1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất

219 706 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 219
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Luận văn về hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất

Trang 1

Thời gian thực hiện : Tháng 08/2008 – 12/2008

Cơ quan chủ trì : UBND Huyện Thống Nhất

Cơ quan quản lý nhiệm vụ : Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thống Nhất

Cơ quan thực hiện : Chi cục Bảo vệ môi trường Tp.HCM - HEPA

Thư ký : ThS Nguyễn Trọng Khanh

Danh sách cán bộ tham gia thực hiện chính :

1 Nguyễn Đinh Tuấn PGS.TS Hiệu phó Trường Cao Đẳng TN&MT

TP.HCM

Trang 2

Chương 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 SỰ CẦN THIẾT 1

1.2 MỤC TIÊU 3

1.3 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3

Chương 2: KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, KINH TẾ -XÃ HỘI HUYỆN THỐNG NHẤT TỈNH ĐỒNG NAI 4

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 4

2.1.1 Vị trí địa lý 4

2.1.2 Địa hình 7

2.1.3 Thổ nhưỡng 7

2.1.4 Điều kiện khí hậu 8

2.1.5 Chế độ thủy văn 9

2.2 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 9

2.2.1 Tài nguyên đất 9

2.2.2 Tài nguyên rừng 11

2.2.3 Tài nguyên nước 11

2.2.4 Tài nguyên khoáng sản 12

2.2.5 Cảnh quan môi trường 13

2.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI 14

2.3.1 Khái quát tăng trưởng kinh tế, xã hội: 14

2.3.2 Kinh tế 15

2.3.3 Cơ sở hạ tầng 19

2.3.4 Thực trạng xã hội: 21

Chương 3: HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HUYỆN THỐNG NHẤT 29

3.1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 29

3.1.1 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước 29

3.1.2 Hiện trạng môi trường nước mặt 32

3.1.3 Hiện trạng môi trường nước dưới đất 33

3.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ TIẾNG ỒN 35

3.2.1 Các nguồn gây ô nhiễm 35

3.2.2 Vị trí và các chỉ tiêu đo đạc 35

3.2.3 Hiện trạng môi trường không khí 36

3.3 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 37

3.3.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn tại huyện Thống Nhất 37

3.3.2 Thành phần CTR phát sinh 38

3.3.3 Khối lượng chất thải rắn phát sinh: 39

3.3.4 Hiện trạng lưu giữ Chất thải rắn 40

3.3.5 Công tác Quản lý, thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn 41

Trang 3

3.6 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 47

3.6.1 Hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Thống Nhất 47

3.6.2 Các vấn đề môi trường chủ yếu trong nông nghiệp 49

3.7 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC KHAI THÁC KHÓANG SẢN 54

3.7.1 Hiện trạng thăm dò, cấp phép hoạt động khoáng sản 54

3.7.2 Sản lượng khai thác khoáng sản thực tế 55

3.7.3 Hiện trạng môi trường khu vực khai thác khoáng sản 56

3.8 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HUYỆN THỐNG NHẤT 57

3.8.1 Bộ máy quản lý môi trường tại huyện Thống Nhất 57

3.8.2 Chức năng và Quyền hạn của phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thống Nhất 57

3.8.3 Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ các cán bộ quản lý 58

3.8.4 Công tác quan trắc môi trường 59

3.9 HIỆN TRẠNG NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 59

3.9.1 Phạm vi và đối tượng thực hiện 59

3.9.2 Mục tiêu điều tra 59

3.9.3 Nội dung điều tra 59

3.9.4 Thời gian thực hiện 60

3.9.5 Kết quả điều tra 60

3.9.6 Đánh giá 62

Chương 4: NỘI DUNG QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI HUYỆN THỐNG NHẤT TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 65

4.1 MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH 65

4.2 CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUY HOẠCH 66

4.2.1 Ngành nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản: 66

4.2.2 Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 72

4.2.3 Ngành dịch vụ 74

4.2.4 Quy hoạch các lĩnh vực văn hoá – xã hội 78

4.2.5 Dân số - lao động 81

4.2.6 Xây dựng kết cấu hạ tầng 83

4.2.7 An ninh quốc phòng 88

4.2.8 Tổ chức không gian lãnh thổ 89

Chương 5: NHỮNG THÁCH THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỐI VỚI HUYỆN THỐNG NHẤT TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 2010, 2020 91

5.1 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN GIỮA KINH TẾ - XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG HUYỆN THỐNG NHẤT TRONG TƯƠNG LAI 91

5.1.1 Áp lực của sự gia tăng dân số 92

5.1.2 Áp lực của đô thị hóa 92

5.1.3 Áp lực của phát triển công nghiệp 94

5.1.4 Áp lực của phát triển nông nghiệp 95

Trang 4

TRƯỜNG 97

5.2.1 Phân tích diễn biến, dự báo mức độ ô nhiễm môi trường không khí 97

5.2.2 Phân tích diễn biến, dự báo mức độ ô nhiễm môi trường nước 101

5.2.3 Phân tích diễn biến, dự báo mức độ ô nhiễm môi trường do chất thải rắn 105

5.2.4 Phân tích diễn biến, dự báo mức độ ô nhiễm suy thoái môi trường đất 108

Chương 6: XÂY DỰNG KẾ HOACH HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HUYỆN THỐNG NHẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 111

6.1 KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 111

6.1.1 Các vấn đề chủ yếu: 111

6.1.2 Mục tiêu quy hoạch 111

6.1.3 Giải pháp thực hiện: 112

6.1.4 Kế hoạch thực hiện: 113

6.2 KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC 117

6.2.1 Các vấn đề môi trường chủ yếu 117

6.2.2 Mục tiêu 118

6.2.3 Giải pháp thực hiện 118

6.2.4 Kế hoạch thực hiện và kinh phí dự kiến 125

6.3 KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 128

6.3.1 Các vấn đề môi trường chủ yếu 128

6.3.2 Mục tiêu quy họach 128

6.3.3 Giải pháp thực hiện 129

6.3.4 Kế hoạch thực hiện 142

6.4 KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP 144

6.4.1 Các vấn đề cần giải quyết 144

6.4.2 Mục tiêu chung: 144

6.4.3 Quy hoạch phát triển các ngành chủ lực 144

6.4.4 Kế hoạch thực hiện 149

6.5 KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN 154

6.5.1 Mục tiêu kế hoạch 154

6.5.2 Giải pháp thực hiện 154

6.5.3 Kế hoạch thực hiện 159

6.6 KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 163

6.6.1 Kế hoạch quản lý môi trường chăn nuôi 163

6.6.2 Kế hoạch quản lý môi trường trồng trọt 168

6.6.3 Kế hoạch thực hiện 173

6.7 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 180

6.7.1 Các vấn đề chủ yếu 180

6.7.2 Mục tiêu chương trình 180

6.7.3 Giải pháp thực hiện 181

Trang 5

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HUYỆN THỐNG

NHẤT 189

7.1 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NHIỆM VỤ, DỰ ÁN PHỤC VỤ CHO KẾ HỌACH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 189

7.2 ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 197

7.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý môi trường tại huyện Thống Nhất 197

7.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường 200

Chương 8: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 206

8.1 KẾT LUẬN 206

8.2 KIẾN NGHỊ 206 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

Bảng 2.1: Các đơn vị hành chính huyện Thống Nhất 5

Bảng 2.2: Địa hình huyện Thống Nhất phân theo cấp độ dốc 7

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu về khí hậu 8

Bảng 2.4: Cơ cấu các nhóm đất chính 10

Bảng 2.5: Chỉ tiêu cơ bản về kinh tế theo ngành qua các năm 14

Bảng 2.6: Tình hình các cây trồng chính trên địa bàn huyện qua các năm 15

Bảng2.7: Tình hình chăn nuôi qua các năm trên địa bàn huyện Thống Nhất 17

Bảng 2.8: Các trục giao thông chính của huyện Thống Nhất 19

Bảng 2.9 : Thực trạng xã hội theo từng đơn vị hành chính 23

Bảng 2.10 : Số liệu thống kê về chỉ tiêu lao động 23

Bảng 3.1 Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các vị trí lấy mẫu 30

Bảng 3.2 Kết quả phân tích nước mặt tại các vị trí lấy mẫu 32

Bảng 3.3 Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất tại các vị trí lấy mẫu 34

Bảng 3.4 Vị trí và các chỉ tiêu đo đạc chất lượng không khí xung quanh 35

Bảng 3.5 Kết quả phân tích chất lượng không khí tại các vị trí đo đạc 36

Bảng 3.6 Nguồn và các loại CTR tiêu biểu 37

Bảng 3.7: Thành phần rác thải sinh hoạt tại huyện Thống Nhất 38

Bảng 3.8: Khái quát về vấn đề quản lý môi trường và hiện trạng xả thải 43

Bảng 3.9 Kết quả phân tích chất lượng đất tại các vị trí lấy mẫu 46

Bảng 3.10 Đánh giá mức độ ô nhiễm đất tại một số điểm ở huyện Thống Nhất 46

Bảng 3.11: Số lượng chất thải của một số loài gia súc gia cầm 49

Bảng 3.12: Hiệu quả xử lý phân của hệ thống Biogas 51

(Nguồn:Nguyễn Thị Hoa Lý,1994) 51

Bảng 3.13: Thành phần nước chảy tràn từ đất canh tác (dạng đất nông nghiệp hỗn hợp, có sử dụng phân bón) 53

