1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh hà thành

56 333 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 783,96 KB

Nội dung

Trong quá trình thực tập tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh HàThành, em đã tìm hiểu được quá trình hình thành, phát triển và được tiếp xúcvới các hoạt động của chi nhánh, đặc b

Trang 1

LỜI MỞ ĐẨUNgân hàng là một trong những định chế quan trọng bậc nhất của nền kinh

tế Trong nền kinh tế ngân hàng thương mại có vai trò to lớn trong việc đápứng nguồn vốn, chu chuyển luồng tiền phục vụ cho mọi hoạt động kinh doanhcủa các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế, đặc biệt hiện nay nền kinh tếnước ta đang ngày càng phát triển theo hướng hội nhập, phát triển và toàn cầuhoá thì ngân hàng càng có vai trò to lớn hơn bằng các sản phẩm và dịch vụcủa mình ngân hàng đã giúp các luồng tiền thông suốt, vận động liên tục vàthúc đẩy phát triển kinh tế Với tầm quan trọng như vậy, sự an toàn trong hoạtđộng vủa ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của nhiều tổ chức, cánhân trong nền kinh tế

Rủi ro trong hoạt động ngân hàng luôn là vấn đề được các ngân hàng quantâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của ngân hàng, ảnh hưởng tới antoàn của ngân hàng và sự tồn tại của ngân hàng

Trong quá trình thực tập tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh HàThành, em đã tìm hiểu được quá trình hình thành, phát triển và được tiếp xúcvới các hoạt động của chi nhánh, đặc biệt là quy trình tín dụng, và em nhậnthấy rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của ngân hàng rất đa dạng và phứctạp Chính bởi vậy, em chọn đề tài: “Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụngtại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Hà Thành” làm chuyên đề tốtnghiệp cuối khoá của mình Chuyên đề của em bao gồm ba phần chính:

Chương 1: Lý thuyết chung về hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt đọng củangân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đầu Tư và PhátTriển chi nhánh Hà Thành

Chương 3: Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng ThươngMại

Trang 2

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HẠN CHẾ RỦI RO

TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Hoạt động của ngân hàng thương mại:

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng:

Lịch sử hình thành và phát triển vủa ngân hàng gắn liền với lịch sử và pháttriển của nền sản xuất hàng hoá Mỗi giai đoạn Ngân Hàng lại có những sựthay đổi trong nhận thức cũng như trong hoạt động Ngân Hàng đã đi từngbước hình thành cực kì thô sơ và chính nhu cầu phát triển, nâng cao cả về sốlượng và chất lượng các hoạt động, dịch vụ để trở thành một thành phần cực kìquan trọng của nền kinh tế

Giai đoạn sơ khai của ngành Ngân Hàng ra đời khi các thiết chế tổ chức xãhội bắt đầu được hình thành Hoạt động của các Ngân Hàng sơ khai gồm có:đổi tiền, bảo quản và giữ hộ tiền của các thợ bàng và những người giàu có, chovay nằng lãi Hoạt động lúc bấy giờ gần giống như các tiệm cầm đồ ngày nay.Các hoạt động ngay xuất phát từ việc hầu như mỗi quốc gia đều có đồng tiềnriêng, quá trình giao lưu, buôn bán giữa các vùng, các lãnh thổ với nhau đã tạo

ra thu nhập cho những người đổi tiền, dduc tiền Thu nhập có được là từ chênhlệch mua và bán giữa các loại tiền Hoạt động cất giữ hộ , cho vay nặng lãi vàthanh toán hộ cũng được những người đổi tiền thực hiện Việc có thẻ sử dụngtạm thời một phần tiền của khách để cho vay đã làm xuất hiện việc thu húttiền gửi bằng cách trả lãi cho người gửi tiền

Trong vòng từ thế kỉ thứ V đến thế kỉ X nhiều hoạt động mới được áp dụng

đã đem lại bước phát triển mới cho ngân hàng so với giai đoạn sơ khai trướckia: chiết khấu thương phiếu, ghi chép và theo dõi khách hàng qua số liêu tàikhoản

Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, từ chỗ là Ngân Hàng củacác thợ vàng, người cho vay Ngân Hàng sơ khai đã trở thành Ngân Hàngthương mại với chức năng hcur yếu là vho vay ngắn hạn rồi tiếp đó mở rộng

Trang 3

cho vay trung và dài hạn, cho vay để cho bay đầu tư vào bất động sản, cho vaytiêu dùng, kinh doanh chứng khoán, cho thuê khi cả ba nghiệp vụ: nợ (huyđộng vốn), nghiệp vụ có (cho vay) và nghiệp vụ trung gian (thanh toán) đượchình thành thì lúc đó ngân hàng thực thụ đã xuất hiện.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về ngân hàng thương mại, để có một địnhnghĩa về ngân hàng thương mại người ta thường phải dựa vào tính chất và mục

đích hoạt động của nó Theo hiệp định Basel II, Ngân Hàng được định nghĩa

như sau: “Ngân Hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục cácdịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thànhtoán và thực hiện chức năng tài chính nhất so với bấy kì một tổ chức kinhdoanh nào trong nền kinh tế”

Theo luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa ViệtNam thì: “Hoạt động Ngân Hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụNgân Hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này

để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”

Ngân hàng giúp các luồng tiền di chuyên một cách có hiệu quả, đồng thờibằng doanh mục các sản phẩm, dịch vụ của mình Ngân hàng cũng ngày mộtđáp ứng tốt hơn các yêu cầu của cả người cần tiền lẫn người có tiền, thúc đẩynền kinh tế phát triển mạnh mẽ Ngày nay, việc kinh doanh dịch vụ tiền tệkhông còn là độc quyền của các ngân hàng, tuy nhiên, trong bất cứ nền kinh tếnào trên thế giới thì ngân hàng thưong mại vẫn là tổ chức lớn nhất và quantrọng nhất trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ

1.1.2 Các hoạt động chính của ngân hàng thương mại:

1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn:

Nhận tiền gửi, cất giữ họ tiền là một trong những hoạt động có ngay thời kì

sơ khai của ngân hàng Việc nắm giữ tạm thời một lượng tiền nhất định đikèm với khả năng cho vay thu lãi đã khiến hoạt động nhận tiền gửi đã trở nênhấp dẫn với ngân hàng Việc trả lãi cho các khoản tiền gửi đã trở nên phổ biếnthậm chí con có các cuộc cạnh tranh gay gắt về lãi suất tiền gửi giữa các ngânhàng để có thể huy động được nhiều tiền Một trong những nguồn quan trọng

Trang 4

để huy động tiền là các khoản tiền gửi thanh toán và tiết kiệm của khách hàng.Nếu như hoạt động tín dụng đem lại thu nhập cho ngân hàng thông qua việccho vay, bảo lãnh thì hoạt động vốn là co sở cho hoạt động tín dụng thôngqua việc huy động vốn các nguồn tiền cho ngân hàng.

tỉ lệ lạm phát, trong quan hệ tín dụng ngân hàng tiền vay được trên cở sở camkết hoàn trả vô điều kiện, về khía cạnh pháp lý, những văn bản xác định quan

hệ tín dụng như hợp đồng tín dụng, khế ước thực chất là lệnh phiếu trong đóbên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên vay khi đến hạn thanh toán

Các ngân hàng thương mại hiện nay thực hiện đa dạng các hình thức tíndụng cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đến bảo lãnh, cho thuê tài chính,phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng, có thế phân loại tín dụng theo một

số căn cứ sau:

• Căn cứ vào thời hạn cho vay:

Cho vay ngắn hạn: là việc cho vay với thời hạn dưới một năm nhằm tài trợcho tài sản lưu dộng hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của Nhà Nước,doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình

Cho vay trung hạn: theo quy định hiện nay của Ngân Hàng Nhà Nước ViệtNam, cho vay trung hạn có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm Bên cạnh đầu tư chotài sản cố định, cho vay trung hạn còn là nguồn hình thành vốn lưu độngthường xuyên cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới

Trang 5

Cho vay dài hạn: thời hạn trên 5 năm và tối đa có thể lên đến 20 đến 30năm, một số trường hợp đặc biệt có thể lên đến 40 năm tín dụng dài hạn làloại tín dụng được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như nhà 0, thiết

bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới

• Căn cứ vào đảm bảo tín dụng:

Cho vay có đảm bảo: cho vay có đảm bảo là biểu hiện việc cho vay có cầmgiữ các vật thế chấp cụ thể nào đó, ví dụ như: nhà cửa đất đai, xe cộ, hànghoá vật thế chấp những khoản nợ tất đa dạng sông một yêu cầu cơ bản làphải có thể bán được Lý do chủ yếu đòi hỏi một khoản vay phải được bảođảm là nhằm người cho vay giảm bớt rủi ro mất mát trong trường họp ngườivay không muốn hoặc không thế trả nợ vay khi đến hạn Sự đảm bảo là yêucầu cần phải có đối với các khoản cho vay vì một số nguyên nhân: thôngthường đó là do sự yếu kém về tài chính của người vay và khi đó ngân hàngcần có tài sản cầm cố, thế chấp để đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngânhàng Việc thời hạn cho vay kéo dài đồng nghĩa với rủi ro tăng thì việc đảmbảo gần như bắt buộc Tỉ lệ cho vay tối đa được tính trên giá trị tài sản đảmbảo và tỷ lệ đó cao hay thấp tuỳ vào từng quy định của các ngân hàng, phápluật, tư cách pháp nhân của khách hàng

Cho vay không có đảm bảo: khác với cho vay đảm bảo, cho vay không cóđảm bảo được dựa trên uy tín, khả năng tài chính lành mạnh của khách hàng,lợi tức có thể có trong tương lai cùng tình trả nợ trước đây với doanh nghiệp,

cá nhân mà nguồn thu nhập ổn định, là khách hàng lớn của ngân hàng, hoạtđộng hiệu quả có thể ngân hàng sẽ cho vay những khoản lớn mà thiếu giá trịtài sản đảm bảo thậm chí không có tài sản đảm bảo

• Căn cứ vào đối tượng sử dụng tín dụng:

Cho vay doanh nghiệp: đây là khoản tín dụng thương mại và công nghiệpvới thời hạn biến động từ một vài tháng đến vài năm hình thức tín dụng có thể

là vay nón hoặc hạn mức Doanh nghiệp có thể vay một lân toàn bộ khốilượng tín dụng hoặc có thể được cung cấp một hạn mức tín dụng trong mộtkhoảng thời gian nhất định và sẽ được sử dụng trong phạm vi tín dụng đó

Trang 6

Cho vay tiêu dùng: đây là hình thức tín dụng đa dạng rất phát triển với cácsản phẩm, dịch vụ Mức lãi suất của các loại vay tiêu dùng khác nhau tuỳthuộc vào đặc điểm các khoản vay: chất lượng và hình thức thế chấp, mức độrủi ro và các yếu tố phi lãi suất kèm theo như các khoản phí hoặc hoa hồng.Cho vay chính phủ: chính phủ cũng là một trong những khách hàng của cácngân hàng thương mại Hình thức chủ yếu là ngân hàng mua trái phiếu do khobạc nhà nước phát hành Nhà nước cũng vay ngân hàng để đầu tư phát triển cơ

sở vật chất

Cho vay các tổ chức tài chính khác: việc vay mượn tạm thời giữa các tổ chứctài chính, tín dụng rất phổ biến và cũng tạo điều kiện cho việc lưu chuyển vốnnhanh hơn Ngoài các dịch vụ căn bản trên, hoạt dộng tín dụng của ngân hàngcòn có một số dịch vụ như:

