Internet được xem là một trong những thành tựu khoa học kỹ thuật vĩ đại trong lịch sử loài người và là nguồn tài nguyên thông tin lớn nhất, đa dạng nhất của thế gới hiện nay.
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 BẢNG KÊ CÁC CHỮ VIẾT TẮT .3 LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3 1.1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động bảo lãnh của NHTM .3 1.1.1. Khái niệm bảo lãnh của Ngân hàng thương mại .3 1.1.2. Phân loại bảo lãnh .5 1.1.3. Quy trình bảo lãnh .9 1.1.4. Chính sách bảo lãnh 14 1.2. Chất lượng bảo lãnh .16 1.2.1. Khái niệm 16 1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh 16 1.2.3. Tiêu chuẩn phản ánh chất lượng hoạt động bảo lãnh ngân hàng. .18 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bảo lãnh 19 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG BIDV HÀ NỘI 22 2.1. Vài nét về chi nhánh Ngân hàng BIDV Hà Nội .22 2.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của Ngân hàng 22 2.1.2. Cơ cấu tổ chức .23 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh .25 2.2. Những quy định trong hoạt động bảo lãnh tại NH BIDV 26 2.2.1. Các văn bản quy định 26 2.2.2. Một số quy định 28 2.2.3. Phí bảo lãnh .30 2.2.4.Quỹ bảo lãnh và mức bảo lãnh .31 2.2.5. Tài sản thế chấp .31 2.2.6. Thẩm quyền của chi nhánh .32 2.3. Thực trạng chất lượng bảo lónh tại Ngõn hàng BIDV Hà Nội 32 2.3.1. Doanh số bảo lãnh của BIDV HN .33 2.3.2. Kết quả thu phí bảo lãnh .34 2.3.3. Cơ cấu các loại hình bảo lãnh .36 2.3.4. Bảo lãnh theo cơ cấu thành phầnh kinh tế .39 2.3.5. Tình hình các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh tại NHĐT-PT HN .39 2.3.6. Nhận xét chung .40 2.3.7. Những thiếu sót và hạn chế trong hoạt động bảo lãnh tại NHĐT- PT HN .41 2.3.8. Nguyên nhân .45 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH Ở BIDV HN 53 3.1. Định hướng của chi nhánh nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh 53 3.2. Giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh 54 3.2.1.Chính sách khách hàng .54 3.2.2. Đa dạng hoá phát triển sản phẩm 55 3.2.3. Hoàn thiện và bổ sung quy trình bảo lãnh .57 3.2.4. Tăng cường thực hiện công tác Marketing nhằm tạo điều kiện mở rộng thị trường bảo lãnh của ngân hàng 60 3.2.5. Nâng cao trình độ cán bộ và phân công hợp lý cán bộ làm nghiệp bảo lãnh .65 3.3. Kiến nghị .67 3.3.1.Cấp trên cần hoàn thiện hành lang pháp lý 67 3.3.2. Kiến nghị với NHNNVN 67 3.3.3. Kiến nghị với NHĐT-PT VN 68 KẾT LUẬN 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .71 BẢNG KÊ CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHĐTPTHN Ngân hàng đầu tư phát triển Hà Nội NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng Thương mại DNQD Doanh nghiệp quốc doanh DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, xu hướng Thương mại quốc tế đã và đang trở thành mói quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Thương mại quốc tế ngoài việc đem lại cho bản thân quốc gia đó một lợi thế cạnh tranh thương mại, tạo điều kiện khai thác tiềm lực kinh tế nội bộ quốc gia mà còn thúc đẩy tiến trình toàn cầu hoá một nền kinh tế thế giới. Xu hướng một nền kinh tế toàn cầu hoá đã tạo động lực phát triển cho Việt nam chuyển đổi nền kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Trong tiến trình này, ngành ngân hàng luôn có vai trò như “huyết mạch” nói các thành phần kinh tế với nhau bằng các nghiệp vụ đặc thù gồm hai lĩnh vực cơ bản: cung cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng mà không một doanh nghiệp nào có thể thay thế được. Từ đó có thể thấy ngân hàng có vai trò không thể phủ nhận trong nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào. Nhưng trong việc thực hiện cung cấp tín dụng cũng như thực hiện dịch vụ ngân hàng luôn gắn liền vơí hai hệ quả rui ro và chi phí. Từ đó phát sinh nhu cầu thực tế chống đỡ với những rủi ro trong các thương vụ giữa đôi: Chủ nợ và khách nợ mua và bán… Trong thời gian thực tập tại chi nhánh NHĐT-PT HN, em đã tìm hiểu