ĐẶT VẤN ĐỀTrong vòng hai, ba thập kỉ vừa qua, các nhà kinh tế, và các nhà hoạch định chính sách, đã ngày càng chú ý nhiều hơn tới sự đóng góp của các ngành dịch vụ tới quá trình phát tri
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
1 TRƯƠNG VĂN THỦY
2 TRƯƠNG THỊ THANH HIỀN
3 TRƯƠNG THỊ THU HIỀN
4 TRẦN THỊ BIỂN5.T RẦN THỊ HẰNG
6 NGUYỄN KIẾM HÙNG
7 NGUYỄN VĂN ĐÔNG
8 NGUYỄN THỊ THẢO
9 NGUYỄN THỊ DƯ10.NGUYỄN HÒA
1
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong vòng hai, ba thập kỉ vừa qua, các nhà kinh tế, và các nhà hoạch định chính sách,
đã ngày càng chú ý nhiều hơn tới sự đóng góp của các ngành dịch vụ tới quá trình phát triển kinh tế trên toàn thế giới.Tuy nhiên, giá trị của các ngành dịch vụ trong nền kinh tế vẫn chưa được đánh giá đúng mức, khi hoạch định các chính sách như chính sách thuế, thương mại và trợ cấp, ngành sản xuất vẫn thu hút được nhiều sự chú ý về mặt chính trị và nguồn lực hơn Tuy nhiên người ta ngày càng thừa nhận tầm quan trọng của các ngành dịch vụ, một phần là do dịch vụ ngày càng liên kết chặt chẽ với hàng hóa để đảm bảo hàng hóa duy trì khả năng cạnh tranh của mình Mặc dù khác nhau về cơ cấu sản xuất và việc làm, các nền kinh tế hiện đại, dù là phát triển hay đang phát triển đều có một đặc điểm chung là tỷ trọng của dịch
vụ ngày càng tăng, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
Việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngày càng được thừa nhận là một trong những điều kiện tiên quyết cho quá trình phát triển Chúng ta phải thừa nhận rằng dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chất lượng cũng như tăng trưởng kinh tế và không thể có một nền kinh tế mang tính cạnh tranh nếu như ngành dịch vụ không hiệu quả và hiện đại về công nghệ
Trước đổi mới, chế độ sở hữu nhà nước đã ngăn cản sự xuất hiện của nhiều dịch vụ đóng vai trò quan trọng cho sự vận hành của một nền kinh tế thị trường Từ khi Việt Nam bắt đầu cải cách định hướng thị trường theo chính sách đổi mới của mình, quá trình này đã dẫn tới những sự phát triển, đặc biệt khi Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO Tuy nhiên sự phát triển của dịch vụ vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của nền kinh tế nước nhà và chưa ghi dấu trong nền kinh tế khu vực và thế giới, bằng chứng là tỷ trọng dịch vụ trong GDP còn
Trang 3thấp (<50%).Vì vậy nhóm chúng tôi chọn đề tài “Hoạt động dịch vụ quốc tế của Việt Nam”
để nghiên cứu nhằm rút ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động dịch vụ quốc tế trên cơ sở đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm phát triển mạnh mẽ dịch vụ quốc tế trong thời gian tới
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ QUỐC
Theo từ điển kinh tế học nhà xuất bản thống kê năm 2000, dịch vụ là một hoạt động kinh tế tạo ra sản phẩm vô hình (là sản phẩm hàng hóa dịch vụ đảm bảo hình tượng sản phẩm,
sự tín nhiệm của xí nghiệp sau bán hàng và thỏa mãn về tâm lý người mua) nào đó, đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc thỏa mãn nhu cầu con người như dịch vụ tư vấn, bảo hiểm Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông người,
có tổ chức và được trả công
1.2 Nội dung hoạt động dịch vụ.
Hoạt động dịch vụ rất đa dạng và ngày càng được mở rộng, nhìn chung có thể phân thành 5 nhóm ngành sau:
Trang 4- Nhóm các sản phẩm có tính chất sản xuất hay liên quan đến quá trình sản xuất như: dịch vụ vận chuyển hàng hóa, dịch vụ sửa chữa máy móc, thiết bị, dịch vụ thủy lợi, dịch vụ
kỹ thuật trong công nghiệp, xây dựng, lâm nghiệp,
- Nhóm các dịch vụ liên quan tới việc tổ chức quá trình lưu thông sản phẩm Theo nghĩa rộng, có thể coi toàn bộ hoạt động thương mại là ngành kinh tế dịch vụ, trên thực tế, dịch vụ thương nghiệp như đóng gói, bao bì, triển lãm, thông tin quảng cáo, hội chợ, bảo hành hàng hóa,
- Nhóm các dịch vụ liên quan tới việc phục vụ đời sống con người: dịch vụ giáo dục và đào tạo, văn hóa và nghệ thuật, y tế, thể dục thể thao, du lịch, giải trí, may mặc, ăn uống, cắt tóc, giặt là,
- Nhóm dịch vụ liên quan đến việc sử dụng chất xám như: dịch vụ tư vấn pháp lý, xử lý thông tin, cung cấp phần mềm vi tính, ngoại ngữ,
- Nhóm các dịch vụ thu ngoại tệ như dịch vụ xuất khẩu lao động, dịch vụ kiều hối, vận chuyển quốc tế
Ngoài ra còn các dịch vụ khác liên quan gián tiếp tới đời sống vật chất và văn hóa của con người như dịch vụ bảo hiểm nhà nước, dịch vụ hành chính,
1.3 Vai trò của dịch vụ đối với phát triển kinh tế - xã hội
Thứ nhất, dịch vụ ngày càng trở thành động lực và nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế.
