Biểu đồ là một hình vẽ dựa trên các nguyên tắc toán học nhằm biểu diễn trực quan một hoặc nhiều đối tượng nhất định từ bảng số liệu cho trước.. Nội dung Thực trạng của vấn đề - Trong cá
Trang 1RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ TRONG
ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA
I Đặt vấn đề
- Kĩ năng biểu đồ là một trong những kĩ năng cơ bản của môn Địa lí ở trường trung học phổ thông Biểu đồ là một hình vẽ dựa trên các nguyên tắc toán học nhằm biểu diễn trực quan một hoặc nhiều đối tượng nhất định từ bảng số liệu cho trước
- Trong kiểm tra định kì, cuối kì, thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi đại học, cao đẳng của môn Địa lí từ năm 2014 trở về trước và năm học này đều có câu hỏi
về biểu đồ bao gồm: vẽ, nhận xét và giải thích Tuy nhiên các em đạt kết quả không cao
- Hiện trạng học sinh hiểu biết và nắm bắt kĩ năng về biểu đồ còn hạn chế
Thực hiện sáng kiến kinh nghiệm cụ thể này rất cần thiết đối với học sinh trường THPT Võ Văn Kiệt
II Nội dung
Thực trạng của vấn đề
- Trong các kì kiểm tra với đề ra có câu hỏi vẽ và nhận xét biểu đồ với loại hình biểu đồ cho cụ thể, thì học sinh còn vẽ không chính xác và chưa đầy đủ các yếu tố của biểu đồ còn chiếm tỉ lệ nhiều Còn nhận xét biểu đồ thì các em chưa nắm chắc các nguyên tắc nhận xét các loại biểu đồ khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả chưa cao
- Nếu đề ra cho học sinh xác định loại hình biểu đồ thích hợp nhất thì có khoảng 60% học sinh xác định không đúng loại hình biểu đồ
- Nhận xét và giải thích, thì nhận xét chưa đầy đủ và không biết cách giải thích
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, giúp cho học sinh nâng cao được kĩ năng
vẽ và phân tích biểu đồ là điều rất cần thiết, cụ thể như sau:
Nội dung, phương pháp, biện pháp chính thực hiện
1 Rèn luyện kĩ năng lập và phân tích biểu đồ
- Kĩ năng lập và phân tích biểu đồ có một ý nghĩa rất quan trọng cả về mặt sư phạm, cả về mặt thực tiễn
Về mặt sư phạm, nó giúp cho học sinh phát triển tư duy, tính độc lập sáng tạo trong học tập và chính nhờ vậy nó cũng gây được hứng thú học tập cho các em Ngoài ra thông qua việc thành lập và phân tích biểu đồ, học sinh lĩnh hội một cách tích cực và trực quan các khái niệm địa lí, do vậy khắc sâu và củng cố được kiến thức một cách vững chắc
Về mặt thực tiễn, nắm được kĩ năng lập biểu đồ sẽ cho phép học sinh trình bày một cách sinh động
- Để rèn luyện kĩ năng thành lập biểu đồ cần thông qua thực hành, làm cho học sinh nắm được quy trình chung sau đây:
Vẽ biểu đồ, việc đầu tiên là phải đọc kĩ đề bài để tìm hiểu chủ đề định thể hiện trên biểu đồ Sau đó, căn cứ vào chủ đề đã xác định để lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất Sau đây là các dạng biểu đồ địa lí thường gặp:
Trang 2Một số dấu hiệu nhận biết các loại biểu đồ cần vẽ và nhận xét, giải thích theo
