1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự cách tân tại IKEA

17 964 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 363 KB

Nội dung

Trong nội dung của bài tập tình huống “Sự cách tân của IKEA” đã cho ta cái nhìn tổng thể về IKEA, trong nội dung báo cáo này bằng việc vận dụng lý thuyết của Mô hình cân bằng trong đó ch

Trang 1

MÔN LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO

Case: Sự cách tân tại IKEA

Tổng số trang: 15

Điểm

Page 1

Chữ ký giảng viên chấm thi B»ng sè B»ng ch÷

Trang 2

MỞ ĐẦU

Triết lý IKEA (The IKEA way) hay cách mà IKEA trở thành thương hiệu hàng đầu về bán lẻ đồ gỗ thực sự là một câu chuyện thần kì Câu chuyện IKEA được đánh giá là một ví dụ tiêu biểu hay một điển cứu thương hiệu được trích dẫn hàng đầu về bài học thành công trong kinh doanh Trong nội dung của bài tập tình huống “Sự cách tân của IKEA” đã cho ta cái nhìn tổng thể về IKEA, trong nội dung báo cáo này bằng việc vận dụng lý thuyết của Mô hình cân bằng trong đó chú trọng đánh giá các yếu tố đầu vào gồm 3 nhân tố: Môi trường, nguồn lực và lịch sử để phân tích cho chúng ta hiểu rõ hơn bài học thành công của IKEA

Ngoài ra việc vận dụng lý thuyết về bốn yếu tố văn hóa tổ chức của tác Schein;

sử dụng phân tích độ phức tạp về công nghệ và mức độ bất định về môi trường tại IKEA để thấy được kiểu cấu trúc tổ chức của IKEA, tất cả nghiên cứu đó cho ta có cái nhìn sâu hơn về tổ chức cũng thương hiệu IKEA Hay nói cách khác tìm ra giá trị cốt lõi giúp IKEA thành công trong quá khứ, hiện tại và chắc chắn là cả tương lai

Nội dung chính của báo cáo được trình bày theo trình tự sau:

• Tóm tắt tình huống;

• Tóm tắt lý thuyết;

• Trả lời câu hỏi tình huống;

• Kết luận: Bài học rút ra qua bài tập tình huống

Trang 3

NỘI DUNG

1 Tóm tắt tình huống

Sau sự kiện khủng bố 11/9, với ảnh hưởng của nó làm ngày càng nhiều người muốn ở trong nhà và xu hướng muốn biến ngôi nhà trở thành nơi trú ẩn an toàn Chính trong xu hướng này đã đem lại thành công cho IKEA – công ty nội thất khổng lồ của Thụy Điển Trong vòng 10 năm qua, doanh số của IKEA đã tăng gấp 3, từ hơn 4 tỉ USD năm 1993 lên hơn 12 tỉ USD trong năm 2003

IKEA do Ingvar Kamprad sáng lập năm 1926 trong một ngôi làng nhỏ nơi ông sinh ra ở Nam Thụy Điển, cái tên IKEA được hình thành từ những chữ viết tắt của Ingvar Kamprad (I.K.) cộng với chữ cái đầu tiên của Elmtaryd và Agunnaryd, trang trại và làng quê nơi ông lớn lên Ingvar Kamprad bắt đầu kinh doanh từ việc bán thắt lung, bút máy, đồng hồ và cuối cùng chuyển sang bán đồ nội thất Sự thay đổi lớn nhất

mà cũng chính nó tạo ra nét khác biệt căn bản trong sản phẩm của IKEA sau này đó chính là việc sáng tạo ra phương pháp đóng gói dẹp (flat-pack), hay người dùng tự lắp ráp sản phẩm của IKEA Ý tưởng này không những làm thay đổi cả ngành công nghiệp nội thất mà còn đem lại đặc trưng riêng cho IKEA vượt qua các đối thủ

Ingvar Kamprad đã lãnh đạo IKEA thành công bằng việc định hình và duy trì nền văn hóa công ty với bề dày 50 năm, ý tưởng chủ đạo xuyên suốt trong văn hóa của IKEA chính là sự gắn kết chặt chẽ với nguồn gốc Thụy Điển: đơn giản, quê mùa (farm-based) Đó là văn hóa với triết lý “Hãy tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn từng ngày từng ngày cho tất cả mọi người” bằng cách:

