Thực trạng việc thực hiện Luật phòngchống bạo lực gia đình và các hoạt động trợ giúp nạn nhân bị bạo lực gia đình ở phường Nam Thành- Thành Phố Ninh Bình
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
231 KB
Nội dung
Khoa Công Tác Xã Hội Đình Chuyên đề Bạo Lực Gia LỜI MỞ ĐẦU Vai trò của phụ nữ Việt Nam đã được khẳng định trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, ngày nay, vai trò và vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được nâng cao nhờ những chính sách ưu việt của Ðảng, Nhà nước.Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký tham gia Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ Tình trạng bạo lực gia đình không phải là vấn đề mang tính địa phương mà là một vấn nạn mang tính toàn cầu, nó xuất hiện ở tất cả các quốc gia, tôn giáo và ở mọi trình độ học vấn do nhiều nguyên nhân, đó là tình trạng bất bình đẳng giới, nạn cờ bạc, rượu chè, nghèo đói, thất nghiệp, tảo hôn, ngoại tình, sự thiếu hiểu biết về pháp luật…Nạn nhân của các hành vi bạo lực gia đình thường là phụ nữ, người già và trẻ em Xoá bỏ nạn bạo lực gia đình đã không còn là chuyện của riêng ai mà cần có sự can thiệp của cả cộng đồng Hơn thế, mỗi cá nhân cũng phải biết lên tiếng để bảo vệ mình khi có sự “hậu thuẫn” của Luật bình đẳng Giới và Luật Phòng chống bạo lực gia đình Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng việc thực hiện Luật phòng chống bạo lực gia đình và các hoạt động trợ giúp nạn nhân bị bạo lực gia đình ở phường Nam Thành- Thành Phố Ninh Bình” Nhằm giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này từ đó tìm ra những biện pháp để giải quyết tốt hơn cho vấn đề này, giúp mọi người trong toàn xã hội nhìn nhận về vấn đề bạo lực gia đình không phải là nỗi ám ảnh lớn và quan tâm hơn tới việc giữ gìn hạnh phúc của gia đình mình Bùi Thị Nga Lớp LCĐ3.CT1 Khoa Công Tác Xã Hội Đình Chuyên đề Bạo Lực Gia Được sự giảng dạy và hướng dẫn trực tiếp của cô giáo TS Bùi Thị Xuân Mai em đã cố gắng, nỗ lực hoàn thành bài chuyên đề này Tuy nhiên, thời gian hạn chế và kiến thức cùng với kinh nghiệm thực tế chưa được sâu nên bài chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong thầy, cô đóng góp thêm ý kiến để bài viết thêm hoàn chỉnh và em cũng có những nhận định sâu sắc hơn về vấn đề này Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Bùi Thị Nga Bùi Thị Nga Lớp LCĐ3.CT1 Khoa Công Tác Xã Hội Đình Chuyên đề Bạo Lực Gia I CƠ SỞ LÝ LUẬN- CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1 Cơ sở lý luận: 1.1 Khái niện: 1.1.1 Khái niệm của Liên Hiệp quốc: Bạo lực gia đình được xem là việc cố ý sử dụng vũ lực hay quyền lực đe doạ hay tước đoạt gây ra hoặc có thể gây ra chấn thương về thể xác, tổn hại về tâm lý, thạm chí gây tử vong với một người hay một nhóm người 1.1.2 Khái niệm của Luật phòng chống bạo lực gia đình- 2007: Bạo lực trong gia đình là hành vi cố ý của thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình (Điều 1, khoản 1, Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007) 1.2 Các hành vi bạo lực: Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm rất nhiều hình thức khác nhau như: Bạo lực tinh thần, thể chất, tình dục, kinh tế hay sao nhãng với trẻ em - Hành hạ, ngược đãi, đấnh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng - Lăng mạ hoặc hàng vi cố ý khác xúc phạm tới danh dự, nhân phẩm Bùi Thị Nga Lớp LCĐ3.CT1 Khoa Công Tác Xã Hội Đình Chuyên đề Bạo Lực Gia - Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lựcthường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng - Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vủtong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu, giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ và chồng, giữa anh chị em với nhau - Cưỡng ép quan hệ tình dục - Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ - Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phad hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên khác trong gia đình - Cưỡng ép các thành viên khác lao động quá sức, đóng góp tài chình quá khả năng của họ, kiếm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chình - Có hành vi trái pháp luật buôc thành viên trong gia đình rời khỏi chỗ ở (Theo khoản 1, điều 2, Luật phòng chống bạo lực gia đình) Hành vi bạo lực được quy định tại khoản này cũng được áp dụng đối với các thành viên trong gia đình vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam nữ không đăng ký kết hôn sống với