1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH CÔNG Chương trình chi tiêu công cho huyện đảo Lý Sơn

29 528 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 434,5 KB

Nội dung

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đối với mỗi quốc gia, dù theo chế độ chính trị nào, Chính phủ vẫn phải quan tâm đến tình trạng của ngân sách Nhà nước và đặc biệt là chi tiêu công. Năm 2008 đã khép lại với khủng hoảng kinh tế không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới. Để giải nguy cho nền kinh tế, chính phủ các nước đã tung ra hàng loạt những gói kích cầu mà nguồn chi chủ yếu từ ngân sách nhà nước, một trong những khoản mục chi tiêu công của Chính phủ. Năm 2008, Việt Nam có bội chi ngân sách lên tới con số 8% GDP là rất đáng lưu tâm vì các năm trước Việt Nam vẫn kiểm soát bội chi ngân sách trong kế hoạch dưới 5% GDP. Vậy, quyết định chi tiêu công của Chính phủ Việt Nam có hợp lý không? Hiệu quả của các chính sách trong chương trình chi tiêu của Chính phủ như thế nào? Đây là những vấn đề vẫn đang còn nhiều ý kiến thảo luận. Nhằm làm rõ hơn tình hình chi tiêu công của Chính phủ Việt Nam năm 2008, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Chương trình chi tiêu công cho huyện đảo Lý Sơn”. Trên cơ sở số liệu tổng hợp được, nhóm đã tìm hiểu về tình hình chi tiêu công cho huyện đảo của Chính phủ Việt Nam xoay quanh các vấn đề: nội dung chi tiêu công diễn ra như thế nào, tập trung chi tiêu cho những vấn đề gì? Hiệu quả của chính sách chi tiêu công của Chính phủ? Bên cạnh đó, nhóm cũng muốn nêu ra một số giải pháp và định hướng nhằm nâng cao hiệu quả của chi tiêu công cho huyện đảo. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Đề tài “ Chương trình chi tiêu công cho huyện đảo Lý Sơn” củng đã ghi nhận tìm hiểu, phân tích, vấn đề quan trọng việc chi tiêu của Nhà nước để phân bổ nguồn lực, phân phối lại thu nhập. Từ đó rút ra và đi vào phân tích sâu hiệu quả của việc chi tiêu đó để phát triển nền kinh tế vĩ mô. 3. Nguồn số liệu Sử dụng nguồn số liệu thứ cấp. 4. Phương pháp nghiên cứu Bằng việc thu cấp sô liệu sơ cấp, thứ cấp, từ sách, báo, mạng Internet….sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá số liệu qua các năm, các lí do đưa ra, từ đó mà rút ra đươc hiệu quả của việc chi tiêu công cho chương trình huyện đảo Lý Sơn. 5. Kết quả nghiên cứu - Tổng hợp lại tình hình phát triển huyện đảo Lý Sơn. - Phân tích hạn chế và khó khăn trong của chương trình chi tiêu công cho huyện đảo Lý Sơn. - Đề xuất một số giải pháp giúp phân phối lại nền kinh tế vĩ mô. 6. Bố cục của đề tài Chương 1: Cái nhìn chung về xuất khẩu của Việt Nam Chương 2: Thực trạng sản xuất, xuất khẩu cà phê của Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam. Chương 4: Một số đề xuất, kiến nghị của nhóm PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI TIÊU CÔNG, HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN 1.1 Khái niệm căn bản 1.1.1 Khái niệm chi tiêu công Chi tiêu công phản ánh những lựa chọn chính sách của Chính phủ trong việc quyết định cung cấp những loại hàng hoá, dịch vụ nào; với khối lượng, chất lượng bao nhiêu và trong thời gian bao lâu. Hiểu rộng hơn, chi tiêu công phản ánh định hướng, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Chính phủ trong từng giai đoạn. Nếu tiếp cận từ góc độ này, hiện tại có 2 cách hiểu khác nhau về chi tiêu công: o Thứ nhất, hiểu chi tiêu công theo nghĩa hẹp hay còn gọi là chi tiêu Chính phủ. Khi đó, chi tiêu công là toàn bộ những chi phí cho việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ thông qua ngân sách công, tức là lượng tiền mà Chính phủ trích ra từ ngân sách để đáp ứng các khoản chi tiêu này. Ví dụ: Chính phủ trích ngân sách để chi cho giáo dục, quốc phòng… o Thứ hai, hiểu chi tiêu công theo nghĩa rộng, tức là phải tính toán toàn bộ những chi phí phát sinh khi đưa ra bất kỳ quyết định hay chính sách ngân sách nào. Cách tính này sẽ giúp phản ánh được hết những tác động của một quyết định công đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, vì hầu hết các quyết định hay chính sách của Chính phủ đều trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến chi tiêu của khu vực tư nhân, do vậy sẽ ảnh hưởng đến sự phân bổ nguồn lực chung của nền kinh tế. Ví dụ: khi chính phủ thông qua quy định buộc tất cả các doanh nghiệp phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải để bảo vệ môi trường thì quyết định đó cũng sẽ buộc khu vực tư nhân phải bỏ ra một chi phí đáng kể để chấp hành quy định của Nhà nước. Hoặc khi Chính phủ ấn định lãi suất ưu đãi cho các DNNN thì thực chất đây là một hình thức trợ cấp ngầm, nhưng khoản trợ cấp này lại không được phản ánh trực tiếp qua ngân sách. Hiểu một cách khái quát nhất, chi tiêu công là tổng hợp các khoản chi của chính quyền trung ương, chính quyền địa phương; các doanh nghiệp nhà nước và toàn dân khi cùng trang trải kinh phí cho các hoạt động do Chính phủ quản lý. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, Nhà nước đóng vai trò là trung tâm của quá trình tái phân phối thu nhập trong xã hội. Thông qua các khoản chi tiêu công, Nhà nước cung ứng lại cho xã hội những khoản thu nhập đã lấy đi của xã hội từ các khoản nộp thuế bằng cách cung cấp những hàng hoá, dịch vụ công cần thiết mà khu vực tư nhân không có khả năng cung cấp hoặc cung cấp không hiệu quả. Với cơ chế này, Nhà nước thực hiện tái phân phối thu nhập của xã hội theo hướng đảm bảo công bằng hơn, khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường và đảm bảo kinh tế tăng trưởng ổn định, bền vững. 1.1.2 Phân loại của chi tiêu công a. Phân loại theo tính chất Cách phân loại này được thực hiện dựa trên việc xem xét các khoản chi tiêu công có thực sự đòi hỏi tiêu hao nguồn lực của nền kinh tế quốc dân hay không. Theo đó, chi tiêu công được chia thành chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ và chi chuyển nhượng. Chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ: Là những khoản chi tiêu đòi hỏi các nguồn lực của nền kinh tế. Việc khu vực công sử dụng những nguồn lực này sẽ loại bỏ việc sử dụng chúng vào các khu vực khác. Vì thế, với một tổng nguồn lực có hạn của nền kinh tế, vấn đề đặt ra là cần phải cân nhắc nên chi tiêu vào đâu sẽ có hiệu quả nhất. Chi chuyển giao hay chi có tính chất phân phối lại như chi lương hưu, trợ cấp, phúc lợi xã hội: Những khoản chi tiêu này không thể hiện yêu cầu của khu vực công cộng đối với các nguồn lực thực của xã hội , vì chúng đơn thuần chỉ là sự chuyển giao từ người này sang người khác thông qua khâu trung gian là khu vực công. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa chi chuyển giao không gây tổn thất gì cho xã hội. b. Phần loại theo chức năng Cách phân loại này thường được sử dụng trong đánh giá phân bổ nguồn lực của Chính phủ nhằm thực hiện các hoạt động và mục tiêu khác nhau của Chính phủ. Theo cách phân loại này, chi tiêu công bao gồm: o Chi thường xuyên: Đây là nhóm chi phát sinh thường xuyên cần thiết cho hoat động của các đơn vị khu vực công. Chi thường xuyên bao gồm chi lương, chi nghiệp vụ, chi quản lý các hoạt động. o Chi đầu tư phát triển: Đây là nhóm chi gắn liền với chức năng phát triển kinh tế của Nhà nước. Chi đầu tư phát triển gồm có chi xây dựng cơ sở hạ tầng; đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước; chi hỗ trợ cho các quỹ hỗ trợ tài chính của Nhà nước; chi dự trữ quốc gia. c. Phân loại theo quy trình lập ngân sách Chi tiêu công theo các yếu tố đầu vào: Nhà nước xác lập mức kinh phí cho các khoản chi tiêu công dựa trên danh sách liệt kê các khoản mua sắm những phương tiện cần thiết cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Thông thường có các khoản mục cơ bản sau: chi mua tài sản cố định, chi mua tài sản lưu động, chi tiền lương và các khoản phụ cấp, chi bằng tiền khác. Chi tiêu công theo đầu ra: Kinh phí phân bổ cho một cơ quan, đơn vị không căn cứ vào các yếu tố đầu vào, mà dựa vào khối lượng công việc đầu ra và kết quả tác động đến mục tiêu hoạt động của đơn vị. 1.2 Vai trò của chi tiêu công đối với nền kinh tế Việt Nam Chi tiêu công đóng vai trò quan trọng trong chính sách kinh tế. Hầu hết các khoản chi của Chinh phủ đều nhằm vào một trong 3 mục tiêu chính, gồm: phân bổ nguồn lực, phân phối lại thu nhập và ổn định kinh tế vĩ mô. Vì vậy. chi tiêu công có một số vai trò cơ bản sau: a. Phân bổ nguồn lực Một trong những vai trò quan trọng của Chính phủ là can thiệp vào nền kinh tế thị trường để khắc phục những khuyết tật của thị trường, như độc quyền, hàng hoá công cộng, ngoại ứng hay thông tin không đối xứng. Tất nhiên, cũng cần phải thấy rằng sự can thiệp của Chính phủ vào phân bổ nguồn lực không phải là chìa khoá vạn năng để giải quyết mọi vấn đề. Bởi lẽ, Chính phủ cũng có những hạn chế của mình và mọi chính sách can thiệp của Chính phủ đều kèm theo chi phí nhất định. Vì thế, nguyên tắc biên đã chỉ ra một tiêu chuẩn để đánh gía giá trị của các chính sách can thiệp của Chính phủ, đó là các chính sách đó phải mang lại cho xã hội những lợi ích lớn hơn những chi phí phát sinh mà xã hội phải gánh chịu. b. Phân phối lại thu nhập Đây là một mục tiêu quan trọng đứng sau nhiều chính sách của Chính phủ. Chính phủ có thể thực hiện mục tiêu này bằng nhiều cách nhưng cách thức trực tiếp thường dùng nhất là đánh thuế luỹ tiến và chi trợ cấp bằng tiền cho các đối tượng cần thiết. Việc Chính phủ cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở và các dịch vụ xã hội khác cũng là những trọng tâm của các chính sách phân phối lại. Ngoài ra, các hoạt động điều tiết như bảo vệ người tiêu dùng, chống độc quyền, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm… cũng mang hàm ý phân phối lại. Tuy nhiên, đứng sau mỗi mức độ phân phối lại đó đều hàm chứa sự đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng, vì nó có liên quan đến những chi phí nhất định để đảm bảo hoạt động phân phối lại mang tính hiệu quả cao. c. Ổn định nền kinh tế vĩ mô Các chính sách chi tiêu của Chính phủ giữ vai trò thiết yếu trong việc đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô như cải thiện cán cân thanh toán, nâng cao tốc độ tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế. Chính