Đây là kết quả tác động nhiều mặt của đổi mới hoạt độngngân hàng, nhất là những cố gắng của ngành ngân hàng trong việc huy động cácnguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển, trong việc
Trang 1LỜI CÁM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn đến:
BGH trường Đại Học Công Nghiệp Tp Hồ Chí Minh
và khoa Thương Mại – Du Lịch, đã tạo mọi điều kiện cơ sở vật
chất tốt nhất giúp cho quá trình nghiên cứu của em được tiến
hành một cách thuận lợi
Đặc biệt em trân trọng cảm ơn đến thầy trưởng khoaThương Mại –Du Lịch - TS Nguyễn Văn Hóa; giáo viên
hướng dẫn – TS Mai Thanh Hùng đã tận tình hướng dẫn giúp
em hoàn thành báo cáo này
Em xin gởi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Ngân hàngTMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hưng Đạo, đã tạo
điều kiện để em có môi trường tìm hiểu thực tế, áp dụng lý
thuyết đã học ở trường
Lời cảm ơn chân thành nhất gởi đến: Chị Bùi NgọcHồng Anh – Phó phòng Hỗ Trợ, Chị Nguyễn Hồng Kim Ngân,
Chị Phan Thị Thu Hằng, Chị Phan Thị Hoa – Chuyên Viên
Khách Hàng Doanh Nghiệp không chỉ tận tình hướng dẫn các
nghiệp vụ, các Chị còn truyền đạt kinh nghiệm trong nghề và
dành tình cảm vô cùng quý báo trong suốt thời gian Em thực
tập
Xin chân thành cám ơn!
Trang 2 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Trang 3
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 4
Mục Lục
LỜI CÁM ƠN i
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN iii
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ vi
DANH SÁCH BẢNG BIỂU vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
Đặt vấn đề 1
Mục đích nghiên cứu 3
Phạm vi nghiên cứu 3
Phương pháp nghiên cứu 3
Kết cấu đề tài 3
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO 5
1.1 Giới thiệu sơ lược về Sacombank 5
1.1.1 Lịch sử hình thành 5
1.1.2 Thông tin về sacombank 6
1.1.2.1 Logo 8
1.1.2.2 Sứ mệnh 8
1.1.2.3 Tầm nhìn 8
1.1.2.4 Mạng lưới hoạt động 8
1.1.2.5 Năm giá trị cốt lõi 9
1.1.2.6 Các lợi thế tiên phong 10
1.1.2.7 Các giải pháp trọng tâm 11
1.1.2.8 Các móc son quan trọng 11
1.1.3 Lĩnh vực hoạt động 13
1.1.4 Cơ cấu tổ chức 14
1.2 Sacombank – Chi nhánh Hưng Đạo 15
1.2.1 Lịch sử hình thành Sacombank – Chi nhánh Hưng Đạo 15
1.2.2 Mạng lưới hoạt động 16
1.2.3 Các sản phẩm của Sacombank 17
1.2.3.1 Cá nhân 17
1.2.3.2 Doanh nghiệp: 19
1.2.4 Cơ cấu tổ chức và quản lý 20
1.2.4.1 Sơ đồ tổ chức 20
1.2.4.2 Cơ cấu tổ chức 21
1.2.4.3 Nhân sự 22
Thực trạng hoạt động kinh doanh của Sacombank – Chi nhánh Hưng Đạo 23
1.3.1 Phân tích các yếu tố bên ngoài 23
1.3.1.1 Môi trường chính trị, pháp lý 23
1.3.1.2 Môi trường kinh tế 25
1.3.1.3 Môi trường văn hóa – xã hội 26
1.3.1.4 Môi trường công nghệ 28
1.3.1.5 Đối thủ cạnh tranh 31
Trang 51.3.2 Phân tích các yếu tố môi trường bên trong 35
1.3.2.1 Chiến lược 35
1.3.2.2 Thương hiệu 37
1.3.2.3 Sản phẩm 38
1.3.2.4 Cơ cấu tổ chức nhân sự 40
1.3.3 Phân tích tình hình tài chính 40
1.3.3.1 Tình hình huy động vốn 40
1.3.3.2 Về hoạt động cho vay 43
1.3.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 46
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHUNG , NHẬN XÉT VÀ NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SACOMBANK – CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO 50
2.1 Đánh giá chung 50
Weaks 51
Opportunities 51
Threats 52
2.2 Nhận xét và ý kiến đề xuất 52
2.2.1 Về nhân sự 52
2.2.2 Về sản phẩm 53
2.2.3 Về hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng 56
2.2.4 Các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ: 57
2.2.5 Xác định chính sách dịch vụ: 58
2.2.6 Xác định các tiêu chuẩn dịch vụ: 59
2.2.7 Quản lý và kiểm tra việc thực hiện chương trình dịch vụ 60
2.2.8 Cải thiện chất lượng dịch vụ: 60
2.2.9 Đảm bảo tối đa lợi ích của đội ngũ cán bộ nhân viên của chi nhánh 61
2.2.10 Quảng cáo và tiếp thị sản phẩm 61
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
Trang 6DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
&
Biểu đồ 1.1*- Cơ cấu đội ngũ nhân viên của chi nhánh theo trình độ năm 2010 Biểu đồ 1.2*- Thu nhập và lợi nhuận của chi nhánh Hưng Đạo (2007– 2010) Biểu đồ 1.3* - Chi phí kinh doanh tại chi nhánh Hưng Đạo
Trang 7DANH SÁCH BẢNG BIỂU
&
Bảng 1.1*- Mạng lưới hoạt động của Sacombank
Bảng1.2*- Cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam( 1999 - 2007)
Bảng 1.3*-: Kế hoạch năm 2010 và một số mục tiêu định hướng chiến lược đếnnăm 2015
Bảng1.4*- Tổng hợp các sản phẩm bán lẻ của chi nhánh Hưng Đạo
Bảng 1.5*- Tình hình nguồn vốn tại Sacombank – chi nhánh Hưng Đạo
Bảng 1.6*- Tình hình huy động vốn phân theo đối tượng khách hàng (2008 – 2010)Bảng 1.7*- Tình hình huy động vốn phân loại theo kỳ hạn
Bảng 1.8*- Tỷ trọng dư nợ cho vay so với tổng nguồn vốn huy động của chi nhánhBang1.9*- Dư nợ cho vay căn cứ vào thời gian cho vay
Báng.10*- Dư nợ cho vay căn cứ vào đối tượng cho vay
Bảng 1.11*- Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hưng Đạo (2007 – 2010 )
