1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoạt động khai thác bh hàng hóa xnk vận chuyển bằng đường biển tại công ty bảo hiểm quân đội- mic thăng long thực trạng và giải pháp

82 617 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 445 KB

Nội dung

này sẽ mang lại doanh thu không nhỏ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh chodoanh nghiệp.- Thông qua bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biểngiúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Thương mại thế giới ngày nay mở rộng không ngừng, hợp tác quốc tế ngàycàng phát triển Do đó yếu tố ngoại thương trở thành một đòi hỏi khách quan và nókéo theo dịch vụ vận chuyển nói chung và và vận chuyển bằng đường biển nóiriêng.Việt Nam đang trên đà hiện đại hóa nền kinh tế Đặc biệt là sau khi Việt Namgia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế quốc tế nhiều hơn nữa thì hoạt động XNKcũng như bảo hiểm đối vói hàng hóa hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biểntrở thành tiềm năng lớn cho nền kinh tế Hoạt động XNK tăng nhanh nhu cầu bảohiểm đối với hàng hóa XNK càng lớn và do đó hoạt động bảo hiểm hàng hóaXNKđã trở thành tập quán trong ngoại thương nên nghiệp vụ này vẫn là nghiệp vụquan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi DNBH Mặt khác, trao đổi buônbán hàng hóa XNK hiện nay được vận chuyển chủ yếu bằng đường biển (khoảng90%) do ưu điểm của loại hình vận chuyển này Bảo hiểm hàng hóa XNK vậnchuyển bằng đường biển có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động ngoạithương của mọi quốc gia, đặc biệt là những nước mà vận tải biển là phương tiệnvận tải chủ yếu trong thương mại quốc tế ở Việt Nam Do đó, việc phát triển vàhoàn thiện các vấn đề trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằngđường biển là một yêu cầu quan trọng trong sự phát triển của mỗi DNBH nói riêng

và trong toàn ngành BH nói chung, nhất là khi trong điều kiện thị trường trongnước và quốc tế có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay

Nghiệp vụ BH hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển ra đời, được triểnkhai từ rất sớm và phát triển ở nhiều nước trên thế giới Song ở Việt Nam, triểnkhai nghiệp vụ bảo hiểm này còn rất nhiều khó khăn

Trong thời gian thực tập ở công ty bảo hiểm quân đội – MIC Thăng Long nhậnthấy được vị trí và vai trò quan trọng của hoạt động khai thác BH hàng hóa XNKvận chuyển bằng đường biển, em quyết định chọn đề tài

Trang 2

“Hoạt động khai thác BH hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển tại công ty bảo hiểm quân đội- MIC Thăng Long: Thực trạng và giải pháp ” làm

đề tài tốt nghiệp của mình

Kết cấu của đề tài ngoài lời mở đầu và phần kết luận gồm 3 chương:

Chương 1: Lí luận chung về BH hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển

Chương 2: Thực trạng khai thác BH hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển tại công ty MIC Thăng Long

Chương 3: Một số giải pháp tăng cường công tác khai thác BH hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển ở MIC Thăng Long

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc sĩ – Nguyễn Thị Thu Hà đã trực tiếphướng dẫn đề tài, các thầy cô trong bộ môn cùng toàn thể nhân viên công ty bảohiểm quân đội – MIC Thăng Long đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoànthành luận văn tốt nghiệp

Là sinh viên năm cuối, mặc dù được trang bị kiến thức cơ bản song do kinhnghiệm thực tế còn chưa nhiều nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Emrất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành từ thầy cô giáo cũng nhưcác bạn để luận văn này hoàn thiện hơn

Nguyễn Thị Quỳnh Trang

Trang 3

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN

CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1.1 TỎNG QUAN VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.

1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển về bảo hiểm hàng vận chuyển bằng đường biển

* Trên thế giới

Bảo hiểm hàng hải đã có lịch sử rất lâu đời Nó ra đời và phát triển cùng với sựphát triển của hàng hóa và ngoại thương Khoảng thế kỷ V trước công nguyên, vậnchuyển hàng hoá bằng đường biển đã ra đời và phát triển người ta biết tránh tổnthất toàn bộ một lô hàng bằng cách chia nhỏ, phân tán chuyên chở trên nhiềuthuyền khác nhau Đây có thể nói là hình thức sơ khai của bảo hiểm hàng hoá Đếnthế kỷ thứ XII thương mại và giao lưu hàng hoá bằng đường biển giữa các nướcphát triển Năm 1182 ở Lomborde - Bắc Ý, hợp đồng bảo hiểm hàng hoá đã ra đời,trong đó người bán đơn này cam kết với khách hàng sẽ thực hiện nội dung đã ghitrong đơn Từ đó hợp đồng bảo hiểm, người bảo hiểm đã ra đời với tư cách như làmột nghề riêng độc lập Năm 1468 tại Venise nước Ý đạo luật đầu tiên về bảo hiểmhàng hải đã ra đời Sự phát triển của thương mại hàng hải đã dẫn đến sự ra đời vàphát triển mạnh mẽ của bảo hiểm hàng hải và hàng loạt các thể lệ, công ước, hiệpước quốc tế liên quan đến thương mại và hàng hải như: Mẫu hợp đồng bảo hiểmcủa Lloyd's 1776 và Luật bảo hiểm của Anh năm 1906 (MiA - Marine insuranceAct 1906), công ước Brucxen năm 1924, Hague Visby 1986, Hămbua năm 1978,Incoterms 1953,1980,1990,2000 Các điều khoản về bảo hiểm hàng hải cũng rađời và ngày càng hoàn thiện Nói về bảo hiểm hàng hải không thể không nói tớinước Anh và Lloyd's Nước Anh là một trong những nước có sự phát triển hiện đại

về thương mại và hàng hải lớn nhất trên thế giới Có thể nói lịch sử phát triển của

Trang 4

ngành hàng hải và thương mại thế giới gắn liền với sự phát triển của nước Anh, thế

kỷ XVII nước Anh đã có nền ngoại thương phát triển với đội tàu buôn mạnh nhấtthế giới và trở thành trung tâm thương mại và hàng hải của thế giới Do đó nướcAnh cũng là nước sớm có những nguyên tắc, thể lệ hàng hải và bảo hiểm hàng hải.Năm 1779, các hội viên của Lloyd's đã thu thập tất cả các nguyên tắc bảo hiểmhàng hải và quy thành một hợp đồng chung gọi là hợp đồng Lloyd's Hợp đồng này

đã được Quốc hội Anh thông qua và được sử dụng ở nhiều nước cho đến 1982.Từngày 1/1/1982, đơn bảo hiểm hàng hải mẫu mới đã được Hiệp hội bảo hiểmLondon thông qua và được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới

* Tại Việt Nam

Ở Miền Bắc, ngày 15/01/1965 Công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt)mới chính thức đi vào hoạt động Trong những năm đầu, Bảo Việt chỉ tiến hành cácnghiệp vụ về hàng hải như bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm tàu viễndương Thời kỳ đầu, nhà nước giao cho một công ty chuyên môn trực thuộc Bộ Tàichính kinh doanh bảo hiểm đó là công ty Bảo hiểm Việt Nam nay là Tổng công tyBảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) Công ty Bảo hiểm Việt Nam được thànhlập ngày 17/12/1964 theo Quyết định số 179/CP và chính thức đi vào hoạt độngngày 15/1/1965 Trước năm 1964 Bảo Việt chỉ làm đại lý bảo hiểm hàng hoá XNKcho công ty Bảo hiểm nhân dân Trung Quốc trong trường hợp mua theo giá FOB,CIF và bán theo giá CIF với mục đích là học hỏi kinh nghiệm Từ năm 1965 –

1975, Bảo Việt mới triển khai ba nghiệp vụ bảo hiểm đối ngoại trong đó có bảohiểm hàng hoá xuất nhập khẩu Từ sau 1970 Bảo Việt có quan hệ tái bảo hiểm vớiLiên Xô (cũ), Ba Lan, Triều Tiên Trước đó Bảo Việt chỉ có quan hệ tái bảo hiểmvới Trung Quốc Từ năm 1975 - 1992 Bảo Việt đã triển khai thêm nhiều nghiệp vụ

và mở rộng phạm vi hoạt động Từ chỗ chỉ có quan hệ tái bảo hiểm với một sốnước xã hội chủ nghĩa cũ thì trong thời kỳ này Bảo Việt đã có quan hệ đại lý, giámđịnh, tái bảo hiểm với hơn 40 nước trên thế giới Năm 1965 khi Bảo Việt đi vàohoạt động, Bộ Tài chính đã ban hành quy tắc chung về Bảo hiểm hàng hoá vận

Trang 5

chuyển bằng đường biển Gần đây, để phù hợp với sự phát triển thương mại vàngành hàng hải của đất nước, Bộ Tài chính đã ban hành quy tắc chung mới - Quytắc chung 1990 (QTC-1990) cùng với Luật Hàng hải Việt Nam Quy tắc chung này

là cơ sở pháp lý chủ yếu điều chỉnh các vấn đề về bảo hiểm hàng hoá XNK vậnchuyển bằng đường biển

1.1.2 Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển

1.1.2.1 Sự cần thiết của bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển

Do đặc điểm của vận tải biển tác động đến sự an toàn cho hàng hóa chuyên chở làrất lớn Vì vậy sự cần thiết của bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đườngbiển càng được khẳng định rõ nét:

Một là, hàng hóa XNK phải vượt qua biên giới của một hay nhiều quốc gia,

người xuất khẩu và nhập khẩu lại ở xa nhau và thường không trực tiếp áp tải đượchàng hóa trong quá trình vận chuyển do đó phải tham gia bảo hiểm cho hàng hóa

Ở đây, người bảo hiểm đóng vai trò là người chia sẻ gánh nằng về mặt tài chính vớingười được bảo hiểm khi hàng hóa gặp rủi ro trong quá trình vận chuyển