Trang 7

Bảng 3.15: Các mỏ đá xây dựng đang khai thác trên địa bàn huyện Thống Nhất 54

Bảng 3.16: Các mỏ puzlan trên địa bàn huyện Thống Nhất 55

Bảng 3.17: Sản lượng khai thác khoáng sản thực tế tại huyện Thống Nhất 56

Bảng 4.1: Dự báo một số chỉ tiêu phát triển ngành nông nghiệp 67

Bảng 4.2 Dự báo diện tích – sản lượng các cây trồng chủ lực 68

Bảng 4.3: Dự kiến quy mô phát triển chăn nuôi 69

Bảng 4.4: Dự báo chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp 70

Bảng 4.5: Dự báo các chỉ tiêu phát triển công nghiệp 73

Bảng 4.6: Dự báo các chỉ tiêu phát triển thương mại 75

Bảng 4.7: Dự báo một số chỉ tiêu phát triển về dịch vụ vận chuyển 77

Bảng 4.8: Dự báo các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển giáo dục 78

Bảng 4.9: Dự báo dân số huyện Thống Nhất đến năm 2020 82

Bảng 4.10: Dự báo lao động huyện Thống Nhất đến năm 2020 83

Bảng 4.11 Dự báo một số chỉ tiêu về giao thông huyện thống nhất 84

Bảng 4.12: Danh mục đầu tư và giải tỏa nghĩa địa 87

Bảng 5.1 Hệ số phát thải ô nhiễm từ các phương tiện giao thông 98

Bảng 5.2: Tải lượng ô nhiễm do giao thông vào năm 2010 100

Bảng 5.3: Tải lượng ô nhiễm do giao thông vào năm 2020 100

Bảng 5.4: Dự báo tải lượng khí thải phát sinh khi các KCN tại huyện Thống Nhất được lấp đầy vào năm 2020 101

Bảng 5.5 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải công nghiệp đến năm 2020 102

Bảng 5.6 Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại huyệnThống Nhất đến năm 2010, năm 2020 chưa xử lý 102

Bảng 5.7 Dự báo tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại huyệnThống Nhất đến năm 2010, năm 2020 được xử lý qua bể tự hoại 103

Bảng 5.8 Dự báo tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi 104

Trang 8

Bảng 5.11: Tính toán dự báo khối lượng chất thải y tế phát sinh huyện Thống Nhất đến năm

2020 107

Bảng 5.12: Dự báo tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh đến năm 2010, 2020 trên toàn huyện Thống Nhất 108

Bảng 5.13: Diễn biến sử dụng tài nguyên đất của huyện Thống Nhất 108

Bảng 6.1: Phân loại quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn 139

Bảng 6.2: Quy định về khoảng cách tối thiểu từ hàng rào bãi chôn lấp tới các công trình 139

Bảng 6.3: Tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 147

Bảng 6.4: Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa đối với đất xây dựng nhà máy 147

Bảng 7.1: Các chương trình, đề án, dự án và nhiệm vụ BVMT trong giai đoạn từ đây đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 190

Trang 9

Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Thống Nhất – tỉnh Đồng Nai 6

Hình 3.1 Bộ máy quản lý môi trường huyện Thống Nhất 57

Hình 6.1: Đề xuất sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị 129

Hình 6.2: Đề xuất sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý chất thải rắn Y tế 130

Hình 7.1 Sơ đồ quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường huyện Thống Nhất 197

Hình 7.2 Sơ đồ tóm tắt mô hình QLMT cấp Huyện, thị 199

Hình 7.3 Các nội dung triển khai thực hiện kế hoạch BVMT huyện 200

Hình 7.4 Chương trình và nội dung đào tạo cho hệ thống quản lý môi trường cấp huyện 202

Trang 10

Chương 1: MỞ ĐẦU1.1 SỰ CẦN THIẾT

Quá trình phát triển kinh tế đã làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng Môi trường đất, nước, không khí ở các đô thị, khu công nghiệp tập trung và các khu đông dân cư đang bị suy thoái, ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học đang bị cạn kiệt, sự cố môi trường có chiều hướng gia tăng Phát triển để thoả mãn các nhu cầu của hôm nay mà không tổn hại đến sự phát triển của tương lai là đòi hỏi lớn lao đối với nhân loại, muốn đạt được điều này phải có các quyết sách nhằm đạt được cả ba mục tiêu Kinh tế-Xã hội -Môi trường Đó là phát triển bền vững, là mục tiêu cần đạt tới của tất cả các nước trên thế giới ngày nay Nhiều luật và nghị định của Chính Phủ được ban hành bắt buộc các tổ chức phải xem xét, tính đến các tác động môi trường trong các quyết định của họ Sự quan tâm ngày càng tăng đối với các ảnh hưởng môi trường do các hoạt động của con người buộc phải có những nghiên cứu, khảo sát, phân tích và đánh giá hiện trạng môi trường ở tất cả các vùng, các quốc gia trên thế giới và trong mọi lĩnh vực

Huyện Thống Nhất là huyện mới được thành lập và đi vào hoạt động theo Nghị định

số 97/2003/NĐ-CP ngày 21/08/2003 của Chính phủ trên cơ sở chia tách 8 xã của huyện Thống Nhất (cũ) và 2 xã thuộc huyện Long Khánh (cũ) thành huyện Thống Nhất (mới) Hiện tại huyện Thống Nhất chưa có khu đô thị, tòan bộ huyện là khu vực nông thôn, dự kiến

và đang từng bước thành lập khu đô thị Dầu Giây là khu trung tâm kinh tế của huyện

Huyện Thống Nhất có vị trí nằm ở trung tâm của tỉnh Đồng Nai: phía Đông giáp huyện Long Khánh; phía Tây giáp huyện Trảng Bom; phía Nam giáp huyện Long Thành và huyện Cẩm Mỹ; phía Bắc giáp huyện Định Quán Tổng diện tích tự nhiên là 24.719ha, thành phần dân cư và các họat động kinh tế, văn hóa xã hội tương đối phong phú và đa dạng

Là huyện mới thành lập, các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp còn ít, chủ yếu là các cơ

sở tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ Toàn huyện có 621 cơ sở CN-TTCN, những cơ sở này không tập trung mà nằm rải rác trong khu dân cư, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, công nghệ còn lạc hậu, năng suất và chất lượng sản phẩm còn thấp, sức cạnh tranh kém Những Khu, Cụm Công nghiệp chưa đi vào hoạt động, hiện đang trong thời kỳ quy hoạch, chờ đợi phê duyệt, mời gọi đầu tư…Đó là một trong những vấn đề tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong tương lai

Về nông nghiệp, hiện trên địa bàn huyện có khoảng 376 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm Các trang trại đều có hệ thống xử lý chất thải, chất thải rắn thường được thu gom vào bao hoặc ủ sau đó mang đi phục vụ cho các vườn cây; nước thải được xử lý qua hệ

Trang 11

thống biogas; có nhiều trang trại kết hợp trồng cây lâu năm và chăn nuôi tạo môi trường bền vững cho phát triển nông nghiệp Nhưng hiện nay trên địa bàn huyện vẫn còn tình trạng chăn nuôi trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, hầu hết các hộ chăn nuôi này là hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình theo phong tục tập quán Một số hộ chăn nuôi đã có hầm biogas để xử lý chất thải, nước thải; một số hộ không có hầm biogas, chỉ có hố chứa chất thải nên phát tán mùi hôi, nước thải ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Các khu dân cư hiện nay chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải tại các khu dân cư thải trực tiếp ra các mương thoát nước và chảy ra suối gây ô nhiễm môi trường tại các con suối Bên cạnh đó vấn đề xử lý chất thải rắn cũng còn nhiều khó khăn, hiện trên địa bàn huyện đã quy hoạch bãi chôn lấp, xử lý chất thải tập trung, nhưng đang trong quá trình hoàn tất thủ tục xây dựng Do đó, hiện nay lượng chất thải rắn trên địa bàn huyện được

xử lý chủ yếu tại các bãi rác hở, phương thức xử lý đơn giản, không đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường Trước mắt, môi trường trên địa bàn huyện đang chịu tác động từ các ngành chủ yếu như: chăn nuôi gia súc, gia cầm, giết mổ gia súc, ô nhiễm môi trường trong việc thu gom, xử lý chất thải

Trong tương lai, khi huyện đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế thuần nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ thì các vấn đề môi trường sẽ xuất hiện nhiều hơn, đó là ô nhiễm môi trường do khí thải, nước thải công nghiệp chưa được xử lý xả vào môi trường; ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp (bao gồm

cả chất thải nguy hại); vấn đề các cơ sở SXKD có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, nằm xen

kẽ trong khu dân cư đô thị…

Để công tác quản lý môi trường đạt được hiệu quả cao, cần thiết phải có đầy đủ dữ liệu về tài nguyên môi trường như không khí, nước, đất, rừng, đa dạng sinh học,…, đặc biệt

là dữ liệu về các nguồn thải trên địa huyện gồm số lượng các cơ sở sản xuất trên địa bàn, số

cơ sở đã áp dụng các biện pháp xử lý chất thải (khí thải, nước thải, chất thải rắn), lượng chất thải rắn phát sinh, tỷ lệ chất thải được thu gom, xử lý…

Đồng thời, căn cứ vào các cơ sở pháp lý đã được đưa ra ở trên và trước yêu cầu phát

triển bền vững KTXH huyện Thống Nhất, nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” là cần thiết và

cấp bách, xác định đúng và toàn diện các vấn đề môi trường, dự báo các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch chung và các chương trình trọng điểm; đưa ra các giải pháp cụ thể và lộ trình thực hiện các mục tiêu, kế hoạch quản lý môi trường; cũng như đưa

ra phương hướng giảm thiểu các tác động môi trường cho huyện Thống Nhất, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Huyện