sách kinh tế vĩ mô nhằm ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bao gồm các chính sách tài khoá (thuế và chi tiêu của Chính phủ) và chính sách tiền tệ (mức cung tiền, lãi suất, tín dụng). Bằng việc sử dụng một cách cẩn thận hai công cụ chính sách này, Chính phủ có thể tác động tới tổng chi tiêu của xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tổng sản lượng, tỷ lệ người lao động có việc làm, mức giá cũng như tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế. 1.3 Vị trí, vai trò của huyện đảo Lý Sơn đối với Việt Nam 1.3.1 Tổng quan về huyện đảo Lý Sơn Việt Nam có diện tích hơn 330.000 km² bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội thuỷ, có 3.260 km bờ biển của 28 tỉnh; hơn 4.000 hòn đảo, 12 huyện đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa xác định khoảng trên 1 triệu km² gần gấp ba lần diện tích đất liền. Tiến ra biển Đông sẽ là con đường phát triển của đất nước ta trong những năm sắp đến. Việt Nam là quốc gia có 3 mặt giáp biển, đặc biệt trong đó Biển Đông đóng vai trò sống còn, đây là một trong 6 biển lớn nhất của tế giới, nối hai đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có 9 quốc gia bao bọc: Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia. Đây cũng là con đường chiến lược của giao thương quốc tế, có 5/10 tuyến đường hàng hải lớn nhất của hành tinh đi qua. Đảo Lý Sơn nằm trong Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 với mục tiêu phát triển của Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020 nhằm phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững kinh tế của hệ thống các đảo để có bước đột phá về phát triển kinh tế biển, đảo và ven biển của nước ta, đồng thời xây dựng hệ thống đảo trở thành tuyến phòng thủ vững chắc bảo vệ chủ quyền quốc gia các vùng biển, đảo của tổ quốc. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 phải xây dựng cơ bản về kết cấu hạ tầng thiết yếu gồm: Cầu cảng, hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin và hạ tầng xã hội… tạo điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế, kết nối các đảo với đất liền và bảo vệ vững chắc vùng biển của tổ quốc. 1.3.2 Vị trí và vai trò của huyện đảo Lý Sơn đối với Việt Nam. Với vị trí địa lý đã được nêu ở trên, Lý Sơn được xem là một “lá chắn” chiến lược quan trọng trong thế trận phòng thủ quốc phòng từ hướng biển Đông. Huyện đảo Lý Sơn được tách ra từ huyện Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi vào năm 1993 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Huyện đảo có diện tích tự nhiên gần 10,32 km 2 , gồm đảo Lớn, đảo Bé và hòn Mù Cu. Huyện được chia làm 3 xã: An Vĩnh, An Hải và An Bình. Hòn đảo là vết tích còn lại của một núi lửa đã tắt từ thời tiền sử, nhân dân trên đảo sống chủ yếu nhờ vào đánh bắt hải sản và trồng hành, tỏi. Tổng chiều dài đường bờ biển trên 25km và nằm ở vị trí tiền tiêu cuả Tổ quốc nên đảo Lý Sơn có vị trí rất quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo, giữ vững toàn vẹn lãnh thổ đất liền và trên biển. Lý Sơn là đảo được hình thành từ hoạt động của núi lửa và rạn san hô tạo thành, nên có nhiều cảnh quan, hang động, bãi biển đẹp… là tiềm năng để phát triển du lịch và du lịch hệ sinh thái biển. Ngoài ra, Lý Sơn còn có mối liên hệ gần gũi và chặt chẽ với các khu vực trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh như: Khu kinh tế Dung Quất, thành phố Quảng Ngãi, khu du lịch Mỹ Khê, khu du lịch Sa Huỳnh… Vì vậy, Lý Sơn có nhiều cơ hội để kết nối, hình thành tuyến du lịch đặc sắc, thu hút được sự quan tâm của du khách. Xuất phát từ vị trí địa lý, lịch sử hình thành, tiềm năng phát triển kinh tế truyền thống và du lịch hiện có, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để khẳng định chủ trương tập trung mọi nguồn lực, kể cả nguồn lực quốc phòng, xây dựng huyện đảo Lý Sơn mạnh về kinh tế - xã hội, vững chắc về quốc phòng - an ninh là đúng đắn và rất cần thiết, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế biển, đảo đến năm 2020. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN 2.1 Thực trạng phát triển huyện đảo Lý Sơn 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện đảo Lý Sơn a. Tài nguyên đất  Huyện đảo Lý Sơn hiện nay có 3 loại đất chính là: đất cát bằng ven biển, đất cát biển, đất nâu đỏ trên đá Bazan  Hiện trạng sử dụng đất: o Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 1.032 ha. Trong đó đất sử dụng được cho nông nghiệp 414 ha, chiếm 40,12%, bình quân đất nông nghiệp là 192m 2 /người. Đất nông nghiệp của Lý Sơn thích hợp nhất cho việc trồng hành, tỏi – là một trong 4 đặc sản của Tỉnh được xác lập kỷ lục Việt Nam. Ngoài ra, có thể trồng ngô, đậu xanh, mè, dưa hấu nhưng với quy mô nhỏ chỉ phục vụ cho nhu cầu nhân dân trên đảo khó có khả năng phát triển thành nông sản hàng hóa. o Đối với đất lâm nghiệp, hiện có khoảng 165 ha dùng cho việc phát triển lâm nghiệp, chiếm khoảng 15,99% tổng diện tích của huyện, ngoài ra còn có 28,33 ha đất đồi núi chưa sử dụng và 67 ha đất núi đá chưa được trồng cây. Trong những năm qua, huyện đã tích cực chỉ đạo công tác trồng rừng, tuy nhiên đến nay độ che phủ rừng chỉ đạt 19,14%. Công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ cây vẫn còn nhiều yếu kém. o Nhóm đất chưa sử dụng còn khoảng 212 ha, chiếm 20,54% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện, chủ yếu là đất đồi núi trọc, có khả năng phát triển rừng, xây dựng một số công trình thủy lợi và mở rộng các công trình công cộng, phúc lợi b. Về dân cư • Dân số Dân số toàn huyện năm 2013 có 21.587 người/5.575 hộ gia đình. Mật độ dân số trung bình của huyện là 2.091 người /km2, được phân bố tại các xã như sau: o Xã An Vĩnh có: 12.178 người chiếm 56,41%; o Xã An Hải có: 8.912 người chiếm 41,29%; o Xã An Bình: 497 người chiếm 2,30%. Toàn huyện hiện có 5.575 hộ gia đình, trong đó có 4.036 hộ nông lâm nghiệp, chiếm 72,39%; 1.539 hộ phi nông nghiệp, chiếm 27,6%. Dân số trong lĩnh vực nông nghiệp là 15.734 người, phi nông nghiệp là 5.928 người, trong đó lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là 9.863 người, phi nông nghiệp là 3.175 người. Người dân ở huyện đảo Lý Sơn có truyền thống đánh cá lâu đời • Nguồn nhân lực Theo số liệu thống kê, năm 2013 thì số người đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 10.953 người bằng 88,65% số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Nhìn chung cơ cấu lao động bắt đầu có sự chuyển dịch, cụ thể: o Lao động ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm chủ yếu và giảm từ 80,06% năm 2005, đến năm 2013 còn 72,62%; o Lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng chiếm một phần rất nhỏ và biến động không đều: Năm 2005 chiếm 6,75% tổng số lao động trong các ngành kinh tế quốc dân của huyện và tăng lên 8,17% cuối năm 2013; o Lao động dịch vụ tăng tương đối nhanh từ 13,19% năm 2005, đến năm 2013 chiếm khoảng 19,20% tổng số lao động trong các ngành kinh tế quốc dân của huyện. Đây là một yếu tố thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện bởi vấn đề lao động tại chỗ cơ bản được giải quyết. Bình quân hàng năm huyện giải quyết 200 việc làm mới cho lao động và giải quyết việc làm ổn định cho 1729 lao động. Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động cũng là vấn đề lớn đặt ra với huyện c. Kinh tế • Tổng giá trị sản xuất (GTSX) năm 2013 Tổng GTSX (theo giá cố định năm 1994) của huyện đảo Lý Sơn đạt 651.722 triệu đồng, tăng 17,1% so với năm 2012 và bằng 100,5% kế hoạch năm, trong đó: + Nông, lâm và thủy sản 284.777 triệu đồng; + Công nghiệp – xây dựng 47.321 triệu đồng; + Dịch vụ 319.624 triệu đồng; Tổng GTSX tính theo giá hiện hành: 1.488,2 tỷ đồng, trong đó: + GTSX nông lâm thủy sản: 1.033,8 tỷ đồng + GTSX công nghiệp-xây dựng: 134,8 tỷ đồng + GTSX thương mại, dịch vụ: 319,6 tỷ đồng • Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân giai đoạn 2010-2013 đạt 16,03%, trong đó: + Nông lâm và thủy sản tăng 9,7%/năm; + Công nghiệp - xây dựng tăng 20,44%/năm; + Dịch vụ tăng 21,45 %/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 15,6 triệu đồng/người, tăng 5,2 triệu đồng so với năm 2010. • Cơ cấu kinh tế Nhìn chung do có những đặc thù riêng của mình nên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Lý Sơn còn chậm. Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 69,47%, trong đó thủy sản chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 53,89% vào năm 2013. Ngành nông nghiệp với sản phẩm cây hành, tỏi. Đến năm 2013 tỷ trọng của ngành trồng trọt và chăn nuôi chiếm 15,58% tổng giá trị sản xuất toàn huyện. Ngành công nghiệp - xây dựng bước đầu nâng cao tỷ trọng trong cơ cấu chung nhưng không đáng kể; khối ngành dịch vụ chủ yếu phục vụ dân sinh nên chưa có nhiều biến động. Phần dịch vụ du lịch, dịch vụ sản xuất vẫn còn chưa phát triển. Trong các năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của ngành nông nghiệp (do ngành thủy sản tăng cao so với tỷ trọng ngành chăn nuôi và trồng trọt giảm), tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ; giảm tỷ trọng ngành công nghiệp. Đến năm 2013, tỷ trọng của ngành thủy sản là 53,89 %, chiếm tỷ trọng cao nhất của nền kinh tế của huyện đảo Lý Sơn. Bảng 1. Cơ cấu kinh tế đến năm 2013 (Theo thống kê của huyện Lý Sơn năm 2013) TT Ngành Tỷ lệ Ghi chú 1 Nông lâm nghiệp và thủy sản 69,47% Trong đó: Thủy sản 53,89 % Trồng trọt, chăn nuôi đạt 15,58% 2 Công nghiệp – Xây dựng 9,06 % 3 Dịch vụ 21,47 % 2.1.2 Hiện trạng phát triển nền kinh tế và kết cấu hạ tầng của huyện đảo Lý Sơn 2.1.2.1 Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế • Ngành nông nghiệp và thủy sản Đánh bắt thuỷ hải sản và trồng tỏi, hành là những thế mạnh trong nông nghiệp của huyện. Do vậy, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển nhanh ngành thuỷ sản đã phát huy được lợi thế, đem lại nhiều kết quả tích cực trong việc nâng cao giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, góp phần chủ yếu vào cải thiện đời sống nhân dân, tăng nguồn thu ngân sách và giải quyết các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, quy mô phát triển chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên. Tăng