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Sau 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước làm thay đổi cơ bản nền kinh tếvới những chỉ số kinh tế ngày càng khả quan, hệ thống ngân hàng đã đóng một vaitrò quan trọng Những đổi mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam được coi là khâuđột phá, có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế như:
Thứ nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng
bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỉ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô,môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh;
Thứ hai, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt
động xuất nhập khẩu Đây là kết quả tác động nhiều mặt của đổi mới hoạt độngngân hàng, nhất là những cố gắng của ngành ngân hàng trong việc huy động cácnguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển, trong việc đổi mới chính sách cho vay
và cơ cấu tín dụng theo hướng căn cứ chủ yếu vào tính khả thi và hiệu quả của từng
dự án, từng lĩnh vực ngành nghề để quyết định cho vay Dịch vụ ngân hàng cũngphát triển cả về chất lượng và chủng loại, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh;
Thứ ba, tín dụng ngân hàng đã đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng trưởng
kinh tế với nhịp độ cao trong nhiều năm liên tục Với dư nợ cho vay nền kinh tếchiếm khoảng 35-37% GDP, mỗi năm hệ thống ngân hàng đóng góp trên 10% tổngmức tăng trưởng kinh tế của cả nước;
Thứ tư, đã hỗ trợ có hiệu quả trong việc tạo việc làm mới và thu hút lao động, góp
phần cải thiện thu nhập và giảm nghèo bền vững Thông qua nguồn vốn tín dụngcho các chương trình và dự án phát triển sản xuất kinh doanh, hàng năm hệ thốngngân hàng đã góp phần tạo thêm được nhiều việc làm mới, nhất là tại các vùng nôngthôn Việc sử dụng nguồn vốn ngân hàng cho mục đích này ngày càng có tínhchuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả, nhất là từ khi tín dụng chính sách được tác
Trang 9bạch với tín dụng thương mại và giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội đảm nhiệm;
Thứ năm, góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát
triển bền vững Đóng góp này được thể hiện qua công tác thẩm định dự án, quyếtđịnh cho vay vốn ngân hàng cho các dự án và giám sát thực hiện một cách chặt chẽsau khi cho vay, các TCTD luôn chú trọng yêu cầu các khách hàng đảm bảo an toàn
và hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay, tuân thủ các cam kết quốc tế và các quiđịnh về bảo vệ môi trường
Tính đến nay, hệ thống ngân hàng nước ta có 6 ngân hàng thương mại nhà nước(NHTMNN), 39 NHTMCP, 40 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liêndoanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 17 công ty tài chính và 13 công ty chothuê tài chính, 926 tổ chức tín dụng nhân dân và 53 văn phòng đại diện của cácngân hàng nước ngoài
Hệ thống ngân hàng đã huy động và cung cấp một lượng vốn khá lớn cho nền kinh
tế, ước tính hàng năm chiếm khoảng 16-18% GDP, gần 50% vốn đầu tư toàn xã hội.Tăng trưởng tín dụng liên tục tăng trong các năm và năm 2006 ước tăng khoảng24%, cao hơn mức 19% năm 2005
Các dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng Ngoài các loại hình nhận gửi với mức lãisuất linh động nhằm tạo ra nhiều gói dịch vụ tiền gửi phù hợp với nhiều đối tượngkhách hàng, các phương thức thanh toán cũng ngày càng trở nên đa dạng: séc, nhờthu, tín dụng chứng từ, chuyển tiền, chuyển tiền qua thẻ ATM,…, việc cấp tín dụngcũng trở nên dễ dàng với các gói vay hấp dẫn kích thích nhu cầu sử dụng vốn cũngnhư đáp ứng nhu cầu vốn của nhiều chủ thể kinh doanh khác nhau.Những cơ hội và thách thức của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hộinhập kinh tế quốc tế, Cùng với cả nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang tíchcực chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào quá trình hội nhập kinh tếquốc tế, nâng dần vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế, điều này tạo ra cơ hội
để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế trong nước
Trang 10 Mục đích nghiên cứu
Trong quá trình học tập tại trường mỗi sinh viên được trang bị tương đối đầy đủ về
lý thuyết các môn học, đây là một trong những hành trang không thể thiếu chotương lai Tuy nhiên, với lượng kiến thức tương đối đầy đủ này nhưng khi tiếp xúcnhững công việc thực tế thì chúng ta không khỏi bỡ ngỡ giữa lý thuyết và thựchành, nhiều câu hỏi và kiến thức mới sẽ xuất hiện Nắm bắt được vấn đề đó nhàtrường đã đưa thực tập trở thành một môn học bắt buộc với mỗi sinh viên trước khi
ra trường Với mục đích giúp sinh viên tìm hiểu thực tế, áp dụng những kiến thứctrong suốt quá trình học, nâng cao hiểu biết tạo nền tảng cho thành công trongtương lai
Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Sàigòn Thương tín, đặc biệt tại chi nhánh Hưng Đạo Thực trạng hoạt động kinh doanhtại chi nhánh qua bói cảnh khó khăn của nền kinh tế hiện nay Đánh giá và đưa rakiến nghị