nhau như vợ chồng 1.3 Ảnh hưởng của bạo lực gia đình: Ảnh hưởng của bạo lực gia đình từ tâm lý đến thể chất của nạn nhân Nhiều trường hợp hành vi bạo lực dẫn đến thương tật suốt đời thậm chí có thể đẫn đến tử vong Bùi Thị Nga Lớp LCĐ3.CT1 Khoa Công Tác Xã Hội Đình Chuyên đề Bạo Lực Gia - Về thể chất: Bạo lực gia đình gây nên những hậu quả xấu về sức khoẻ như: gây thương tật, tàn tật vĩnh viễn Đặc biệt là bạo lực gia đình gây ảnh hưởng nặng nề tời sức khoẻ sinh sản của phụ nữ như các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản, HIV/AIDS, rối loạn phụ khoa, nạo phá thai không an toàn, các biên chứng do nạo phá thai, sảy thai, trẻ sơ sinh thiếu cân - Về sức khoẻ tâm thần cho người phụ nữ như: stress sau chấn thương, trầm cảm, lo lắng, rối loạn, hoảng loạn, mất trí nhớ và bạo lực gia đình dù ở bất kỳ hình thức nào cũng đều là mối đe doạ gê gớm đối với tâm lý của người phụ nữ Bên cạnh đó trẻ em khi chứng kiến cảnh bạo lực gia ddinhf hoặc là nạn nhân của bạo lực có thể sẽ tin rằng bạo lực là phương thức hữu hiệu để giải quyết xung đột giữa con người với nhau Trẻ em nam có thể học hỏi rằng: Phụ nữ không có giá trị nào hoặc không đáng được tôn trọng và chúng thấy bại lực hướng trực tiếp vào phụ nữ thì càng dễ lạm dụng phụ nữ khi chúng lớn lên Còn các bé gái làm nhân chứng bại lực gia đình thì về sau khi lập gia đình sẽ rất dễ là nạn nhân của chồng Trẻ em là nạn nhận của bạo lực gia đình thường học hành sa sút, hay có hành vi côn đồ với người khác Bạo lực gia đình có ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế gia đình Bạo lực gia đình làm cho quan hệ gia đình sứt mẻ, có thể dẫn tới ly hôn, ly thân 1.4 Nguyên nhân: Thực tế hiện nay cho thấy, mặc dù sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã đạt được những tiến bộ quan trọng nhưng bất bình đẳng giới vẫn đang diễn ra dưới nhiều góc độ khác nhau trong đời sống xã hội Những hiện tượng tiêu cực và các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng như: ma túy, mại dâm, buôn bán phụ Bùi Thị Nga Lớp LCĐ3.CT1 Khoa Công Tác Xã Hội Đình Chuyên đề Bạo Lực Gia nữ, trẻ em, đặc biệt là nạn bạo hành trong gia đình đã và đang gây những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của phụ nữ Có rất nhiều nguyên nhân như: Chịu ảnh hưởng của tư tưởng trọng nam khinh nữ từ ngàn xưa, người phụ nữ thường sống cam chịu, không quen phản kháng hoặc không có ý thức tự bảo vệ mình Khi bị đánh đập, ngược đãi họ ít khi nhờ đến sự can thiệp của cha mẹ, bạn bè hoặc chính quyền vì sợ "vạch áo cho người xem lưng" Họ muốn giữ gìn sự êm ấm trong gia đình vì cho rằng “xấu chàng, hổ ai” Dù đang sống trong xã hội hiện đại, một số chị em vẫn chưa ý thức được quyền bình đẳng của mình Khi bị chồng ngược đãi, họ nghĩ đó là những mâu thuẫn thường tình, không tránh khỏi trong cuộc sống gia đình chứ không biết rằng đó là hành vi bạo hành và mình là nạn nhân được luật pháp bảo vệ Đây chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng bạo lực trong gia đình vẫn đang tiếp diễn ở mọi vùng, miền từ thôn quê đến thành thị Mặt khác, trong xã hội nhiều người thậm chí cả chính quyền và cơ quan chức năng vẫn thường coi chuyện chồng bạo hành vợ là chuyện riêng của mỗi gia đình nên không can thiệp dẫn đến nhiều hành vi đánh đập, hành hạ vợ con tànnhẫn vẫn chưa được xử lý thỏa đáng Nguyên nhân từ rượu: Theo nghiên cứu của Uỷ ban về các vấn đề xã hội chỉ ra rằng 60% nguyên nhân trực tiếp từ rượu và say rượu Kinh tế gia đình khó khăn cũng là nguyên nhân dẫn tới bạo lực trong gia đình Thiếu hiểu biết, ít học cũng dẫn tới bạo lực gia đình Một nguyên nhân dẫn đến gia tăng bạo lực đó là chưa được chính quyền địa phương quan tâm, thờ ơ của xã hôi Xem bạo lực gia đình là chuyện bình thường, xung đột trong gia đình chỉ nên tự giải quyết trong gia đình và “chín bỏ Bùi Thị Nga Lớp LCĐ3.CT1 Khoa Công Tác Xã Hội Đình Chuyên đề Bạo Lực Gia lam mười” cho gia đình trong ấm ngoài êm Và cho rằng chỉ những người không biết suy nghĩ mới đi trình báo với chính quyền về việc trong gia đình mình 2 Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam: Phụ nữ Việt Nam chiếm hơn 50% dân số cả nước, là lực lượng lao động xã hội quan trọng và có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển của đất nước Quan tâm đến việc giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ, tạo điều kiện để chị em phụ nữ nâng cao vị thế, địa vị chính trị - xã hội của mình là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta Bạo lực gia đình đang xảy ra ở nhiều nơi, cả thành thị lẫn nông thôn, không chỉ trong các gia đình nghèo, đông con mà ngay cả các gia đình có kinh tế khá giả Theo nghiên cứn của Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch, Tổng cục thống kê, Viện gia đình thế giới và quy nhi đồng Liên Hợp Quốc đã thống kê được có 21,2% các cặp vợ chồng đã từng trải qua một dạng bạo lực gia đình như: đánh đập, nhục mạ hay cưỡng ép quan hệ tình dục khi không có nhu cầu Phụ nữ thường là đối tượng của bạo lực vì chỉ có 0,6% phụ nữ đánh chồng trong khi đó nam giới đành phụ nữ là 3,4% Theo báo cáo của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc về bạo lực gia đình trên cơ sở giới(7/2007) t5hì tỷ lệ ly hôn liên quan tới bạo lực gia đình là rất nghiêm trọng trong thời gian hiện nay Các trường hợp ly hôn liên quan tới bạo lực gia đình ở Hà Nội là 32%, Hải Phòng 31%, TP Hồ Chí Minh là 10% Theo Toà án nhân dân tối cao thì một năm có khoảng 8000 vụ ly hôn có nguyên nhân từ bạo lực gia đình Bùi Thị Nga Lớp LCĐ3.CT1 Khoa Công Tác Xã Hội Đình Chuyên đề Bạo Lực Gia Bạo lực gia đình làm tổn thương đến người bị hại và có thể làm tan vỡ huỷ hoại hạnh phúc gia đình Theo khảo sát nghiên cứu, khi trẻ em chứng kiến cảnh bố mẹ có hành vi bạo lực thì 85,4% trong số đó có biểu hiện chán nản, lo lắng; 20% cảm thấy sợ hãi; 8,5% không hiểu nổi bố mẹ mình và 4,2% không có sự tôn trọng tới bố mẹ Thậm chí tồi tệ hơn có 5,5% số trẻ muốn chạy chốn khỏi chính gia đình của mình khi chứng kiến cảnh bạo lực trong gia đình Trong 3 năm gần đây, các vụ xâm hại trẻ em, bạo lực trong gia đình đã tăng gấp 3 lần, ở cộng đồng tăng 7 lần và trong trường học tăng 13 lần Tình trạng xâm hại trẻ, đặc biệt là xâm hại tình dục diễn ra ngày càng nhiều và nghiêm trọng.Tại Hội Nghị Phòng chống xâm hại trẻ em mới được tổ chức tại Hà Nội, Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an báo cáo: từ năm 2005 -2007, số vụ xâm hại trẻ em, số đối tượng phạm tội và số trẻ em bị xâm hại đã lên tới 5.070 vụ, số trẻ bị xâm hại là 1.766 em (nam 519, nữ 1.247), đã bắt giữ xử lý 1.994 đối tượng Kết quả khảo sát mới đây tại tỉnh Gia Lai cho thấy, bạo lực gia đình đang xảy ra ở nhiều nơi, cả thành thị lẫn nông thôn, không chỉ trong các gia đình nghèo, đông con mà ngay cả các gia đình có kinh tế khá giả Đây là một dạng tệ nạn xã hội gây hậu quả ở nhiều mức độ lên đời sống gia đình và xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân Trường hợp nghiêm trọng, bạo lực gia đình là tác nhân gây ra những hậu quả tai hại về cuộc đời, nhân cách của con người, gián tiếp tạo nên mầm mống các tệ nạn và tội phạm nguy hiểm khác trong xã hội Năm 2009, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (TW Hội LHPN Việt Nam) phối hợp với Hội LHPN tỉnh Gia Lai tiến hành khảo sát về chất lượng và tính sẵn sàng của các dịch vụ tư pháp hình sự cho 100 nạn nhân của bạo lực gia đình tại Bùi Thị Nga Lớp LCĐ3.CT1 Khoa Công Tác Xã Hội Đình Chuyên đề Bạo Lực Gia 19 xã/phường/thị trấn của các đơn vị: Tp Pleiku, Chư Sê, Đăk Đoa, An Khê, Chư Păh và thị xã Ayun Pa Trong số gần 100 vụ được ghi nhận thì có hơn phân nửa (58,6%) số vụ liên quan đến bạo lực về thể xác, kế đến là bạo lực về tình cảm, tinh thần (26,2%), bạo lực về kinh tế như đập phá đồ vật, làm tổn thất tài sản chung hoặc kiểm soát tước đoạt quyền chi tiêu của các thành viên khác (13,5%) và một tỷ lệ nhỏ bạo lực về tình dục (1,6%) Nạn nhân của các vụ bạo lực gia đình phần lớn là phụ nữ - những người vợ trong các gia đình (chiếm hơn 73%), trẻ em – con cháu trong gia đình (chiếm 11,8%), người cao tuổi (chiếm 7%) và đối tượng khác (chiếm 7,1%) Nguyên nhân của bạo lực gia đình thì có nhiều, nhưng tập trung chủ yếu vào các nguyên nhân do rượu, cờ bạc, nghèo túng, do sinh con 1 bề toàn là gái, do ghen tuông vô cớ, do trình độ nhận thức hạn chế… Ở Bến Tre, theo các kết quả thu thập được về tình hình bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh từ năm 2003-2005 cho thấy: Bạo lực gia đình xảy ra với nhiều hình thức đa dạng, trong các gia đình có những điều kiện về kinh tế, quy mô, cấu trúc khác nhau Trong số 1.353 vụ được ghi nhận thì có hơn phân nửa (chiếm 58,6%) số vụ liên quan đến bạo lực về thể xác, kế đến là bạo lực về tình cảm, tinh thần (chiếm 26,2%), bạo lực về kinh tế như đập phá đồ vật, làm tổn thất tài sản chung hoặc kiểm soát tước đoạt quyền chi tiêu của các thành viên khác (chiếm 13,5%) và một tỷ lệ nhỏ bạo lực về tình dục (chiếm 1,6%) Nạn nhân của các vụ bạo lực gia đình phần lớn là phụ nữ, những người vợ trong các gia đình (chiếm hơn 73%), trẻ em - con cháu trong gia đình (chiếm 11,8%), người cao tuổi (chiếm 7%) và đối tượng khác (chiếm 7,1%) So với thời gian trước đó thì quy mô và hình thức bạo lực đều có tăng lên Chỉ tính riêng về số vụ bạo lực xảy ra trong năm 2005 so với năm 2003 đã tăng 55% Bùi Thị Nga Lớp LCĐ3.CT1 Khoa Công Tác Xã Hội Đình Chuyên đề Bạo Lực Gia Các nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) và Vụ gia đình - Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Trung ương (nay thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) thực hiện tại Bến Tre (năm 2006-2007) đã xác định nguyên nhân gốc rễ của nạn bạo lực là sự bất bình đẳng giới, bất bình đẳng về quyền lực; sự thiếu hiểu biết về pháp luật và nhận thức của người dân (người gây ra bạo lực và bị bạo lực) về bạo lực gia đình còn hạn chế; các thành viên thiếu các kỹ năng ứng xử, cách giải quyết phù hợp khi trong gia đình có sự mâu thuẫn, xung đột Ngoài ra, tình trạng cờ bạc, rượu chè, nghèo đói, thiếu việc làm, kết hôn sớm, ép kết hôn, ngoại tình cũng là những yếu tố góp phần dẫn đến bạo lực gia đình Theo quan niệm của Liên Hợp Quốc thì tất cả các hành vi như đánh đập vợ một lần, có gây thương tích, đánh vợ khi vợ có lỗi nghiêm trọng hoặc đánh vợ khi vợ không có lỗi, ép vợ quan hệ tình dục khi vợ không muốn, không cho vợ về thăm bố mẹ đẻ và mắng chửu đều là hành vi bạo lực Tuy nhiên, theo quan niêm jcủa người Việt Nam thì cho rằng chỉ có đánh vợ khi vợ không mắc lỗi hoặc đánh vợ thường xuyên mới được xem là bạo lực còn đánh vợ 1 lần chỉ gây 11% thương tích trở lên mới goi là bạo lực Chính quan niệm này cho rằng bạo lực gia đình còn tồn tại nhiều trong các gia đình Việt Nam II THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở PHƯỜNG NAM THÀNH- TP NINH BÌNH- TỈNH NINH BÌNH Nam Thành là một trong những phường có tình trạng bạo hành trong gia đình nhiều nhất trong 11 phường xã thuộc thành phố Ninh Bình Về tình trạng bạo lự gia đình ở đây thì theo bà Nguyễn Xuân Thu- chủ tịch hội phụ nữ phường cho biết tình trạng bạo lực trong các gia đình diễn ra từ nhiều năm nay, ở mọi gia Bùi Thị Nga Lớp LCĐ3.CT1 Khoa Công Tác Xã Hội Đình Chuyên đề Bạo Lực Gia đó có một người đàn ông thương chị nên chị đã bỏ chồng con theo anh ta Khi anh chồng phát hiện ra đã rất hung dữ tìm mọi cách lôi chi về đấnh đập tán bạo, chị không chịu được nên đã đề nghị ly hôn nhưng không được sự chấp nhận của chồng Anh ta càng hung ác hơn khi không chỉ hành hạ chỉ về thể chất nà còn bát chị phải quan hệ tình dục mọi lúc khiến cho chị không chịu được phản kháng lại thì lại bị đánh đập giã man Qua nhiều năm sống trong cảnh thừa sống thiếu chết chị đã tìm đến cơ quan công an nhờ can thiệp và giờ đây chi đã được giải thoát Trường hợp của chị T là trường hợp hi hữu khi chị đã tìm đến cơ quan có chức năng nhờ can thiệp nhưng còn rất nhiều phụ nữ trong phường đang cam chịu cảnh bị chồng đánh đập mà không dám lên tiếng Theo kết quả điều tra về những nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình ở địa phương thì tồn tại những nguyên nhân sau: - Có tới 62% hành vi bạo lực ở địa phương có nguyên nhân từ rượu và khi say thi thường muộn rượu để thực hiện hành vi bạo lực Chúng ta đã nói nhiều đến bại hành phụ nữ và trẻ em nhưng đôi khi có người nam giướ cũng chình là những đối tượng bị bạo hành Trong số những đối tượng bị bạo hành thì có khoảng 2,3% chịu cảnh “bạo hành ngược” nhưng căn nguyên cũng xuất phát từ người đán ông không làm tròn bổn phận của người chủ ga đình - Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo hành gia tăng là sự bất bình đẳng trong công việc Có gia đình người vợ phải buôn bán ngược xuôi để kiêm tiền lo cho cuộc sống, người chồng hoặc là ở nhà chơi hoặc là đi làm ăn xa vài ba thàng mới về nhưng lạ rất ghen nên thường xuyên nghi ngờ vợ phản bội nên đã có những hành vi đánh đập vợ Có thể nói tình trạng bạo lực ở phường Nam Thành khá phổ biến nhưng thường bị che dấu không công khai nó diễn ra dưới mọi hình thức không chỉ nhà Bùi Thị Nga Lớp LCĐ3.CT1 Khoa Công Tác Xã Hội Đình Chuyên đề Bạo Lực Gia ngheo mà còn có ở những nhà khá giả, người ít học, thiếu hiểu biết đến người có học Nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới thể xác, tinh thần, kinh tế không chỉ đối với đối tượng trực tiếp bị bạo hành mà đến cả gia đình của họ Tuy nhiên hầu hết phụ nữ là