yêu cầu của bài tập và đề thi:
a) Biểu đồ hình cột
* Vẽ biểu đồ cột: Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ cột hoặc dựa vào một số dấu
hiệu nhận biết; trong đó biểu đồ cột được chia ra các loại như sau:
- Biểu đồ cột đơn:
+ Đối tượng thể hiện: 01
+ Thuật ngữ: Tỉ suất gia tăng, tốc độ tăng trưởng qua các thời kì
+ Thể hiện tình hình, sự biến đổi
+ Khi đề bài yêu cầu thể hiện các yếu tố trong một năm của nhiều vùng, nhiều quốc gia…
+ Giá trị của đối tượng: Tuyệt đối hoặc tương đối
+ Chú ý: Chọn kích thước biểu đồ sao cho phù hợp sao với khổ giấy vẽ và đảm bảo tính mĩ thuật
Tính toán khoảng cách trên trục tung phải hợp lí
Biểu đồ cột bao gồm các cột có chiều rộng bằng nhau Chiều cao các cột tương ứng với các giá trị trong bảng số liệu
Cột đầu tiên phải cách trục tung một khoảng nhất định
Phải ghi rõ số liệu trên đầu cột
- Biểu đồ cột đơn gộp nhóm:
+ Đối tượng thể hiện: 2 trở lên
+ Thuật ngữ: Thể hiện năng suất, số lượng, tình hình biến động
+ Giá trị của đối tượng: Thường là tuyệt đối
- Biểu đồ cột chồng:
+ Đối tượng thể hiện: 2 trở lên
+ Thuật ngữ: Thể hiện mối quan hệ, tình hình, thể hiện … so với…
+ Giá trị của đối tượng: Tuyệt đối nhưng phải cùng đơn vị
- Kẻ hệ trục tọa độ với trục tung và trục hoành có mũi tên ở hai đầu trục với kích thước sao cho phù hợp với khổ tờ giấy thi Trục tung thể hiện đơn vị đo của đối tượng địa lí đã cho và trục hoành thể hiện thời gian Căn cứ vào bảng số liệu cho trước, hãy chia trục tung và trục hoành thành các mốc tương ứng với số liệu và số năm sao cho tương quan giữa chiều cao và chiều ngang của biểu đồ được vẽ có tính mĩ thuật
- Vẽ chính xác, đẹp
- Ghi tên biểu đồ và có chú giải (cột ghép, cột chồng…)
Lưu ý: Đọc kĩ đề xem yêu cầu đề ra vẽ loại biểu đồ nào cho hợp lí.
* Nhận xét và giải thích:
- Thường nhận xét tổng quát sau đó nhận xét cụ thể
- Phân biệt cách nhận xét về sản lượng các ngành; số dân qua các năm
- Nếu có giải thích thì dựa vào phần nhận xét và xem bảng số liệu thuộc phần lý thuyết của bài nào để căn cứ vào đó giải thích theo yêu cầu đề ra
* Ví dụ: Cho bảng số liệu sau:
Trang 3Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999 – 2011
(Đơn vị: triệu USD)
Năm
Tiêu chí
Giá trị nhập khẩu 11742,1 25255,8 62764,7 106749,8
- Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình phát triển của ngành ngoại thương nước ta
- Nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu của nước ta trong thời kì trên
Gợi ý:
- Vẽ biểu đồ:
0
50000
100000
150000
200000
250000
1999 2003 2007 2011
Giá trị nhập khẩu Giá trị xuất khẩu
Biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999 – 2011
Yêu cầu:
+ Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ cột chồng
+ Vẽ chính xác, có chú giải và tên biểu đồ
- Nhận xét
+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng liên tục (dẫn chứng)