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu: các báo cáo và tài liệu tại Sacombank – chi nhánh Hưng Đạo,
thông tin trên trang wed: http://www.sacombank.com.vn và số liệu chi tiết tại Ngân
hàng
Phương pháp: thống kê, diễn dịch, quy nạp
Phân tích số liệu và đánh giá số liệu về số tuyệt đối và số tương đối chỉ tiêu dùngphân tích từ tài liệu có được Từ đó đưa ra nhận xét, kết luận về hoạt động của Ngânhàng
Kết cấu đề tài
Bố cục của Báo cáo thực tập gồm có ba phần:
Trang 11Chương 1: Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Sacombank – chi nhánh Hưng Đạo
Chương 2: Đánh giá chung và những kiến nghị về hoạt động kinh doanh của Sacombank – chi nhánh Hưng Đạo
Trang 1203 Hợp tác xã tín dụng Tân Bình-Thành Công - Lữ Gia Vào thời điểm đó, cả 04 đơn
vị này đều trong giai đoạn cực kỳ khó khăn về tài chính
Giai đoạn 1991 - 1995, khởi đầu với số vốn điều lệ ban đầu chỉ có 3 tỷ đồng, mạnglưới hoạt động chủ yếu ở các quận ven, phạm vi kinh doanh đơn điệu, Sacombank đãtạo được những điểm son đáng ghi nhận trong những năm đầu thành lập thông quacác quyết sách, chủ trương như tập trung xử lý các khoản nợ khó đòi, mở rộngmạng lưới, phát hành kỳ phiếu, thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh, …
Giai đoạn 1995 - 1998, Sacombank tập trung cho nhiệm vụ hoạch định và phát triểnsong song với việc tiếp tục củng cố và chấn chỉnh Với sáng kiến phát hành cổ phiếuđại chúng, vốn điều lệ của Sacombank đã tăng từ 23 tỷ đồng lên 71 tỷ đồng, qua đóbước đầu xác lập được năng lực tài chính đối với quá trình phát triển củaSacombank
Giai đoạn 1999 - 2001, vốn điều lệ từ 71 tỷ đồng tăng lên 190 tỷ đồng; xây dựngHội sở khang trang tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời nâng cấp trụ sởcác Chi nhánh trực thuộc; mở rộng mạng lưới đến hơn 20 tỉnh thành và các vùngkinh tế trọng điểm, đồng thời xác lập quan hệ với hơn 80 chi nhánh ngân hàng nước
Trang 13ngoài trên khắp thế giới Đồng thời, Sacombank trở thành thành viên của Hiệp HộiViễn Thông Liên Ngân Hàng toàn cầu (SWIFT), Visa và Master Card
Giai đoạn 2001 - 2005, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế và mục tiêu pháttriển đề ra cho thời kỳ kế hoạch 5 năm Đặc biệt với sự tham gia góp vốn của 03 cổđông nước ngoài là các tổ chức tài chính - ngân hàng mạnh trên thế giới và khu vực
đã hỗ trợ Sacombank tiếp cận công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản trị điềuhành hiện đại, chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Đồng thời, Ngânhàng bước đầu phát triển thành công mô hình hợp tác liên doanh, liên kết thông quaviệc góp vốn thành lập Công ty liên doanh quản lý quỹ - Công ty chứng khoán -Công ty bảo hiểm, …
Giai đoạn 2006: Cổ phiếu của Sacombank được niêm yết trên trung tâm giao dịchchứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
Đến nay, sau 19 năm hoạt động, Sacombank đã trở thành một trong những Ngânhàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam, mạng lưới hoạt động rộng khắp với vốn điều lệ
từ 190 tỷ đồng năm 2001 lên 9.179 tỷ đồng vào tháng 03/2011, gần 287 điểm giaodịch trong nước và khu vực Đông Dương, 10.047 đại lý thuộc 305 ngân hàng tại 81quốc gia và vùng lãnh thổ; hơn 7395 cán bộ nhân viên trẻ năng động và sángtạo.Sacombank còn là ngân hàng TMCP có số lượng cổ đông đại chúng rất nhất vớihơn 37000 cổ đông, các cổ đông chiến lược của Sacombank là các tập đoàn tài chính
và ngân hàng lớn trên thề giới như:
Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc
International Financial Company (IFC) trực thuộc World Bank
Tập đoàn Ngân hàng Australia và Newzealand (ANZ)
Cùng với những thành quả đạt được, Sacombank hướng đến mục tiêu trở thành một ngânhàng bán lẻ đa năng - hiện đại - tốt nhất Việt Nam và có quy mô lớn trong khu vực
1.1.2 Thông tin về sacombank
Trang 14Tên ngân hàng: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNGTÍN
Tên giao dịch quốc tế: SAIGON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCKBANK
Tên viết tắt: SACOMBANK
Hội sở : 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
Số lượng điểm giao dịch: 287
Giấy phép thành lập:Số 05/GP-UB ngày 03/01/1992 của UBND TP.HCM
Giấy phép hoạt động:Số 0006/GP-NH ngày 05/12/1991 của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam
Giấy CNĐKKD: Số 059002 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP HCM cấp
(đăng ký lần đầu ngày 13/01/1992, đăng ký thay đổi lần thứ 24ngày 10/04/2006)Tài khoản: Số 4531.00.804 tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM
Mã số thuế: 0301103908
Trang 161.1.2.5 Năm giá trị cốt lõi
Tiên phong (Pioneer)
Sacombank luôn là người mở đường và sẵn sàng chấp nhận vượt qua thách thứctrên hành trình phát triển để tìm ra những hướng đi mới
Luôn đổi mới, năng động và sáng tạo (Innovative, Active and Creative)
Sacombank nhận thức rằng: đổi mới là động lực phát triển của Ngân hàng Luôn đổimới phương pháp tư duy, năng động và sáng tạo biến các thách thức thành cơ hội
