiên như thổ nhưỡng, thủy văn và tưới tiêu, khí hậu nông nghiệp Trong nghiên cứu
này, hệ thống phân hạng đến cấp lớp (Class) thích hợp cho từng loại hình sử dụng đất
+ Năm 1989, Vũ Cao Thái và NNK đã nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất Tây Nguyên với cây cao su, cà phê, chè và dâu tằm Bằng phương pháp phân hạng
đất đai của FAO theo kiểu định tính và thích hợp hiện tại các tác giả đã đánh giá tiềm năng đất đai của vùng Đất đai được phân thành 4 hạng riêng cho từng cây trồng
+ Trong thời kỳ 1990 - 1995, trong Chương trình khoa học công nghệ cấp
Nhà nước “Khôi phục rừng và phát triển lâm nghiệp, mã số KN - 03” do Viện Khoa học Lâm nghiệp chủ trì với đề tài “Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp và hoàn thiện phương pháp điều tra lập địa” Việc đánh giá đất đai lâm nghiệp được
tiến hành trong phạm vi toàn quốc trên 8 vùng kinh tế lâm nghiệp và trên 4 đối tượng chính: Đất vùng đồi núi, đất cát biển, đất ngập mặn sú vẹt, đất chua phèn
+ Từ 1991 - 1995, Chương trình quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, khả năng thích nghi của đất đai đối với các loại hình
sử dụng đất phổ biến đã được tiến hành theo phương pháp phân hạng đất của FAO
Từ những hướng nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy rằng, căn cứ để phân hạng đất đai gồm 5 yếu tố: đặc điểm thổ nhưỡng, vị trí, địa hình, điều kiện khí hậu, điều kiện tưới tiêu Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất đai ở Việt Nam, chủ yếu áp dụng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, còn đối với ngành
Trang 40lâm nghiệp, mới chỉ dừng lại ở mức khái quát [74]
+ Trong thời kỳ 1992 - 1994, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã thực hiện công tác đánh giá đất đai trên 9 vùng sinh thái của cả nước với bản đồ tỷ lệ 1/250.000 (mã số KT - 02.09.00, do Trần An Phong chủ trì) Vận dụng phương pháp của FAO, một số công trình đã tiến hành đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên quan
điểm sinh thái và phát triển lâu bền [10], [73] Đơn vị cơ sở để đánh giá là đơn vị đất đai hay đơn vị bản đồ đất đai (Land Unit/ Land Mapping Unit) Các ĐVĐĐ được xác
định dựa trên 7 chỉ tiêu tự nhiên (loại đất, độ dày tầng đất, độ dốc, lượng mưa, nhiệt
độ, thủy văn, tưới tiêu) Kết quả đánh giá đã khẳng định nội dung, phương pháp đánh giá đất đai theo tiêu chuẩn của FAO vào điều kiện cụ thể của Việt Nam là phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay
Năm 1997, Vũ Cao Thái và NNK với ấn phẩm “Điều tra đánh giá tài nguyên đất theo FAO/UNESCO và quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn 1 tỉnh” [80] đã giúp
cho công tác đánh giá đất đai, quy hoạch sử dụng đất ngày càng có hiệu quả hơn Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, việc ứng dụng các phần mềm vào xây dựng, chồng xếp các bản đồ thành phần, phân hạng thích nghi cây trồng… đã giúp cho việc đánh giá trở nên chính xác và thuận lợi hơn [20], [31]
Nhìn chung, các công trình đánh giá đất đai trên thế giới và ở nước ta có đặc điểm:
- Xác định đất đai là một vùng đất bao gồm các yếu tố của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến sử dụng đất Đơn vị cơ sở để đánh giá là đơn vị đất đai
- Chú ý đến các thành phần tự nhiên có ảnh hưởng đến chất lượng đất đai, trong đó chú trọng các yếu tố hạn chế lâu dài, khó khắc phục
- Đánh giá đất đai gắn với mục đích sử dụng bao gồm các dạng: đánh giá chất lượng, đánh giá định lượng vật chất và đánh giá kinh tế
- Phương pháp đánh giá chủ yếu là cho điểm, tính %, đánh giá thích hợp đất đai cho từng loại hình sử dụng
Hướng nghiên cứu này thích hợp nhất cho việc đánh giá nhằm xây dựng các bản đồ thích hợp cho cây trồng Tuy nhiên, quá trình đánh giá đất đai của FAO cho