+ Giá trị xuất khẩu tăng, còn giá trị nhập khẩu tăng ( dẫn chứng)
+ Các giai đoạn tăng không đều (dẫn chứng)
+ Nước ta vẫn nhập siêu, giá trị nhập siêu có xu hướng tăng
b) Biểu đồ tròn
* Vẽ biểu đồ tròn: Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ tròn hoặc:
- Khi đề bài yêu cầu thể hiện “cơ cấu”, “tỉ lệ”, “tỉ trọng so với toàn phần”
- Nếu đề bài yêu cầu vẽ quy mô và cơ cấu, ta phải xử lí số liệu, tính bán kính
Chú ý:
+ Khi vẽ biểu đồ hình tròn, toàn bộ hình tròn tương ứng với 100% và chia ra các góc ứng với các thành phần trong cơ cấu của đối tượng Đối với biểu đồ một hình
Năm
Trang 4tròn, bán kính được vẽ tùy ý Tuy nhiên, chúng ta cần chọn kích thước vừa phải, tránh vẽ hình tròn quá nhỏ hoặc quá lớn
+ Vẽ 2 biểu đồ hình tròn theo đề ra giá trị tương đối thì 2 bán kính bằng nhau hoặc năm sau lớn hơn năm trước Còn trường hợp theo đề ra giá trị tuyệt đối thì phải xử
lí số liệu và tính bán kính Biểu đồ hai hình tròn phải được vẽ theo nguyên tắc thống nhất Các hình tròn đều bắt đầu từ tia 12 giờ rồi vẽ thuận theo kim đồng hồ cho đến hết Biểu đồ phải dùng chung một hệ thống kí hiệu và một bảng chú giải + Số năm: thường từ 1 – 3 năm
- Ghi tên biểu đồ và có chú giải
Lưu ý: Nếu đề ra vẽ biểu đồ hình tròn với bảng số liệu theo giá trị tuyệt đối thì
phải xử lí số liệu ra tương đối %
* Nhận xét và giải thích:
- Nhận xét một biểu đồ hình tròn phải chỉ ra tỉ trọng (%) lớn nhất, kế tiếp và sau cùng tỉ trọng nhỏ nhất (dẫn chứng)
- Nhận xét hai biểu đồ hình tròn, thường có hai trường hợp xảy ra:
+ Nhận xét sự thay của hai biểu đồ
+ Nhận xét và rút ra kết luận của hai biểu đồ
Đây là 2 cách nhận xét khác nhau thì phải chú ý theo yêu cầu đề ra
- Ngoài ra đề kiểm tra còn có yêu cầu khác chú ý đọc kĩ đề
- Nếu có giải thích thì dựa vào phần nhận xét và xem bảng số liệu thuộc phần lý thuyết của bài nào để căn cứ vào đó giải thích theo yêu cầu đề ra
* Ví dụ : Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng thủy sản phân theo hoạt động của Duyên hải Nam Trung Bộ
(Đơn vị: nghìn tấn)
- Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô sản lượng thủy sản và cơ cấu của nó phân theo hoạt động ở Duyên hải Nam Trung Bộ năm 1995 và năm 2011
- Nhận xét quy mô, cơ cấu sản lượng thủy sản của vùng
Gợi ý: - Vẽ biều đồ
Xử lí số liệu: + Tính cơ cấu:
Cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo hoạt động của Duyên hải Nam Trung Bộ
(Đơn vị: %)
+ Tính bán kính đường tròn (r):
Cho r1995 = 1,0 đơn vị bán kính thỉ r2011 = 1,88 đơn vị bán kính
Vẽ biều đồ: Biểu đồ thích hợp nhất là biều tròn.
Trang 5Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo hoạt động của Duyên hải Nam Trung Bộ trong 2 nam (%)
Yêu cầu:
.Vẽ 2 hình tròn, mỗi năm 1 hình tròn Bán kính hình tròn 2 năm khác nhau
Có đủ các yếu tố, tương đối chính xác vế các đối tượng biểu hiện
- Nhận xét
+ Về quy mô, sản lượng thủy sản của vùng tăng (dẫn chứng).
Nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác (dẫn chứng)
+ Về cơ cấu, có sự thay đổi, nhưng chậm Cụ thể là giảm tỉ trọng khai thác, nhưng tăng tỉ trong nuôi trồng (dẫn chứng)
c) Biểu đồ đường
* Vẽ biểu đồ đường: Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ đường hoặc:
- Đối tượng thay đổi theo thời gian
- Khi đề bài xuất hiện các cụm từ “sự tăng trưởng”, “tốc độ gia tăng”, “tốc độ tăng trưởng”…
- Trục ngang phải chia chính xác khoảng cách năm,
Trang 6- Nếu chỉ một đối tượng, biểu đồ chỉ có một trục đứng; hai đối tượng trở lên (cùng đơn vị, biểu đồ chỉ có một trục một trục đứng; khác đơn vị, biểu đồ có hai trục đứng)
- Trong trường hợp phải vẽ 3 đường biểu diễn trở lên, nếu khác đơn vị thì có một cách là chuyển các đại lượng tuyệt đối thành đại lượng tương đối, phải có năm gốc 100%
- Khi vẽ biểu đồ đường, chú ý chọn chiều cao và chiều rộng của các trục sao cho đường biểu diễn đảm bảo tính mĩ thuật, dễ đọc, nhất là ở những chỗ các đường biểu diễn khá sít nhau
- Ghi tên biểu đồ và có chú giải (từ 2 đường biểu diễn trở lên)
Lưu ý: Đối với vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng phải xử lí và chuyển
thành số liệu tương đối %
* Nhận xét và giải thích:
- Nhận xét một đường biểu diễn thường nhận xét tổng quát sau đó nhận xét cụ thể
- Nhận xét hai đường biểu diễn trở lên thường nhận xét tổng quát và sau đó so sánh giữa các đường biễu diễn, đường nào tăng nhanh, tăng chậm…
- Nếu có giải thích thì dựa vào phần nhận xét và xem bảng số liệu thuộc phần lý thuyết của bài nào để căn cứ vào đó giải thích theo yêu cầu đề ra
* Ví dụ 1: Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng điện của nước ta qua các năm ( Đơn vị: tỉ kwh)
- Vẽ biểu đồ đường thể hiện sản lượng điện nước ta theo bảng số liệu trên
- Nhận xét tình hình sản xuất điện của nước ta thời kì 1990 - 2009
- Giải thích rõ nguyên nhân của tình hình tăng trên
- Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện sản lượng điện nước ta thời kì 1990 - 2009.
Tỉ kwh
,8
Trang 7Yêu cầu: đúng, đủ, trực quan
- Nhận xét : sản lượng điện nước ta từ năm 1990 - 2009
+ Tăng liên tục (dẫn chứng)
+ Các giai đoạn sau tăng càng nhanh (dẫn chứng)
- Nguyên nhân:
+ Do nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt tăng cao
+ Trong những năm gần đây việc xây dựng và đưa vào hoạt động các nhà máy thủy điện và nhiệt điện có công suất lớn làm tăng nhanh sản lượng điện
+ Ngành điện được đầu tư từ các nguồn vốn trong và ngoài nước
+ Đây là ngành công nghiệp trọng điểm, trong phương hướng xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp, ngành điện được ưu tiên đi trước một bước
* Ví dụ 2: Cho bảng số liệu sau:
Số lượng đàn gia súc, gia cầm của nước ta
(nghìn con)
Bò
(nghìn con)
Lợn
(nghìn con)
Gia cầm
(triệu con)
- Vẽ biểu đồ thể thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng đàn trâu, bò, lợn và gia cầm ở nước ta giai đoạn 2000 – 2010
- Nhận xét và giải thích tình hình phát triển chăn nuôi nước ta
Gợi ý:
- Vẽ biều đồ
+ Xử lí số liệu: lấy năm 1990 = 100%.
Tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm của nước ta (đơn vị: %)
+ Biểu đồ:
Trang 8
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng đàn trâu, bò, lợn và gia cầm ở nước ta giai đoạn 2000 – 2010.
Yêu cầu:
Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ đường
Vẽ chính xác, có chú giải và tên biểu đồ
- Nhận xét và giải thích
+ Nhìn chung, trong giai đoạn 2000 – 2010, ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm nước
ta có tăng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau và không ổn định
+ Đàn trâu có tăng nhưng rất chậm và chưa ổn định (dẫn chứng) Nguyên nhân chủ yếu do sản xuất nông nghiệp đã áp dụng cơ giới hóa thay thế dần sức kéo của trâu + Đàn bò tăng và tăng mạnh nhưng chưa ổn định (dẫn chứng) Do nhu cầu thịt, sữa ngày càng tăng
+ Đàn lợn tăng và tương đối ổn định (dẫn chứng) Do đảm bảo về cơ sở thức ăn nhu cầu thị trường lớn
+ Đàn gia cầm có tốc độ tăng trưởng không ổn định (dẫn chứng) Nguyên nhân chủ yếu là do dịch cúm
d) Biểu đồ kết hợp cột và đường
* Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường: Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ kết hợp cột và
đường hoặc:
- Khi đề bài yêu cầu thể hiện giá trị hoặc tình hình phát triển của các đại lượng với
2 đơn vị khác nhau Ví dụ “diện tích” và “sản lượng”
- Chú ý:
+ Loại biểu đồ này thường sử dụng hai trục tung để thể hiện hai đại lượng khác nhau
+ Khoảng cách trên trục hoành tương ứng với khoảng cách năm, cột tách ra khỏi trục trục tung
Trang 9+ Nếu có nhiều đối tượng cùng đơn vị, vẽ biểu đồ cột đơn gộp nhóm (nếu các đối tượng không liên quan với nhau) hoặc biểu đồ cột chồng (nếu các đối tượng liên quan với nhau) Đối tượng còn lại vẽ biểu đồ đường
+ Các điểm trên biểu đồ đường nên để ở giữa cột
- Ghi tên biểu đồ và có chú giải
* Nhận xét và giải thích:
- Nhận xét tổng quát của hai loại
- So sánh giữa giữa biểu đồ cột và đường loại nào tăng nhanh hơn và chậm ra sao?