Cam kết với mục tiêu chất lượng (Commitment to quality)
Sự chuyên nghiệp, tận tâm và uy tín cao nhất đối với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp là nguyên tắc ứng xử của mỗi thành viên Sacombank Sacombank luôn camkết không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, tận tâm và uy tín đối với khách hàngmình phục vụ
Trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội (Social responsibility)
Trang 17Sacombank luôn ý thức trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, xã hội nơi mìnhhoạt động và luôn tuân thủ phương châm hoạt động “Vì cộng đồng, phát triển địaphương”
Tạo dựng sự khác biệt (Differentiation)
Sacombank luôn đột phá, sáng tạo để không ngừng tạo nên những khác biệt về sảnphẩm, phương thức kinh doanh và mô hình quản lý Chính sự khác biệt này đã tạodựng lợi thế cạnh tranh của Sacombank trên thương trường
1.1.2.6 Các lợi thế tiên phong
Là Ngân hàng đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam;
Là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên mở rộng mạng lưới hoạt động ra ngoài biên giới,thành lập chi nhánh tại Lào và Campuchia;
Là ngân hàng tiên phong khai thác các mô hình ngân hàng đặc thù dành riêng chophụ nữ (Chi nhánh 8 tháng 3) và cộng đồng nói tiếng Hoa (Chi nhánh Hoa Việt) Sựthành công của các chi nhánh đặc thù là minh chứng thuyết phục về khả năng phânkhúc thị trường độc đáo và sáng tạo của Sacombank
Từ năm 2004, Sacombank đã được các tổ chức tài chính quốc tế như IFC, FMO,ADB, Proparco… ủy thác các nguồn vốn có giá thành hợp lý để hỗ trợ các cá nhân,các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chí
về minh bạch báo cáo tài chính, có chiến lược phát triển bền vững và năng lực quảntrị doanh nghiệp, quản trị rủi ro tốt, có mạng lưới chi nhánh rộng lớn và mục đích sửdụng vốn hợp lý;
Là Ngân hàng đầu tiên kết hợp cùng các Công ty trực thuộc và các Công ty liên kếtcông bố hình thành mô hình Tập đoàn, trong đó Sacombank đóng vai trò hạt nhân.Việc hình thành mô hình Tập đoàn là điều kiện để phát triển các giải pháp tài chínhtrọn gói với chi phí hợp lý, nhằm tạo giá trị gia tăng cho khách hàng đồng thời nâng
Trang 18cao sức mạnh trong quá trình hội nhập của Sacombank và nhóm các Công ty thànhviên hoạt động trong các lĩnh vực tài chính và phi tài chính;
1.1.2.7 Các giải pháp trọng tâm
- Tăng nhanh năng lực tài chính;
- Phát triển công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ;
- Mở rộng mạng lưới hoạt động tại Việt Nam và khu vực;
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực và hoàn thiện hệ thống quản trị điều hành
1.1.2.8 Các móc son quan trọng
1991 – 1995 Sacombank thành lập ngày 21/12/1991, từ việc sáp nhập
Ngân hàng Phát triển kinh tế Gò Vấp và 03 tổ chức tín dụng Vốn điều lệ ban đầu 3 tỷ đồng Là một trong những mô hình NHTMCP đầu tiên tại TP.HCM
2001- 2005 Thu hút 3 cổ đông chiến lược nước ngoài
- Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings (năm 2001)
- Công ty Tài chính quốc tế (IFC) - (năm 2002)
- Ngân hàng ANZ (năm 2005)
Ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24
Trang 19với công ty Temenos (06/2004)
- Công ty Kiều hối Sacombank-SBR, (24/1/2006)
- Công ty Cho thuê tài chính Sacombank-SBL, (10/7/2006)
- Công ty Chứng khoán Sacombank-SBS, (20/10/2006)
Thành lập: Chi nhánh Hoa Việt – NH dành cho cộng đồng Hoa ngữ (10/08/2007)
Phủ kín mạng lưới hoạt động tại miền Tây, Trung, Đông Nam Bộ và Tây nguyên
Công bố hình thành Tập đoàn (16/5/2008) nhằm cung cấp trọn gói các giải pháp tài chính cho các doanh nghiệp và cá nhân
Thành lập:
- Công ty Vàng bạc đá quý (28/11/2008)
- Mở CN tại Lào (12/12/2008)
Trang 20 Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn;
Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; Hùn vốn và liên doanhtheo pháp luật;
Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;
Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế;
Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác
Trang 211.1.4 Cơ cấu tổ chức
HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH
HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG NHÂN SỰ & ĐÀO
TẠO DOANH NGHIỆP
CÁ NHÂN TIỀN TỆ
SỞ GIAO DỊCH TPHỒCHI
MINH TÍN DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VẬN HÀNH TÀI CHÍNH
KHU VỰC QUẢN LÝ RUI RO
PHÒNG GIAO DỊCH & QUỸ TIẾT KIỆM
CHI NHÁNH
Trang 221.2 Sacombank – Chi nhánh Hưng Đạo
1.2.1 Lịch sử hình thành Sacombank – Chi nhánh Hưng Đạo
Chi nhánh Hưng Đạo thành lập ngày 22-01-1992, đi lên từ hợp tác xã tín dụngThành Công, là một trong những chi nhánh ra đời đầu tiên của ngân hàng Chinhánh được đặt tại 99A Nguyễn Văn Cừ - Phường 2 – Quận 5 Là một chi nhánhcấp một trực thuộc Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín nên chi nhánh Hưng Đạo có tất