• Bảo lãnh:

Đây là cam kết của ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiệnnghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúngnghĩa vụ với bên thứ ba Có nhiều hình thức bảo lãnh như: bảo lãnh dự thầu,bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành

• Cho thuê thiết bị trung và dài hạn:

Với các thiết bị, phương tiện có giá trị lớn, các doanh nghiệp không muốnmua có thể sử dụng dịch vụ cho thuê thiết bị trung và dài hạn của ngân hàng

để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Ngân hàng sẽ muathiết bị và cho khách hàng thuê kèm theo một số điều kiện Kết thúc hợp đồngthuê, doanh nghiệp có thể được ưu tiên mua lại với giá ưu đãi

1.1.2.3 Các hoạt động khác của ngân hàng thưong mại:

Thanh toán: ngân hàng đã trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay

ở hầu hết các quốc gia Bằng nhiều hình thức thanh toán đa dạng và thuận tiệnnhư sec, uỷ nhiệm chi, L/C

Mua bán ngoại tệ: ngân hàng sẽ đứng ra mua bán một loại tiền này lấy mộtloại tiền khác và hưởng dịch vụ

Trang 7

Bảo quản tài sản hộ: việc nắm giữ một lượng tiền lớn đã yêu cầu các ngânhàng phải có nhưng địa điểm cất trữ có độ an toàn cao.với đặc thù như vậy vàdịch vụ cất giữ các tài sản giá trị cho khách hàng cũng đem lại nguồn thu nhậpcho khách hàng.

Quản lý ngân quỹ: ngân hàng sẽ quản lý việc thu và chi cho một công tykinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứngkhoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hang cần tiền mặt đểthanh toán

Tài trợ các hoạt động chính phủ: hoạt động này của ngân hàng thể hiện phầnnào vai trò to lớn của ngân hàng trong nền kinh tế

Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn, bảo hiểm, môi giới đầu tư chứng khoán,dịch vụ đại lý: với lợi thế về mạng lưới chi nhánh rộng cũng như kinh nghiệmquản lý, hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đang phấn đấu cungcấp các dịch vụ tài chính cho phép khách hàng thoả mãn mọi nhu cầu

1.2 Một sô khái niệm về rủi ro tín dụng.

1.2.1.1 Khái niệm và các loại rủi ro:

Đến nay vẫn không có một định nghĩa chính xác nào về rủi ro, tuỳ vào mụcđích nghiên cứu, lĩnh vực, đối tượng mà rủi ro được hiểu ở những góc độ khácnhau Có thể hiểu theo một cách chung nhất thì rủi ro là khả năng mà một sựkiện không có lợi và không dự báo trước xuất hiện

Hoạt động của ngân hàng là loại hoạt động rất cần sự cẩn trọng song vẫnthường gặp phải rủi ro Một ngân hàng thành công trong hoạt động cảu nókhông chỉ có những cán bộ chuyên môn giỏi mà cần phải am hiểu nhiều lĩnhvực và đặc biệt phải có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm vớicông việc Tuy nhiên vẫn phải khẳng định rằng kinh doanh ngân hàng là lĩnhvực gặp nhiều rủi ro nhất, trong đó tập chung vào 5 loại rủi ró sau:

• Rủi ro thuần tuý:

Đó là các rủi ro do tác động của thiên nhiên mang lại như: thiên tai, hoảhoạn, động đất, trộm cắp làm thiệt hại hoặc gây thấy thoát tài sản của ngânhàng

Trang 8

• Rủi ro lãi suất:

Loại này xảy ra khi có sự thay đổi lãi suất trực tiếp tác động tới lợi nhuậncủa nhà ngân hàng, ví dụ: khi lãi suất tiền vay giảm trong khi lãi suất trả chotiền gửi hoặc trái phiếu giữ nguyên làm giảm thu nhập của nhà ngân hàng

• Rủi ro tín dụng:

Đây là loại rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu khi khách hàng vay khôngtrả, không trả đầy đủ gốc hoặc lãi hoặc cả gốc lẫn lãi Đây là các loại rủi rotác động rất lớn đến hoạt động phát triển ngân hàng thương mại, ngân hàngkhông thể thu hồi được nợ, mất khoản trích lập dự phòng rủi ro

• Rủi ro hối đoái:

Đây là loại rủi ro do biến động của thị trường ngoại hối gây ra Hiện nay cácngân hàng thương mại thường có xu hướng hoạt động đa năng thực hiện cảnghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ do đó khi có sự biến động về tỷ giá hối đoái thìthường phải chịu ảnh hưởng ở một mức độ nào đó (nếu sự biến động đó nằmngoài dự kiến của ngân hàng) nhất là với các Ngân Hàng Thương Mại ViệtNam

- Rủi ro thiếu vốn khả dụng xảy ra khi ngân hàng không đáp ứng đượcnhu cầu thanh toán của khách hàng, nó xuất phát từ chức năng chuyểnhoán các kỳ hạn sử dụng vốn và nguồn vốn của ngân hàng Rủi ro nàythể hiện ngân hàng thiếu vốn hoạt động Do sự cạnh tranh giữa các thểchế tài chính trên thị trường vốn, nếu khả năng thanh toán của ngân

Trang 9

hàng kém, ngân hàng lại càng khó lòng huy động được một nguồn vốndồi dào, từ đó phạm vi hoạt động của ngân hàng bị thu hẹp, ngân hàngcàng có nguy co rủi ro, vỡ nợ Vì thế loại rủi ro này rất nguy hiểm đốivới nhà quản lý ngân hàng.