Trong tất cả các nền kinh tế hiện đại, dịch vụ là động lực của các hoạt động kinh tế và là lĩnh vực đóng góp vào chất lượng đời sống cho tất cả người dân Ví dụ, dịch vụ cơ sở hạ tầng
hỗ trợ tất cả các doanh nghiệp Các dịch vụ giáo dục, y tế và giải trí ảnh hưởng tới chất lượng lao động và dân số nói chung Các dịch vụ kinh doanh và chuyên môn đóng vai trò quan trọng để tăng năng suất của các doanh nghiệp Các dịch vụ của Chính phủ ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp…
Thứ hai, Phát triển dịch vụ tạo điều kiện cho quá trình CNH-HĐH:
Tăng trưởng lĩnh vực dịch vụ thường gắn với sự phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa Cơ sở hạ tầng này bao gồm đường cao tốc mới, được nâng cấp, đường sắt, cảng biển và sân bay đóng vai trò mạch máu cho các hoạt động vận tải, mở
Trang 5rộng mạng lưới viễn thông và internet, tăng số lượng các ngân hàng trong nước và nước ngoài, và hai thị trường chứng khoán thu hút vốn cho sản xuất công nghiệp.
Phát triển dịch vụ đã trở thành yếu tố quan trọng để Việt Nam thu hút vốn đầu tư nước ngoài mới, không chỉ vào các ngành công nghiệp mà cả vào lĩnh vực dịch vụ, cung cấp vốn và công nghệ cho quá trình CNH-HĐH…
Thứ ba, phát triển lĩnh vực dịch vụ tạo việc làm, giảm nghèo và thúc đẩy phát triển xã
hội
Dịch vụ là lĩnh vực tạo nhiều việc làm Do có thể thành lập nhiều doanh nghiệp dịch vụ với số vốn rất thấp, các ngành dịch vụ tạo ra cơ hội tốt với nguồn lực tối thiểu để người lao động có thể tự tạo việc làm mà vẫn đem lại hiệu quả kinh tế
Chất lượng dịch vụ công cơ bản như giáo dục, y tế, điện, nước sạch đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện đời sống người nghèo Sự phát triển các dịch vụ y tế và giáo dục không chỉ được coi là động lực của tăng trưởng bền vững mà còn là cơ hội để người nghèo thoát khỏi bẫy đói nghèo
Thứ tư, dịch vụ góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóa, thúc đẩy
thương mại hàng hóa phát triển trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế
Thật vậy, dịch vụ - thương mại chính là cầu nối giữa các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” trong quá trình sản xuất hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm Chính sự ra đời và phát triển của dịch
vụ vận tải như vận tải đường bộ, đường không, đường biển đã góp phần khắc phục được trở ngại về địa lý, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, thúc đẩy nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa từ quốc gia này đến quốc gia khác, từ khu vực này đến khu vực địa lý khác
Thứ năm, dịch vụ tạo điều kiện để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển.
Thông qua hoạt động dịch vụ - thương mại trên thị trường, các chủ thể kinh doanh mua bán được sản phẩm, góp phần tạo ra quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục và như vậy các dịch vụ sẽ lưu thông, các dịch vụ được thông suốt
1.4 Phân loại dịch vụ.
Hiện nay thì có nhiều cách phân loại khác nhau về lĩnh vực dịch vụ
Theo tổ chức thương mại thế giới WTO thì lĩnh vực dịch vụ bao gồm 12 nghành chính
sau(trong 12 nghành này thi phân thành 155 phân nghành nhỏ)
Trang 6o Dịch vụ chứng khoán và các hình thức thu ngoại tệ khác.