cả các hoạt động của hệ thống Sacombank, là đơn vị hạch toán phụ thuộc ngânhàng, được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, có con dấu, được phép thực hiệnmột phần hoặc toàn bộ các hoạt động của ngân hàng theo sự ủy nhiệm và ủy quyềncủa Tổng Giám Đốc Ngân hàng
Các nghiệp vụ gồm có:
Nghiệp vụ huy động vốn: Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, các cá nhântrong xã hội dưới các hình thức khác nhau: tiền gởi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiềngởi thanh toán bằng đồng Việt Nam hay ngoại tệ
Nghiệp vụ cho vay vốn: Cho vay tới mọi thành phần kinh tế trong xã hội, từ
cá nhân, hộ gia đình đến các công ty, tổ chức, doanh nghiệp, bao gồm cho vay ngắnhạn, cho vay trung và dài hạn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, mua sắm, sản xuấtkinh doanh, đầu tư Đặc biệt, chi nhánh thực hiện hình thức cho vay phân tán như:cho vay đối với các tiểu thương ở chợ, cho vay tiêu dùng, cho vay nông nghiệp…
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế: cung cấp các nghiệp vụ thanh toán quốc tế chocác cá nhân, tổ chức có nhu cầu chuyển tiền bằng điện, telex, mở L/C, bảo lãnh…
Ngoài ra chi nhánh còn cung cấp các dịch vụ khác như cho thuê tủ sắt, thẻthanh toán, dịch vụ bất động sản, chiết khấu, chuyển tiền…
Theo định hướng chung của toàn Sacombank, chi nhánh Hưng Đạo cùng hệ thốngcác chi nhánh, phòng giao dịch quyết tâm xây dựng Sacombank thành một ngânhàng bán lẻ đa năng hiện đại, đạt mức trung bình tiên tiến trong khu vực (mục tiêu
Trang 23trước mắt), đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác – liên minh – liên kết và phát huycao nhất hiệu quả hoạt động của các công ty liên doanh và trực thuộc để trong mộttương lai gần có đủ điều kiện cung ứng cho thị trường các giải pháp tài chính trọngói nhằm giảm bớt áp lực và nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập (mụctiêu lâu dài).
1.2.2 Mạng lưới hoạt động
Trong quá trình phát triển, để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và mở rộngmạng lưới giao dịch cùa chi nhánh, CNHD đã không ngừng mở rộng và hiện ChiNhánh đã có 5 phòng giao dịch(PGD) trực thuộc
Bảng2.1 : hệ thống chi nhánh trực thuộc Sacombank – chi nhánh Hưng Đạo
Chi nhánh Hưng Đạo
99A Nguyễn Văn Cừ, P.2, Q.5 ĐT: (08) 39.232.800
Fax: (08) 39.232.799
Phòng giao dịch Đồng Khánh
65-67 Trần Hưng Đạo, P.6, Q.5ĐT: (08) 3.9.650.442
Fax: (08) 3.9.650.443
Phòng giao dịch Lê Đại Hành
347 Lê Đại Hành, P.13, Q.11ĐT: (08) 38.650.442
Fax: (08) 38.650.443
Phòng giao dịch 3 tháng 2 276-280 Đường 3-2, P.12, Q.10
ĐT: (08) 38.680.383
Trang 24Fax: (08) 38.680.382
Phòng giao dịch Phú Mỹ Hưng
Căn hộ D1, số 9, KP Mỹ Hoàng, PMH, Q7
ĐT: (08) 34.121.631Fax: (08) 34.120.923
Phòng giao dịch Hồng Bàng
517 Hồng Bàng, P.14, Q.5ĐT: (08) 38.552.207Fax: (08) 38.552.214
Nguồn: Phòng Nhân Sự
Hiện nay, chi nhánh Hưng Đạo là một trong hai chi nhánh có nhiều phòng giao dịchtrực thuộc nhất (cùng với chi nhánh Tân Bình) Điều này giúp cho chi nhánh có thểtiếp cận sâu rộng hơn tới mọi đối tượng thành phần khách hàng trong nhiều khu vựccủa Tp.HCM, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của chi nhánh
1.2.3 Các sản phẩm của Sacombank
1.2.3.1 Cá nhân
Sản phẩm tiền vay
Cho vay tiêu dùng đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời
Cho vay sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời
Cho vay cầm cố chứng từ có giá, vàng, ngoại tệ
Cho vay phục vụ đời sống
Cho vay liên kết mua xe ô tô
Cho vay mua chứng khoán
Cho vay liên kết chuyển nhượng bất động sản
Cho vay liên kết mua nhà, sửa chữa nhà
Cho vay cán bộ nhân viên
Trang 25Cho vay lãi cấn trừ bất động sản
Cho vay tiểu thương chợ
Cho vay sản xuất kinh doanh
Cho vay cầm cố thẻ tiền gửi
Cho vay sản xuất kinh doanh mở rộng tỷ lệ đảm bảo
Cho vay nông nghiệp
Cho vay du học
Tiền gửi :
Chứng chỉ huy động vàng và VNĐ bảo đảm giá trị theo vàng
Tiết kiệm không kỳ hạn
Tiết kiệm bậc thang
Tiền gửi thanh toán
Tiết kiệm tích lũy
Tiết kiệm có kỳ hạn
Tài khoản Âu Cơ
Thẻ Ladies First
Thẻ thanh toán quốc tế Sacombank Visa
Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa Credit
Thẻ đồng thương hiệu VNPAY
Thẻ tín dụng nội địa SacomPassport
Thẻ thanh toán nội địa SacomPassport
Chuyển tiền
Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam
Chuyển tiền nhanh tận nhà
Chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài
Chuyển tiền trong nước
Chuyển tiền bằng BankDraft
Trang 26Dịch vụ giữ hộ tài liệu
Cho vay sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời
Cho vay bằng nguồn vốn RDF II
Cho vay bằng nguồn vốn SMEDF
Cho vay kinh doanh trả góp doanh nghiệp vừa và nhỏ
Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, chứng từ có giá
Cho vay dự án - đầu tư
Cho vay sản xuất kinh doanh
Sản phẩm tiền gửi:
Tiền gửi định kỳ doanh nghiệp
Tiết kiệm tích lũy thưởng
Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi thanh toán
Dịch vụ chi trả hộ lương cho cán bộ - công nhân viên
Dịch vụ thấu chi tài khoản
Dịch vụ chuyển đổi ngoại tệ
Dịch vụ thu chi hộ
Dịch vụ thanh toán quốc tế
Dịch vụ bảo lãnh
Trang 27Bao thanh toán nội địa
1.2.4 Cơ cấu tổ chức và quản lý
1.2.4.1 Sơ đồ tổ chức
1.2.4.2 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Sacombank – chi nhánh Hưng Đạo nhìn chung là khá đầy đủcác phòng ban đảm nhiệm hầu hết những nghiệp vụ cần thiết theo yêu cầu của mộtchi nhánh cập một
Đứng đầu chi nhánh là Giám đốc, chịu trách nhiệm chỉ đạo, quản lý mọi hoạt độngcủa chi nhánh Giám đốc là người chịu trách nhiệm báo cáo lại toàn bộ hoạt độngcủa chi nhánh và đưa ra những kiến nghị với Tổng Giám Đốc những công việc cầnthay đổi về bố trí nhân sự, điều hòa vốn,… nhằm đạt hiệu quả cao nhất Bên cạnh
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng hành chánh
toán và quỹ
Bp quỹ
Bp kế toán
Bp xử lý giao dịch GIÁM ĐỐC
Trang 28Giám đốc còn có hai Phó Giám đốc và các trưởng phòng để hỗ trợ cho những côngviệc nôi bộ hàng ngày Hiện tại chi nhánh Hưng Đạo có tất cả 5 phòng ban:
Phòng doanh nghiệp: cung cấp tất cả các sản phẩm dành cho khách hàngdoanh nghiệp là các công ty, các doanh nghiệp vừa và lớn, thực hiện việc tìm kiếmkhách hàng, lập hồ sơ khách hàng, xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, năm,theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch, thực hiện nghiệp vụ thanh toánquốc tế
Phòng cá nhân: bao gồm bộ phận tư vấn và bộ phận quan hệ khách hàng,cung cấp các sản phẩm cho khách hàng cá nhân, hay các doanh nghiệp tư nhân nhỏ
lẻ, tiểu thương,tìm kiếm khách hàng, tư vấn khách hàng, lập hồ sơ vay, xây dựng kếhoạch hàng tháng, quý, năm, theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch
Phòng hỗ trợ: đảm nhiệm việc huy động vốn, tiền gởi thanh toán, tiền gởi tiếtkiệm, quản lý và kiểm soát tín dụng
Phòng kế toán và quỹ: hướng dẫn và hậu kiểm tra việc hạch toán kế toán vớitất cả các đơn vị trực thuộc chi nhánh, đầu mối thanh toán của chi nhánh với nội bộngân hàng và đối với bên ngoài, tổng hợp kế hoạch kinh doanh của chi nhánh, quản
lý chi phí điều hành
Phòng tổ chức hành chính: đảm nhiệm việc theo dõi, quản lý và tham mưucho Giám đốc chi nhánh về quản trị hàng chánh, văn thư, quản trị tài sản, quản trịnhân sự và công tác lễ tân, hậu cần
Cơ cấu tổ chức của chi nhánh theo hướng hiện đại, chuyên môn hóa các bộ phận,với những phòng ban được phân chia rõ ràng, tách bạch nhằm cụ thể hóa nhữngnhiệm vụ cũng như trách nhiệm, hạn chế những sai sót trong công việc, đảm bảohiệu quả trong khi thực hiện nghiệp vụ, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tếquốc tế
1.2.4.3 Nhân sự.
Số lượng nhân viên của chi nhánh tính đến thời điểm hiện tại là 150 người, hầu hết
là các cán bộ nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động, có tinh thần trách nhiệm, làm
Trang 29việc có hiệu quả và thân thiện với khách hàng Độ tuổi trung bình của chi nhánh là
26 tuổi, trình độ nhân viên hầu hết là tốt nghiệp cao đẳng, đại học Ở một số vị tríkhông yêu cầu chuyên môn cao thì chi nhánh tuyển dụng nhân viên tốt nghiệpPTTH, trung cấp…Việc tuyển dụng được tổ chức một cách khách quan thông quaxét tuyển hồ sơ và phỏng vấn
Việc sắp xếp tổ chức nhân sự ở nhánh khá hợp lý, dựa trên khả năng chuyên môn,nguyện vọng của mỗi người mà phân bổ vào những vị trí thích hợp, thường xuyênđánh giá hiệu quả làm việc của cán bộ và có sự luân chuyển nghiệp vụ giúp chonhân viên có thể tiếp cận công việc mới, từ đó tìm ra vị trí thích hợp nhất với mình.Các chế độ lương thưởng của chi nhánh khá hợp lý, việc chấm điểm thi đua hàngtháng và khen thưởng cho các cá nhân là chiến sỹ thi đua đã kích thích nhân viênphấn đấu làm việc, chấp hành tốt nội quy, tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả.Ngoài ra, chi nhánh còn tổ chức các chương trình giao lưu, thi đấu thể thao, chuyến
đi dã ngoại nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết giữa mọi người, tạo tinh thần thoảimái sau kỳ làm việc căng thẳng
Trang 30Biểu đồ 1.1*- Cơ cấu đội ngũ nhân viên của chi nhánh theo trình độ năm 2010
- Ngân hàng Nhà nước tiến hành phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng vàhoàn thiện hai Luật về ngân hàng: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi)
và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) theo hướng áp dụng các chuẩn mực vàthông lệ quốc tế phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu hướng phát triểncủa ngành Ngân hàng trong bối cảnh hội nhập
Trang 31- Ban hành một số Thông tư hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của tổ chức tíndụng cho phù hợp với tình hình mới và điều kiện của Việt Nam hiện nay, như:Thông tư quy định về việc kiểm soát đặc biệt với các tổ chức tín dụng (số 08/2010/TT-NHNN ngày 22/3/2010); Thông tư quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổchức tín dụng (số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010) và Thông tư hướng dẫn chitiết về tổ chức, quản trị, điều hành, vốn điều lệ, chuyển nhượng cổ phần, bổ sung,sửa đổi giấy phép, điều lệ của ngân hàng thương mại (số 06/2010/TT-NHNN ngày26/02/2010).