Hai là, vận tải đường biển thường gặp nhiều rủi ro tổn thất đối với hàng hóa

do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên như là: mắc cạn, đâm va, đắm chìm, cháy nổ,mất cắp, cướp biển, bão, lốc, sóng thần…vuợt qua sự kiểm soát của con người.Hàng hóa XNK chủ yếu lại được vận chuyển bằng đường biển ở những nước quầnđảo như Anh, Singapo, Nhật, Hồng Kông…Do đó phải tham gia bảo hiểm hànghóa xuất nhập khẩu

Ba là, theo hợp đồng vận tải người chuyên chở chỉ chịu trách nhiệm về tổn

thất hàng hóa trong một phạm vi và giới hạn nhất định Trên vận đơn đường biển,rất nhiều rủi ro các hãng tàu loại trừ không chịu trách nhiệm, ngay cả các ước quốc

tế cũng quy định mức miễn trách nhiệm rất nhiều cho người chuyên chở( Hamburg ) Vì vậy các nhà kinh doanh phải tham gia bảo hiểm hàng hóa XNK

Trang 6

Bốn là, hàng hóa XNK thường là những hàng hóa có giá trị cao, những vật tư

rất quan trọng với khối luợng rất lớn nên để có thể giảm bớt thiệt hại do các rủi ro

có thể xảy ra, việc tham gia bảo hiểm hàng hóa XNK trở thành một nhu cầu cầnthiết

Năm là, bảo hiểm hàng hóa XNK đã có lịch sử rất lâu đời do đó việc tham gia

bảo hiểm hàng hóa cho hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển đã trở thànhmột tập quán, thông lệ quốc tế trong hoạt động ngoại thương

Như vậy, việc tham gia bảo hiêm cho hàng hóa XNK vận chuyển bằng đườngbiển là rất quan trọng và ngày càng khẳng định vai trò của nó trong thương mạiquốc tế

1.1.2.2 Vai trò của bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển

Cũng như các loại hình bảo hiểm khác, vai trò của bảo hiểm hàng hoá xuấtnhập khẩu vận chuyển bằng đường biển hết sức to lớn đối với người mua bảo hiểm,doanh nghiệp bảo hiểm và cho quốc gia

Đối với người mua bảo hiểm

- Được đảm bảo về mặt tài chính khi có rủi ro xảy ra cho hàng hoáđược bảo hiểm

- Giảm bớt rủi ro xảy ra cho hàng hoá do thực hiện các biện pháp

đề phòng hạn chế tổn thất, tăng cường công tác bảo quản kiểm tra khi hàng hoáđược tham gia bảo hiểm

- Nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên tham gia bảo hiểm đã trởthành nguyên tắc, thể lệ và tập quán trong thương mại quốc tế Nên khi hàng hóaxuất nhập khẩu gặp rủi ro gây ra tổn thất cho các bên tham gia thì sẽ được công tybảo hiểm giúp đỡ về mặt pháp lý khi xảy ra tranh chấp với tàu hoặc các đối tượng

có liên quan

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm

- Bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển là mộttrong số các sản phẩm mà doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh Việc bán bảo hiểm

Trang 7

này sẽ mang lại doanh thu không nhỏ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh chodoanh nghiệp.

- Thông qua bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biểngiúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội cạnh tranh với các công ty nước ngoài,học hỏi kinh nghiêm đồng thời mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế

Đối với quốc gia

Bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển đem lại lợi ích cho nềnkinh tế quốc dân, góp phần tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ cho nhà nước Khi cácđơn vị kinh doanh nhập khẩu hàng hóa theo giá FOB,CF và xuất khẩu theo giá CIF,CIP sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh của bảo hiểm trong nứớc và nước ngoài Nhờ cóhoạt động bảo hiểm trong nước mà các chủ hàng không phải mua bảo hiểm ở nứớcngoài, nói cách khác là không phải xuất khẩu vô hình

1.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.

1.2.1.Các loại rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu 1.2.1.1 Rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển

* Định nghĩa

Rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển là những tainạn, tai họa, sự cố xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên hoặc những mối đe dọanguy hại, khi xảy ra sẽ gây tổn thất cho đối tượng được bảo hiểm Ví dụ như: tàuđắm, hàng mất, hàng bị đổ vỡ, hư hỏng…

*Phân loại rủi ro

Xét về mặt bảo hiểm có thể chia ra:

- Rủi ro thông thường được bảo hiểm: là các rủi ro được bảo hiểm một cáchbình thường theo điều kiện bảo hiểm gốc: A, B hoặc C Đây là những rủi ro mangtính chất bất ngờ, ngẫu nhiên, xảy ra ngoài ý muốn của người được bảo hiểm, như

là thiên tai, tai họa của biển, tai nạn bất ngờ khác, tức gồm cả rủi ro chính và rủi rophụ

Trang 8

- Rủi ro phải bảo hiểm riêng: là những rủi ro mà muốn được bảo hiểm thì phảithỏa thuận thêm, thỏa thuận riêng chứ không được bồi thường theo các điều kiệnbảo hiểm gốc A, B,C Loại rủi ro này bao gồm rủi ro chiến tranh, rủi ro đình công,khủng bố, được bảo hiểm theo các điều kiện bảo hiểm riêng.

- Rủi ro không được bảo hiểm: là những rủi ro không được người bảo hiểmnhận bảo hiểm hoặc không được ngưòi bảo hiểm bồi thường trong mọi trường hợp

Đó là rủi ro đương nhiên xảy ra, chắc chắn xảy ra, hoặc các thiệt hại do nội tì, bảnchất của hàng hóa, do lỗi của người được bảo hiểm, thiệt hại mà nguyên nhân trựctiếp là do chậm trễ, những rủi ro có tính chất thảm họa mà con người không lườngtrước được quy mô, mức độ và hậu quả của nó

1.2.1.2 Tổn thất và chi phí

Trong bảo hiểm hàng hoá vận chuyển, tổn thất là một thuật ngữ dùng để chỉ tìnhtrạng mất mát, hư hại hay giảm giá trị, giá trị sử dụng của hàng hoá được bảo hiểm

do sự tác động của rủi ro

* Nếu căn cứ vào quy mô, mức độ của tổn thất người ta chia tổn thất:.

- Tổn thất toàn bộ là sự mất mát, hư hỏng hoàn toàn hàng hoá được bảo hiểm.Tổn thất toàn bộ được chia thành 2 loại là tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất toàn

- Tổn thất chung: tổn thất chung gây ra bởi hoặc do hậu quả của hành động tổnthất chung, đó là sự hi sinh một số ít quyền lợi của chủ hàng và chủ tàu nhằm cứu

Trang 9

vãn an toàn cho tất cả các quyền lợi chung trên hành trình khi có nguy cơ đe doạ.Hành động tổn thất chung là hành động tự nguyện, có chủ ý của con người nhằmđem lại an toàn chung cho toàn bộ hành trình Hành động tổn thất chung thườngxảy ra trong các tình huống: tàu có nguy cơ bị đắm, gặp hoả hoạn trên tàu, tàu mắccạn, tàu bị cướp…

Trong bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển, tổn thất và rủi ro

có mối quan hệ chặt chẽ trong đó rủi ro là nguyên nhân còn tổn thất là hậu quả Chiphí là các khoản tiển mà người bảo hiểm đã chi ra hoặc phải đóng góp liên quanđến việc đề phòng hạn chế tổn thất cho hàng hoá, bốc dỡ lưu kho tại cảng lãnh nạn,khiếu nại người thứ ba, cứu hộ, giám định tổn thất…Người bảo hiểm chỉ chịu tráchnhiệm về những tổn thất và những chi phí phát sinh do hậu quả của những rủi rođược bảo hiểm gây ra

1.2.2 Các điều khoản và quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

a.Các điều kiện bảo hiểm theo ICC 1982

Để phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế và sửa đổi hạn chế của ICC 1963,Học hội bảo hiểm London đã ban hành điều khoản mới Bộ điều khoản này được ápdụng từ 01/01/ 1982 ICC 1982 bao gồm 5 điều kiện bảo hiểm là: điều kiện bảohiểm A, điều kiện bảo hiểm B, điều kiện bảo hiểm C, điều kiện bảo hiểm chiếntranh và điều kiện bảo hiểm đình công (phụ lục )

b.Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển do các công

ty bảo hiểm Việt Nam soạn thảo trến cơ sỏ nội dung ICC 1982 của Học hội bảohiểm London Nội dung của quy tắc bảo hiểm này bao gồm những nội dung chínhsau đây:

- Đối tuợng bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằngđường biển có đối tượng bảo hiểm là hàng hoá được vận chuyển bằng tàu biển hoặc

Trang 10

kết hợp cả các phương tiện vận chuyển khác trong liên hiệp vận chuyển (vậnchuyển đa phương thức).