• Thuê những người đồng nghiệp (IKEA thích dùng từ “đồng nghiệp” hơn

“nhân viên”) biết hỗ trợ nhau và làm việc nhóm tốt;

• Mong muốn các đồng nghiệp tìm kiếm các cách thức sáng tạo, tốt hơn để thực hiện công việc trong mọi khía cạnh;

• Tôn trọng đồng nghiệp và quan điểm của họ;

• Lập ra các mục tiêu cho cả công ty và đồng nghiệp và làm việc không mệt mỏi để thực hiện chúng;

• Làm cho các nhân viên ý thức tầm quan trọng của yếu tố chi phí, để họ không ngừng; cải tiến các quy trình sản xuất, mua sắm một cách thông thái

Trang 4

hay đi lại tiết kiệm;

• Tránh các giải pháp phức tạp;

• Lãnh đạo bằng hành động;

• Tin tưởng một lực lượng lao động đa dạng giúp củng cố công ty về tổng thể

Ingvar Kamprad là người đơn giản, rất coi trọng vấn đề chi phí cho dù tài sản cá nhân của ông ước tính lên đến hàng tỷ USD Ông coi trọng sự tương tác giữa người và người; và mặc dù đã nghỉ hưu, ông vẫn đến thăm các cửa hàng của IKEA thường xuyên để nắm bắt tình hình kinh doanh thực tế

Văn hóa IKEA là nền văn hóa có tính cộng hưởng với nhiều người IKEA thiết

kế các tòa nhà của mình với hai tông màu màu xanh dương và vàng trông giống như các lá cờ của Thụy Điển, rất dễ nhận biết và tạo ra sự gần gũi nhất định; các sản phẩm của IKEA được đặt tên Bắc Âu với giá cả rất hợp lý Chính vì vậy khách hàng thường xuyên muốn quay lại để được trải nghiệm một văn hóa IKEA

2 Tóm tắt lý thuyết

Trong nội dung báo cáo sử dụng các nội dung lý thuyết sau nhằm phân tích các nhân tố tác động, văn hóa và cấu trúc tổ chức đã mang lại thành công cho IKEA:

 Lý thuyết mô hình cân bằng (Congruence Model)

Mô hình cân bằng dựa trên phương pháp tiếp cận các hệ thống học thuyết Mỗi yếu tốt đơn lẻ đóng một vai trò gồm:

• Các yếu tố đầu vào gồm: môi trường, nguồn lực, lịch sử;

o Môi trường: tất cả các yếu tố tính huống nằm ngoài tác vụ hoặc tổ chức nhưng vẫn tác động lên tổ chức Yếu tố tác động gồm: công nghệ, kinh

tế, chính trị, xã hội, pháp lý Môi trường gồm môi trường vị mô và môi

Trang 5

trường vi mô.

o Nguồn lực: là tất cả nguồn lực bên trong (nội lực) hay nguồn lực bên ngoài (ngoại lực) của tổ chức Nguồn lực hữu hình: nhân lực, tài chính…

và nguồn lực hữu hình: thương hiệu,

o Lịch sử: là quá trình, kinh nghiệm bề dày của tổ chức đã xây dựng được trong quá trình phát triển Những thói quen, hoạt động và những tác động tích cực trước đây của tổ chức đã và đang ảnh hưởng tích cực tới chức năng, hoạt động hiện tại của tổ chức

• Quy trình: làm việc, con người, tổ chức chính thống và không chính thống;

• Các yếu tố đầu ra gồm: hệ thống, bộ phận, cá nhân

Yếu tố làm việc làm cơ sở khung đánh giá, mô tả và phân loại các ảnh hưởng tình huống dựa trên các thành phần của mô hình đặc điểm công việc cùng với cơ cấu nhiệm vụ

và tác động qua lại giữa các nhiệm vụ Yếu tố con người xử lý các khía cạnh xung quanh các mối quan hệ qua lại giữa lãnh đạo và người tiếp bước với chú trọng đặc biệt vào tác động đa dạng Thành phần tổ chức chính thống đề cập tới tầm quan trọng của việc quan sát các yếu tố tổ chức cụ thể và cách những yếu tố có ảnh hưởng lên tình huống Thành phần tổ chức phi chính thống nắm bắt ảnh hưởng của văn hóa và môi trường tổ chức Lý thuyết này nhấn mạnh rằng tất cả các hệ thống đều thử giữ hệ thống ở trạng thái cân bằng Phương pháp này nhìn nhận một cách rõ rệt rằng các cú sốc tác động lên bất kỳ bộ phận nào cũng có thể có ảnh hưởng lan truyền đến toàn bộ hệ thống

 Lý thuyết về văn hóa tổ chức chính theo tác giả Schein: 4 yếu tố

• Các huyền thoại và câu chuyện: là những điều thêu dệt về tổ chức lan truyền theo thời gian và kể lại câu chuyện về các giá trị nền tảng của tổ chức

• Biểu tượng và hiện vật: là những vật có thể nhìn thấy, nhận ra Chúng

mô tả các khía cạnh khác nhau trong văn hóa Chẳng hạn, trong hầu hết các tòa nhà, các biểu tượng và hiện vật đều cho biết thông tin về văn hóa của tổ chức đó Thậm chí các dấu hiệu cũng có thể đóng vai trò biểu tượng hoặc hiện vật thể hiện các giá trị văn hóa nền tảng

• Nghi lễ: là các sự kiện hoặc hành động lặp đi lặp lại phản ánh các khía cạnh quan trọng của văn hóa nền tảng

• Ngôn ngữ: liên quan đến các thuật ngữ chuyên môn hoặc đặc thù của tổ

Trang 6

chức và phục vụ cho một số mục đích gắn liền với văn hóa đó.

 Lý thuyết về cấu trúc tổ chức

• Cơ cấu tổ chức: cách thức tổ chức và kiểm soát các hoạt động của tổ chức và là một cấp độ tình huống khác trong đó lãnh đạo và nhân viên phải hoạt động

• Cơ cấu tổ chức chia làm ba dạng

o Phức tạp: Phức tạp theo chiều ngang, phức tạp theo chiều dọc, phức tạp về không gian;

o Mức độ chính thống: Mức độ tiêu chuẩn hóa;

o Tập quyền: Sự phân tán quyền ra quyết định

• Thiết kế tổ chức chia làm 3 dạng chính:

o Thiết kế chức năng;

o Thiết kế sản phẩm;

o Thiết kế ma trận

Trả lời câu hỏi tình huống

Câu 1: Hãy thảo luận ba nhân tố của bộ phận đầu vào (input) trong mô hình Cân bằng (Congruence Model) đã mang lại thành công cho IKEA.

Trả lời:

Trong lý thuyết của Mô hình Cân bằng, ba nhân tố của bộ phận đầu vào bao gồm Môi trường, Nguồn lực và Lịch sử Các nhân tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau tác động lên quy trình, các nhân tố đầu vào đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp Đối với IKEA thì sự tác động của các nhân tố đó cụ thể:

a) Nhân tố Môi trường:

Đối với môi trường vĩ mô, sau sự kiện 11/9, tình hình chính trị thế giới nhiều bất ổn với cảnh báo về tình trạng khủng bố gia tăng, ngày càng nhiều người muốn ở trong nhà hơn và muốn biến ngôi nhà thành nơi ẩn náu an toàn cũng như tiện nghi hơn Điều này dẫn tới nhu cầu về sử dụng đồ nội thất cho căn nhà gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, đây chính là lượng khách hàng lớn của IKEA