Trang 12

1.2 MỤC TIÊU

Xây dựng các kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai đến năm

2010 và định hướng đến năm 2020 nhằm cung cấp cơ sở khoa học để kế hoạch hóa các nhiệm vụ, dự án thành phần liên quan đến bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện

1.3 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

 Thu thập tài liệu và kế thừa những kết quả từ các đề tài đã nghiên cứu trong thời gian qua tại tỉnh Đồng Nai và huyện Thống Nhất, các tư liệu thống kê của huyện, của các cơ quan chuyên ngành liên quan đến địa bàn

 Khảo sát thực địa thu thập mẫu và phân tích ở các phòng thí nghiệm môi trường theo phương pháp đã được các cơ quan chức năng qui định

 Tham khảo ý kiến cán bộ nghiên cứu và quản lý của các cơ quan khoa học, Viện nghiên cứu, Cục môi trường với các Sở, Ban ngành của Tỉnh, các phòng ban của huyện thông qua các cuộc trao đổi, hội thảo

 Phương pháp chuyên gia: Tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, sử dụng kinh nghiệm

và kiến thức chuyên gia trong xây dựng kế họach và hoạch định chiến lược

 Thực hiện thống kê, lập phiếu điều tra, phỏng vấn thu thập thông tin vào phiếu;

 Phương pháp đánh giá nhanh;

 Phương pháp phân tích hệ thống;

 Phương pháp lựa chọn ưu tiên;

Trang 13

Chương 2: KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI

NGUYÊN THIÊN NHIÊN, KINH TẾ -XÃ HỘI HUYỆN

THỐNG NHẤT TỈNH ĐỒNG NAI2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

- Phía Bắc giáp huyện Định Quán;

- Phía Đông giáp Huyện Long Khánh;

- Phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ và huyện Long Thành;

- Phía Tây giáp huyện Trảng Bom;

Huyện có 10 đơn vị hành chính cấp xã là: Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3, Gia Kiệm, Quang Trung, Bàu Hàm 2, xã Lộ 25, Hưng Lộc (tách từ huyện Thống Nhất cũ), Xuân Thạnh, Xuân Thiện Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 24.720,78 ha và tổng dân số 155.790 người (năm 2006)

Với vị trí địa lý nêu trên, huyện có những lợi thế và hạn chế sau:

- Về lợi thế:

+ Huyện là nơi hội tụ của các đầu mối giao thông quốc gia quan trọng, nối huyện với các trung tâm kinh tế lớn trong vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam và khu vực Nam Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ nên khá thuận lợi trong việc thu hút đầu tư từ bên ngoài để hình thành các khu và cụm công nghiệp Tranh thủ sự trợ giúp của các cơ quan nghiên cứu và dịch vụ ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất Phát triển mạnh dịch vụ - thương mại

Trang 14

+ Những năm trước mắt, huyện sẽ có lợi thế để trở thành vành đai thực phẩm phục vụ cho các đô thị lớn và các khu công nghiệp.

+ Do gần các khu công nghiệp nên có điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tranh thủ sự trợ giúp của các cơ sở chế biến thức ăn gia súc vào phát triển mạnh chăn nuôi tập trung

Trang 15

Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Thống Nhất – tỉnh Đồng Nai

Trang 16

2.1.2 Địa hình

Thống Nhất nằm trong vùng địa hình đồi núi thấp xen kẻ với các trảng bằng, thoải và lượn sóng Địa hình của huyện bị chia cắt mạnh, có hướng dốc chính nghiêng dần từ Bắc xuống Nam Diện tích tự nhiên của huyện phân theo cấp độ dốc như sau:

Bảng 2.2: Địa hình huyện Thống Nhất phân theo cấp độ dốc

STT Phân cấp Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thống Nhất, năm 2006)

Hầu hết các khu vực đất bằng (0-80) được sử dụng cho trồng cao su, chỉ còn khoảng

5000 ha sử dụng cho trồng lúa và rau màu; khu vực đất sườn thoải (8-150) chủ yếu sử dụng cho trồng cây lâu năm và khu vực đất dốc (>150), bao gồm các núi Sóc Lu, Võ Dõng và Bình Lộc, phần lớn diện tích sử dụng cho trồng chuối và các cây lâu năm khác

2.1.3 Thổ nhưỡng

Đất đai của huyện Thống Nhất phần lớn là đất bazan, phân bố trên địa hình tương đối bằng hoặc ít dốc, thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp Đất bazan trong khu vực có tỷ lệ diện tích lớn bị lẫn nhiều sỏi sạn và đá lộ đầu, hiện đang được trồng điều, cây ăn quả, cây rừng; đất bazan tầng dày (loại tốt) đã được sử dụng trồng cao su, số ít

là cây ăn trái Đến nay, hầu hết diện tích tự nhiên đã được sử dụng, cơ cấu đất nông nghiệp

có chiều hướng ổn định

Tại thời điểm năm 2005, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 24.717 ha, đất nông nghiệp 21.608 ha (87,4%), trong đó: đất cây hàng năm 4.796 ha, cây lâu năm 16.363 ha, đất lâm nghiệp 316 ha, đất nuôi trồng thủy sản 85 ha; đất phi nông nghiệp 2.916 ha (11,8%); đất chưa sử dụng 193 ha (0,8%) Trong phần diện tích đất trồng cây hàng năm, đất lúa chiếm 1.879 ha, đất màu chiếm 2351 ha

Các khu vực đất tốt đã được sử dụng trồng cao su và do Công ty Cao su quản lý, các khu vực đất thấp thường nằm cạnh các suối lớn và đang trồng cây hàng năm (chuyên lúa và lúa màu); việc xác định các khu vực chăn nuôi cần hướng vào các khu vực trồng cây lâu năm có chất lượng kém hiện đang trồng điều và cây ăn quả Với cơ cấu sử dụng đất như

Trang 17

trên, vấn đề hạn chế đến lựa chọn địa điểm và quy mô của từng khu vực chăn nuôi phụ thuộc nhiều vào các quy định bảo vệ môi trường.

2.1.4 Điều kiện khí hậu

Huyện Thống Nhất nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo với những đặc trưng là nóng ẩm, mưa nhiều Lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trong đó:

- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa 2139mm/năm chiếm 85 - 90% tổng lượng mưa cả năm, lượng bốc hơi trung bình từ 1100 - 1400mm/năm

- Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, với lượng mưa chỉ chiếm 10 - 15% tổng lượng mưa cả năm Bên cạnh đó, mùa khô có gió mùa Đông Bắc, mang đặc tính chủ yếu của vành đai tín phong và không khí nhiệt đới ít hơi ẩm nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng cũng như trong sinh hoạt

+ Nhiệt độ trung bình trong năm là: 25 – 260C

+ Nhiệt độ trung bình cao nhất: 34 – 350C

+ Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 21 – 220C

+ Độ ẩm trung bình trong năm từ 80 – 85%

+ Độ ẩm cao nhất 90 – 93%, tập trung chủ yếu vào mùa mưa

+ Độ ẩm thấp nhất 20 – 28%, tập trung chủ yếu vào mùa khô

+ Tổng số giờ nắng trong năm trung bình 2600 – 2700 giờ/năm, trong đó mùa khô chiếm 50 – 60% số giờ nắng trong năm, tổng tích ôn trung bình 94900C và phân

bố đều theo mùa nên thuận lợi cho các loại cây trồng phát triển và đa dạng hoá cây trồng, đặc biệt là cây trồng nhiệt đới

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu về khí hậu

Tổng số giờ nắng trung bình năm Giờ 2.600 – 2.700

Trang 18

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

Lượng bốc hơi trung bình năm mm 1.100 – 1.400

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thống Nhất, năm 2006)

Với đặc điểm khí hậu nêu trên, hầu hết cây trồng - vật nuôi đều thiếu nước trong mùa khô Trong quy hoạch cần quan tâm đến việc khai thác các nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và cho sản xuất

2.1.5 Chế độ thủy văn

Thủy văn chịu sự chi phối của ảnh hưởng khí hậu và điều kiện địa hình Mùa mưa của huyện chia ra 2 mùa rõ rệt, đó là mùa lũ và mùa khô Mùa lũ làm tăng nguồn nước dự trữ trong các dòng chảy và nước ngầm, ít xảy ra hiện tượng lũ quét

Theo đặc điểm thủy văn Đồng Nai thì huyện Thống Nhất mới có modul dòng chảy bình quân năm đạt 30 – 35l/s/km2, modul dòng chảy bình quân mùa lũ đạt 60 – 70 l/s/km2 và mùa cạn đạt 10 – 12 l/s/km2

2.2 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Trang 19

Bảng 2.4: Cơ cấu các nhóm đất chính

hiệu Tên đất Việt Nam

Tên đất theo FAO/UNESCO

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

5 LVf Đất đen có tầng kết von Ferric Luvisols 4.032,84 16,31

(Nguồn Bộ môn Quản lý Đất đai – MT&TN trường Đại học Nông Lâm TP.HCM)

Hầu hết đất đai của huyện được hình thành trên đá mẹ bazan có độ phì nhiêu tương đối khá, được phân cấp theo các nhóm như sau:

Nhóm đất đá bọt (Andosols – AN): loại đất này có diện tích nhỏ nhất 65,67 ha,

chiếm 0,27% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập trung quanh miệng núi lửa Võ Dõng Đất có thành phần cơ giới trung bình, đất ít chua (pHH2O = 6,5 – 7,0; pH KCl = 5,5 – 5,6); đạm, lân tổng số và mùn giàu, nhưng do phân bố trên địa hình dốc nên đất bị rửa trôi mạnh Mặt khác, loại đất này có tỷ lệ đá lẫn cao (69 - 90%) nên không có khả năng cơ giới hoá khâu làm đất