Với loại rủi ro này, ngân hàng luôn đề phòng bằng việc tĩnh toán, duy trìmột hệ thống vốn khả dụng phù hợp với ngân hàng mình Hệ số này được xâydựng trên cơ sở phân tích cụ thể tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn theo tínhchất khả chi và khả dụng thực sự của chúng Chẳng hạn tiền gửi có kỳ hạnthường ổn định hơn tiền gửi không kỳ hạn; tiền gửi giữa các ngân hàng thườngbấp bênh hơn tiền gửi của khách hàng

Như vậy, trong năm loại rủi ro kể trên, rủi ro tín dụng là có tác động mạnh

mẽ đến sự tồn tại của ngân hàng, nếu như cho vay là chức năng chính của nhàngân hàng và nó đem lại nguồn lợi nhuận lớn thì đi kèm với nó rủi ro tín dụngcũng luôn thường trực và khi đã xảy ra thì sức công phá của nó cũng rấtnghiêm trọng, nó có thể biến ngân hàng từ trạng thái phát đạt đến nguy cơ bịphá sản Chính vì vậy nghiên cứu về rủi ro tín dụng và tìm ra các giải pháp cho

nó luôn là một đề tài không bao giờ cũ đối với các nhà phân tích, kinh doanhtrong lĩnh vực ngân hàng

1.2.1.2 Rủi ro tín dụng:

Ngân hàng ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của nền kinh

tế hàng hoá để giải quyết nhu cầu phân phối vốn, nhau cầu thanh toán phục vụcho phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh

tế, các nhân với đặc thù kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ Vì vậy hoạt độngngân hàng chứa đựng nhiều tiềm ẩn rủi ro mà chúng ta khó có thể lường hếtđược

Rủi ro tín dụng xảy ra khi ngân hàng không thu hồi được các khoản vay chủyếu do tình trạng nợ khó đòi và nợ không có khả năng thu hồi Chúng baogồm tất cả các khoản vay của ngân hàng, các khoản đầu tư chứng khoán, tíndụng tài trợ đến kỳ hạn mà khách hàng, người phát hành không thanh toán

Trang 10

hoặc trả nợ được cho ngân hàng Đây là loại rủi ro lớn nhất và thường xuyênxảy ra.

Các ngân hàng sẽ không bị đe doạ bởi rủi ro tín dụng nếu luôn luôn nhậnđược đầy đủ cả gốc và lãi của các khoản vay đúng hạn ngược lại nếu ngườivay gặp khó khăn về tài chính thì cả gốc và lãi của khoản vay bị đặt trong tìnhtrạng rủi ro không thu hồi được

Rủi ro tín dụng thường tạo ra những tổn thất về tài chính, nhưng những thiệthại về uy tín của ngân hàng, mất lòng tin của xã hội là những tổn thất còn lớnhơn nhiều lần Rủi ro tín dụng giống như là ngòi nổ tự mình nó sự phá hoạichí giới hạn trong phạm vi hẹp, nhưng khi có những chất kích nổ thì sự pháhoại lan truyền và sự tàn phá khủng khiếp sẽ diễn ra Rủi ro tín dung lúc đó cóthể là đầu mối của những cuộc khủng hoảng tài chính hoặc khủng hoảng kinh

tế xã hội

Trang 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠN CHỂ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN

HÀNG ĐẦU Tư VÀ PHÁT TRIEN CHI NHÁNH HÀ THÀNH (TỪ NĂM

• Căn cứ theo quyết định số 3167/QĐ-HĐỌT ngày 01/09/2003 của Hộiđồng quản trị NHĐT&PTVN về việc mở chi nhánh NHĐT&PT HàThành

Chi nhánh NHĐT&PT HàThành, là thành viên thứ 76 củaNHĐT&PTVN, chính thức thành lập và đi vào hoạt động từ ngày16/09/2003 trên cơ sở tách và nâng cấp phòng giao dịch trung tâm của

vụ tiên tiến theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế trên cơsở ứng dụng cáccông nghệ và quả lý hiện đại, tập trung chuyên môn hoá sâu trong lĩnhvực tín dụng cũng như các dịch vụ tiện ích, đáp ứng dịch vụ thanh toánhiện đại cho khách hàng

2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức và các phòng ban:

a Mô hình cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý hiện nay của chi nhánh: (sơ

đồ bên)

Trang 12

b chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong chi nhánh:

• Ban gián đốc của chi nhánh Hà Thành bao gồm một giám đóc và haiphó giám đốc

• Khối tín dụng, bao gồm 2 phong ban: phòng tín dụng cho cá nhân vàphòng tín dụng cho doanh nghiệp

Chức năng, nhiệm vụ:

Thết lập, duy trì và mở tông các mối quan hệ với khách hàng như tiếp thịcác sản phẩm, dịch vụ ngân hàng Đồng thời thu nhận thông tin phản hồi từphía khách hàng, doanh nghiệp

Thực hiện cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, bảo lãnh cho kháchhàng

Tư vấn trong hoát động huy động vốn và tín dụng

Cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng cho phòngthẩm định bà quản lý tín dụng

Giám sát liên tục các khách hang vay về tình hình sử dụng vốn vay,thường xuyên trao đổi với khách hàng để nắm vững tình trạng của kháchhàng, chăm sóc toàn diện khách hàng để nắm vững tình trạng của kháchhàng, chăm sóc toàn diện khách hàng là doanh nghiệp, để tiếp nhận yêucầu về tất cả các dịch vụ ngân hàng của khách hàng để chuyển đến cácphòng liên quan giải quyết, nhằm thoả mãn một cách tối ưu yêu cầu củakhách hàng

Lưu trữ các hồ so tín dụng, chuẩn bị các số liệu thống kê, báo cáo về cáckhoản cho vay phục vụ cho mục đích quản lý nội bộ của chi nhánh HàThành và các cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền

• Khối dịch vụ, bao gồm 4 phòng ban: phòng tiền tệ kho quỹ, phòng thanhtoán quốc tế, phòng dịch vụ khách hàng cá nhân, phòng dịch vụ kháchhàng doanh nghiệp

Trang 13

Chức năng, nhiệm vụ của phòng tiền tệ kho quỹ: Quản lý nghiệp vụ của chi

nhánh; thu - chi tiền mặt để đảm bảo thanh toán khoản tiền mặt cho chinhánh; thực hiện các dịch vụ tiền tệ kho quỹ cho khách hàng/

Chức năng, nhiệm vụ của phòng thanh toán quốc tế:

Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, là đầu mối quantrọng với các ngân hàng đại lý ở nước ngoài

Mở các L/C có ký quỹ 100% vốn của khách hàng

Trực tiếp hạch toán kế toán tài khoản nội bộ và ngoài bảng liên quan đếnthanh toán quốc tế

Chuyển tiếp điện giao dịch đi và đến

Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ tới khách hàng

Chức năng, nhiệm vụ của phòng dịch vụ hách hàng doanh nghiệp:

Thực hiện các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội tệ và ngoại tệcủa khách hàng

Các giao dịch mua ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng doanh nghiệptheo quy định của giám đốc

Mỏ’ tài khoản tiền gửi cho khách hàng, xử lý các yêu cầu của khách hàng

về tài khoản hiện tại và tài khoản mới

Thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng vay là các tổ chức trên cơ

sở các hồ sơ giải ngân được duyệt

Giới thiệu tới khách hàng những sản phẩm, dịch vụ mới của ngân hàng

Thu nhận những thông tin phản hồi từ phía khách hàng

• Khối hỗ trợ kinh doanh, bao gồm 3 phòng ban: phòng kế hoạnh nguồn vốn,phòng thẩm định, phòng quản lý tín dụng

Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế hoạch, nguồn vốn:

Quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh,các hệ số NIM, ROA trên cơ sở đó xây dựng chính sách giá cả cho sảnphẩm, dịch vụ nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới

Trang 14

Thu thập thông tin, nghiên cứu thị truờng, môi trường kinh doanh, xâydụng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinh doanh, chính sách kháchhàng, chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn.

Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn, cân đối vốn và các quan hệvốn của chi nhánh, nghiên cứu phát triển, lựa chọn, ứng dụng sản phẩmmới về huy động vốn

Lập, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, xây dựngchương trình hành động để thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh

Tổng hợp, phân tích, báo cáo, đề xuất các thông tin phản hồi của kháchhàng, cung cấp thông tin kinh tế, phòng ngừa rủi ro

Hướng dẫn, phổ biến, lưu trữ, các văn bản pháp quy, văn bản chế độ

Tham mưu cho chi nhánh về các vấn đề liên quan đến an toàn trong hoạtđộng kinh doanh của chi nhánh, giúp giám đốc chỉ đạo công tác huy độngvốn, các vấn đề pháp lý

Soạn thảo, đàm phán, ký kết các hợp đồng

Chức năng, nhiệm vụ của phòng thẩm định:

Trực tiếp thực hiện công tác thẩm định, tái thẩm định theo quy định củanhà nước và các quy trình nghiệp vụ liên quan đối với các dự án, khoảnvay, bảo lãnh, đánh giá tài sản, đảm bảo nợ

Thẩm định về hạn mức tín dụng và giới hạn cho vay đối với từng kháchhàng, thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay

Chịu trách nhiệm quản lý thông tin về kinh tế, kỹ thuật, thông tin phục

vụ công tác thẩm định đầu tư và tín dụng

Tham gia y kiến về chính sách tín dụng của chi nhánh

Chức năng, nhiệm vụ của phòng quản lý tín dụng:

Trực tiếp thực hiện yêu cầu nghiệp vụ về quản lý tín dụng, quản lý rủi rotín dụng của chi nhánh theo quy trình và quy định của BIDV

Giám sát chất lượng khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàngvay và đánh giá phân loại, xếp hạng kinh doanh doanh nghiệp

Trang 15

Là đầu mối tham mưu, đề xuất với siám đốc chi nhánh xây dựng chínhxách tín dụng, kế hoạch phát triển tín dụng của chi nhánh.

Chịu trách nhiệm về thiết lập, vận hành hệ thống quản lý rủi ro và antoàn pháp lý trong hoạt động tín dụng của chi nhánh

Thu nhập, cung cấp thông tin, đánh giá các chí tiêu kinh tế, thực hiện vàtổng hợp các loại báo cáo tín dụng

Là thư ký hội đồng tín dụng của ngân hàng

• Khối nội bộ, bao gồm 3 phòng ban: phòng tài chính kế toán,phòng điện toán, phòng tổ chức hành chính

Chức năng, nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán:

Tổ chức thực hiện và kiểm tra các công tác hạch toán kế toán chi tiết, kếtoán tổng hợp và chế độ báo cáo kế toán

Hậu kiểm các chứng từ thanh toán của các phòng ban

Lập và phân tích các báo cáo tài chính kế toán của chi nhánh

Báo cáo và cung cấp các thông tin tài chính, hiệu quả kinh doanh củacác phòng, đơn vị trực thuộc và của toàn bộ chi nhánh

Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính năm

Tham muu cho giám đốc về thực hiện chế độ tài chính - kế toán

Chức năng, nhiệm vụ của phòng điện toán:

Trực tiếp quản lý mạng, quản trị hệ thống phần quyền truy cập, kiểmsoát tại chi nhánh, tổ chức vận hành hệ thống thiết bị tin học và các chươngtrình phần mềm

Chịu trách nhiệm đề xuất và thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo

hệ thống tin học vận hành thông suốt trong mọi tình huống, đáp ứng yêu cầuhoạt động của ngân hàng

Thực hiện lưu trữ, bảo quản, phục hồi dữ liệu và hệ thống chương trìnhphần mềm theo quy định

Hướng dẫn, giúp đỡ, đào tạo và hỗ trợ cho các đơn vị trực thuộc chinhánh trong việc sử dụng, vận hành hệ thống tin học

Chức năng, nhiệm vụ của phòng tổ chức hành chính:

Trang 16

Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, chế độ laođộng, theo dõi thực hiện nội quy lao động.