- Ban hành mới Thông tư quy định về việc cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãisuất thỏa thuận của tổ chức tín dụng đối với khách hàng theo hướng mở rộng đốitượng cho vay theo lãi suất thỏa thuận, gồm: Cho vay trung và dài hạn đáp ứng nhucầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển; cho vay ngắn hạn,trung hạn và dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn trực tiếp phục vụ đời sống của cá nhân và
hộ gia đình, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
Từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động của NHNN; nâng cao năng lực xâydựng và điều hành chính sách tiền tệ của NHNN; tăng cường năng lực thanh tra,giám sát của NHNN Đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chủđộng hội nhập quốc tế về tài chính NH theo lộ trình và bước đi thích hợp vớinăng lực cạnh tranh của các TCTD và khả năng của NHNN về kiểm soát hệ thống
Theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng Áp dụng cácbiện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho từng tổ chức tín dụng cũng như toàn hệ thốngngân hàng Chỉ đạo các ngân hàng thương mại nâng cao năng lực tài chính, bảo đảmduy trì mức vốn tự có của các ngân hàng phù hợp với quy mô tài sản có theo quyđịnh của Ngân hàng Nhà nước về tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu Phát triển hệ thống cácTCTD VN theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng, đa dạng về sở hữu và loại hìnhTCTD, có qui mô hoạt động và tiềm lực tài chính mạnh Đẩy mạnh quá trình cơ cấulại các NHTM và tiến độ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
Trang 321.3.1.2 Môi trường kinh tế
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến những xáo động
về thị trường, tỷ giá, đầu tư và thương mại của nền kinh tế Việt Nam, làm thu hẹpđáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêucực tới nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội khác, bộc lộ rõ hơn những yếu kém về chấtlượng và sự mất cân đối của nền kinh tế đang tiếp tục hội nhập sâu hơn vào nềnkinh tế toàn cầu Cố gắng đạt tốc độ tăng trưởng cao trong điều kiện khó lường nhưvậy đòi hỏi những nỗ lực căng thẳng hơn, quan hệ chi phí – hiệu quả không đượcnhư dự kiến và rủi ro cũng lớn hơn Với sự nhất trí, đồng lòng và nổ lực hết mìnhcủa toàn Đảng, toàn dân và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô linh hoạt của Chínhphủ, nước ta đã hoàn thành hai mục tiêu khó khăn là chống suy giảm kinh tế và duytrì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững; đồng thời chủ động phòng ngừa lạmphát cao trở lại
Năm 2009, kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng 5,32%, vượt mục tiêu đề ra vàđứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và trên thếgiới Sản xuất công nghiệp thoát khỏi tình trạng trì trệ những tháng đầu năm và cảnăm đã tăng 7,6% Sản xuất nông nghiệp được mùa với sản lượng lúa cả năm đạt38,9 triệu tấn, tăng 165.700 tấn so với năm 2008 Cân đối kinh tế vĩ mô tiếp tục ổnđịnh Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển theo chiều rộng,tăng khối lượng các nguồn lực, nhất là tăng vốn đầu tư, chưa thực sự dựa trên cơ sởtăng năng suất lao động xã hội và nâng cao hiệu quả nên tăng trưởng chưa thật vữngchắc, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng chưa cao
Mặc dù nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài giảm sút, nhưng đầu tư trong nước đã đượckhơi thông nên tính chung vốn đầu tư phát triển cả năm đạt 7 042 000 tỷ đồng, tăng15,3% so với năm 2008
Thu ngân sách đạt dự toán cả năm và bội chi ngân sách bảo đảm được mức Quốchội đề ra là không vượt quá 7% GDP Lạm phát được kiềm chế, chỉ số tăng giá tiêu
Trang 33dùng tháng 12 năm 2009 so với tháng 12 năm 2008 tăng 6,52%, thấp hơn mục tiêu7% Quốc hội thông qua; chỉ số giá bình quân năm 2009 là 6,88%, thấp nhất trong 6năm gần đây Tuy nhiên, giá cả ngày càng tăng lên, tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể gâylạm phát cao trở lại.
