Hiện trạng động đất

40 1.8K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Hiện trạng động đất

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong lịch sử tồn tại và phát triển, nhân loại luôn luôn phải đương đầu với các tai họa thiên nhiên, như lũ lụt, hạn hán, bão tố, động đất, sóng thần, núi lửa

Môn Địa chất môi trường Nhóm thực hiện : 01 MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH .3 DANH MỤC BẢNG 4 KÝ HIỆU VIẾT TRONG BÀI 5 I. GIỚI THIỆU .5 1. Tổng quan .7 1.1. Sơ lược về động đất 7 1.1.1. Định nghĩa .7 1.1.2. Đặc điểm .8 1.1.2.1. Tâm động đất 8 1.1.2.2. Sóng địa chấn 8 a. Sóng bên trong đất .8 a.1. Sóng P - sóng sơ cấp .9 a.2. Sóng S- sóng thứ cấp .9 b. Sóng trên bề mặt đất 10 b.1. Sóng Love .10 b.2. Sóng Rayleigh hay sóng L .10 1.1.2.3. Cường độ rung động .10 1.1.2.4. Quy mô rung động 11 1.2. Hiện trạng động đất 13 1.2.1. Trên thế giới 13 1.2.1.1. Hiện trạng động đất trên thế giới .13 1.2.1.2. Các vụ động đất xảy ra trên thế giới 15 1.2.2. Tại Việt Nam 17 1.2.2.1. Hiện trạng động đất tại Việt Nam 17 1.2.2.2. Các vụ động đất xảy ra tại Việt Nam[15] 20 a. Động đất trước 1900 20 b. Động đất từ 1900 đến 2007 .21 2. Nguyên nhân động đất 23 3. Hậu quả .24 3.1. Tai biến sơ cấp 24 3.1.1. Sụp đổ nhà cửa, công trình .24 3.1.2. Cháy nổ .25 3.1.3. Ô nhiễm môi trường - dịch bệnh 26 3.1.4. Lụt lội 26 Đề tài Tai biến động đất 1 Môn Địa chất môi trường Nhóm thực hiện : 01 3.2. Tai biến thứ cấp .26 3.2.1. Sóng thần 26 3.2.2. Trượt lở .27 4. Đánh giá tai biến động đất .28 4.1. Xác định vùng có nguy cơ động đất .28 4.1.1. Xác định vị trí những “ổ động đất” 28 4.1.2. Dự báo quy mô rung động 29 4.2. Quy mô vùng động đất .29 4.3. Lập bản đồ phân vùng quy mô rung động 29 4.4. Đánh giá mức độ tổn thất 30 5. Dự báo và giảm thiểu tai biến động đất .30 5.1. Phân vùng dự báo nguy cơ tai biến động đất .31 5.2. Dự báo thời điểm xuất hiện động đất .32 5.2.1. Phương pháp thống kê 32 5.2.2. Phương pháp thay đổi điện trường (phương pháp VAN) 33 5.2.3. Phương pháp gia tăng thể tích 33 5.3. Các biện pháp giảm thiểu tổn thất do tai biến động đất .33 5.3.1. Biện pháp làm giảm thiểu sự sụp đổ 34 5.3.2. Biện pháp làm giảm thiểu cháy nổ .35 5.3.3. Biện pháp làm giàm thiểu đứt vỡ hệ thống đường ống 35 5.3.4. Biện pháp làm giảm thiểu thiệt hại về người 35 III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .35 1. Kiến nghị 36 1.1. Đối với các cơ quan chức năng có thẩm quyền .36 1.2. Đối với môi trường giáo dục 36 1.3. Đối với người dân .36 1.3.1. Trước khi xảy ra động đất 36 1.3.2. Khi xảy ra động đất 37 1.3.3. Sau khi xảy ra động đất 37 2. Kết luận 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO .38 1. TÀI LIỆU WEB .38 1.1. Tài liệu tiếng việt 38 1.2. Tài liệu tiếng anh 39 2. TÀI LIỆU SÁCH - BÁO .39 Đề tài Tai biến động đất 2 Môn Địa chất môi trường Nhóm thực hiện : 01 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Tâm động đất [1] 8 Hình 2 : Sóng P đi qua một phương tiện bằng cách nén và giãn nở [2] .9 Hình 3: Một làn sóng S đi qua môi trường [3] 9 Hình 4: Một làn sóng Love đi qua môi trường [3] 10 Hình 5: Một làn sóng Rayleigh đi qua môi trường [3] 10 Hình 6 : Diễn biến động đất trên thế giới