đối tượng chủ yếu bị bạo hành thường không dám lên tiếng mà cam chịu để gia đình yên ấm III THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỰC HIỆN LUẬT, NGHI ĐỊNH VỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH 1 Các chế tài xử phạt hành vi bạo lực: Đây là vấn đề được mọi cấp ngành từ trung ương đến địư phương quan tâm Cính phủ đã đưa ra nhiều nghị định quy định về mức sử phạt đối với người có hành vi bạo lực Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được ban hành có hiệu lực từ ngày 01/7/2008, là tiếng nói của toàn xã hội lên án, ngăn chặn, và xử lý đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trong lĩnh vực phòng, chống bao lực gia đình (PCBLGĐ), là sự can thiệp của pháp luật - một trong những phương thuốc điều trị hữu hiệu những hậu quả trên Song thực trên tế qua tổng hợp số liệu cách đây 2 năm, Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết qua nghiên cứu các kết quả về bạo lực gia đình cho thấy, bạo lực xảy ra khá phổ biến ở các vùng, miền trong cả nước Hàng năm, có khoảng 2/3 trong tổng số gia đình có hành vi bạo lực về thể chất (đánh đập); 1/3 (25%) gia đình có hành vi bạo lực tinh thần Hiện nay, nếu so với 2 năm trước nạn bạo hành gia đình không những không thuyên giảm mà thậm chí còn có những vụ mang tính chất khá phức tạp Nguy hiểm nhất là chính các đối tượng có hành vi bạo lực gia đình lại không nhận thức được đó là bạo lực gia đình và hậu quả trầm trọng của những việc làm ấy Bùi Thị Nga Lớp LCĐ3.CT1 Khoa Công Tác Xã Hội Đình Chuyên đề Bạo Lực Gia Vì vậy, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức có hành vi bạo lực gia đình, qua đó góp phần giáo dục, răn đe, người vi phạm nhận thức được sai phạm, tự nguyện sửa chữa, thực hiện nghĩa vụ hoặc chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật Ngày 10/12/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 110/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình Theo đó, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 30 triệu đồng Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như tịch thu tang vật, tước chứng chỉ hành nghề, và thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả và thời hiệu xử phạt là một năm kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện Nghị định quy định 17 loại hành vi vi phạm trong lĩnh vực PCBLGĐ, trong đó có những hành vi hiện nay đang diễn ra phổ biến như đánh đập, xâm hại sức khỏe; hành hạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các thành viên trong gia đình như: hành vi lăng mạ, chửi bới, chì chiết; tiết lộ hoặc phát tán tư liệu thuôc bí mật đời tư, ngược đãi thành viên gia đình bằng cách gây thương tích bằng hung khí, không chăm sóc nạn nhân trong thời gian bị chấn thương do bạo hành Nhiều trường hợp còn bỏ mặc thành viên là người già, trẻ em, bắt nhịn ăn, uống, giam hãm tại nơi nguy hiểm, độc hại, mất vệ sinh, thường xuyên dọa nạt thành viên gia đình bằng các hình ảnh, con vật mà người đó sợ Những hành vi này pháp luật quy định phạt hành chính từ 1đến 2 triệu đồng/hành vi Mức phạt từ 300 nghìn đồng và tối đa là 1 triệu đồng được áp dụng đối với những hành vi như: cô lập, xua đuổi hay thường xuyên gây áp lực về tâm lý; không cho nạn nhân thực hiện quyền làm việc; đọc sách báo, nghe, xem hay tiếp cận các thông tin đại chúng hàng ngày; thường xuyên theo dõi thành viên gia Bùi Thị Nga Lớp LCĐ3.CT1 Khoa Công Tác Xã Hội Đình Chuyên đề Bạo Lực Gia đình vì lí do ghen tuông làm tổn hại danh dự, uy tín của người đó; Buộc vợ hoặc chồng phải sống chung nhà hoặc ở chung phòng với người tình của người có hành bạo lực gia đình Mức phạt từ 100 nghìn đến 300 nghìn đồng áp dụng đối với nhóm hành vi vi phạm về ngăn cản thực hiện quyền hay pháp luật buộc phải thực hiện nghĩa vụ mà không thựcc hiện như: cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ; chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng; vi phạm quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch UBND cấp xã; hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ, nếu buộc buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ vào ban đêm hoặc lúc trời mưa, bão gió rét thì bị xử phạt ở mức cao hơn từ 500 nghìn đến 1 triệu Trên thực tế, còn có nhiều cá nhân bạo hành thành viên gia đình bằng cách kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính chung nhằm tạo sự phụ thuộc của người bị bạo lực vào mình hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản chung, ép