Như vậy việc lựa chọn của con người sống riêng không sống cùng con cháu khi về già cũng là một biểu hiện cho sự cân nhắc, toan tính thiệt hơn, theo đuổi những mục đích cá nhân của mình đ
Trang 1Họ và tên : Đinh Thị Phương
Lớp : K56 xã hội học
Lớp môn học : xã hội học gia đình.
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Đề bài : Khi về già bạn sẽ sống với ai ?
Bài làm
Trong những năm gần đây, cuộc sống dần được thay đổi dần , chất lượng cuộc sống được tăng cao Bên cạnh đó thì các giá trị truyền thống của gia đình cũng có nhiều
sự chuyển biến theo nhiều chiều hướng khác nhau Bởi vì điều đó mà trong dư luận xã hội ngày nay đang tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề “ khi về già , bạn sẽ sống với
ai ?”
Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này thì chúng ta phải hiểu được các khái niệm gia đình, gia đình truyền thống, gia đình hiện đại là như thế nào ?
Gia đình là một sản phẩm của lịch sử nên nó tất yếu bị chi phối bởi những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của một xã hội và một thời đại lịch sử nhất định đã sản sinh ra nó Gia đình là tấm gương phản chiếu nên văn hóa, kinh tế, phong tục, tập quán, tâm lý tình cảm , quan niệm triết lý, lối sống cộng đồng, dân tộc
Hay theo cách hiểu vô cùng đơn giản đó là : gia đình là tế bào của xã hội
Gia đình Việt Nam truyền thống là sản phẩm của nền văn minh lúa nước và tồn tại
ở địa bàn nông thôn Cố nhiên, điều này không có nghĩa ở các đô thị không có sự tồn tại của các gia đình như gia đình truyền thống vấn đề này tác giả Đỗ Thái Đồng có viết: “ Gia đình truyền thống chắc hẳn là gia đình ở nông thôn, là gia đình ở những xã hội nông nghiệp Á Đông đã tồn tại lâu đời và gần như bất biến trên nhiều khía cạnh Như vậy, đó cũng là kiểu gia đình nông nghiệp, là một định chế gắn liền với nền nông nghiệp cổ truyền”
Gia đình hiện đại hay còn được biết đến với một tên gọi khác nữa là gia đình hạt nhân, gia đình hạt nhân là gia đình gồm có hai thế hệ sống với nhau , đôi khi gia đình hạt nhân chỉ có vợ và chồng Loại gia đình này lúc đầu mới hình thành ở Việt Nam thì chỉ có
Trang 2ở các thành phố nhưng tromng những năm gần đây thì nó còn xuất hiện ở các vùng nông thôn
Gia đình chính là nơi các thành viên trong gia đình được thể hiện tình cảm với nhau , chăm sóc nhau và đó là nơi nương tựa khi chúng ta quay về Nhưng trong thời gian gần đây thì gia đình không còn là nơi quy tụ tất cả các thành viên trong gia đình nữa
Theo tình hình hiện nay vấn đề “ khi về già bạn sẽ sống với ai ?” thì đã có hai ý kiến trái chiều nhau được đưa ra đó là : ý kiến thứ nhất đó là sống cùng con cái của mình và ý kiến thứ hai đó là sống riêng mà không sống cùng con cháu của mình
Với ý kiến chọn lựa việc sống cùng con cái đã quá quen với mỗi người và nhất là người dân Việt Nam, điều này là quá quen thuộc nên chúng ta sẽ không đi tìm hiểu sau vào nó nữa Vậy vì lý do gì mà con người mới trong xã hội này đã và đang lựa chọn cho mình ý kiến khi về già họ sẽ lựa chọn sống riêng mà không sống cùng với con cái ?
