1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC HIỆN ĐẠI

11 1,7K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 108,5 KB

Nội dung

CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC HIỆN ĐẠIPhần 4 - Chương 9: Thuyết cấu trúc - chức năng của Robert Merton Danh sách nhóm : 1.. Trần Thị Hoa Đọc tài liệu và vẽ lý thuyết cấu trúc chức năng, lý th

Trang 1

CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC HIỆN ĐẠI

Phần 4 - Chương 9:

Thuyết cấu trúc - chức năng của Robert Merton

Danh sách nhóm :

1 Nguyễn Thị Phượng ( 03/ 08/ 1990 ) _ Nhóm Trưởng

2 Nguyễn Thị Tâm

3 Trần Thị Hoa

Bảng phân công công việc cụ thể giữa các thành viên trong nhóm:

Tất cả các thành viên trong nhóm cùng đọc tài liệu và đưa ra cách làm cho bài tập của nhóm Tuy nhiên công việc cụ thể của mỗi người như sau:

Họ tên thành viên

trong nhóm

Công việc cụ thể

1 Nguyễn Thị Tâm Đọc sách và tìm trên mạng về tiểu sử của

Robert Merton

2 Trần Thị Hoa Đọc tài liệu và vẽ lý thuyết cấu trúc chức

năng, lý thuyết trung bình, quan niệm về hệ vai trò

3 Nguyễn Thị Phượng Vẽ hệ tọa độ phân loại chức năng, Cấu trúc

chức năng thay thế, và tổng kết lại các phần chỉnh sửa hoàn chỉnh bài rồi gửi qua gmail cho thầy.

Trang 2

MỤC LỤC

-1 Vài nét về tiểu sử của Robert Merton.

2 Sơ đồ hoá về thuyết cấu trúc - chức năng của Robert Merton.

3 Lý thuyết trung bình.

4 Hệ tọa độ phân loại chức năng.

5 Cấu trúc chức năng thay thế.

6 Lý thuyết chức năng về sai lệch xã hội.

7 Quan niệm về hệ vai trò.

Trang 3

1 Vài nét về tiểu sử của Robert Merton.

Robert K Merton (1910-2003) sinh ra trong một gia đình người Do Thái

di cư sang Mĩ sinh sống tại Thành phố Philadelphia Một trong những lý thuyết nổi tiếng của ông là lý thuyết về sự lệch chuẩn Công trình khoa học nổi tiếng nhất của ông là cuốn “Lý thuyết xã hội và cấu trúc xã hội” – 1968

Trang 4

2 Sơ đồ hoá về thuyết cấu trúc - chức năng của Robert Merton.

GIẢI THÍCH SƠ ĐỒ:

Thuyết cấu trúc - chức năng của Robert Merton gồm có:

- Quan niệm về lý thuyết trung bình

- Quan niệm về chức năng

- Lý thuyết chức năng về sai lệch xã hội

- Quan niệm về hệ vai trò

Thuyết cấu trúc - chức

năng của Robert Merton

Quan niệm

về lý thuyết

trung bình

Quan niệm

về chức năng

Lý thuyết chức năng về sai lệch XH

Quan niệm

về hệ vai trò

Trang 5

3 Lý thuyết trung bình:

Giải thích sơ đồ:

- Lý thuyết trung bình là kết quả của hệ thống lý thuyết XHH và những nghiên cứu thực nhgiệm Hệ thống lý thuyết XHH là cơ sở cho lý thuyết trung bình và đồng thời lý thuyết trung bình cũng góp phần bổ sung hệ thống lý thuyết đó

- Lý thuyết trung bình góp phần định hướng cho những nghiên cứu thực nghiệm và đồng thời nghiên cứu thực nghiệm cũng khái quát cho lý thuyết trung bình

- Theo ông, nhiệm vụ của xã hội học hiện đại là phát triển những lý thuyết chuyên biệt áp dụng vào từng lĩnh vực nhất định như lý thuyết

về lý thuyết về hành vi sai lệch, lý thuyết về chuyển giao quyền lực và những lý thuyết khác

- Thuyết cấu trúc chức năng là sự giải thích một hiện tượng xã hội bằng cách chỉ ra hệ quả (chức năng) của nó đối với những cấu trúc mà nó là một bộ phận cấu thành

Nghiên cứu thực nghiệm

Khái quát Định hướng

Hệ thống lý thuyết

XHH

Lý thuyết trung

bình

Trang 6

4 Hệ tọa độ phân loại chức năng.

Khái niệm “phản chức năng”:

Là những hệ quả làm cản trở, thậm chí gây rối loạn, làm giảm khả năng tồn tại, thích ứng của cấu trúc

Phân loại chức năng:

Hệ tọa độ phân loại chức năng – Merton.

Giải thích sơ đồ:

- Một đóng góp lớn của Merton đối với chủ thuyết chức năng trong xã hội học là việc phát hiện ra sự loạn phản chức năng (còn gọi là phi chức năng hay phản chức năng)

- Một đóng góp quan trọng khác của Merton là việc phân loại chức năng trội và chức năng lặn dựa vào mức độ biểu hiện của chúng + Merton chỉ ra cách phân tích chức năng là phải vượt qua quan niệm thông thường về mục đích, ý nghĩa mà các chủ thể gán cho sự vật, hiện tượng để xác định chính xác, khách quan tác dụng của chúng

+ Khi tìm hiểu thiết chế xã hội và tổ chức xã hội, cần chỉ ra đâu là hệ quả không chủ định, chưa thấy rõ, chưa biểu hiện công khai và đâu là hệ quả chủ định, thấy rõ, công khai

Chức năng trội

Chức năng lặn

Phi chức năng trội

Phi chức năng lặn

Lặn

Tích cực Tiêu cực

Trội

Trang 7

5 Cấu trúc chức năng thay thế.

Giải thích sơ đồ:

- Mỗi một tổ chức đều có một chức năng riêng chủ yếu và đặc trưng

cho mình Tuy nhiên, cũng có lúc nhiều tổ chức có chức năng thay thế cho nhau Như trên sơ đồ ta thấy gia đình và nhà trường là hai tổ chức khác nhau có những đặc trưng riêng nhưng cũng có chức năng thay thế cho nhau Cả hai đều có những chức năng chung như: giáo dục, đào tạo, quản lý, tạo việc làm cho các cá nhân… và chúng có thể thay thế những chức năng này cho nhau Khi mà một trong hai không hoặc kém thực hiện những chức năng của mình thì sẽ có cái khác thay thế mình thực hiện chức năng đó Điều đó cũng nhằm đảm bảo cho sự cân bằng và phát triển của các cá nhân trong xã hội

- Merton chỉ ra những nhu cầu chức năng cần phải đáp ứng để xã hội

vận hành một cách bình thường và gọi chúng là “những điều kiện tiên

quyết về mặt chức năng đối với xã hội”.

- Ông cho rằng không nhất thiết mỗi thiết chế xã hội chỉ đáp ứng một loại nhu cầu xã hội Mà trên thực tế, trong xã hội luôn có “các cấu trúc chức năng thay thế nhau” để thỏa mãn các yêu cầu chức năng mà xã hội đặt ra

- Một chức năng có thể do hai hay nhiều hơn các tổ chức, thiết chế xã hội cùng có khả năng thực hiện (nghĩa là những thiết chế hiện hành, đang được duy trì không phải vì chúng thực sự cần thiết và thực sự tốt hay có lợi cho xã hội; mà chẳng qua chúng có cơ chế để tồn tại và có

Giáo dục Đào tạo Quản lý

Tạo việc làm Nhà

Trang 8

khả năng để duy trì sự tồn tại của chúng bất chấp việc chúng có thực

sự cần thiết hay có chức năng hay không

- Các thiết chế xã hội luôn luôn có khả năng thay thế lẫn nhau trong việc đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho sự vận hành và hoạt động của xã hội

6 Lý thuyết chức năng về sai lệch xã hội.

Định nghĩa “sự lệch chuẩn”:

Là sự không phù hợp, sự “lệch pha” giữa mục tiêu văn hóa và phương tiện được thiết chế hóa Do xác định sai mục tiêu văn hóa hoặc chọn sai phương tiện mà hành động bị coi là lệch chuẩn, là sai lệch, thậm chí là tội phạm

Sự lệch chuẩn xã hội:

Là do sự lệch lạc so với chuẩn mực xã hội trong việc lựa chọn một trong hai thành tố quan trọng nhất của cấu trúc hành động, đó là mục tiêu và phương tiện

Bảng lý thuyêt chức năng sai lệch XH.