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo của chi nhánh

Quản lý, theo dõi, bảo mật hồ sơ lý lịch, nhận xét cán bộ nhân viên

Tổ chức quản lý lao động, thực hiện nội quy của cơ quan

Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới

Tham mưu cho giám đốc và hướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độchính sách, việc tổ chức, sắp xếp, bố trí nhân sự phù hợp với tiêu chuẩn, trình

độ chuyên môn của mỗi người và yêu cầu của chi nhánh Đồng thời, bố trí cán

bộ nhân viên tham dự các khoá học đào tạo theo quy định

Lập kế hoạch và tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu hoạt độngcủa chi nhánh, thay mặt giám đốc trong phạm vi được uỷ quyền

Trang 17

Khối đơn vị

Trang 18

2.1.2 Thực trạng hoạt động của chi nhánh Hà Thành:

2.1.1.1 Tổng quan thưc trang kinh doanh của chi nhánh Hà Thành:

Ngân hàng Đâu Tư và Phát Triển Việt Nam với phương châm hoạt động:

“Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV chia

sẻ cơ hội hợp tác thành công”, từ định hướng đó trong tất cả các hoạt động củachi nhánh Hà Thành luôn gắn sự phát triển của mình với sự thành công củakhách hàng Chi nhánh bám sát các văn bản chỉ đạo của Ngân Hàng Đầu Tư

và Phát Triển Việt Nam, của ngành ngân hàng, nắm bắt kịp thời các biến độngcủa thị trường như: diễn biến giá cả, lạm phát, lãi suất, các chính sách về tỉgiá, dự trữ bắt buộc để có những quyết định tối ưu nhất Cùng với sự phấnđấu nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn chinhánh là sự chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo Ngân Hàng Đâu Tư và Phát TriểnViệt Nam đã tạo nên bước đột phá mạnh mẽ trong tăng trưởng của chi nhánhthời gian qua Cụ thể hơn về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánhtrong hai năm 2007, 2008 như sau:

Trang 19

Chỉ tiêu Năm

2006

Năm2007

Năm2008

So sánhCL

năm06-07

Tỉ trong(%)

CLnăm07-08

Tỉ trong(%)

8=(7:3)*100

Mức chênh lệch thu

chi

Trang 20

(Nguồn: theo báo cáo tổng kết kế hoạch kinh doanh qua các năm của chi nhánh Hà Thành)

19

Tổng tài sản của năm 2007 so với năm 2006 đã tăng 1444445 triệu đồng,

tương đương 38.29% tổng tài sản của năm 2008 so với năm 2007 tăng lên

662815 triệu đồng tương đương tăng 13.71%

Tổng nguồn vốn huy động của năm 2007 so vơi năm 2006 tăng 1401562

triệu đồng, tương ứng tăng 40.2% Và năm 2008 so với năm 2007 tăng 617209

triệu đồng, tương ứng tăng 12.63%

Mức tăng tổng tài sản của chi nhánh trong năm 2008 giảm mạnh so với mức

tăng tổng tài sản của chi nhánh là do trong năm 2008 có cuộc khủng hoảng kinh

tế xảy ra trên toàn cầu, nó kéo theo nền kinh tế của Việt Nam cũng bị khủng

hoảng theo, do đó nó gây tác động rất mạnh mẽ tới hệ thống ngân hàng

2.1.1.2 Thưc trang huy dông vốn của ngân hàng:

Tinh hĩnh huy động vốn của chi nhá qua các năm 2006, 2007, 2008 được

phản ánh ở bảng 2

Qua bảng ta có thể thấy:

Tổng nguồn vốn năm sau cao hon năm trước, cụ thế là trong năm 2008,

tổng nguồn vốn huy động đạt 5505315 triệu đồng, tăng 617209 triệu đồng so

với năm 2007, và tăng 2018771 so với năm 2006

Về cơ cấu nguồn vốn huy động, huy động từ Tổ chức Kinh tế năm 2006 là

2188659 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 62.77% trong tổng nguồn vốn huy động,

đến năm 2007 là 3376086 triệu đồng, chiếm 69,08% trong tổng nguồn vốn

Con số thực hiện trong năm 2008 là 3403395 triệu đồng, chiếm 61.82% trong

tổng nguồn vốn Mặc dù trong năm 08 sảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế, song

vẫn có sự tăng lên của nguồn huy động từ nên kinh tế như vậy là do Ngân

hàng đã có sự chủ động trong công tác huy động điều hành lãi suất, đảm bảo

lãi suất tiền gửi họp lý, có khả năng thu hút và cạnh tranh cao Chi nhánh

trong thời gian qua đã áp dụng các biện pháp có xu hướng tích cực vừa giữ

được khách hàng quen thuộc, vừa khai thác được lượng khách hàng tiềm năng

có thể tăng lợi nhuận hoạt động trong điều kiện cạnh tranh bằng lãi suất rất

căng thẳng hiện nay

Trang 21

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh

100 10=6-4

11=(10:4)* 100

Trang 22

(nguồn: theo báo cáo tổng kết kế hoạch kinh doanh qua các năm của chi ni lánh Hà Thành)