Trang 7

Hiểu được nhu cầu khách hàng, cửa hàng IKEA bán tất cả mọi thứ cho một ngôi nhà: nhà bếp và phòng tắm, phòng ngủ và phòng sinh hoạt, và tất cả các đồ nội thất và phụ kiện tạo nên một ngôi nhà Không chỉ dừng lại ở mặt hàng đồ gỗ nội thất, IKEA còn mở rộng dòng sản phẩm trong lĩnh vực nội thất Các sản phẩm gỗ chỉ chiếm khoảng 50% doanh số của IKEA Phần một nửa doanh thu còn lại IKEA có được là từ các dịch vụ ăn uống và từ việc bán các hàng ăn theo như dụng cụ gia đình, bát đĩa, lọ hoa, chăn màn rèm cửa Trung bình mỗi trung tâm thương mại IKEA có tới 10.000 mặt hàng khác nhau Chính sự đa dạng trong sản phẩm của IKEA, mức giá hợp lý và thiết kế dành cho số đông, nghĩa là kết hợp giữa phong cách và chức năng đã giúp IKEA chinh phục được đa số người tiêu dùng, và IKEA vẫn liên tục thúc đẩy sự sáng tạo này để đáp ứng sự thay đổi liên tục của thị trường, và thị hiếu người tiêu dùng

Bên cạnh đó trong yếu tố môi trường vi mô, trước áp lực của các đối thủ cạnh tranh đã thúc đẩy IKEA có giải pháp sáng tạo về công nghệ điều này đã tạo ra sự khác biệt căn bản với các đối thủ cạnh tranh đó là phương pháp đóng gói dẹp (flat-pack), người dùng tự lắp ráp các sản phẩm của IKEA, và được hệ thống hóa hoàn toàn Cách thức kinh doanh này của công ty IKEA rất đặc biệt: các sản phẩm không được bán dưới dạng thành phẩm mà được bán dưới hình thức từng bộ phận riêng lẻ, người mua

sẽ căn cứ vào bản vẽ lắp ráp, sử dụng tuanơvit và clê đặc biệt do IKEA cung cấp để tự lắp ráp thành bộ dụng cụ gia đình vừa ý Cách làm khác biệt này không chỉ gặt hái thành công tại châu Âu mà còn cả ở Mỹ Chỉ tính riêng ở thị trường Mỹ, năm đầu tiên IKEA đã đạt doanh thu 40 triệu đô la Việc bán các chi tiết dụng cụ gia đình vừa giúp người mua tiết kiệm được 30% giá tiền so với mua thành phẩm, vừa giúp công ty giảm được phí vận chuyển, phí lưu kho và phí lắp ráp Đồng thời, công ty còn có nguồn thu thêm từ việc bán tuanơvit, clê, búa, cho khách hàng

Sự thành công của IKEA không chỉ nằm ở việc giúp khách hàng tiết kiệm tiền

mà cốt lõi nằm chỗ họ đã hiểu rất rõ rằng mỗi người có sở thích, thói quen riêng và đều muốn được tự giải quyết vấn đề của mình theo cách tối ưu nhất Hiểu đúng tâm lý, IKEA đã đưa ra cách bán hàng độc đáo, để cho khách hàng được quyền lựa chọn từng

bộ phận của hàng hóa, được tự tay lắp ráp đúng với ý thích của mình nhất, có được cảm giác thỏa mãn với những thứ do tay mình làm ra Và đương nhiên công ty đã gặt hái được thành công lớn

b) Nhân tố Nguồn lực:

Trang 8

Nguồn lực con người có thể coi là nguồn lực thế mạnh rất lớn của IKEA Ingvar Kamprad coi sự tương tác giữa người với người là quan trọng nhất, ông cho rằng “tình cảm và kinh doanh không thể loại trừ nhau” Ingvar Kamprad đã xây dựng nên một triết lý cộng sự, đó là chủ trương xây dựng một tổ chức không phân cấp, không quan liêu, tất cả nhân viên của IKEA đều là cộng sự của nhau (Co-workers) Điều này đã phá vỡ sự ngăn cách, tạo ra môi trường làm việc bình đẳng giúp mọi người hỗ trợ nhau làm việc nhóm tốt hơn, nó tạo ra sức mạnh làm việc và sự sáng tạo tập thể vô cùng lớn Đồng thời Ingvar Kamprad luôn thúc đẩy các đồng nghiệp tìm kiếm các cách thức sáng tạo tốt hơn trong mọi khía cạnh của công việc Ở IKEA, là một môi trường làm việc luôn có sự tôn trọng đồng nghiệp và quan điểm của họ do vậy bất kì thành viên nào cũng đều có thể đưa ra những giải pháp và ý tưởng sản phẩm mới

Mặt khác, bản thân Ingvar Kamprad được biết đến là nhà kinh doanh đầy đam

mê và nhiệt huyết từ nhỏ, có tầm nhìn chiến lược, dám mạo hiểm Ông lập ra các mục tiêu cho cả công ty và đồng nghiệp và luôn nỗ lực để thực hiện được mục tiêu đó Ông

đề cao ý thức về chi phí, từ việc cải tiến các quy trình sản xuất, mua sắm một cách thông thái đến việc đi lại phải ít tốn kém Tất cả đều hướng đến mục tiêu tiết giảm tối

đa chi phí Cách quản lý này của ông đã tác động trực tiếp đến quan điểm và cách làm việc của toàn bộ nhân viên trong công ty, buộc họ phải không ngừng sáng tạo, suy ngẫm để tìm ra những cách làm hiệu quả nhất đồng thời tiết kiệm chi phí nhất

Một đặc trưng khác trong tập thể lãnh đạo của IKEA đó là các lãnh đạo phải tận tay làm việc từ nhỏ đến lớn khi cần, đó gọi là tuần lễ không bàn giấy (Antibureaucracy Weeks), mà thời gian đó tất cả các nhà quản lý đều sẽ làm việc tại cửa hàng Điều này với mục tiêu cũng nhằm tạo ra một môi trường làm việc thực sự tốt hơn cho tất cả mọi thành viên Chính những điều kiện môi trường hợp tác làm việc tốt này, mà IKEA luôn

có được đội ngũ cộng sự đầy tính sáng tạo, nhiệt tình đó là nguồn lực thế mạnh rất lớn đóng góp vào sự thành công của IKEA

Về nguồn lực tài chính, IKEA có doanh thu hằng năm hàng chục tỷ đô la, và tốc

độ tăng trưởng doanh thu cao, điều này tạo cho IKEA có sức mạnh và sự tự chủ tài chính lớn Với nguồn lực tài dồi dào, IKEA cạnh tranh đánh bật các đối thủ khác trên thị trường, đồng thời IKEA đã đầu tư mở rộng các lĩnh vực mình đang kinh doanh chiếm lĩnh các thị trường khác nhau hình thành chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia Với chiến lược này đã đưa IKEA trở thành một trong những tập đoàn thành công nhất

Trang 9

trên thế giới.

c) Nhân tố Lịch sử:

IKEA tồn tại và phát triển trong quá trình lịch sử 50 năm, với truyền thống văn hóa doanh nghiệp bề dày được xây dựng gắn chặt chẽ với nguồn của Thụy Điển là đơn giản và quê mùa (farm-based) Văn hóa doanh nghiệp này với tôn chỉ “Hãy tạo ra cuộc sống hằng ngày tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người” (to create a better everyday life for the many people) giá trị này trở thành truyền thống của IKEA được nêu đầu tiên trong

cuốn “kinh thánh” mang tên “Tuyên ngôn của nhà buôn gỗ” (Testament of a furniture

dealer) được viết bởi cha đẻ của IKEA, Ingvar Kamprad năm 1976 Truyền thống này

đã song hành tồn tại và luôn được đề cao trong suốt 50 năm phát triển của IKEA, kể từ khi IKEA còn là một công ty nhỏ đến khi trở thành một doanh nghiệp khổng lồ, được toàn thế giới biết đến thì nó thực sự có ý nghĩa vô giá, trở thành giá trị bất biến Nó ăn sâu vào nếp nghĩ, quan điểm, cách tư duy, nhìn nhận của tất cả mọi người; từ nhân viên trong công ty đến khách hàng

IKEA ngày nay đã trở thành một tập đoàn đa quốc gia khổng lồ với các trung tâm thương mại đồ gỗ đặt tại 31 nước khác nhau và 76.000 nhân viên Doanh số hàng năm của IKEA đạt trên 12 tỉ euro Với hàng trăm cửa hàng trải khắp Châu Âu, Châu

Á, Úc và Mỹ đang làm ăn rất phát đạt phục vụ hơn 410 triệu khách hàng, IKEA thực

sự là gã khổng lồ đáng nể nhất trong ngành bán lẻ

Câu 2: Hãy xem 4 yếu tố chính trong văn hóa tổ chức theo Tác giả Schein như mô

tả trong hình 11.5 Hãy xác định các ví dụ trong tổ chức của IKEA đã góp phần mang lại nền văn hóa công ty mạnh mẽ của họ.