Thứ tự Loại hành động Phương tiện Mục tiêu

-Giải thích sơ đồ:

Dấu (+) : Xã hội chấp nhận

Dấu (-) : Xã hội bác bỏ

- Merton phân biệt năm kiểu hành động thích nghi với xã hội như sau:

+ Kiểu thỏa hiệp (+ +): Khi cả mục tiêu văn hóa và phương tiện được chủ thể lựa chọn đều phù hợp với hệ các giá trị, chuẩn mực xã hội và do vậy được xã hội hoàn toàn chấp nhận

+ Kiểu đổi mới (+ -): Đây là kiểu hành động nhằm mục tiêu đã được chấp nhận nhưng bằng những phương tiện và cách làm mới mà xã hội có thể chưa hay không chấp nhận

+ Kiểu nghi thức (- +): Đây là kiểu hành động tuân theo các thủ tục, các quy định và sử dụng các phương tiện được thừa nhận, nhưng lại không

Trang 9

nhằm vào mục tiêu văn hóa được xã hội chấp nhận + Kiểu thoái lui (- -): Đây là kiểu hành động mà cả mục tiêu và phương tiện của nó đều không được chấp nhận

+ Kiểu nổi loạn(+ - + -): Đây là kiểu hành động hướng tới mục tiêu mới được đặt ra để thay thế cho những mục tiêu cũ và sử dụng phương tiện mới thay thế cho phương tiện cũ

→ Lý thuyết trung gian của Merton về sự lệch chuẩn chưa giải thích đầy

đủ và chi tiết tại sao và khi nào thì xuất hiện từng loại hành vi sai lệch Nhưng dựa vào các cách phân tích cấu trúc – chức năng, Merton đã đưa

ra được bảng phân loại các kiểu quan hệ giữa con người và xã hội Dựa vào đó có thể xây dựng các nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề sai lệch xã hội

7 Quan niệm về hệ vai trò.

Sinh viên

Học

tập

Thành viên trong lớp

Lớp trưởng

Đoàn viên

Nghiên cứu

Trang 10

Giải thích sơ đồ:

 Nhìn trên sơ đồ trên ta thấy ứng với một cá nhân là có một hệ vai trò

Ví dụ với vị thế của một sinh viên thì khi đó có vai trò học tập và cũng có vai trò là một thành viên trong lớp, một đoàn viên, một người nghiên cứu hay cũng có thể kiêm thêm vai trò của một người lớp trưởng

Khái niệm “hệ vai trò” : là chỉ một cấu trúc gồm các vai trò và các

quan hệ của chúng mà cá nhân thực hiện khi nắm giữ một vị thế xã hội nhất định

Merton quan niệm rằng một vị thế có nhiều vai trò mà ông gọi là “hệ

vai trò”.

 Ông đặc biệt quan tâm tới hệ vai trò bởi vì khái niệm này liên quan trực tiếp tới chức năng Vai trò chính là chức năng mà hành vi cá nhân hay thiết chế xã hội đảm nhận thực hiện Hệ vai trò thực chất là hệ thống các chức năng và phản chức năng, chức năng trội và chức năng lặn có liên quan chặt chẽ với nhau

KẾT LUẬN:

Tóm lại, đóng góp của Robert Merton cho chủ thuyết cấu trúc - chức năng là quan niệm về lý thuyết trung bình, quan niệm về chức năng, lý thuyết chức năng về sai lệch xã hội và quan niệm về hệ vai trò Những đóng góp của ông đã đặt ra một loạt những vấn đề nghiên cứu quan trọng trong xã hội học Đó là sự tìm hiểu tác động của cấu trúc xã hội đối với việc hình thành hệ vai trò, xem xét cách thực hiện hệ vai trò để đảm bảo tính cân bằng, ổn định và giải quyết những mâu thuẫn, xung đột có thể xảy ra giữa các vai trò Nghiên cứu của ông cũng góp phần xây dựng các nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề sai lệch xã hội, như là một giải pháp lý luận làm cầu nối giữa hệ thống xã hội học với nghiên cứu thực nghiệm

Trang 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

-1 Lịch sử & lý thuyết xã hội học, Lê Ngọc Hùng, Nxb Khoa học xã hội, 2008

2 Xã hội học, Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng, Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội, 2001

3 Các lý thuyết xã hội học hiện đại, Guter Endruweit (chủ biên), Nxb Thế Giới, Hà Nội, 1999

4 Nhập môn lịch sử xã hội học, Hermann Korte, Nxb Thế Giới, Hà Nội, 1997

Ngày đăng: 13/01/2016, 00:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w