- Phạm vi bảo hiểm: Người mua bảo hiểm có thể lựa chọn một trong ba điềukiện bảo hiểm A, B, C để bảo hiểm cho hàng hóa của mình Phạm vi bảo hiểm củađiều kiện bảo hiểm A tương tự như ICC 1982, riêng điều kiện bảo hiểm B, C tráchnhiệm người bảo hiểm cộng thêm trách nhiệm đối với hàng hàng hóa chở trên tàu

bị mất tích

- Loại trừ bảo hiểm: tương tự như trong ICC 1982

- Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm: hợp đồng bảo hiển hàng hóa vận chuyểnbằng đường biển bắt đầu có hiệu lực từ khi hàng hóa rời kho hay nơi chứa hàng tạiđịa điểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển và tiếp tục có hiệulực trong suốt quá trình vận chuyển bình thường

- Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm: Số tiền bảo hiểm của hàng hóa được xácđịnh dựa trên cơ sở giá trị của hàng hóa do người được bảo hiểm khai báo Ngườibảo hiểm có thể kê khai theo giá trị hàng hóa tại nơi đến để tham gia bảo hiểm Về

cơ bản, số tiền bảo hiểm của hàng hóa bằng giá hàng hóa ghi trên hóa đơn cộng chiphí vận chuyển và phí bảo hiểm tức là bằng giá trị CIF của hàng hóa Để tính CIF,người bảo hiểm dùng công thức sau:

Trang 11

- Ký kêt hợp đồng bảo hiểm, đóng phí bảo hiểm: Khi có nhu cầu tham gia bảohiểm cho một lô hàng nào đó, chủ hàng cần phải cung cấp những thông tin cần thiếtcho người bảo hiểm để người bảo hiểm có thể đánh giá rủi ro.Việc cung cấp thôngtin được thực hiện bằng cách chủ hàng làm giấy yêu cầu bảo hiểm để gửi cho ngườibảo hiểm Thông thường, giấy yêu cầu bảo hiểm bao gồm những nội dung chủ yếusau: tên người được bảo hiểm, tên hàng hóa cần được bảo hiểm, loại bao bì, cáchđóng gói và ký mã hiệu của hàng hóa, trọng lượng hay số lượng hàng hóa cần đượcbảo hiểm, tên tàu biển và loại phượng tiện vận chuyển, cách thức xếp hàng xuốngtàu, nơi bắt đầu vận chuyển, chuyển tải, nơi nhận hàng, ngày thánh phương tiệnchở hàng bắt đầu rởi bến, giá trị hàng hóa cần được bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm,nơi thanh toán bồi thường, những thông tin cần thiết khác …

Trên cơ sở giấy yêu cầu bảo hiểm, người bảo hiểm đánh giá rủi ro và quyết địnhchấp nhận bảo hiểm hay không Hợp đồng bảo hiểm coi như đã kí kết khi ngườibảo hiểm chấp nhận bảo hiểm bằng văn bản Căn cứ vào giấy yêu cầu bảo hiểm,người bảo hiểm cấp đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm Nếu không cóthỏa thuận gì khác, người được bảo hiểm phải thanh toán phí bảo hiểm cho ngườibảo hiểm ngay sau khi nhận được đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm

1.2.3 Hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển là một văn bảntrong đó công ty bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường cho người tham gia bảo hiểm cáctổn thất của hàng hóa theo các điều kiện bảo hiểm đã ký kết còn người tham giabảo hiểm cam kết trả phí bảo hiểm

 Các loại hợp đồng

Có hai loại hợp đồng bảo hiểm hàng hoá được áp dụng trong thực tế là: hợpđồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao

- Hợp đồng bảo hiểm chuyến ( Insurance certificate)

Hợp đồng bảo hiểm chuyến là loại hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng vậnchuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác Hợp đồng bảo hiểm chuyến là hợp đồng

Trang 12

bảo hiểm giành cho khách hàng có nhu cầu bảo hiểm hàng hoá không thườngxuyên Với loại hình hợp đồng bảo hiểm này, người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệmđối với tổn thất của hàng hoá trong phạm vi một chyến hàng theo các điều khoảnlựa chọn hoặc tuỳ theo quy định trong hợp đồng vận chuyển Đây là loại hợp đồng

“tường minh” nhất bởi lẽ những thông tin về đối tượng bảo hiểm như: tên hàng, sốlượng, đặc điểm nhận biết, giá trị bảo hiểm, phí bảo hiểm… cũng như những thôngtin về phương tiện vận chuyển, hành trình như: Tên tàu, chủ tàu, cảng xếp hàng,ngày xếp hàng…đều được thể hiện rõ trong hợp đồng bảo hiểm

- Hợp đồng bảo hiểm bao ( Open policy)

Hợp đồng bảo hiểm bao là hợp đồng bảo hiểm cho nhiều chuyến hàng của cùngmột chủ hàng trong một thời gian nhất định (thường là một năm) Hợp đồng bảohiểm bao thường được áp dụng cho những chủ hàng có lượng hàng hoá nhập (xuất)lớn, chở bằng nhiều chuyến trong năm Khác với hợp đồng bảo hiểm chuyến, khigiao kết hợp đồng bảo hiểm bao có nhiều thông tin liên quan đến hợp đồng màngười bảo hiểm chưa được biết trước Vì vậy hợp đồng bảo hiểm bao được coi làmột dạng hợp đồng “nguyên tắc” trong đó các bên thoả thuận các điều khoản làm

cơ sở cho việc tính giá trị bảo hiểm, phí bảo hiểm tương ứng với những điều kiệnbảo hiểm, phương thức thanh toán phí, cam kết về phương tiện vận chuyển Hợpđồng bảo hiểm bao được ký kết và thực hiện trên tinh thần thiện chí Trên thực tếkinh doanh, do mạng lại nhiều lợi ích và ưu thế hơn so với hợp đồng bảo hiểmchuyến nên hợp đồng bảo hiểm bao luôn được các doanh nghiệp bảo hiểm khuyếnkhích áp dụng

 Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển bắt đầu có hiệulực từ khi hàng rời kho hay nơi chứa hàng tại địa điểm ghi trong hợp đồng bảohiểm để bắt đầu vận chuyển, tiếp tục có hiệu lực trong suốt quá trình vận chuyểnbình thường và kết thúc tại một trong các thời điểm sau tuỳ vào thời điểm nào đếntrước:

Trang 13

- Khi giao hàng vào kho hay nơi chứa hàng cuối cùng đã thoả thuận trong hợpđồng bảo hiểm.

- Khi giao hàng vào kho hay bất kỳ nơi chứa hàng nào khác mà người đượcbảo hiểm chọn dùng làm nơi chia hay phân phối hàng hoặc nơi chứa hàng ngoàiquá trình vận chuyển bình thường

- Khi hết hạn 60 ngày kể từ ngày hoàn thành việc dỡ hàng tại cảng đến

- Khi hàng được giao vào bất kỳ kho hay nơi chứa hàng nào khác với nơi nhận

và nguyên nhân của tổn thất làm cơ sở cho việc bồi thường

Giám định tổn thất được tiến hành khi hàng hóa bị hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt,giảm phẩm chất, thối …ở nơi đến hoặc dọc đường và do người được bảo hiểm yêucầu Những tổn thất nhu do tàu đắm, hàng mất, giao thiếu hàng hoặc không giaothì không cần giám định và cũng không thể giám định được

b Khiếu nại bồi thường

Hồ sơ khiếu nại để đòi người bảo hiểm bồi thường gồm nhiều giấy tờ khác nhautùy từng trường hợp tổn thất nhưng phải chứng minh được rằng:

Người khiếu nại có lợi ích bảo hiểm, hàng hóa đã được bảo hiểm, tổn thất thuộcmột rủi ro được bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, mức độ tổn thất, sốtiền đòi bồi thường, đảm bảo để người bảo hiểm có thể đòi được người thứ ba bồithường ( nguyên tắc thế quyền)

 Nguyên tắc tính toán bồi thường tổn thất:

Các công ty Bảo hiểm Việt Nam tính toán và bồi thường tổn thất trên cơ sở cácnguyên tắc sau:

- STBH là giới hạn tối đa của số tiền bồi thường

Trang 14

- Bồi thường bằng tiền và nộp phí BH bằng loại tiền tệ nào thì bồi thườngbằng loại tiền đó.

- Khi trả tiền bồi thường, DNBH sẽ khấu trừ các khoản tiền mà người được

BH đã đòi từ người thứ 3 ( là người liên quan trong việc gây ra tổn thất cho hànghóa ) Nếu hợp đồng BH có mức miễn thường thì khi tính toán số tiền bồi thườngcũng cần xem xét đến mức miễn thường

1.3.CÔNG TÁC KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.

1.3.1 Vai trò

Thị trường bảo hiểm ngày càng trở nên sôi động, các doanh nghiệp bảo hiểmcạnh tranh gay gắt để giành được nhiều thị phần hơn Do đó, bất kỳ doanh nghiệpbảo hiểm cũng chú trọng vào khâu khai thác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động củacông tác khai thác Công tác khai thác là khâu quan trọng nhất, là khâu đầu tiên củamột nghiệp vụ bảo hiểm, hiệu quả của các khâu tiếp theo phụ thuộc vào khâu khaithác Khai thác có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của nghiệp vụ bảo hiểm nóiriêng và của toàn doanh nghiệp bảo hiểm nói chung Cũng như các nghiệp vụ bảohiểm khác, công tác khai thác bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đườngbiển có vai trò quan trọng cho cả doanh nghiệp bảo hiểm, khách hàng mua bảohiểm và cho nền kinh tế

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm

- Đây là khâu đầu tiên trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm nhưng làkhâu mang về doanh thu cho công ty Doanh thu này mặc dù chưa phản ánh chínhxác lợi nhuận cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhưng phần nào nócũng ảnh hưởng đến quá trình xác định kết quả kinh doanh

- Thực hiện tốt khâu khai thác thì mới đảm bảo nguyên tắc số đông bù số ít.Nguyên tắc cơ bản của kinh doanh bảo hiểm là dựa vào ‘quy luật số đông’ Sốlượng khách hàng tham gia bảo hiểm càng nhiều thì quỹ chung của cộng đồng cànglớn Khai thác được nhiều, doanh thu lớn giúp doanh nghiệp có thể hạn chế rủi ro

Trang 15

trong khả năng thanh toán Đặc biệt, hầu hết các hợp đồng bảo hiểm hàng hoáXNK thường có giá trị lớn, nếu không thận trọng trong khâu khai thác thì sẽ dễ gâyhậu quả nghiêm trọng về sau.

- Thông qua khâu khai thác, công ty đánh giá đươc quy mô khách hàng, xácđịnh được đâu là khách hàng tiềm năng, xem xét được hoạt động khai thác cũngnhư chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đã tốt hay chưa Từ đó có biện phápđiều chỉnh kịp thời để có giải pháp và chính sách phù hợp

Công tác khai thác bảo hiểm thực sự có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp nên cần phải được chú trọng để thực hiện tốt khâu này

Đối với người mua bảo hiểm

- Thông qua hoạt động giới thiệu, tư vấn của cán bộ khai thác bảo hiểm, ngườimua bảo hiểm phần nào hiểu được ý nghĩa cũng như kiến thức cơ bản của bảo hiểmhàng hoá xuất nhập khẩu Nhờ sự tư vấn của cán bộ khai thác mà người mua bảohiểm biết cách đề phòng, hạn chế tổn thất có thể xảy ra

- Thông qua biểu phí mà công ty bảo hiểm cung cấp, người mua bảo hiểm cóthể so sánh giá cả giữa các công ty để lựa chọn cho mình công ty bảo hiểm tin cậynhất

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển.

