1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích chương trình chi tiêu công

23 266 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 186,5 KB

Nội dung

- Sự thiếu hụt của hàng hóa công là một trong những yếu tố gây ra sự thất bại cảu thị trường, Thị trường không thể cung cấp hoặc nếu có cung cấp thì cũng không thể cung cấp đầy đủ hàng h

Trang 1

Phân tích chương trình chi tiêu công

Chi tiêu công là quá trình phân phối và sử dụng các quỹ tài chính công nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

*Đặc điểm của chi tiêu công:

- Chi tiêu công là nhằm phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng dân cư ở các vùng hay phạm vi quốc gia

- Chi tiêu công luôn gắn liền với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước thực hiện

- Các khoản chi tiêu công hoàn toàn mang tính công cộng

- Các khoản chi tiêu công mang tính không hoàn trả hay hoàn trả không trực tiếp

và thể hiện ở chỗ không phải mọi khoản thu với mức độ và số lượng của những địa chỉ cụ thể đều được hoàn lại dưới hình thức các khoản chi tiêu công

*Phân loại chi tiêu công:

- Căn cứ theo chức năng của Nhà nước, chi tiêu công được chi cho các hoạt động: + Xây dựng cơ sở hạ tầng

+ Tòa án và viện kiểm soát

+ Hệ thống quân đội và an ninh xã hội

- Căn cứ theo tính chất kinh tế, chi tiêu công được chia thành:

+ Chi thường xuyên: Là nhóm chi phát sinh thường xuyên,cần thiết hoạt động của các đơn vị khu vực công, bao gồm các khoản chi:

• Chi hoạt động sự nghiệp: Sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, y tế, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao

• Chi chuyển giao: Bao gồm các khoản chi cứu tế xã hội, an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội, các khoản trợ cấp

Trang 2

• Chi hành chính: Bao gồm các khoản chi lương cho đội ngũ công chức Nhà nước, các khoản chi mua hàng hóa đẻ đáp ứng nhu cầu hoạt động của bộ máy Nhà nước.

• Chi an ninh, quốc phòng

+ Chi đầu tư phát triển: Là nhóm chi gắn liền với chức năng kinh tế của Nhà nước bao gồm:

•Chi xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, ưu tiên cho các công trình không có khả năng thu hồi vốn

•Đầu tư, hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia quản lý và điều tiết của Nhà nước

•Chi hỗ trợ cho các quỹ hỗ trợ tài chính của Chính phủ

•Chi dự trữ Nhà nước

- Căn cứ theo trình tự lập dự toán NSNN, chi tiêu công được chia thành: + Chi tiêu công theo các yếu tố đầu vào: Căn cứ vào nhu cầu mua sắm, trang bị các phương tiện cần thiết cho hoạt động của các đơn vị, Chính phủ xác định mức kinh phí tài trợ

+ Chị tiêu công theo yếu tố đầu ra: Mức kinh phí phân bổ cho một cơ quan, đơn vị không căn cứ vào các yếu tố đầu vào mà dựa vào khối lượng công việc đầu

ra và kết quả tác động đến mục tiêu hoạt động của đơn vị

*Vai trò của chi tiêu công

-Chi tiêu công có rất quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư của khu vực và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Chi tiêu công góp phần điều chỉnh chu kỳ kinh tế

- Chi tiêu công góp phần tái phân phối thu nhập xã hội giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội

1 Phân tích chương trình chi tiêu công.

Chương trình là cơ sở định hướng để thực hiện chi tiêu công Chi tiêu công theo chương trình sẽ giúp cho Chính phủ tập trung dứt khoát vào sự lựa chọn trong số các chương trình cạnh tranh

Trang 3

Theo báo cáo đánh giá chi tiêu công của Chính phủ vừa được Bộ Tài chính công

bố ngày 14/5, ở Việt Nam, đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước ngày càng tăng, hiện tại chiếm khoảng 40% tổng chi ngân sách nhà nước Do vậy quản lý đầu tư công là đặc biệt quan trọng Trong đó, các địa phương có vai trò ngày càng lớn trong chi tiêu công Đi

Tự chủ chi tiêu khiến số địa phương tự cân đối được ngân sách hiện đã tăng từ 5 lên 15 tỉnh thành