Nhóm đất đỏ vàng (Ferralsols – FR): Nhóm đất này có diện tích cao nhất 12.050,93

ha, chiếm 48,75% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố chủ yếu trên địa hình đồi thấp và lượn sóng của xã Xuân Thiện và Xuân Thạnh Đất có thành phần cơ giới nặng, đất chua (pHH2O = 5 – 6, pHKCl = 4 – 5); đạm, lân tổng số và mùn khá giàu Tuy nhiên đất nghèo kali Đây là loại đất đồi núi tốt nhất nước ta, thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày như: cao

su, cà phê, tiêu và cây ăn quả

Trang 20

Nhóm đất tầng mỏng (Leptosols – LP): Loại đất này có diện tích 170 ha, chiếm

0,69% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập trung ở đỉnh núi Sóc Lu, thảm thực vật che phủ kém, quá trình bào mòn bề mặt xảy ra mạnh nên tầng đất canh tác mỏng ≤ 30 cm, có nhiều kết von và đá lẫn, ít thích hợp cho canh tác nông nghiệp

Nhóm đất đen (Luvisols – LV): loại đất này có diện tích 11.321,31 ha, chiếm 45,8%

diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập trung ở khu vực quanh các núi lửa thuộc xã Gia Kiệm, Quang Trung và một phần ở Hưng Lộc và xã Lộ 25 Đất có thành phần cơ giới trung bình, độ chua trong đất từ ít chua đến trung tính, pHKCl 5,0 – 6,5; đạm, lân tổng số và mùn giàu, có nhiều đá lộ đầu và đá phiến, tỉ lệ sử dụng đất thấp, hầu như không có khả năng cơ giới hoá Hiện trạng trồng chuối trên địa hình cao Ngoài ra một phần diện tích trồng các cây trồng cạn như thuốc lá, bắp, bông vải, đậu đỗ các loại… Trên địa hình bằng thấp có thể sử dụng cho trồng lúa nước hoặc canh tác lúa – màu

Nhận xét chung: đất đai của huyện tuy có nguồn gốc từ đá bazan, đất có hàm lượng

đạm, lân tổng số và mùn cao, nhưng có những hạn chế cơ bản sau:

- Đất nghèo kali; có tầng kết von nông và nhiều 6.366,8 ha, chiếm 25,8%

- Đất có đá lộ đầu và tầng đá nông 4.954,5 ha, chiếm 20,0%

- Đất có tầng canh tác mỏng 8.602,9 ha, chiếm 33,9%

2.2.2 Tài nguyên rừng

Rừng của huyện trong những năm qua có xu hướng giảm dần cả diện tích và trữ lượng, đến nay chỉ còn 316,1074 ha rừng trồng tập trung, phân bố phần lớn ở xã Gia Tân 1 Các khu vực núi cao chủ yếu là trồng chuối, điều và một số cây lâu năm khác Trong tương lai, cần chú trọng phủ xanh các khu vực núi cao bằng các cây công nghiệp lâu năm hoặc trồng rừng nhằm hạn chế xói mòn, bảo vệ đất đai

2.2.3 Tài nguyên nước

Tài nguyên nước mặt

+ Nguồn nước sông suối:

- Mạng lưới sông, suối trong phạm vi huyện có mật độ khá dày và phân bố tương đối đều, nhưng phần lớn là dốc và ngắn, trong đó các hệ thống sông suối lớn như:

• Sông Nhạn, phân bố ở khu vực phía Nam huyện (xã Lộ 25)

• Suối Gia Rung, phân bố ở khu vực phía Đông các xã Gia Tân 1 – 3

• Suối Gia Đức, phân bố khu vực xã Quang Trung…

Trang 21

- Các suối này có lưu lượng dòng chảy rất lớn giữa mùa lũ và mùa kiệt (trung bình vào mùa lũ có thể đạt 30 – 35 l/s/Km2, nhưng mùa kiệt chỉ còn 10 – 12 l/s/km2).

- Các nhánh suối nhỏ khác thường là cạn kiệt vào mùa khô Hiện nay, nhân dân trong huyện đang tận dụng đến mức tối đa khả năng xây dựng các hồ chứa, đập dâng nhỏ để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nhưng mức độ khai thác rất hạn chế

+ Nguồn nước hồ đập: Ngoài một phần hồ Trị An thuộc xã Gia Tân 1 thì trên địa bàn huyện hiện có 17 công trình đập dâng và hồ chứa nhỏ, khả năng tưới theo thiết kế khoảng

800 – 900 ha đất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là tưới lúa

Tài nguyên nước ngầm

+ Nước ngầm tầng mặt trên địa bàn huyện khá hạn chế, đặc biệt là khu vực phía Nam huyện (xã Lộ 25), lưu lượng khai thác nhỏ (Q = 0,5 – 20 l/s), nhưng chất lượng nước tốt Nước ngầm tầng sâu (dưới tầng không thấm nước) có lưu lượng khá hơn, nhưng việc khoan khai thác khó khăn do nhiều khu vực có đá tảng tầng nông Hiện nay, đa số người dân trong huyện đang khai thác nguồn nước ngầm để phục vụ cho sinh hoạt và tưới cho một số cây lâu năm như cà phê, cây ăn trái Gần đây đã tập trung khai thác cho phát triển chăn nuôi Qua khảo sát trên địa bàn từng xã thì mức nước ngầm thường ở độ sâu từ 30 – 40m, nơi sâu từ 50 – 60m Các hộ có quy mô chăn nuôi lớn thường khoan sâu và chỉ cần khoan 1 giếng là đủ Trong những năm trước mắt, khai thác nước ngầm cho chăn nuôi là cần thiết và thuận lợi cho kiểm soát dịch bệnh, nhưng về lâu dài cần nghĩ đến phương án sử dụng nguồn nước mặt được xử lý để phát triển bền vững

+ Nhìn chung, vị trí địa lý và mặt bằng cho phát triển chăn nuôi tập trung là thuận lợi, hiệu quả của chăn nuôi cao hơn so với trồng trọt, nguồn nước ngầm đảm bảo; nhưng vị trí cụ thể và quy mô phát triển chăn nuôi tập trung từng khu vực còn phụ thuộc vào các tiêu chuẩn cho phép và phải tùy thuộc đặc điểm phân bố dân cư, đường trục, cơ sở vật chất kỹ thuật và phân bố các nguồn nước mặt cần được bảo vệ

2.2.4 Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản trên địa bàn huyện không phong phú về chủng loại, chỉ có đá và đất sỏi sạn làm nguyên vật liệu phục vụ cho xây dựng, giao thông và san lấp mặt bằng nhưng trữ lượng khá lớn, tập trung nhiều nhất ở khu vực núi Sóc Lu, có tổng trữ lượng khoảng 133 triệu m3 và có thể xem là một trong những lợi thế của huyện, hiện đang được khai thác cho nhu cầu sử dụng trong tỉnh và các tỉnh lân cận

Trang 22

2.2.5 Cảnh quan môi trường

Là một huyện thuộc Đông Nam Bộ có đồng bằng và đồi núi nên có nhiều cảnh quan đẹp để phát triển du lịch Công nghiệp của huyện chưa phát triển nên mức độ ô nhiễm chưa đáng kể Tuy nhiên do hệ thống thoát nước kém gây ngập úng cục bộ vào mùa mưa (khu vực Kiệm Tân) Do việc sử dụng phân bón, nông dược chưa hợp lý và việc phân bố dân cư dọc theo ven lộ nên dễ bị ô nhiễm của bụi và tiếng ồn cũng như chất thải nhiên liệu là các nguyên nhân gây ô nhiễm chính hiện nay

Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:

- Tài nguyên nước ngầm có chất lượng và trữ lượng khá nhưng phân bố sâu, nguồn nước mặt từ hồ đập và sông suối phong phú; nếu được đầu tư thích đáng về thủy lợi

sẽ tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp, các ngành kinh tế và nước sinh hoạt

- Tài nguyên khoáng sản tuy không phong phú về chủng loại nhưng đá xây dựng đủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng trong tỉnh và các tỉnh lân cận

Hạn chế:

- Lượng bốc hơi vào mùa khô chiếm tỷ lệ khá cao, gây ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về chế độ ẩm trong mùa khô, ảnh hưởng rất lớn đến việc sinh trưởng và phát triển của cây trồng

- Đất đai nhiều vùng không bằng phẳng, độ dốc cao gây xói mòn rửa trôi lớn

- Phần đất đai có độ dốc cao nhưng chủ yếu được sử dụng trồng chuối, cây nông nghiệp, những năm gần đây rừng có xu hướng giảm Trong quy hoạch cần tăng độ che phủ rừng, tăng cường trồng cây nông nghiệp lâu năm nhằm điều tiết khí hậu, đồng thời hạn chế xói mòn và bao vệ đất đai

Trang 23

- Đất đai trên địa bàn huyện phong phú, có chất lượng tốt nhưng đa phần có tầng canh tác mỏng, đá lộ đầu, tầng kết von nông và nhiều vì vậy khó khăn trong cơ giới hóa trong nông nghiệp.