- Nếu có giải thích thì dựa vào phần nhận xét và xem bảng số liệu thuộc phần lý thuyết của bài nào để căn cứ vào đó giải thích theo yêu cầu đề ra
* Ví dụ 1: Cho bảng số liệu sau:
Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước, giai đoạn 1979 – 2009
( nghìn người)
Tỉ lệ dân thành thị trong
tổng số dân cả nước (%)
- Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường thể hiện sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong số dân cả nước, giai đoạn 1979 – 2009
- Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong số dân cả nước ở giai đoạn trên
- Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong số dân cả nước, giai đoạn 1979 – 2009.
Yêu cầu:
+ Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường
+ Vẽ chính xác theo số liệu đã cho
+ Đúng khoảng cách năm; có chú giải và tên biểu đồ
% 40 30 20 10
25374 18077
12463 10094
23,7
29,6
Nghìn người
Trang 10- Nhận xét:
+ Số dân thành thị nước ta giai đoạn 1979 – 2009 đều tăng, số dân thành thị tăng 2,5 lần, tỉ lệ dân thành thị trong số dân cả nước tăng chậm (1,5 lần)
+ Tỉ lệ dân thành thị tăng chậm phản ánh quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra còn chậm
e) Biểu đồ miền
* Vẽ biểu đồ miền: Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ miền hoặc:
- Khi đề bài yêu cầu thể hiện: “Sự chuyển dịch cơ cấu”, “Sự biến đổi cơ cấu”… Dấu hiệu này còn kèm theo bảng số liệu qua nhiều năm (thường 4 năm trở lên)
- Thông thường trục đứng ghi tỉ lệ %, được tính từ 0 đến 100%
- Trục ngang phải chia chính xác khoảng cách năm
- Miền phải được giới hạn bởi 4 đường
- Khi vẽ chồng các miền, cần lưu ý thứ tự chồng sao cho có ý nghĩa nhất
- Ghi tên biểu đồ và có chú giải
Lưu ý: Đối với bảng số liệu đã cho là tuyệt đối phải xử lí số liệu sang số liệu
tương đối %
* Nhận xét và giải thích:
- Nhận xét tổng quát
- Nhận xét cụ thể
- Nếu có giải thích thì dựa vào phần nhận xét và xem bảng số liệu thuộc phần lý thuyết của bài nào để căn cứ vào đó giải thích theo yêu cầu đề ra
* Ví dụ: Cho bảng số liệu sau:
Diện tích gieo trồng cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2000 – 2010
(Đơn vị: nghìn ha)
Cây công nghiệp hàng năm 778,1 835,0 861,5 806,1 800,2
Cây công nghiệp lâu năm 1451,3 1510,8 1633,6 1885,8 1987,4
- Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2000 – 2010
- Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, nhận xét và giải thích sự thay đổi diện tích gieo trồng và cơ cấu cây công nghiệp
Gợi ý:
- Vẽ biều đồ
Xử lí số liệu:
Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2000 – 2010
(Đơn vị:%)
Yêu cầu:
+ Biểu đồ thích hợp nhất: biểu đồ miền
+ Vẽ chính xác, có chú giải và tên biểu đồ