Báo cáo chi tiêu của Chính phủ cũng cho thấy, tỷ lệ chi cho giáo dục, khoa học công nghệ và giao thông là những ngành có tỷ lệ đầu tư tăng cao nhất trong những năm gần đây Nguồn chi cho giáo dục và đào tạo tăng từ 14% (năm 1997) lên 16,7% (năm 2003), khoa học công nghệ tăng từ 1,3% lên 2,2 %, giao thông tăng từ 9,7% lên 13% Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo nên áp dụng việc học cả ngày trên diện rộng, giảm học phí cho các đối tượng được miễn giảm, nâng cao trình độ giáo viên ở các địa phương nghèo nhất và nâng lương cho giáo viên

Theo đánh giá chung, tốc độ tăng chi bình quân hàng năm tăng trên 16%, cao hơn tốc độ phát triển kinh tế nhờ thu ngân sách có nhiều tiến bộ Mức thâm hụt ngân sách của

VN tương đối nhỏ và tổng nợ khá thấp, tỷ lệ chi tiêu công so với GDP bền vững

Tuy nhiên, bản báo cáo cũng đưa ra những nguy cơ tiềm ẩn như Việt Nam đang đối mặt với các khoản nợ xây dựng cơ bản thuộc nguồn ngân sách hay rủi ro tài chính từ tín dụng nhà nước và doanh nghiệp nhà nước

2 Phân tích thất bại của thị trường

- Thất bại của thị trường là do thất bại của cạnh tranh nguyên nhân là do sự hình thành các công ty độc quyền ở nước ta và kéo theo là sự độc quyền về giá sẽ gây ra các tổn thất về phúc lợi xã hội

Từ trước đến nay, người dân và các doanh nghiệp vẫn chỉ biết mua điện do EVN phân phối Các nhà máy phát điện bao gồm cả thủy điện, nhiệt điện phần lớn đều do EVN quản lý Tính đến thời điểm hiện nay, mặc dầu EVN đã tiến hành cổ phần hóa một số nhà máy điện như: Vũng Áng, Phả Lại, Cát Bà… trong đó có một số nhà máy do PVN, TKV làm chủ đầu tư nhưng những doanh nghiệp này mới chỉ có thể tham gia xây dựng tạo

Trang 4

Vì năm “đầu cán” ở khâu quan trọng này nên việc cung ứng điện tới tận người dân và doanh nghiệp vẫn do EVN đảm nhiệm Sự độc quyền của EVN còn thể hiện ở chỗ doanh nghiệp này vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực điện vừa thực hiện chức năng kinh doanh cộng với chức năng phân phối điện Xét về mặt hình thức, EVN có Bộ Công thương là Bộ chủ quản nhưng trên thực tế, dường như những “quyết sách” của EVN nhiều khi nằm ngoài “tầm với” của Bộ này

Một ví dụ điển hình là năm 2009, Bộ Công thương từng đưa ra phương án được xem là tiến bộ trong việc xây dựng một thị trường điện cạnh tranh ở Việt Nam Điểm mấu chốt của phương án này là: “Tái thiết kế tổng thể hệ thống điện cạnh tranh và tái cơ cấu ngành điện” bằng cách: gom các nhà máy phát điện do EVN quản lý nhằm thành lập một

số tổng công ty phát điện hoạt động độc lập theo hướng cạnh tranh Tách tổng công ty truyền tải điện quốc gia và trung tâm điều độ hệ thống diện quốc gia ra khỏi EVN thành công ty điều độ hệ thống điện quốc gia hoạt động độc lập, riêng rẽ, nằm ngoài sự chỉ đạo trực tiếp của EVN Đề xuất này của Bộ chủ quản đã không nhận được sự đồng tình của EVN, EVN lập luận rằng, nếu thực hiện những biện pháp “chia” và “tách” trên sẽ làm suy giảm sức mạnh của cả tập đoàn do tầm bao quát của EVN sẽ bị thu hẹp lại

Nếu như ở những lĩnh vực kinh doanh khác, có nhiều doanh nghiệp trên cùng một “sân chơi”, doanh nghiệp nào có chất lượng sản phẩm tốt, phục vụ chu đáo, giá cả hợp lý sẽ được khách hàng lựa chọn Lúc bấy giờ, khách hàng thực sự là các “thượng đế” Điều này đã không xảy ra ở ngành điện khi người dân và các doanh nghiệp buộc phải mua điện với mức giá do EVN “định sẵn” trong khi chất lượng dịch vụ, cung ứng còn rất nhiều tồn tại, bất cập