Trả lời:

Xem xét lý thuyết và đối chiếu với mô hình tổ chức IKEA đều tồn bốn yếu tố văn hóa theo lý thuyết của tác giả Schein, tất cả các yếu tố đó đều góp phần mang lại nền văn hóa mạnh và giàu truyền thống của IKEA:

a) Các huyền thoại và câu chuyện:

Thành công của IKEA được nói đến trong rất nhiều bài báo, tạp chí về

marketing, brand, PR Trong đó có một yếu tố được nhắc đến là The IKEA way, triết lý

Trang 10

đem lại thành công cho IKEA trong quá khứ, hiện tại và chắc chắn là của tương lai.

Toàn bộ cái triết lý IKEA ấy được phát triển từ cuốn “kinh thánh” mang tên“Tuyên

ngôn của nhà buôn gỗ” (Testament of a furniture dealer) Người viết lên cuốn “kinh

thánh” ấy không ai khác chính là cha đẻ của IKEA, Ingvar Kamprad Ông chính là lãnh tụ tinh thần của IKEA Hãy hỏi bất kỳ một nhân viên của IKEA về cuốn “kinh thánh” ấy, bạn sẽ có ngay những câu trả lời vanh vách nội dung của cuốn “kinh thánh”

ấy từ họ Có lẽ không có một công ty nào mà triết lý công ty được đưa lên tầm cao như cách IKEA làm Cuốn “kinh thánh” ấy ra đời vào năm 1976 sau nhiều năm trăn trở và đúc kết của Kamprad mà giá trị của nó là bất biến, trở thành giá trị của IKEA

Ingvar Kamprad còn được biết là con người đơn giản và bình dị - ý tưởng về một kỳ nghỉ sang trọng đối với ông là đạp xe đạp Ông coi trọng vấn đề chi phí, mặc

dù tài sản hàng chục tỉ đô la, ông vẫn từ chối sử dụng vé máy bay hạng nhất Ông luôn

sử dụng tàu điện ngầm để đi làm, còn khi ông lái xe thì đó là chiếc Volvo cũ kỹ Mọi người còn đồn đại rằng, ông từ chối không uống soda với cái giá đắt đỏ ở trong quầy bar khách sạn, nơi ông đang ở, mà ra ngoài đi tìm cửa hàng gần nhất để mua Thế nhưng ai cũng biết IKEA là công ty có truyền thống làm từ thiện, luôn tài trợ các hoạt động ở địa phương, cũng như ủng hộ cho quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc và nhiều tổ chức khác Những câu chuyện xung quanh hình ảnh huyền thoại Ingvar Kamprad đối với IKEA và trong giới kinh doanh là rất nhiều, ông được coi là biểu tượng, lãnh tụ tinh thần của IKEA, khởi nghiệp từ năm 6 tuổi đến tuổi 79 ông vẫn chưa dừng lại Ở cái tuổi này, theo giáo sư Christopher Bartlett, giáo sư trường kinh doanh Harvard thì

ông vẫn là “biểu tượng văn hóa và là nhà truyền giáo những triết lý kinh điển của

IKEA Khi ông nói, dù với khách hàng hay đồng sự, tất cả đều bị cuốn hút”

b) Biểu tượng và các hiện vật:

Yếu tố Biểu tượng và các hiện vật được thể hiện rõ nét qua hình ảnh các tòa nhà kho khổng lồ có màu xanh dương và vàng trông giống các lá cờ khổng lồ của Thụy Điển rất dễ nhận ra của IKEA Việc lấy 2 màu xanh dương và vàng – hai màu sắc đặc trưng của lá cờ quốc gia Thụy Điển- quê hương của chính Ingvar Kampard đã mang đến cho IKEA một sự nhận biết rất rõ nét về biểu tượng và thương hiệu IKEA Có rất nhiều Quốc Gia thường hợp tác cùng các thương hiệu trong nước Công ty thương mại thường đem lại nhiều lợi ích cho đất nước, và ngược lại: Các thương hiệu liên doanh

Ngày đăng: 14/01/2016, 13:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w