từ năm 1980 – 1989 [8] 14 Hình 7 : Diễn biến động đất trên thế giới từ năm 1990 – 1999 [8] 14 Hình 8 : Diễn biến động đất từ năm 2000 – 2009 [8] .14 Hình 9 : Diễn biến động đất năm 2010 [8] 14 Hình 10 : Phân bố động đất lớn (M 7 richter) trong năm 2005 [12] .16 Hình 11 : Các đới phát sinh động đất ở Việt Nam và các khu vực kế cận[15] 19 Hình 12 : Bản đồ các vùng phát sinh động đất mạnh khu vực Tây Bắc .20 Hình 13 : Biểu hiện quy luật yếu-mạnh của một số trận động đất đặc trưng[15] 20 Hình 14 : Các tâm động đất kèm theo sóng thần trong Thái Bình Dương [17] 26 Hình 15 : Sự lan truyền sóng thần liên quan đến động đất ngày 25/05/1960 ở Chilê[18] .27 Đề tài Tai biến động đất 3 Môn Địa chất môi trường Nhóm thực hiện : 01 Hình 16 : Vị trí trận động đất gây sóng thần ngày 26/12/2004 và trận động đất kích thích ngày 28/3/2005. Mũi tên thể hiện hướng và tốc độ chuyển dịch của mảng Ấn Độ so với mảng Burma [19] .27 Hình 17 : Bản đồ chấn tâm động đất Việt Nam - Biển Đông [20] .30 Hình 18 : Bản đồ phân vùng dự báo cấp độ rung động [21] .32 Hình 19 : Hệ thống cô lập và giảm sốc ở các công trình[22] 34 Hình 20 : Hệ thống giảm chấn ở các công trình [22] 35 DANH MỤC BẢNG Bảng 1 : Quy mô động đất theo thang Modified Mercalli [4] 11 Bảng 2 : Quy mô động đất theo thang Rossi Forel [4] 12 Bảng 3 : Tương quan giữa thang San Francisco, Rossi Forel và Modified Mercalli [5] .12 Bảng 4 : Tương quan giữa thang MSK-64 , Modified Mercalli, JMA [6] .13 Bảng 5 : Tương quan giữa cường độ rung động và quy mô rung động đất [5] 13 Bảng 6 : Diễn biến động đất trên thế giới từ năm 1990 (1990- 1999) [9] .14 Bảng 7 : Diễn biến động đất trên thế giới từ năm 2000 - 2005 [10] 15 Bảng 8 : Một số trận động đất lớn gây tổn thất lớn trên thế giới từ 1980 -2010 [11] 15 Bảng 9 : Danh sách các vùng có nguy cơ động đất mạnh tại Việt Nam [13] 17 Bảng 10 : Tần suất động đất ở các vùng lãnh thổ Việt Nam [6] .31 Bảng 11 : Các vùng phát sinh động đất mạnh trên lãnh thổ Việt Nam [6] .31 Đề tài Tai biến động đất 4 Môn Địa chất môi trường Nhóm thực hiện : 01 KÝ HIỆU VIẾT TRONG BÀI USGS: Trung tâm Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ Tâm F : Tâm Focus center Tâm E : Tâm Epicenter Sóng P : Sóng Primary Sóng S : Sóng Secondary Sóng L : Sóng Lateral wave VLĐC : Viện Vật Lý Địa Cầu I. GIỚI THIỆU Trong lịch sử tồn tại và phát triển, nhân loại luôn luôn phải đương đầu với các tai họa thiên nhiên, như lũ lụt, hạn hán, bão tố, động đất, sóng thần, núi lửa… Trong các tai họa thiên nhiên đó, có lẽ động đất là tai họa khủng khiếp nhất, bởi vì chỉ trong vài giây đồng hồ cả một thành phố có thể bị sụp đổ hoàn toàn, cả một khu vực có thể bị sụt lún và đôi khi những dòng sông cũng bị đổi dòng do hậu quả của những trận động đất cực mạnh. Điều đáng sợ hơn cả là cho đến nay khoa học và kỹ thuật đương đại vẫn chưa dự báo chính xác thời điểm và địa điểm động đất sẽ xảy ra. Do đó, con người chưa có biện pháp phòng chống chủ động đối với từng trận động đất như phòng chống bão hay lũ lụt, dù vậy, chúng ta vẫn có các giải pháp hạn chế thiệt hại do động đất gây ra. Dường như động đất xảy ra ngày càng nhiều và gây thảm hoạ ngày càng lớn. Hiện nay các nhà địa chấn học có