- Nguồn nước mặt bị cạn kiệt vào mùa khô, việc khai thác nước ngầm gặp khó khăn vì phân bố sâu và nhiều đá bàn

2.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI

2.3.1 Khái quát tăng trưởng kinh tế, xã hội:

Huyện Thống Nhất có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế trong các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ Huyện có nền sản xuất hàng hoá khá phong phú và đa dạng, đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu của tỉnh Đồng Nai

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây của huyện được tăng lên đáng

kể GDP của huyện thời kỳ thời kỳ 1996 – 2003 đạt bình quân 11% năm GDP có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây (Giai đoạn 1996 – 2000 tăng bình quân 14% năm; trong 3 năm

2001 – 2003 chỉ tăng có 6,2% năm) Mức thu nhập và mức sống của người dân tăng lên (bình quân GDP đạt 318 USD/người/năm) Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ mới đạt được 50% thu nhập bình quân đầu người của huyện Trảng Bom và bằng 48% mức bình quân chung của tỉnh Đồng Nai và bằng 66% mức bình quân chung của cả nước

Bảng 2.5: Chỉ tiêu cơ bản về kinh tế theo ngành qua các năm

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1995 Năm 2000 Năm 2003 Năm 2004

1 GDP (giá cố định 94) Tỷ đồng 215,1 415,2 497,1 517,5

2 GDP (giá thực tế) Tỷ đồng 286,9 542,9 668,5 725,0

(Nguồn:Phòng Tài nguyên môi trường huyện Thống Nhất)

Trang 24

2.3.2 Kinh tế

Nông nghiệp

Trong những năm qua, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện luôn đứng hàng đầu nhưng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng ở mức thấp -3,9% năm

Bảng 2.6: Tình hình các cây trồng chính trên địa bàn huyện qua các năm

CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Trang 25

CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

C CÂY LÂU NĂM

Trang 26

Năm 2003, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 412,8 tỷ đồng, trong đó ngành trồng trọt đạt 278,4 tỷ (chiếm 67,4% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp), chăn nuôi đạt 125,9 tỷ (chiếm 30,5% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp), dịch vụ nông nghiệp đạt 8,5 tỷ (chiếm 2,1% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp) Sản xuất nông nghiệp của huyện đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhưng tăng chậm và nuôi trồng thủy sản giảm mạnh Đặc biệt, trong nội bộ ngành nông nghiệp, do giá cả hàng hoá nông sản không ổn định, nhất là giá cả của một số hàng hóa nông sản chủ lực (cà phê và cao su trước năm 2003) có xu thế giảm mạnh, dẫn tới giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng chậm Tuy nhiên, ngành trồng trọt cũng đã đi vào hướng thâm canh tăng năng suất, đầu tư giống mới cho năng suất cao Ngược lại, chăn nuôi phát triển khá ổn định và đạt tốc độ tăng trưởng cao (12,5% năm) Đây có thể xem là một trong những thành tựu trong sản xuất nông nghiệp của huyện.

Chăn nuôi

Chăn nuôi của huyện trong những năm qua phát triển khá nhanh cả về quy mô đàn lẫn chất lượng sản phẩm; đang từng bước hình thành vùng chăn nuôi tập trung theo kiểu công nghiệp Theo kết quả điều tra trang trại năm 2004, trong tổng số 344 trang trại, có tới

316 trang trại là chăn nuôi (chiếm gần 92%) Chăn nuôi chủ yếu là bò, heo, gà vịt

Bảng2.7: Tình hình chăn nuôi qua các năm trên địa bàn huyện Thống Nhất

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

1995 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Thống Nhất, năm 2006)

- Chăn nuôi trâu, bò (đại gia súc): Đàn trâu có xu hướng giản dần vì không còn nhu

cầu sức kéo và hiệu quả kinh tế thấp Đàn bò tăng nhanh từ 514 con năm 1995 lên

Trang 27

1.668 con (tăng hơn 3,2 lần) và có xu hướng hình thành vùng chăn nuôi bò thịt tập trung thuộc các xã: Hưng Lộc, Bàu Hàm 2, Xuân Thiện, Xuân Thạnh (chiếm 91% tổng đàn) Đặc biệt trên địa bàn Huyện bước đầu đã hình thành được các trang trại nuôi bò có qui mô lớn Dự báo đàn bò của Huyện sẽ tăng trong thời gian tới.

- Chăn nuôi heo: qui mô đàn heo tăng nhanh từ 22.834 con năm 1995 lên 56.687 con

năm 2003 (tăng 2,5 lần) Địa bàn phân bố tập trung ở 5 xã, khu vực Kiệm Tân (chiếm 68% tổng đàn) và đang từng bước chuyển dần sang chăn nuôi trang trại (heo nái kết hợp với heo thịt) Chất lượng đàn heo đã được cải thiện đáng kể, tỉ lệ nạc hóa đàn heo tăng Hướng tới cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển đàn heo theo hướng nuôi công nghiệp nhưng chú ý giảm chi phí thức ăn tinh để hạ giá thành và xử lý về mặt môi trường

- Chăn nuôi gia cầm: đàn gia cầm của Huyện tăng nhanh từ 232,6 ngàn con năm 1995

lên 797,4 ngàn con năm 2003 (tăng hơn 3,4 lần), trong đó, đàn gà chiếm trên 98% Bên can5h phương thức chăn nuôi truyền thống ở hộ gia đình, đã xuất hiện nhiều trang trại nuôi theo phương thức công nghiệp có qui mô lớn từ 2.000 – 15.000 con, cụ thể: năm 2003, toàn Huyện có 43 trang trại chăn nuôi gà công nghiệp với qui mô 690 ngàn con (chiếm 88% tổng đàn gà), phân bố tập trung ở 2 xã Quang Trung và Xuân Thiện Năm 2004, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, đàn gia cầm của Huyện giảm chỉ còn hơn 400 ngàn con Hướng tới, cần tiến hành qui hoạch, sắp xếp lại các trang trại chăn nuôi gà công nghiệ thành vùng sản xuất tập trung; Đồng thời tăng cường hơn nữa công tác phòng chống dịch bệnh

Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp

So với các Huyện khác trong tỉnh, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Huyện hết sức nhỏ bé, chủ yếu là sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở hộ gia đình nên tỉ trọng GDB của ngành năm 2004 chiếm 10,7% tổng GDP trên địa bàn toàn Huyện Toàn Huyện có 506 cơ sở sản xuất, tăng 60 cơ sở so với năm 1995; giá trị sản xuất năm 2003 đạt 82,588 triệu đồng, tăng bình quân 11,2% năm Trong đó, ngành công nghiệp khai thác đá xây dựng đóng vai trò hàng đầu trong cơ cấu của ngành, 29,6%; kế đến là ngành chế biến

Trang 28

lương thực, thực phẩm (24,4%), các ngành sản xuất đồ gỗ chiếm 19%; sản xuất sản phẩm kim loại 9,2%; may, đo giày da 8,3% ….

Dịch vụ - Thương mại

Mạng lưới dịch vụ ở Huyện Thống Nhất bao gồm: chợ, trung tâm thương mại, các cửa hàng kin doanh, các điểm cung ứng vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, thức ăn gia súc, lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, buôn bán nông sản, hàng điện máy, dịch vụ vận tải, dịch vụ tài chính, thông tin bưu điện… các tổ chức này hoạt động khá tốt nên hiện nay ngành dịch vụ đang chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế của Huyện Năm 2003, toàn Huyện có 4.532 cơ sở kinh doanh

2.3.3 Cơ sở hạ tầng

So với mặt bằng chung của toàn tỉnh Đồng Nai, cơ sở hạ tầng Huyện Thống Nhất mới, còn thiếu về số lượng lẫn chất lượng, cần phải được ưu tiên đầu tư xây dựng mới đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hóa

Giao thông:

Giao thông chính trên địa bàn Huyện hiện nay là đường bộ và đường sắt

Đường bộ: mạng lưới đường bộ khá phát triển, tuy nhiên, hấu hết các công trình chất lượng còn kém, mật độ đường bộ chính (tư đường Huyện trở lên) khá dày 0,58 km/km2 (toàn quốc khoảng 0,51km/km2, toàn tỉnh là 0.57km/km2)

Đường sắt chạy song song với quốc lộ 1A đoạn nằm trong Huyện có chiều dài khoảng

10 km, khổ đường 1,2m Có ga Dầu Giây phục vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách nội vùng nhưng lưu lượng không đáng kể, hiện tại cũng như lầu dài khả năng sử dụng đường sắt làm phương tiện vận tải phục vụ sản xuất trên địa bàn Huyện là không lớn

Bảng 2.8: Các trục giao thông chính của huyện Thống Nhất

Tên đường Cấp Điểm đầu Điểm cuối Dài

(Km) trạng Hiện

Trang 29

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thống Nhất, năm 2006)

Mạng lưới điện:

Nguồn điện cung cấp trên địa bàn Huyện từ 2 trạm 110/22-15, torng đó trạm Kiệm Tân

có công suất 1x25MVA và trạm Thống Nhất có công suất 1x25MVA Khó khăn lớn nhất trong việc cung cấp điện là các tuyến trung thế chủ yếu phân bố dọc theo các trục lộ chính, thiếu các tuyến xương cá, dẫn tới dân cư có xu hướng phát triển thành tuyến dọc theo trục lộ hơn là phát triển thành cụm và thiếu các tuyến trung thế đến các khu vực sản xuất nông nghiệp nên đã hạn chế không nhỏ đến việc hình thành các vùng sản xuất tập trung theo mô hình trang trại

Cấp nước

Hiện nay, dân cư trên địa bàn huyện chủ yếu sử dụng nguồn nước ngầm tầng mặt (giếng khoan, giếng đào) để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp

vệ sinh toàn huyện đạt 93,2%, là mức cao so với các huyện khác trong tỉnh, trong đó xã đạt

tỷ lệ cao nhất là 98,5% (xã Quang Trung) và xã đạt tỷ lệ thấp nhất 92,4% (xã Hưng Lộc).Một số vấn đề cần quan tâm trong việc khai thác, sử dụng nước ngầm hiện nay là:

+ Một số khu vực khi khoan giếng thường gặp đá tảng (vùng Kiệm Tân) hoặclưu lượng nước ngầm tầng mặt nhỏ (vùng xã Lộ 25), thậm chí không có nước