1.5 Xu hướng phát triển khu vực dịch vụ trên thế giới và sự chuyển dịch cơ cấu các ngành ở Việt Nam.
- Về xu hướng phát triển:
Trong thời đại toàn cầu hóa và kinh tế tri thức hiện nay, ngành dịch vụ có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế thế giới và các nền kinh tế quốc gia Sau đây là những xu hướng phát triển của ngành dịch vụ trên thế giới trong những năm gần đây và sự chuyển dịch
cơ cấu ngành dịch vụ của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và cải cách
Thứ nhất, phát triển nhanh về qui mô, chủng loại, chất lượng,dịch vụ trở thành ngành
kinh tế thu hút chủ yếu lực lượng lao động hiện nay:
- Nền kinh tế dịch vụ hiện nay dựa trên hai nền tảng chính là toàn cầu hóa và kinh tế tri thức
và được thúc đẩy bởi những thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Toàn cầu hóa và kinh tế tri thức làm thay đổi thói quen sinh hoạt và tiêu dùng trong đời sống kinh tế-xã hội, xu hướng kinh doanh và chính sách của chính phủ đối với ngành kinh tế dịch vụ
Trang 7- Xu hướng kinh doanh cũng thay đổi để đáp ứng các nhu cầu nói trên Các công ty ngày nay tập trung nhiều hơn vào việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao như phần mềm máy tính, vẽ kiểu dáng, phát minh máy móc tự động và chăm sóc phần tâm hồn của con người.
- Phát triển và tự do hóa ngành dịch vụ nói chung, phát triển và tự do hóa thương mại dịch vụ nói riêng đang trở thành chính sách ưu tiên của các nước
- Những nền kinh tế dịch vụ truyền thống trước đây hình thành dựa trên một số lợi thế tự nhiên về tài nguyên thiên nhiên nhất định như cảng biển để phát triển giao thông vận tải, thiên nhiên tươi đẹp để phát triển du lịch kết hợp với mua sắm hay lợi thế về nhiều tiền vốn để trở thành trung tâm tài chính, thì ngày nay nó trỏ thành kinh tế dịch vụ hiện đại với nhiều điểm tương đồng với kinh tế tri thức
Trong nền kinh tế tự cung tự cấp dịch vụ có tính chất tự phát,chủ yếu hoạt động tự phục vụ, trong phạm vi gia đình; dịch vụ hỗ trợ sản xuất còn ít Trong nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường, dịch vụ là một ngành phát triển trên các mặt nhằm cung cấp cho sản xuất nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển
Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong nền kinh tế quốc dân, cơ cấu kinh tế của các nước trên thế giới thường biến đổi qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ
Giai đoạn 2: công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ
Giai đoạn 3: công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp
Giai đoạn 4: dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp
Tuy nhiên, trình tự trên không nhất thiết quốc gia nào cũng phải trải qua, thực tế đã có quốc gia đã 1 hoặc 2 giai đoạn và họ đã thành công như: Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan
Thứ hai, dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao ngày càng chiếm vị trí dẫn đầu CNTT thúc
đẩy toàn bộ ngành dịch vụ phát triển còn tài chính - ngân hàng và dịch vụ kinh doanh là những ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất
Ngành dịch vụ tri thức phát triển dựa vào khoa học kỹ thuật mà hạt nhân là CNTT Trong ngành dịch vụ tri thức thì chi phí cho các yếu tố nguyên vật liệu đầu vào gần như không đáng
kể Hàm lượng công nghệ và tri thức ngày càng cao hơn trong các sản phẩm dịch vụ giúp cho
Trang 8nhiều loại dịch vụ, kể cả những dịch vụ truyền thống, được cung cấp và tiêu dùng hiệu quả hơn rất nhiều Tiến bộ KH-KT ngày nay cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chỉ cần tạo ra một sản phẩm duy nhất nhưng lại có khả năng tiêu dùng hàng loạt.
Thứ ba, dịch vụ khai thác thị trường và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm phát triển nhanh
và rất đa dạng Các dịch vụ tiếp thị, chào hàng, quảng cáo, vận tải, bảo hành sản phẩm, có xu hướng phát triển nhanh
Dịch vụ phục vụ đời sống tinh thần ngày càng mở rộng và đa dạng ví dụ như chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp
Thứ tư, sản phẩm dịch vụ ngày càng có tính chất của sản phẩm hàng hóa.
Theo quan niệm truyền thống, dịch vụ là những hoạt động có tính xã hội, tạo ra các sản phẩm phi vật thể Vì thế, khác với các sản phẩm hàng hoá hữu hình, dịch vụ thường không thể lưu trữ được, không thể vận chuyển được mà chỉ có thể sử dụng ở nơi sản xuất Ngày nay, các sản phẩm dịch vụ như phần mềm máy tính được sản xuất, đóng gói và bán hàng loạt trên thị trường như hàng hoá thông thường
Thứ năm, FDI vào ngành dịch vụ tăng nhanh và vượt quá FDI vào ngành chế tạo.