Trang 23

Tình hình huy động vốn từ TCTC cuả Ngân hàng trong năm 2006 là

493624 triệu đồng, chiếm tỉ trọng là 14.16% trong tổng nguồn vốn huy động,đối với năm 2007 thì đạt 603197 triệu đồng, chiếm 12.34% trong tổng nguồnvốn huy động Còn đối với năm 2008 vừa qua thi nguồn vốn huy động từ tcnay là 628975, chiêm tỉ trọng 11.42% trong tổng nguồn vốn huy động Có sựgiảm đi rõ rệt của việc thu hút nguồn vốn từ tổ chức tài chính la do ảnh huởngnặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính năng nề trong năm vừa qua

Huy động từ đân cư là 804261 triệu đồng năm 2006 chiếm tỉ trọng là23.07% trong tổng nguồn vốn huy động Sang năm 2007, nguồn vốn huy độngđược từ hoạt động này là 908823 triệu đồng, chiến tỉ trọng là 18.58% trongtổng nguồn vốn huy động Tuy có sự tăng trưởng trong lượng vốn huy độngnhưng so về mức độ tăng trưởng đã giảm hơn so với năm 2006 Trong năm

2008 lượng tiền huy động từ nguồn dân cư đạt 1472945 triệu đồng, chiến tỉtrọng 26.76% Trong năm 2007 có sự chững lại trong lượng vốn từ dân cư,nhưng trong năm 2008 lại có sự tăng lên lượng vốn thu hút từ dân cư điều này

có thể được lý giải bằng sự biến động lãi suất cho vay đối với các loại kì hạntiền gửi, sự chênh lệch lãi suất huy động của ngân hàng, đặc biệt trong năm 07dân cư đã đầu tư rất lớn vào thị trường chứng khoán, cũng như đầu tư vào thịtrường bất động sản nhưng trong năm 08 thị trường chứng khoán của ViệtNam bị khủng hoảng nặng nề do đó số người dân đầu tư vào thị trường naygiảm đi rất mạnh Lạm phát tăng nhanh cũng là một yếu tố không nhỏ ảnhhưởng trực tiếp tới nguồn cung vốn với các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng

và các tổ chức kinh tế

Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại và Tổ chức tíndụng ngày càng gay gắt như hiện nay thì mức tăng 2018771 triệu đồng đốichi nhánh Hà Thành là một sự nỗ lực lớn của tập thể cán bộ công nhân viên,kết quả có được đã ghi nhận sự cố gắng lớn của toàn chi nhánh trong việc triểnkhai các giải pháp về huy động vốn, từ việc thực hiện chính sách tiếp thịkhách hàng có nguồn tiền gửi lớn, các dự án, các công ty đang có số vốn nhànrỗi đến công tác quảng bá các sản phẩm tiền gửi, tiền thanh toán với nhiều

Trang 24

hình thức phong phú, đa dạng và các chính sách lãi suất linh hoat trong khuvực tiền gửi dân cư.

2.1.1.3 Các hoat dồng khác tai chi nhánh Hà Thành:

Năm 2007, thu dịch vụ rỏng của chi nhánh đạt 39136 triệu đồng, còn năm

2008 đạt 18153 triệu đồng Thu từ dịch vụ ròng của Ngân hang trong năm 08

đã giảm đi rõ rệt so với năm 07 Chi nhánh Hà Thành tiếp tục tập trung chủyếu vào một số hoạt động truyền thống như: thanh toán quốc tế, kinh doanhngoại tệ, bảo lãnh, thanh toán trong nước

Kinh doanh ngoại tệ: ngân hàng đã chủ động khai thác các nguồn ngoại tệ,kinh doanh chênh lệch tỉ giá, tổng doanh số mua bán tăng nhanh trong 2 năm

07 và 08

Thanh toán quốc tế: khối lượng thanh toán quốc tế ngày càng tăng mạnh cả

về số món và giá trị thanh toán, chi nhánh đảm bảo quyền lợi cho các bên muabán trong thanh toán xuất nhập khẩu và chuyển tiền

Nghiệp vụ bảo lãnh: hoạt động bảo lãnh của chi nhánh ngày càng mạnh

Thanh toán trong nước: chi nhánh đã chú trọng phát triển các dịch vụ thanhtoán trong nước như hình thức trả lương qua tài khoản, phát hành thẻ tín dụng,thẻ ATM hay các dịch vụ chuyển tiền trong nước, chi trả kiều hối, thu đổingoại tệ

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của ngân hàng khá ổn định và ngày càngphát triển, chất lượng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển nói chung và chi nhánh Hà Thành nói riêng được khách hang tin tưởng,đánh giá cao, điều đó giúp cho ngân hàng có những mối quan hệ tín dụng ổnđịnh lâu dài với các đối tượng trong và ngoài nước

2.2 Thực trạng về hạn chê rủi ro tín dụng tại BIDV chi nhánh Hà Thành (từ năm 2006 đến năm 2008):

2.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh Hà Thành:

Hoạt động tín dụng trong năm 2006, 2007 và năm 2008 tại chi nhánh luônbám sát mục tiêu định hướng cơ cấu dư nợ theo hướng tích cực, chủ động tăng

Trang 25

phát triển dịch vụ Trons năm qua hoạt động cho vay của chi nhánh đã đạtđược một số kết quả đáng chú ý:

Dư nợ tín dụng tính đến ngày 31/12/2006 đạt 2273097 triệu đồn, gày31/12/2007 đạt 1546597 triệu đồng và đến 31/12/2008 đạt 2518195 triệuđồng Thời gian qua chi nhánh tích cực điều chỉnh cơ cấu dư nợ theo đúng chỉđạo của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

Dư nợ trans và dài hạn đạt 310084 triệu đồng năm 2007, giảm 54603 triệuđồng so với năm 2006, chiếm 20% tổng dư nợ Trong năm 2008 mức dư nợđối với cho vay trung và dài hạn là 391696 triệu đồng, chiếm tí trọng là15.55% tổng dư nợ