* Sự tăng trưởng về XNK hàng hóa: có thể khẳng định rằng đây là nhân tố

ảnh hưởng trực tiếp đến công tác khai thác bảo hiểm Doanh nghiệp chỉ có thể bánđược sản phẩm của mình cho những khách hàng có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm đó.Đối với bảo hiểm hàng hóa XNK, khi có sự gia tăng về mặt lượng nghĩa là cầu trênthị trường gia tăng, thì đó là điều kiện thuận lợi cho các công ty bảo hiểm đẩymạnh công tác khai thác của mình

* Các nhân tố về chất lượng dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp: thời

gian giải quyết hồ sơ, xử lý phát sinh; công tác giám định, bồi thường khi xảy ratổn thất; hoạt động chăm sóc khách hàng… là những yếu tố quyết định chất lượng

Trang 16

sản phẩm bảo hiểm, thể hiện hình ảnh DNBH chuyên nghiệp với khách hàng Đồngthời, không thể phủ nhận rằng uy tín của DNBH là nhân tố tác động không nhỏ tớiquyết định mua bảo hiểm của khách hàng Bởi vì tâm lí của khách hàng luôn cảmthấy yên tâm hơn khi tài sản của họ được bảo hiểm bởi doanh nghiệp có uy tín lâunăm trên thị trường Cùng với nhân tố về nhu cầu bảo hiểm, đây là nhân tố ảnhhưởng quan trọng đến kết quả khai thác.

* Tổ chức mạng lưới khai thác: KTV là những người thực hiện nhiệm vụ

chuyển giao sản phẩm từ DNBH (người bán) đến khách hàng (người mua) Do vậy,nhân tố về số lượng cũng như trình độ chuyên môn của KTV có ảnh hưởng rất lớntới kết quả và hiệu quả khai thác, giúp DNBH chủ động khai thác triệt để thịtrường

* Các nhân tố kinh tế: các nhân tố như sự tăng trưởng hay suy thoái kinh tế, tỷ

lệ lạm phát, lãi suất tín dụng… đều có tác động đến công tác khai thác bảo hiểmthân tàu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua sản phẩm bảo hiểm

* Các nhân tố chính trị, pháp lý: nhân tố này có tác động mạnh mẽ đến thị

trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm thân tàu nói riêng, có tác dụng hạn chếhoặc khuyến khích thị trường phát triển Cụ thể là khi Việt Nam ra nhập WTO, thịtrường bảo hiểm như có sự tham gia của các công ty bảo hiểm 100% vốn đầu tưnước ngoài và không hạn chế số lượng chi nhánh trong nước, cho phép công ty bảohiểm có vốn đầu tư nước ngoài được cung cấp dịch vụ bảo hiểm bắt buộc đặt racho các công ty bảo hiểm Việt Nam không ít thử thách trong khâu khai thác khiphải cạnh tranh với các công ty bảo hiểm, môi giới bảo hiểm nước ngoài

* Các nhân tố tự nhiên: các nhân tố tự nhiên như thời tiết, khí hậu, môi

trường sinh thái… ảnh hưởng đến khả năng xảy ra rủi ro, làm tăng hoặc giảm nhucầu bảo hiểm Đặc biệt đối với vận tải biển thì điều kiện này có ảnh hưởng rất lớn.Môi trường hoạt động, thời tiết, điều kiện thủy văn trên mặt biển luôn ảnh hưởngđến quá trình chuyên chở Những rủi ro thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển thườnggây ra những tổn thất lớn cho tàu, hàng hóa và sinh mạng của con người

Trang 17

1.3.3 Quy trình khai thác bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển.

Mỗi một doanh nghiệp bảo hiểm có quy trình, chiến lược khai thác bảo hiểmhàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển riêng, nhưng hiện nay về cơ bản thìquá trình xem xét khai thác bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biểnđều trải qua các bước sau:

Bước 1) Tiếp nhận thông tin

KTV có nhiệm vụ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng hoặc cơ quan quản lý,đại lý, môi giới, cộng tác viên… nhằm kịp thời nắm bắt nhu cầu của khách hàng vàgiới thiệu sản phẩm bảo hiểm phù hợp Bên cạnh đó, KTV cần tìm hiểm thêmthông tin về nguồn vốn, năng lực quản lý, khả năng tham gia bảo hiểm… của kháchhàng

Bước 2) Phân tích, đánh giá rủi ro

- Thông qua số liệu thống kê và thực tiễn hoạt động của khách hàng, KTV tưvấn với bộ phận lãnh đạo về chính sách khách hàng Đồng thời, kết hợp với bộphận bồi thường tính hiệu quả bảo hiểm các năm để đề xuất điều chỉnh tỷ lệ phí

- KTV hoặc giám định viên trực tiếp kiểm tra hàng hóa,phương thức đóng gói

- Trường hợp yêu cầu kỹ thuật chuyên môn cao, khả năng rủi ro lớn… có thểyêu cầu trợ giúp của cơ quan chuyên môn, tổ chức nước ngoài Việc tìm kiếm,đánh giá và lựa chọn nhà giám định bên ngoài tuân thủ theo quy trình giám địnhbồi thường

Bước 3) Xem xét đề nghị bảo hiểm

- Trên cơ sở thông tin khách hàng, báo cáo đánh giá rủi ro, chính sách kháchhàng để đưa ra tỷ lệ phí bảo hiểm phù hợp

- Kiểm tra tên, dấu, chữ ký… của khách hàng trên Giấy yêu cầu bảo hiểm, đảmbảo tính hợp lệ của Giấy yêu cầu bảo hiểm

Trang 18

- Đối với khách hàng trước đó đã tham gia bảo hiểm tại một chi nhánh kháchoặc công ty bảo hiểm khác thì cần có sự phối hợp để có quyết định chấp nhận bảohiểm đúng đắn, tránh tình trạng trục lợi bảo hiểm.

- Trường hợp những dịch vụ đặc biệt có giá trị lớn, tính kỹ thuật phức tạp hoặctrên phân cấp KTV cần đề xuất với lãnh đạo phòng, lãnh đạo công ty phương ánđàm phán tối ưu

- KTV có thể từ chối nhận bảo hiểm

Bước 4) Đàm phán và chào phí

- Trường hợp phải tham khảo phí bảo hiểm của thị trường tái bảo hiểm thì chỉchào phí cho khách hàng sau khi đã nhận được thông báo phí của thị trường tái bảohiểm Các nội dung cần có trong bản chào phí là: điều kiện bảo hiểm, quy tắc bảohiểm áp dụng, giá trị bảo hiểm, mức khấu trừ, thời hạn bảo hiểm, phạm vi hoạtđộng, tỷ lệ phí, phí bảo hiểm

- Phí bảo hiểm đã chào cho khách hàng nhưng chưa được chấp thuận, lãnh đạophòng và lãnh đạo công ty có thể gặp mặt, trao đổi và tính toán lại phí

- Trong quá trình đàm phán, các yếu tố liên quan như: quy tắc bảo hiểm, biểuphí, hồ sơ, số liệu về khách hàng, chính sách khách hàng… cần được xem xét đểđưa ra mức phí phù hợp

Bước 5) Chấp nhận bảo hiểm

- Khi khách hàng chấp nhận bản chào phí, đề nghị khách hàng gửi Giấy yêucầu bảo hiểm hoàn chỉnh, chính thức cho doanh nghiệp bảo hiểm

- Trường hợp không thể liên lạc được qua fax, yêu cầu cần thiết… KTV có thểnhận thông tin qua điện thoại để cấp đơn Tuy nhiên, khi giao cho khách hàng phảiyêu cầu khách hàng ký Giấy yêu cầu bảo hiểm theo các thông tin đã khai báo quađiện thoại

- Đề nghị khách hàng kê khai rõ tất cả các mục trong giấy yêu cầu bảo hiểm.Trường hợp khai thiếu về: số B/L; ký mã hiệu; trọng lượng; số kiện( do chưa được

Trang 19

thông báo đầy đủ ) thì vẫn chấp nhận cấp đơn nhưng phải yêu cầu khách hàng bổsung khi nhận được thông báo.

Bước 6) Cấp đơn bảo hiểm

a) Kiểm tra chứng từ

- Khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm của chủ tàu, KTV phải kiểm tra Giấyyêu cầu bảo hiểm có hợp lệ hay không với các tài liệu kèm theo như: B/L; hóa đơn;hợp đồng vận chuyển không …

- Kiểm tra bản đánh giá rủi ro (nếu có) và những khuyến nghị trong đó

b) Vào sổ cấp đơn, lấy số đơn bảo hiểm

- Lấy số đơn bảo hiểm theo thứ tự trong sổ cấp đơn

- Kiểm tra đơn và sổ cấp đơn theo từng danh mục

- Trình lãnh đạo phòng ký đơn và sổ cấp đơn

c) Tính phí bảo hiểm

- Xác định STBH

- Xác định tỷ lệ phí áp dụng( các trường hợp tính thêm phụ phí bảo hiểm)

d) Sửa đổi hoặc hủy đơn bảo hiểm

- Trường hợp khách hàng đề nghị điều chỉnh giá trị bảo hiểm (FOB; CFR),cước phí vận chuyển thì cần phải tính lại số tiền bảo hiểm, điều chỉnh phí và cấpgiấy sửa đổi bổ sung

- Trường hợp khách hàng yêu cầu hủy đơn phải xem xét rõ lý do hóa đơn, đềnghị khách hàng cung cấp thư từ trao đổi về việc không giao hàng, bằng chứng hủyL/C của ngân hàng nếu lô hàng thanh toán bằng L/C