Như chúng ta đã biết thì trong thời gian gần đây, xã hội đã phát triển theo xu
hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa nên nhu cầu sống của mỗi người cũng đã có sự thay đổi hơn so với thời gian trước rất nhiều Đặc biệt là sự lựa chọn cho tương lai của mình, sự lựa chọn cách sống và phần an bài cuộc sống của mình sau này
Như một nhà xã hội học đã từng nhận xét rằng mỗi cá nhân luôn phải cân nhắc, toan tính thiệt hơn , theo đuổi mục đích cá nhân và thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân mình Mọi mối tương tác giữa người và người đều dựa trên cơ sở cho và nhận tức là trao đổi những thứ ngang giá nhau
Bởi vậy nhu cầu của những người lớn tuổi khi muốn sống riêng cũng là một những nhu cầu bình thường và cần có ở họ Tuy nhu cầu này không phải là lớn lao nhưng nó cũng là một tronbg những tiêu chuẩn để đánh giá một số sự việc Nhưng trước hết việc
ở riêng là nhu cầu là ý muốn của họ
Có lẽ khi ở riêng họ sẽ phải chi phí nhiều hơn , tự chăm sóc bản thân mình , buồn tẻ nhưng cái mà họ nhận được đó là sự thoải mái về không gian và thời gian và đặc biệt đó
là sự thoải mái về tinh thần của mình
Trong quá trình lựa chọn hành động, con người sẽ có những hành động mà người
đó nhận thức đầy đủ về nó nhất Khi ngươid đó tính toán hiệu quả của hành động Con người hành động có phần thưởng tối đa và chi phí tối thiểu để đáp ứng một nhu cầu nào của họ Con người sẽ tìm cái lợi ích nhất đối với họ để hành động
Trang 3Như vậy việc lựa chọn của con người sống riêng không sống cùng con cháu khi về già cũng là một biểu hiện cho sự cân nhắc, toan tính thiệt hơn, theo đuổi những mục đích cá nhân của mình để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân của chính bản thân họ Sở dĩ nói như vậy là vì gần đây các giá trị truyền thống của gia đình đã thay đổi nhiều từ giá trị của người phụ nữ, sự phân công lao động trong gia đình, con cái và giờ đây chính là sự lựa chọn của người cao tuổi
Nếu như trong truyền thống, khi hỏi một người cao tuổi nào đó “ khi về già bạn sẽ sống với ai ?” thì tôi xin chắc rằng câu trả lời mà chúng ta nhận được đó là “ tôi muốn sống cùng con cháu và gia đình của mình “ Vâng đó là đại đa số ý kiến của mọi người, không chỉ là người cao tuổi mà là của tất cả mọi người trong xã hội này Theo họ thì việc lựa chọn sống cùng con cái là một lý do vô cùng đơn giản , sống cùng con cái là nơi mà
họ dựa vào để an hưởng tuổi già, lúc đó sẽ là cơ hội cho con cháu báo hiếu cho cha mẹ
đã nuôi dưỡng mình Tuy nhiên khi quyết định sống cùng con cái cũng có nhiều vấn đề đặt ra với họ đó là sẽ sống cùng với đứa con nào của mình ? Có thể sống cùng người con
cả, hoặc người con út , hay cũng có người băn khoăn lựa chọn giữa việc sống cùng người con trai hay con gái của mình để họ tiện đường chăm sóc mình
Đây cũng là giá trị truyền thống mà xã hội đã tạo ra cho mỗi cá nhân và gia đình Việt Nam ta Giá trị mà các bậc làm cha làm mẹ này nhận được đó là sự quan tâm chăm sóc từ con cái cái của mình, nó sẽ là tiền đề đánh giá về giá trị của một con người hay chính xác hơn là nhân cách của một người con đối với các bậc làm cha mẹ của mình hay
đó chình là cái phúc của những người làm cha làm mẹ nhận được
Vậy trong xã hội mới này việc cha mẹ sống cùng con cái khi về già liệu có còn quan trọng được như trước nữa không ?