buộc thành viên gia đình phải đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống Những hành vi này này cũng được quy định là bạo hành vì người có hành vi như vậy đều có mục đích ép buộc đối phương phải phụ thuộc tài chính ở mình đó chính là những hành vi bạo lực về kinh tế nên những hành vi trên sẽ bị phạt từ 500 nghìn đến 2 triệu đồng Nhân viên tư vấn, y tế, phóng viên các cơ quan truyền thông sẽ bị phạt từ 1-3 triệu đồng nếu tiết lộ thông tin cá nhân của nạn nhân bạo lực gia đình mà không được sự đồng ý của nạn nhân làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của nạn nhân hoặc cố ý tiết lộ, tạo điều kiện cho người có hành vi bạo lực biết nơi tạm lánh của nạn nhân sẽ bị phạt tiền Nếu tổ chức, cá nhân có hành vi đòi tiền của nạn nhân sau khi có hành động giúp đỡ nạn nhân bị bạo hành hoặc lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của nạn nhân Bùi Thị Nga Lớp LCĐ3.CT1 Khoa Công Tác Xã Hội Đình Chuyên đề Bạo Lực Gia để yêu cầu họ thực hiện hành vi trái luật sẽ bị phạt 300.000 đồng Đối với việc cố tình thành lập cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình hoặc lợi dụng hoạt động phòng chống bạo lực gia đình để trục lợi sẽ bị phạt tới 30 triệu đồng Về thẩm quyền xử phạt, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền tới 2 triệu đồng và được áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện và tỉnh có quyền phạt tiền tới 30 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận, chứng chỉ Riêng việc buộc công khai xin lỗi, chỉ có Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh được yêu cầu áp dụng cho người có hành vi bạo hành Theo quy định của Bộ Luật hìng sự thì: - Điều 104 Tội cố ý gây tổn hại sức khoẻ của người khác: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ ngươi khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong sô các trường hợp sau thì phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, phạt tù từ 6 tháng tới 3 năm Dùng hung khí nghuy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nghu hiểm cho nhiều người Gây thương tật nhẹ cho nạn nhân Phạm tội nhiều lân với cùng một người hoặc đối với nhiều người Đối với trẻ em, phụ nưc mang thai, người già yếu, ốm đâu hoặc người không có khả năng tự vệ - Điều 110 Tội hành hạ người khác Người nào đôiư xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm, phạt tù từ 3 tháng tới 2 năm Phạm tôi thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 1 năm tới 3 năm Bùi Thị Nga Lớp LCĐ3.CT1 Khoa Công Tác Xã Hội Đình Chuyên đề Bạo Lực Gia Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật Đối với nhiều người Tuy nhiên, trên thực tế quy đinh pháp luật cho thấy, các biên pháp xử phạt đối với những người có hành vi hành hung, đánh người gây thương tích, đưa thông tin cá nhân của nạn nhân bạo lực làm ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm xử phạt chưa nghiêm khắc, chưa ủu sức răn đe và hậu quả cho thấy là nạn bạo hành ngày càng gia tăng 2 Thực trạng công tác thực hiện luật, nghi định về chống bạo lực gia đình ở phường Nam Thành: 2.1 Những mặt đã làm được: Trong những năm qua Đảng bộ vah nhân dân phường Nam Thành đã có nhiều nỗ lực để góp phần ngăn chặn bạo lực gia đình ở địa phương Vì thế tình trạng bạo lực gia đìnhtrong những năm gần đây có xu hướng giảm Năm 2007 là 645 vụ, năm 2008 là 342 vụ, năm 2009 giảm xuống còn 295 vụ Đây chình là hiệu quả của việc tuyên truyền chính sách pháp luật tới từng người dân trong các khu phố Hình thức tuyên truyên chủ yếu là thông qua loa phát thanh của phường hoặc lồng ghép các chương trình truyên thông khác, như tổ chức các cuộc thi về phòng chống bạo lực gia đình cho các khu phố hay thông qua hoạt động của các tổ hoà giải ở các khu phố hàng năm tổ chức các cuộc thi hoà giải viên giỏi Đây cũng là cơ hội để mọi người dân có thêm kiến thức để phòng chống bạo lực trong gia đình Nhìn chung cán bộ chính quyền thuộc các ban ngành đoàn thể và nhân đã có cách nhìn đúng đắn hơn về bạo lực gia đình Bùi Thị Nga Lớp LCĐ3.CT1 Khoa Công Tác Xã Hội Đình Chuyên đề Bạo Lực Gia Hiện nay ở từng khu phố đã có câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình và đã có những hoạt động tích cực hàng tháng các câu lạc bộ này tổ chức sinh hoạt đều đặn thông qua giao lưu văn nghệ và tuyên truyền về luật phòng chống bạo lực gia đình, và các thành viên trong câu lạc bộ đã rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, cách ứng xử trong gia đình, xủ lý những