Còn nhớ, hơn mười năm trước, trên thị trường mạng điện thoại di động chỉ có một nhà cung cấp, giá cước lúc đó luôn ở mức “trên trời” Nhưng chỉ sau mấy năm, thị trường này bắt đầu sôi động với sự xuất hiện của nhiều “nhà mạng” mới, ngay lập tức giá cước di động liên tục hạ nhiệt Trong môi trường cạnh tranh ấy, người tiêu dùng chính là đối tượng được hưởng lợi Như vậy, vấn đề phá vỡ thế độc quyền của ngành điện hiện nay càng đặt ra cấp thiết Bởi có như vậy, nguồn điện mới hy vọng được cung cấp tốt hơn cho nhu cầu ngày càng tăng của công cuộc phát triển đất nước Đồng thời, người dân sẽ

Trang 5

- Sự thiếu hụt của hàng hóa công là một trong những yếu tố gây ra sự thất bại cảu thị trường, Thị trường không thể cung cấp hoặc nếu có cung cấp thì cũng không thể cung cấp đầy đủ hàng hóa công thuần túy cho xã hội.

*Tính chất hàng hóa công cộng:

• Không thể loại trừ: tính chất không thể loại trừ cũng được hiểu trên giác độ tiêu dùng, hàng hóa công cộng một khi đã cung cấp tại một địa phương nhất định thì không thể hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân không trả tiền cho việc sử dụng hàng hóa của mình Ví dụ: quốc phòng là một hàng hóa công cộng nhưng quân đội không thể chỉ bảo vệ những người trả tiền còn không bảo vệ những ai không làm việc đó Đối lập với hàng hóa công cộng, hàng hóa cá nhân có thể loại trừ một cách dễ dàng, ví dụ: bảo vệ rạp hát sẽ ngăn cản những người không có vé vào xem

• Không cạnh tranh: tính chất không cạnh tranh được hiểu trên góc độ tiêu dùng, việc một cá nhân này đang sử dụng hàng hóa đó không ngăn cản những người khác đồng thời cũng sử dụng nó Ví dụ pháo hoa khi bắn lên thì tất cả mọi người đều có thể được hưởng giá trị sử dụng của nó Điều này ngược lại hoàn toàn so với hàng hóa cá nhân: chẳng hạn một con gà nếu ai đó đã mua thì người khác không thể tiêu dùng con gà ấy được nữa Chính vì tính chất này mà người ta cũng không mong muốn loại trừ bất kỳ cá nhân nào trong việc tiêu dùng hàng hóa công cộng

Trong thực tế, có một số hàng hóa công cộng có đầy đủ hai tính chất nêu trên như quốc phòng, ngoại giao, đèn biển, phát thanh Các hàng hóa đó có chi phí biên để phục vụ thêm một người sử dụng bằng 0, ví dụ đài phát thanh một khi đã xây dựng xong thì nó ngay lập tức có thể phục vụ tất cả mọi người, kể cả dân số luôn tăng Tuy nhiên có nhiều hàng hóa công cộng không đáp ứng một cách chặt chẽ hai tính chất đó ví dụ đường giao thông, nếu có quá đông người sử dụng thì đường sẽ bị tắc nghẽn và do đó những người tiêu dùng trước đã làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng của những người tiêu dùng sau Đó là những hàng hóa công cộng có thể tắc nghẽn Một số hàng hóa công cộng

mà lợi ích của nó có thể định giá thì gọi là hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá Ví

Trang 6

dụ đường cao tốc, cầu có thể đặt các trạm thu phí để hạn chế bớt số lượng người sử dụng nhằm tránh tắc nghẽn.