Trang 20

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KHAI THÁC BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỂN TẠI CÔNG TY MIC – THĂNG LONG

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG TY BẢO HIỂM MIC- THĂNG LONG

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm quân đội (MIC) tiền thân là Công ty cổ phầnBảo hiểm Quân đội được thành lập ngày 8/10/2007 theo Giấy phép thành lập vàhoạt động số 43GP/KDBH của Bộ Tài chính và là doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiênđược thành lập theo Nghị định số 45/CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ với vốnđiều lệ là 300 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ

Trong giai đoạn đầu MIC cung các sản phẩm phi nhân thọ bao gồm: Bảo hiểmsức khỏe, bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại, bảohiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đườnghàng không, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm thân tàu và tráchnhiệm dân sự chủ tàu, baỏ hiểm trách nhiệm, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính,bảo hiểm thiệt hại kinh doanh Đồng thời MIC kinh doanh nhận và nhượng tái bảohiểm đầu tư vốn

Tên gọi đầy đủ: Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội

Tên tiếng anh: Military Insurance Corporation

Tên viết tắt: MIC

Trụ sở chính: 54 - Lê Văn Lương (kéo dài )- Trung Văn – Từ Liêm – Hà

Nội

Công ty Bảo hiểm Quân đội- MIC Thăng Long

Ngay sau khi chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy Tổng công ty Cổ phần Bảohiểm Quân đội, MIC đã được Bộ Tài chính cấp giấy phép điều chỉnh số 43/ GPĐC/KDBH ngày 29/6/2011 cho phép thành lập Công ty MIC Thăng Long có trụ sở tại

Trang 21

số 9 – đường Liễu Giai – Ba Đình – Hà Nội Là công ty thành viên thứ 20 mà Tổngcông ty thành lập sau hơn 3 năm hoạt động.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và ngành nghề kinh doanh.

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

- Ngay sau khi thành lập, MIC Thăng Long đã hoàn thiện bộ máy tổ chức, nhân

sự, phát triển các phòng kinh doanh khu vực Tây Hồ, Thanh Xuân, Đống Đa, Hai

Bà Trưng, Thạch Thất …Kết quả kinh doanh mà công ty đã đạt được như là:

Trang 22

- Khai thác được nhiều dự án, công trình bảo hiểm tài sản kỹ thuật lớn nhưTimes City, dự án làng Vincom Sài đồng, Long Biên, Hà Nội và nhiều dự án, côngtrình khác…

 Bảo hiểm con người phi nhân thọ: Bảo hiểm bồi thường cho người lao động;Bảo hiểm con người; Bảo hiểm tai nạn con người; Bảo hiểm sức khỏe toàn diện;Bảo hiểm học sinh; Bảo hiểm du lịch; Bảo hiểm khách du lịch trong nước;bảo hiểmngười nước ngoài du lịch Việt; Bảo hiểm người Việt Nam du lịch toàn cầu; Bảohiểm tai nạn thuyền viên

 Bảo hiểm hàng hóa: Bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu; Bảo hiểm hàng hóa nhậpkhẩu; Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa

 Bảo hiểm tàu, thuyền: Bảo hiểm tàu pha sông biển( tàu ven biển); TNDS tàupha sông biển bao gồm hàng hóa; Bảo hiểm tàu biển; Bảo hiểm P$I; Bảo hiểm thântàu biển; Bảo hiểm thân tàu biển – định hạn; Bảo hiểm cho rủi ro nhà thầu đóngtàu; Bảo hiểm rủi ro cho nhà thầu đóng tàu pha sông biển

 Bảo hiểm tài sản: Cháy và rủi ro đặc biêt; Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc; Bảohiểm cháy nổ tự nguyện; Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản

 Bảo hiểm hỗn hợp: Bảo hiểm tiền; Bảo hiểm nhà tư nhân

 Bảo hiểm trách nhiệm: Bảo hiểm trách nhiệm công cộng; Bảo hiểm tráchnhiệm sản phẩm; Bảo hiểm trách nhiệm của tư vấn và kiến trúc sư

Trang 23

Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển được triển khaichủ yếu ở phòng Hàng hải.

Nhiệm vụ của phòng Hàng hải:

 Hướng dẫn và chỉ đạo khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải nói chung baogồm bao hiểm thân tàu, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

 Kiểm tra và quản lí toàn bộ Đơn bảo hiểm hàng hải do công ty cấp

 Tổng hợp, báo cáo tổng kết công tác bảo hiểm hàng hải cho Tổng công ty

 Thông qua công tác quản lí, chỉ đạo, kiểm tra, phát hiện những yếu kém,thiếu sót từ đó có biện pháp khắc phục hợp lí

 Thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất, quản lí rủi ro trong bảohiểm hàng hải

 Tham mưu cho giám đốc xây dựng kế hoạch doanh thu cho các nghiệp vụbảo hiểm hàng hải

2.2 THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỂN CỦA VIỆT NAM.

2.2.1 Thực trạng bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển của Việt Nam

Lịch sử bảo hiểm hàng hóa XNK của Việt Nam đã có từ lâu Ngay từ khi thànhlập ngày 15/1/1965, Công ty bảo hiểm Việt Nam đã bảo hiểm cho hàng hóaXNKcủa nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa.Tuy nhiên cho đến nay, hoạt độngbảo hiểm cho hàng hóa XNK do các công ty bảo hiểm Việt Nam tiến hành vẫn còn

ở mức hạn chế, tốc độ tăng trưởng vẫn chưa cao, có giai đoạn theo chiều hường đixuống Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước năm 2010 đạt 71,6 tỷ USD, kimngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 84 tỷ USD Mặc dù kim ngạch hàng hóa XNKcómức tăng trưởng cao (tương ứng là 25,5% và 20,1% so với năm 2009) nhưng cácdoanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam mới chỉ bảo hiểm được khoảng 5% tổng kimngạch hàng xuất khẩu và 33% kim ngạch hàng nhập khẩu Hàng hóa trong quátrình vận chuyển gặp phải rất nhiều rủi ro có thể dẫn đến tổn thất Khi đó, việc yêucầu người vận chuyển bồi thường cũng không dễ dàng Vì vậy, mua bảo hiểm là

Trang 24

cần thiết để chuyển rủi ro cho công ty bảo hiểm Theo số liệu thống kê của Hiệphội Bảo hiểm Việt Nam, tính đến cuối năm 2010, tổng doanh thu thị trường bảohiểm hàng hóa Việt Nam đạt 1.243 tỷ đồng, tăng trên 27,38% so với cùng kỳ nămtrước, đóng góp khoảng trên 7% trong tổng phí bảo hiểm gốc toàn thị trường, tỷ lệbồi thường tương đối thấp là 28,13% Về cục diện thị trường, nhóm có thị phần dẫnđầu gồm Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, PJICO đang chiếm khoảng 61%, nhóm tiếptheo gồm BIC, MIC, ABIC, Bảo Long, SamsungVina, VIA, UIC, SVIC chiếmkhoảng 25,8%, các doanh nghiệp còn lại chiếm 13,2% Mặc dù được cho là nghiệp

vụ mang lại lợi lớn cho doanh nghiệp bảo hiểm nhưng những năm gần đây, thịtrường chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các công ty bảo hiểm nước ngoài

*Nguyên nhân của tình trạng trên là do:

Thứ nhất, là do hoạt động XNK của nước ta chủ yếu áp dụng phương thức XK

theo giá FOB và NK theo giá CIF Với các phương thức XNK trên đã hạn chế khảnăng ký kết của các công ty bảo hiểm Việt Nam Tại các nước phát triển, khi giaohàng – tức là khi XK hàng hóa – người bán thường tìm mọi cách thường tìm mọicách để giao hàng với điều kiện tiền hàng + bảo hiểm + cước, còn gọi là bán giátheo CIF Điều đó có nghĩa là người bán ( người XK )giao hàng cho người muatrên tàu của người bán, tại cảng của nước người mua ( người NK).Khi mua hàng(NK), người mua lại luôn luôn đám phán để mua hàng theo điều kiện giao hàngtrên tàu còn gọi là mua hàng theo giá FOB Ở nước ta, phần lớn các doanh nghiệpkinh doanh XNK đang thực hiện theo phương thức ngược lại Khi xuất khẩu, cácdoanh nghiệp Việt Nam giao hàng theo giá FOB, tức là giao hàng cho bên mua trêntàu của bên mua trên tàu của bên mua tại cảng Việt Nam Khi mua hàng, phần lớndoanh nghiệp của VN lại nhận hàng của bên bán trên tàu của bên bán tại cảng VN

Đó là tập quán kinh doanh ở VN đã hình thành từ rất lâu vẫn tồn tại cho đến nay,việc thay đổi tập quán cũ này khó thực hiện trong một sớm một chiều Như vây, đốivới hoạt động NK, nếu nhập theo giá CIF, quyền vận tải và quyền baỏ hiểm thuộc

về nhà bảo hiểm nước ngoài Với các quyền đó, đối tác nước ngoài tùy ý thuê tàu

Trang 25

và mua bảo hiểm Theo lẽ thường họ ký hợp đồng với các công ty bảo hiểm nướcngoài vì thế có điều kiện phát triển hơn.

Thứ hai, năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam nhất là

khả năng về vốn còn nhiều hạn chế, chưa mang tầm quốc tế Thêm vào đó, trình độcán bộ làm công tác bảo hiểm nói chung còn bất cập so với đòi hỏi của thị trường

mà còn non yếu so với mặt bằng thế giới Theo đánh giá khách quan, các nhà XNKnước ngoài chưa thực sự yên tâm khi mua bảo hiểm của Việt Nam và điều này làmgiảm sức thuyết phục khi các nhà đàm phán ngoại thưowng yêu cầu đối tác nướcngoài trao cho ta quyền mua bảo hiểm

Thứ ba, các DN XNK thừa nhận, họ thiếu sự liên kết chặt chẽ với nhau, cũng

như liên kết với các nhà bảo hiểm trong nước, nên thường yếu thế khi đàm phánvới nước ngoài về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu Trong lúc thị trường cònchưa phát triển vững mạnh, các đơn vị bảo hiểm trong nước mong muốn có những

hỗ trợ hợp lí của Nhà nước, cũng để tăng nguồn thu quốc gia Hiện nay, khó thamgia trực tiếp vào thị trường hàng XNK vì chính những doanh nghiệp bảo hiểmtrong nước đang làm đại lí cho một số công ty bảo hiểm nước ngoài, để họ thu tiền

từ thị trường Việt Nam

Thứ tư, Bảo hiểm hàng hóa XNK là loại hình bảo hiểm có tính cạnh tranh quốc

tế và dựa trên quan hệ bạn hàng lâu dài Trong điều kiện năng lực tài chính chưa đủlớn, kinh nghiệm chưa nhiều…việc thuyết phục khách hàng, đặc biệt là khách hàngthuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tham gia bảo hiểm tại các doanh nghiệpbảo hiểm trong nước là không dễ dàng Mặt khác, một bộ phận đáng kể luợng hànghóa nhập khẩu theo các chương trình vay nợ, viện trợ từ nguồn ODA, mà thôngthường tổ chức viện trợ sẽ chủ động trong việc thu xếp bảo hiểm Điều này khiếncho việc bảo hiểm hàng nhập tại các DNBH trong nước gặp không ít khó khăn.Hơn nữa, chất lượng dịch vụ của đội tàu Việt Nam chưa cao, trong khi giá cước lạicao nên chưa có sức cạnh tranh Mặc dù vận chuyển bằng đường biển chiếm 80%

Trang 26

tổng nhu cầu vận tải hàng hóa XNK nhưng đội tàu trong nước nhận được ít hợpđồng vận tải (chỉ khoảng 13%) còn lại do nước ngoài thực hiện.

Bên cạnh những khó khăn trên thì sự tăng trưởng về hàng hóa XNK của nước tatrong những năm vừa qua đã cho thấy đây là một thị trường tiềm năng về bảo hiểmhàng hóa XNK vận chuyển nói chung và vận chuyển bằng đường biển nói riêngcho các doanh nghiệp bảo hiểm Nhận thấy rõ được điều này, cán bộ quản lí cũngnhư nhân viên của công ty bảo hiểm MIC- Thăng Long đang từng bước nâng caocông tác khai thác nghiệp vụ này nhằm mang lại lợi ích lớn cho công ty

2.3 THỰC TRẠNG KHAI THÁC BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI MIC- THĂNG LONG.

2.3.1 Quy trình khai thác

Quy trình khai thác bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển nóiriêng cũng như quy trình khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm khác tại công ty nóichung căn bản được thực hiện theo các bước sau:

Sơ đồ 3: Quy trình khai thác bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển ở MIC

Trang 27

Bước 1: Thu thập thông tin và tìm hiểu nhu cầu bảo hiểm của khách hàng

Thu thập thông tin và tìm hiểu nhu cầu bảo hiểm của khách hàng

Phân tích, đánh giá rủi ro

Xem xét đề nghị bảo hiểm

Kết thúc thông báo cho KH

Theo dõi và chăm sóc khách hàngCấp giấy chứng nhận BH, HĐBH Phụ lục hợp đồng

Trang 28

- KTV chủ động tìm nguồn khách hàng thông qua các nguồn thông tin khácnhau như: phương tiện đại chúng; các cơ quan, đơn vị có liên quan đến hoạt độngXNK hàng hóa như: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hải quan,Ngân hàng, các đơn vị vận tải và giao nhận; các đơn vị đầu mối hoặ trực tiếp thựchiện việc kinh doanh XNK hàng hóa như: Các Bộ, Tổng Công ty, Công ty XNK…Ngoài ra KTV tìm nguồn khách hàng qua hệ thống đại lí, qua môi giới.

- Xử lý ban đầu của KTV khi nhận được thông tin từ khách hàng là tìm hiểuthêm các thông tin về nguồn vốn, khả năng tài chính, khả năng tham gia bảo hiểmcủa khách hàng…và kê khai chi tiết các thông tin cần thiết theo đúng mẫu của côngty

-KTV tiếp cận khách hàng công ty tiếp cận khách hàng dưới hai hình thức làtiếp cận trực tiếp hoặc gửi thư và tài liệu giới thiệu về công ty Trong đó hình thứctiếp xúc trực tiếp với khách hàng là hình thức mà KTV của công ty lựa chọn nhiềunhất Trước khi tiếp cận khách hàng KTV tìm hiểu các thông tin về khách hàngnhư: tên, địa chỉ, điện thoại, ngành nghề kinh doanh, thời gian hoạt động, bộ phậnhoặc các cá nhân có quyền quyết định vấn đề mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhậpkhẩu

- Khi đến gặp khách hàng KTV chuẩn bị các tài liệu như: Quyển giới thiệu vềcông ty, tờ rơi giới thiệu tóm tắt về nghiệp vụ, biểu phí hàng hóa(chủ yếu tập trungvào mặt hàng mà khách hàng đang kinh doanh) …

- Sau khi tiếp cận khách hàng, trên cơ sở các thông tin mà khách hàng cungcấp sau buổi gặp KTV tiếp tục bám sát khách hàng, chủ động liên hệ kịp để nắmbắt được nhu cầu bảo hiểm của khách hàng

Bước 2: Phân tích,đánh giá rủi ro

Trên cơ sở các thông tin có được thông qua việc tiếp cận và nắm bắt nhu cầu bảohiểm của khách hàng, KTV phân tích trên cơ sở các nội dung:

- Ngành nghề và lĩnh vực hoạt động, kinh doanh, khả năng tài chính củakhách hàng, kinh nghiệm xuất nhập khẩu, loại hàng XNK chủ yếu, tổng kimnghạch XNK hàng năm,kim ngạch dự kiến mua bảo hiểm, yêu cầu khách hàng vềdịch vụ đang khai thác(phạm vi bảo hiểm, điều kiện điều khoản, phương thức thanhtoán, phương thức bồi thường )

- KTV đánh giá rủi ro dựa trên các chứng từ liên quan gồm: Bộ chứng từ hànghóa: xem xét phương thức xếp hàng, phương thức đóng gói, phương thức giao

Trang 29

nhận, số lần chuyển tải, thời gian vận chuyển; Bộ chứng từ hàng hóa: xem xétphương thức xếp hàng, phương thức đóng gói, phương thức giao nhận, số lầnchuyển tải, thời gian vận chuyển; phương tiện chuyên chở: giấy đăng kiểm, Bảohiểm P$I, hợp đồng thuê tàu ….

- Trường hợp nhận bảo hiểm cho các lô hàng rời, hàng đóng bao vận chuyển,việc đánh giá rủi thực hiện bằng văn bản dưới hình thức Bản đánh giá rủi ro mức

vận chuyển

Phương tiện vận chuyển bằng đường biển Trung bình

Bước 3: Xem xét đề nghị bảo hiểm

- Khi có được thông tin của khách hàng, KTV tiến hành xem xét kiểm tra,đánh giá lại các thông tin mà khách hàng vừa cung cấp, xem đã đầy đủ và chínhxác chưa Công ty MIC- Thăng Long quy định trong trường hợp khi viết giấy yêucầu bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm chưa có đầy đủ thông tin về chuyếnhàng, số biên lai, kỹ mã hiệu của hàng, trọng lượng, số kiện thì vẫn chấp nhận bảohiểm nhưng yêu cầu khách hàng phải bổ sung ngay khi nhận được thông báo Nếukhai thiếu một trong các yếu tố cơ bản như: Tên hàng, số tiền hiểm, số hợp đồng

Trang 30

hoặc số L/C, điều kiện bảo hiểm…thì yêu cầu khách hàng điền đầy đủ mới chấpnhận bảo hiểm.

- Trong trường hợp tàu vận chuyển nguyên chuyến, KTV yêu cầu khách hàngcung cấp tên tàu, quốc tịch tàu, năm đóng để biết tuổi tàu, nếu tàu già thì phải thuthêm phụ phí như đã quy định Trường hợp dịch vụ khai thác lớn, tính kỹ thuậtphức tạp hoặc trên phân cấp thì KTV thông báo với lãnh đạo phòng, công ty xin ýkiến

- Bên cạnh việc xem xét giấy yêu cầu bảo hiểm, KTV còn xem xét đến cácchứng từ khác có liên quan như: Vận tải đơn, hoá đơn thương mại, thư tín dụng, sốhợp đồng vận chuyển…

- Sau bước kiểm tra, nếu thấy giấy yêu cầu bảo hiểm và các chứng từ kháckhông hợp lệ, không có căn cứ để cấp đơn thì KTV từ chốí ngay bằng cách lậpcông văn từ chối và gửi fax hoặc qua đường bưu điện và có lời giải thích đầy đủ

Bước 4: Đàm phán và chào phí

- Trên cơ sơ các thông tin khách hàng cung cấp, kết hợp với báo cáo đánh giárủi ro và chính sách khách hàng, cán bộ khai thác xem xét đề nghị bảo hiểm Từ đóKTV sẽ đưa ra tỷ lệ phí bảo hiểm dự kiến với đối tượng bảo hiểm này và lập mộtbản chào phí tới khách hàng Đây là giai đoạn quan trọng, nó ảnh hưởng tới quyếtđịnh tham gia bảo hiểm của khách hàng Do vậy, bản chào phí được KTV trình bàytheo một bố cục rõ ràng, đầy đủ các chi tiết mà khách hàng muốn biết như tỷ lệ phí,tương ứng với mức phí đó thì quyền lợi bảo hiểm mà người bảo hiểm nhận được,kéo theo là điều kiện bảo hiểm gì…

- Với những dịch vụ có giá trị lớn, khách hàng lớn, tính kỹ thuật phức tạp,KTV đề xuất với lãnh đạo phương án đàm phán Phí bảo hiểm đã chào cho kháchhàng nhưng chưa được chấp nhận thì tùy từng trường hợp, lãnh đạo sẽ có cuộc gặpkhách hàng hoặc tính toán lại phí cho phù hợp

Trang 31

- Việc đàm phán có thể tiến hành trong nhiều ngày và liên quan đến nhiềuphòng cho đến khi khách hàng đồng ý hoặc không chấp nhận những điều kiện màcông ty đưa ra.