rất nhiều trạm ghi động đất có khả năng ghi nhận các trận động đất với các cường độ khác nhau, trong đó có những động đất mà con người không cảm thấy được. Đề tài Tai biến động đất 5 Môn Địa chất môi trường Nhóm thực hiện : 01 Những thông tin về động đất như vậy được đưa lên các trang báo, lên các bản tin phát thanh, truyền hình, lên mạng internet. Và điều đó đã tạo cho công chúng ấn tượng về “sự nổi loạn” của hiện tượng động đất trong thời gian mấy thập niên gần đây. Mặt khác, từ những năm 50 của thế kỷ 20, tiến trình công nghiệp hoá, đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ hầu như ở tất cả các quốc gia, nên động đất gây ra những thiệt hại to lớn cũng là điều dễ hiểu, nếu động đất xảy ra tại vùng đô thị có mật độ dân cư cao. Động đất là một dạng tai biến địa động lực nội sinh gây ra nhiều tổn thất nghiêm trọng cho con người. Bên cạnh những tổn thất trực tiếp, tức thời, động đất còn gây ra nhiều tai biến thứ cấp, kéo dài, không những trên các khu vực cận tâm ngoài mà còn trên những vùng phụ cận cách xa tâm ngoài, có khi cách xa đến hàng trăm km. Động đất là dạng tai biến mà sức người hầu như không chống chọi được, do vậy để giàm thiểu tổn thất do các tai biến này mang tới cho con người, công tác dự báo – phòng tránh đóng vai trò rất quan trọng. Từ những dự báo các vùng có thể xuất hiện tai biến và mức độ phát triển của chúng, con người có thể lựa chọn cách tổ chức sinh sống hợp lý và đầu tư hợp lý cho các biện pháp làm giảm nhẹ tổn thất , cũng như hạn chế tai biến thứ cấp. Hiện tượng động đất đã được quan tâm từ rất lâu trong lịch sử phát triển văn minh con người, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về động đất được công bố. Ở đây , các vấn đề về bản chất động đất được phân tích và xem xét theo mục tiêu đánh giá những tổn thất về môi trường làm cơ sở xây dựng các biện pháp phòng chống – giảm thiểu tổn thất. Có thể nói động đất yếu xảy ra ở mọi nơi trên địa cầu, vì lòng đất không lúc nào yên tĩnh. Tuy nhiên động đất mạnh có khả năng gây thiệt hại chỉ tập trung trong những đới nhất định. Đó là những đới phân cách các địa khối đang vận động tương đối với nhau. Nói khác đi, nguy cơ động đất khác nhau đối với các vùng khác nhau. Bài thuyết trình của nhóm nhằm giới thiệu những hiểu biết chính về động đất, các vụ động đất trên thế giới và ở nước ta và về các giải pháp đơn giản, dễ thực hiện nhằm giảm nhẹ thiệt hại do động đất gây ra. Đề tài Tai biến động đất 6 Môn Địa chất môi trường Nhóm thực hiện : 01 II. NỘI DUNG 1. Tổng quan 1.1. Sơ lược về động đất 1.1.1. Định nghĩa Động đất là sự rung chuyển trên bề mặt của vỏ đất do một phần năng lượng được phát sinh từ một nơi đổ vỡ đất đá bên trong lòng đất. Về nguồn gốc phát sinh năng lượng động đất, có thể phân biệt[23]: • Động đất liên quan tới sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo: thuộc nhóm này là các đai động đất lớn có lịch sử phát triển lâu dài, như đai Thái Bình Dương (chiếm 80% chấn động), đai Địa Trung Hải (chiếm 15% chấn động). • Động đất liên quan tới đới đập vỡ, phá hủy kiến tạo. • Động đất liên quan tới sự dịch chuyển của các khối macma: chủ yếu là núi lửa. • Động đất liên quan tới hoạt động trượt tương đối của hai khối do sự tái hoạt động trên mặt trượt của đứt gãy cổ (động đất kích thích). Nó có thể phát sinh do sự tác động của con người, thường gặp khi xây dựng các đập có hồ chứa nước lớn. Đề tài Tai biến động đất 7 Môn Địa chất môi trường Nhóm thực hiện : 01 1.1.2. Đặc điểm Thành phần cơ bản của một hoạt động động đất bao gồm: tâm động dất, sóng địa chấn, cường độ động đất và quy mô động đất.