Dư nợ ngắn hạn đạt 2126499 triệu đồng trong năm 2008, tăng 889986 triệuđồng so với năm 2007, và chiếm 84.45% tổng dư nợ

Dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng, dư nợ trung dài hạn có xu hướng giảm,điều này phù hợp với định hướng của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển ViệtNam là tăng tỉ trọng dư nợ vay ngắn hạn, giảm tí trọng dư nợ vay trung, dàihạn xuống dưới 40% tổng dư nợ Chi nhánh cần tiếp tục duy trì tỉ lệ an toàntrên bởi trong nền kinh tế có nhiều biến động mạnh như hiện nay, lạm pháttăng cao, tiền đồng mất giá, sự bất ổn định của thị trường thì sự đầu tư quálớn vào cho vay dài hạn sẽ gia tăng rủi ro tín dụng, gia tăng nguy cơ mất vốnđối với Ngân hang Mức cho vay trung và dài hạn dưới 40% vừa giúp chinhánh giữ được các khách hàng có tiềm năng tài chính mạnh đang cần vốnđầu tư, vừa giúp chi nhánh ổn định và vững vàng trước bất cứ sự biến động bấtthường nào của thị trường

Trang 26

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 so sánh

Số tiền Tỉ trong

(%) Số tiền

Tỉ trong (%) Số tiền

Tỉ trong (%)

CL

07 - 06

Tỉ trong (%)

CL 08-07

Tỉ Trong (%)

11=10/4* 100

D nợ cho vay trung và

Cho vay theo thành

Trang 27

Chỉ tiêu Năm

1006

Năm2007

Năm2008

So sánhCL

07-06

Tỉ trong

(%)

CL08-07

Tỉ trong(%)

8=7/3*100

Số tuyệt đối 17137 10452 16622 -6685 -39.01 6170 59.03

Tí lệ nợ quá hạn trên

tổng d nợ 0.75% 0.68% 0.66% -0.07%

9.33% -0.02% -2.94%

Trang 28

-(Nguồn: Báo cáo tổng kết kế hoạch kinh doanh qua các năm của chi nhánh HàThành)

Nợ quá hạn năm 2008 là 16622 triệu đồng, chiếm 0.66% tổng du nợ tỉ lệ nợquá hạn được xác định chủ yếu là nợ vay thanh toán công nợ, nợ của nhữngđơn vị quốc doanh hay các doanh nghiệp Nhà Nước cổ phần không để tìnhtrạng kéo dài, chi nhánh đã thành lập ban xử lý nợ quá hạn, thực hiện nhiềubiện pháp quyết liệt tận thu nên trong năm 2006 chi nhánh đã thu được đượcmột khoản nợ quá hạn đáng kể Trong năm 2007,2008 chi nhánh đã thực hiệntrích quỹ Dự phòng rủi ro Đạt những kết quả trên là do công tác thu hồi nợđược đẩy mạnh, ban thu hồi nợ của chi nhánh đã phân tích từng khoản nợ quáhạn, đưa ra các biện pháp để thu hồi nợ xấu nội bảng và ngoại bảng, tập chungthu hồi triệt để nợ nhóm 4, nhóm 5, phân công trách nhiệm thu hồi nợ chotừng cán bộ nên chất lượng tín dụng đã có những chuyển biến rõ rệt

Ọuá trình quản lý rủi ro tín dụng và quá trình thẩm định các dự án đầu tư đã

có nhiều bước phát triển so với thời gian trước, điều này được chứng minh cụthể qua việc tỉ lệ nợ xấu và tỉ lệ nợ quá hạn giảm đi

Quá trình giải ngân vốn vay được chú trọng và theo dõi thường xuyên, việccác cán bộ thẩm định và tín dụng luôn đi theo sát tình hình tài chính, hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã giúp cho doanh nghiệp kịpthời phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng tới khả năng trả nợ từ phíadoanh nghiệp, từ đó có những biện pháp kịp thời và dứt điểm trong công tácthu hồi nợ

Tuy nhiên, tí lệ nợ xấu, nợ quá hạn giảm bởi một phần số nợ xấu, nợ quáhạn của doanh nghiệp đã được Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chấp nhận xử

lí hạch toán ngoại bảng Điều này đòi hỏi trong thời gian tới các cán bộ thuhồi nợ cần phối hợp chặt chẽ với các phòng liên quan để theo dõi sát sao tìnhhình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn, đặc biệtquan tâm tới các khách hàng có nợ xấu, nợ quá hạn Đối với khách hàng cóvốn chủ sở hữu thấp, tình hình tài chính khó khăn, vốn vay sử dụng sai mụcđích, bị gia hạn nợ nhiều lần và có nợ quá hạn chi nhánh cương quyết giảmdần dư nợ hoặc chỉ thu nợ, không tiếp tục cho vay

Quá trình giải ngân và quản lý rủi ro tín dụng chưa được tách biệt một cách

rõ ràng, phòng thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng, phòng tín dụng vừa làngười cho vay, vừa là người theo dõi các dự án, đồng thời cũng là người giảingân các dự án Sự kiem nghiệm quá nhiều trách nhiệm, mảng làm việc nhưvậy sẽ khiến hiệu quả của các hoạt động bị giảm đáng kể

Việc thẩm định tài chính các dự án vẫn còn tồn tại một số hạn chế, như: mọitính tóan về các chỉ tiêu thẩm định đều được thực hiện trong giả định về mộtmôi trường khá tĩnh, các yếu tố biến động liên quan đến vấn đề trượt giá, lãisuất chưa được đề cập đến Việc áp dụng các phần mềm chuyên dụng trongthẩm định chưa được chú trọng, phần lớn công tác thẩm định mang tính thủcông, hoàn toàn dựa vào sự phân tích, đánh giá chủ quan của cá nhân người

Ngày đăng: 13/01/2016, 17:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w