Xu hướng FDI vào ngành dịch vụ tăng nhanh xuất hiện từ những năm 1990 do các nhà cung cấp dịch vụ tăng cường thiết lập sự “hiện diện thương mại” tại các thị trường nước ngoài Hiện diện thương mại là phương thức cung cấp dịch vụ thông qua sự hiện diện của các nhà cung cấp của một nước ở trong lãnh thổ của nước khác và điều này thường đòi hỏi phải đầu tư vào một hoạt động dịch vụ nào đó Theo một báo cáo của OECD (2000), FDI vào ngành dịch vụ ở các nước OECD tập trung vào các ngành như bán lẻ, ngân hàng, dịch vụ kinh doanh, viễn thông, khách sạn và nhà hàng là những ngành cần có sự hiện thương mại để tiến hành hoạt động kinh doanh Song FDI vào các lĩnh vực như giáo dục, y tế, các dịch vụ cá nhân và xã hội còn hạn chế
Các yếu tố thúc đẩy FDI vào lĩnh vực dịch vụ gồm có:
- Một số sản phẩm dịch vụ vẫn khó thể lưu trữ và vận chuyển nên cần có sự hiện diện thương mại ở nước ngoài, chưa kể nhiều dịch vụ cần có sự tiếp xúc giữa người với người
- Sự khác biệt về văn hóa hạn chế nhu cầu đối với các sản phẩm dịch vụ nhập khẩu
Trang 9Mặc dù có nhiều lĩnh vực dịch vụ được mở cửa cho đầu tư nước ngoài song vẫn còn tồn tại một số rào cản đối với thương mại và đầu tư vào một số ngành dịch vụ (như yêu cầu phải thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ trong nước).
- Xu thế của các công ty cung ứng dịch vụ mở rộng đầu tư nước ngoài nhằm tăng doanh số khi thị trường nội địa bão hòa, đặc biệt là xu thế tăng cường đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) thông qua tham gia vào các dự án liên doanh, thỏa thuận hợp tác và liên minh, mua lại và sáp nhập với các đối tác nước ngoài
- Về chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ.
Thứ nhất, sự thay đổi tỷ trọng của khối dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế:
Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời: thông tin liên lạc, chuyển giao công nghệ tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu sản phẩm thay đổi
Thứ hai, tương quan thay đổi các nhóm ngành trong khối dịch vụ:
Các nhóm dịch vụ thương nghiệp,ô tô, xe máy, đồ dùng gia đình, tài chính tiền tệ giảm xuống các nhóm dịch vụ điện thoại di động, internet, điện thoại cố định, khoa học công nghệ tăng nhanh
Trang 10CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUỐC TẾ
Ở VIỆT NAM
2.1 Khái quát chung về sự phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam
Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới kinh tế năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã có một sự chuyển mình đáng kể Việc chuyển đổi từ nền kinh tế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của dịch vụ trong nền kinh tế Cùng với những thành tựu về phát triển kinh tế nói chung thì khu vực dịch vụ đã có những bước tăng trưởng vượt bậc trong vòng hơn 25 năm qua
Từ năm 1986- 1988 chúng ta vẫn đang trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế xã hội và dành ưu tiên cho phát triển nông nghiệp để đảm bảo cho an ninh lương thực nên dịch vụ tăng trưởng tương đối thấp
Từ năm 1988- 1990 khi chính sách kinh tế thị trường trở nên hiệu quả hơn và vấn đề
đe dọa về an ninh lương thực đã giải tỏa khi năm 1989 chúng ta thừa lương thực thì dịch vụ
Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì hoạt động dịch vụ đã có những bước phát triển đáng kể trong một số ngành cơ bản
Mặc dù kể từ năm 1996 lĩnh vực dịch vụ đã phát triển đáng kể, tỷ trọng trong GDP đã giảm do lĩnh vực sản xuất và khai khoáng phát triển mạnh mẽ và do các nguồn lực hạn chế được ưu tiên cho quá trình CNH-HĐH, thay vì phát triển dịch vụ (chủ trương của nước ta trong thời kì này là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng) Nhưng nhìn chung kể từ sau đại hội
VI nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dịch vụ phát triển, nhờ vậy khu vực dịch vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản
Trang 11xuất, tiêu dùng và đời sống dân cư, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, Nhưng lĩnh vực dịch vụ vẫn chưa phát triển hết tiềm năng.
2.2 Thực trạng phát triển hoạt động dịch vụ quốc tế ở Việt Nam.
2.2.1 Thực trạng phát triển hoạt động dịch vụ quốc tế ở Việt Nam trước năm 1986.
Trước năm 1986 ,trong nền kinh tế hoạch hóa tập trung, khu vực dịch vụ chỉ được giới hạn trong một phạm vi rất hẹp và không được chú trọng tạo điều kiện phát triển Nhà nước chú trọng phát triển công nghiệp và nông nghiệp, ngành dịch vụ chưa được quan tâm đúng mức
Sau thống nhất đất nước, dịch vụ chỉ được xem như những ngành “ phi sản xuất” và không tạo thêm của cải cho xã hội Các loại dịch vụ rất nghèo nàn, hầu như chỉ bao gồm các hình thức gắn trực tiếp với sản xuất như vận tải và thương nghiệp Khuôn khổ pháp lí cho các hoạt động dịch vụ còn thiếu, hoặc còn chưa thích hợp với một nền kinh tế thị trường, tốc độ phát triển chậm, từ 1976- 1986 trung bình hàng năm phục vụ khoảng 5300 du khách các nước xã hội chủ nghĩa và 400 du khách nước tư bản chủ nghĩa Số ngoại tệ thu được xấp xỉ 4% so với tổng kim ngạch xuất khẩu trong thời kỳ 1976- 1995
2.2.2 Thực trạng phát triển hoạt động dịch vụ quốc tế của Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
* Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ tăng khá nhanh trong giai đoạn 1991-1995,
đạt 8,6%, nhưng sang giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng chậm lại, chỉ đạt 5,7% và đang có xu hướng hồi phục trong những năm gần đây (năm 2001 đạt 6,1% năm 2002 đạt 6,54% năm
2003 đạt 6,57% và năm 2010 đạt 7.5% năm 2011 đạt 6.4%)
Bảng 2.1: Tỷ trọng đóng góp vào GDP theo cơ cấu ngành kinh tế 2007-2011
(Đơn vị:%)
nghiệp và thủy sản
Trang 12(Nguồn: Số liệu thống kê KT-XH Việt Nam giai đoạn 2007-2011)
Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng trưởng của GDP Việt Nam từ 1990 đến 2010
(ĐVT: %)
Qua biểu đồ 2.1 ta có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng của dịch vụ có nhiều biến động đặt biệt là giai đoạn 1995-1996 thì dịch vụ Việt Nam đã có những khởi sắc nhất định, nguyên nhân của sự tăng trưởng trên là do chúng ta đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, gỡ bỏ được
sự bao vây cấm vận và lần lượt tham gia vào các tổ chức kinh tế xã hội trong khu vực và thế giới Giai đoạn 3 năm từ 1997-1999 giảm sút mạnh Nguyên nhân của sự giảm sút trên là do khủng hoảng tài chính châu Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan ảnh hưởng đến giá cả, tiền tệ và một số tài sản khác…Ngoài ra trong bản thân nước
ta vào thời điểm năm 1999 đã chịu thiệt hại nặng nề từ thiên tai mà điển hình đây là bão lụt Giai đoạn 2008-2009 dịch vụ Việt Nam có chiều hướng đi xuống thấp hơn so với thời kì trước đó là do ảnh hưởng chung từ khủng hoảng tài chính tiền tệ xuất phát từ Mỹ
* Tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP:
Trang 13Tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP đã dần khẳng định được vị trí của khu vực này trong nền kinh tế Từ năm 1992 đến năm 1995 , tỷ trọng dịch vụ trong GDP đã tăng từ 38,6% lên 44,1% Mặc dù có vị trí quan trọng trong GDP song tỷ lệ tăng của dịch vụ trong những năm gần đây từ (1996- 2004) liên tục thấp hơn tỷ lệ GDP, khiến cho tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP đang có chiều hướng giảm sút Đến năm 2005, tỷ trọng dịch vụ trong GDP chỉ còn 38,5%, nhưng đến năm 2010 đã tăng lên được 42% Như vậy, tốc độ tăng của dịch vụ chưa theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Bảng 2.2: So sánh tốc độ tăng trưởng dịch vụ và GDP của Việt Nam.
(Nguồn: Niên giám thống kê qua các năm 1996, 2000, 2005, 2010, 2011)
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng dịch vụ của Việt Nam trong GDP so với một số nước trên thế giới
năm 2007
Trang 15các nước trong khu vực, biểu hiện một sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa hiệu quả và theo hướng hiện đại
- Tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động trong các nhóm ngành.
Hiện nay, lực lượng lao động nước ta trên 40 triệu người trong đó ở thành thị chưa có việc làm 5,3%, thời gian sử dụng lao động ở nông thôn đạt: 80,6%
Sự phát triển của khu vực dịch vụ ngày càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu dịch vụ trong xã hội nên ngành dịch vụ có thể tạo ra nhiều việc làm Bình quân 5 năm 1996-2000 mỗi năm tạo ra 1,1 triệu việc làm, 2001-2005: 1,5 triệu việc làm Đến năm 2010,khu vực dịch vụ đã tạo ra 32,8% chỗ việc làm của nền kinh tế Ngày nay, sự phát triển các ngành dịch vụ đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao ngày càng tăng như bác sĩ, luật sư, tuy nhiên vẫn còn có dịch vụ trình
độ vừa: thợ may, nghề thủ công, cắt tóc,giúp việc nhà…
Cơ cấu lao động trong các nhóm ngành có sự thay đổi khá rõ rệt, lao động trong ngành dịch
vụ đang tăng dần Nếu năm 2000 tổng số lao động trong ngành dịch vụ là 19% thì năm 2005
là 24,7% tăng 5,7% so với năm 2000, đến năm 2010 đạt 29,4% trong 5 năm nhìn lại từ năm 2005- 2010 số lao động tăng 4,3% nhưng với tốc độ tăng như trên thì lượng việc làm mà dịch
vụ tạo ra vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế hàng năm
Bảng2.3: Cơ cấu lao động trong các nhóm nghành
(ĐVT %)
Năm
Nông lâm ngư nghiệp 71,2 68,2 57,1 48,2
Công nghiệp xây dựng 11,4 12,1 18,2 22,4
(Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê qua các năm 1995, 2000, 2005, 2010)
Trang 16- Thu hút đầu tư nước ngoài.