và nhận thấy hoạt động bảo lãnh là một hoạt động mới mẻ và có nhiều vấn đề cần nghiên cưú nên em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tại chi nhánh NHĐT-PT HN” Luận văn chia làm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng chất lượng bảo lãnh tại chi nhánh NHĐT-PT HN 1 Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bảo lãnh tại chi nhánh NHĐT-PT HN. Để hoàn thành đề tài này, em đã nhận được sự hướng dẫn rất quý báu của cô giáo hướng dẫn phó giáo sư, tiến sĩ Phan Thị Thu Hà và các thầy cô trong khoa Ngân hàng- Tài chính. Ngoài ra, trong thời gian thực tập, em còn được sự giúp đỡ tận tình của bác Giám đốc ngân hàng, cô cùng các Anh Chị, Cô Chú tại trụ sở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô và các cô chú trong ngân hàng. Em xin chân thành cảm ơn.! 2 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động bảo lãnh của NHTM 1.1.1. Khái niệm bảo lãnh của Ngân hàng thương mại Trong pháp luật dân sự ở nước ta, kháI niệm bảo lãnh được nêu trong điều 366 của Bộ luật dân sự: “ Bảo lãnh là việc người thứ ba (người bảo lãnh ) cam kết với bên có quyền (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghiã vụ (người được bảo lãnh), nếu khi đến hạn mà người đ- ược bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ….” Trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế: “Bảo lãnh tài sản là sự bảo đảm bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của người nhận bảo lãnh để chịu trách nhiệm tài sản thay cho người được bảo lãnh khi người này vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết….” Từ đó ta đưa ra kháI niệm chung về bảo lãnh như sau: “Bảo lãnh là sự cam kết của người nhận bảo lãnh sẽ thực hiện đầy đủ các nghiã vụ và quyền lợi nếu người xin bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với bên yêu cầu bảo lãnh”. Trong quy chế “Bảo lãnh ngân hàng” được ban hành kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25 tháng 08 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và theo QĐ số 112/2003/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 11/02/2003 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế bảo lãnh đã chỉ rõ: “Bảo lãnh ngân hàng” là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách 3 hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phảI nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay. Bên bảo lãnh là các tổ chức tín dụng bao gồm Ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng hợp tác, các loại hình ngân hàng khác và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng. Bên được bảo lãnh là các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài bao gồm các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam như doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể; các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng; Hợp tác xã và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 94 của Bộ Luật Dân sự; Các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác liên doanh và tham gia đấu thầu các dự án đầu tư tại Việt Nam hoặc vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam. Ngân hàng sẽ không được bảo lãnh đối với những người như sau: Thành viên Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) của các tổ chức tín dụng; Cán bộ, nhân viên của chính tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định bảo lãnh; Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc). 4 1.1.2. Phân loại bảo lãnh 1.1.2.1. Phân theo mục đích của bảo lãnh a. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm việc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết. Trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng, tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết. Đây là loại bảo lãnh được dùng phổ biến nhất và có thể không phảI yêu cầu một loại bảo lãnh nào khác ngoài nó trong quá trình mua bán hàng hoá hoặc dự thầu xây dựng. b. Bảo lãnh dự thầu: Bảo lãnh dự thầu là cam kết của ngân hàng với bên mời thầu bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trong trường hợp khách hàng bị phạt do vi phạm quy định dự thầu mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết. Thực chất mục đích của bảo lãnh dự thầu là bảo đảm việc người dự thầu không rút lui, không ký hợp đồng hoặc thay đổi ý định khi đã trúng thầu. c. Bảo lãnh thanh toán: Bảo lãnh thanh toán được sử dụng trong các hợp đồng mua bán thiết bị hàng hoá trả chậm. Quan hệ giữa người bán và người mua thực chất là quan hệ tín dụng thương mại, theo đó người mua chấp nhận trả tiền hàng hoá theo kỳ hạn nợ cụ thể. Trong trường hợp người mua không thanh toán hoặc thanh toán không đủ số tiền theo hợp đồng thì ngân hàng bảo lãnh chịu trách nhiệm trả thay cho người mua như đã cam kết 5 d. Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm theo hợp đồng: Loại bảo lãnh được sử dụng như trong lĩnh vực xây lắp để bảo hành cho các công trình hoặc các hợp đồng nhận thiết bị toàn bộ để bảo hành chất l- ượng máy móc thiết bị. Ngân hàng phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm khách hàng thực hiện đúng các khoản thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trong trường hợp khách hàng bị phạt do không thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng về chất lượng sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh mà không nộp hoặc nộp không đầy đủ tiền phạt cho bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết. e. Bảo lãnh hoàn lại thanh toán: Bảo lãnh hoàn lại thanh toán là do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh vê việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký với bên nhận bảo lãnh. Trong trường hợp khách hàng vi phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh và phảI hoàn trả số tiền cung ứng trước cho bên nhận bảo lãnh thì tổ chức tín dụng sẽ hoàn trả số tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh. 1.1.2.2. Phân theo phương thức phát hành bảo lãnh a. Bảo lãnh trực tiếp: Đây là loại hình bảo lãnh đơn giản nhất, được thực hiện dựa trên mối quan hệ giữa 3 bên trong quan hệ bảo lãnh, trong đó ngân hàng bảo lãnh cam kết thanh toán trực tiếp với ngừơI hưởng thụ không cần phảI qua một ngân hàng trung gian nào cả. Sau khi ngân hàng đã bồi thường cho người thụ hư- ởng bảo lãnh, ngân hàng có thể trực tiếp truy đòi bồi hoàn từ người được bảo lãnh 6 Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp Error: Reference source not found (1) Hợp đồng chính ký kết giữa người được bảo lãnh và người thụ huởng bảo lãnh . (2) Khách hàng yêu cầu phát hành bảo lãnh (3) Ngân hàng phát hành thư bảo lãnh và chuyển trực tiếp cho người thụ hưởng (sau khi xét duyệt và chấp nhận) b. Bảo lãnh gián tiếp: Bảo lãnh gián tiếp là loại bảo lãnh trong đó người được bảo lãnh sẽ yêu cầu ngân hàng thứ nhất (gọi là ngân hàng chỉ thị) đề nghị ngân hàng thứ 2 (ngân hàng phát hành) đưa ra cam kết bảo lãnh chuyển cho người thụ hưởng. Trong loại bảo lãnh này, người được bảo lãnh không trực tiếp bồi hoàn cho ngân hàng phát hành bảo lãnh mà chính ngân hàng chỉ thị sé chịu trách nhiệm bồi hoàn cho ngân hàng phát hành, thông qua một cam kết gọi là đối ứng do chính ngân hàng này đưa ra. Bảo lãnh đối ứng cũng có nội dung và điều khoản quy định như trong bảo lãnh chính. Sau khi đã bồi hoàn cho ngân hàng phát hành bảo lãnh chính, đến lượt mình ngân hàng chỉ thị lại có thể truy đổi từ người được bảo lãnh. Như vậy, trong bảo lãnh gián tiếp có ít nhất 4 thành phần tham gia là: Ngân hàng phát hành bảo lãnh, ngân hàng chỉ thị, người được bảo lãnh và ng- ười hưởng thụ bảo lãnh. 7 NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH NGƯỜI ĐƯỢC BẢO LÃNH NGƯỜI THỤ HƯỞNG BẢO LÃNH (3) (2) (1) [...]