- Trong quá trình đàm phán, các yếu tố liên quan như quy tắc, biểu phí, hồ sơ

về khách hàng, chính sách khách hàng, phí của nhà tái bảo hiểm sẽ được lãnh đạoxem xét để đưa ra mức phí phù hợp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đảm bảohoạt động kinh doanh

- Lãnh đạo chấp nhận bảo hiểm trên cơ sở khách hàng chấp nhận phí và điềukiện của công ty

- Đối với các dịch vụ trên phân cấp thì cán bộ trong công ty cần chú ý:

 .Trường hợp dịch vụ lớn, vượt quá trách nhiệm được phân cấp theo nghiệp vụ đốivới đơn vị cơ sở như: bảo hiểm hàng hóa có số tiền bảo hiểm vượt quá 4.000.000USD/đơn bảo hiểm thì P.KD phải có công văn về P.HH công ty xin ý kiến chỉ đạo.Nội dung của công văn do lãnh đạo chi nhánh ký gồm những điểm chính về: Sốliệu khách hàng, ý kiến phân tích, đề xuất hướng giải quyết nhằm đáp ứng khôngchỉ nhu cầu của khách hàng mà còn đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả củacông ty

 .P.HH phải có trách nhiệm xem xét, phân tích ý kiến đề xuất của P.KD để đưa ra ýkiến của mình, nếu chưa đủ cơ sở quyết định thì có thể thu thập thêm thông tin từP.KD hoặc lấy thông tin từ bên ngoài Nếu các yêu cầu nằm trong thẩm quyển củaP.HH, lãnh đạo P.HH có quyền quyết định và xuất trình TGĐ xét duyệt

 .Trường hợp giá trị tham gia bảo hiểm lớn, mức trách nhiệm cao, P.HH làm tờ trìnhphương án giải quyết/yêu cầu thu xếp bảo hiểm gửi P.TBH kèm theo hồ sơ tàu đểthu xếp tái bảo hiểm theo quy định và báo cáo TGĐ xin ý kiến chỉ đạo Sau khiTGĐ có ý kiến chỉ đạo và/hoặc có xác nhận của P.TBH, P.HH sẽ thông báo choP.KD để tiến hành đàm phán, chào phí và/hoặc từ chối bảo hiểm

Bước 5: Chấp nhận bảo hiểm

Trang 32

Khi khách hàng chấp nhận bản chào phí, KTV đề nghị khách hàng gửi Giấy yêucầu bảo hiểm hoàn chỉnh cho công ty Giấy yêu cầu bảo hiểm là một bằng chứng và

cơ sở pháp lý thể hiện ý chí của khách hàng về việc đồng ý tham gia bảo hiểm và làmột bộ phận cấu thành HĐBH Sau khi nhận được thông báo đồng ý tham gia bảohiểm của khách hàng, KTV chuẩn bị HĐBH/ĐBH/GCNBH.Trước khi cấp HĐBH/ĐBH/GCNBH KTV tiến hành lấy số HĐBH/ĐBH/GCNBH theo quy định SốHĐBH/ĐBH/GCNBH được ghi vào sổ chi tiết bảo hiểm của công ty

Bước 6: Cấp HĐBH/ĐBH/GCNBH, lập phụ lục HĐBH

Sau khi nhận được thông báo đồng ý tham gia bảo hiểm của khách hàng, cán bộkhai thác chuẩn bị hợp đồng bảo hiểm

Các bước công việc mà KTV thực hiện trước khi phát hành ĐBH/ HĐBH

- Xem xét, kiểm tra giấy yêu cầu bảo hiểm

- Xem xét phân cấp

- Kiểm tra lại lịch tàu, phương tiện vận chuyển: cờ tàu, tuổi tàu và xếp hạngtàu, quản lí tàu, chủ tàu, thông tin về Hội bảo hiểm P$I mà tàu đang tham gia, hànhtrình hiện tại của tàu, tùy từng loại hàng dự kiến nhận bảo hiểm và loại tàu chuyênchở mà KTV có thể tìm hiểu các thông tin khác như: dung tích tàu, trọng tải tàu,mớn nước tàu

Các bước KTV thực hiện khi cấp ĐBH/HĐBH

- Kiểm tra thông tin

 Bao gồm toàn bộ nội dung của phần công việc kiểm tra yêu cầu bảo hiểmtrước khi ký Đơn / Hợp đồng bảo hiểm gồm: kiểm tra các chứng từ, đối chiếu phâncấp, thông báo tái bảo hiểm, điều tra tàu

 Lấy số đơn bảo hiểm theo quy định của Công ty

- Xác định quy tắc, điều kiện bảo hiểm

 Điều kiện, điều khoản trong Đơn bảo hiểm thường bao gồm: Quy tắc bảohiểm chính, các rủi ro phụ bán kèm theo Quy tắc bảo hiểm chính, điều kiện về tàu,

Trang 33

điều kiện về giới hạn trách nhiệm, các sửa đổi bổ sung và / hoặc Phụ lục trong đó:Quy tắc bảo hiểm chính là phần không thể thiếu của hợp đồng bảo hiểm.

- Tính số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm

Cách tính số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm:

+ Tính số tiền bảo hiểm

Hàng nhập: Theo đề nghị của khách hàng nhưng tối đa không quá 110%CIF

Hàng xuất: là số tiền trên hóa đơn * 110 %

Đối với hàng cũ: cần đánh giá giá trị bảo hieerm sát với giá trị thị trườnghoặc theo khấu hao để có cơ sở giải quyết

 Phụ phí: Gồm các loại phí cơ bản sau:

o Phí chiến tranh, đình công: theo biểu phí của công ty

o Phí tàu già : theo biểu phí của công ty

o Phí cho rủi ro hoặc các sửa đổi bổ sung

o Phí cho 01 rủi ro phụ = 40%(Ra – Rc)

(Ra là tỷ lệ phí của mặt hàng đó khi tham gia bảo hiểm Điều kiện A;

Trang 34

Rc là tỷ lệ phí của mặt hàng đó khi thamgia bảo hiểm Điều kiện C).

Đối với khách trước đây đã tham gia bảo hiểm ở công ty bảo hiểm khác thì KTVtìm hiểu kỹ các thông tin về tình hình tổn thất, thanh toán phí bảo hiểm và tình hìnhtài chính của chủ tàu Mặt khác, với tàu đã tham gia bảo hiểm tại chi nhánh trướcđây thì sử dụng điều kiện, điều khoản và phí bảo hiểm như đã áp dụng Trường hợp

tỷ lệ bồi thường năm trước trên 80%/tổng phí hoặc dưới 30%/ tổng phí thì cần tănghoặc giảm phí bảo hiểm cho phù hợp Nếu khách hàng còn nợ phí hoặc không cókhả năng trả phí thì không nhận bảo hiểm

- Phát hành đơn bảo hiểm và các chứng từ đi kèm

Bước 7) Thu phí bảo hiểm và quản lý hợp đồng

- Thu phí là một việc làm quan trọng đối với cán bộ khai thác, nó tác độngtrực tiếp đến kế hoạch thu phí, tiến độ khai thác, đặc biệt là nó quyết định đếndoanh thu cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty

- Hiện nay ở MIC hình thức thu phí rất linh hoạt, có thể thu trực tiếp theo hoáđơn hoặc thu qua chuyển khoản Đối với những khách hàng đang gặp khó khăntrong kinh doanh và có văn bản chứng minh được điều đó thì công ty sẽ áp dụnghình thức “giãn nợ phí” cho khách hàng nợ phí trong một thời gian nhất định Việcnày có ý nghĩa thể hiện sự quan tâm thực sự của công ty MIC Thăng Long đối vớikhách hàng và cho khách hàng thấy rằng công ty luôn là người ban đồng hành của

họ trên con đường kinh doanh Từ đó sẽ tạo được sự tin tưởng và sự gắn bó lâu dàicủa khách hàng đối với công ty

- Hết thời hạn thỏa thuận mà khách hàng vẫn chưa nộp phí bảo hiểm thì cầndục khách hàng nộp phí (qua fax, điện thoại, điện tín, công văn)

- Ngoài nhiệm vụ thu phí bảo hiểm, trong thời hạn hợp đồng cán bộ khai tháccòn phải đảm nhận các công việc tiếp theo như: quản lý hợp đồng, sửa đổi bổ sungcác điều kiện bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm… theo yêu cầu của khách hàng và theothực tế phát sinh

Bước 8: Theo dõi thực hiện và chăm sóc khách hàng

Trang 35

HĐBH/ ĐBH/GCNBH phải được vào sổ thống kê của P.KD tùy thuộc vào hiệulực của HĐBH/ĐBH/GCNBH Thời gian lưu tối thiểu là 05 năm tại P.KD.

Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, KTV thường xuyên quan tâm tìm hiểu nhucầu, mong muốn và ý kiến của khách hàng để có thể đáp ứng kịp thời cũng như đểtìm hiểu thêm các dự án mới của khách hàng

2.3.3 Đánh giá công tác khai thác bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển tại công ty MIC- Thăng Long.