[23] 1.1.2.1. Tâm động đất Tâm động đất chính là vị trí mà phát sinh năng lượng động đất. Trong các kiểu nguồn phát sinh động đất thì tâm của động đất hay là nguồn gốc đứt gãy tương đối dễ xác định hơn cả. Bởi tâm của động đất được xác định bằng biểu đồ ghi chấn động của ít nhất ba trạm đo khác nhau. Theo vị trí đó người ta phân biệt[23]: - Tâm trong - tâm F là nguồn phát sinh năng lượng động đất. Chấn tâm càng nông thì sức phá hủy của động đất càng lớn. - Tâm ngoài - tâm E là hình chiếu của tâm trong lên mặt đất. Hình 1: Tâm động đất [1] 1.1.2.2. Sóng địa chấn Là sóng đàn hồi truyền trong Trái Đất từ nguồn tự nhiên như động đất, nguồn nhân tạo như nổ mìn được lan truyền qua các vật liệu. Đây là yếu tố phá hủy nguyên vật liệu trên bề mặt.  Các loại sóng địa chấn: a. Sóng bên trong đất Khi nguồn tác động sự cân bằng trong môi trường bị phá huỷ sẽ hình thành hai loại sóng đàn hồi là sóng dọc và sóng ngang, kí hiệu là P và S. Sóng dọc dao động theo phương truyền sóng, còn sóng ngang dao động vuông góc với phương truyền. Tốc độ truyền sóng trong môi trường chất rắn không giống nhau. Tốc độ truyền sóng dọc trong Trái Đất lớn hơn sóng ngang khoảng 1,7 lần. Trong môi trường lỏng không có sóng ngang. Trong địa chấn học, tốc độ các sóng địa chấn giúp phân tích cấu trúc các địa tầng hoặc cấu trúc của toàn bộ Trái Đất. Đề tài Tai biến động đất 8 Môn Địa chất môi trường Nhóm thực hiện : 01 a.1. Sóng P - sóng sơ cấp Về bản chất đây là sóng truyền trực tiếp từ tâm động đất theo chiều thẳng đứng, có tính chất nén ép, làm cho mặt đất bị xô đẩy nhấp nhô. Sóng P có thể di chuyển qua chất rắn và chất lỏng, như nước hoặc các lớp chất lỏng của trái đất.[2] Sóng P di chuyển theo chiều thẳng đứng, có khả năng đi qua tất cả các vật liệu và có thể tạo nên âm thanh. Những tiếng ì ầm trước khi xảy ra động đất, thường được các sinh vật cảm nhận được chính là sản phẩm của sóng P. Vận tốc lan truyền của sóng P là 5,5 km/s, do vậy trong một trận động đất sóng P sẽ là sóng đầu tiên đến các trạm địa chấn. Hình 2 : Sóng P đi qua một phương tiện bằng cách nén và giãn nở [2] Vận tốc của sóng P trong một hướng nhất định được xác định bằng công thức[3]: Trong đó K là số lượng môđun, μ là mô đun trượt (môđun độ cứng, đôi khi ký hiệu là G và cũng được gọi là tham số Lame thứ hai ), ρ là mật độ của vật liệu mà sóng truyền qua đó , và λ là tham số Lame thứ nhất. Trong đó, mật độ cho thấy sự biến động nhất, vì vậy, vận tốc được kiểm soát chủ yếu bởi K và μ. Các giá trị tiêu biểu cho P - sóng vận tốc trong trận động đất nằm trong khoảng 5-8 km/s. Tốc độ chính xác thay đổi tùy theo khu vực của Trái Đất, từ ít hơn 6 km/s trong lớp vỏ Trái Đất là đến 13 km/s. [3] a.2. Sóng S- sóng thứ cấp Xuất phát chậm hơn sóng P vài giây, vận tốc lan truyền ở môi trường