... hàng là nhận vốn từ ngân sách nhà nước để tiến hành cấp phát và cho vay vốn trong lĩnh vực xây dựng cơ bản Từ đầu những năm 70, ngân hàng kiến thiết được sát nhập vào hệ thống ngân hàng Năm 1982 được đổi tên thành chi nhánh ngân hàng Đầu tư và xây dựng thành phố Hà nội, nằm trong hệ thống ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam Ngày 26/11/1990, chủ tịch hội đồng Bộ trưởng đã ban hành quy định số 401 về... theo điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng - Nghị định số 43/CP ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo quy chế đấu thầu - Quy chế bảo hành công trình xây dựng số 499/BXD/GĐ ngày 18/9/1999 của Bộ xây dựng - Quyết định số 632/QĐ-VP1 ngày 18/6/2000 về việc uỷ nhiệm xét duyệt cho vay bảo lãnh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Quyết định số 263/QĐ-NH14 ngày 19/9/1998 của Thống đốc... Đầu tư và xây dựng Hà nội cũng được đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hà Nội Trước ngày 1/1/1995, Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà nội đã làm nhiệm vụ như một ngân hàng Thương mại quốc doanh, có nhiệm vụ chủ yếu là nhận vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư vào dự án lớn theo chỉ định của Chính phủ Từ ngày 1/1/1995, sau khi tách bộ phận cấp phát vốn ngân sách sang... lãnh phù hợp với khả năng tài chính của mình 1.1.4.2 Điều kiện bảo lãnh Khách hàng muốn được bảo lãnh phảI có đủ các điều kiện sau: - Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định - Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng thanh toán với ngân hàng bảo lãnh - Có bảo đảm hợp pháp cho nghĩa vụ được bảo lãnh - Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả... tiến hành bảo lãnh, tức là các chính sách của ngân hàng trong việc thực hiện bảo lãnh Luật pháp chỉ là khung xương cho ngân hàng tiến hành bảo lãnh còn vận dụng có sát thực hợp lý hay không là tuỳ thuộc các ngân hàng Các yếu tố ảnh hưởng tới bảo lãnh ngân hàng như trình độ cán bộ, công tác điều hành quản trị, quy trình bảo lãnh, công nghệ ngân hàng và sự thu thập xử lý thông tin 21 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG... sơ đồ bộ máy tổ chức của chi nhánh NHĐT &PTHN 23 Ban giám đốc Các đơn vị chức năng Các đơn vị nghiệp vụ Phòng tín dụng 1 Phòng nguồn vốn Phòng tín dụng 2 Phòng tài chính kế toán Phòng tín dụng 3 Phòng thanh toán quốc tế Phòng tín dụng 4 Phòng ngân quỹ Các phòng giao dịch trực thuộc 1, 2, 6, 10, 11, 12, 17, 18 Phòng thông tin điện toán Phòng tổ chức cán bộ Phòng huy động vốn dân cư Văn phòng Các bàn tiết... sự quản lý của Nhà nước Không có luật pháp hoặc luật pháp không phù hợp thì hoạt động của nền kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn Pháp luật tạo môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và có hiệu quả, là cơ sở để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại Do vậy nhân tố pháp luật có vai trò rất lớn với các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng Khi hệ thống. .. khoản nhận tiền ứng trước tại ngân hàng đâù tư và phát triển, doanh nghiệp phải chịu sự quản lý giám sát của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển về việc sử dụng đúng mục đích của khoản ứng trước này 29 d Bảo lãnh thanh toán, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chỉ bảo lãnh việc bảo đảm thanh toánkhi ngân hàng nắm chắc về khả năng, nguồn vốn thanh toán của doanh nghiệp xin bảo lãnh e Bảo lãnh hoàn trả vốn vay:... bảo lãnh và mức bảo lãnh Các ngân hàng căn cứ vào số vốn được phép sử dụng vào kinh doanh để dự kiến số tiền có thể đưa vaò lập quỹ bảo lãnh của mình Tổng mức bảo lãnh được xác định trên cơ sở quỹ bảo lãnh dự kiến và khả năng an toàn vốn trong bảo lãnh của từng ngân hàng, nhưng tối đa không quá 20 lần số tiền của quỹ bảo lãnh Số tiền để lập quỹ bảo lãnh được hạch toán vào một tiểu khoản riêng tại ngân... - Hồ sơ về dự án đầu tư *Đối với bảo lãnh thanh toán - Hợp đồng mua bán hoặc cam kết thanh toán của các bên liên quan - Tài liệu liên quan về khả năng nguồn vốn để thanh toán - Hạn mức vay vốn (trường hợp thanh toán bằng vốn vay) * Đối với bảo lãnh trong xây dựng - Bảo lãnh dự thầu: + Tài liệu mới thầu 9 + Quy chế hoặc quy định đấu thầu của chủ đầu tư - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng - Bảo lãnh thanh