+ Xu thế phát triển công nghiệp, dịch vụ và đặc biệt là phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện trong thời gian tới sẽ tăng, có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm tầng mặt

+ Hiện tại có những khu vực trên địa bàn huyện, nhất là vùng Kiệm Tân, theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp, mực nước ngầm tầng mặt trong những tháng kiệt nhất tụt xuống so cùng thời điểm trước kia 3 – 4m

Để khắc phục tình trạng trên, trước mắt cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm nguồn nước này, lâu dài cần chuyển hướng sang khai thác nguồn nước ngầm tầng sâu bằng các giếng khoan công nghiệp và trạm cấp nước tập trung có quy mô vừa và nhỏ

Bưu chính – Viễn thông:

Mạng lưới bưu chính viễn thông trên địa bàn huyện trong những năm qua phát triển khá nhanh với hệ thống cơ sở vật chất bao gồm 11 điểm bưu điện văn hóa phân bố ở tất cả

10 xã trong huyện, trong đó có 4 bưu cục và 7 điểm bưu điện văn hóa xã

Trang 30

Thiết bị truyền dẫn trên địa bàn huyện có 3 trạm, gồm: trạm VIBA Gia Kiệm, trạm VIBA Hưng Lộc và trạm VIBA Dầu Giây, đã phủ sóng 100% địa bàn toàn huyện, phục vụ tốt nhu cầu nghe nhìn và thông tin liên lạc của người dân.

Trường học:

Năm học 2003 – 2004, tất cả các xã trong huyện đều có trường mầm non với tổng số 50 trường (49 trường mẫu giáo độc lập và 1 trường nhà trẻ - mẫu giáo liên hợp), trong đó công lập 10 trường (chiếm 20%) và các hình thức khác 40 trường (chiếm 80%), 21 trường tiểu học, 12 trường THCS, trong đó có 3 trường bán công (chiếm 23%) và 3 trường THPT, trong

đó có 1 trường bán công Tổng số phòng học có 641 phòng, trong đó: nhà trẻ 7 phòng, mẫu giáo 139 phòng, tiểu học 303 phòng, trung học cơ sở 165 phòng và trun học phổ thông có 27 phòng

Công trình văn hóa – thể thao:

Các công trình văn hóa – thể thao cấp huêỵn thuộc khu trung tâm hành chính huyện đang có kế hoạch đầu tư Các công trình văn hóa – thể thao cấp xã, hiện có 5/10 xã có trung tâm văn hóa (Gia Tân 2, Quang Trung, Lộ 25, Hưng Lộc, Xuân Thiện) và 5/10 xã có sân bóng đá, trong đó có 3 sân đạt tiêu chuẩn về quy mô đất đai (Quang Trung 1 ha, Lộ 25 1,7

ha, Xuân Thiện 3,265 ha), 2 sân còn lại cần mở rộng quy mô diện tích (Hưng Lộc 0,605 ha, Xuân Thạnh 0,581 ha) Tuy nhiên, việc bố trí đất đai cho các công trình văn hóa – thể thao của các xã hiện rất khó khăn và chi phí cho việc đền bù rất cao

Mạng lưới chợ:

Toàn huyện có 18 chợ với trên 1.149 hộ kinh doanh, trong đó có 3 chợ loại 2 thuộc huyện quản lý và 15 chợ loại 3 do xã quản lý Trong số 18 chợ, chỉ có 4 chợ được xây dựng kiên cố, còn lại 14 chợ tạm thời chưa đảm bảo về điều kiện vệ sinh cũng như phòng cháy chữa cháy Hiện mới có 6 chợ có ban quản lý hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi, các chợ còn lại do UBND xã cử 1 – 2 cán bộ đảm nhận công tác quản lý

Hiện nay huyện đã lập danh mục trình Sở Thương mại – Du lịch bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới chợ đến năm 2010 Tuy nhiên, tiến độ triển khai xây dựng, nâng cấp còn chậm do việc huy động vốn, nhất là vốn trong dân và công tác đền bù giải tỏa gặp nhiều khó khăn

2.3.4 Thực trạng xã hội:

Dân số:

Trang 31

Theo số liệu thống kê dân số trên địa bàn toàn huyện năm 2006 là 155.790 người, với tổng

số hộ 31.122 hộ, mật độ dân số trung bình 630 người/km2

Trang 32

Bảng 2.9 : Thực trạng xã hội theo từng đơn vị hành chính

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Thống Nhất, năm 2007)

80.059

82.266

Mật độ dân số (người/km 2 )

Trang 33

CHỈ TIÊU 2004 2005 2006

Tăng BQ

2004 – 2006 (%)

9

82.274

84.638

2,35

IV Cân đối lao động

1 Lao động làm việc trong ngành KTQD

Trong đó:

- Trong tuổi lao động

- Ngoài tuổi lao động

62.744

60.5832.161

64.122

61.9072.215

65.309

62.9372.372

2,02

1,924,77

2 Số người trong tuổi lao động đang đi học 5.785 6.015 7.020 10,16

3 Số người trong tuổi lao động làm nội trợ 7.125 7.130 7.185 0,42

4 Số người trong tuổi lao động đang có việc

Số hộ đồng bào dân tộc tuy không nhiều nhưng phân bố rải rác ở tất cả các xã và đặc biệt trong thời gian qua nhà nước đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho các đối tượng này, song đến nay đa phần các hộ dân tộc vẫn nằm trong diện hộ nghèo, khó khăn

Tôn giáo:

Tôn giáo trên địa bàn huyện Thống Nhất rất đa dạng, trong đó Thiên chúa giáo chiếm nhiều nhất (76% tổng dân số, sau đó đến Phật giáo và các tôn giáo khác (Tin Lành, Cao Đài…)

Huyện Thống Nhất mới được chia tách nên việc ổn định về cơ cấu nhân sự, quản lý nhà nước trong hoạt động tôn giáo còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đặc thù của huyện có đông

Trang 34

đồng bào có đạo sinh sống Song trong thời gian qua được sự quan tâm và chỉ đạo của cấp trên nên các chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước đã được thực hiện tốt; giáo dân trong huyện phát huy tốt các nguồn nội lực, tính cộng đồng trong việc phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng và nếp sống văn minh làng xã.

Giáo dục:

Trong những năm gần đây, cơ sở vật chất về giáo dục của huyện đã có được những đầu

tư đáng kể, đảm bảo tốt yêu cầu giảng dạy và học tập, đội ngũ giáo viên quản lý và giảng dạy đã được bổ sung, chuẩn hóa Công tác huy động học sinh trong độ tuổi vào lớp một đạt 99%, công tác chống và xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học được duy trì, phổ cập giáo dục trung học cơ sở được giữ vững

Bên cạnh đó, công tác giáo dục đào tạo của huyện còn một số khó khăn:

+ Hiện còn 40 phòng học nằm trong khuôn viên nhà thờ, không thuận lợi cho công tác giáo dục

+ Số phòng học là nhà tạm trên địa bàn huyện còn 21 phòng, chiếm 3,2%, trong đó: mẫu giáo 6 phòng,tiểu học 4 phòng và trung học phổ thông 11 phòng Số phòng học kiên cố chiếm 21%, còn lại 75,8% là phòng học bán kiên cố

+ Hầu hết các trường đều thiếu các phòng chức năng và thiết bị giảng dạy và có quy

mô đất nhỏ, thiếu sân chơi, bãi tập và khuôn viên cây xanh…

+ Khó khăn trong việc triển khai chương trình đổi mới, thay sách giáo khoa do cơ sở vật chất của các trường còn thiếu

+ Chất lượng về chuyên môn của giáo viên không đồng đều, thiếu giáo viên một số môn như ngoại ngữ, nhạc họa, công nghệ thông tin…, tuổi đời của giáo viên bậc mầm non cao, khả năng thu hút giáo viên trẻ khó khăn

Văn hóa – Thể dục thể thao

Trang 35

Các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao những năm gần đây có nhiều tiến bộ,

đi đúng hướng, phát huy được tính giáo dục, tuyên truyền và phục vụ thiết thực nhiệm vụ chính trị của huyện Trong đó có các thành tựu đáng ghi nhận sau đây:

- Gia tăng số lượng thư viện và phòng đọc sách

- Tổ chức được nhiều đội văn nghệ quần chúng, hội diễn văn nghệ

- Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và xây dựng mô hình ấp, xã, cơ quan văn hóa được triển khai rộng khắp

- Phong trào thể dục thể thao trong nhân dân và các cơ quan được duy trì thường xuyên, hàng năm đều tổ chức các cuộc hội thao nhân các ngày lễ lớn

Tuy nhiên, các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao cũng còn nhiều hạn chế như: tỷ lệ

hộ, ấp và cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hóa còn thấp, các phong trào có những mặt còn thiếu nội dung và biện pháp triển khai cụ thể nhằm đạt được kết quả cao nhất, đặc biệt

là đội ngũ cán bộ hoạt động phong trào còn thiếu kinh nghiệm chỉ đạo

An ninh – Quốc phòng

Thực hiện NQ 08/TW về công tác an ninh, quốc phòng trong tình hình mới, huyện đã

tổ chức, xây dựng lực lượng an ninh – quốc phòng từ cấp huyện xuống cấp xã và xóm, ấp; triển khai tốt các công tác về quản lý hộ khẩu, cấp phát CMND và lập lại trật tự, an toàn giao thông đường bộ; tăng cường công tác phòng chống cháy nổ; quản

lý chặt chẽ các ngành nghề kinh doanh đặc biệt; ngăn chặn và hạn chế đến mức thấp nhất các tệ nạn xã hội

Bên cạnh đó, thường xuyên duy trì chế độ trực và quản lý chặt vũ khí, trang thiết bị bảo đảm sẵn sàng chiến đấu; hàng năm tổ chức tốt các lớp huấn luyện cho lực lượng dân quân tự vệ và triển khai diễn tập ở quy mô toàn huyện ; phối hợp cùng chính quyền các cấp và đoàn thể tổ chức công tác tuyển quân, đạt chỉ tiêu 100% ở hai cấp huyện và xã

Tuy nhiên tỷ lệ huy động lực lượng dân quân tự vệ hiện nay còn thấp, chỉ đạt khoảng 1,9 – 2% dân số

Đánh giá chung:

Thuận lợi:

- Huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gần với các trung tâm kinh tế lớn, có hệ thống giao thông bộ tương đối phát triển

Trang 36

nên thuận lợi cho phát triển một nền kinh tế toàn diện cả nông lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

- Đất đai của huyện phần lón là đất bazan, phân bố trên địa hình tương đối bằng, thuận lợi để hình thành các vùg chuyên canh nông nghiệp có khối lượng sản phẩm hàng hóa cao

- Nguồn lao động trên địa bàn huyện dồi dào, có trình độ văn hóa khá cao và có truyền thống lao động cần cù, nhạy bén với kinh tế thị trường, đây sẽ là lợi thế không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện, nhất là về y tế, giáo dục đã được đầu tư bước đầu, nếu tiếp tục tăng cường đầu tư sẽ phát huy tác dụng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện điều kiện sống của người dân

Khó khăn:

- Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện chậm, nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, thu nhập bình quân đầu người đang ở mức thấp, khả năng tích lũy từ nội bộ kinh tế cho đầu tư phát triển không cao, rất cần nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, nhất là lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ

- Sản xuất nông nghiệp còn thiếu ổn định, giá thành nông sản hàng hóa cao, chất lượng nông sản hàng hóa nhìn chung còn thấp, chưa có sự hỗ trợ tích cực của công nghiệp chế biến nên sức cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế, giá cá biến động và hiệu quả sản xuất thấp

- Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tuy đã có mức tăng trưởng cao song nhìn chung vẫn còn gặp nhiều khó khăn, việc vay vốn đầu tư chiều sâu cải tiến công nghệ ở một số cơ sở sản xuất còn chậm Tiểu thủ công nghiệp địa phương có quy mô vừa và nhỏ, chưa có các khu công nghiệp cũng như các cơ sở công nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài

- Hoạt động thương mại dịch vụ chủ yếu là buôn bán nhỏ quy mô hộ gia đình, chưa

có các doanh nghiệp thu mua nông sản hàng hóa lớn

- Cơ sở hạ tầng nói chung, đặc biệt là cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp, giao thông, hệ thống chợ và cơ sở làm việc còn thiếu, chưa đồng bộ và chưa tạo được sức hút đầu tư bên ngoài

- Việc bố trí đất đai cho các công trình công cộng và các khu, cụm công nghiệp tập trung hiện nay hết sức khó khăn, chi phí đền bù, giải tỏa cao, đặc biệt là chưa có

Trang 37

cơ chế giải quyết khi huyện quy hoạch các công trình vào đất do Công ty Cao su Đồng Nai quản lý.

Trang 38

Chương 3: HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HUYỆN THỐNG

NHẤT3.1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC

3.1.1 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước

Hiện nay, trên địa bàn huyện Thống Nhất hầu hết lượng nước thải từ các họat động sinh họat cũng như công nghiệp chưa được thu gom xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường bằng nhiều hình thức: tự thấm, hố chứa nước thải, xả vào hệ thống sông suối của huyện Bên cạnh đó, do đây là huyện mới thành lập nên hệ thống cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải còn yếu kém cộng thêm các cơ sở sản xuất, thương mại dịch vụ và chăn nuôi nằm rãi rác xen kẽ gây khó khăn cho công tác quản lý và quy họach hệ thống thoát và xử lý nước thải của huyện Hiện trạng này đã và đang gây ra những tác động xấu lên chất lượng nước mặt và nước ngầm của huyện Thống Nhất

Để đánh giá tính chất nước thải tại huyện Thống Nhất, Chi cục BVMT Tp.HCM đã tiến hành lấy mẫu trong tháng 08/2008 tại các cống xả tại 5 vị trí sau: nước thải của công ty TNHH Gia Kiệm - nước thải từ cơ sở chế biến nông sản; nước thải của cơ sở nuôi heo – nước thải đặc trưng cho hoạt động chăn nuôi; nước thải của cây xăng Huyền Hậu, nước thải của khu vực chợ Dầu Giây, nước thải tại khu vực hành chính của huyện Thống Nhất – nước thải đặc trưng cho hoạt động sinh hoạt Do tính chất nước thải tại các vị trí lấy mẫu khác nhau nên khi đánh giá, phân tích số liệu, cả 2 tiêu chuẩn: TCVN 6772 – 2000 và TCVN

5945 – 2005 được áp dụng

• Nước thải tại công ty Gia Kiệm và nước thải từ cơ sở nuôi heo, áp dụng: TCVN 5945 –

2005, loại B

• Nước thải tại cây xăng Huyền Hậu, khu vực chợ Dầu Giây và khu vực hành chính huyện

áp dụng: TCVN 6772 – 2000, mức II (mức khắt khe nhất đối với chất lượng nước thải sinh hoạt)

Trang 39

Bảng 3.1 Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các vị trí lấy mẫu

Chất lượng nước thải tại cống xả Tiêu chuẩn áp dụng

Công ty TNHH Gia Kiệm

Cơ sở nuôi heo

Cây xăng Huyền Hậu

Chợ Dầu Giây

Khu Hành chính

TCV N

6772 –

2000 (Mức II)

TCV N

5945 –

2005 (B)

(Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường TP.HCM, 2008)

• Nước thải từ hoạt động sinh hoạt

Kết quả phân tích mẫu nước thải so với TCVN 6772 – 2000 (hoạt động sinh hoạt) tại các vị trí đặc trưng nêu trên cho thấy:

 pH có giá trị từ 7,11 đến 7,15, nằm trong giới hạn cho phép

Trang 40

 Chất rắn lơ lửng ở Khu hành chính đạt TCCP, còn tại 2 vị trí còn lại vượt TCCP

• Nước thải từ hoạt động công nghiệp

Kết quả phân tích mẫu nước thải so với TCVN 5945 – 2005 (hoạt động công nghiệp) tại cơ

sở nuôi heo và công ty TNHH Gia Kiệm cho thấy:

 Giá trị COD vượt TCCP 15,5 lần tại công ty Gia Kiệm và vượt TCCP 20 lần tại

cơ sở nuôi heo

 Giá trị BOD5 vượt TCCP 19,2 lần tại công ty Gia Kiệm và vượt TCCP 15 lần tại

cơ sở nuôi heo

 Chất rắn lơ lửng vượt TCCP 7,5 tại cơ sở nuôi heo và 9,6 lần tại công ty Gia Kiệm

 Hầu hết các giá trị Cl- , N-NO2-, N-NO3-, N-NH3+, P-PO43-, Fe, Pb, Hg khi phân tích đều đạt TCCP

 Giá trị tổng Coliforms tại công ty Gia Kiệm đạt TCCP, tuy nhiên tại cơ sở nuôi heo, giá trị này vượt TCCP 920 lần

 Giá trị dầu tổng vượt TCCP từ 2,76 – 3,84 lần

Nhận xét chung

Nhìn chung, phần lớn các chỉ tiêu đo đạc trong thành phần nước thải từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất công nghiệp tại huyện Thống Nhất đều không đạt TCCP Tại cơ sở nuôi heo, tuy nước thải có qua hầm biogas nhưng đầu ra nước rất đục và có nhiều cặn Hệ thống

cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải còn yếu kém cộng thêm các cơ sở sản xuất, thương mại dịch vụ và chăn nuôi nằm rãi rác xen kẽ gây khó khăn cho công tác quản lý và quy họach hệ thống thoát và xử lý nước thải của huyện Hiện trạng này đã và đang gây ra những tác động xấu lên chất lượng nước mặt huyện Thống Nhất

Ngày đăng: 28/04/2013, 06:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội quận 4 đến năm 2010, TP.HCM T6/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội quận 4 đến năm 2010
2. Báo cáo tổng hợp Đánh giá môi trường chiến lược phục vụ quy hoạch sử dụng đất lồng ghép với quy hoạch bảo vệ môi trường huyện An Nhơn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Qui Nhơn T7/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá môi trường chiến lược phục vụ quy hoạch sử dụng đất lồng ghép với quy hoạch bảo vệ môi trường huyện An Nhơn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
3. Bộ Tài Nguyên & Môi Trường, Điều tra, khảo sát, phân tích đánh giá phục vụ xây dựng kế hoạch hành động BVMT thực hiện Kế hoạch Bảo vệ Môi trường Quốc gia và Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam tại vùng đặc thù Tây Nguyên (thí điểm cho Đăk Nông, tháng 11/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra, khảo sát, phân tích đánh giá phục vụ xây dựng kế hoạch hành động BVMT thực hiện Kế hoạch Bảo vệ Môi trường Quốc gia và Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam tại vùng đặc thù Tây Nguyên (thí điểm cho Đăk Nông
4. Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh, Xây dựng chương trình bảo vệ môi trường quận Bình Thạnh đến năm 2010, năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng chương trình bảo vệ môi trường quận Bình Thạnh đến năm 2010
5. Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, Phòng Thống kê huyện Thống Nhất, Niên giám thống kê huyện Thống Nhất năm 2006, năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê huyện Thống Nhất năm 2006
6. Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam, Báo cáo Hội thảo khoa học về điều tra tai biến ở Việt nam, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Hội thảo khoa học về điều tra tai biến ở Việt nam
7. Department of Science, Technology and Environment of HoChiMinh City, Energy efficiency improvement of urban transport system and mitigation of GHGs anf other harmful emissions, 2000- Report No.1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Energy efficiency improvement of urban transport system and mitigation of GHGs anf other harmful emissions
8. Đỗ Văn Lĩnh, Ma Công Cọ, Đặng Văn Rời, Vài suy nghĩ về khả năng liên quan giữa các trận động đất gần đây với các hệ thống đứt gãy khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ, Địa chất Tài nguyên và Môi trường Nam Việt Nam.Liên đoàn Bản đồ địa chất Miền Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài suy nghĩ về khả năng liên quan giữa các trận động đất gần đây với các hệ thống đứt gãy khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ
9. Huỳnh Thị Minh Hằng, Địa chất môi trường, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chất môi trường
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
10. Lê Huy Bá và Thái Lê Nguyên, Du lịch sinh thái, NXB Khoa học kỹ thuật, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
11. PGS.TS Lê Huy Bá (Chủ biên), Nguyễn Trọng Hùng, Huỳnh Lưu Trùng Phùng, PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, NXBGiáo dục, Năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Nhà XB: NXBGiáo dục
12. Lê Qúi An, Nguyễn Công Mẫn, Nguyễn Văn Qùi, Cơ học đất, NXB Giáo dục, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ học đất
Nhà XB: NXB Giáo dục
13. Lê Mục Đích (biên dịch), Kinh nghiệm phòng tránh và kiểm soát tai biến địa chất, NXBxây dựng. Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm phòng tránh và kiểm soát tai biến địa chất
Nhà XB: NXBxây dựng. Hà Nội
14. TS. Nguyễn Thị Lan, Quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, Khoa Môi trường đại học Bách Khoa TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010
15. Nguyễn Thế Thôn “Quy hoạch môi trường và phát triển bền vững”, NXBKhoa học và Kỹ thuật Hà Nội, Năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch môi trường và phát triển bền vững
Nhà XB: NXBKhoa học và Kỹ thuật Hà Nội
16. Nguyễn Xuân Bao và nnk, Báo cáo nghiên cứu kiến tạo và sinh khoáng Việt Nam. Liên đoàn BĐĐC Miền Nam, Cục địa chất và khoáng sản ViệtNam, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo nghiên cứu kiến tạo và sinh khoáng Việt Nam. "Liên đoàn BĐĐC Miền Nam
17. Nguyễn Đình Hòe, Nguyễn thế Thôn, Địa chất môi trường (giáo trình bậc cử nhân), Trường Đại học Khoa học tự nhiên. Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chất môi trường (giáo trình bậc cử nhân)
18. Nguyễn Văn Lâm và nnk, Điều tra, đánh giá thiệt hại môi trường và hiện tượng nứt đất, sạt lở đất vùng núi Quảng Ngãi (sau lũ lụt năm 1999). Đề xuất các biện pháp phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại, Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt nam, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra, đánh giá thiệt hại môi trường và hiện tượng nứt đất, sạt lở đất vùng núi Quảng Ngãi (sau lũ lụt năm 1999). Đề xuất các biện pháp phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại
19. Nguyễn Địch Dỹ và nnk, Nghiên cứu đánh giá hiện tượng nứt -trượt đất ở thị xã Lai Châu, biện pháp xử lý và phòng chống, Lưu trữ Bộ KHCNMT,1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đánh giá hiện tượng nứt -trượt đất ở thị xã Lai Châu, biện pháp xử lý và phòng chống
20. Nguyễn Ngọc Thạch, Viễn thám trong nghiên cứu tài nguyên và môi trường, NXBKhoa học và Kỹ thuật. Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viễn thám trong nghiên cứu tài nguyên và môi trường
Nhà XB: NXBKhoa học và Kỹ thuật. Hà Nội

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Các đơn vị hành chính huyện Thống Nhất - Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất
Bảng 2.1 Các đơn vị hành chính huyện Thống Nhất (Trang 14)
Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Thống Nhất – tỉnh Đồng Nai - Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất
Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Thống Nhất – tỉnh Đồng Nai (Trang 15)
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu về khí hậu - Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất
Bảng 2.3 Các chỉ tiêu về khí hậu (Trang 17)
Bảng 2.5: Chỉ tiêu cơ bản về kinh tế theo ngành qua các năm - Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất
Bảng 2.5 Chỉ tiêu cơ bản về kinh tế theo ngành qua các năm (Trang 23)
Bảng 2.6: Tình hình các cây trồng chính trên địa bàn huyện qua các năm - Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất
Bảng 2.6 Tình hình các cây trồng chính trên địa bàn huyện qua các năm (Trang 24)
Bảng 2.8: Các trục giao thông chính của huyện Thống Nhất - Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất
Bảng 2.8 Các trục giao thông chính của huyện Thống Nhất (Trang 28)
Bảng 3.3. Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất tại các vị trí lấy mẫu - Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất
Bảng 3.3. Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất tại các vị trí lấy mẫu (Trang 43)
Bảng 3.5.  Kết quả phân tích chất lượng không khí tại các vị trí đo đạc - Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất
Bảng 3.5. Kết quả phân tích chất lượng không khí tại các vị trí đo đạc (Trang 45)
Bảng 3.8: Khái quát về vấn đề quản lý môi trường và hiện trạng xả thải - Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất
Bảng 3.8 Khái quát về vấn đề quản lý môi trường và hiện trạng xả thải (Trang 52)
Hình 3.1. Bộ máy quản lý môi trường huyện Thống Nhất - Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất
Hình 3.1. Bộ máy quản lý môi trường huyện Thống Nhất (Trang 66)
Bảng 4.1: Dự báo một số chỉ tiêu phát triển ngành nông nghiệp - Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất
Bảng 4.1 Dự báo một số chỉ tiêu phát triển ngành nông nghiệp (Trang 76)
Bảng 4.2. Dự báo diện tích – sản lượng các cây trồng chủ lực - Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất
Bảng 4.2. Dự báo diện tích – sản lượng các cây trồng chủ lực (Trang 77)
Bảng 4.3: Dự kiến quy mô phát triển chăn nuôi - Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất
Bảng 4.3 Dự kiến quy mô phát triển chăn nuôi (Trang 78)
Bảng 4.4: Dự báo chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp - Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất
Bảng 4.4 Dự báo chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp (Trang 79)
Bảng 4.5: Dự báo các chỉ tiêu phát triển công nghiệp - Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất
Bảng 4.5 Dự báo các chỉ tiêu phát triển công nghiệp (Trang 82)
Bảng 4.6: Dự báo các chỉ tiêu phát triển thương mại - Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất
Bảng 4.6 Dự báo các chỉ tiêu phát triển thương mại (Trang 84)
Bảng 4.7: Dự báo một số chỉ tiêu phát triển về dịch vụ vận chuyển - Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất
Bảng 4.7 Dự báo một số chỉ tiêu phát triển về dịch vụ vận chuyển (Trang 86)
Bảng 4.8: Dự báo các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển giáo dục - Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất
Bảng 4.8 Dự báo các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển giáo dục (Trang 87)
Bảng 4.9: Dự báo dân số huyện Thống Nhất đến năm 2020 - Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất
Bảng 4.9 Dự báo dân số huyện Thống Nhất đến năm 2020 (Trang 91)
Bảng 4.10: Dự báo lao động huyện Thống Nhất đến năm 2020 - Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất
Bảng 4.10 Dự báo lao động huyện Thống Nhất đến năm 2020 (Trang 92)
Bảng 4.11. Dự báo một số chỉ tiêu về giao thông huyện thống nhất - Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất
Bảng 4.11. Dự báo một số chỉ tiêu về giao thông huyện thống nhất (Trang 93)
Bảng 4.12: Danh mục đầu tư và giải tỏa nghĩa địa - Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất
Bảng 4.12 Danh mục đầu tư và giải tỏa nghĩa địa (Trang 96)
Hình 6.1:  Đề xuất sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị - Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất
Hình 6.1 Đề xuất sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị (Trang 138)
Hình 6.2: Đề xuất sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý chất thải rắn Y tế - Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất
Hình 6.2 Đề xuất sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý chất thải rắn Y tế (Trang 139)
Bảng 6.2: Quy định về khoảng cách tối thiểu từ hàng rào bãi chôn lấp tới các công trình - Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất
Bảng 6.2 Quy định về khoảng cách tối thiểu từ hàng rào bãi chôn lấp tới các công trình (Trang 148)
Bảng 6.4: Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa đối với đất xây dựng nhà máy - Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất
Bảng 6.4 Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa đối với đất xây dựng nhà máy (Trang 156)
Hình 7.1.  Sơ đồ quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường huyện Thống Nhất - Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất
Hình 7.1. Sơ đồ quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường huyện Thống Nhất (Trang 206)
Hình 7.2.  Sơ đồ tóm tắt mô hình QLMT cấp Huyện, thị - Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất
Hình 7.2. Sơ đồ tóm tắt mô hình QLMT cấp Huyện, thị (Trang 208)
Hình 7.3. Các nội dung triển khai thực hiện kế hoạch BVMT huyện - Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất
Hình 7.3. Các nội dung triển khai thực hiện kế hoạch BVMT huyện (Trang 209)
Hình 7.4. Chương trình và nội dung đào tạo cho hệ thống quản lý môi trường cấp - Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện thống nhất
Hình 7.4. Chương trình và nội dung đào tạo cho hệ thống quản lý môi trường cấp (Trang 211)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w