Để xác định đúng mức cung cấp hàng hóa công cộng hiệu quả, các cá nhân phải thực hiện nguyên tắc nhất trí và tự nguyện đóng góp đồng thời phải bộc lộ một cách trung thực nhu cầu của mình về hàng hóa công cộng Nếu một cá nhân biết được số tiền mà cá nhân khác sẵn sàng đóng góp để có hàng hóa công cộng thì người đó có thể bộc lộ nhu cầu của mình về hàng hóa công cộng cũng như số tiền sẵn sàng đóng góp ít hơn thực tế Trong trường hợp cực đoan, nếu một người biết rằng việc mình có trả tiền hay không cũng không ảnh hưởng gì đến việc cung cấp hàng hóa công cộng thì anh ta sẽ không trả tiền - hiện tượng kẻ đi xe không trả tiền Nếu có rất ít kẻ đi xe không trả tiền thì hàng hóa công cộng vẫn có thể được cung cấp một cách hiệu quả Trong những cộng đồng nhỏ, khi

mà mọi cá nhân biết rõ nhau nên việc che giấu nhu cầu về hàng hóa công cộng khó thực hiện thì dư luận, áp lực cộng đồng có thể buộc mọi người đóng góp đầy đủ để có hàng hóa công cộng Ví dụ: một xóm có thể yêu cầu các hộ gia đình đóng góp để bê tông hóa con đường chung một cách khá dễ dàng Tuy nhiên, trong cộng đồng lớn thì vấn đề trở nên rất phức tạp, không thể hoặc phải tốn chi phí rất lớn mới có thể loại trừ những kẻ đi

xe không trả tiền Đặc biệt nếu hàng hóa công cộng do tư nhân cung cấp thì họ không có công cụ, chế tài để buộc những người sử dụng trả tiền Đây chính là nguyên nhân quan trọng khiến khu vực tư nhân không muốn cung cấp hàng hóa công cộng Vì thế, chính phủ phải đóng vai trò cung cấp hàng hóa công cộng và thu các khoản đóng góp thông qua

thuế Cùng với sự phát triển của công nghệ, tính chất không thể loại trừ ngày càng bị hạn chế Hiện tượng đi xe không trả tiền, vì thế, có thể ngăn chặn dễ hơn Ví dụ, nhờ sự phát triển của công nghệ truyền hình, ngày nay đài truyền hình có thể cung cấp dịch vụ qua đường cáp thuê bao, qua đầu thu có cài mã khóa, nên có thể ngăn chặn tốt những người không chịu mất tiền mà vẫn xem được truyền hình Điều này giải thích tại sao, gần đây, tư nhân ngày càng tham gia nhiều hơn vào việc cung cấp hàng hóa công cộng

- Yếu tố ngoại lai mà là ngoại lai tiêu cực cũng là một trong những thất bại của thị trường

Trang 7

Bài học nhiều nước cho thấy,giá phải trả không áp dụng và thực thi luật môi trường là cao hơn nếu chỉ coi trọng phát triển phát sinh lợi nhuận.Tác nhân thường không gánh chịu hậu quả mà là xã hội,người dân và thế hệ sau gánh chịu.

Giá tri của một thương hiệu và hình ảnh của thương hiệu qua sự nhận thức và cảm nhận của người tiêu dùng sẽ chĩ tăng khi thương hiêu đó có những hoạt động xã hội

do công ty chủ trương đề ra và thực hiện.Có nhiều nghiên cứu cho thấy những hoạt động như vậy có hiệu quả nhiều trong lĩnh vực tiếp thị quản cáo cho công ty hơn các phương pháp tiếp thị truyền thống cổ điển.Người tiêu thụ hiện nay ở một số nước đã phát triển bắt đầu có khuynh hướng để ý đến vấn đề môi trường,môi sinh tác dộng qua các sản phẩm hau dịch vụ kinh tế.Họ sẵn sàng bỏ ra thêm hay trả giá cao hơn cho các sản phẩm,dịch vụ

ít ảnh hưởng đến môi trường mang hiệu quả “sản phẩm xanh”

Ở Việt Nam thực trạng hiện tại là ít có doanh nghiệp có trách nhiệm về môi trường và lợi ích xã hội trong chính sách và tôn chỉ của công ty.Sự xuất hiện của những

“làng ung thư”

Liên tục trong thời gian gần đây cho thấy,các giá phải trả cho ô nhiễm môi trường là quá đắt.Đứng đầu là ô nhiễm môi trường nước do các doanh nghiệp sản xuất đã thải chất thải không được xử lý tiêu chuẩn.Theo ông Trần Hồng Hà,Cục trưởng Cục Bảo

vệ môi trường-Bộ TN&MT,cho biết tính đến tháng 6/2006,Việt Nam co 134 khu Công Nghiệp,khu chế xuất,trong đó chỉ có 33 khu đã có công trình xử lý nước thải tập trung.Các khu Công Nghiệp chế xuất này thải ra hàng triệu tấn rác thải mỗi năm,trong đó

có hàng vạn tấn chất thải nguy hại

Theo tin tức gần đây,trong số 12 khu Công nghiệp ở Tp.HCM chỉ có 2 khu Công Nghiệp là có hệ thống xử lý nước thải.Hàng năm,các nhà máy trong khu Công Nghiệp, khu chế xuất tại TPHCM thải ra gần 63.000 tấn chất thải rắn.Con số này tăng lên gấp 10 lần nếu tính cả các nhà máy ngoài khu Công Nghiệp.Đoạn sông Thị Vải kéo dài trên 10

km từ xã Long Thọ (Nhơn Trạch,Đồng Nai) cho đến thị trấn Phú Mỹ(Tân Thanh,Bà Rịa –Vũng Tàu)bị ô nhiễm nguồn nước trầm trọng

Với những thông tin cập nhật như trên ,trước hết chính phủ cần phải có một chính sách giúp doanh nghiệp thích ứng với những đòi hỏi của xã hội và thế giới bên ngoài thay đổi theo chiều hướng và nhận thức chung của thế giới trong thời đại toàn cầu

Trang 8

hóa mà Việt Nam bắt đầu tích cực tham dự sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới(WTO).Thí dụ,các hàng xuất khẩu nông nghiệp và công nghiệp ở một số nước gần đây đã bị trả về hoặc thu hồi do sự kém chất lượng,tác hại vào môi trường và an toàn sức khỏe.

Và khuynh hướng hiện nay là để nâng cao chất lượng cho sản phẩm và thương hiệu của mình trong nước và ngoài nước,các doanh nghiệp vì thế đã dần áp dụng tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu về bảo vệ môi sinh,bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất từ vật liệu đến sản phẩm sau cùng,thậm chí sao cho sản phẩm cuối đời có thể được tái chế hay

dễ được sinh hủy không gây ô nhiễm đến môi trường.Ngoài luật trong nước liên quan đến môi trường mà các doanh nghiệp sản xuất phải tuân theo,vai trò của chính phủ trong lĩnh vực kinh tế là tạo ra một môi trường cạnh tranh với các cơ chế khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn sản xuất phù hợp,các dịch vụ môi trường và sự xử dụng các kỷ thuật bảo vệ môi sinh và an toàn sản phẩm có sức mạnh cạnh tranh trong và ngoài nước

Hiện nay trong khu vực ASEAN,một số nước như Thái Lan,Mã lai,Singapore,Phi Luật Tan đã triển khai và bắt đầu áp dụng hệ thống chuẩn nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm,ít tác hại vào môi trường và an toàn cho lao động trong quá trình sản xuất,thâu hoạch,chế biến nông phẩm.Dự định trong tương lai gần ,ASEAN sẽ đề ra tiêu chuẩn chung gọi là ASEANGAP dựa vào các chuẩn đang được thực hiện ở các nước trên.Chính phủ Việt Nam vì thế nên đề ra một chuẩn tương tự và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước áp dụng để sửa soạn cho sản phẩm của mình có chất lượng cao về độ

an toàn,không tác hại vào môi sinh và sức khỏe con người.Áp dụng được chuẩn này sẽ giúp cho nông dân và doanh nghiệp tạo ra được các sản phẩm có sức cạnh tranh tốt vào thị trường thế giới,nhất là ở các thị trường có tiêu chuẩn cao như Nhật ,Mỹ và Âu Châu.Không những sản phẩm có sức cạnh tranh về chất lượng mà giá thành và rủi ro sẽ được giảm nhiều và tạo được tiếng tốt cho thương hiệu của các doanh nghiệp áp dụng chuẩn GAP

Hệ thống chuẩn GAP cho sản phẩm nông nghiệp giống như chuẩn ISO 14000 cho sản phẩm công nghiệp.Hiện nay nhiều doanh nghiệp trong nước đã ý thức tầm quan trong của chuẩn ISO 14000 và áp dụng vào trong quá trình sản xuất sản phẩm.Ví dụ như công tư Phong Phú Q9,Việt Tiến,hải sản Bình An(Cần Thơ)đã áp dụng hệ chuẩn ISO