Phát triển dịch vụ đã trở thành yếu tố quan trọng để Việt Nam thu hút vốn đầu tư nước ngoài, không chỉ vào các ngành công nghiệp mà cả vào lĩnh vực dịch vụ, cung cấp vốn và công nghệ cho quá trình CNH-HĐH Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trong toàn bộ nền kinh
tế đã tăng từ 6,8 tỷ đô la năm 2005 lên 12 tỷ đô la năm 2006, 21,3 tỷ năm đôla năm 2007, 71
tỷ đô la năm 2008 và 8,78 tỷ đô la trong nửa đầu năm 2009 Tới năm 2008, tổng vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực dịch vụ đã đạt 62 tỷ đô la hay 39 phần trăm tổng vốn FDI đăng ký Luồng vốn FDI hiện nay đang đổ nhiều vào lĩnh vực nhà hàng và khách sạn, bất động sản và các hoạt động kinh doanh do tốc độ phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực này, tiếp theo là vào lĩnh vực phân phối và vận tải Tuy nhiên, về dài hạn, luồng vốn FDI vào các dịch vụ như trung gian tài chính, y tế và giáo dục dự đoán sẽ tăng vì các lĩnh vực này sẽ được mở cửa cho cạnh tranh
Bảng 2.4: FDI trong lĩnh vực dịch vụ giai đoạn 1988- 2007
Phía Việt Nam
Trang 17(Nguồn: Tổng hợp số liệu kinh tế xã hội giai đoan 1988-2007)
Ta thấy rằng nguồn đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào các nghành như bất động sản, ngân hàng, khách sạn đây là những ngành tạo ra lợi nhuận lớn và mới, trong khi đó những nghành như giáo dục, dịch vụ xã hội…thì mức độ đầu tư rất thấp, có lẽ đây là những lĩnh vực thu hồi vốn chậm, khả năng sinh lời ít hoặc do chính sách thu hút của nước ta chưa thật sự hấp dẫn các đối tác nước ngoài
- Bên cạnh đó ngành dịch vụ còn tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.
Trong khi xuất khẩu hàng hoá đã đạt được nhiều sự vượt trội và trở thành động lực tăng trưởng của kinh tế nước ta thì xuất khẩu dịch vụ mặc dù cũng đã được đẩy mạnh trong mấy năm nay, nhưng vẫn còn hạn chế, bất cập cần khắc phục
Xuất khẩu dịch vụ của nước ta (du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính…) thời gian gần đây đã đạt được một số kết quả đáng chú ý
Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam đã tăng gần như liên tục qua các năm, chỉ bị ngắt quãng vào năm 2009, hoạt động xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam giảm 1240 triệu đô la tương ứng với 18% so với năm 2008, nguyên nhân của sự sụt giảm này chủ yếu do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ngoài ra con do sự giảm của du lịch Trong năm
2009 mặc dù hàng chục ngàn vận động viên các nước tham dự Giải Thể thao châu Á trong nhà lần thứ 3 (Asian Indoor Games III) diễn ra vào đầu tháng 11-2009 Liên hoan du lịch Mê Kông- Nhật Bản; Lễ hội bắn pháo hoa tại Ðà Nẵng; Liên hoan quốc tế cồng chiêng Tây Nguyên, Festival diều quốc tế tại Vũng Tàu, Tổ chức thành công Diễn đàn Du lịch ASEAN -
Trang 18ATF 2009 và Hội chợ Du lịch ATF 2009… tuy nhiên lượng khách quốc tế đến Việt Nam lại tụt dốc liên tục, theo một số đánh giá về hiện tượng này cho rằng đó là sự xuống dốc về cơ sỡ
hạ tầng ở một số điểm đến, thêm vào đó là hiện tượng chèo kéo ăn xin và chậm đổi mới trong việc phát triển hình ảnh du lịch
Kết quả 5 năm 2001 - 2005 kim ngạch xuất khẩu dịch vụ đạt 21,824 tỷ USD, tăng trưởng 15,7% năm, cao hơn chỉ tiêu đặt ra trong chiến lược của giai đoạn này (15%), chiếm tỷ trọng 10,8% GDP của 5 năm đó,(năm 2006 tăng 19,6%, năm 2007 tăng 26,7%, năm 2008 tăng 8,5%, năm 2009 giảm 17,7%, ước tính năm 2010 tăng 29,4%) bình quân trong thời kỳ 2006-
2010 đạt 11,83%, cao hơn gấp rưỡi tốc độ tăng GDP do nhóm ngành dịch vụ tạo ra (7,73%)
Trang 19Dịch vụ khác 850 1030 850 820 950
(Nguồn: Niên giám thống kê 2010)
- Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ và cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ
Về tốc độ tăng trưởng, giai đoạn 1996-1998 xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ đều có tốc độ tăng trưởng mạnh, trong đó nhập khẩu dịch vụ tăng nhanh hơn xuất khẩu dịch vụ khoảng 3 lần Đáng lưu ý là năm 1997, tốc độ tăng trưởng cao nhất với 12,5% đối với xuất khẩu 36,6% với nhập khẩu Các con số này giảm dần ở năm 1998 và sang năm 1999 mức tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu đều âm Sự suy giảm này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 Tuy nhiên cả xuất khẩu và nhập khẩu đều đã phục hồi từ năm 2000 giảm nhẹ năm 2001 và tăng vọt những năm tiếp theo
Bảng 2.6: Tốc độ tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu dịch vụ và cán cân xuất nhập khẩu
dịch vụ.
XNK DVNăm Kim ngạch Tốc độ tăng Kim ngạch Tốc độ tăng
(Nguồn: Tổng hợp Niên giám thống kê qua các năm 1999, 2005, 2006)
* Về hiệu quả đầu tư trong khu vực dịch vụ:
B ảng 2.7 : Hiệu quả đầu tư trong khu vực dịch vụ
vụ (tỉ đồng) Vốn đầu tư dịch vụ (tỉ
đồng)
Vốn đầu tư/GDP (%)
Tốc độ tăng GDP dịch vụ
Chỉ số hiệu quả đầu tư –
Trang 202007 436.146 260.893 59,82 8,68 6,9
(Nguồn : Tính toán từ Tổng cục Thống kê 2004, NXB Thống kê, Hà Nội)
Qua bảng trên ta thấy, hiệu quả đầu tư của khu vực dịch vụ ở mức thấp Chỉ số hiệu quả đầu tư của ngành dịch vụ (ICOR), được tính bằng cách chia tỉ lệ vốn đầu tư so với GDP cho tốc độ tăng GDP, cao hơn của toàn nền kinh tế (năm 2000 là 5,0 lần, năm 2005 là 4,9 lần, năm 2005 là 5,0 lần, năm 2007 là 5,4 lần, năm 2007 là 6,9 lần, năm 2008 lên đến 7,99 lần)
2.3 Thành tựu và hạn chế của một số ngành dịch vụ quốc tế cụ thể của Việt Nam.
2.3.1 Du lịch quốc tế
o Thành tựu
Du lịch quốc tế là nhu cầu khách quan, vốn có của con người, kinh tế càng phát triển, năng xuất lao động càng cao thì du lịch, nhất là du lịch quốc tế càng phát triển, càng tăng vì thu nhập con người tăng lên, thời gian nhàn rỗi cũng nhiều lên Đây là một ngành kinh doanh tổng hợp bao gồm các hoạt tổ chức, hướng dẫn khách du lịch, sản xuất,… của du khách
Sự nỗ lực của Việt Nam về du lịch trong những năm qua đã được thế giới ghi nhận:
- Khách du lịch của quốc tế vào việt Nam tăng liên tục năm 2000 có 2,140 triệu lượt năm 2004 là 2,927 triệu lượt khách năm 2005 là 3,47 triệu lượt khách, 2008 là 4,253 triệu lượt và năm 2011 là 6 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 30 triệu lượt khách nội địa, thu thập
từ du lịch đạt 130 ngàn tỉ đồng
Tính đến tháng 8/2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ chiếm khoảng 70% di tích của Việt Nam Tới năm 2011, có 7 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tại Việt Nam bao gồm: Thành nhà Hồ, Hoàng thành Thăng Long, Quần thể di tích Cố đô
Huế, Vịnh Hạ Long, Phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Trang 21- Tính đến hết năm 2010 Việt Nam được UNESCO công nhận 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới đó là Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Đồng Nai, Cù lao Chàm, Cần Giờ,
Cà Mau và biển Kiên Giang
Hiện nay Việt Nam có 30 vườn quốc gia gồm Ba Bể, Bái Tử Long, Hoàng Liên, Tam
Đảo, Xuân Sơn, Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương, Xuân Thủy, Bạch Mã, Bến En, Phong Nha-Kẻ Bàng, Pù Mát, Vũ Quang, Bidoup Núi Bà, Chư Mom Ray, Chư Yang Sin, Kon Ka Kinh, Yok Đôn, Côn Đảo, Lò Gò-Xa Mát, Mũi Cà Mau, Núi Chúa, Phú Quốc, Phước Bình,Tràm
Chim, U Minh Hạ, U Minh Thượng
- Việt Nam có 400 nguồn nước nóng từ 40-150 độ Nhiều suối có hạ tầng xây dựng khá tốt như: Suối nước nóng thiên nhiên Đam Rông, Lâm Đồng; suối nước nóng Kim Bôi Hòa Bình, suối nước nóng Bình Châu Bà Rịa-Vũng Tàu, suối nước nóng Kênh Gà, Ninh Bình, suối nước nóng Quang Hanh Quảng Ninh
- Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là vịnh
Hạ Long và vịnh Nha Trang
- Việt Nam có 117 bảo tàng trong đó các bộ, ngành quản lý 38, các địa phương quản lý
79 Hai bảo tàng lịch sử mang tính quốc gia là Bảo tàng Cách mạng Việt Nam và Bảo tàng lịch sử Việt Nam hiện đang đề xuất thêm Bảo tàng Lịch sử quốc gia
- Các dự án đầu tư vào bất động sản du lịch dọc theo bờ biển hơn 3.000 km và tại và các thành phố lớn đang gia tăng nhanh chóng Dịch vụ du lịch ngày càng đa dạng Công ty lữ hành địa phương và quốc tế cung cấp các tour du lịch tham quan các bản làng dân tộc thiểu
số, đi bộ và tour du lịch xe đạp, và du lịch ra nước ngoài cho du khách Việt Nam, đặc biệt là gắn kết với các quốc gia láng giềng Campuchia, Lào và Thái Lan Ngoài ra, nhờ vào việc nới
Trang 22lỏng các quy định về đi lại, xuất cảnh, khách du lịch nước ngoài đã có thể đi lại tự do trong nước từ năm 1997.
- Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ Hơn một phần ba của tổng sản phẩm trong nước được tạo ra bởi các dịch vụ, trong đó bao gồm khách sạn và phục vụ công nghiệp và giao thông vận tải
- Trong khi đó, du lịch đóng góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội (thời điểm 2007) Ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào ngành du lịch Sau các ngành công nghiệp nặng và phát triển đô thị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã được tập trung vào du lịch, đặc biệt là trong các dự án khách sạn
- Trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ, dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng lớn nhất Năm 2005 đạt 2,3 tỷ USD, chiếm 53,93%; năm 2009 đạt 3,05 tỷ USD, chiếm 52,9%, ước tính năm 2010 đạt 4.450 triệu USD, chiếm 59,65%, bình quân 6 năm qua đạt 3.388,3 triệu USD/năm, chiếm 56,38% Tốc độ tăng bình quân năm của dịch vụ du lịch trong 5 năm qua đạt 14,11% - cao hơn tốc độ tăng chung của xuất khẩu dịch vụ
- Xuất khẩu dịch vụ du lịch đạt được kết quả tích cực như trên nhờ lượng khách quốc
tế đến Việt Nam gần như liên tục tăng lên qua các năm Năm 2009, số khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 5 triệu lượt người Như vậy, dịch vụ du lịch đã phục hồi về lượt khách và đang
có xu hướng phục hồi về mức chi tiêu của khách trước khủng hoảng Đây là tín hiệu khả quan
để tăng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong các năm tới và tăng với tốc độ cao hơn về số ngoại tệ thu được từ khách do khách đến chi tiêu nhiều hơn, ở lại dài ngày hơn Đây cũng là thời cơ cho ngành Du lịch Việt Nam
Trang 23- Chiến lược quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam còn yếu và chưa sáng tạo.
- Sự quản lí của nhà nước còn chưa đúng mức ,tình trạng chồng chéo quyền hạn ,trách nhiệm trong quản lí du lịch
- Nguồn lao động tuy đông đảo nhưng còn yếu kém về trình độ chuyên môn ,số lao động có trình độ chuyên môn chiếm 58,3% số lao động Chưa đáp ứng kịp thời về phát triển
du lịch Đặc biệt, phẩm chất người lao động du lịch còn thiếu tác phong công nghiệp, tính kỉ luật, tính hợp tác còn thấp …
- Cơ sở hạ tầng tuy được đầu tư nâng cấp cải thiện nhưng còn thiếu đồng bộ giữa các vùng miền ,giữa các khu ,điểm du lịch
Trang 24- Khả năng cung cấp các dịch vụ đi kèm còn rất nghèo nàn Bình quân một khách du lịch đến Thái Lan chi tiêu từ 1.200 - 1.500 USD; tương tự tại Singapore khoảng từ 1.500 - 2.000 USD; ở các nước EU là 4.000 - 5.000 USD Trong khi tại Việt Nam, trung bình một khách du lịch quốc tế thuộc diện giàu có, mức chi tiêu cũng chỉ khoảng 300 - 700 USD và bình quân cho tất cả các khách du lịch chỉ là 100 - 150 USD/người/ngày lưu trú, quá thấp so với các nước trong khu vực.
o Nguyên nhân:
- Nguyên nhân khách quan: từ 2001 tới nay du lịch thế giới đứng trước nhiều biến động, diễn biến bất lợi và khó lường Trên thế giới, tình hình xung đột an ninh, chính trị diễn
ra tại nhiều nơi, dịch bệnh, thiên tai, khủng hoảng tài chính lan rộng
Ở trong nước, tình hình kinh tế - xã hội của nước gặp nhiều khó khăn như tốc độ tăng trưởng kinh tế có iểu cảm chậm lại; lạm phát tăng cao, vượt xa mức dự báo, thị trường tài chính tiền tệ có nhiều biến động…Đặc biệt ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo theo mức sụt giảm lớn về du lịch trên toàn thế giới
- Nguyên nhân chủ quan: chủ yếu là do điểm xuất phát của nền kinh tế nước ta còn thấp
Nhận thức xã hội về du lịch còn bất cập, chưa đầy đủ và thiếu nhất quán, thể hiện thiếu tầm nhìn chiến lược