tình huống khi gặp hành vi bạo lực TỪ đó nâng cao nhận thức và có cách để phòng chống tệ nạn xã hội góp phần giữ vững an ninh trật tự xã hôi, bảo vệ hạnh phúc cho gia đình 2.2 Những mặt hạn chế: Nhận thức của người dân chưa cao, đặc biệt là người phụ nữ họ có tư tưởng cam chịu không dám đứng lên tố giác chồng, con mình mà chỉ im lặng chịu đựng không dám đến các cơ quan chức năng khai báo Đôi khi thái độ thờ ơ của những người hàng xóm cũng đẩy những nạn nhân bị bạo hành không dám đứng lên mà vẫn cam chịu bị hành hạ và có nạn nhân còn cho rằng mình bị chồng đấnh đập là đúng không có sự phản kháng nên khi các thành viên trong câu lạc bộ đến nhà thi thường che đấu không dám nói Người dân đã từng biết về các hành vi bạo lực gia đình ngay trong khu phố minh ở nhưng khi được hỏi có biết được mức phạt như thế nao cho từng hành vi không thì trả lời rất mơ hồ, không chính xác Sự phối hợp của các ban ngành địa phương còn khá mờ nhạt, chưa thực sự hiệu quả chưa có sự tham gia đầy đủ của đoàn thể và người dân 3 Công tác hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình: Nếu nạn nhân bị bạo lực có yêu cầu Chủ Tịch UBND cấp phường sẽ xem xét bố trí nơi ở tạm thời cho nạn nhân tối đa không quá 3 ngày trên địa bàn, hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu bao gồm: quần áo, chăn màn, đò ăn, nước uống Họ chỉ Bùi Thị Nga Lớp LCĐ3.CT1 Khoa Công Tác Xã Hội Đình Chuyên đề Bạo Lực Gia được hỗ trợ khẩn cấp khi không có nơi nào khác, không có sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè Khi đi khám và điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh do Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả nếu như có thẻ bảo hiểm y tế Nhân viên y tế có trách nhiệm giữ bí mật thông tin và khai báo với người đứng đầu cơ sở y tế và kịp thời báo cho công an nơi gần nhất Các cơ sở trợ giúp nạ nhân bao gồm: (Cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình, các địa chỉ tin cậy từ cộng đồng) 4 Giải Pháp hạn chế nạn bạo lực gia đình: Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới; tăng cường phòng chống bạo lực trong gia đình và phòng chống sự xâm nhập của tệ nạn xã hội vào gia đình; khuyến khích phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp và vận động người dân xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình Cụ thể, phấn đấu đến năm 2010 sẽ có trên 80% các gia đình trong tỉnh được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc phòng chống bạo lực gia đình và tệ nạn xã hội Thứ đến, từ năm 2008 trở về sau mỗi năm phấn đấu giảm bình quân số vụ bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội so với năm trước từ 10% đến 15% Và đến năm 2010 có 100% cán bộ chuyên trách xã, phường, thị trấn; trên 80% cộng tác viên và cán bộ làm công tác hòa giải tại các ấp, khu phố được tập huấn nâng cao kỹ năng quản lý, tư vấn; kỹ năng can thiệp, hòa giải các trường hợp mâu thuẫn, bạo lực gia đình Bùi Thị Nga Lớp LCĐ3.CT1 Khoa Công Tác Xã Hội Đình Chuyên đề Bạo Lực Gia Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý điều hành và tổ chức thực hiện Luật phòng chống bạo lực gia đình ở các cấp, nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động, kỹ năng tư vấn, hòa giải cho Ban chỉ đạo phòng chống bạo lực gia đình ở cơ sở; Lồng ghép nội dung này vào phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” Tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt đa dạng, tạo sân chơi bổ ích thu hút được nhiều đối tượng trong cùng một gia đình cùng tham gia để tuyên truyền, phổ biến những chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chăm sóc sức khỏe sinh sản, các chính sách có liên quan đến phụ nữ, trẻ em, đặc biệt là tuyên truyền về Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình; đấy cũng là dịp để các thành viên cùng trao đổi về giáo dục đạo đức, truyền thống gia đình, cùng giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong lao động sản xuất, nhờ vậy mà hầu hết cuộc sống của các gia đình đều yên ấm, hạnh phúc, tình làng nghĩa xóm ngày càng gắn bó, tình trạng bạo lực gia đình có chiều hướng ngày càng giảm Củng cố cơ chế, chính sách và xã hội hóa công tác phòng chống bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội, trong đó có việc tích cực triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới và chống bạo lực gia đình, đồng thời nghiên cứu phát hiện những hạn chế, bất cập của luật pháp trong việc xử lý bạo lực gia đình để kiến nghị sửa đổi, bổ sung Song song đó là việc đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá như một phương án hạn chế tệ nạn bạo lực gia đình Tổ chức triển khai và nâng cao chất lượng các giải pháp can thiệp phòng chống bạo lực gia đình và tệ nạn xã hội bằng các biện pháp giáo dục, tư vấn cho các thành viên gia đình, đặc biệt là các gia đình có nguy cơ cao; tổ chức hoà giải, hỗ trợ chống bạo lực gia đình bằng biện pháp kinh tế, pháp luật,… Xây dựng, thử nghiệm và nhân rộng mô hình phòng chống bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội như củng cố, nâng cao chất lượng Tổ nhân dân tự quản; ấp, khu Bùi Thị Nga Lớp LCĐ3.CT1 Khoa Công Tác Xã Hội Đình Chuyên đề Bạo Lực Gia phố văn hóa; xã, phường văn hóa để xây dựng thử nghiệm mô hình tổ; ấp, khu phố; xã, phường văn hóa trong sạch không có bạo lực gia đình; không có người sử dụng chất ma túy, các chất gây nghiện và can dự vào các tệ nạn xã hội khác, … Nâng cao năng lực trong việc quản lý điều hành và tổ chức thực hiện phòng chống bạo lực gia đình và tệ nạn xã hội bao gồm các hoạt động như tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ làm công tác gia đình từ tỉnh đến cơ sở; tập huấn, nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động, kỹ năng tư vấn, kỹ năng thương thuyết, hòa giải, kỹ năng công tác xã hội với gia đình cho Ban chỉ đạo cấp xã, Trưởng ấp, cán bộ Tổ hòa giải cấp cơ sở, tổ trưởng, tổ phó Tổ nhân dân tự quản, cán bộ tác nghiệp tại Trung tâm tư vấn - dịch vụ dân số kế hoạch hoá gia đình, Trung tâm xã hội, Trung tâm dạy nghề tỉnh; tổ chức tham quan học tập mô hình phòng chống bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội trong và ngoài tỉnh; lồng ghép nội dung phòng chống bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội vào giảng dạy tại Trường Chính trị tỉnh và các lớp bồi dưỡng chính trị tổ chức tại huyện, thị xã; và tổ chức thường xuyên các hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện các hoạt động, mục tiêu của đề án Bùi Thị Nga Lớp LCĐ3.CT1 Khoa Công Tác Xã Hội Đình Chuyên đề Bạo Lực Gia KẾT LUẬN Thực tế hiện nay cho thấy, mặc dù sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã đạt được những tiến bộ quan trọng nhưng bất bình đẳng giới vẫn đang diễn ra dưới nhiều góc độ khác nhau trong đời sống xã hội Những hiện tượng tiêu cực và các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng như: ma túy, mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em, đặc biệt là nạn bạo hành trong gia đình đã và đang gây những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của phụ nữ Hậu quả của nạn bạo hành không chỉ ở mặt thể xác mà cả tinh thần của họ nên rất cần được mọi người lên tiếng, cần sự quan tâm của toàn xã hội Và qua bài viết này tôi mong răng những người phụ nữ đang sống trong cảnh bị bạo hành hãy dũng cảm lên tiếng chống lại nạn bạo hành trong chính gia đình mình Và họ nên biết rằng im lặng không phải là cách duy Bùi Thị Nga Lớp LCĐ3.CT1 Khoa Công Tác Xã Hội Đình Chuyên đề Bạo Lực Gia nhất giữ gin hạnh phúc gia đình Việc phòng chống bạo lực gia đình không chỉ là trách nhiệm ccủa những người bị bạo hành mà của toàn xã hội Hãy chung tay vì một xã hội KHÔNG BẠO LỰC MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ Bùi Thị Nga Lớp LCĐ3.CT1 Khoa Công Tác Xã Hội Đình Bùi Thị Nga Chuyên đề Bạo Lực Gia Lớp LCĐ3.CT1 Khoa Công Tác Xã Hội Đình Chuyên đề Bạo Lực Gia Hãy vì một mái ấm gia đình không bạo lực TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Luật phòng chống bạo lực gia đình 1/7/2008 2 Bộ luật hình sự 1999 3 Báo cáo hàng năm của Ban văn hoá xã hội phường Nam Thành về bạo lực gia đình 3 Báo Ninh Bình 4 Các trang web có liên quan Bùi Thị Nga Lớp LCĐ3.CT1 Khoa Công Tác Xã Hội Đình Chuyên đề Bạo Lực Gia MỤC LỤC Bùi Thị Nga Lớp LCĐ3.CT1 ... cho bạo lực gia đình cịn tồn nhiều gia đình Việt Nam II THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở PHƯỜNG NAM THÀNH- TP NINH BÌNH- TỈNH NINH BÌNH Nam Thành phường có tình trạng bạo hành gia đình nhiều 11 phường. .. sở y tế kịp thời báo cho công an nơi gần Các sở trợ giúp nạ nhân bao gồm: (Cơ sở khám chữa bệnh, sở bảo trợ xã hội, sở hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình, sở tư vấn phịng chống bạo lực gia đình, ... lập gia đình dễ nạn nhân chồng Trẻ em nạn nhận bạo lực gia đình thường học hành sa sút, hay có hành vi đồ với người khác Bạo lực gia đình có ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế gia đình Bạo lực gia