2.3.3.1 Kết quả khai thác nghiệp vụ

Hiện nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam có doanh nghiệp bảo hiểm tồn tại dướicác hình thức: công ty Nhà nước, công ty liên doanh, cổ phần và 100% vốn nướcngoài hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, trong đó hơn 20 doanhnghiệp cung cấp sản phẩm bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển Mặc dù ra đời sau nhưng MIC – Thăng Long biết lợi thế của mình là có thể tậndụng những kinh nghiệm của những người đi trước để tìm ra những thiếu sót củađối thủ cạnh tranh, đưa ra những bước đi đúng đắn cho mình, áp dụng thành tựukhoa học kỹ thuật hiện đại vào quá trình khai thác, chú trọng vào việc sửa đổi và bổsung để quá trình khai thác luôn phù hợp với thực tiễn, gọn nhé và hiệu quả hơn…Với thời gian hoạt động chưa lâu, song từ khi thành lập đến nay công ty đã thu đượcnhững kết quả đáng khích lệ Trong quá trình kinh doanh tuy gặp không ít khó khănnhưng nhờ sự giúp đỡ từ phía Tổng công ty và sự quyết tâm của ban lãnh đạo cho đếnnay MIC Thăng Long đang từng bước khẳng định mình trên thị trường bảo hiểm phinhân thọ Việt Nam Trong thời gian tới, toàn thể cán bộ công ty cùng nhau nỗ lực hếtmình để đưa công ty ngày một phát triển lớn mạnh, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầucủa khách hàng bảo hiểm.Có thể nhìn lại những kết quả mà Công ty đã đạt được trongthời gian hoạt động

 Về việc thực hiện doanh thu kế hoạch của Tổng công ty

Bảng 2: Bảng tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2011 Đơn vi: VNĐ

Trang 36

7 MIC – Quảng Ninh 17.070.031.377 138%

9 MIC – Hải Dương 11.869.092.456 79%

11 MIC – Thái Nguyên 9.561.040.506 74%

(Nguồn: Tổng công ty bảo hiểm cổ phần quân đội MIC)

MIC – Thăng Long là công ty thành viên thứ 20 của Tổng công ty, mới tham giavào thị trường bảo hiểm vào năm 2011 Ra đời trong điều kiện thị trường bảo hiểmcạnh tranh gay gắt, công ty đã gặp rất nhiều khó khăn Do đó, việc hoàn thành kếhoạch doanh thu của tổng công ty là 88 % là điều dễ hiểu Tuy doanh thu thực hiệnchưa đánh giá một cách đúng đắn và đầy đủ về hoạt động hiệu quả của công tynhưng so với các công ty trong cùng Tổng công ty thì tỷ lệ hoàn thành kế hoạchcủa doanh thu của công ty MIC – Thăng Long là khá cao Doanh thu của công tyđứng thứ 3 trong 24 đơn vị trực thuộc của Tổng công ty Doanh thu đạt được là30.053.904.837 VNĐ đứng sau doanh thu của MIC- Hà Nội (42.151.915.791VNĐ)

và doanh thu của MIC- Hồ Chí Minh (37.852.116.088 VNĐ)

 Về doanh thu bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển

Bảng 3: Doanh thu bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển

trọng

Trang 37

BH hàng hóa XK vận chuyển bằng đường biển 18 866 578 1.86%

BH hàng hóa NK vận chuyển bằng đường biển 995 465 592 98.14%

( NGUỒN: Báo cáo doanh thu bảo hiểm gốc công ty MIC – Thăng Long )Trong năm 2011, doanh thu từ kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vậnchuyển bằng đường biển đạt 1 014 332 170 VNĐ Nhìn vào bảng ta thấy, tỉ trọngdoanh thu từ bảo hiểm hàng hóa NK rất cao lên tới 98.14% với doanh thu là 995

465 592 VNĐ.Trong khi đó, doanh thu của bảo hiểm hàng hóa XK chỉ chiếm1.86% Sự chênh lệch này xuất phát từ thực trạng bảo hiểm hàng hóa XNK của thịtrường bảo hiểm Việt Nam như đã phân tích ở trên

 Cơ cấu bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển

Bàng 4: Cơ cấu nghiệp vụ bảo hiểm công ty MIC-Thăng Long

(Nguồn: Báo cáo doanh thu bảo hiểm gốc công ty MIC – Thăng Long)

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyểnbằng đường biển chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu của công ty Bảohiểm xe cơ giới và bảo hiểm tài sản kỹ thuật là những sản phẩm truyền thống củangành bảo hiểm và nhu cầu bảo hiểm càng ngày càng phát triển nên doanh thumang lại cho công ty luôn đứng ở vị trí cao Dẫn đầu trong toàn bộ doanh thu làbảo hiểm kĩ thuật với doanh thu đạt được trong năm là 12 692 761 191VNĐ(42.23%), tiếp đến là doanh thu từ bảo hiểm xe cơ giới với 6 670 181 398VNĐ(22.19%), doanh thu từ nghiệp vụ bảo hiểm này chỉ đạt 1 014 332 170

Trang 38

VNĐ( 3.37% tổng doanh thu) Có thể cho rằng bảo hiểm hàng hóa XNK chưa phải

là nghiệp vụ thế mạnh của công ty Đây không phải là tình hình riêng của công tyMIC- Thăng Long mà là xu hướng chung của các doanh nghiệp bảo hiểm đã hoạtđộng lâu năm trên thị trường

Bảng 5 : Doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển tại công ty MIC- Thăng Long

Công ty bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2011 Mặc dù mới gia nhậpthị trường nhưng được sự hỗ trợ từ phía Tổng công ty và sự cam kết làm việc mộtcách hết mình của các thành viên mà trong quý đầu tiên đi vào hoạt động, doanhthu về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đưòng biển thu được là420,54 triệu đồng của 126 đơn bảo hiểm với doanh thu phí bình quân là 3.34 triệuđồng / đơn Con số này chưa lớn nhưng cũng là một kết quả đáng khích lệ chonhững nỗ lực của công ty trong ngày đầu gia nhập thị trường Đến quý IV của năm

2011, công ty đã dần quen với thị trường nên doanh thu đã có sự tăng lên đáng kể

So với quý III thì quý IV tăng lên 41.2% Phí bình quân/đơn bảo hiểm cũng tănglên Như vậy, MIC- Thăng Long đã vượt qua 2 quý đầu tiên (cũng là năm đầu tiên

đi vào hoạt động) với một kết quả chưa phải là cao nhưng phần nào thể hiện được

Trang 39

sự cố gắng thực sự của công ty và đánh dấu một sự khởi đầu tốt đẹp cho chặngđường phát triển tiếp theo.

Bước sang năm 2012, doanh thu từ nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vậnchuyển bằng đường biển giảm một cách rõ rệt so với quí trước Vì vậy công ty phảichú trọng hơn nữa công tác khai thác để đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch doanhthu về nghiệp vụ bảo hiểm này

 Quy trình khai thác bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biểnđược thực hiện một cách trình tự theo những bước đã nêu trên Phần lớn các KTVcủa công ty đã thực hiện tốt quy trình trên, cũng như quy trình phân cấp Đặc biệt

là khâu theo dõi và quản lí HĐBH, công ty đã xây dựng phần mềm riêng Điều này

đã giúp cho công tác theo dõi việc thực hiện các cam kết của người bảo hiểm vàngười được bảo hiểm một cách đầy đủ và kịp thời

 Tại công ty việc tiêu thụ sản phẩm bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyểnbằng đường biển không chỉ được ‘khoán’ ở mỗi phòng Hàng hải và những phòngkinh doanh trực thuộc phòng mà đuợc thực hiện ở tất cả các phòng của công ty baogồm: phòng Phi Hàng hải, phòng Tài sản Kỹ thuật Việc làm này đã giúp cho công

ty tăng doanh thu cũng như mở rộng được đối tượng khách hàng của mình

 Công ty có những khách hàng lớn, với nhu cầu bảo hiểm hàng hóa vậnchuyển trong năm về bảo hiểm hàng hóa rất lớn như: Công ty Huyndai ThànhCông Việt Nam, Công ty cổ phần công nghệ Viễn Thông – Tin học COMIT-CORP, Công ty cổ phần phát triển hạ tầng An Phát,…

 Chủng loại hàng hóa mà công ty nhận bảo hiểm là hàng điện tử, máy móc,thiết bị viễn thông, xe cơ giới nguyên chiếc, đồ dân dụng, muối, đất đá, xi măng Như vậy, trong khoảng thời gian mới hoạt động không lâu nhưng MIC ThăngLong đã phần nào khẳng định được vị thế của mình trên thị trường và đã thu đượcnhững kết quả đáng khích lệ trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong khaithác bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển nói riêng Tuy nhiêndoanh thu của nghiệp vụ này còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu của

Trang 40

công ty Đây là vấn đề mà công ty cần phải xem xét lại, tìm ra những tồn tại để cógiải pháp khắc phục cũng như chiến lược phát triển trong thời gian tới.

2.3.3.2 Những tồn tại trong hoạt động khai thác bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển tại MIC Thăng Long.

Trong thời gian đầu tham gia hoạt động, doanh thu phí bảo hiểm từ nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển của công ty bảo hiểm MIC –

Hà Nội là 250 triệu đồng với số đơn bảo hiểm là 48 đơn, doanh thu phí bình quân trên đơn là 5.4 triệu đồng /đơn Đến năm 2011 DT từ nghiệp vụ này của MIC Hà Nội đạt được là 2247 triệu đồng với 401 đơn bảo hiểm Doanh thu tính trên một đơn bảo hiểm MIC Hà Nội là 5.6 triệu đồng/đơn Năm 2011 cũng là năm đầu tiên tham gia hoạt động của MIC- Thăng Long, kết quả đạt được từ nghiệp vụ này là 1

014 triệu đồng với 292 đơn bảo biểm, doanh thu phí bình quân là 3.47 triệu đồng /đơn

Với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty cùng với sự hỗ trợ từphía Tổng công ty mà trong thời gian hoạt động vừa qua, MIC Thăng Long đã đạtđược những kết quả đáng khích lệ ở trên trong việc khai thác bảo hiểm hàng hoáXNK vận chuyển bằng đường biển Tuy nhiên, song song với những thành quả đạtđược thì trong công tác khai thác bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đườngbiển tại MIC Thăng Long( phí bình quân/đơn bảo hiểm chưa cao) Đó là

Bảng 6: Doanh thu bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển tại MIC- Hà Nội và MIC- Thăng Long.

Doanh thu /1 đơn

bảo hiểm

Những tồn tại đó là :

Ngày đăng: 11/01/2016, 23:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w