Thị trường vàng năm 2009 có nhiều biến động phức tạp, bất ổn định, nhiều rủi ro.Chính sách của ngân hàng nhà nước giảm lãi suất vàng nhằm hạn chế huy động vàođầu năm 2010 làm cho tiền gởi tiết kiệm tăng lên, tăng nguồn vốn huy động củangân hàng
1.3.1.3 Môi trường văn hóa – xã hội
Bảng1.2*- Cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam( 1999 - 2007)
Điều tra biến động doanh số - KHHGD năm 2007
Từ 18 tuổi trở xuống là trẻ vị thành niên, sống phụ thuộc vào gia đình Từ 19 đến 24tuổi có độc lập một phần về thu nhập nhưng vẫn sống phụ thuộc Từ 25 đến 34 tuổi,
Trang 34người dân bắt đầu cuộc sống tự lập và có thu nhập vừa phải Từ 35 đến 55 tuổi,công việc ổn định hơn và có thu nhập cao Trên 55 tuổi là tuổi về hưu, thu nhậpgiảm xuống nhưng có tích lũy
Dựa trên bảng trên ta thấy, cơ cấu dân số Việt Nam có những thay đổi nhanhchóng,dân số trong độ tuổi lao động tăng lên rõ rệt Dự đoán năm 2020, dân số VN
sẽ vượt qua Nhật Bản đứng thứ tư châu Á chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia.Nền kinh tế tiêu thụ sẽ trở thành một yếu tố lớn trong tổng quan kinh tế Sự pháttriển dân số và sự di dân vào đô thị sẽ đưa nền kinh tế tiêu dùng tại Việt Nam đạtđến những tầm cao mới Dự báo rằng sẽ xuất hiện một tầng lớp mới có thu nhập cao
ở Việt Nam vào năm 2016, chiếm ít nhất 10% trong tổng số dân Tầng lớp này sẽ làlực lượng thúc đẩy sự tăng trưởng các mặt hàng xa xỉ phẩm, từ đó thúc đẩy các dịch
vụ ngân hàng phát triển mạnh mẽ hơn
Thu nhập bình quân đầu người của VN tăng từ mức 423 USD năm 2001 lên 722USD năm 2006, 835 USD năm 2007 , 1024 USD năm 2008và năm 2009 đạt 1083USD Trình độ dân trí ngày một nâng cao giúp người dân VN có hiểu biết tốt hơn
về vai trò và hoạt động ngân hàng, làm tăng khả năng đón nhận sản phẩm dịch vụmới của NH đồng thời nhu cầu về dịch vụ ngân hàng của người dân cũng ngày càngphức tạp hơn Mỗi năm cả nước có hàng triệu sinh viên đại học, cao đẳng và trunghọc chuyên nghiệp, hàng chục ngàn du học sinh sẽ là thị trường tiềm năng để cácNHTM phát triển dịch vụ bán lẻ
Sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội và thu nhập gia tăng cũng dẫn đến nhữngthay đổi trong thói quen tiêu dùng của người dân Một trong những thay đổi đángchú ý là tỉ lệ tiêu dùng của nguời dân dành cho hoạt động vui chơi giải trí đặc biệt là
du lịch có xu hướng tăng lên Chất lượng cuộc sống của người dân không ngừngđược cải thiện, người tiêu dùng có nhu cầu cho cuộc sống cao hơn và họ sẵn sàngvay để phục vụ cho đời sống của mình nghĩa là họ đã có tâm lý thoáng hơn trongviệc “xài trước, trả sau” Do đó, dịch vụ cho vay tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng trưởngtrong những năm tới, nhất là cho vay trung - dài hạn Bên cạnh đó, lượng khách
Trang 35quốc tế đến VN không ngừng gia tăng, trong đó có một phần không nhỏ khách tạmtrú dài hạn và làm việc ở VN Đây cũng là một thị trường tiềm năng để phát triểncác hoạt động NHBL, đặc biệt là các sản phẩm thẻ, tài khoản thanh toán nhưngđồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn về việc phát triển và hoàn thiện sảnphẩm – dịch vụ cũng như mạng lưới phân phối cho các NHTM VN
1.3.1.4 Môi trường công nghệ
Khoa học công nghệ có những bước phát triển nhanh chóng, ngày càng hiện đạihơn Số lượng người tiếp cận công nghệ thông tin, sử dụng điện thoại, internet ngàycàng nhiều Chính vì thế đặt ra yêu cầu cấp bách cho ngành ngân hàng là phải pháttriển hệ thống công nghệ ngân hàng cho phù hợp với xu thế phát triển của thế giới
và nhu cầu ngày một tăng cao của khách hàng Nước ta hiện nay đã có Luật giaodịch điện tử, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án thanh toán không dùng tiềnmặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020” cũng như “Đề án hiện đạihóa NH” của NHNN Song, trình độ cán bộ không theo kịp những yêu cầu pháttriển công nghệ đã trở thành một lực cản không nhỏ đối với nhiều ngân hàng khimuốn hiện đại hóa các hoạt động của mình Một số ngân hàng vẫn chưa có một bộphận chuyên trách nghiên cứu chiến lược công nghệ thông tin, trình độ thiết kế tổngthể còn yếu, hệ thống ứng dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đầu tư thiếu đồng bộ, thiếuđịnh hướng dẫn đến hoạt động kém hiệu quả, nhanh chóng bị lạc hậu sau khi đưavào hoạt động
Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã có sự tham gia của 443 đơn vị thuộc
83 ngân hàng thành viên; lượng giao dịch trung bình từ 35.000 - 45.000 món/ngàyvới khối lượng vốn luân chuyển khoảng 35.000 tỷ đồng/ngày và đang tiếp tục giatăng, giúp cho công tác thanh toán giữa các tổ chức tín dụng được nhanh chóng và
là xương sống của hệ thống thanh toán của ngành ngân hàng; 4 NHTMNN, 2NHTTMCP khác cũng đã hoàn thành dự án này với việc tổ chức thành công hệthống thanh toán điện tử nội bộ nhờ đó thực hiện nhanh chóng các giao dịch vớikhách hàng và giúp chu chuyển nhanh vốn giữa các doanh nghiệp, cá nhân và toàn