Vâng xin trả lời cho câu hỏi trên đó là, việc con cái sống cùng và chăm sóc cha mẹ không còn là việc để đánh gia một con người mà nó chỉ là một yếu tố rất nhỏ trong vô vàn hững yếu tố khi đánh giá về tư cách của một con người
Trong thời đại ngày nay các giá trị truyền thống tốt đẹp đó đang dần mất đi để thay thế vào đó là các giá trị mới, dễ thích ứng hơn, limh động hơn Việc lựa chọn sống riêng không ở cùng con cháu của những người cao tuổi chính là sự lựa chọn đối với họ là tối
ưu nhất
Có thể việc lựa chọn sống riêng của người cao tuổi khi mới nhìn vào đó là cái không nên, cái giá trị này đã vi phạm một phần nào đạo đức con người, là cái để đánh giá giá
Trang 4trị của những người con trong gia đình Việt Nam ta Nhưng khi chúng ta mở rộng vấn đề
và di sâu vào tìm hiểu thì sẽ có những cái nhìn nhận mới hơn Có lẽ ở một khía cạnh nào
đó thì việc người cao tuổi tách khỏi con cháu là điều không nên và nó làm mất đi mọt phần giá trị của con người, nhưng cái được của việc sống riêng cũng có nhiều cái để nói hơn là cái mất của sự lựa chọn đó
Và để làm rõ hơn điều này, chúng ta sẽ cùng đến với những lý do giải thích cho sự phù hợp này đó là :
Đó chính là xu hướng của gia đình hạt nhân trong giai đoạn gần đây, số lượng gia đình hạt nhân đang ngày một tăng cao, đã không còn nhiều những gia đình “tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường” mà giờ đa số là những gia đình gồm cha mẹ và con cái nhỏ sống cùng nhau mà thôi Vì vậy việc người già lựa chọn cho mình cách sống riêng không ở cùng con cái chính là một tất yếu khách quan, là một xu thế của thời đại
Nếu như trước kia theo lễ giáo phong kiến, cha mẹ khi về già phải sống cùng con cái nhưng vào xã hội ngày nay thì nó không còn được tồn tại như trước nữa , mà những người cao tuổi đã có sự quyết định cho những năm tháng tuổi già của mình
Đối với chính bản thân những người cao tuổi đó là sự thoải mái về tinh thần, bởi vì
họ không còn phải lo lắng về những tật già của mình ảnh hưởng có thể gây ra khó chịu
và phiền toái tới con cháu của mình nếu sống cùng họ
Có những gia đình khi phải chăm sóc người cao tuổi cũng có nhiều lúc kêu ca về những phiền toái của người già như bệnh hay quên Nhiều lúc họ phải chăm sóc người già còn phức tạp và mệt mỏi hơn khi chăm sóc một đứa trẻ Mặc dù có nhiều trường hợp không bộc lộ thái độ khó chịu khi chăm sóc người cao tuổi nhưng trong thâm tâm
họ thực ra rất khó chịu về điều đó Tuy nhiên không phải người con nào cũng khó chịu vì phải chăm sóc người cao tuổi , nhưng để làm được điều đó thì người con đó phải thực
sự hiểu tính tình và nội tâm của cha mẹ mình ( những người cao tuổi)
Và gần đây đã có nhiều viện dưỡng lão, trung tâm và dịch vụ cho người cao tuổi xuất hiện, mặc dù chất lượng chưa được cao như ở các nước trên thế giới, nhưng tin chắc rằng trong thời gian sắp tới sẽ được nâng cấp cơ sở hạ tầng và chất lượng phục vụ cao hơn để đáp ứng một phần nào đó nhu cầu của người cao tuổi
“Viện dưỡng lão hay nhà dưỡng lão ( đôi khi còn được bằng những cái tên khác như nhà điều dưỡng, nhà nghỉ dưỡng) là những khu vực, tòa nhà được xây dựng nhằm
Trang 5phục vụ cho việc điều dưỡng, khám chữa bệnh , chăm sóc tập trung những người cao tuổi có hoàn cảnh về tuổi tác, sức khỏe, bệnh tật đau yếu Viện dưỡng lão do nhà nước đầu tư xây dựng hoặc do tư nhân xây dựng Đây là một trong những công trình mang tính phúc lợi xã hội Thông thường thì viện dưỡng lão thường được bố trí xây dựng ở những nơi tương đối yên tĩnh, tránh xa sự ồn ào , sôi động của thành phố và khu công nghiệp như những vùng nông thôn, ngoại ô, đồng quê, hoặc những nơi thanh tĩnh khác