Trang 9

14000 và có những kết quả khả quan trong sự cạnh tranh ở các thị trường này.Đây không phải vì luật pháp bắt buộc mà là sự sống còn của thương hiệu và của chính doanh nghiệp.Bên cạnh đó còn có chính sách dùng vật liệu tái tạo.Chính quyền trung ương và địa phương cũng phải có chính sách làm dễ dàng hơn cho doanh nghiệp tham dự vào sự việc chung bảo vệ môi trường tài nguyên.Thí dụ ở các thành phố,chính sách dùng vật liệu tái tạo như giấy ,hộp,plastic,chai lọ được khuyến khích và thực thi qua xử lý hai loại rác từ

hộ trong thành phố lớn với hai loại thùng rác khác nhau.Trước hết chính sách này có thể được áp dụng ở các thành phố lớn,nơi mà xử lý chất thải rắn(chưa kể việc xử lý chất thải

y tế)là một vấn đề lớn rất trầm trọng ở TPHCM và Hà Nội,để giảm áp lực vào các bải rác chôn.Và từ đó có thể áp dụng các nơi khác.Song song với việc thực thi chính sách này là

sự giáo dục quần chúng qua nhiếu phương tiện khác nhau để có được hiệu quả cao.Khi đã

có nơi cho phép xử lý khác nhau của các loại phế thải trên,doanh nghiệp cụng vì thế sẽ áp dụng chính sách này trong phạm vi rác từ doanh nghiệp.Vừa có lợi cho doanh nghiệp vừa

có lợi cho môi trường và xã hội.Điều này có thể mô tả giống như hoạt động được gọi là marketing xanh(Green Marketing).Marketing môi trường-Marketing sinh thái là những thuật ngữ dùng để chỉ hoạt động marketing các loại sản phẩm được cho là tốt cho môi trường Marketing xanh bao gồm hàng hoạt các hoạt động doanh nghiệp từ thay đổi thiết

kế sản phẩm,quy trình sản xuất bao bì đóng gói,kể cả hoạt động quản cáo…nhằm đáp ứng

“nhu cầu xanh”của người tiêu dùng và xã hội,từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trước các đối thủ

- Thị trường không hoàn hảo, nghĩa là thị trường không chỉ thất bại trong việc cung cấp không đầy đủ khối lượng hàng hóa công mà còn thất bại trong trong cung ứng một số hàng hóa tư cho dù chi phí cung cấp cấp thấp hơn giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả Nguyên nhân là do người sản xuất và kể cả người tiêu dùng thiếu thông tin hoàn hảo về

về thị trường nên dẫn đến tình trạng mức cung và mức cầu ở dưới mức sản lượng tối ưu

3 Những hình thức can thiệp của Chính phủ

Khi đã xác định được những thất bại của thị trường thì Chính phủ sẽ thực hiện chính sách can thiệp và khắc phục khuyết tật của thị trường Có 3 cách thức can thiệp:

- Chính phủ tổ chức sản xuất và cung cấp toàn bộ hàng hóa công đó

Trang 10

- Thực hiện đánh thuế và trợ cấp nhằm không khuyến khích hoặc khuyến khích khu vực tư sản xuất và cung cấp hàng hóa công.

- Phối hợp cả 2 biện pháp trên

Nếu như Chính phủ quyết định chịu trách nhiệm sản xuất và cung cấp thì Chính phủ phải quyết định phương thức phân bổ sản phẩm Chính phủ quyết định giá cả phân phối: theo giá thị trường hoặc ngang bằng chi phí sản xuất hoặc thấp hơn chi phí hoặc cung cấp tự do không phải trả tiền

Còn nếu hàng hóa để khu vực tư nhân cung cấp thì Chính phủ phải quyết định xem xét nên: Ký hợp đồng trực tiếp để mua hàng hóa đó và giữ quyền quyết định phân bổ; hay trợ cấp cho các nhà sản xuất; hay trợ cấp cho người tiêu dung

Nhà nước không bao cấp rủi ro cho Doanh nghiệp, nhưng cũng không tạo ra những rủi ro cho Doanh nghiệp bằng các quyết định hành chính của mình Nhà nước cần

có công cụ và cơ chế giám sát, chế tài hữu hiệu đẻ bảo đảm các các chủ thể tham gia các quan hệ thị trường tuân thủ “luật chơi” đã đề ra

Quản lý Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, ngoài việc tạo môi trường pháp

lý minh bạch thong thoáng cho các chủ thể tham gia thị trường, còn có vai trò khắc phục những khuyết tật cố hữu của thị trường để tạo nên một sức mạnh tổng hợp của vai trò Nhà nước và vai trò thị trường

Sự vận động của tổng cung- cầu trong nền kinh tế thị trường vai trò điều tiết vĩ

mô của nhà nước nhằm vào 4 mục tiêu kinh tế: Tẳng trưởng GDP, tạo việc làm mới, giảm thất nghiệp, ổn định giá cả và tăng xuất khẩu ròng Thông thường để thực hiện 4 mục tiêu kinh tế vĩ mô như trên nhà nước thường sử dụng 4 nhóm chính sách hay còn gọi là nhóm công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô

+ Chính sách tài khóa bao gồm chính sách thuế và chi tiêu của Chính phủ

+ Nhóm chính sách tiền tệ được ngân hàng Trung ương sử dụng để điều tiết thị trường tài chính mà trọng tâm là kiểm soát lạm phát và ổn định giá cả Thông thường chính sách tiền tệ có ảnh hưởng mạnh nhất đến điều chỉnh tổng cầu của nền kinh tế thông qua các công cụ như: lãi suất, tín dụng, các nghiệp vụ của thị trường mở…

+ Chính sách chi tiêu nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng điều tiết tổng cầu nền kinh tế

Trang 11

+ Chính sách ngoại thương nhằm điều chỉnh quan hệ xuất khẩu, đảm bảo mục tiêu tăng xuất khẩu ròng; điều tiết tổng cung và tổng cầu, đồng thời góp phần vào chính sách tỉ giá.

Bốn nhóm công cụ chính sách nêu trên tùy theo tính chất của nền kinh tế trong giai đoạn nhất định được điều chỉnh nhằm đảm bảo phục vụ có hiệu quả các mục tiêu kinh tế

vĩ mô nói chung và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu nói riêng

Như đã nói mô hình kinh tế thị trường luôn tồn tại khuyết tật cố hữu gắn liền với bản chất của nó Năng lực quản trị có hiệu quả của nhà nước thể hiện ở khả năng sử dụng các công cụ để hạn chế những hiệu quả tiêu cực do các “ khuyết tật” đó gây ra

Sử dụng các tổ chức kinh tế của nhà nước hoặc các tổ chức kinh tế mà Nhà nước nắm vai trò chi phối là sự can thiệp vào thị trường băng sức mạnh vật chất của Nhà nước

Do đó, vấn đề cải cách Doanh nghiệp nhà nước chính là “ tái cấu trúc” lực lượng này để làm tốt vai trò tham gia điều tiết thi trường, cung cấp tốt hơn các hàng hóa, dịch cụ công công phục vụ mục tiêu phát triển bền vững

Tái cấu trúc lực lượng Doanh nghiệp nhà nước để lực lượng này thực sự là sức mạnh vật chất cùng với thể chế kinh tế thị trường trở thành công cụ điều tiết thị trường có hiệu quả Đây là 1 nội dung quan trọng không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế mà còn gắn kết được vấn đề kinh tế với công bằng xã hội trong nền kinh

tế tị trường định hướng XHCN

Hiện nay ở nước ta nhiều dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng được thực hiện theo hình thức này, trong đó có các dự án về giao thong, cấp nước, thu hút công nghiệp công nghệ cao…Với phương thức này vốn đầu tư của ngân sách nhà nước trở thành “ vốn mồi” để thu hút đầu tư của của khu vực tư nhân Tuy nhiên hiện nay chưa có khung pháp lý rõ rang cho hình thức đầu tư này mà còn mang tính tự phát nên cần được định khung pháp lý

ở tầm quốc gia

Nếu áp dụng rộng rãi mô hình hợp tác công – tư thì ngững loại dịch vụ và hàng hóa công có thể thu hút khu vực tư nhân đầu tư dành tập trung nguồn lực Nhà nước – Doanh nghiệp nhà nước vào các khu vực trọng yếu hơn của nền kinh tế Đây là hình thức đầu tư mà nhà nước bổ khuyết cho thị trường góp phần thực hiện chức năng của nhà nước

Ngày đăng: 14/01/2016, 13:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w