trưởng GTSX của ngành nông nghiệp, thủy sản trong giai đoạn 2010-2013 bình quân đạt 9,7%/năm, trong đó Nông nghiệp tăng 7%, thuỷ sản tăng 11,41%/năm; Số lượng phương tiện đánh bắt hải sản tăng từ 226 phương tiện năm 2000 lên 427 phương tiện năm 2013, với tổng công suất 47.245CV, sản lượng khai thác đến năm 2013 là 37.300 tấn. Tuy nhiên, hầu hết các phương tiện đánh bắt của huyện mới chỉ có công suất dưới 100CV và thiếu trang thiết bị hiện đại để vươn ra khơi đánh bắt dài ngày trên biển. Các dịch vụ hậu cần nghề cá, sơ chế hải sản được duy trì và có bước phát triển nhất định. Trong giai đoạn vừa qua đã thực hiện 3 dự án sản xuất chế biến nước mắm có hiệu quả, tác động tích cực đến đầu tư sản xuất nước mắm trong nhân dân, chấm dứt tình trạng là huyện đảo nhưng phải cung cấp nước mắm từ đất liền. Hiện nay, ngành thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, song trong giai đoạn vừa qua vẫn còn nhiều hạn chế, phát triển chưa đồng bộ, chủ yếu mới tập trung đẩy mạnh khai thác, đánh bắt hải sản. Các dịch vụ hậu cần nghề cá và chế biến hải sản phát triển chậm chưa đáp ứng được nhu cầu, riêng lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản chưa thực hiện được trong khi huyện được đánh giá là có tiềm năng để phát triển. • Du lịch - dịch vụ - thương mại Về du lịch: Lý Sơn là huyện có nhiều tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch như: Du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển; du lịch sinh thái; ngoài ra trên địa bàn huyện còn một số di tích lịch sử và các lễ hội dân tộc độc đáo có khả năng thu hút khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu. Gần đây có nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa và các danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện. Trong năm 2013 có 28.854 lượt khách du lịch đến huyện tham quan. Tuy nhiên, ngành du lịch vẫn chưa [...]... đường thủy: đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển KT-XH huyện Lý Sơn, gắn liền sự phát triển của đảo với đất liền Hiện nay có 03 tuyến giao thông chính: + Lý Sơn – Sa Kỳ dài 15 Hải lý; + Lý Sơn – Phú Thọ dài 25 Hải lý; + Lý Sơn – Sa Cần dài 25 Hải lý; Hạ tầng giao thông đường thủy: + Vũng neo đậu tàu thuyền và trú bão Lý Sơn: Đã được xây dựng tại xã An Hải (đã hoàn thành giai... biển bằng nguồn vốn từ Chương trình Biển Đông hải đảo để phục vụ phát triển KT – XH của huyện cũng như sử dụng cho nhu cầu của quân sự khi cần thiết Dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2014 2.2 Định hướng phát triển huyện đảo Lý Sơn gắn với chi n lược phát triển kinh tế 2.2.1 Mục tiêu phát triển chung cho nền kinh tế và xã hội Nhà nước huy động mọi nguồn lực để xây dựng huyện đảo Lý Sơn phát triển mạnh mẽ... quốc phòng trên đảo, bảo đảm yêu cầu tác chi n nhanh trên biển như: sân bay, các công trình phòng thủ, các công trình kinh tế kết hợp với quốc phòng Xây dựng đảo Lý Sơn thành “pháo đài tiền tiêu để bảo vệ vùng biển, đảo, đồng thời kết hợp phát triển kinh tế Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế đảo với củng cố quốc phòng an ninh: việc bố trí các công trình kinh tế và dân cư trên đảo nhất thiết phải... kinh tế khác 5 Đề nghị chính quyền tỉnh Quảng Ngãi - Tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ chương trình biển Đông hải đảo, các chương trình hỗ trợ có mục tiêu quốc gia khác để đầu tư nâng cấp và hoàn thiện kết cấu hạ tầng trên huyện đảo Lý Sơn - Hướng dẫn và tạo điều kiện để ngư dân tiếp cập và thụ hưởng có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là các chính sách được quy... sách được quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản để tạo đột phá cho ngư dân trong khai thác và đánh bắt thủy sản PHẦN 3: KẾT LUẬN Qua bài tiểu luận này, nhóm chúng em tôi hi vọng thầy và các bạn một phần nào hiểu rõ thêm về chương trình chi tiêu công của đất nước ta Lý Sơn là một hòn ngọc của miền trung nó đóng góp một phần rất lớn vào... ương quan tâm cho đầu tư các tuyến đường chính trong huyện như: đường Trung tâm, đường cơ động phía Đông Nam đảo lớn kết hợp với kè chống sạt lỡ bờ biển, vừa phục vụ cho dân sinh vừa phục vụ cho quốc phòng Tổng chi u dài của các tuyến đường trong huyện là 39,4 km, trong đó: đường huyện: 16,5 km, chi m 41,87%; đường kết hợp với kè phía Đông Nam đảo dài 5,9 Km đường xã và thôn xóm: 17 km, chi m 43,14%... động nắm bắt diễn biến tình hình, xử lý kịp thời và có hiệu quả các vụ việc xảy ra, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới biển Ngoài các công trình do tỉnh và Quân khu V đã đầu tư như: Doanh trại BCH quân sự huyện, các doanh trại Bộ đội, Bộ đội biên phòng và các công trình phòng thủ khác trên đảo, tỉnh và TW đã cho đầu tư Đường cơ động phía Đông Nam đảo Lý Sơn với chi u dài gần 6 km kết hợp với kè chống... đến năm 2020 phải đạt 60% công trình chi n đấu tại huyện đảo được xây dựng Hệ thống chính trị p h ả i luôn được củng cố vững vàng Năng lực quản lý điều hành của chính quyền các cấp được phát huy, triển khai thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của đảng đem lại lợi ích cho nhân dân Xây dựng huyện đảo Lý Sơn phát triển nhanh, bền vững về KT-XH, gắn với công tác đảm bảo an ninh, quốc phòng; xây dựng thế... cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở Quan tâm xây dựng lực lượng công an, quân sự, biên phòng trong sạch vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh, quốc phòng trong thời kỳ hội nhập quốc tế CHƯƠNG III: TÍNH HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH VÀ NHỮNG RÀO CẢN, THÁCH THỨC ĐẶT RA 3.1 Hiệu quả của chương trình Với chính sách ưu đãi... 150 m2 bến cập tàu bằng nguồn vốn Chương trình Biển Đông hải đảo + Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 03 bãi đỗ tàu thuyền có công suất nhỏ cho ngư dân, song đều là bãi ngang • Cấp điện Từ trước năm 2014 Lý Sơn chưa có mạng lưới điện quốc gia Vì vậy, nguồn điện cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất từ nhà máy phát điện diezen với tổng công suất 3.130KW, chỉ phục vụ cho 02 xã An Vĩnh, An Hải nhưng chỉ . việc chi tiêu công cho chương trình huyện đảo Lý Sơn. 5. Kết quả nghiên cứu - Tổng hợp lại tình hình phát triển huyện đảo Lý Sơn. - Phân tích hạn chế và khó khăn trong của chương trình chi tiêu công. HƯỚNG PHÁT TRIỂN HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN 2.1 Thực trạng phát triển huyện đảo Lý Sơn 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện đảo Lý Sơn a. Tài nguyên đất  Huyện đảo Lý Sơn hiện nay có 3 loại đất chính là: đất. tiêu công cho huyện đảo của Chính phủ Việt Nam xoay quanh các vấn đề: nội dung chi tiêu công diễn ra như thế nào, tập trung chi tiêu cho những vấn đề gì? Hiệu quả của chính sách chi tiêu công

Ngày đăng: 03/07/2015, 07:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w