“ ( trích nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87n_d%C6%B0%E1%BB%A1ng_l
%C3%A3o )
Và ở Việt Nam hiện tại đã có một số viện dưỡng lão và trung tâm chăm sóc người cao tuổi như :
Ở Hồ Chí Minh :
Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè: 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quận Bình Thạnh > trung tâm dưỡng lão này đa số là các cáng bộ về hưu và được "chăm sóc" tận tình của Xở Thương Binh và Xã Hội TP HCM
Viện dưỡng lão Tân Quy, Hóc Môn, TPHCM (08.37121155 gặp sơ Mari Lựu): thuộc giáo xứ Tân Quy và được hỗ trợ từ quỷ cứu đói giảm nghèo và quỷ riêng của hiệp hội tôn giáo
Trung tâm Nuôi dưỡng - Bảo trợ người già Chánh Phú Hòa : Km 16, TL 751, xã Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương > được các doanh nghiệp Bì Dương thường xuyên "viến thăm" và được sở Thương Binh và Xã Hội TP HCM "chăm lo chu đáo”
Ở Hà Nội thì có :
Trung tâm chăm sóc người cao tuổi - Minh Khai, Xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm Hà Nội
Trung tâm chăm sóc người cao tuổi, hưu trí Phù Đổng (Gia Lâm)
Các cơ sở dưỡng lão tư nhân tại Hà Nội: Nhà tuổi Vàng, Trung tâm Dưỡng lão Nhân
Ái (huyện Từ Liêm, Hà Nội
Mặc dù đây không phải con số nhiều nhưng nó đã nói được phần nào đấy những nơi mà người cao tuổi có thể lựa chọn thay vì việc sống cùng con cái khi về già
Trang 6Ở đó người cao tuổi sẽ được chăm sóc bằng các dịch vụ y tế đầy đủ hơn so với ở nhà, được chăm sóc tận tình, được giao lưu cùng với các bạn cùng độ tuổi của mình thì
họ dễ cảm thông cho nhau hơn là khi ở nhà
Bởi vì khi ở nhà không phải ai cũng được hưởng quyền chăm sóc y tế cả vẫn còn một số nơi người cao tuổi không được đến các cơ sở y tế để chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình Chẳng hạn như vùng núi
Và đôi khi, những người cao tuổi ở nhà con cái chăm sóc nhưng không phải lúc nào cũng được , cũng có nhiều trường hợp Có những gia đình khi nhận người già về gia đình mình chăm sóc nhưng do công việc bận bộn mà họ không thể chăm sóc cha mẹ mình tốt được Đây không phải do họ không thương cha mẹ mình mà là do họ không có thời gian chăm sóc , đôi lúc người cao tuổi ở trong hoàn cảnh này thấy buồn tủi cô đơn
mà sinh ra nhiều bệnh tật, có nhiều trường hợp người cao tuổi chỉ muốn được giao lưu tiếp xúc với những người bạn cùng độ tuổi của mình, và thoát ra khỏi không gian đó
Vì người cao tuổi có những tâm lý, đặc điểm riêng của độ tuổi mình :
Người cao tuổi thường có những cách suy nghĩ hướng về quá khứ ( hoài cổ ), họ thích được tâm sự và kể chuyện về quá khứ cho mọi người xung quanh cùng nghe ( họ
có thể kể đi kể lại rất nhiều lần chỉ một câu chuyện , vì đối với họ đó là một khoảng thời gian một kí ức đẹp nhất ) bởi vậy mà con cái và mọi người xung quanh cần chú ý lắng nghe và thông cảm cho hành động đó của họ Nhưng trong một gia đình mà con cái bận rộn, không có thời gian lắng nghe thì những người cao tuổi trong gia đình đó sẽ cảm thấy mình không được lắng nghe, quan tâm chia sẻ và cảm thấy mình là người thừa trong gia đình, xã hội
Người cao tuổi họ thường có những cách suy nghĩ hành động khác với trước vì giờ đây là khoảng thời gian họ suy ngẫm về cuôc đời của mình và tận hưởng tuổi già
Người cao tuổi thường mắc các bệnh về trí nhớ , hành động chậm chạp , hay quên
vì vậy mà hành động của họ thường rất lâu Bởi vậy những người con của họ phải thực
sự biết nhẫn nhịn và hiểu lý do của họ thì mới có thể chăm sóc tốt cho những người cao tuổi trong nhà
Người cao tuổi thường có tâm lý sợ cái chết và lo xa.Khi tuổi đã cao thì cũng là lúc
họ sắp rời khỏi thế giới này để sang một thế giới khác, nhưng không phải là người cao tuổi nào cũng sẽ đón nhận cái quy luật tất yếu của tự nhiên “cái chết” một cách bình
Trang 7thản nhất Có nhiều cụ bình thản đối với điều này, họ sẵn sàng bàn luận với con cái về hậu sự của mình Bên cạnh đó thì cũng có những cụ thì lại tỏ ra sợ sệt trước cái chết , các cụ thường hay kiêng kỵ các từ ngữ và các câu chuyện liên quan đến “ cái chết”, muốn ở cạnh con cái , quan tâm và tâm sự với các con nhiều hơn Vì vậy, những người làm con cháu, những ai đang chăm sóc người cao tuổi thì hãy quan tâm , chia sẻ , mang lại sự thanh thản, niềm vui và chú ý cách sử dụng ngôn ngữ của bản thân khi nói chuyện với các cụ để tránh những tổn thương về mặt tâm lý cho các cụ Tuy nhiên con cháu nếu không có điều kiện làm như vậy thì thường làm cho các cụ cảm thấy mình bị lạc lõng ra khỏi gia đình, và có những suy nghĩ tiêu cực hơn Bởi vậy chọn cách sống riêng không sống cùng con cái vào ở trong các viện dưỡng lão là một việc làm hay và để lại nhiều lợi ích , khi ở đó các cụ sẽ được tiếp xúc nhiều hơn với những người bạn già cùng độ tuổi nên dễ dàng cảm thông và chia sẻ cho nhau nhiều hơn , giúp nhau vượt qua những trở ngại về tâm lý của người cao tuổi
Và trong tình hình kinh tế và sự thay đổi trong nhận thức của những người cao tuổi trong thời gian gần đây thì việc họ lựa chọn sống riêng không ở cùng con cái là một lựa chọn hay Người cao tuổi khi sống riêng không phải chịu nhiều sự cô đơn và thiếu thốn, bởi vì khi điều kiện của con cháu dần được tăng cao, thì những người con đó sẽ tạo thời gian để đến thăm và chăm sóc cha mẹ già của mình mặc dù là không sống cùng Điều này còn thể hiện một lý do hay nữa đó là khi người cao tuổi ở riêng sẽ tạo cơ hội cho con cháu mình đến thăm và chăm sóc dễ hơn khi sống cùng con cháu mình Sở dĩ có điều này xảy ra là vì , nếu như người cao tuổi sống cùng người con trai cả thì những chị
em trong gia đình của người cao tuổi này không thể thường xuyên đến thăm được vì ngại gia đình riêng của anh mình, chính điều này đã hạn chế sự quan tâm của những người con khác đối với cha mẹ của mình
Như ta nhận thấy rằng sống riêng không ở cùng con cái không phải là điều không nên mà nó đã phần nào giúp cho người cao tuổi được thoải mái trong đời sống tinh thần
và việc sinh hoạt cá nhân của mình
Có nhiều trường hợp, con cháu mang tiếng là chăm sóc người cao tuổi nhưng trên thực tế điều đó không xảy diễn ra như những gì mà những người xung quanh nhìn thấy Người cao tuổi về sống với con cái nhưng không những không được con cái chăm sóc
mà đôi khi còn ngược lại, các bậc làm cha làm mẹ đó phải hành động ngược lại là phải chăm sóc lo lắng cho con cháu mình, chăm lo từ bữa ăn đến giấc ngủ , họ không còn thời gian thảnh thơi để lo lắng cho vấn đề sức khỏe bản thân mình Họ sẽ cảm thấy áp lực và
Trang 8muốn sự giải thoát cho chính mình, nhiều trường hợp do căng thẳng quá mà họ phải rời
bỏ ra đình đang sinh sống để đến một nơi mới
Cũng trong thời gian gần đây báo chí đã đưa tin về việc con cái bạo hành với cha
mẹ đẻ của mình, đó thường là những trường hợp con cái sống cùng với bố mẹ ( người cao tuổi sống cùng với con cháu của minh) , chẳng hạn như ví dụ :
“ Sổng 3 con chào mào, con đánh mẹ gãy tay:
Câu chuyện buồn của gia đình bà Nguyễn Thị Tung ( 73 tuổi) ở thôn An Khang, xã Yên Thạch, Sông Lô, Vĩnh Phúc xẩy ra vào khoảng cuối tháng 3 năm nay Đã từng có một
vợ, ba con nhưng tính vũ phu, tàn bạo đã phá vỡ hạnh phúc gia đình Xuân Vợ bỏ về nhà
mẹ đẻ, Xuân cũng trở về “tầm gửi” mẹ già Tuổi đã ngoại tứ tuần nhưng hắn không làm bất cứ công việc gì kiếm tiền, chỉ thi thoảng hộ người ta xây cái này cái kia kiếm bữa cơm rượu hoặc vài ba trăm ngàn đồng Công to việc lớn trong nhà đều phải dựa vào đồng lương hưu còm hơn 1 triệu đồng của người mẹ già
Thế nhưng với hắn, mẹ lại không bằng … ba con chào mào ! Sự việc xảy ra vào trưa ngày 25/3, sau khi đi xây mộ giúp một gia đình và được hậu đãi no say, Nguyễn Văn Xuân ( sinh năm 1966) – con tai bà Tung – trở về nhà thì phát hiện long chim 4 con đã sổng mất 3 Sẵn có ma men trong máu, hắn ra sức chửi bới và lao vào đánh mẹ Cú tát đau điếng khiến người đàn bà ở tuổi gần đất xa trời ngã song xoài
“ Có mấy con chim mà mày không trông được cho tao thì mày làm ăn cái gì, mày chỉ biết ăn bám tao “ – Vừa chửi Xuân vừa túm tóc, xoay bà Tung trên nền nhà và tát tới tấp vào mặt Chưa hả, hắn còn dùng điếu cày phang lien hồi vào người bà Gần như không còn chút sức lực để chống trả hay kêu cứu , người mẹ già chỉ còn biết ngồi ôm đầu, cúi mặt và chịu đòn của đứa con trai
Mặc cho họ hang chòm xóm có ra sức can ngăn, khuyên nhủ nhưng Xuân vẫn cứng đầu : “ Không phận sự của các người Hôm nay, tôi phải cho bà ấy đòn quyết định” Theo lời kể của những người xung quanh, đây không phải lần đầu Xuân ra tay với
mẹ của mình Thậm chí cả klhi không say , hắn vẫn thường chửi và đánh mẹ như một… thói quen Đã mấy năm nay, cứ mỗi dịp 29, 30 Tết, Xuân lại đánh đuổi mẹ ra khỏi nhà, đem đốt hết quần áo, chăn chiếu của bà Tung
Theo kết luận của Trung tâm Giám định pháp y Vĩnh Phúc, thương tích mà Nguyễn Văn Xuân gây ra cho mẹ của mình là 50%
Trang 9Còn nỗi bất hạnh nào hơn khi chính đứa con trai mình dứt ruột đẻ ra kết liễu cuộc đời mình ?” ( trích nguồn : http://vtc.vn/2-349064/xa-hoi/nhung-vu-bac-dai-cha-me-chan-dong-du-luan.htm )
Vậy đấy, rõ ràng đứa con tên Xuân đó đã phụ thuộc vào người mẹ của mình vậy mà vẫn còn nói là mẹ phụ thuộc vào chính hắn, Xuân đã không phân biệt được đâu là đúng , đâu là sai Riêng hành động say rượu đánh mẹ đã không thể nào chấp nhận được ở môt con người mang cái danh là con trai của người mẹ già nua đó, đã không chăm sóc được
tử tế cho mẹ thì thôi đằng này lại còn đánh đập chửi bới người mẹ đã mất bao nhiêu mồ hôi nước mắt và công sức nôi dạy Xuân trưởng thành như ngày hôm nay Tại sao khi hành động như vậy , Xuân không nghĩ được rằng hắn có ngày hôm nay là do đâu mà có,
ai đã đem lại cho hắn, ai đã cho hắn cơ hội nhìn thấy ánh sang mặt trời, được hít thở bầu không khí này Chỉ vì ba con chim chào mào không đáng gì mà hắn đã làm ra một hành động mà bị dư luận lên án và không thể chấp nhận được Hành vi đánh đập, chửi bới không những chỉ xảy ra một mình mà còn diễn ra nhiều lần, như vậy bà Tung không những không được yêu thương chăm sóc mà bà lại còn bị đối xử như vậy ! Ngày Tết là dịp thời gian giúp cho các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên, vậy mà Xuân không cho mẹ mình cơ hội nhỏ nhoi đó ! Những người ở độ tuổi này cần lắm sự yêu thương chăm sóc từ những người con của mình, nếu con cháu họ không làm được hãy để cho họ có cơ hội được sống riêng, được đến các viện dưỡng lão để được nhận sự chăm sóc từ những nhân viên ở đó
Bên cạnh trường hợp của cụ bà Tụng thì cũng còn rất nhiều trường hợp người cao tuổi bị ngược đãi và hành hạ nữa
“ Cha già bị con vất ra vỉa hè :
Người dân phố Nối Trúc và người đi đường bức xúc chứng kiến cảnh các con tranh cãi rồi đem bố 87 tuổi, vừa xuất viện, cho nằm vỉa hè hơn nửa ngày Theo người dân kể lại, từ 12h ngày 7/9, ông N>VN (87 tuổi) sau 2 tháng nằm viện được các con đưa tới đây
và đặt ông nằm ở vỉa hè, ngay trước cửa nhà cô con dâu cả ( con trai cả của ông N đã mất cách đây hơn 2 năm)
Ông N và vợ đã ly thân mấy chục năm, sau đấy ông N về sống với người con trai
út, còn vợ ông song với con dâu cả trong căn nhà này Khi ông N được các con đưa tới đây người con dâu cả quyết không mở cửa cho ông vào, còn vợ ông N ở phía trong nhà cũng không ra mặt
Trang 10Chính quyền địa phương đã tới làm việc, quyết định “ ai về nhà người đó” , ông N
sẽ về nhà người con út nơi ong đã sống trước khi nhập viện, nhưng các con của ông vẫn xảy ra tranh cãi, vì cho rằng đây mới là nhà của ông N , ông phải sống ở đây Chính quyền cũng đành “bó tay”, nên ông N phải nằm như vậy gần 10 tiếng đồng hồ
Ông chỉ còn biết nhắm mắt thật chặt để không phải chứng kiến cảnh tượng người
ta nhìn ông, nhìn cảnh tượng các con do mình nuôi lớn đã đối xử với ông như vậy Thấy cảnh tượng thương tâm của ông N., nhiều người dân sống cạnh đó và người đi đường
đã tập trung thể hiện bức xúc với hành động nhẫn tâm của những người con
Tới khoảng 20h cùng ngày, ông N mới được các con đưa về nhà người con gái thứ 2” ( trích nguồn : http://vtc.vn/2-349064/xa-hoi/nhung-vu-bac-dai-cha-me-chan-dong-du-luan.htm )
Đây cũng là một điều đáng để nói về trách nhiệm của người con khi sống cùng người cha của mình Đã nhận trách nhiệm chăm sóc thì hãy gánh vác nó đến cuối cùng đừng đang ở giữa thì chuyển đổi cho người khác Nhưng nếu có lý do đặc biệt thì sự chuyển đổi đó cũng sẽ được chấp nhận Ở câu chuyện bên trên ông N.V.N đã không còn
đủ sức khỏe để lựa chọn cho mình việc sống cùng ai, sống riêng hay không nữa Thiết nghĩ việc cuối cùng ông được đưa về sống cùng với người con gái thứ 2, liệu có tốt
không ? Nếu như người con đó chấp nhận việc nuôi ông N thì ngay từ đầu đã đón về rồi chứ không phải là đợi cho ông N nằm ở ngoài vỉa hè cả buổi mới đưa về nhà mình, phải chăng việc chăm sóc ông N là gánh nặng đối với các người con của ông, phải chăng nếu không có sự lên án của dư luận thì ông N đã được về nhà chưa ? Nỗi đau mà ông N nhận được không phải là nỗi đau về mặt thể xác mà đó là nỗi đau về mặt tinh thần ( nỗi đau thể xác sẽ có ngày lành nhưng nỗi đau về mặt tinh thần sẽ còn mãi với thời gian) Thiết nghĩ nếu ông N đủ sức nói chuyện và cơ hội ông lựa chọn lại từ đầu thì ông sẽ lựa chọn cho mình việc sống riêng không sống cùng con cháu hoặc đến các viện dưỡng lão trung tâm chăm sóc người già để giờ đây không phải chịu những khổ nhục và đau buồn như bây giờ
Việc sống riêng không sống cùng con cái có những điều đáng để bạn lựa chọn, vì nó không chỉ đem lại sự thoải mái cho chinh bản thân các bạn mà nó còn đem lại sự thoải mái cho các thành viên trong gia đình bạn
Như vậy, bên trên là một số lý do cho việc những người cao tuổi lựa chọn cách sống riêng không ở cùng con cháu mình