rắn bề mặt là 3 km/s, do vậy sẽ đến trạm địa chấn chậm hơn sóng P. Về bản chất, sóng S di chuyển theo các phương nằm ngang, sóng S di chuyển các hạt đá lên và xuống, làm cho các vật trên bề mặt trái đất bị lắc lư theo phương nằm ngang, và tạo nên hiệu ứng xuất cắt nên còn được gọi là sóng cắt. Các làn sóng S chuyển động vuông góc với phương truyền sóng. Hình 3: Một làn sóng S đi qua môi trường [3] Đề tài Tai biến động đất 9 Môn Địa chất môi trường Nhóm thực hiện : 01 Do đó, trong động đất, sóng S là sóng gây phá huỷ mạnh mẽ, đặc biệt là công trình càng cao thì sức công phá càng lớn. Sóng S di chuyển theo phương nằm ngang, chỉ truyền qua môi trường rắn và hoàn toàn không bị môi trường lỏng hấp thụ. b. Sóng trên bề mặt đất Lan truyền chỉ thông qua lớp vỏ, sóng bề mặt có một tần số thấp hơn so với sóng bên trong lòng đất Mặc dù lan truyền sau khi sóng trong lòng đất, nhưng sóng bề mặt là nguyên nhân của những thiệt hại và tiêu huỷ của động đất. b.1. Sóng Love Loại đầu tiên của sóng bề mặt được gọi là sóng Love, do nhà toán học người Anh tìm ra năm 1911. Đó là các sóng bề mặt nhanh nhất . Giới hạn ở bề mặt của lớp vỏ, sóng Love hoàn toàn chuyển động ngang. Hình 4: Một làn sóng Love đi qua môi trường [3] b.2. Sóng Rayleigh hay sóng L Loại khác của sóng bề mặt là sóng Rayleigh, đặt tên theo John William Strutt, Lord Rayleigh, nhà toán học đã dự đoán sự tồn tại của loại sóng này vào năm 1885. Một làn sóng Rayleigh truyền trên mặt đất giống như một cuộn sóng trên hồ nước hay đại dương Bởi vì nó khi lan truyền, nó di chuyển mặt đất lên và xuống. Hầu hết những rung cảm từ một trận động đất là do các sóng Rayleigh, có thể lớn hơn nhiều so với những con sóng khác. Hình 5: Một làn sóng Rayleigh đi qua môi trường [3] Vận tốc lan truyền của sóng L nhỏ nhưng diện tích lan truyền lớn, do vậy còn có tên là Large wave, sóng này đến trạm địa chấn muộn nhất. Sóng L lan truyền qua tất cả các loại vật liệu: rắn, lỏng, khí. Các sóng động đất được thu và ghi nhận bằng thiết bị chuyên dùng, máy địa chấn ký. Trên máy này các dao động vạch thành đồ thị gọi là biểu đồ địa chấn. 1.1.2.3. Cường độ rung động Đề tài Tai biến động đất 10 [...]... động đất, qua đó người quản lý có thể cân nhắc để có quyết định đầu tư hợp lý cho công tác phòng chống và các biện pháp làm giảm thiểu tổn thất do động đất 5 Dự báo và giảm thiểu tai biến động đất Dự báo chính xác khu vực xảy ra động đất, thời điểm xuất hiện động đất là biện pháp tích cực nhất làm giảm thiểu tai biến động đất Trên cơ sở dự báo mức độ rung động mặt đất và tần suất xuất hiện rủi ro động. .. phát sinh năng lượng động đất. [23]  Vị trí các vùng động đất Đề tài Tai biến động đất 23 Môn Địa chất môi trường Nhóm thực hiện : 01 Dưới tác dụng của một hợp lực căng – cắt, năng lượng động đất tích lũy được giải phóng, những vị trí phát triển các hợp lực căng cắt sẽ là nơi phân bố tâm động đất Vị trí phân bố tâm động đất là: - Mặt tiếp xúc của các mảng đang hoạt động: các dãy động đất bờ Tây Nam Mỹ,... sử dụng đất 4.3 Lập bản đồ phân vùng quy mô rung động Bản đồ phân vùng quy mô rung động là bản đồ phân vùng lãnh thổ theo các cấp độ rung động của nền đất tương ứng với độ sâu tâm trong, cường độ động đất và tần suất xuất Đề tài Tai biến động đất 29 Môn Địa chất môi trường Nhóm thực hiện : 01 hiện của động đất Như vậy bản đồ phân vùng quy mô rung động được xây dựng trên cở sở thống kê các động đất lịch... bị tổn thất nghiêm trọng 1.2 Hiện trạng động đất 1.2.1 Trên thế giới 1.2.1.1 Hiện trạng động đất trên thế giới Theo các kết quả thống kê tỉ mỉ của các nhà địa chấn, hằng năm trên toàn địa cầu xảy ra hơn 1 triệu trận động đất với các độ mạnh khác nhau, trong số đó có khoảng 100 ngàn trận động đất con người cảm nhận được, 100 trận động đất gây tác hại và chỉ 1 trận động đất gây thảm họa lớn, nghĩa là... hiện động đất Ngày nay công tác dự báo động đất đã đạt nhiều thành công, người ta có thể dự báo được khoảng thời gian xuất hiện động đất, tuy nhiên việc dự báo chính xác thời điểm xuất hiện động đất, hiện vẫn còn là một thách thức đối với ngành dự báo động đất Cho đến nay có nhiều phương pháp dự báo đã được đề xuất, nhưng chưa cò phương pháp nào hoàn toàn thành công Một số phương pháp dự báo động đất. .. sông Đà Động đất thuộc hai nhóm nguồn gốc này thường phân bố tuyến tính, thời gian hoạt động kéo dài, cường độ động đất mạnh, tạo thành những vùng bị động đất lặp lại nhiều lần- sự lặp lại này liên quan đến sự phát triển của đứt gãy và của các mảng kiến tạo Mỗi đợt động đất, ngoài động đất chính thường kéo theo hàng loạt dư chấn Mặt khác, đi cùng với tuyến động đất chính còn có các tuyến động đất nhỏ... phát sinh động đất mạnh khu vực Tây Bắc Trên lãnh thổ Việt Nam, động đất thường xuất hiện theo quy luật tĩnh – động, và quy luật yếu – mạnh: Nghĩa là trên một vùng trước khi xảy ra động đất mạnh, thì chung quanh vùng xuất hiện nhiều trận động đất có cường độ nhỏ Hướng phát triển các vùng động đất là hướng ngược chiều kim đồng hồ Hình 13 : Biểu hiện quy luật yếu-mạnh của một số trận động đất đặc trưng[15]... trận động đất quy mô rung động cấp 8 (theo thang MSK – 64) là Điện Biên (1935) và Tuần Giáo (1983), 17 trận động đất nhỏ, quy mô rung động cấp 7 và 115 trận động đất có quy mô rung động cấp 6 -7 phân bố ở nhiều nơi Trung bình ở Việt Nam có từ hàng chục đến hàng trăm vụ động đất mỗi năm (1-2 độ richter), hơn 10 chấn động với cường độ xấp xỉ 3 độ richter Bảng 9 : Danh sách các vùng có nguy cơ động đất. .. họa lớn, nghĩa là cứ nửa phút xảy ra một trận động đất Và trung bình mỗi năm trên thế giới lại có 10.000 người chết do động đất. [7] Đề tài Tai biến động đất 13 Môn Địa chất môi trường Nhóm thực hiện : 01 Trong thập niên 90 hoạt động của động đất bộc phát mạnh mẽ trên toàn cầu Riêng phía Đông châu Á đã có rất nhiều trận động đất mạnh, trong đó có 10 trận động đất cường độ lớn hơn 7,5 độ richter Thập niên... trưng[15] 1.2.2.2 Các vụ động đất xảy ra tại Việt Nam[15] a Động đất trước 1900 Trận động đất quận Nhật Nam (114): Theo tư liệu lịch sử Trung Quốc thì năm 114 tại quận Nhật Nam (miền Bắc Việt Nam) đã xảy ra một trận động đất lớn làm đất nứt xé ra dài hơn trăm dặm (35-36 km) Theo Viện VLĐC thì trận động đất này có cường độ chấn động I 0 = 8,0 và chấn cấp MS = 6,0 độ Richter Trận động đất Kinh đô (Hà Nội)

Ngày đăng: 28/04/2013, 05:25

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan